1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm

73 429 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 526,5 KB

Nội dung

Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm

Trang 1

có nhiều thuận lợi về thuế quan, thủ tục, việc gia nhập WTO cũng giúp ViệtNam có điều kiện thu hút và sử dụng vốn đầu tư tốt hơn, có cơ hội tiếp thukinh nghiệm và công nghệ của các nước tiến bộ Nhưng việc gia nhập WTOcũng đồng thời đặt hệ thống kinh tế của chúng ta, đặc biệt là các ngành dịch

vụ như ngân hàng tài chính, sản xuất hàng tiêu dùng vào thế cạnh tranh vớicác doanh nghiệp của nước ngoài đang muốn chiếm lĩnh thị trường của ViệtNam Bởi vậy chúng ta cần tận dụng tốt cơ hội và chuẩn bị đương đầu vớithử thách mà WTO đem lại

Một trong những ngành chịu ảnh hưởng to lớn của việc gia nhập WTOchính là ngành ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực thanh toán quốc tế Việc gianhập WTO đã thu hút cả những nguồn vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp, kiều hối

từ nước ngoài gửi về, thúc đẩy xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ, thu hútnhững lao động có trình độ cao, những công nghệ hiện đại, những ngân hànghoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực này vào Việt Nam Bởi vậy, hoạtđộng thanh toán quốc tế của Việt Nam đã có một năm khởi sắc, đạt nhiềuthành công nhưng cũng đang đứng trước những thách thức lớn hơn bao giờhết

Trong quá trình học tập tại trường, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình củacác thầy cô giáo, em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản về ngân hàngthương mại Đến khi thực tập tại Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm ( NHCT

HK ), em nhận thấy thanh toán quốc tế đã được ngân hàng xem là một trong

Trang 2

những hoạt động chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình Và trongnhững năm gần đây, hoạt động thanh toán quốc tế của NHCT HK rất pháttriển, thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của NHCT HK chiếm tỷ trọng lớntrong tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của toàn hệ thống Ngân hàngCông thương ( NHCT ) Tuy nhiên, hiện nay hoạt động thanh toán quốc tế củangân hàng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục, cùng với nó là

sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài nước Bởi vậy, việcnghiên cứu để hoàn thiện, mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCT

HK là vô cùng cần thiết

Xuất phát từ lý do trên, nên em đã chọn đề tài : " Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm " làm đề tài cho chuyên đề của mình.

Kết cấu chuyên đề gồm ba phần:

Chương I : Lý luận chung về thanh toán quốc tế

Chương II : Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công

thương Hoàn Kiếm

Chương III : Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân

hàng công thương Hoàn Kiếm

Hoàn thành chuyên đề này trước hết em xin chân thành cảm ơn các cô chú,anh chị Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu của NHCT HK đã tạo điều kiệnthuận lợi cho em trong quá trình thực tập Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn

Cô giáo PGS – TS Nguyễn Thị Bất đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn cho emtrong quá trình hoàn thành chuyên đề này

Trang 3

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ

I Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại

1 Khái niệm thanh toán quốc tế

Trên thế giới, trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia độc lập thường xuyênphải tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, trên mọi lĩnh vực:kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, ngoại giao, hợp tác đầu tư Trong đó, quan

hệ kinh tế thường chiếm vị trí quan trọng và là cơ sở cho các mối quan hệquốc tế khác

Quá trình tiến hành các hoạt động nêu trên, tất yếu nảy sinh những nhucầu chi trả, thanh toán tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau Từ

đó nảy sinh nhu cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế ( TTQT )

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, nảy sinh trên cơ

sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng có liên hệ.

Cùng với xu hướng không ngừng mở rộng quan hệ thương mại và các mốiquan hệ khác giữa các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi hoạt động TTQT cũngphải được mở rộng, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phục vụ tốt hơn

2 Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế

Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế và thương mại quốc tếngày càng phát triển thì TTQT đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thểthiếu của các ngân hàng thương mại ( NHTM ) Hoạt động TTQT của NHTM

là một mắt xích không thể thiếu được trong toàn bộ dây truyền thực hiện mộthợp đồng ngoại thương Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mìnhtrong hoạt động TTQT, NHTM đã đóng góp rất nhiều cho khách hàng, chonền kinh tế cũng như cho chính bản thân ngân hàng

Trang 4

Đối với khách hàng

Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT của NHTM giúp choquá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanhchóng, chính xác, an toàn tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí Trong quá trìnhthực hiện thanh toán, nếu khách hàng không đủ khả năng tài chính cần đến sựtài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chiết khấu chứng từ xuất khẩu Quaviệc thực hiện thanh toán ngân hàng còn có thể giám sát được tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp để có những tư vấn cho khách hàng và điều chỉnhchiến lược khách hàng

Đối với nền kinh tế

TTQT là chiếc cầu nối liền giữa các quốc gia trong hoạt động kinh doanhđối ngoại Hoạt động thanh toán tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoạithương phát triển, đẩy mạnh quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá, tăngnhanh tốc độ chu chuyển vốn, góp phần phát triển kinh tế Bên cạnh đó, hoạtđộng TTQT làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nềnkinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam

Đối với hoạt động xuất nhập khẩu ( XNK ), thanh toán quốc tế khôngnhững tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao tốc độ chu chuyển hàng hoá XNK,làm cho hợp đồng ngoại thương được thực hiện an toàn mà còn tạo uy tínthanh toán giữa các bên tham gia Có thể nói rằng, thương mại quốc tế cóđược mở rộng hay không một phần là nhờ vào hoạt động TTQT có tốt haykhông Chính vì vậy, với việc nâng cao chất lượng TTQT sẽ góp phần tạođiều kiện cho việc mở rộng hoạt động XNK, phát triển sản xuất trong nước,khuyến khích nâng cao chất lượng hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ranước ngoài

TTQT hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại.Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị trí địa lý các bạn hàng xa nhau nênviệc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng thanh toán của người mua là hếtsức khó khăn Nếu tổ chức tốt công tác TTQT thì sẽ giúp cho quá trình thanh

Trang 5

toán được tiến hành an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, từ đó thúc đẩy hoạt độngkinh tế đối ngoại phát triển.

Đối với bản thân ngân hàng

Hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan trọng đối với bản thân NHTM.Trước hết, nó tạo ra một khoản lợi nhuận không nhỏ đóng góp vào khoản lợinhuận chung của ngân hàng Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho các hoạt động kháccủa ngân hàng Hoạt động TTQT cũng giúp cho ngân hàng thu hút thêmkhách hàng có nhu cầu TTQT, trên cơ sở đó ngân hàng tăng được quy môhoạt động của mình

Nhờ đẩy mạnh hoạt động TTQT mà ngân hàng đẩy mạnh được hoạt độngtín dụng tài trợ xuất nhập khẩu Đồng thời ngân hàng phát triển được cácnghiệp vụ khác như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh

Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng tạo được uy tín trên thị trường quốc

tế cũng như uy tín đối với khách hàng, từ đó ngân hàng có thể khai thác đượccác nguồn vốn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thịtrường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Hoạt động TTQT cũng làm tăng cường quan hệ đối ngoại của ngân hàng,tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, đồng thời giúp cho ngân hàngvượt khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập với các ngân hàng thế giới

Như vậy, trong xu thế phát triển hiện nay, TTQT có một vị trí rất quantrọng đối với khách hàng, với nền kinh tế và đối với bản thân ngân hàng Vìvậy, đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng thanh toán quốc tế là một đòihỏi cấp thiết

3 Các điều kiện trong thanh toán quốc tế

Thông thường trong quan hệ TTQT, các bên đều quan tâm đến lợi ích củamình, chính điều này các bên tham gia thanh toán cần thiết phải thoả thuậnvới nhau các vấn đề cụ thể liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của chính bảnthân mình khi thực thi hợp đồng, quy tụ lại nó chính là các điều kiện được gọi

là điều kiện TTQT Những điều kiện này được thể hiện trong các điều khoản

Trang 6

thanh toán của hiệp định thương mại, các hiệp định trả tiền ký kết của cácnước, các hợp đồng mua bán ngoại thương ký kết giữa người mua và ngườibán Những điều kiện này bao gồm : điều kiện về tiền tệ, điều kiện về địađiểm, điều kiện về thời gian thanh toán và điều kiện về phương thức thanhtoán.

3.1 Điều kiện về tiền tệ

Điều kiện tiền tệ có nghĩa là việc quy định thống nhất sử dụng đơn vị tiền

tệ nào để tính toán và thanh toán trong các hợp đồng xuất nhập khẩu và hiệpđịnh ký giữa các nước, đồng thời quy định phương thức xử lý khi có sự biếnđộng về giá trị của đồng tiền đó xảy ra

Có nhiều cách thức để phân loại tiền tệ sử dụng trong hợp đồng Nếu căn

cứ vào hình thái tồn tại của tiền tệ thì chia làm hai loại: tiền mặt và tiền ghi sổhoặc tiền chuyển khoản Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng công cụ tiền tệtrong thanh toán, có thể phân làm hai loại: tiền tệ tính toán và tiền tệ thanhtoán Còn nếu căn cứ vào phạm vi lưu thông của tiền tệ thì bao gồm: tiền tệthế giới ( tiền vàng ), tiền tệ quốc tế và tiền tệ quốc gia Việc sử dụng đồngtiền nào là tiền thanh toán là do thoả thuận giữa các bên tham gia TTQT,ngoài ra còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như : so sánh tương quan vị thếgiữa hai bên mua bán; vị trí của đồng tiền thanh toán trên thị trường quốc tếthời điểm giao dịch; dựa vào tập quán sử dụng đồng tiền trong thanh toánngành hàng, đặc biệt đối với một số loại hàng nguyên liệu như dầu lửa, gạothường sử dụng USD, kim loại màu, cao su sử dụng GBP

Khi tiến hành thanh toán, bên nào cũng muốn dùng đồng tiền của nướcmình vì có nhiều điểm lợi như : để nâng cao uy tín của tiền nước mình trên thịtrường thế giới, không phải dùng đến ngoại tệ để trả nợ nước ngoài, có thểtránh được những rủi ro do ngoại tệ biến động bất ngờ, có thể tạo điều kiệntăng thêm hàng xuất khẩu của mình

Tuy nhiên, để đi đến quyết định sử dụng đơn vị tiền tệ nào, cần đặc biệtquan tâm tới khả năng đảm bảo hối đoái của nó Điều kiện đảm bảo hối đoái :

Trang 7

nhằm đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu nhập tiền tệ từ hợp đồngngoại thương, hạn chế tối đa những tổn thất gây ra bởi sự biến động thườngxuyên của tỷ giá hối đoái trên thị trường, người ta có thể thoả thuận với nhaunhững điều kiện đảm bảo hối đoái trong hợp đồng Điều kiện này bao gồm:điều kiện đảm bảo vàng, điều kiện đảm bảo ngoại hối và điều kiện đảm bảotheo rổ tiền tệ.

- Điều kiện đảm bảo vàng : hình thức thường dùng của điều kiện đảm bảovàng là giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng mua bán hàng hoá được quyđịnh bằng một đồng tiền nào đó và xác định giá trị vàng của đồng tiền này.Nếu giá trị vàng của đồng tiền đó thay đổi thì giá cả hàng hoá và tổng giá trịhợp đồng mua bán hàng hoá thay đổi, điều chỉnh theo tương ứng

- Điều kiện đảm bảo ngoại hối : lựa chọn một đồng tiền tương đối ổn định,xác định mối quan hệ tỷ giá với đồng tiền thanh toán để đảm bảo giá trị củađồng tiền thanh toán là điều kiện đảm bảo hối đoái Trước một ngày thanhtoán lấy lại tỷ giá giữa hai đồng tiền này để đối chiếu với tỷ giá đã xác định,nếu có sự thay đổi sẽ điều chỉnh tổng giá trị hợp đồng theo sự biến động đó

- Điều kiện đảm bảo theo rổ tiền tệ : khi áp dụng đảm bảo hối đoái theo rổtiền tệ các bên phải thống nhất lựa chọn số lượng ngoại tệ đưa vào “ rổ “ vàcách lấy tỷ giá hối đoái của các ngoại tệ đó so với đồng tiền được đảm bảovào lúc ký kết hợp đồng và lúc thanh toán Trước một ngày kết thúc hợp đồngthanh toán lấy lại tỷ giá này Đối chiếu sự biến động và điều chỉnh giá trị hợpđồng thanh toán theo sự biến động cho thích hợp

3.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán

Trong TTQT giữa các nước, bên nào cũng muốn trả tiền tại nước mình, lấynước mình làm địa diểm thanh toán vì có nhiều điểm lợi như: ngân hàng nướcmình thu được thủ tục phí nghiệp vụ; có thể đến ngày trả tiền mới phải chitiền ra; tạo điều kiện nâng cao được vị thế của thị trường tiền tệ nước mìnhtrên thế giới

Trang 8

Trong thanh toán ngoại thương, địa điểm thanh toán có thể ở nước ngườinhập khẩu hoặc ở nước người xuất khẩu hoặc ở nước thứ ba Nhưng trên thực

tế, việc xác định địa điểm thanh toán là do sự so sánh lực lượng giữa hai bênquyết định, đồng thời cũng thấy rằng dùng đồng tiền thanh toán của nước nàothì địa điểm thanh toán thường là nước ấy

3.3 Điều kiện về thời gian thanh toán

Điều kiện về thời gian thanh toán chỉ rõ thời hạn người nhập khẩu phải trảtiền cho người xuất khẩu theo quy định trong hợp đồng ngoại thương Thờigian thanh toán nhanh hay chậm, sớm hay muộn có tác động đến việc luânchuyển vốn, khả năng hạn chế rủi ro về các yếu tố như lãi suất, tỷ giá hốiđoái

Thông thường có ba cách quy định về thời gian thanh toán : trả tiền trước,trả tiền ngay và trả tiền sau

- Thời gian trả tiền trước : là sau khi ký hợp đồng hoặc sau khi bên xuấtkhẩu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu, nhưng trước khi giao hàng,thì bên nhập khẩu phải trả cho bên xuất khẩu toàn bộ hay một phần tiền hàng.Trả tiền trước có thể là với mục đích của người nhập khẩu cấp tín dụng ngắnhạn cho người xuất khẩu Song cũng với mục đích nhằm đảm bảo thực hiệnhợp đồng của người nhập khẩu Việc ứng trước tiền hàng thường được ápdụng trong các trường hợp khối lượng hàng hoá lớn, thời gian sản xuất dài,người bán không đủ vốn hoặc cả hai bên không thật sự tin tưởng lẫn nhau

- Thời gian trả tiền ngay : có nghĩa là người nhập khẩu phải thực hiệnthanh toán cho người xuất khẩu ngay khi nhận được điện báo chuyển hàng,trả ngay khi nhận được bộ chứng từ hoặc ngay khi nhận được lô hàng đầutiên

- Thời gian trả tiền sau : theo cách này người nhập khẩu đã nhận đượchàng, thậm chí sử dụng một thời gian nhất định mới thanh toán cho ngườixuất khẩu Như vậy, thực chất người xuất khẩu đã cấp tín dụng cho ngườinhập khẩu

Trang 9

Trong thương mại quốc tế, tuỳ thuộc vào tính chất, đối tượng hàng hoá haydịch vụ cung ứng mà áp dụng một trong ba cách trả tiền.

3.4 Điều kiện về phương thức thanh toán

Đây là điều kiện quan trọng nhất trong các điều kiện TTQT Phương thứcthanh toán là một cách thức nhất định, thông qua đó người mua trả tiền đểnhận hàng và người bán nhận tiền để giao hàng Trong buôn bán người ta cóthể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau để thu tiền hoặc trảtiền, nhưng xét cho cùng việc lựa chọn phương thức nào cũng phải xuất phát

từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đúng, đầy đủ và tuỳ yêu cầu củangười mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn

Các phương thức TTQT sử dụng trong quan hệ thương mại quốc tế baogồm 4 phương thức chủ yếu sau :

- Phương thức ghi sổ (mở tài khoản)

- Phương thức chuyển tiền

- Phương thức nhờ thu

- Phương thức tín dụng chứng từ

Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, các bên tham gia thương mại quốc tế sẽđàm phán, thoả thuận sử dụng một phương thức thanh toán thích hợp trênnguyên tắc cùng có lợi

4 Các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế

Để tiến hành các nghiệp vụ TTQT được thuận tiện, có hiệu quả, người ta

sử dụng các phương tiện thanh toán thích hợp Phương tiện thanh toán là công

cụ mà người ta thực hiện trả tiền trong quan hệ buôn bán với nhau Tuỳ theođiều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mối quan hệ thương mại, quan hệ thanh toán,

có thể lựa chọn và sử dụng một trong những phương tiện thanh toán như : séc,hối phiếu, kỳ phiếu, thẻ thanh toán

4.1 Séc

Khái niệm

Trang 10

Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh chongân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặctrả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định,bằng tiền mặt hay chuyển khoản Séc được sử dụng phổ biến không chỉ trongnội địa mà còn được sủ dụng rộng rãi trong TTQT về hàng hoá, cung ứng lao

vụ, du lịch và các chi trả phí mậu dịch khác

Thành phần tham gia thanh toán séc

- Người ký séc : là người chủ tài khoản thanh toán ở ngân hàng, gọi làngười phát hành séc

- Người thụ lệnh : ngân hàng (thực hiện trích tài khoản của người ký séctrả cho người thụ hưởng)

- Người thụ hưởng : người được hưởng số tiền trên tờ séc

Những nội dung ghi chú bắt buộc trên tờ séc

- Tên của séc : là loại séc gì

- Số tiền ghi trên séc phải rõ ràng, trùng khớp cả số và bằng chữ phải có

ký hiệu tiền tệ

- Trên séc phải có địa điểm, ngày tháng lập séc.

- Tên, địa chỉ người tả tiền, người hưởng lợi

- Tài khoản trích tiền, Ngân hàng mở tài khoản

- Ký séc theo đúng chữ ký mẫu đã đăng ký

Phân loại séc

Căn cứ vào tính chất lưu thông của séc

+ Séc ghi tên : là loại séc ghi rõ tên người hưởng lợi Séc này không thểchuyển nhượng được

+ Séc vô danh : là loại séc không ghi tên người hưởng lợi, chỉ có câu” trảcho người cầm séc” Bất cứ ai cầm séc đều có thể lĩnh tiền ở ngân hàng Sécnày chuyển nhượng được

+ Séc theo lệnh : là loại séc ghi trả tiền theo lệnh của người có tên trên tờséc

Trang 11

Căn cứ vào mục đích sử dụng của séc

+ Séc tiền mặt : người hưởng lợi tờ séc rút tiền mặt tại ngân hàng

+ Séc chuyển khoản: không rút được tiền mặt mà chỉ chuyển từ tài khoảnnày sang tài khoản khác

+ Séc gạch chéo : là loại séc trên mặt trước của tờ séc có hai dòng kẻsong song, loại séc này không rút được tiền mặt mà chỉ dùng chuyển khoản,song giới hạn phạm vi đến của tờ séc

+ Séc xác nhận : là loại séc trước khi được sử dụng phải mang tới ngânhàng đóng dấu xác nhận, để ngân hàng khẳng định, đảm bảo khả năng chi trảcủa tờ séc

+ Séc du lịch : đây là loại “ Lệnh” của ngân hàng yêu cầu đại lý của mìnhtrả tiền cho người có tên trên tờ séc, loại séc này có giá trị vô thời hạn Người

sở hữu séc phải ký sẵn chữ ký thứ nhất tên tờ séc Khi lĩnh tiền người hưởnglợi ký tại chỗ chữ ký thứ hai thì mới hợp lệ

Với khái niệm trên, hối phiếu có ba đặc điểm :

- Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu : người có nghĩa vụ trả tiền khôngthể viện bất cứ lý do nào từ chối số tiền đã ghi trên hối phiếu (trừ trường hợphối phiếu lập sai)

- Tính trừu tượng của hối phiếu : trên hối phiếu không ghi rõ lý do phátsinh hối phiếu mà chỉ ghi số tiền phaỉ trả

Trang 12

- Tính lưu thông của hối phiếu : hối phiếu có thể được chuyển nhượngmột lần hoặc nhiều lần trong phạm vi thời hạn của nó.

Thành phần tham gia thanh toán hối phiếu

- Người ký phát hối phiếu : là người bán hàng ( người xuất khẩu )

- Người trả tiền hối phiếu : là người mua (người nhập khẩu) hay mộtngười thứ ba do sự chỉ định của người nhập khẩu ( thường là một người đóngvai trò ngân hàng chấp nhận hoặc ngân hàng mở thư tín dụng )

- Người thụ hưởng hối phiếu : là người được nhận số tiền ghi trên hốiphiếu Trước hết, đó chính là người ký phát hối phiếu và cũng có thể là mộtngười nào đó do người ký phát chỉ định

Trên hối phiếu phải ghi rõ những quy định cụ thể sau

- Tên đề hối phiếu

- Địa điểm phát hành hối phiếu

- Ngày, tháng ký phát hối phiếu ( Địa chỉ )

- Mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện

- Số tiền của hối phiếu

- Thời gian trả tiền của hối phiếu

- Địa điểm trả tiền của hối phiếu

- Người hưởng lợi hối phiếu

- Người trả tiền hối phiếu

- Người ký phát hối phiếu

Ngoài những nội dung bắt buộc trên, hối phiếu có thể ghi thêm một số nộidung khác theo thoả thuận của hai bên, song không làm sai lệch tính chất củahối phiếu theo luật định

Phân loại hối phiếu

Căn cứ vào thời hạn trả tiền

+ Hối phiếu trả tiền ngay : là loại hối phiếu mà khi người hưởng lợi xuấttrình nó cho người thụ lệnh thì người này phải thanh toán ngay số tiền ghi trênhối phiếu

Trang 13

+ Hối phiếu có kỳ hạn : là loại hối phiếu mà người có nghĩa vụ trả tiềnchỉ phải thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu sau một số ngày nhất định kể từngày ký phát hoặc ngày hối phiếu được chấp nhận trả tiền.

Căn cứ vào chứng từ kèm theo

+ Hối phiếu trơn : là loại hối phiếu mà việc thanh toán tiền trên hối phiếukhông kèm theo điều kiện phải trao bộ chứng từ hàng hoá hay không

+ Hối phiếu kèm chứng từ : là loại hối phiếu mà việc thanh toán tiềnhoặc chấp nhận trả tiền trên hối phiếu là điều kiện của việc trao bộ chứng từhàng hóa cho người trả tiền trên hối phiếu

Ngoài ra, nếu căn vào tính chất chuyển nhượng hối phiếu thì được phânthành ba loại : hối phiếu đích danh, hối phiếu trả cho người cầm hối phiếu vàhối phiếu theo lệnh

4.3 Kỳ phiếu

Kỳ phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập hốiphiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theolệnh của người này trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu đó

Nội dung của kỳ phiếu có đặc điểm sau :

- Trên kỳ phiếu ghi rõ kỳ hạn chi trả.

- Một kỳ phiếu có thể do một người hoặc nhiều người cùng cam kết trả

tiền cho một hay nhiều người hưởng lợi

- Kỳ phiếu có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc của công ty tài chính Sựbảo lãnh này đảm bảo khả năng thanh toán của kỳ phiếu

- Kỳ phiếu chỉ ký phát một bản duy nhất do người nợ ký chuyển chongười hưởng lợi

4.4 Thẻ thanh toán

Thẻ là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng pháthành, phục vụ cho khách hàng chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán phi mậudịch Thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ,hoặc rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động, hay tại các ngân hàng đại lý

Trang 14

trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kếtgiữa Ngân hàng và chủ thẻ Hoá đơn thanh toán thẻ chính là giấy nhận nợ củachủ thẻ đối với cơ sở chấp nhận thẻ Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ là đơn

vị cung ứng dịch vụ sẽ nhận lại tiền của chủ thẻ thông qua ngân hàng pháthành và ngân hàng thanh toán thẻ

Các thành viên tham gia

- Ngân hàng phát hành thẻ : là Ngân hàng thương mại được Ngân hàngnhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ, là thành viên chínhthức của tổ chức thẻ quốc tế

- Chủ thẻ : là người có tên trên thẻ, được Ngân hàng phát hành thẻ chophép sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ thay tiền mặt theo hạnmức được cấp trên thẻ, hoặc sử dụng thẻ để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tựđộng

- Cơ sở chấp nhận thẻ : là các tổ chức hay cá nhân cung ứng hàng hoá,dịch vụ chấp nhận thẻ làm phương tiện thanh toán

- Ngân hàng thanh toán thẻ : là thành viên chính thức hoặc thành viênliên kết của tổ chức thẻ quốc tế

Như vậy, việc chuyển tiền từ người mua hàng trả cho người bán hàng cóthể thực hiện thông qua các công cụ khác nhau Mỗi công cụ thanh toán đều

có công dụng riêng của nó, thích hợp cho từng đối tượng và loại hình giaodịch thanh toán của các chủ thể kinh tế

5 Các phương thức thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại

Phương thức TTQT là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàngtrong giao dịch, mua bán ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.Trong quan hệ ngoại thương có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhaunhư chuyển tiền, nhờ thu, ghi sổ, tín dụng chứng từ

5.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance)

Định nghĩa

Trang 15

Đây là phương thức thanh toán quốc tế đơn giản nhất, trong đó kháchhàng (người trả tiền) yêu cầu cho ngân hàng phục vụ mình chuyển một sốlượng ngoại tệ nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) để thanhtoán cho hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc cho các mục đích khác màpháp luật cho phép, theo một chỉ dẫn địa điểm nhất định và trong một thờigian nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.

Quy trình tiến hành nghiệp vụ

Thông thường trong phương thức này có sự tham gia của 4 chủ thể :

- Người yêu cầu chuyển tiền ( người mua, nhập khẩu – Remitter )

- Ngân hàng nhận thực hiện việc chuyển tiền ( ngân hàng nơi ngườiyêu cầu chuyển tiền mở tài khoản – Remitting Bank )

- Ngân hàng trả tiền ( ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàngchuyển tiền ở nước người thụ hưởng – Paying Bank )

- Người thụ hưởng ( người bán, xuất khẩu - Beneficiary )

Trang 16

Sơ đồ 1 : Trình tự nghiệp vụ chuyển tiền

(1) Người xuất khẩu chuyển giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho ngườinhập khẩu

(2) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá ( hoặc bộ chứng từ hànghoá ), nếu thấy phù hợp với yêu cầu thoả thuận đôi bên, lập thủ tục chuyểntiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình

(3) Ngân hàng chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lýhoặc chi nhánh - ngân hàng trả tiền

(4) Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng

Phương thức chuyển tiền

Phương thức chuyển tiền thường được áp dụng trong hai trường hợp :thanh toán trước tiền hàng và thanh toán sau Tuỳ từng thời điểm trả tiềntrong quan hệ mua bán hàng hoá mà nó đem đến những rủi ro nhất định chongười mua hoặc người bán

- Chuyển tiền ứng trước, đặt cọc ( trả tiền trước, giao hàng sau ) : Điều

kiện thanh toán này được xem như một sự cam kết của người nhập khẩu đốivới người xuất khẩu trong hợp đồng ngoại thương về việc sẽ trả toàn bộ giá trị

Người yêu cầu

chuyển tiềnNgười nhập khẩu

Người thụ hưởngNgười xuất khẩu

Ngân hàng trả tiềnNgân hàng nhận

Trang 17

tiền hàng ( ứng trước ) hoặc sẽ trả một phần giá trị tiền hàng ( đặt cọc ) vàomột thời điểm trước khi giao hàng.

Phương thức này thường được áp dụng đối với loại hàng hoá là các máymóc thiết bị, hàng hoá được sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc trong trườnghợp uy tín thanh toán của bên mua không đảm bảo, hoặc quốc gia bên mua cótình hình kinh tế – chính trị không ổn định

Thanh toán trước thuận lợi cho bên bán song lại bất lợi cho bên mua Bênbán gần như không phải chịu bất cứ rủi ro nào, hơn nữa lại có thể lợi dụngđược vốn của nhà nhập khẩu, chủ động giao hàng khi thuận tiện Ngược lại,bên mua có thể sẽ phải chịu rủi ro vì hàng hoá chưa nhận được Do đó dễ xảy

ra khả năng không những vốn bị chiếm dụng mà có thể người bán không giaohàng hoặc giao hàng nhưng không đảm bảo các điều kiện giao hàng

- Chuyển tiền sau : Trong điều kiện thanh toán này, bên bán giao hàng và

chứng từ nhận hàng cho bên mua, bên mua sẽ thanh toán tiền hàng cho bênbán vào thời điểm thoả thuận Phương thức này thường được sử dụng trongtrường hợp bên mua và bên bán có mối quan hệ thương mại lâu dài, thườngxuyên, ổn định, tín nhiệm lẫn nhau

Chuyển tiền sau mang lại những lợi ích thiết thực cho bên mua, bên mua

có thể lợi dụng được vốn của bên bán Bên cạnh đó, họ chắc chắn sẽ nắmđược hàng của bên bán và chỉ thanh toán khi nhận được hàng đúng quy cách,phẩm chất ghi trong hợp đồng Do vậy phương thức này tạo ra quyền chủđộng trong việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền của bên mua, bên bán có đượcthanh toán tiền hàng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí và khảnăng tài chính của bên mua Trong phương thức này, quyền lợi của bên bánkhó được đảm bảo vì không những vốn bị chiếm dụng mà có thể gặp phải rủi

ro đạo đức như : bên mua cố tình chây ì, kéo dài việc ra lệnh thanh toán Trong phương thức thanh toán chuyển tiền, ngân hàng chỉ là trung gianthực hiện việc chuyển tiền và trả tiền theo uỷ nhiệm của khách hàng để nhậnhoa hồng thanh toán và không bị ràng buộc bởi bất kỳ trách nhiệm nào trong

Trang 18

quan hệ mua bán này Tuy nhiên trong nghiệp vụ này, các ngân hàng khôngchỉ thực hiện chức năng là trung gian thanh toán mà còn chú trọng thực hiệncông tác tư vấn cho khách hàng lựa chọn điều kiện thanh toán chuyển tiềnnhằm tránh rủi ro cho khách hàng và cả ngân hàng ( khi ngân hàng tài trợ tíndụng để thanh toán ) Trong một số trường hợp nên yêu cầu có bảo lãnh dựphòng với nội dung do các bên cùng thống nhất.

5.2 Phương thức thanh toán nhờ thu ( Collection of payment )

Định nghĩa

Phương thức thanh toán nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đóngười bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụcho khách hàng, uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người muatrên cơ sở hối phiếu do người bán lập ra

Các bên tham gia giao dịch thanh toán:

- Người có yêu cầu uỷ nhiệm thu ( bên bán – Principal )

- Ngân hàng nhận uỷ thác thu ( ngân hàng bên bán – Remitting Bank )

- Người trả tiền ( người mua – Drawee )

- Ngân hàng xuất trình : là ngân hàng thu hộ Thường là ngân hàng đại lý haychi nhánh của ngân hàng nhận uỷ nhiệm thu, ở nước người mua ( PresentingBank )

Các loại nhờ thu

Dựa trên cơ sở cách thức yêu cầu thanh toán của bên bán, có thể phân làmhai loại nhờ thu là nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ

- Thứ nhất : Nhờ thu phiếu trơn ( Clean collection )

Là phương thức thanh toán trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàngphục vụ mình thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do chính ngườibán lập ra, còn chứng từ thương mại có liên quan đến giao dịch như : hoá đơn,chứng từ giao hàng, các chứng từ khác không phải là chứng từ tài chính thìbên bán gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng

Trang 19

Sơ đồ 2 : Trình tự nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn

(5) Bên mua thanh toán tiền

(6) Chuyển tiền qua ngân hàng phục vụ bên bán

(7) Thanh toán tiền hàng cho bên bán

Phương thức nhờ thu phiếu trơn không được áp dụng nhiều trong thanhtoán về mậu dịch vì nó không đảm bảo quyền lợi cho bên bán, vì việc nhậnhàng của người mua hoàn toàn tách rời khâu thanh toán, do đó người mua cóthể nhận hàng mà không trả tiền hoặc chậm trễ trả tiền Đối với người mua ápdụng phương thức này cũng có điều bất lợi vì nếu hối phiếu đến sớm hơnchứng từ thì người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàngcủa người bán có đúng hợp đồng hay không

Ngân hàng nhận

uỷ thác thu

Ngân hàng xuất trình

Ngườixuất khẩu

Ngườinhập khẩu

3

6

5 4

1 7

2

Trang 20

Vì thế, phạm vi áp dụng phương thức này chủ yếu là giữa các khách hàng

có mức độ tin tưởng, tín nhiệm cao, có thiện chí cả trong giao dịch thươngmại và thực hiện nghĩa vụ thanh toán

- Thứ hai : Nhờ thu kèm chứng từ ( Documentary collection )

Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức trong đó người bán uỷ thác chongân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còncăn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng gửi kèm theo với điều kiện là nếu ngườimua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu ( đối với hối phiếu có kỳ hạn )thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng

Sơ đồ 3 : Trình tự nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ

(1) Bên bán xuất chuyển hàng hoá cho bên mua

(2) Bên bán lập bộ chứng từ thanh toán ( gồm chứng từ hàng hoá và hốiphiếu ) gửi tới ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền ở bên mua

(3) Ngân hàng nhận uỷ thác thu chuyển bộ chứng từ thanh toán qua ngânhàng xuất trình, nhờ ngân hàng thu hộ tiền ở người mua

(4) Ngân hàng xuất trình thu tiền ở người mua ( hoặc yêu cầu người mua

ký chấp nhận hối phiếu )

Ngân hàng nhận

uỷ thác thu

Ngân hàng xuất trình

Người

Trang 21

(5) Người mua trả tiền ( hoặc ký chấp nhận hối phiếu ).

(6) Ngân hàng xuất trình trao bộ chứng từ hàng hoá để người mua đi nhậnhàng

(7) Chuyển tiền qua ngân hàng nhận uỷ thác thu

(8) Thanh toán tiền cho người bán

Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức được áp dụng phổ biếntrong hoạt động thanh toán quốc tế Khác với nhờ thu trơn, quyền lợi của bênbán trong phương thức này được đảm bảo hơn vì ngoài việc thu hộ tiền hàng,bên bán còn uỷ thác cho ngân hàng khống chế bộ chứng từ hàng hoá đối vớibên mua Như vậy, ở đây có sự ràng buộc giữa việc thanh toán tiền hàng vớiviệc nhận hàng của bên mua Bên bán có thể kiểm soát được hàng hoá, đượcngân hàng hỗ trợ trong việc thu tiền hàng và có khả năng được nhận tài trợcủa ngân hàng phục vụ

Nhờ thu kèm chứng từ chiếm phần lớn trong các giao dịch nhờ thu, đượcchia thành 2 loại :

- Nhờ thu theo điều kiện chứng từ đổi lấy chấp nhận ( D/A – Documentsagainst Acceptance ) Thực chất đây là hình thức thanh toán trả chậm, trong

đó người mua được người bán cấp tín dụng Trong phương thức này, bên bán

có thể gặp rủi ro do mất quyền kiểm soát đối với hàng hoá và không có mộtbảo lãnh hay cam kết chắc chắn nào để đảm bảo người mua sẽ thanh toán mặc

dù họ đã ký chấp nhận trả tiền trước đó Vì vậy, trong phương thức này việcngười bán có được thanh toán tiền hàng hay không vẫn phụ thuộc vào thiệnchí và khả năng tài chính của người mua

- Nhờ thu theo điều kiện chứng từ đổi lấy thanh toán ( D/P – Documentsagainst Payment ) Thông qua ngân hàng, người bán có thể khống chế đượcquyền định đoạt hàng hoá trước khi thanh toán Song nếu người mua từ chốithanh toán, không nhận hàng thì việc giải toả hàng hoá sẽ gặp khó khăn và rủi

ro vẫn thuộc về phía người bán Vì vậy phương thức này không nên áp dụngđối với những hàng hoá mau hỏng như lương thực, thực phẩm, rau quả

Trang 22

Trong phương thức nhờ thu, các ngân hàng tham gia nhờ thu đều hànhđộng với tư cách là đại diện uỷ quyền của người bán nhằm bảo vệ quyền lợicho người này Ngân hàng ở cả hai bên nước người mua và người bán chỉtham gia với tư cách là trung gian đi thu hộ tiền bán hàng, chỉ giao dịch dựatrên chứng từ đồng thời không chịu bất kỳ trách nhiệm nào liên quan đếnhàng hoá cũng như hợp đồng mua bán.

5.3 Phương thức tín dụng chứng từ ( Documentary credit )

Định nghĩa

Phương thức tín dụng chứng từ hay Thư tín dụng ( L/C ) là một sự thoảthuận, trong đó một ngân hàng ( ngân hàng mở L/C ) theo yêu cầu của kháchhàng ( người yêu cầu mở L/C ) sẽ trả một số tiền nhất định cho một ngườikhác ( người thụ hưởng L/C ) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng

ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một

bộ chứng từ thanh toán phù hợp với ngững quy định đề ra trong L/C

Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:

- Các thương nhân bao gồm : nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu

- Các ngân hàng : ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng xácnhận, ngân hàng chiết khấu

Quy trình tiến hành nghiệp vụ

Sơ đồ 4 : Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ

Trang 23

(7)

(3) Ngân hàng thông báo xác nhận L/C bằng văn bản và gửi bản chính chongười xuất khẩu

(4) Căn cứ vào các nội dung của L/C bên xuất khẩu tiến hành giao hàng

(5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu hoàn chỉnh bộ chứng từ hàng hoá,chứng từ thanh toán gửi về ngân hàng phục vụ mình ( ngân hàng thông báo )

để yêu cầu thanh toán

(6) Ngân hàng thông báo xác nhận kiểm tra kỹ các chứng từ nhận đượcphù hợp theo đúng điều kiện đã ghi trong L/C và chuyển bộ chứng từ chongân hàng phát hành L/C yêu cầu thanh toán

(7) Ngân hàng phát hành kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được nếu phù hợpvới các nội dung ghi trong L/C thì tiến hành thanh toán

Ngân hàng phát

hành L/C

Ngân hàng thông báo L/C

Ngườixuất khẩuNgười

nhập khẩu

Trang 24

(8) Ngân hàng phát hành đòi tiền người nhập khẩu và giao bộ chứng từcho người nhập khẩu đi nhận hàng.

Chức năng của một L/C thông thường

- Chức năng thanh toán : Bộ chứng từ xuất trình để đòi tiền theo L/Cthường là những chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá minh chứng choviệc người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng ngoạithương Đây là cơ sở để ngân hàng thực hiện thanh toán

- Chức năng tín dụng : L/C là văn bản thể hiện loại tín dụng mà ngân hàng

đã cấp cho nhà nhập khẩu và cũng là sự cam kết trực tiếp của ngân hàng vớinhà xuất khẩu Trong nghiệp vụ này, chữ “ tín dụng ” còn được hiểu theonghĩa rộng hơn là “ tín nhiệm ” chứ không chỉ đơn thuần là khoản tiền vaytheo nghĩa thông thường Trong thực tế, khi nhà nhập khẩu yêu cầu mở thư tíndụng mà ngân hàng lại yêu cầu họ ký quỹ 100% thì có nghĩa là ngân hàng đãkhông cấp cho nhà nhập khẩu một khoản tín dụng nào, ngân hàng có chăngchỉ cho khách hàng của mình “ vay sự tín nhiệm ” mà thôi

- Chức năng đảm bảo : L/C là sự cam kết độc lập của ngân hàng mở L/Cvới nhà xuất khẩu Theo đó, ngân hàng mở L/C đảm bảo nghĩa vụ thanh toáncho nhà xuất khẩu ngay khi họ xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo mà không phụthuộc vào ý muốn hay khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu Mặt khác, quaphương thức thanh toán này, quyền lợi của nhà nhập khẩu được đảm bảo vìngân hàng mở L/C đóng vai trò trung gian kiểm soát chứng từ

Các loại thư tín dụng

Hiện nay có rất nhiều loại thư tín dụng với các đặc trưng riêng biệt Tuỳthuộc vào mối quan hệ giữa người mua và người bán mà họ sẽ lựa chọn cácloại thư tín dụng khác nhau

Theo công dụng của thư tín dụng, L/C được chia thành 3 loại :

- Thư tín dụng có thể huỷ ngang ( Revocable L/C ) : là thư tín dụng mà saukhi được mở thì người nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi, bổ sunghoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự đồng ý của người hưởng lợi

Trang 25

L/C Tuy nhiên việc huỷ ngang chỉ có hiệu lực khi người thụ hưởng chưa xuấttrình bộ chứng từ tại ngân hàng chỉ định thanh toán Loại L/C này ít được sửdụng do nó không đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng, không thể biếtvào thời điểm nào L/C hết hiệu lực.

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang ( Irrevocable L/C ) : là loại thư tíndụng mà sau khi được mở thì người yêu cầu mở L/C sẽ không được tự ý sửađổi, bổ sung hay huỷ bỏ những nội dung của nó nếu không được sự đồng ýcủa người thụ hưởng L/C Loại L/C này ra đời nhằm bảo đảm quyền lợi của

cả hai bên và là văn bản trả tiền chắc chắn nên hiện nay được sử dụng khárộng rãi trong quan hệ thương mại quốc tế

- Thư tín dụng xác nhận : đây là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang.Ngoài cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành, người thụ hưởng còn cóthêm sự đảm bảo thanh toán từ phía ngân hàng xác nhận Người thụ hưởng sẽđược ngân hàng xác nhận thanh toán miễn truy đòi nếu xuất trình bộ chứng từhoàn hảo kể cả trong trường hợp ngân hàng phát hành không thanh toán hoặckhông có khả năng thanh toán Hơn nữa, khi áp dụng loại L/C này, người thụhưởng còn tránh được rủi ro ngoại hối hay các rủi ro quốc gia khác của nướcnhập khẩu

Ngoài ra còn có một số các loại L/C đặc biệt như :

- Thư tín dụng giáp lưng

- Thư tín dụng đối ứng

- Thư tín dụng tuần hoàn

- Thư tín dụng điều khoản đỏ

- Thư tín dụng dự phòng

Ưu điểm của phương thức tín dụng chứng từ

- Đối với nhà nhập khẩu : Thư tín dụng là một công cụ buộc nhà xuất khẩuphải thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng Nhà nhập khẩu chỉ phải thanh toánkhi nhận được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C

để nhận được hàng Bên cạnh đó còn được sự trợ giúp từ phía ngân hnàg

Trang 26

trong việc bảo đảm các điều kiện của L/C được tuân thủ, được ngân hàng tàitrợ về vốn trong trường hợp mức ký quỹ thấp hơn 100% tổng giá trị của L/C.

- Đối với nhà xuất khẩu : Thư tín dụng đảm bảo việc trả tiền hàng của nhànhập khẩu khi nhà xuất khẩu thực hiện đúng theo các điều kiện và điều khoảncủa L/C Được ngân hàng giúp đỡ, tư vấn từ đó hạn chế những rủi ro phátsinh trong quá trình giao dịch Ngoài ra, họ có thể sử dụng L/C như mộtphương thức tài trợ cho xuất khẩu như : chiết khấu bộ chứng từ, thế chấp bộchứng từ cho ngân hàng để vay vốn Từ đó nhà xuất khẩu có thể nhanh chóngthu hồi vốn để đầu tư

- Đối với ngân hàng : Khi thực hiện phương thức này, ngân hàng cũng thuđược lợi ích khá lớn từ các khoản thu phí dịch vụ, tạo điều kiện mở rộng thịphần, tín dụng, bảo lãnh quốc tế, kinh doanh ngoại tệ đồng thời giúp ngânhàng mở rộng mạng lưới các ngân hàng đại lý và nâng cao uy tín của ngânhàng trên trường quốc tế

Hạn chế của phương thức tín dụng chứng từ

- Nghiệp vụ đòi hỏi một quy trình thanh toán tỉ mỉ, máy móc, các bên cầnhết sức thận trọng, nhất là trong khâu lập và kiểm tra chứng từ Ngân hàng chỉgiao dịch trên cơ sở chứng từ nên khó loại trừ khả năng người bán giả mạohoặc thay đổi chứng từ để nhận được tiền trong khi giao hàng không đúng với

bộ chứng từ xuất trình Người mua sẽ phải chịu những thiệt hại do lừa đảo từphía người bán gây ra

- Ngược lại, người bán cũng có thể gặp rủi ro khi họ không đáp ứng đượccác quy định của L/C nên việc thanh toán có thể bị trì hoãn Trong một sốtrường hợp, người mua không có thiện chí, họ sẽ tìm ra những lỗi nhỏ trong

bộ chứng từ để từ chối thanh toán mặc dù người bán đã giao hàng theo đúngquy định trong hợp đồng ngoại thương

- Trong khi các phương thức thanh toán khác cho thấy sự mâu thuẫn vềquyền lợi giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu mà rủi ro thường nghiêngnhiều hơn về phía nhà xuất khẩu ( trừ hình thức chuyển tiền ứng trước ) thì

Trang 27

phương thức tín dụng chứng từ đã giải quyết được đa số các mâu thuẫn đó vàdung hoà được quyền lợi của các bên Do vậy nó thường được sử dụng tronghoạt động thanh toán quốc tế.

- Các ngân hàng tham gia trong phương thức này không đơn thuần chỉ làtrung gian thanh toán mà chính là thành viên thực sự của quá trình thanh toán

Do vậy họ cũng bị ràng buộc bởi trách nhiệm của mình đối với người mua vàngười bán Hơn nữa, đây là nghiệp vụ đòi hỏi chuyên môn cao đồng thời nócũng chứa đựng nhiều rủi ro ở khâu nghiệp vụ, vì thế nó luôn đòi hỏi cán bộnghiệp vụ tính cẩn trọng và thực thi nghiêm chỉnh quy trình thanh toán đã đềra

II Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của NHTM nhưng

có thể phân thành hai nhóm nhân tố cơ bản là nhóm các nhân tố bên ngoàingân hàng và nhóm các nhân tố bên trong ngân hàng

1 Nhóm các nhân tố bên ngoài ngân hàng

- Thứ nhất : Các chính sách vĩ mô của Nhà nước:

Sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc vào đường lối phát triển kinh tếcủa một nước Đường lối phát triển kinh tế tốt sẽ tạo cho nền kinh tế pháttriển đúng hướng với tốc độ tăng trưởng cao, hoạt động sản xuất kinh doanhngày càng an toàn và hiệu quả hơn Ngân hnàg an tâm đầu tư tín dụng chonền kinh tế, phát triển dịch vụ mới, mở rộng tầm hoạt động trên thươngtrường quốc tế, tạo khả năng phục vụ hoạt động TTQT ngày một tốt hơn, hiệuquả hơn Khả năng này được phản ánh qua các chính sách cụ thể sau :

- Chính sách tỷ giá : Trong đó, tỷ giá hối đoái được dùng để tính toán vàthanh toán cho hàng hoá và dịch vụ xuất nhập khẩu Ngân hàng nhà nước vớivai trò quản lý vĩ mô trong điều hành chính sách tiền tệ có thể sử dụng công

cụ tỷ giá hối đoái để khuyến khích xuất khẩu hay hạn chế nhập khẩu, tất cả

Trang 28

các hoạt động này sẽ được thanh toán qua các NHTM mà đây là một trongnhững lĩnh vực hoạt động TTQT của ngân hàng.

- Chính sách quản lý ngoại hối : Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối thông

qua việc đề ra các chính sách nhằm kiểm soát luồng vận động của ngoại hốivào ra và các quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng Căn cứvào tình hình cụ thể và những biến động trên thị trường mà Nhà nước áp dụngcác chính sách quản lý ngoại hối tự do hay thắt chặt nhằm hướng sự vận độngcủa hoạt động ngoại hối đi vào ổn định theo chủ trương của Nhà nước Hoạtđộng TTQT liên quan đến sự vận động luồng tiền tệ ra vào quốc gia, do đóchịu sự quản lý ngoại hối của quốc gia

- Chính sách thuế : Các chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớnđến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Đặc biệt là hoạt động xuấtnhập khẩu Thông qua việc áp dụng mức thuế cao hay thấp đối với mặt hàngxuất nhập khẩu nào đó sẽ hạn chế hay khuyến khích sản xuất hay nhập khẩumặt hàng đó

- Chính sách kinh tế đối ngoại: Việc đưa ra các định hướng mang tính chiếnlược là bảo hộ mậu dịch hay tự do hoá mậu dịch có ảnh hưởng lớn đến hành

vi của các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sự sôi động hay trầm lắng của hoạtđộng TTQT Sự lựa chọn chính sách đối ngoại của quốc gia nếu thiên về xuhướng bảo hộ mậu dịch sẽ gây khó khăn cản trở hoạt động ngoại thương,ngược lại nếu thiên về xu hướng tự do hoá mậu dịch sẽ tạo điều kiện chongoại thương phát triển, qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển

- Thứ hai : Sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của nước bạn hàng :

Hoạt động TTQT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của môi trườngkinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia Mỗi sự biến động về chế độ chínhtrị của nước bạn hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng cáccam kết đã thoả thuận giữa các bên Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị

sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tự do hoá thương mại, đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh toán Những

Trang 29

thay đổi về cơ chế, chính sách của một quốc gia như thay đổi những quy định

về dự trữ ngoại hối, quy định về thuế, phí xuất nhập khẩu hoặc đơn giản làmôi trường pháp lý, nền kinh tế của một quốc gia chưa ổn định và thườngxuyên thay đổi khiến cho các bên đối tác không dự đoán trước được tình hìnhlàm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, vì vậy gây thiệt hại cho các bêntham gia, trong đó có NHTM

- Thứ ba : Môi trường pháp lý

Bất cứ hoạt động kinh doanh nào vượt ra ngoài biên giới một quốc gia sẽphải tuân thủ hai loại luật pháp Luật pháp trong nước và luật pháp của nơichủ nhà nơi tiến hành hoạt động kinh doanh Hoạt động TTQT tại NHTMkhông những chịu sự chi phối bởi các cơ chế, chính sách, pháp luật trongnước và quốc tế mà còn phải tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực quốc tế,thông lệ quốc tế của từng loại hình nghiệp vụ phát sinh Ngoài ra, quá trìnhgiao lưu thương mại giữa các đối tác ở những vị trí địa lý khác nhau, ngônngữ khác nhau, phong tục tập quán khác nhau thường nảy sinh những tranhchấp vướng mắc Vì vậy, trong quá trình hoạt động của mình, Phòng Thươngmại Quốc tế đã nghiên cứu và ban hành một số quy tắc, chuẩn mực quốc tế ápdụng chung cho các nước khi thực hiện các giao lưu thương mại quốc tế vàthực hiện các giao dịch TTQT như : Incoterms, UCP600 Các quy tắc nàyđược biên soạn phù hợp với từng phương thức TTQT cụ thể Tuy nhiên, trongthực tiễn phát sinh chúng chưa phải là quy tắc hoàn hảo và an toàn tuyệt đốitrong giao dịch giữa các bên mà nó cũng còn những nhược điểm, sơ hở nhấtđịnh

- Thứ tư : Môi trường tài chính quốc tế

Sự tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính luôn dẫn đến tình trạng vỡ

nợ hay phá sản một số doanh nghiệp hoặc ngân hàng, từ đó tác động đến hoạtđộng TTQT của NHTM Các khoản thanh toán tiền hàng trong thanh toánxuất nhập khẩu không thu hồi được, không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng

Trang 30

hoạt động TTQT mà còn làm hạn chế khả năng mở rộng hoạt động TTQT tạiNHTM.

- Thứ năm : Năng lực kinh doanh của khách hàng

Khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mở rộng hoạt độngTTQT của NHTM Ngân hàng càng thu hút được nhiều khách hàng càng cóđiều kiện phát triển hoạt động kinh doanh của mình.Tuy nhiên, phải là nhữngkhách hàng có năng lực kinh doanh, hoạt động có hiệu quả Đối với lĩnh vựcTTQT, khách hàng của ngân hàng là những doanh nghiệp kinh doanh xuấtnhập khẩu, những khách hàng có quan hệ đối tác với thương nhân nước ngoàicàng đòi hỏi phải là những người năng động, có năng lực và trình độ vềTTQT và pháp luật nước ngoài, cũng như khả năng giao tiếp với người nướcngoài để có thể am hiểu và quyết định nhanh nhạy, chớp thời cơ trong kinhdoanh, không bị nước ngoài lừa đảo vì trình độ còn non yếu của mình Khingân hàng thu hut được các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu có năng lực kinhdoanh, hoạt động có hiệu quả sẽ hạn chế rủi ro trong TTQT cho cả ngân hàng

và khách hàng, góp phần đẩy mạnh hoạt động TTQT ngày càng mở rộng

2 Nhóm các nhân tố thuộc bản thân ngân hàng:

Bên cạnh các nhân tố khách quan trên, nhân tố chủ quan đóng vai tròquyết định khả năng mở rộng hoạt động TTQT của NHTM Khả năng nàychịu sự tác động của một số nhân tố chính sau

- Thứ nhất : Mô hình tổ chức quản lý điều hành hoạt động TTQT của

NHTM

Một hệ thống quản lý điều hành thống nhất từ trung ương đến chi nhánhtheo một quy trình cụ thể, gọn nhẹ, giao quyền chủ động cho chi nhánh sẽ tiếtkiệm được chi phí, thời gian thanh toán nhanh chóng và an toàn là tác nhânthu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn vì quyền lợi của họ đượcđảm bảo

- Thứ hai : Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng

Trang 31

Luật pháp mỗi nước khác nhau nên trong thương mại đã có những quyđịnh thống nhất, những thông lệ quốc tế mà các bên tham gia, kể cả ngânhàng đều phải tuân thủ Cán bộ ngân hàng làm công tác TTQT phải nắm rõcác phương tiện và phương thức TTQT, bởi vì các phương tiện và phươngthức này quy định rất chặt chẽ nội dung từng câu chữ, chi li và có hiệu lựcquốc tế Muốn thực hiện được công việc trôi chảy, tránh hiểu lầm và gây thiệthại đáng tiếc cho ngân hàng, đòi hỏi cán bộ TTQT phải có chuyên môn cao.Hơn nữa, chứng từ giao dịch trong TTQT đều sử dụng ngoại ngữ nên đòi hỏicán bộ nghiệp vụ một trình độ ngoại ngữ nhất định.

- Thứ tư : Uy tín của NHTM trong nước và quốc tế

Một ngân hàng có uy tín lớn là ngân hàng có các hoạt động đa dạng vàphong phú cả về quy mô lẫn chất lượng, điều này sẽ thu hút một số lượng lớnkhách hàng đến với ngân hàng Không những thế, một ngân hàng có uy tín sẽ

dễ dàng mở rộng được thị trường trong nước và quốc tế Đăc biệt khi ngânhàng có uy tín trên trường quốc tế, sẽ rất thuận lợi khi thực hiện các nghiệp vụmang tính bảo lãnh thanh toán cho khách hàng trong nước và nghiệp vụTTQT, đồng thời các ngân hàng và đối tác nước ngoài sẽ tin tưởng lựa chọnngân hàng để giao dịch

- Thứ năm : Các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động TTQT

Các hoạt động kinh doanh khác như hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu,hoạt động kinh doanh ngoại tệ là các hoạt động có tác dụng bổ trợ cho hoạtđộng TTQT của NHTM

- Thứ sáu : Mạng lưới ngân hàng đại lý

Trang 32

Ngân hàng đại lý của một NHTM nhằm giải quyết công việc ngay tại mộtnước, địa phương trong khi NHTM chưa có chi nhánh tại nước, địa phương

đó Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới giúp cho việc giaodịch và thanh toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ,giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro Ngược lại, thông qua ngân hàng đại lý,ngân hàng lại có điều kiện thực hiện các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng đại lý

để mở rộng hoạt động TTQT

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM

I Khái quát về Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm.

1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm.

Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (NHCT HK) là một chi nhánh củaNHCT VN, có trụ sở chính đặt tại 37 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trang 33

Trước tháng 3/1988, NHCT HK thuộc về NHCT thành phố Hà Nội thực hiệnnhiệm vụ chính được giao là vừa kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán,đồng thời vừa bảo đảm nhu cầu về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh vàcác tập thể trên địa bàn của quận Hoàn Kiếm Nhưng kể từ sau khi chỉ thị số218/CT ban hành ngày 13/7/1987 của HĐBT, thực hiện Điều lệ của NHCT

VN, ngày 26/3/1988, NHCT HK chính thức tách ra khỏi NHCT thành phố HàNội để trở thành NHCT HK như ngày nay

Do NHCT HK là một chi nhánh của NHCT VN nên bên cạnh việc thựchiện đầy đủ các chức năng của một chi nhánh thì ngoài ra NHCT HK cònthực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ như một NHTM

NHCT HK là một đơn vị hạch toán độc lập nhưng tương đối phụ thuộcvào NHCT VN, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tàikhoản giao dịch tại NHNN cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước

Kể từ khi thành lập cho đến nay, NHCT HK đã và đang hoạt động kinh doanhtrên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi

2 Các hoạt động nghiệp vụ của NHCT HK

Huy động vốn

- Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ

- Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn

- Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu ngânhàng

- Các hình thức huy động vốn khác như tiếp nhận vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu

tư từ NHNN và các tổ chức quốc tế, chính phủ của các nước và các cá nhân

Trang 34

Bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh tham gia đấu thầu, bảo lãnh thựchiện hợp đồng vay vốn với bên thứ ba, bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh giaonhận hàng.

Các chương trình vay vốn ưu đãi

Cho vay bằng Quỹ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SMEDF ), cáchiệp định tín dụng khung và đặc biệt là chương trình cho vay sinh viên với lãisuất ưu đãi

Thanh toán quốc tế:

Thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ bằng cácphương thức:

- Thư tín dụng (L/C): nhận phát hành thư tín dụng, thông báo L/C, xác nhận,chiết khấu và thanh toán L/C

- Nhờ thu: nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu(D/A)

- Chuyển tiền điện tử

- Chuyển tiền kiều hối

- Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, séc du lịch

Thực hiện các dịch vụ kinh doanh tiền tệ , ngoại hối

- Dịch vụ mua bán ngoại hối giao ngay (Spot)

- Dịch vụ mua bán ngoại hối kỳ hạn (Forward)

- Dịch vụ hoán đổi SWAP

Các hoạt động khác

- Dịch vụ thanh toán điện tử được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an toàn

và tiện lợi nhờ hệ thống máy tính được nối mạng nội bộ

- Dịch vụ tư vấn và quản lý tài chính tiền tệ, đại lý ngân hàng, dịch vụ bảohiểm, quản lý tiền vốn và các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của kháchhàng

Trang 35

- Đầu tư dưới các hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, mua tài sản và

các hình thức đầu tư khác vào các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính tín

dụng khác

- Thực hiện các nghiệp vụ uỷ nhiệm khác của Nhà nước và NHNN

Trải qua quá trình hoạt động gần 20 năm, NHCT HK đã hoà nhập vào hoạtđộng chung của cả hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường Hơn nữa,

NHCT HK không những chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà còn không

ngừng mở rộng và phát triển với hiệu quả ngày càng cao

3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHCT HK

Tính đến 01/01/2009, NHCT HK có hơn 200 cán bộ trên tổng số 1,2 vạncán bộ của toàn bộ hệ thống NHCT, trong đó có 78% có trình độ đại học và

trên đại học, còn lại đều đã được đào tạo qua hệ cao đẳng, trung học chuyên

Phòng QL rủi ro

Phòng QL Nợ

Khối tác nghiệp

Phòng kế toán

Khối hỗ trợ

Phòng Tổng hợp

Phòng Tổ chức

Phòng GD Đồng Xuân

Trang 36

( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – NHCT HK )

Các phòng trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau đểthực hiện tốt các hoạt động của ngân hàng Cơ cấu tổ chức của các phòng banngày càng được cải tiến để ngày càng phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ của mộtngân hàng đa năng, hiện đại và ngày càng có nhiều sản phẩm mới, đáp ứngđược các nhu cầu của khách hàng trong cơ chế thị trường

4 Khái quát về kết quả kinh doanh của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm

4.1 Hoạt động huy động vốn

Trong năm 2008 do lạm phát tăng mạnh ngay từ những tháng đầu năm vàđạt kỉ lục vào giữa năm đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp và đời sống dân cư Tình hình huy động vốn củacác NHTM hết sức khó khăn Cuộc chạy đua lãi suất diễn ra quyết liệt giữacác ngân hàng, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh buộc các ngân hàng thươngmại phải tăng lãi suất cho vay Trước tình hình đó, nguồn vốn nhàn rỗi củacác doanh nghiệp gửi vào ngân hàng giảm mạnh Tuy nhiên, nhờ các biệnpháp tích cực như đổi mới, chuẩn hoá phong cách giao dịch, đưa ra nhiềuhình thức huy động vốn hấp dẫn, đa dạng; chủ động tìm kiếm nguồn vốn vàthu hút nguồn tiền đền bù các dự án; duy trì quan hệ với các khách hàngtruyền thống, tích cực thu hút khách hàng mới Nguồn vốn huy động bìnhquân của Chi nhánh vẫn giữ ổn định ở mức trên 4.400 tỷ đồng, thể hiện sự cốgắng rất lớn của Chi nhánh

Bảng 1 : Nguồn vốn huy động của NHCT HK

P KH cá nhân

Quỹ TK - Điểm

GD

Phòng Thanh toán XNK

Phòng Thông tin Điện toán

Ngày đăng: 05/08/2013, 14:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - PGS Đinh Xuân Trình Khác
2. Giáo trình Ngân hàng thương mại Quản trị và nghiệp vụ - TS Phan Thị Thu Hà và TS Nguyễn thị Thu Thảo Khác
3. Giáo trình Nghiệp vụ thanh toán quốc tế - PGS- TS Nguyễn Thị Thu Thảo Khác
4. Tiền tệ ngân hàng và thị truờng tài chính - Frederic S. Mishkin Khác
5. Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ Khác
6. Báo cáo thường niên của NHCT HK các năm 2006, 2007, 2008 7. Hướng dẫn nghiệp vụ TTQT tại NHCT VN Khác
8. Các tạp chí, báo : Tạp chí Ngân hàng, Thị trường tài chính Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1 : Trình tự nghiệp vụ chuyển tiền - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Sơ đồ 1 Trình tự nghiệp vụ chuyển tiền (Trang 16)
Sơ đồ 2 : Trình tự nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Sơ đồ 2 Trình tự nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn (Trang 19)
Sơ đồ 3 : Trình tự nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Sơ đồ 3 Trình tự nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ (Trang 20)
- Đầu tư dưới các hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, mua tài sản và các hình thức đầu tư khác vào các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính tín  dụng khác. - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm
u tư dưới các hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, mua tài sản và các hình thức đầu tư khác vào các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính tín dụng khác (Trang 35)
Sơ đồ 5 : Bộ máy tổ chức của NHCT HK - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Sơ đồ 5 Bộ máy tổ chức của NHCT HK (Trang 35)
Bảng 1: Nguồn vốn huy động của NHCT HK - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 1 Nguồn vốn huy động của NHCT HK (Trang 36)
Bảng 1 : Nguồn vốn huy động của NHCT HK - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 1 Nguồn vốn huy động của NHCT HK (Trang 36)
Bảng 2: Hoạt động tín dụng của NHCT HK - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 2 Hoạt động tín dụng của NHCT HK (Trang 37)
II Sử dụng vốn - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm
d ụng vốn (Trang 37)
Bảng 2 : Hoạt động tín dụng của NHCT HK - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 2 Hoạt động tín dụng của NHCT HK (Trang 37)
Năm2008 tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, giá vàng và ngoại tệ biến động thất thường, đồng thời do tác động trực tiếp của  chính sách tiền tệ thắt chặt đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán xuất  nhập khẩu và tài trợ thương  - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm
m2008 tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, giá vàng và ngoại tệ biến động thất thường, đồng thời do tác động trực tiếp của chính sách tiền tệ thắt chặt đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương (Trang 38)
Bảng 3 : Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHCT HK - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHCT HK (Trang 38)
Bảng 7: Tổng phí dịch vụ thanh toán qua các năm 2006 – 2008 - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 7 Tổng phí dịch vụ thanh toán qua các năm 2006 – 2008 (Trang 44)
Bảng 7 : Tổng phí dịch vụ thanh toán qua các năm 2006 – 2008 - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 7 Tổng phí dịch vụ thanh toán qua các năm 2006 – 2008 (Trang 44)
Bảng 8: Cơ cấu các phương thức thanh toán (2006 – 2008) - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 8 Cơ cấu các phương thức thanh toán (2006 – 2008) (Trang 45)
Bảng 8 : Cơ cấu các phương thức thanh toán ( 2006 – 2008 ) - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 8 Cơ cấu các phương thức thanh toán ( 2006 – 2008 ) (Trang 45)
Bảng 9: Bảng tổng kết doanh số thanh toán chuyển tiền (2006 – 2008) - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 9 Bảng tổng kết doanh số thanh toán chuyển tiền (2006 – 2008) (Trang 47)
Bảng 9 : Bảng tổng kết doanh số thanh toán chuyển tiền (2006 – 2008) - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 9 Bảng tổng kết doanh số thanh toán chuyển tiền (2006 – 2008) (Trang 47)
Bảng 12 : Bảng tổng kết doanh số thanh toán L/C (2006 – 2008) - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 12 Bảng tổng kết doanh số thanh toán L/C (2006 – 2008) (Trang 51)
Bảng 12 : Bảng tổng kết doanh số thanh toán L/C ( 2006 – 2008 ) - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 12 Bảng tổng kết doanh số thanh toán L/C ( 2006 – 2008 ) (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w