THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

56 738 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá, các nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đối với các nước đang phát triển đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Hiện nay khoảng các giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển đang ngày càng cách xa, sự cách biệt đó một phần do sự phát triển về khoa học công nghệ là khác nhau, trình độ phát triển khoa học công nghệ ở các nước đang phát triển còn thấp và lạc hậu so với các nước phát triển.Vì thế các nước đang phát triển muốn hội nhập vào nền kinh tế thế giới và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển thì phải đầu tư phát triển nền khoa học công nghệ cho mình. Có như vậy kinh tế của các nước này mới đứng vững được trong quá trình hội nhập, giúp cho các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp của các nước có trình độ công nghệ tiên tiến, đồng thời giúp phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội trong nước. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển cũng có lợi thế của những nước đi sau, các nước này có thể phát triển nền khoa học công nghệ của mình nhờ sự áp dụng và phát triển những công nghệ của các nước đi trước bằng chuyển giao công nghệ, song song với việc nghiên cứu và triển khai nền khoa học công nghệ trong nước. Nước ta cũng là nước đang phát triển, nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp là chủ yếu, tình trạng công nghệ còn lạc hậu. Hơn 15 năm thực hiện đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng nhìn chung tình hình công nghệ còn kém phát triển, trong hoạt động chuyển giao và đổi mới công nghệ ở nước ta nói chung và trong các doanh nghiệp sản xuất nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy với tính cần thiết phải xác định thực trạng hiện nay của công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp ở nước ta hiện nay, với đề tài này em mong muốn làm rõ một số vấn đề còn tồn tại và có một số giải pháp để khắc phục tình trạng đó. Em xin cảm ơn thầy (cô) đã giúp em hoàn thành đề tài này.

THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Mục lục: Lời mở đầu Nội dung I.Cơ sở lý luận: 1.Công nghệ đổi mới công nghệ: 1.1.Công nghệ. 1.2.Đổi mới công nghệ: 1.2.1.Thực chất của đổi mới công nghệ. 1.2.2.Vai trò của đổi mới công nghệ. 1.2.3.Các giai đoạn đổi mới công nghệ. 1.2.4.Thời điểm đổi mới công nghệ. 2.Nội dung chủ yếu của đổi mới công nghệ: 2.1.Lựa chọn công nghệ thích hợp: 2.1.1.Tính tất yếu khách quan của lựa chọn công nghệ thích hợp. 2.1.2.Những căn cứ lựa chọn công nghệ thích hợp. 2.1.3.Nội dung của lựa chọn công nghệ thích hợp. 2.2.Đánh giá công nghệ: 2.2.1.Quan niệm về đánh giá công nghệ. 2.2.2.Vai trò của đánh giá công nghệ. 2.2.3.Các bước tiến hành đánh giá công nghệ. 1 2.3.Phân tích năng lực công nghệ: 2.3.1.Năng lực công nghệ vai trò của việc phân tích năng lực công nghệ. 2.3.2.Phương pháp phân tích năng lực công nghệ. 2.4.Đổi mới công nghệ: 2.4.1. Đánh giá trình độ công nghệ hiện tại. 2.4.2.Các hình thức đổi mới công nghệ. 2.4.3.Yêu cầu của đổi mới công nghệ. II.Thực trạng đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt nam: 1.Tình hình công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt nam: 1.1.Tình hình công nghệ chung của nền kinh tế quốc dân. 1.2.Tình hình công nghệ trong ngành sản xuất công nghiệp nước ta. 2.Thực trạng công nghệ đổi mới công nghệ một số ngành: 2.1.Ngành cơ khí: 2.1.1.Thực trạng công nghệ của ngành cơ khí. 2.1.2.Thực trạng đổi mới công nghệ ngành cơ khí. 2.2.Ngành dệt may: 2.2.1.Thực trạng công nghệ ngành dệt may. 2.2.2.Thực trạng đổi mới công nghệ ngành dệt may. 2.3.Ngành chế biến mía đường: 2.3.1.Thực trạng công nghệ ngành mía đường. 2 2.3.2.Thực trạng đổi mới công nghệ ngành mía đường. 3.Những kết quả đạt được trong hoạt động đổi mới công nghệ nước ta trong những năm qua: 4.Những tồn tại nguyên nhân trong hoạt động đổi mới công nghệ các doanh nghiệp công nghiệp Việt nam: III.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới công nghệ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt nam: 1.Các giải pháp vĩ mô: 2.Các giải pháp vi mô: Kết luận 3 Lời mở đầu Ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá, các nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực thế giới. Đối với các nước đang phát triển đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Hiện nay khoảng các giữa các nước phát triển các nước đang phát triển đang ngày càng cách xa, sự cách biệt đó một phần do sự phát triển về khoa học công nghệ là khác nhau, trình độ phát triển khoa học công nghệ các nước đang phát triển còn thấp lạc hậu so với các nước phát triển.Vì thế các nước đang phát triển muốn hội nhập vào nền kinh tế thế giới rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển thì phải đầu tư phát triển nền khoa học công nghệ cho mình. Có như vậy kinh tế của các nước này mới đứng vững được trong quá trình hội nhập, giúp cho các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp của các nước có trình độ công nghệ tiên tiến, đồng thời giúp phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội trong nước. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển cũng có lợi thế của những nước đi sau, các nước này có thể phát triển nền khoa học công nghệ của mình nhờ sự áp dụng phát triển những công nghệ của các nước đi trước bằng chuyển giao công nghệ, song song với việc nghiên cứu triển khai nền khoa học công nghệ trong nước. Nước ta cũng là nước đang phát triển, nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp là chủ yếu, tình trạng công nghệ còn lạc hậu. Hơn 15 năm thực hiện đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng nhìn chung tình hình công nghệ còn kém phát triển, trong hoạt động chuyển giao đổi mới công nghệ nước ta nói chung trong các doanh nghiệp sản xuất nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy với tính cần thiết phải xác định thực trạng hiện nay của công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp nước ta hiện nay, với đề tài này em mong muốn làm 4 rõ một số vấn đề còn tồn tại có một số giải pháp để khắc phục tình trạng đó. Em xin cảm ơn thầy (cô) đã giúp em hoàn thành đề tài này. Nội dung I. Cơ sở lý luận 1. Công nghệ đổi mới công nghệ. 1.1. Công nghệ: Hiện nay do yêu cầu của việc quản lý, đòi hỏi phải đưa ra được một định nghĩa khái quát được bản chất của công nghệ là cần thiết, bởi vì không thể quản lý công nghệ thành công khi mà chưa xác định rõ thế nào là công nghệ. Tuy nhiên cho đến nay vẫn đang còn nhiều định nghĩa về công nghệ, có định nghĩa tương đối đầy đủ, có định nghĩa thì không đầy đủ. Các tổ chức khoa học- công nghệ đã cố gắng trong việc đưa ra một định nghĩa công nghệ để có thể hoà đồng các quan điểm, tạo thuận lợi cho việc phát triển hoà nhập của các quốc gia trong từng khu vực trên phạm vi toàn cầu. Mỗi lĩnh vực 5 có một cách nhìn riêng về công nghệ để phục vụ cho mục đích của mình. Nhưng nhìn chung một định nghĩa công nghệ cần khái quát đủ 4 đặc trưng sau: Thứ nhất: Công nghệ là một máy biến đổi, khía cạnh này nhấn mạnh khả năng làm ra đồ vật của công nghệ, đây cũng là sự khác biệt giữa khoa học ứng dụng với công nghệ. Các nhà khoa học ứng dụng chỉ chú trọng tới việc khám phá ra các ứng dụng của các lý thuyết, trong khi các nhà công nghệ không chỉ quan tâm đến việc làm ra các đồ vật mà còn quan tâm đến hiệu quả kinh tế, tới sự thích hợp với các mục đích sử dụng của công nghệ. Do đó khía cạnh máy biến đổi của công nghệ hàm ý vấn đề quản lý có vấn đề đặc biệt trong việc đạt được kết quả biến đổi mong muốn. Thứ hai: Công nghệ là một công cụ đề cập đến công nghệ thường được coi là một cái máy, một trang thiết bị, một thiết bị. Vai trò của máy móc, đặc biệt là sự tác động giữa con người máy móc có vai trò quan trọng trong công nghệ. Thứ ba: Công nghệ là kiến thức. Đặc trưng này khẳng định vai trò cốt lõi của khoa học trong công nghệ. Nó phủ nhận cách nhìn công nghệ là những thứ phải nhìn thấy được sờ mó được, coi công nghệ là những cái ai cũng có thể tạo ra nó nếu cần ai có nó thì cũng có thể sử dụng với một hiệu quả như nhau. Đó là do công nghệ có những bí quyết cơ sở khoa học, để sử dụng có hiệu quả công nghệ cần phải được đào tạo trau dồi các kỹ năng cho con người, đồng thời phải liên tục cập nhật các kiến thức có sẵn. Thứ tư: Công nghệ là hiện thân các vật thể. Căn cứ vào ba khía cạnh trên có thể coi công nghệ nằm trong các dạng hiện thân mà nó tồn tại như của cải, thông tin, sức lao động của con người do đó thừa nhận công nghệ là 1 hàng hoá, một dịch vụ, nó có thể được mua bán như bất cứ các thứ hàng hoá khác trên thị trường nội địa cũng như thị trường thế giới. Xuất phát từ các luận điểm trên, hiện nay có một số định nghĩa thông dụng: 6 + Định nghĩa của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO): Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu xử lý nó một cách có hệ thống có phương pháp. Với tư cách là một tổ chức phát triển công nghiệp, UNIDO nhấn mạnh tính khoa học của công nghệ xem xét tới khía cạnh hiệu quả khi sử dụng công nghệ vào mục đích sản xuất công nghiệp. + Định nghĩa của Uỷ ban Kinh tế Xã hội Châu á- Thái Bình Dương (ESCAP): Công nghệ là hệ thống kiến thức về qui trình kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu xử lý thông tin. Sau đó ESCAP đã mở rộng định nghĩa của mình: “ Công nghệ bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo, dịch vụ, quản lý thông tin”. Định nghĩa này không chỉ gắn công nghệ với sản xuất chế tạo ra sản phẩm cụ thể mà còn mở rộng ra các lĩnh vực dịch vụ quản lý. Những công nghệ mới dần hình thành như công nghệ du lịch, công nghệ ngân hàng, công nghệ văn phòng, công nghệ đào tạo, công nghệ truyền thông,… Hiện nay, Việt nam cũng có một số quan niệm về công nghệ, một trong số đó là: “Công nghệ là kiến thức, kết quả của khoa học ứng dụng nhằm biến đổi các nguồn lực thành các mục tiêu sinh lợi”. Cuối cùng có một định nghĩa được coi là khái quát nhất về công nghệ là: Công nghệ là tất cả những cái gì dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra. Xuất phát từ việc nêu ra được khái quát công nghệ, ta thấy rằng một công nghệcác bộ phận cấu thành sau: + Phần vật tư kỹ thuật (T) bao gồm mọi phương tiện vật chất như các công cụ, trang bị máy móc, vật liệu, phương tiện vận chuyển… trong công 7 nghệ chế tạo, các máy móc thiết bị hợp thành dây chuyền công nghệ (phần cứng). + Phần con người (H): Công nghệ hàm chứa trong con người làm việc trong công nghệ, bao gồm mọi năng lực của con người về công nghệ như kỹ năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, khả năng lãnh đạo… + Phần thông tin của công nghệ (I): Công nghệ hàm chứa trong kiến thức có tổ chức được tư liệu hoá như các khái niệm, các thông số, các công thức, các ký hiệu… + Phần tổ chức của công nghệ (O): Công nghệ hàm chứa trong các khung thể chế, tạo nên bộ khung tổ chức của công nghệ như thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ, sự phối hợp, liên kết… Các bộ phận này có quan hệ tương hỗ với nhau, bỗ sung cho nhau, trong bất kỳ công nghệ nào cũng không thể thiếu một trong các bộ phận đó. Phần vật tư kỹ thuật là cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào, nó được triển khai, lắp đặt bởi con người. Con người làm cho công nghệ hoạt động máy móc thiết bị, phương tiện kỹ thuật phát huy hết tính năng của chúng,con người không ngừng cải tiến, mở rộng, đổi mới các công nghệ đó, đồng thời nhờ đó mà con người ngày càng nâng cao được khả năng về trí tuệ sức lực của mình. Như vậy con người đóng vai trò chủ động trong công nghệ, song lại chịu sự chi phối của thông tin tổ chức. Phần thông tin thể hiện tri thức tích luỹ trong công nghệ. Các thiết bị phương tiện có các kiến thức khác nhau thì khi sử dụng trong sản xuất sẽ tạo ra các sản phẩm khác nhau, đó là những bí quyết của công nghệ. Nhờ những tri thức này mà con người rút ngắn được thời gian học tập tiếp xúc công nghệ, có thể nói thông tin của một công nghệ là sức mạnh của công nghệ. Phần tổ chức đóng vai trò điều hoà, phối hợp 3 yếu tố trên để thực hiện một cách có hiệu quả mọi hoạt động biến đổi. Phần tổ chức này giúp cho việc quản lý công nghệ được thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Phần này 8 phụ thuộc vào độ phức tạp của vật tư kỹ thuật thông tin, song nó lại quyết định sự cấu thành 3 bộ phận còn lại của công nghệ. Có thể nói phần tổ chức mang tính động lực của công nghệ bản thân nó biến đổi theo thời gian. 1.2. Đổi mới công nghệ: Ngày nay do công nghệ luôn biến đổi trong chu kỳ sống của nó, trong mỗi giai đoạn nhất định một công nghệ có thể phù hợp với thị trường có nghĩa là sản phẩm do nó sản xuất có thể tồn tại trên thị trường, nhưng đến một giai đoạn nào đó, thì công nghệ không còn phù hợp nữa. Do đó đổi mới công nghệ là một nhu cầu tất yếuvà phù hợp với qui luật phát triển. 1.2.1. Thực chất đổi mới công nghệ: Đổi mới công nghệ là sự chủ động thay thế một phần đáng kể (cốt lõi, cơ bản) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác. Muốn đổi mới công nghệ tốt thì phải xác định rõ mục tiêu hoàn cảnh. Đổi mới công nghệ phải chú ý ba khía cạnh nhất của xã hội đó là: nhu cầu xã hội, các nguồn lực của xã hội đặc thù tình cảm của xã hội. Trước hết phải xem xét nhu cầu của xã hội không chỉ về công nghệ mà còn về sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra. Bất kỳ một công nghệ nào được đổi mới đều phải có đủ nhu cầu để thực hiện, nhu cầu đó tạo ra lợi ích sau này cho công nghệ, nó phải lớn hơn chi phí bỏ ra để chế tạo ra công nghệ đó. Các nguồn lực xã hội cũng có ý nghĩa đối với việc áp dụng công nghệ thành công. Một công nghệ cần có đủ các nguồn lực- vốn, vật tư con người có trình độ - để thực hiện. Điều này nói lên rằng xã hội có đủ nguồn vốn để có thể đưa sản phẩm công nghệ ra thị trường hay không, nó có thể được áp dụng từ một phạm vi nhỏ đến một phạm vi lớn hay không,trình độ của con người có đủ để áp dụng công nghệ hay không, khi áp dụng với phạm vi rộng rãi thì việc đào tạo người sử dụng sẽ như thế nào, đồng thời có 9 thể đưa các nguồn lực sẵntrong xã hội để cho các công nghệ mới sử dụng hay không. Đặc thù tình cảm của xã hội muốn nói lên rằng xã hội đó có tiếp nhận các ý tưởng mới hay không, một môi trường mà các nhóm người sẵn sàng xem xét sự áp dụng một cách nghiêm túc, khách quan, lấy hiệu quả làm tiêu chuẩn hàng đầu. Nếu tình cảm xã hội có xu hướng tốt sẽ tạo điều kiện cho hoạt động đổi mới công nghệ thuận lợi hơn ngược lại. 1.2.2. Vai trò của đổi mới công nghệ: Với một công nghệ một thời điểm nhất định sẽ có một giới hạn về năng lực sản xuất sản phẩm với một lượng đầu vào đã cho. Đổi mới công nghệ là một tiến bộ về công nghệ. Tiến bộ đó nằm dưới dạng phương pháp mới về sản xuất hay kỹ thuật mới tổ chức, quản lý hay marketing mà nhờ đó sản phẩm sẽ được tạo ra với năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, chi phí sản xuất thấp hơn do đó giá cả có thể giảm xuống. Chúng ta đang xét về mặt hiệu quả kinh tế của công nghệ, bên cạnh đó còn có hiệu quả về mặt xã hội, việc đổi mới công nghệ còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tạo thêm nhiều ngành nghề mới tạo thêm công việc làm cho người lao động, cơ cấu lại ngành kinh tế theo vùng lãnh thổ,… 1.2.3. Các giai đoạn đổi mới công nghệ: Đổi mới công nghệ có thể bằng nhiều cách, có thể phát triển từ nguồn công nghệ trong nước, cũng có thể từ nguồn công nghệ nhập từ nước ngoài. Nhưng nhìn chung đổi mới công nghệ gồm một số giai đoạn sau: + Giai đoạn 1: Nhập công nghệ để thoả mãn nhu cầu tối thiểu. + Giai đoạn 2: Tổ chức cơ sở hạ tầng kinh tế mức tối thiểu để tiếp thu công nghệ nhập. + Giai đoạn 3: Tạo nguồn công nghệ từ nước ngoài thông qua lắp ráp (SKD, CKD IKD). 10

Ngày đăng: 05/08/2013, 11:42

Hình ảnh liên quan

Hình thức này có nhiều ưu điểm như tận dụng và khai thác tốt nguồn lực có sẵn (nhân lực, vật lực, tài lực); tạo ra được công nghệ phù hợp và thích  nghi với điều kiện sẵn có; dễ quản lý, không phụ thuộc vào nước ngoài, tiết  kiệm ngoại tệ dùng để nhập khẩ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Hình th.

ức này có nhiều ưu điểm như tận dụng và khai thác tốt nguồn lực có sẵn (nhân lực, vật lực, tài lực); tạo ra được công nghệ phù hợp và thích nghi với điều kiện sẵn có; dễ quản lý, không phụ thuộc vào nước ngoài, tiết kiệm ngoại tệ dùng để nhập khẩ Xem tại trang 24 của tài liệu.
1.Tình hình công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở Việt nam: - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

1..

Tình hình công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở Việt nam: Xem tại trang 29 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan