1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rủi ro trong đầu tư chứng khoán đối với nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam và những biện pháp hạn chế rủi ro

51 753 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 588,5 KB

Nội dung

Rủi ro trong đầu tư chứng khoán đối với nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam và những biện pháp hạn chế rủi ro

LỜI MỞ ĐẦU Thị trường chứng khoán đầu tiên trên thế giới hình thành vào thế kỷ 15 tại một thành phố là trung tâm buôn bán ở phương Tây. Sau đó thị trường chứng khoán lan rộng sang các nước phát triển, nổi bật là thị trường chứng khoán NewYork, thị trường chứng khoán Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản,… Cho đến nay thị trường chứng khoán thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán xuất hiện năm 2000, phiên giao dịch đầu tiên tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM. So với các nước phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất non trẻ, bởi vậy trên chằng đường phát triển của nó cũng có nhiều biến động. Việc gia nhập vào thị trường chứng khoán Việt Nam khá đơn giản. Nên sau 8 năm hoạt động, số lượng các nhà đầu vào thị trường tăng lên khá nhanh. Một chủ thể rất quan trọng trên thị trường đó là các nhà đầu nhân nhỏ lẻ. Nhỏ lẻ là xét trên mức vốn của nhà đầu nhưng xét về tổng số thì tổng lượng vốn của họ không nhỏ chút nào, tới 70% tổng số tài khoản đầu trên thị trường chứng khoán là của nhà đầu nhân. Do áp đảo về số lượng lượng vốn đầu trên thị trường nên các nhà đầu nhânnhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự lên xuống, biến động hay suy thoái của thị trường chứng khoán. Do tính chất đặc thù của thị trường chứng khoán, chứa đựng trong nó rất nhiều rủi ro mà các nhà đầu có thể gặp phải, đặc biệt thị trường chứng khoán Việt Namthị trường còn khá non trẻ bởi vậy không thể tránh khỏi nảy sinh những rủi ro ảnh hưởng đến các nhà đầu nhân nói riêng thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung. Yếu tố rủi ro là yếu tố không thể tránh khỏi trong hoạt động đầu tư. Nó ảnh hưởng rất lớn đến những lợi ích của nhà đầu tư. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải tìm hiểu các loại rủi ro, bản chất đặc điểm của mỗi loại để có thể xác định được mức độ rủi ro của công cụ mà chúng ta muốn đầu tư, tìm ra các phương pháp dự báo rủi ro những biện pháp để kiểm soát, hạn chế rủi ro. Với đề tài: “Rủi ro trong đầu chứng khoán đối với nhà đầu nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam những biện pháp hạn chế rủi ro”. Tôi muốn chỉ ra các loại rủi ro ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung các nhà đầu nhân nói riêng. Đưa ra các phương pháp phân tích rủi ro, các phương pháp dự báo rủi ro từ đó vạch ra các biện pháp để hạn chế rủi ro hiện tại kiểm soát rủi ro có thể gặp phải trong tương lai. Việc nghiên cứu về rủi ro giúp các nhà đầu nhân có được những cảnh báo nhất định trong hoạt động đầu của mình, tránh được những rủi ro có thể kiểm soát được thích ứng kịp thời với những rủi ro không kiểm soát được. Từ đó đưa ra được những quyết định đúng đắn, hợp lý cho việc đầu của mình. Bài viết được tổng hợp từ các tài liệu trong nước các ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán, bởi vậy bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trong quá trình nghiên cứu trình bày không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung hình thức, rất mong được bạn đọc góp ý kiến. Xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM I. CHỨNG KHOÁN ĐẦU CHỨNG KHOÁN 1. CHỨNG KHOÁN 1.1 Khái niệm chứng khoán Chứng khoánnhững chứng từ có giá được mua bán, trao đổi trên thị thường chứng khoán. Chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, một số loại khác như quyền mua cổ phiếu mới, hợp đổng tương lai, hợp đồng quyền lựa chọn, chứng chỉ quỹ đầu tư. a. Cổ phiếu Khi một công ty gọi vốn, số vốn cần gọi đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Thông thường hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành 2 dạng cổ phiếu: cổ phiếu thường cổ phiếu ưu đãi - Các cổ đông sở hữu cổ phiếu thông thường có quyền hạn trách nhiệm đối với công ty như: được chia cổ tức theo kết quả kinh doanh, được quyền bầu cử, ứng cử vào bộ máy quản trị kiểm soát công ty, phải chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá sản tương ứng với phần vốn góp của mình. - Các cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cũng là hình thức đầu vốn cổ phần như cổ phiếu thông thường nhưng quyền hạn trách nhiệm hạn chế như: lợi tức cố định, không có quyền bầu cử, ứng cử. b. Trái phiếu Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán ( người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn. 1.2 Các công cụ phái sinh Công cụ phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. a. Quyền lựa chọn (option) Quyền lựa chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hóa với một mức giá xác định, trong một thời gian nhất định. Các hàng hóa cơ sở này có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai. b. Quyền mua trước (right) Quyền mua trước là một quyền lựa chọn mua có thời hạn rất ngắn, có khi chỉ vài tuần. Quyền này được phát hành khi các công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm các cổ phiếu thường. Quyền cho phép một cổ đông mua cổ phiếu mới phát hành với mức giá đã ấn định trong một khoảng thời gian xác định. Loại quyền này thường được phát hành theo từng đợt, mỗi cổ phiếu đang lưu hành được kèm theo một quyền. Số quyền cần để mua một cổ phiếu mới được quy định tùy theo từng đợt phát hành mới. Giá cổ phiếu ghi trên quyền thường là thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu. Giá của quyền tính bằng chênh lệch giữa giá thị trường hiện hành của cổ phần đang lưu hành giá mua cổ phần mới theo quyền, chia cho số lượng quyền cần có để mua một cổ phần mới c. Chứng quyền (warrants) Chứng quyền là quyền cho phép mua một số cổ phần xác định của một cổ phiếu, với một giá xác định, trong một thời hạn nhất định. Quyền này được phát hành khi tiến hành tổ chức lại các công ty, hoặc khi công ty muốn khuyến khích các nhà đầu tiềm năng mua những trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi nhưngnhững điều kiện kém thuận lợi. Để chấp nhận những điều kiện đó, nhà đầu có được một lựa chọn đối với sự lên giá có thể xảy ra của cổ phiếu thường. Khác với quyền mua trước, chứng quyền có thời hạn dài hơn, do công ty đã phát hành công cụ cơ sở phát hành đồng thời với công cụ cơ sở. Khác với quyền lựa chọn, khi chứng quyền được thực hiện, nó tạo thành dòng tiền vào cho công ty tăng thêm lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường. Chứng quyền có thể được giao dịch tách rời với trái phiếu hay cổ phiếu mà nó đi kèm. Các điều kiện của chứng quyền được ghi trên tờ chứng chỉ: số cổ phiếu được mua theo mỗi chứng quyền( thường là 1:1), giá thực hiện cho mỗi cổ phiếu tại thời điểm chứng quyền được phát hành, giá này bao giờ cũng cao hơn giá thị trường của cổ phiếu cơ sở, giá đó có thể cố định, có thể được tăng lên định kỳ, thời hạn của quyền, đa số trường hợp là 5 đến 10 năm. d. Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận trong đó một người mua một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hóa với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. Hàng hóa ở đây có thể là bất kỳ thức hàng hóa nào, từ nông sản, các đồng tiền cho tới các chứng khoán. Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thỏa thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính nhân. Giá hàng hóa đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng hóa có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn ( bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) theo giá thị trường e. Hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai, nhờ đặc tính linh hoạt của nó, đã khắc phục được những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn, thường được xem là một cách thức tốt hơn để rào chắn rủi ro trong kinh doanh. Một giao dịch hợp đồng tương lai nói chung được xử lý trên một sở giao dịch. Điểm này cho phép giá cả được hình thành hợp lý hơn, do các bên mua bán được cung cấp thong tin đầy đủ công khai. Trong các giao dịch hợp đồng tương lai được niêm yết trên sở giao dịch, cả hai bên bán mua đều không bao giờ biết về đối tác giao dịch của mình, việc giao nhận một khối lượng hàng hóa cụ thể được ấn định thời hạn trước. Trong hợp đồng kỳ hạn các khoản lỗ, lãi chỉ được trả khi hợp đồng hết hạn. Với một hợp đồng tương lai, bất kỳ món lợi nào cũng được giao nhận hàng ngày. 2. ĐẦU CHỨNG KHOÁN 2.1 Khái niệm chung về đầu chứng khoán Đầu chứng khoán là hình thức bỏ tiền ra để mua chứng khoán thực hiện các giao dịch trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời hoặc nắm quyền kiểm soát công ty mà mình đầu vào đó. 2.2 Giao dịch chứng khoán 2.2.1 Mua bán chứng khoán thông qua thị trường phi tập trung Đối với loại chứng khoán này có thể thực hiện theo 2 hình thức: - Mua trực tiếp tại tổ chức phát hành (công ty): nhà đầu phải đăng ký mua nộp tiền trực tiếp tại tổ chức phát hành chứng khoán. Hình thức này rất bất cập, nhất là về mặt địa lý. Nếu mua chứng khoán của tổ chức phát hành chưa niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán thì việc chuyển nhượng hoặc bán lại chứng khoán đó cho người khác hiện nay gặp nhiều khó khăn vì không dễ tìm được người mua nhà đầu cũng phải trực tiếp đến tổ chức phát hành (hoặc uỷ quyền) để thực hiện chuyển nhượng cho người mua. - Mua bán thông qua trung gian: tức là mua bán thông qua các nhà đại lý hoặc bảo lãnh phát hành, thông thường là các công ty chứng khoán các Ngân hàng thương mại. - Mua bán trực tiếp giữa 2 nhân với nhau: Các nhà đầu nhân tự giao dịch với nhau tự quyết định giá theo thỏa thuận. 2.2.2 Mua bán chứng khoán thông qua thị trường tập trung Chứng khoán niêm yết là chứng khoán có đủ điều kiện tiêu chuẩn được đăng ký để mua bán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. Khi mua bán chứng khoán niêm yết, phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau: - Mọi giao dịch mua bán chứng khoán đều phải qua hệ thống tại Sở Giao dịch, Trung tâm Giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh hoặc phương thức thoả thuận; - Giao dịch chứng khoán thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên nguyên tắc ưu tiên về giá ưu tiên về thời gian; - Giao dịch chứng khoán niêm yết lô lẻ được thực hiện trực tiếp giữa người đầu với công ty chứng khoán thành viên là thành viên của Trung tâm Giao dịch chứng khoán trên nguyên tắc thoả thuận về giá. * Quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán: Toàn bộ quy trình này được tiến hành theo 5 bước: - Bước 1: Nhà đầu đến mở tài khoản đặt lệnh mua hay bán chứng khoán tại một công ty chứng khoán. - Bước 2: Công ty chứng khoán chuyển lệnh đó cho đại diện của công ty tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để nhập vào hệ thống giao dịch của Trung tâm. - Bước 3: Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh thông báo kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán - Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư. - Bước 5: Nhà đầu nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền (nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau 3 ngày làm việc kể từ ngày mua bán nếu quy định về thời gian thực hiện thanh toán bù trừ chứng khoán là T +3 2.3 Khái niệm rủi ro phân loại rủi ro trong đầu chứng khoán 2.3.1 Khái niệm rủi ro trong đầu chứng khoánRủi ro là khả năng gặp nguy hiểm có thể phát sinh từ một vài tiến trình hay từ một vài sự kiện. Có thể hiểu rủi ronhững điều không chắc chắn trong công việc mà chúng ta tiến hành nó có thể đem lại kết quả không mong đợi. • Rủi ro trong đầu chứng khoán được định nghĩa là sự bất ổn, sự biến thiên có khả năng của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. 2.3.2 Phân loại rủi ro trong đầu chứng khoán Có rất nhiều loại rủi ro khi đầu chứng khoán, nhưng có thể gộp chung về 2 loại là rủi ro hệ thống rủi ro phi hệ thống - Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các chứng khoán. Sự bấp bênh của môi trường kinh tế nói chung như sự sụt giảm GDP, biến động lãi suất, tốc độ lạm phát thay đổi . là những minh chứng cho rủi ro hệ thống, những biến đổi này tác động đến sự dao động giá cả của các chứng khoán trên thị trường. - Rủi ro phi hệ thống là rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc một nhóm tài sản, nghĩa là rủi ro này chỉ liên quan đến một loại chứng khoán cụ thể nào đó. Rủi ro phi hệ thống bao gồm rủi ro kinh doanh rủi ro tài chính, … II. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1. Khái niệm thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, đó có thể là thị trường chứng khoán tập trung hoặc phi tập trung. Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất. 2. Sự hình thành phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam Việc buôn bán cổ phiếu ở Việt Nam đã diễn ra sôi động kể từ sau khi các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, nhưng thị trường chứng khoán (TTCK) nước ta mới chính thức hoạt động từ năm 2000, kể từ khi ra đời Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28-7-2000. Khi đó mới có một vài cổ phiếu được giao dịch với tổng số vốn 27 tỉ đồng 6 công ty chứng khoán thành viên. Hơn 6 năm đầu, mức vốn hoá của thị trường mới chỉ tăng lên 0,5 tỉ USD. Vài năm gần đây mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng đột biến, tháng 12-2006 đạt 13,8 tỉ USD (chiếm 22,7% GDP) đến cuối tháng 4- 2007, đạt 24,4 tỉ USD (chiếm 38% GDP), tăng hơn 1400 lần so với năm 2000, nếu tính cả trái phiếu thì đạt mức 46% GDP. Số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng 704% so với năm 2000. Vốn đầu gián tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có sự gia tăng đáng kể. Tính đến nay, các nhà đầu nước ngoài đã đổ vào khoảng 4 tỉ USD. Theo dự tính, quy mô của thị trường còn tiếp tục được mở rộng do các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá sẽ tiếp tục niêm yết vào năm 2007-2008 trong đó có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam với số vốn lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Chỉ số VN-Index cũng đã chứng minh sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường. Nếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28-7- 2000, VN-Index ở mức 100 điểm thì tháng 3 - 2007, chỉ số này đã đạt ở mức kỷ lục trên 1.170 điểm sau một vài tháng giảm sút, hiện nay VN-Index đang dao động xung quanh ngưỡng 1.000 điểm (đến giữa tháng 5-2007 đã lên 1.060 điểm), tăng hơn 10 lần so với năm 2000. Đặc biệt, số lượng các nhà đầu mới tham gia thị trường ngày càng đông, tính đến cuối tháng 12- 2006, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở, trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu nước ngoài. Số lượng các nhà đầu có tổ chức cũng tăng lên đáng kể, hiện có 35 quỹ đầu đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó 23 quỹ đầu nước ngoài 12 quỹ đầu trong nước. Ngoài ra, còn có gần 50 tổ chức đầu theo hình thức uỷ thác qua công ty chứng khoán. Hệ thống các tổ chức trung gian trên TTCK đã hình thành phát triển nhanh chóng. Tính đến nay, trên thị trường có 55 công ty chứng khoán, tăng mạnh hàng năm, vốn điều lệ bình quân đạt 77 tỉ đồng/công ty. Ngoài ra, còn có sự tham gia của 18 công ty quản lý quỹ, 41 tổ chức tham gia hoạt động lưu ký chứng khoán, 6 ngân hàng lưu ký. Sự ra đời của Luật Chứng khoán (có hiệu lực từ ngày 01-01-2007) đã tạo khung pháp lý cao cho TTCK phát triển góp phần thúc đẩy khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế của TTCK Việt Nam. Những vấn đề liên quan đến TTCK, trong đó những quy định về đăng ký, lưu ký, công khai minh bạch, giám sát kiểm tra của các cơ quan chức năng quản lý hoạt động của TTCK từng bước được hoàn thiện. Đáng chú ý là Chính phủ đã chỉ đạo việc phối hợp giữa Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Ngân hàng Nhà nước trong việc tăng cường kiểm soát TTCK ở nước ta, do đó thị trường này vẫn đang ổn định phát triển khá mạnh. 3. Các loại thị trường chứng khoán đang tồn tại ở Việt Nam a. Căn cứ vào phương diện pháp lý của hình thức tổ chức thị trường - Thị trường chứng khoán tập trung ( The Stock Exchange): Là thị trường hoạt động theo các quy định của pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng ký. Thị trường chứng khoán tập trung có địa điểm thời gian mua bán rệt, giá cả được định theo thể thức đầu giá công khai, có sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán. Hình thái điển hình của thị trường chứng khoán là Sở giao dịch chứng khoán. Tại Sở giao dịch chứng khoán các giao dịch được tập trung tại 1 địa điểm, các lệnh được

Ngày đăng: 05/08/2013, 10:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG SỐ LIỆU TÀI KHOẢN (10/2007) STTTÊN - Rủi ro  trong đầu tư chứng khoán đối với nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam  và những biện pháp hạn chế rủi ro
10 2007) STTTÊN (Trang 16)
Bảng 1. Hệ số bêta của 30 công ty tham gia chỉ số DJIA ngày 19.01.2005   - Rủi ro  trong đầu tư chứng khoán đối với nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam  và những biện pháp hạn chế rủi ro
Bảng 1. Hệ số bêta của 30 công ty tham gia chỉ số DJIA ngày 19.01.2005 (Trang 37)
Bảng 2. : Hệ số beta, rủi ro tổng thể và rủi ro phi hệ thống của các cổ phiếu tính theo ngày qua 4 năm (7.2000-7.2004) - Rủi ro  trong đầu tư chứng khoán đối với nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam  và những biện pháp hạn chế rủi ro
Bảng 2. Hệ số beta, rủi ro tổng thể và rủi ro phi hệ thống của các cổ phiếu tính theo ngày qua 4 năm (7.2000-7.2004) (Trang 44)
Trong bảng này, hệ số beta của mỗi cổ phiếu tính trên toàn bộ các phiên giao dịch từ khi bắt đầu niêm yết cho đến cuối tháng 7.2004 - Rủi ro  trong đầu tư chứng khoán đối với nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam  và những biện pháp hạn chế rủi ro
rong bảng này, hệ số beta của mỗi cổ phiếu tính trên toàn bộ các phiên giao dịch từ khi bắt đầu niêm yết cho đến cuối tháng 7.2004 (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w