- Tình trạng thông tin nội gián và trục lợi từ thông tin nội gián là vấn đề ảnh
8. Rủi ro chính sách
- Những thay đổi trong chính sách về tỷ giá, lạm phát, tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong công ty cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư nước ngoài; chính sách xuất nhập khẩu, độc quyền hoặc các quan hệ song phương – đa phương,… tất cả đều có ảnh hưởng nhất định đến thị trường chứng khoán.
- Chính sách 2 giá trong phát hành cổ phiếu (giảm giá từ 20% - 40% cho các nhà đầu tư chiến lược hoặc cán bộ, công nhân viên của công ty cổ phần hóa lần đầu), điều này sẽ thiết thòi đối với các cổ đông tự do.
- Chỉ thị 03/2007 của Ngân hàng Nhà nước quy định các ngân hàng thương mại phải khống chế dư nợ vốn cho vay đầu tư chứng khoán dưới mức 3% tổng dư nợ tín dụng. Quy định này đã tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh chứng khoán và cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư, chuyển đổi danh mục đầu tư của các Công ty chứng khoán cũng như các nhà đầu tư.
Đầu năm 2008 quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước bất ngờ công bố, tạo một áp lực lớn đối với kỳ vọng phục hồi trên thị trường chứng khoán. Lãi suất và vốn VND của các ngân hàng thương mại biến động mạnh là một nguyên nhân khiến chứng khoán “rơi tự do”.
Việc công bố các quy định trên buộc các nhà đầu tư phải đón nhân một cách thụ động, kết quả là không kịp thích ứng hoặc cơ cấu lại danh mục đầu tư dẫn đến thua lỗ.
- Có những rủi ro khác đến từ khung pháp lý đối với thị trường chứng khoán. Khung pháp lý lỏng lẻo sẽ tạo cơ sở cho 1 số thành phần lợi dụng để tư lợi làm mất tính công bằng trong môi trường canh tranh chung.
CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ CÁ TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM