NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Một phần của tài liệu Rủi ro trong đầu tư chứng khoán đối với nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam và những biện pháp hạn chế rủi ro (Trang 48 - 51)

CHỨNG KHOÁN

1. Xác định lệnh dừng đúng lúc:

Lệnh dừng để bán: Giả sử khách hàng mua 100 cổ phần với giá 12 ngàn đồng/cổ phần. Sau một thời gian giá cổ phiếu này lên tới 20 ngàn đồng/cổ phần. Khách hàng chưa muốn bán vì ông ta cho rằng giá còn tăng nữa. Nhưng để đề phòng trường hợp giá không tăng mà lại giảm, khách hàng này đặt lệnh dừng với người đại diện công ty chứng khoán để bán với giá 19 ngàn đồng/cổ phần chẳng hạn. Nếu thực tế giá cổ phiếu đó không tăng mà lại giảm thì giá cổ phiếu đó giảm tới 19 ngàn, người môi giới sẽ bán cho ông ta. Trong trường hợp cổ phiếu này không tăng mà giảm giá liên tục xuống còn 9 ngàn/cổ phần. Để hạn chế rủi ro ông ta nên đặt lệnh dừng ở mức giá 8 ngàn/cổ phiếu, nếu cổ phiếu giảm tiếp thì người môi giới sẽ bán cho ông ta với giá 8 ngàn/cổ phần Lệnh dừng để mua: Giả sử lệnh này thường được dùng trong trường hợp bán khống để giới hạn sự thua lỗ. Chẳng hạn khách hàng vay của công ty chứng khoán một số cổ phần và bán đi với giá 30 ngàn đồng/cổ phần với hy vọng giá cổ phiếu giảm xuống tới 20 ngàn đồng/ cổ phần, ông ta sẽ mua để trả. Nhưng để đề phòng trường hợp giá cổ phiếu không giảm mà lại tăng, khách hàng đó đặt một lệnh dừng để mua với giá 35 ngàn đồng. Khi giá lên tới 35 ngàn đồng, người môi giới sẽ mua cổ phiếu đó cho ông ta và ông ta đã giới hạn sự thua lỗ của mình ở mức 5 ngàn đồng / cổ phần.

Bởi vậy xác định được lệnh dừng đúng lúc sẽ mua được cổ phiếu ở mức giá thấp và bán cổ phiếu ra với giá cao hoặc bán được giá chịu lỗ thấp.

2. Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Đa dạng hoá là ý tưởng mà nhà đầu tư phân bổ tiền vào nhiều loại đầu tư khác nhau. Khi một lĩnh vực đầu tư bị sụt giảm và lĩnh vực khác tăng trưởng thì việc lựa chọn đa dạng hoá trong đầu tư giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro của mình.

Mức độ cơ bản nhất trong đa dạng hoá danh mục đầu tư là mua nhiều loại cổ phiếu thay vì mua chỉ một loại cổ phiếu. Quỹ tương hỗ được thành lập để mua rất nhiều loại cổ phiếu (hàng trăm, thậm chí hàng nghìn cổ phiếu). Theo đó,

nhà đầu tư có thể đa dạng hoá nhiều loại đầu tư bằng cách mua nhiều loại cổ phiếu khác nhau, rồi bổ sung thêm trái phiếu, hoặc đầu tư quốc tế, …

Khi thực hiện đa dạng hoá đầu tư nhà đầu tư có thể phải mất hàng tuần để mua tất cả các loại đầu tư trong danh mục đầu tư. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư đầu tư vào một quỹ tương hỗ thì có thể việc đa dạng hoá đầu tư có thể chỉ mất vài giờ đồng hồ bởi vì quỹ tương hỗ tự động đa dạng hoá theo một danh mục đầu tư đã được định trước (ví dụ như chứng khoán của các công ty tăng trưởng, trái phiếu hạng thấp của công ty, các công ty đầu tư nhỏ).

3. Sử dụng quyền chọn

Sử dụng quyền lựa chọn cho phép nhà đầu tư thu được tỷ lệ % lợi tức trên vốn đầu tư cao nhất. Giả sử thị trường hiện nay của cổ phiếu XYZ là 42.000 VND/cổ phần, và bạn dự đoán sau nửa năm nữa, giá cổ phiếu XYZ sẽ tăng mạnh, lên tới 50.000 VND. Giả sử các quyền lựa chọn có liên quan đến giao dịch cổ phiếu XYZ được niêm yết, bạn có thể mua một quyền chọn mua cổ phiếu XYZ với giá 40.000 VND/cổ phần.

Trong vòng 6 tháng giá cổ phiếu XYZ tăng lên 50.000 VND/cổ phần. Bạn có thể buộc người bán giao 100 cổ phần XYZ cho bạn với giá 40.000 VND/cổ phần, sau đó bán chúng ra thị trường với giá 50.000 đồng.

Nhu vậy bạn đã tạo ra một lợi nhuận đáng kể. Trên thực tế bạn đã thu được lợi nhuận 60.000 đồng trên khoản đầu tư 40.000 đồng, vậy lợi suất là 150%, trong khoảng thời gian là 6 tháng.

Quyền lựa chọn được sử dụng để bảo vệ lợi nhuận.

4. Không nên mua vượt khả năng tài chính của mình, đi theo trào lưu

một cách có chọn lọc, khi nghi ngờ nên rút lui, nên mở cho mình một khoản thặng dư phòng trường hợp rủi ro xảy ra

5. Điều quan trọng nhà đầu tư phải trang bị cho mình kiến thức vứng vàng trong lĩnh vực chứng khoán vàng trong lĩnh vực chứng khoán

Có một kiến thức tốt chính là giải pháp quan trọng nhất giúp nhà đầu tư giảm thiểu được rủi ro. Bởi hầu hết các rủi ro xuất hiện từ những quyết định sai lầm

của nhà đầu tư. Thứ hai phải có sự trải nghiệm, sự trải nghiệm giúp nhà đầu tư có được sự nhạy cảm, linh hoạt ứng phó với những biến động những rủi ro ảnh hưởng đến công việc đầu tư của họ.

Kiến thức ở đây là gì? Trước hết phải nắm những khái niệm cơ bản của kinh tế học đại cương như doanh thu, lợi nhuận, chi phí, khấu hao, tỷ suất lợi nhuận trước thuế, tỷ suất lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản... Thứ hai, phải biết đọc và hiểu ý nghĩa của các chỉ số như EBIT, P/E, EPS, P/E/G, ROA, ROE, Nợ/ Vốn chủ sở hữu, Book Value...Tiếp theo, phải biết đọc các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, bản cáo bạch,… Biết sử dụng các phương pháp cơ bản, các phương pháp kỹ thuật, các mô hình để phân tích rủi ro và dự báo rủi ro từ đó đưa ra được những quyết định đúng đắn.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong đầu tư chứng khoán đối với nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam và những biện pháp hạn chế rủi ro (Trang 48 - 51)