THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HẢI HÀ - KOTOBUKI
THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HẢI HÀ - KOTOBUKI I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN DOANH HẢI HÀ - KOTOBUKI 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng của nền kinh tế thị trường liên doanh liên kết đã là một xu thế tất yếu nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn, công nghệ .Công ty bánh kẹo Hải Hà, tiền thân là nhà máy miến Hoàng Mai, được thành lập năm 1960, với quy mô lúc đầu rất nhỏ bé, phương tiện lao động thủ công và chỉ có khoảng 10 công nhân. Vào đầu những năm 90, trải qua một chặng đường phát triển, công ty đã có năm xí nghiệp thành viên, ban lãnh đạo công ty quyết định tìm đối tác hướng tới liên doanh. Tháng 05-1992 Hải Hà có 3 liên doanh là: Hải Hà Kotobuki, Hải Hà - Kamenda, Hải Hà -miwon, với tống số cán bộ khoảng 1600 người. Hải Hà-Kotobuki là liên doanh ra đời đầu tiên có trụ sở chính tại 25 Trương Định Hà Nội và là dự án liên doanh giữa công ty bánh kẹo Hải Hà (thuộc bộ công nghiệp) và tập đoàn kotobuki (Nhật Bản). Hình thành theo giấy phép đầu tư số 489 ngày 24/12/1992 của uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, trong đó quy định những nội dung cơ bản sau: 1. Tên công ty: Công ty liên doanh TNHH Hải Hà-Kotobuki Tên giao dịch quốc tế: Hải Hà-Kotobuki Join venture Co.Ltd 2. Địa chỉ: Trụ sở số 25 - Trương Định - Quận Hai Bà trưng - Hà Nội 3. Các bên tham gia: - Việt Nam: Công ty bánh kẹo Hải Hà trụ sở số 25 - Trương Định - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội - Nhật Bản: Công ty Confectionnary kotobuki Co.Ltd có trụ sở tại số 191 Kitanagasa-Doricho-Kukobo-shi 656 Hyogo pref-Japan. 4. Vốn và tỷ lệ đóng góp: - Vốn pháp định: 4 051 700 USD Việt Nam góp 1117000 USD (bằng 29% vốn pháp định) bao gồm: Quyền sử dụng 500m đất trong 15 năm, trị giá 300 000 USD Nhà xưởng thiết bị trị giá: 617 000 USD Nhật Bản góp 2 876 700 USD (bằng 71% vốn pháp định) bao gồm: Máy móc thiết bị và phương tiện vận tải: 1 622 700 USD Tiền mặt: 1 254 000 USD 5. Ngày hoạt động: 01-05-1992 6. Thời hạn hoạt động: 20 năm kể từ tháng 12-1992 7. Là đơn vị hạch toán độc lập, áp dụng chế độ kế toán mỹ và năm tài chính là 12 tháng. Như vậy, từ tháng 05-1992 công ty chính thức đi vào hoạt động các loại bánh kẹo, từ đó đến năm 1997 là giai đoạn công ty tăng cường đầu tư các trang thiết bị máy móc, công nghệ bằng cách nhập các dây chuyền công nghệ hiện đại từ các nước như Nhật Bản, Đức, Ba Lan . để mở rộng quy mô sản xuất. Từ năm 1998 đến này là khoảng thời gian công ty tập trung nâng cao năng xuất lao động, khai thác hiệu quả hoạt động sản xuất của dây chuyền công nghệ hiện đại và chiếm lĩnh thị trường. 2. Bộ máy quản lý, cơ chế điều hành của công ty Nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công ty đã xây dựng được một mô hình tổ chức quản lý khoa học, phát huy được khả năng của các phòng ban, phân xưởng. Về cơ bản, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty gồm 5 phòng ban bố trí theo mô hình trưc tuyến - chức năng và được thể hiện qua hình dưới đây (hình 1). Bộ máy tổ chức quản lý của công ty liên doanh TNHH Hải Hà -Kotobuki bao gồm các thành viên trong hội đồng quản trị, một tổng giám đốc (người Nhật), một phó giám đốc (người Việt Nam) các phòng ban chức năng và các phân xưởng. Các bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty đươc phân công nhiệm vụ chặt chẽ như sau: Hình 1: Cơ cấu tổ chức bộ m áy của công ty Hải Hà - Kotobuki - Hội đồng quản trị: là cơ quan cao nhất của công ty, chủ tịch hội đồng quản trị có quyền quyết dịnh tất cả các mục tiêu chiến lược quan trọng trên cơ sở bàn bạc bình đẳng giữa các bên liên doanh theo nguyên tắc nhất trí đa số. - Tổng giám đốc: Là người nắm quyền điều hành và chịu trách nhiệm chỉ huy, điều tiết chung toàn bộ hoạt động của công ty một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phó tổng giám đốc và các phòng ban. - Phó tổng giám đốc: Là người tham mưu cho tổng giám đốc trong việc ra quyết định quản lý về từng lĩnh vực chuyên môn, đồng thời kết hợp với nhau để cùng đạt mục tiêu chung. Phó tổng giám đốc là người trực tiếp quản lý các hoạt động sản xuất bánh kẹo tại phân xưởng. Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Văn phòng Công ty Văn phòng Công ty Văn phòng Công ty Văn phòng Công ty Văn phòng Công ty Văn phòng Công ty Các phân xưởng - Phòng kinh doanh: Với chức năng lập kế hoạch sản xuất và chịu trách nhiệm về tiêu thụ sản phẩm. Đây là bộ phận năng động nhất, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ: Từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm mới đến việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm. - Phòng kế hoạch tư vấn: Xây dựng kế hoạch cung ứng và quản lý toàn bộ vật tư, nguyên liệu thiết bị kỹ thuật, dự trù bảo quản hợp lý, tránh hư hỏng mất mát. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ để tổ chức mua sắm, cấp phát kịp thời cho sản xuất sản phẩm. Cung cấp các thông tin về chi phí vật tư phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. - Phòng kỹ thuật: Cùng phòng kinh doanh lên phương án sản phẩm mới. Tính toán hoàn thiện định mức tiêu dùng nguyên liệu để áp dụng cho từng loại bộ phận, dây chuyền phân xưởng. Nghiên cứu đổi mới công nghệ theo phương hướng sản xuất Kinh doanh từng thời kỳ. Cung cấp các thông số tiêu hao nguyên liệu, năng lượng cho từng loại sản phẩm. - Phòng tài vụ: Quản lý toàn bộ tài sản các loại vốn, quỹ của công ty do các bên đóng góp. Bảo toàn, sử dụng và phát triển vốn một cách có hiệu quả. Cùng phòng kinh doanh tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế. Hạch toán kế toán, thống kê, phân tích hoạt động Kinh doanh theo pháp lệnh kế toán thống kê. - Văn phòng công ty: Có chức năng giúp tổng giám đốc trong các lĩnh vực hành chính tổng hợp, quản trị, tổ chức lao động, tiền lương. Chịu trách nhiệm quản lý chi phí văn phòng như văn phòng phẩm, tiếp khách dụng cụ văn phòng, chi phí đào tạo, bảo hộ lao động bảo hiểm con người và công tác phí. Văn phòng công ty gồm ba bộ phận: Tổ chức, quản lý và văn thư hành chính. Mỗi bộ phận phụ trách một mảng riêng do tổng giám đốc quy định. - Phân xưởng: là nơi điều hàn trực tiếp của máy móc đồng thời thực hiện các khâu thủ công như: Đóng hộp, in hình, tạo dáng trên mẫu mã sản phẩm .của quá trình sản xuất bánh kẹo. Ta thấy các phòng ban với các chức năng nhiệm vụ được quy định một cách chặt chẽ, rõ ràng giúp cho việc điều hành kiểm soát từ trên xuống một cách dễ dàng. Có thể mô hình hoá qua hình dưới đây: 3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Ra đời muộn hơn so với các hãng sản xuất khác trong nước, chính vì vậy Hải Hà-Kotobuki gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong lĩnh vực chiếm lĩnh thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên cho đến nay qua 8 năm hoạt động công ty đã khẳng định được uy tín của mình trên thị trường, được khách hàng tin dùng, sản phẩm của công ty được bày bán trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam của cả nước và đã bướ đầu hướng tới con đường suất khẩu. Qua bảng dưới (bảng 1) ta thấy doanh thu và lợi nhuận đạt mức cao nhất năm 1996. Mức lợi nhuận trên doanh thu là: 3,067 khi có công ty bắt đầu đi vào sản xuất ổn định, nguồn doanh thu chủ yếu dựa vào lượng tiêu P. Kinh doanh SẢN PHẨM P. Kỹ thuật PX. Sản xuất P. Kế hoạch vật tư P. Tài vụ Văn phòng BAN GIÁM ĐỐC SẢN PHẨM thụ mặt hàng bim bim (đây là mặt hàng do công ty sản xuất đầu tiên trên thị trường và được khách hàng ưu thích) chưa bị nhiều hãng cạnh tranh do vậy mà thu được lợi nhuận cao. Kết quả hoạt động sản xuất Kinh doanh của công ty được cụ thể hoá trong bảng sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị: 100đ TT Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 1 Doanh thu 51.576.521 49.739.742 53.175.745 53.837.068 54.739.311 2 Giá trị tổng sản lượng 38.338.193 36.973.839 39.024.561 40.721.995 41.066.235 3 Chi phí bán hàng 4.306.394 6.184.411 7.455.096 5.066.838 4.895.572 4 Chi phí quản lý 2.653.197 2.602.057 2.227.848 2.383.169 2.147.786 5 Nộp ngân sách 4.692.036 4.489.297 4.625.036 5.125.366 5.317.268 6 Lợi nhuận 1.586.701 -509.852 -156.796 540.200 1.312.450 7 Tỷ suất LN/Doanh thu 3,076 -1,025 -0,29 1,003 2,4 (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Hải Hà - Kotobuki) Năm 1997, 1998 doanh thu của công ty bắt đầu giảm so với năm 1996, lợi nhuận âm công ty rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ (tỷ suất lợi nhuận lúc này là: -1,025 & -0,29) sở dĩ xảy ra tình trạng như vậy là do việc tiêu thụ bim bim bị giảm mạnh vì thị trường xuất hiẹn nhiều hàng cạnh tranh như Kinh Đô, Liwayway với các chiến lược tiếp thụ mạnh mẽ, cải tiến được sản phẩm, tung ra sản phẩm của công ty không thay đổi nhiều so với lúc đầu sản xuất, sản phẩm còn đơn giản về mặt hình thức, chủng loại không nhiều. Trong hai năm đó, công ty dã tăng chiết khấu và thưởng cho các đại lý, các hoạt động mua bán vật tư, thanh toán chậm, quy đổi ngoại tệ hoạt động không có hiệu quả thậm chí còn bị lỗ vốn. Công ty đã không thực hệin tốt về công tác dữ trữ bao bì dẫn tới tình trạng hư hỏng phải huỷ bỏ một lượng lớn bao bì mà giá nhập các bao bì mày lại khá cao nên đã ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động Kinh doanh. Thêm vào đó công ty dã phải hạ giá thành một số mặt hàng nhằm đẩy nhanh lượng hàng tồn kho, đồng thời chuẩn bị một số mặt hàng mới ra đời. Sang năm 1999, 2000 công ty dần đần định hướng được sản phẩm cuar mình, nhận thấy khả năng sinh lời của một số mặt hàng như: Kẹo cứng, cookies không cao nên đã tập trung vào sản xuất một số mặt hàng nhẹ, có tỷ xuất sinh lời cao, phù hợp với tiêu dùng hiện đại như bim bim, cao su, bánh tươi. Vì vậy mặc dù sản lượng bị sụt giảm nhưng công ty đã thoát khỏi tình trạng thua lỗ và đã đạt được lợi nhuận năm 1999 và 540.200 (nghìn đồng), năm 2000 là: 1.312.450 (nghìn đồng). II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HẢI HÀ - KOTOBUKI 1. Các nhân tố khách quan 1.1 Các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế quốc dân Nền kinh tế quốc dân ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Đời sống nhân dân tăng lên đòi hỏi các nhu cầu về hàng hoá cũng tăng lên. Vì vậy đối với Hải Hà - Kotobuki cần phải mở rộng các danh mục sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ưngs nhu cầu của người tiêu dùng. a) Nhóm các nhân tố về mặt kinh tế: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta phát triển với tốc độ khá cao làm cho thu nhập của tầng lớp dân cư tăng lên dẫn tới nhu cầu có khả năng thanh toán được của người dân cũng tăng lên. Đây chính là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp trong đó có công ty bánh kẹo Hải Hà - Kotobuki tập trung đẩy mạnh sản xuất nghiên cứu thị trường để tăng doanh số bán, tăng lợi nhuận. Tỷ lệ lạm phát giảm đi rất nhiều so với trước kia có thể nói nước ta dang trong tình trạng giảm phát, đã làm cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm thêm máu móc trang thiết bị, có điều kiện tăng cường đổi mới trang thiết bị, cải tạo cơ sở vật chất. Nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho các công ty tham gia tự do trên thị trường, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động liên doanh liên kết được tăng cường. Trong quá trình hội nhập APTA các doanh nghiệp nước ta có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình. Đây là điều kiện thử sức của các doanh nghiệp trong nước trên thị trường nước ngoài. b) Nhân tố về chính trị và pháp luật Với tư cách là một pháp nhân, công ty phải chịu trách nhiệm về hành vi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trước pháp luật. Là một liên doanh, công ty được hưởng nhiều ưu đãi theo chương trình thu hút đầu tư nước ngoài của chính (như miễn giảm thuế cho những năm đầu .) Nhưng cũng với tư cách là một liên doanh, công ty phải chịu mức giá dịch vụ cao hơn so với công ty có 100% vốn trong nước như giá điện, giá nước, giá thuê sử dụng đất . Đồng thời khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thì bên nước ngoài phải chịu nộp thuế bằng 5% lợi nhuận chuyển ra. Nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ thế thị trường có sự quản lý của Nhà nước vì vậy làm giảm bớt rủi ro về mặt tài chính.Việc kiểm soát và điều tiết tỷ giá sao cho thuận lợi cho việc sản xuất và kinh doanh trong nước luôn được thuận lợi. Tình hình an ninh xã hội ổn định không gây khó khăn gì cho việc sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng nước ta còn thấp kém, hệ thống pháp luật lỏng lẻo không hiệu quả dẫn tới tình trạng nhập lậu bánh kẹo, sản xuất hàng rởm, hàng kém chất lượng gây lũng loạn cho môi trường cạnh tranh (cạnh tranh không lành mạnh). Bên cạnh những chính sách sách cấm, hạn chế bánh kẹo nhập khẩu nhằm khuyến khích nền bánh kẹo trong nước phát triển nhưng tệ nạn hàng nhập khẩu bánh kẹo vẫn tràn nhập thị trường, sản phẩm bánh kẹo ngoại nhập được trưng bày một cách ngang nhiên trên các cửa hàng. Đối với các công ty quốc doanh thì Nhà nước có nhiều quan tâm và hỗ trợ hơn đối với sự phát triển của hàng hoá. Với các liên doanh thì sự quan tâm không được nhiều mà chủ yếu là các liên doanh nhận sự giúp đỡ thông qua các công ty mẹ. Mặc dù pháp luật quy định mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng nhưng với lưu tâm đến mình các doanh nghiệp quốc doanh có ưu thế hơn. c) Các nhân tố khoa học công nghệ: Do sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ cho ra nhiều thành tựu mới áp dụng trong đời sống xã hội đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính nhờ việc áp dụng các thành tựu kho học kỹ thuật đầu tư máy móc trang thiết bị trên cơ sở cải tiến những thiết bị cũ, áp dựng phương thức sản xuất mới nen đã làm cho chất lượng sản phẩm ngày càng cao được nâng cao giá thành giảm khả năng cạnh tranh cao. Ngay từ khi bắt đầu hoạt động Hải Hà - Kotobuki đã bắt đầu tư dây chuyền công nghệ khá hiện đạu từ các nước Anh, Đức, Ba Lan cải tiến được chất lượng bánh kẹo, vệ sinh an toàn thực phẩm được nâng cao, các chủng loại sản phẩm cũng đa dạng hơn. Việc sử dụng các phương tiện thông tin, sử lý thông tin nhanh giúp công ty đáp ững với những thay đổi của môi trường và đạt được hiệu quả cao trong Kinh doanh. d) Nhóm nhân tố văn hoá xã hội: Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của người dân là các nhóm yếu tố về văn hoá xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu nhu cầu thị trường và từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty Hải Hà -Kotobuki. Thị hiếu tiêu dùng của người Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam là khác nhau nên khả năng đáp ứng cũng là khác nhau. Có đoạn thị trường công ty đáp ứng tốt những có đoạn thị trường lại bị đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh. Do vậy công ty cần xem xét khả năng đáp ứng của mình mà có hướng phát triển thích hợp cho từng loại thị trường. Do đặc điểm địa lý Việt Nam, thị trường Việt Nam có những đặc tính tiêu dùng bánh kẹo khác nhau, phân biệt theo khu vực và được công ty đánh giá trên cả 3 miền chủ yếu: Đó là miền Bắc, trung, Nam. Bảng 2: Tóm tắt thị hiếu tiêu dùng bánh kẹo Khu vực Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Đặc điểm Sở thích về sản phẩm - Ngọt vừa phải, thích vị mặn. - Mua theo gói - Quan tâm nhiều đến hình thức, bao bì - thích vị cay ngọt - Thích mua lẻ theo chiếc, theo cân, hoặc gói nhỏ - Ít quan tâm đến bao bì, nhãn mác sản phẩm - Thích độ ngọt cao, cay. - Thích hương vị trái cây - Thích mua cân gói tính theo khối lượng - Không quan nhiều đến hình thức bao bì Nhãn hiệu thường dùng (Theo thứ tự ưu tiên) - Hải Hà, Hải Châu, Hải Hà-Kotobuki, Tràng An, Quảng Ngãi, Lam Sơn . - Quảng Ngãi, Biên Hoà, Hải Hà -Kotobuki, Vinabico - Biên hoà, Vinabico, hàng ngoại nhập, một ít của Hải Hà - Kotobuki . (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Hải Hà - Kotobuki) e) Các nhân tố tự nhiên: Công ty bánh kẹo Hải Hà -Kotobuki nói riêng và toàn ngành sản xuát bánh kẹo nói chung chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện thời tiết và khí hậu. Vào mùa hè, trời nóng bánh kẹo dễ bị chả nước hưởng xấu đến chất lượng bánh kẹo khô thuận lợi cho việc bao gói vận chuyển và bảo quản, chất lượng được đảm bảo. Về mặt địa lý Hải Hà-Kotobuki có địa điểm sản xuất thuận lợi, nằm gần trung tâm thành phố Hà Nội, khu vực kinh tế lớn của cả nước dân cư đông đúc, đường xá thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá cho các đại lý tỉnh xa. Đặc điểm về mặt địa lý này giúp doanh nghiệp trong việc giao dịch, mua bán hàng hoá, thuận lợi cho việc giới thiệu sản phẩm. Đây là một yếu tố tác động không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.