MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HẢI HÀ KOTOBUK

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HẢI HÀ - KOTOBUKI (Trang 37 - 42)

TRANH CỦA CÔNG TY HẢI HÀ - KOTOBUKI

1. Ưu điểm

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình ổn định, phát triển và hội nhập chính điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho các liên doanh chủ động sáng tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh, cơ chế kinh tế mới đã khuyến khích thúc đẩy các doanh nghiệp tự nâng cao khả năng cạnh tranh của chính mình.

Hải Hà - Kotobuki có thuận lợi là được thừa hưởng uy tín của chính công ty mẹ Hà Hà và kinh nghiệm kinh doanh, các trang thiết bị máu móc, lượng vốn lớn từ tập đoàn Kotobuki của Nhật Bản. Qua hơn 8 năm hoạt

động kinh doanh công ty đã dần nâng cao được khả năng của mình, khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

1.1 Về sản phẩm và chất lượng sản phẩm

Sản phẩm của công ty tương đối đa dạng, phong phú về chủng loại, luôn đảm bảo chất lượng tạo ra một uy tín với thị trường miền Bắc (với vị trí thuận lợi là cơ sở sản xuất đặt tại trung tâm kinh tế chính trị của đất nước thuận lợi hệ thống giao thông hầu hết là cán bộ miền bắc dễ nắm bắt được đặc tính tiêu dùng....) Đây là một tài sản vô hình quý giá mà không dễ gì đạt được.

Hiện nay, mẫu mã bao bì sản phẩm của công ty được thay đổi và cải tiến với hình thức phong phú đa dạng, có khả năng thu hút được đối tượng người tiêu dùng. Công ty không ngững năng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo độ an toàn vệ sinh cao áp dựng mô hình quản lý chất lượng Iso 9002 đa dạng hoá về mặt chủng loại với các loại hương vị khác nhau. Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

1.2 Về giá bán

Công ty đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong việc tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm, tạo cơ sở cho việc chiếm lĩnh thị trường. Một số mặt hàng công ty đặt giá cao (đối với mặt hàng bánh tươi, socola cao cấp) với chất lượng cao đã thu hút được những khách hàng khó tính có thu nhập cao. Tuy không có tính chất quyết định những điều này góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm cảu công ty. Trong những năm qua công ty đã có chính sách phân biệt khác nhau, giá tương đối ổn định đáp ứng được sức mua và khả năng thanh toán đối với mọi tầng lớp dân cư, đạt được hiệu quả cao trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.

1.3 Tổ chức kênh tiêu thụ và các hoạt động hỗ trợ khách hàng

Với trên dưới 100 đại lý chính thức trên toàn quốc tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp xúc và mua sản phẩm của công ty, đặc

biệt là khu vực thị trường miền Bắc, điều này tạo ưu thế cho công ty trên thị trường. Ngoài ra công ty còn tham gia các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tham gia hội trợ, mục đích là giới thiệu các sản phẩm thu hút, kích thích người tiêu dùng mua hàng.

1.4 Các công việc khác

Để thu hút khách hàng công ty đã áp dựng nhiều phương thức thanh toán và có chế độ khuyến khích cho các đại lý trong trường hợp họ trả tiền ngay để quay vòng vốn nhanh chóng. Ngoài ra, công ty đã mạnh dạn đầu tư mua sắm đổi mới các trang thiết bị máy móc móc công nghệ hiện đại. Góp phần không nhỏ vào việc tạo ra nhiều sản phẩm (đa dạng hoá sản phẩm)hạn chế lãng phí nguyên vật liệu, tăng năng suất giảm giá thành lao động, giá thành sản phẩm, trình độ tay nghề của các cán bộ công nhân viên nói chung và của đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất nói riêng ngày càng được nâng cao qua các khoá đào tạo, các cuộc thi thợ giỏi của toàn công ty. Ý thức trách nhiệm của từng công nhân với phần công việc của họ được phân định rõ ràng được giáo dục đề cao.

Công tác xây dựng định mức nguyên vật liệu tương đối hoàn chỉnh cho tất cả công ty và ngày càng được hoàn thiện hơn đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu. Bên cạnh đó công tác tổ chức công ứng, cấp phát, bảo quản nguyên vật liệu đầu vào cũng như đầu ra được đảm bảo thực hiện tương đối tốt.

2. Những tồn tại

2.1 Sản phẩm và chất lượng sản phẩm

Sản phẩm Hải Hà - Kotobuki tuy đã đa dạng phong phú nhưng chủ yếu vẫn là các loại sản phẩm thuộc loại bình dân, có ít sản phẩm cao.Rõ ràng công ty còn chưa có khả năng cạnh tranh trên thị trường này.

Sản phẩm của công ty chủ yếu vẫn được tiêu thụ chủ yếu ở khu vực miền Bắc, thị phần các tỉnh miền Trung, miền nam còn ít do sản phẩm chưa

đáp ứng được đúng thị hiếu người tiêu dùng.... Sản lượng bánh kẹo xuất khẩu hầu như không có.

Chất lượng sản phẩm của công ty chưa thật đặc sắc, các hương phụ liệu sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu vì vậy chất lượng chưa thật đặc sắc, ấn tượng để người tiêu dùng có thể mua ngay khi có nhu cầu.

Bao gói sản phẩm của công ty còn đơn điệu sản phẩm chủ yếu là đựng trong túi nhựa, các chủng loại về khối lượng bao bì còn ít điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tiêu thụ, một số loại kẹo cứng được bao gói trong ni lông dễ bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng kẹo bánh hoa văn trang trí đơn giản, kiểu dánh thô chưa có biểu tượng. Mặc dù một số gói bánh đã có khay đựng nhưng vẫn không đạt yêu cầu do khay mềm làm cho bánh dễ bị xộc xệch sản phẩm dễ bị vợ lát....Tên gọi các loại bánh chưa nhiều chưa thu hút đựơc khách hàng.

2.2 Giá bán sản phẩm

Giá bán một số loại sản phầm còn cao hơn mức giá chung của thị trường. Việt hạ giá bán để đủ sức cạnh tranh có thể làm cho công ty thua lỗ vì vậy nên thay việc giảm giá bằng cách nâng cấp cải tiến sảnt phẩm đầu tư sản phẩm mới.

Sản phẩm cao cấp của công ty thường định giá rất cao nhưng không kết hợp với quảng cáo, giới thiệu đặc tính của sản phẩm nên dễ bị khách hàng từ chối vì cho rằng đắt là ở bao bì sản phẩm.

2.3 Mạng lưới tiêu thụ và các hoạt động marketing

Hiện nay, công ty đã có rất nhiều các đại lý ở các tỉnh thành phố trong cả nước. Bên cạnh các mặt tích cực do các đại lý mang lại còn có các mặt hạn chế sau: Giữa các đại lý có sự cạnh tranh gay gắt về giá làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa các đại lý và công ty trong quá trình phân phối sản phẩm, công ty đã buông lỏng việc kiểm soát giá bản lẻ ở các đại lý cho người tiêu dùng dẫn đến tình trạng mua rẻ bán đắt, cá chính sách mà công ty đề ra đối với các đại lý còn thực hiện chưa nghiêm túc.

Các hoạt động tiếp thị, nghiên cứu thị trường, quảng cáo không đựơc tiến hành thường xuyên, nghệ thuật kém nên khi gây ra sự phán ứng của người tiêu dùng cho rằng đó là sản phẩm ế, hàng tồn động nên mới đi khuyến mại chào hàng. Việc nắm bắt nghiên cứu nhu cầu thị trường còn hạn chế, do công ty chú ý đến vấn đề này không nhiều, việc phân đoạn thị trường sản phẩm còn có hệ thống và khoa học. Đặc biệt công tác nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh chính của công ty chưa triển khai mạnh mẽ đây là một khiếm khuyết lớn của công ty.

3. Nguyên nhân của những tồn tại

3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Do công tác điều tra nghiên cứu thị trường còn hạn chế, tổ chức khảo sát thị trường không được tổ chức một cách thường xuyên, thông tin phản hồi nhiều khi không chính xác.

- Giá cả chất lượng bao bì, sản phẩm phương thức thanh toán của đối thủ cạnh tranh công ty còn nhiều thông tin dẫn đến các biện pháp ứng phó không kịp thời, làm chậm theo đuổi đối thủ.

- Chính sách sản phẩm còn mang tính tự phát.

- Trang thiết bị máy móc công nghệ sản xuất còn lạc hậu so với các nước trong khu vực, dây chuyền sản xuất không đồng bộ còn nhiều khâu phải làm thủ công sản xuất ra chủng loại sản phẩm còn giản đơn.

- Ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng sản phẩm của người công nhân chưa cao.

- Chủng loại các nguyên vật liệu nhập vào thường phải chịu giá cao, chủng loại còn đơn giản.

3.2. Nguyên nhân khách quan

- Nhà nước không có các biện pháp mạnh mẽ về việc ngăn chặn sản xuất bánh kẹo tràn lan mà không có đăng ký, tệ làm bánh kẹo giả nhập lậu bánh kẹo ngày càng nhiều.

- Chính sách thuế không hợp lý đặc biệt là thuế giá trị gia tăng đánh vào các nguyên vật liệu nhập khẩu cao.

- Chính sách ưu đãi phát triển các Doanh nghiệp nhà nước gây ra bất lợi cho các liên doanh.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HẢI HÀ - KOTOBUKI (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w