Kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán ASNAF việt nam thực hiện

17 231 0
Kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán ASNAF việt nam thực hiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán ASNAF việt nam thực hiện

PHẦN I:MỞ ĐẦU I.Lí do chọn đề tài : a. Cơ sở lí luận “ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (Lênin) Không có ngôn ngữ, xã hội không thể tồn tại. Việc nắm bản chất xã hội của ngôn ngữ cho phép ta rút ra kết luận có tính chất phuơng pháp. Nếu ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, trao đổi tư tưởng, tình cảm thì nghiên cứu nó phải nghiên cứu hệ thống hoạt động chức năng. Mục đích của nghiên cứu ngôn ngữ trong nhà trường là phải giúp cho học sinh sử dụng ngôn ngữ là phương tiện sắc bén trong giao tiếp. Vì vậy, phát triển lời nói là nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy tiếng trong nhà trường. Tất cả các giờ dạy Tiếng Việt , cả dạy đọc ,viết, …… phải đi theo khuynh hướng này. Học sinh phải ý thức được chức năng của ngôn ngữ, nắm vững các phương tiện , kết cấu và qui luật cũng như hoạt động hành chức của nó. Học sinh cần hiểu rõ người ta nói và viết không phải chỉ để cho mình mà còn cho người khác, do đó ngôn ngữ cần chính xác , rõ ràng, đúng đắn , dễ hiểu. Đồng thời, vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp nên phải lấy hoạt động giao tiếp làm phương tiện để dạy và học Tiếng Việt. Dựa vào cơ sở đó nên mục tiêu đầu tiên của việc dạy Tiếng Việt ỏ Tiểu học là góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, phát triển tư duy cho học sinh. Điều này được thực hiện thông qua quá trình dạy Tiếng Việt. Nói cách khác, cùng với quá trình dạy học Tiếng Việt, đồng thời ở học sinh cùng hình thành và phát triển các thao tác tư duy, các phẩm chất tư duy. Để học sinh có thể nắm kiến thức ngôn ngữ một cách có ý thức thì nhiệm vụ đầu tiên của nhà trường trong dạy tiếng là phát triển những khả năng nhận thức cảm tính ở trẻ em. Dạy tiếng phải dựa trên kinh nghiệm sống và lời nói của học sinh. Những quan sát và ấn tượng sống của trẻ phải là cơ sở cho bài học Tiếng Việt. Học sinh sẽ đi 1 từ việc quan sát tiếng nói trong đời sống, thông qua phân tích tổng hợp để đi đến khái quát hóa, những định nghĩa lí thuyết , những qui tắc và từ đó quay về thực tiễn giao tiếp lời nói sống động trong dạng nói và viết.Kết quả là học sinh tiếp nhận những mẫu lời nói và qui tắc ngôn ngữ một cách có ý thức. Không thể phủ nhận ngôn ngữ Tiếng Việt vừa phong phú, vừa giàu đẹp. Ngày nay, nó ngày càng phát triển hơn, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam trong xã hội mới. Vì vậy , việc bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học , đặc biệt đối với học sinh lớp 1 là rất cần thiết. b. Cơ sở thực tiễn Bước qua ngưỡng cửa của thời kì được bao bọc, chăm sóc yêu thương của các cô mẫu giáo , trẻ nhỏ bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời: giai đoạn học Tiểu học. Lần đầu tiên được tiếp xúc với những chữ cái , những âm , vần mới trẻ không khỏi bỡ ngỡ, lo lắng. Với mục đích yêu cầu của môn Tiếng Việt trong giai đoạn đầu của học sinh lớp 1 là - Học sinh đọc được các âm, các vần thành thạo, từ đó đọc đựơc đúng tiếng từ trong bài. - Học sinh bước đầu được nâng cao dần học đọc các câu ngắn trong bài học vần và luyện nói trong tiết 2. Từ đây có thể thấy những yêu cầu ngày càng cao đối với học sinh lớp 1 trong việc học môn Tiếng Việt. Để phát triển ngôn ngữ cho học sinh trong giai đoạn này đòi hỏi người giáo viên cần phải tổ chức nhiều hoạt động , trò chơi phong phú , đa dạng nhằm gây cho học sinh sự hứng thú, vui thích trong môn học . Bên cạnh đó , cần tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, thăm quan , tìm hiểu môi trường sống , từ đó giúp tăng thêm vốn hiều biết về thiên nhiên, đất nước , con người Việt Nam. Qua đó, giúp học sinh thêm yêu thích môn Tiếng Việt để giúp ích trong việc rèn luyện khả năng chọn từ ngữ , lời hay ý đẹp sử dụng trong cuộc sống ,trong giao tiếp hằng ngày. 2 Tuy nhiên do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em lứa tuồi này là khả năng tập trung chú ý chưa cao, tư duy chưa phát triển, các em thường dễ xao lãng khỏi bài học để tìm đến thú vui riêng nên việc bỗi dưỡng trau dồi vốn từ cho các em là rất khó khăn. Đứng trước thực tiễn như vậy , cùng với mong muốn giúp học sinh có thể học thật tốt môn học này cũng như thông qua môn Tiếng Việt, giúp học sinh tăng cường ,trau dồi vốn từ ngữ tiếng mẹ đẻ nên trong quá trình giảng dạy tôi đã đức kết một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 1 trau dồi được vốn từ, từng bước sử dụng từ được chính xác trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm lần này. II. Cơ sở nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu: Giúp học sinh ngày càng tăng thêm vốn từ ngữ Tiếng Việt, nhằm tạo bước thuận lợi cho học sinh học lên các lớp trên 2. Nội dung nghiên cứu : Các biện pháp để trau dồi vốn từ ngữ cho học sinh lớp 1 3. Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 1 trường tiểu học La Thành 4.Phạm vi nghiên cứu: Đề tài áp dụng trong các giờ học Tiếng Việt lớp 1 5.Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 3 năm 2000 6. Các phương pháp nghiên cứu : * Phương pháp điều tra * Phương pháp tổng kết kinh nghiệm * Phương pháp thực nghiệm PHẦN II: NỘI DUNG 3 I. Điều tra thực trạng qua khảo sát điều tra : Tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ tại lớp 1B trường tiểu học La Thành khi nghiên cứu về khả năng tìm, ghép các phụ âm khác để tìm tiếng mới ngoài bài của học sinh sau khi học đến bài 7 của SGK Tiếng Việt 1 tập một Kết quả như sau: Lớp 1B/sĩ số Học sinh chỉ biết các tiếng trong bài Học sinh biết tìm 1 -2 tiếng ngoài bài Học sinh biết tìm 3 tiếng trở lên 25 h/s 11 h/s 9 h/s 5 h/s Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc học sinh chưa tăng được khả năng trau dồi được vốn từ của mình là do sự tập trung chú ý còn chưa cao, khả năng tiếp thu còn hạn chế, các hoạt động trên lớp trong tiết học chưa thực sự thu hút các em. Nắm bắt được điều này tôi đã thực hiện một số biện pháp ngay từ đầu năm học để giúp học sinh sớm tăng vốn từ ngữ của mình. II.Các biện pháp áp dụng 1.Biện pháp sử dụng bảng hệ thống: Trong SGK Tiếng Việt 1 tập một học sinh được làm quen với chữ cái e, b và các dấu thanh ngay trong bài học đầu tiên, sau đó ở các bài tiếp theo các em được làm quen với chữ cái và âm các con chữ đơn, kép thể hiện phụ âm, nguyên âm. a. Các phụ âm đầu là các con chữ đơn Để giứp học sinh dễ hiểu bài và có thể ghép được tiếng mới nhanh tôi đã hướng dẫn các em thông qua víệc thành lập bảng Có 16 phụ âm đầu ( b, v, l, c, n, m , d, đ, t, s, x, r,k, b, g) viết ở cột đầu tiên, sau đó ở các cột tiếp theo ta viết lần lượt các dấu thanh ( ngang – huyền – sắc – hỏi – ngã – nặng) VD Với nguyên âm e Thanh Phụ âm đầu / \ ? ~ . 4 b be bé bè bẻ bẽ bẹ v l …… b. Các phụ âm đầu là các con chữ kép ( th, ch, nh, gh, ph, kh,qu, gh, ngh, tr) Thanh Phụ âm đầu / \ ~ ? . th ch nh …. Thông qua bảng , học sinh nhanh chóng tìm được tiếng mới . Để phong phú , tôi đã sử dụng hình thức trò chơi học tập giúp học sinh hứng thú hơn với bài học Sau khi học sinh đã học được một số bài , tôi cho học sinh sử dựng bộ đồ dùng dạy học vần để ghép những tiếng đã có với những tiếng mới học để tạo thành từ có nghĩa VD ba má bé vẽ ba lô bé đi Trong quá trình tìm từ mới của học sinh từ nào khó tôi giải thích cho học sinh hiểu thông qua đồ dùng trực quan ( tranh ảnh ,vật thật) Đối với các phụ âm ghép để tránh cho các em viết sai lỗi chính tả tôi phân biệt cho học sinh các âm gh, ngh , k chỉ ghép với các âm e, ê ,i còn g, ng, c ghép v ghép được với các âm còn lại, sau đó cho học sinh nhắc lại nhiều lần và t hể hiện như sau : gh g ngh e, ê, i ng o,ô, a, u, ư k c 5 Như vậy khi viết chính tả các em sẽ nắm được qui tắc này và không bị mắc lỗi. 2. Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan Có thể nói đây là biện pháp được sử dụng xuyên suổt trong môn Tiếng Việt , cả giờ học vần và giờ tập đọc. a.Đối với giờ học vần , sau mỗi bài học sinh được học vần mới , trong phần củng cố kết thúc bài ở tiết 1,tôi thường cho học sinh thi đua ghép từ vào bảng gài qua hình thức chơi “ đoán tranh tìm chữ” . Do đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học , đặc biệt là học sinh lớp 1 rất thích được xem các tranh , hình ảnh mới lạ , có màu sắc nên các em thường rất háo hức. VD : Bài vần ôm – ơm Giáo viên đưa ra các tranh Bát cơm Bánh cốm 6 Cái bờm Cái nơm Chôm chôm Con tôm Sau mỗi bức tranh giáo viên đưa ra học sinh ghép từ vào bảng gài, bạn nào ghép đúng , nhanh sẽ được tuyên dương. Đối với những bức tranh khó tìm từ , giáo viên gợi ý để học sinh tìm ra được từ ( Bức tranh cái nơm gợi ý: vật đựoc làm từ những thanh tre san kê vào nhau , dùng để úp gà hoặc úp thỏ ) b. Đối với giờ Tập đọc , giáo viên nên khai thác đồ dùng trực quan tối đa , đặc biệt trong những bài tả cảnh thì cần đưa ra những lời gợi ý để giúp học sinh cám nhận được vẻ đẹp của cảnh trong tranh ngoài những gì đã được miêu tả trong bài tập đọc VD Bài “ Hồ Gươm” trang 118 SGK Tiếng Việt 1 tập hai Giáo viên đưa tranh hồ Gươm ở nhiều góc cạnh khác nhau 7 Giáo viên đưa ra những lời gợi ý để giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hồ Gươm mặt hồ như thế nào? Nước hồ màu gì? Xung quanh hồ đuợc bao phủ bởi gì?) Cầu Thê Húc Đền Ngọc Sơn ( Gợi ý : Cầu Thê Húc có màu gì? cầu dẫn lối ta đến đâu? Đền Ngọc Sơn có vẻ đẹp như thế nào? Con thích nhất điểu gì khi đến thăm quan hồ Gươm?) Thông qua những lời gợi ý của giáo viên ,học sinh được sử dụng vốn từ của mình để trả lời , qua đó giúp các em thêm trau dồi vốn từ , đồng thời biết cảm nhận đựoc vẻ đẹp của thiên nhiên , đất nước. 3.Biện pháp trò chơi học tập Sau khi đã thành thạo trong việc tìm tiếng mới , học sinh sẽ dễ dàng tìm từ mới ,do đó giờ học vần sẽ trở nên sinh động và sôi nổi hơn. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở việc gọi học sinh tìm từ mới chứa vần bằng cách phát biểu hoặc sử dụng bộ đồ dùng học vần thì lâu dần học sinh nhàm chán . Để giờ học vần luôn hấp dẫn với học sinh người giáo viên cần đưa ra các hình thức trò chơi học tập lôi cuốn không những giúp tăng cường vốn từ của học sinh sau mỗi bài học mà còn tạo không khí học tập trong lớp. Sau đây là một số trò chơi học tập mà tôi đã áp dụng trong các bài dạy âm vần để giúp tăng cường vốn từ cho học sinh a. Trong giờ học âm mới VD 1 Bài âm e 8 Trò chơi “ Ai nhanh hơn” Giáo viên chia lớp thành 3 đội chơi Giáo viên dán lên bảng 3 văn bản trong đó có các tiếng chứa chữ e , 3 đội lên thi gạch chân dưới tiếng có chứa âm e , đội nào làm nhanh và đúng thì thắng cuộc. Sau khi chơi xong giáo viên cho học sinh đọc đồng thanh các tiếng có chứa âm e mà các đội đã gạch chân. VD 2 : Bài âm n -m Trò chơi “ Ai thính tai” Giáo viên chuẩn bị một số câu có chứa âm ê và v , sau tiếng nào có chứa âm v hoặc âm ê học sinh đứng lên vỗ tay thật nhanh và đọc lại tiếng có chứa âm đã học sau đó ngồi xuống, em nào không thực hiện được thì phải đứng lên hoặc loại khỏi cuộc chơi ( chia lớp thành 4 đội mỗi tổ 1 đội ) Khi thực hiện trò chơi này tôi nhận thấy một số học sinh chậm các em thường không tham gia được với các bạn do khả năng nhận biết tiếng , từ của các em còn yếu . Vì vậy , cứ sau mỗi câu đọc có tiếng chứa âm ê hoặc v ,tôi cho học sinh khá nhắc lại tiếng có chứa âm cần tìm và phân tích tiếng đó để các em học sinh tiếp thu chậm có thể nhận biết được, ngoài ra kết thúc trò chơi tôi cho học sinh ghi lại tất cả những tiếng tìm được . Như vậy , học sinh được bổ sung thêm những tiéng ngoài sách , từ đó tìm thêm được nhiều từ mới. b. Dạy học vần mới VD 3 : Bài vần ôn - ơn Trò chơi “ Tìm chữ” Giáo viên chuẩn bị 2 câu đố : Câu đố 1 : Không huyền là một vật dài Binh khí chắc chắn dùng hoài chẳng sao Thêm huyền thành một cù lao Nổi giữa sông lớn càng cao càng dày. 9 Câu đố 2 : Một mình em chả có ai Nếu đi với mẫu thành loài đẹp ghê Thêm huyền để đánh, để vê Nỉ non thánh thót ,nhạc ve nào bằng. Do tính chất trò chơi là hình thức tìm chữ qua câu đố nên phần nào còn trừu tượng và khó đối với học sinh nên khi đưa ra câu đố tôi đưa từng câu một cách chậm rãi và nhấn mạnh vào những từ cần thiết để giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc tìm chữ ( Cần chú ý trong mỗi câu đố tìm 2 chữ ) VD : Trong câu đố 1 Không huyền là một vật dài ( Gợi ý : Chữ đó không có dấu chỉ một vật có chiều dài) Binh khí chắc chắn dùng hoài chẳng sao ( Gợi ý: Nó là một loại binh khí) Thêm huyền thành một cù lao Nổi giữa sông lớn càng cao càng dày ( Gợi ý : Vẫn chữ đó nhưng khi có dấu huyền mang một nghĩa mới chỉ một cù lao nổi ở giữa sông) Giáo viên cần gợi ý cho học sinh hôm nay học bài ôn - ơn nên chữ đó phải có vần ôn hoặc ơn , hướng dẫn học sinh tìm 2 chữ , một chữ không dấu chỉ binh khí và vẫn chữ tìm được thêm dấu huyền Tương tự thực hiện như vậy với câu đố thứ hai Giáo viên chia 2 tổ thành 1 nhóm, cho học sinh thời gian suy nghĩ ,trao đổi trong nhóm, sau đó ghi kết quả vào bảng con Theo hiệu lệnh của giáo viên , học sinh giơ bảng Giáo viên cho các nhóm nhận xét Kết quả : Câu đố 1 côn – cồn Câu đố 2 đơn – đờn 10

Ngày đăng: 05/08/2013, 09:58

Hình ảnh liên quan

Thông qua bảng ,học sinh nhanh chóng tìm được tiếng mới. Để phong phú , tôi đã sử dụng hình thức trò chơi học tập giúp học sinh hứng  thú hơn với bài học - Kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán ASNAF việt nam thực hiện

h.

ông qua bảng ,học sinh nhanh chóng tìm được tiếng mới. Để phong phú , tôi đã sử dụng hình thức trò chơi học tập giúp học sinh hứng thú hơn với bài học Xem tại trang 5 của tài liệu.
Sau mỗi bức tranh giáo viên đưa ra học sinh ghép từ vào bảng gài, bạn nào ghép đúng , nhanh  sẽ được tuyên dương - Kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán ASNAF việt nam thực hiện

au.

mỗi bức tranh giáo viên đưa ra học sinh ghép từ vào bảng gài, bạn nào ghép đúng , nhanh sẽ được tuyên dương Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan