Tiểu luận chuyên viên chính về xử lý tình huống Giải quyết Đơn khiếu kiện của bà Trần Thị lan đối với chồng là Nguyễn Văn Hải về hành vi về Bạo Lực gia đình sảy ra tại Phường Lộc Sơn thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Có thể nói, gia đình luôn được coi là tổ ấm, là nơi bình yên nhất của conngười, đồng thời là nơi mà con người tìm được sự chia sẻ và yêu thương, là nơitiếp sức cho con người có nhiều nghị lực để vượt qua những áp lực công việc vàcác thử thách bên ngoài xã hội Quan hệ gia đình giữa chồng và vợ, cha mẹ vàcon cái, anh chị em với nhau là quan hệ tình cảm thiêng liêng ấm áp, là nơi thỏamãn những nhu cầu tìm cảm của các thành viên và bảo vệ họ trước những căngthẳng trong cuộc sống, là nơi con người tìm về sau những ngày vất vả và xacách Gia đình còn được coi là một tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, làmôi trường quan trọng trong hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách conngười, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xãhội Gia đình tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp
Trong những năm gần đây - cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, hiệntượng bạo lực gia đình xuất hiện ngày càng mạnh mẽ, làm cho rất nhiều cácthành viên trong các gia đình rơi vào trạng thái bất ổn thật sự, vấn đề này đangnhận được rất nhiều sự quan tâm, lo lắng lớn của toàn xã hội Bởi, bạo lực giađình để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến sứckhỏe thể chất và tinh thần của người bị bạo lực mà còn ảnh hưởng đến kinh tếgia đình, đến tâm lý của các thành viên khác trong gia đình đặc biệt là sự pháttriển nhân cách của trẻ em và rộng hơn, bạo lực gia đình không những ảnhhưởng đến sự phát triển chung của một quốc gia mà còn ảnh hưởng tới toànnhân loại; nó làm xói mòn đạo đức, lối sống, làm ảnh hưởng đến thuần phong
mỹ tục, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai, là nguy cơ làm suy giảm sự bền vững,gây tan vỡ gia đình Hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyền con người, làm tổnhại đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng của nạn nhân và làm tổn hại không nhỏcho nền kinh tế - xã hội Bên cạnh những chi phí giải quyết hậu quả trực tiếp
Trang 4(chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho nạn nhân, ngăn chặn xung đột, công tác điềutra, truy tố, xét xử ), các chi phí gián tiếp khác cho tình trạng bệnh tật, mất khảnăng lao động, thậm chí nhiều trường hợp dẫn đến chết người do bạo lực giađình gây ra là không hề nhỏ.
Hiện nay, bạo lực gia đình không phải là việc riêng của từng gia đình mà
đã trở thành vấn đề chung của cả cộng đồng, của toàn xã hội thậm chí của cả thếgiới Vì vậy, một vấn đề đặt ra là phải nâng cao ý thức và kiến thức của cộngđồng đối với bạo lực gia đình, từ đó hướng hành động của họ tới việc phòngchống bạo lực gia đình Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền vănhóa Nho giáo, vì vậy tư tưởng trọng nam khinh nữ còn khá nặng nề Cùng với
đó, sức ép của quá trình phát triển kinh tế xã hội theo hướng thị trường cũng lànguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình, trở thành vấn đề đáng longại Hiện tượng bạo lực gia đình ở Việt Nam đang có chiều hướng phát triển ởmọi vùng miền, ở tất cả các đối tượng Bạo lực gia đình giữa vợ chồng, concháu ngược đãi với ông bà, bố mẹ đối xử tàn tệ với con cái khá phổ biến Theobáo cáo của Tổ chức Y tế thế giới công bố năm 2013 cho biết, trong số 3 phụ nữtrên thế giới thì có 1 người là nạn nhân của bạo hành gia đình, đa số là phụ nữ ởchâu Á và Trung Đông; ở Việt Nam, theo thống kê của Tổng cục Thống kê vàLiên hiệp quốc gần đây đã đưa ra con số đáng báo động: có đến 58% phụ nữViệt Nam cho biết mình đã từng là nạn nhân của ít nhất 1 trong 3 hình thức bạohành trong đời sống vợ chồng là bạo hành thể xác, tình dục và tinh thần Và cótới khoảng một nửa số nạn nhân này chưa từng nói với ai về tình trạng bạo lực
mà họ phải chịu đựng Tại tỉnh Lâm Đồng, theo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện công tác phòng chống bạo lực gia đình từ năm 2012 đến tháng 5/2017
của Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng, số vụ việc bạo lực gia đình được phát hiện và
xử lý trên phạm vi toàn tỉnh: 4.600 vụ, trong đó nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, trẻ
Trang 5em… Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân của các nguyên nhân dẫn đến bạolực gia đình là sự bất bình đẳng giới, chế độ phụ hệ, tư tưởng trọng nam khinh
nữ là hầu như mặc nhiên cho phép tính gia trưởng của nam giới tồn tại; nguyênnhân trực tiếp dẫn đến bạo lực gia đình chủ yếu là do say rượu và mượn rượu(69-70%), do khó khăn kinh tế, do vợ hoặc chồng ngoại tình; ngoài ra còn cócác nguyên nhân khác: học vấn thấp, thiếu kỹ năng sống, không hiểu biết phápluật
Thực tế cho thấy, công tác phòng chống bạo lực gia đình của nước ta hiệnnay vẫn chưa đạt hiệu quả chưa cao; biểu hiện ở việc số vụ bạo lực gia đìnhhàng năm không có dấu hiệu giảm đi Trong những năm gần đây, phòng chốngbạo lực gia đình đã được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm hơn.Nhiều mô hình phòng chống bạo lực gia đình được xây dựng thành công ở một
số địa phương như mô hình: “Câu lạc bộ gia đình bền vững, Câu lạc bộ xâydựng gia đình hạnh phúc, Câu lạc bộ nuôi dạy con tốt, Câu lạc bộ gia đình vănhóa….” , phòng chống bạo lực gia đình được đưa lên các phương tiện thông nhưbáo chí, truyền hình…thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà nước ta với việcphòng chống bạo lực gia đình Tuy nhiên, việc tuyên truyền nâng cao nhậnthức chưa mang lại kết quả như ý muốn, vì nhiều lý do khác nhau, mà theo em,một trong những lý do đó chính là phương pháp xử lý tình huống bạo lực giađình của địa phương và chính quyền cơ sở chưa đúng đắn; thực trạng trên đặt rayêu cầu cần thiết và cấp bách phải giải quyết vấn đề bạo lực gia đình nhằm bảo
vệ quyền con người, tạo thuận lợi cho nền kinh tế - xã hội phát triển, đáp ứngyêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Do đó, công tác phòng chống bạo lực gia đình là một trong những nhiệm
vụ quan trọng của quản lý Nhà nước đối với công tác gia đình Sự ra đời củaLuật bình đẳng giới được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 ban hành ngày
Trang 69/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007, cùng với Luật phòng, chốngbạo lực gia đình ban hành tháng 11 năm 2007 có hiệu lực tháng 7 năm 2008
là những hành lang pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đấutranh phòng, chống bạo lực gia đình Tuy nhiên, việc phổ biến Luật đến ngườidân còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế
Xuất phát từ những yêu cầu cần thiết nêu trên, là một cán bộ Hội phụ nữ
chuyên trách tôi chọn đề tài: “Xử lý tình huống giải quyết đơn kiện của bà Trần Thị Lan đối với chồng là ông Nguyễn Văn Hải về hành vi bạo lực gia đình tại phường Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc” Thông qua bài tiểu luận xử lý
tình huống của bản thân nhằm đánh giá kết quả quá trình học tập trong chươngtrình chuyên viên chính Đồng thời, giúp cho bản thân có điều kiện vận dụngkiến thức lý luận vào thực tiễn hoạt động quản lý Nhà Nước hiện hành, từ đócùng với hoạt động quản lý của Nhà nước trong công tác phòng chống bạo lựcgia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp phát huy vai trò đại diện, chăm lo, bảo
vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ góp phần giải quyết có hiệu quả
và giảm thiểu những tình huống bạo lực gia đình sảy ra tại địa phương
1 MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
1.1 Hoàn cảnh ra đời của tình huống:
Theo thống số liệu thống kê mới nhất, tỷ lệ Phụ nữ chiếm đến 50,9% dân
số và 50,6% lực lượng lao động chính của toàn xã hội, phụ nữ cũng đóng vai tròquan trọng trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước trước đây và công cuộc xâydựng, phát triển đất nước ngày nay
Tuy nhiên, hiện nay phụ nữ trên thế giới nói chung và phụ nữ Việt Namnói riêng đang phải đối mặt với nạn bạo hành gia đình Thông tin, tuyên truyền
về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực
Trang 7truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam là việc làm cần thiết vàcấp bách Chúng ta đã có một hệ thống pháp luật khá đầy đủ về lĩnh vực phòng,chống bạo lực gia đình Về nguyên nhân, có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạngbạo lực gia đình, nhưng tựu trung lại, có một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, nguyên nhân do người chồng say rượu và mượn rượu Nhiềungười uống rượu say quá về đánh vợ, đánh con Đôi khi có nhiều người mượn
cớ uống rượu để chửi bới, lăng mạ cha mẹ, vợ, con…
Thứ hai, nguyên nhân do kinh tế Nhiều gia đình kinh tế khó khăn quá,người nọ đổ lỗi cho người kia rồi nảy sinh bạo lực; có tình trạng người nọ épbuộc người kia lệ thuộc mình về tài chính…
Thứ ba, nguyên nhân do cờ bạc Đánh bạc thua không có tiền về nhà đánh
vợ, đánh con, vợ không cho chồng đánh bạc, nói nhiều rồi sinh ra bạo lực Thứ tư, nguyên nhân thiếu hiểu biết về pháp luật Nhiều người cho rằngbạo lực gia đình không vi phạm pháp luật Họ tự cho mình quyền được dạy bảo
vợ con, người khác không có quyền can thiệp vì đó là chuyện nội bộ gia đình
Và các nguyên nhân khác như ngoại tình, ghen tuông, học vấn thấp, tư tưởngtrọng nam khinh nữ, nghiện ngập ma túy
Từ các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bạo lực gia đình nêu trên, có thểthấy nguồn gốc sâu xa của bạo lực gia đình chính là sự bất bình đẳng giới Giảiquyết được vấn đề bạo lực chính là ở chỗ tìm ra căn nguyên sâu xa đó để cónhững cách thức điều chỉnh phù hợp trong từng tình huống cụ thể
[ơ
Trong điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định về nhữngnguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình: Kết hợp và thực hiện đồng bộ cácbiện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọngcông tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền
Trang 8thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theoquy định của pháp luật Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thờiphù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đấtnước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, ngườitàn tật và phụ nữ Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộngđồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.
1.2 Nội dung của tình huống:
* Tên tình huống: Xử lý tình huống giải quyết đơn kiện của bà Trần Thị Lan đối với chồng là ông Nguyễn Văn Hải về hành vi bạo lực gia đình tại phường Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc.
Ông Nguyễn Văn Hải năm nay 31 tuổi, vợ ông là bà Trần Thị Lan nămnay 29 tuổi Cả hai vợ chồng đều sinh ra và lớn lên tại tổ 15, Phường Lộc Sơn,Thành phố Bảo Lộc Ông Hải kết hôn với bà Lan đến nay đã được 10 năm; hai
vợ chồng đều là con út trong gia đình Sau khi kết hôn, vợ chồng ông Hải được
bố mẹ hai bên hỗ trợ tiền mua đất, xây nhà và cho 3 sào vườn trồng cà phê để
ở riêng Bà Lan mở cửa hàng may quần áo tại nhà, ông Hải làm vườn Cuộcsống của đôi vợ chồng trẻ tưởng chừng như trọn vẹn, nhưng khi hơn 1 năm sau,đứa con gái đầu lòng ra đời, ông Hải bắt đầu thể hiện tính gia trưởng, vũphu của mình Mỗi khi có điều gì không vừa ý với vợ là ông lại chửi mắng vợ;cộng với bản tính lười làm, chỉ thích sống hưởng thụ nên cuộc sống gia đìnhnhỏ luôn ngột ngạt, bế tắc do thiếu thốn đủ bề, mặc dù vẫn được bố mẹ hai bêncưu mang Đến khi bà Lan sinh đứa con gái thứ hai thì cuộc sống gia đình bắtđầu khủng hoảng trầm trọng Con nhỏ, kinh tế khó khăn, lại lười lao động và
Trang 9ông Hải rượu chè liên miên, nên gia đình ông Hải luôn bị xếp vào diện hộ nghèotrong khu dân cư dù cả hai đều còn trẻ, khỏe Túng quẫn, rồi nghe bạn bè khíchbác là không đẻ được con trai, ông Hải lại càng thể hiện sự vũ phu của mình.Ông thường xuyên đánh đập, hành hạ vợ với nhiều hình thức Gia đình hai bênnhiều lần can thiệp, nhưng chỉ được một vài hôm mọi chuyện lại đâu vào đấy.Ông Hải ngoài mặt tỏ ra thương yêu vợ con, mỗi lần đánh đập vợ xong, có Hộiđoàn thể tới can thiệp ông Hải lại tỏ ra hối hận và đổ lỗi tại vợ nên nhiều ngườikhông biết và bỏ qua Đến khi sự việc trở nên trầm trọng, đỉnh điểm là đêmngày 15/1/2017 bà Lan bị đánh thâm tím mặt mày và bị đuổi ra khỏi nhà gây ầm
ĩ cả khu phố thì mọi chuyện mới vỡ lẽ Khi phát hiện bà Lan ở nhờ nhà chị gái,ông Hải còn ra ném gạch vào nhà chị gái bà Lan bị hàng xóm bắt gặp Ngày3/2/2017, bà Lan bức xúc nộp đơn lên Ủy ban Nhân dân phường Lộc Sơn nhờcan thiệp và muốn được ly hôn
Để xử lý tình huống này, các cơ quan chính quyền phường, Hội Liên HiệpPhụ nữ cơ sở và các cá nhân có thẩm quyền phải làm gì để ngăn chặn tình trạngbạo lực gia đình cho bà Trần Thị Lan, giúp gia đình bà trở lại cuộc sống hạnhphúc?
2 PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1 Mục tiêu phân tích tình huống:
Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại, đểlại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em ỞViệt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quantâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều đạo luật trựctiếp và gián tiếp như: Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chămsóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Dân sự và đặc biệt Luật phòng, chống bạo lựcgia đình 2007 Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong
Trang 10đời sống xã hội trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình Nhưng đánh giámột cách khách quan thì các quy phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộcsống, sự quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạngbạo lực trong gia đình chưa có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực và thế nữa
nó dần trở thành như một hiện tượng của xã hội
Hơn nữa, về nhận thức, quan niệm về bạo lực gia đình của người dân cònkhá mơ hồ và dường như chỉ có hành vi bạo lực về mặt thể chất là được chú ýtới Khi trong tiềm thức của mỗi người dân còn cho rằng một cái tát, một câuchửi mắng nhau lúc nóng giận là bình thường, con hư thì bố mẹ phải đánh đểgiáo dục, hay việc đáp ứng nhu cầu tình dục của chồng là nghĩa vụ của ngườivợ… đương nhiên sẽ không bị coi là bạo lực gia đình, là vi phạm pháp luật Bởivậy trong tình huống trên, do tính gia trưởng và tư tưởng cổ hủ trọng nam khinh
nữ và bản tính lười lao động của ông Hải nên khi không hài lòng chuyện gì với
vợ là ông có thể chửi bới, thường xuyên đánh đập vợ con dẫn đến tình trạng BàLan không thể chịu đựng được và đã nộp đơn lên Ủy ban Nhân dân phường LộcSơn nhờ can thiệp và muốn được ly hôn
Để giải quyết vấn đề đơn kiện của Bà Lan vừa có lý, có tình, vừa mangtính nghiêm minh, vừa có sự khoan hồng của pháp luật, kết hợp giữa trừng phạtvới tuyên truyền, vận động, giáo dục đối tượng tránh hành vi vi phạm lần sau,tác động vào tư tưởng nhận thức của bà Lan để bà có những hành động phù hợp;giúp cho ông Hải nhận ra hành vi sai trái của mình, thương yêu, chăm sóc vợcon; giúp gia đình bà Lan trở lại cuộc sống hạnh phúc, đòi hỏi UBND PhườngLộc Sơn UBND phường Lộc Sơn phải tiến hành chỉ đạo và phối hợp với các cơquan chức năng, các Ban, ngành đoàn thể của phường Lộc Sơn (trong đó có cơquan Công An phường, Hội Liên Hiệp Phụ nữ phường) và các cá nhân có thẩm
Trang 11quyền tiến hành xác minh, xử lý làm rõ và giải quyết tình trạng bạo lực gia đìnhcho bà Trần Thị Lan trong thời gian sớm nhất.
2.2 Cơ sở lý luận và pháp lý phân tích tình huống:
Để giải quyết vụ việc đúng pháp luật, bảo đảm tính hợp lý, công bằngtrong xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích cần căn cứ vào các cơ sở pháp lý sau:
- Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007
- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 quy định xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệnạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình
- Quyết định số 2351/QĐ – TTg ngày 24/12/2010 phê duyệt chiến lượcquốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020
2.3.Phân tích diễn biến tình huống:
Sau khi nhận được đơn của Bà Trần Thị Lan, UBND phường Lộc Sơn đãtiến hành mời các cơ quan chức năng và các Ban, ngành đoàn thể của phườngLộc Sơn (trong đó có Hội Liên Hiệp Phụ nữ phường) họp để triển khai kếhoạch, thống nhất phương án giải quyết và phân công nhiệm vụ để tiến hành xácminh, xử lý làm rõ và giải quyết tình trạng bạo lực gia đình cho bàTrần Thị Lan
2.4 Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình huống:
a Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân đầu tiên bắt nguồn từ sự giáo dục của hai gia đình và quátrình rèn luyện tu dưỡng bản thân của hai đối tượng trong tình huống là ông Hải
và bà Lan Gia đình ông Hải là gia đình thuần nông Bố ông Hải cũng là người
Trang 12nổi tiếng về hành vi vũ phu với vợ mình Sống trong môi trường như vậy, ôngHải đã sớm bị tiêm nhiễm tư tưởng và hành vi xấu từ người cha Cộng với quátrình giáo dục của cha mẹ, sự nuông chiều của người mẹ đối với con út đã khiếncho ông Hải luôn coi mình là trung tâm, người khác phải cung phụng, phục tùnglại thêm thói lười lao động, thích hưởng thụ đã là nguyên nhân cho sự việc xảy
ra trong cuộc sống gia đình ông Hải Bà Lan vốn là con út trong gia đình đượccoi là kiểu mẫu Bố là Đảng viên có thâm niên công tác trong các cơ quan Nhànước, trước đó đã tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mẹ
là người phụ nữ tần tảo, đảm đang Bà Lan được cha mẹ cho ăn học cẩn thận.Tuy vậy, với bản tính ham chơi, bà Lan không chịu chú tâm học tập, sớm theobạn bè bỏ học và lấy chồng sớm từ khi 19 tuổi Chính vì không nghe lời khuyêncan chỉ bảo của cha mẹ nên bà đã chọn cưới ông Hải và từ đó mở ra chuỗi bikịch sau này của cuộc đời bà
- Sự thiếu trách nhiệm, chậm trễ của các ban ngành đoàn thể, chínhquyền địa phương trong việc thăm nắm, giải quyết tình trạng bạo lực gia đình,
hỗ trợ nạn nhân và khâu tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân vềphòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới còn chưa hiệu quả
b Nguyên nhân chủ quan
- Do nhận thức của đối tượng và các bên liên quan về vấn đề bình đẳnggiới và bạo lực gia đình còn hạn chế Cụ thể: Ông Hải tự cho mình quyền được
“dạy dỗ” vợ Nghĩ mình là bề trên và có quyền hành đối với vợ Bản thân ôngHải sau khi bị chính quyền địa phương nhắc nhở, dư luận làng xã cũng có sự sợhãi Nhưng một phần do bản chất con người khó thay đổi, một phần do rượu vàmột phần nữa là do bà Lan không dám tự giải thoát mình, nắm được điểm yếucủa vợ, ông Hải càng ngày càng có những hành vi đáng lên án
Trang 13- Bà Lan, dù được gia đình khuyên can, sẵn sàng bao bọc, nhưng bảnchất yếu đuối, không có bản lĩnh, nhu nhược, tâm lý á đông lấy chồng theochồng, hy sinh vì con cái … dẫn đến không dám đấu tranh với kẻ đã hành hạ,ngược đãi mình
- Hàng xóm láng giềng dù thương bà Lan , nhưng vẫn có tâm lý “đèn nhà
ai nhà nấy rạng” và quan niệm “ chuyện riêng nhà người ta…” nên chỉ dám canthiệp nhẹ nhàng bằng khuyên can hoặc báo cho gia đình bà Lan biết để canthiệp Tương tự, chính quyền địa phương cũng còn quan niệm chuyện bạo lực
là chuyện riêng của gia đình, nên vẫn ưu tiên hướng tự giải quyết Khi cần canthiệp cũng chưa có biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ nạn nhân và răn đe, trừng trịđối tượng gây bạo lực Chị em phụ nữ nói riêng và người dân trong điạ bàn nóichung chưa có những hiểu biết đúng, đủ về bạo lực gia đình và phòng chốngbạo lực gia đình Chính sự thiếu kiến thức dẫn đến các hành vi bao che, dungtúng cho bạo lực gia đình
- Nhiều người tuy không chấp nhận hành vi bạo lực gia đình nhưng cũngkhông công khai phản đối hoặc có các hành vi trợ giúp nạn nhân vì coi đó là
“chuyện gia đình” và để gia đình tự giải quyết Và lẽ dĩ nhiên, cách giải quyếtcủa gia đình vẫn sẽ là phụ nữ phải nhẫn nhịn vì “xấu chàng thì hổ ai”
2.5 Phân tích hậu quả và tác động của tình huống:
a Hậu quả đối với nạn nhân
Với cá nhân bà Lan, việc thường xuyên bị bạo hành đã ít nhiều ảnh hưởngđến sức khỏe thể chất, tinh thần của bà và tất cả các thành viên khác trong giađình Những hậu quả này chất thêm gánh nặng cho hệ thống y tế quốc gia Bởi
lẽ, các phụ nữ bị bạo hành gia đình phải cần đến các dịch vụ chăm sóc y tế caohơn nhiều so với phụ nữ bình thường Nó không những làm tổn thương về thể
Trang 14xác, tinh thần mà còn liên quan chặt chẽ đến vị trí, vai trò của người phụ nữtrong gia đình và ngoài xã hội
b Đối với gia đình và kinh tế gia đình
Bạo lực gia đình sẽ làm tan vỡ hạnh phúc của mọi gia đình, cuộc sống của
họ luôn bất hòa, mất ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành viên kháctrong gia đình Không những thế gia đình họ còn bị thiệt hại về kinh tế như chiphí điều trị thương tích do bạo lực, thu nhập giảm do không có người lao động.Cuối cùng là danh dự, uy tín của dòng họ hoặc của các thành viên khác tronggia đình bị giảm sút đáng kể
c Hậu quả đối với trẻ em
Với gia đình bà Lan và ông Hải có 2 đứa con gái Ông Hải thường xuyênsay rươu, đánh đập, chửi bới, xúc phạm vợ với những lời lẽ thô tục, cộng với tưtưởng trọng nam khinh nữ đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển về thể chấtcũng như tinh thần của 02 bé, tạo tâm lý tư ty, mặc cảm với bạn bè cùng tranglứa, thiếu tự tin, thất vọng, ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập, kỹ năng sống,hòa nhập xã hội của các em Nếu như các em không được giáo dục đúng mứcthì các em rất dễ trở thành những đứa trẻ hư hỏng, làm gia tăng tỷ lệ tội phạm vịthành niên, tệ nạn xã hội, chất thêm gánh nặng lên vai các nhà quản lý xã hội
d Hậu quả đối với cộng đồng, xã hội:
Với cộng đồng, việc địa bàn có trường hợp như vậy đã ảnh hưởng rấtxấu đến môi trường văn hóa của địa phương Những người có tư tưởng lạc hậu,
Trang 15trọng nam khinh nữ…sẽ coi đó là “tấm gương” để noi theo, cổ súy cho hành vibạo lực gia đình
Bạo lực gia đình còn làm giảm sự đóng góp của nạn nhân cho xã hội Nó
là mầm mống phát sinh tội phạm Bạo lực gia đình làm tăng áp lực lên hệ thống
y tế và làm mất ổn định, trật tự trong xã hội Bạo lực gia đình còn chất thêmgánh năng lên vai các cơ quan tư pháp Vì khi có hành vi bạo lực xảy ra, các cơquan pháp luật phải vào cuộc điều tra, xét xử, có rất nhiều vụ án là hậu quả củabạo lực gia đình tốn rất nhiều công sức, thời gian, nhân lực của Nhà nước.Ngoài ra, việc giáo dục, giam giữ các đối tượng gây ra bạo lực gia đình cũng làgánh nặng cho các cơ quan tư pháp Bạo lực gia đình còn ảnh hưởng đến uy tíncủa chính quyền địa phương khi để địa bàn tồn tại sự việc trái pháp luật nhưvậy
3 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
[[
3.1 Mục tiêu xử lý tình huống:
a Mục đích yêu cầu
Giải quyết tình huống phải:
- Phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng vàNhà nước
- Phù hợp với thực tiễn địa phương, cơ sở
- Góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, cơ sở
- Được nhân dân, cán bộ ở địa phương, cơ sở đồng tình ủng hộ cao
- Góp phần tăng cường pháp chế Xã hội Chủ nghĩa, đảm bảo trật tự, kỷcương tại địa phương, cơ sở
b Mục tiêu của việc giải quyết tình huống