Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng
GVHD: Ths.NGUYỄN MINH CHÂU CHUYÊN ĐỀ NĂM 3 Chương 1: Tổng quan về kinh doanh theo mạng 1.Cơ sở hình thành đề tài: Kinh doanh theo mạng hay còn được biết với tên gọi là kinh doanh đa cấp gần đây trở thành một thuật ngữ khá quen thuộc được khá nhiều biết đến. Và hiện nay có rất nhiều nhà kinh doanh đã áp dụng khá thành công hình thức kinh doanh này để trở thành những người tiên phong đi đầu trong việc đưa loại hình kinh doanh đa cấp áp dụng vào nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập WTO, đang hòa mình với nhiều loại hình kinh doanh mới. Một trong những hình thức kinh doanh đó thì kinh doanh theo mạng đang là trào lưu phát triển trên toàn thế giới. Theo số liệu thống kê từ nguồn hiệp hội các công ty bán hàng trực tiếp (WFDSD) từ phụ lục 01. Số lượng các quốc gia tham gia vào bán hàng đa cấp ngày càng tăng dần và thật sự trở thành những con số khá đáng kể. Tổng doanh số bán hàng được tổng hợp từ hiệp hội từ năm 2006 – 2008 là 113 tỷ USD với số lượng nhà phân phối viên lên đến 66028133 người. Những con số thật sự khá lớn trong các loại hình kinh doanh trên thế giới và con số đó đang tăng dần lên theo từng giờ và từng ngày. Kinh doanh theo mạng đã xuất hiện ở Việt Nam khá lâu và cũng gặp không ít khó khăn do rất nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Nhưng mãi đến năm 2005 thì hình thức kinh doanh này mới có bước chuyển mình và bắt đầu hội nhập vào nền kinh tế Việt. Nhiều loại hình kinh doanh mạng xuất hiện và phát triển trong nước và ngày càng có thế đứng vững chắc trong nền kinh tế nước ta hiện nay như: Amway, Tiens, Oriflame, Avon,…Đó là những công ty kinh doanh theo mạng khá thành công và được xem là những công ty dẫn đầu về loại hình kinh doanh trông có vẻ mới mẻ này. Sự cuốn hút của kinh doanh theo mạng được xem như một guồng quay chung của toàn thế giới và Việt Nam cũng đã bắt đầu có những bước chân đầu tiên vào vòng quay chung đó. Trước cái nhìn tổng thể về kinh doanh theo mạng đang phát triển thế giới và Việt Nam hiện nay đã giúp tôi đưa ra ý tưởng đề tài “ Nghiên cứu về tình hình kinh doanh theo mạng ở Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2009”. Mong rằng sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, sẽ giúp cho chúng ta cung cấp thêm kiến thức về kinh doanh mạng, hiểu rõ hơn về loại hình kinh doanh này. Và những ai đã và đang muốn trở thành những nhà kinh doanh thành công sẽ có thêm nhiều sự chọn lựa về các loại hình kinh doanh trong đó có “ Kinh doanh theo mạng”. SV: HUỲNH THỊ TUYẾT NHUNG TRANG 1 GVHD: Ths.NGUYỄN MINH CHÂU CHUYÊN ĐỀ NĂM 3 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu rõ về tình hình kinh doanh theo mạng trên thế giới( doanh số và số lượng tư vân viên) trong thời gian gần đây. - Tìm hiểu về sự hình thành, phát triển và sự cần thiết cần thiết của hình thức kinh doanh theo mạng ở Việt Nam từ giai đoạn 2007 -2009. 3.Ý nghĩa nghiên cứu: Làm cơ sở để hiểu rõ hơn về các hình thức kinh doanh theo mạng đang hình thành và phát triển trong nền kinh tế Việt Nam. Làm tiền đề để các doanh nghiệp trong nước định hướng và xây dựng loại hình kinh doanh theo mạng phù hợp trong giai đoạn hôi nhập. 4. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của hình thức kinh doanh theo mạng ở Việt Nam thông qua các quyết định, nghị định từ Bộ Công Thương, qua sách báo, internet và một số nguồn dẩn liên quan từ giai đoạn 2007-2009. 5. Nội dung nghiên cứu: Chương 1: Tổng quan về kinh doanh theo mạng. 1.Cơ sở hình thành đề tài. 2. Mục tiêu nghiên cứu. 3.Ý nghĩa nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu. 5. Nội dung nghiên cứu. 6. Phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết. 1. Định nghĩa về hình thức kinh doanh theo mạng. 2. Lịch sử hình thành kinh doanh theo mạng. 3. Nguyên lý phát triển của kinh doanh theo mạng. 4. Mô hình trả thưởng. 5. So sánh giữa kinh doanh theo mạng và kinh doanh truyền thống. Chương 3: Phân tích đánh giá tình hình và xu hướng phát triển kinh doanh theo mạng trên thế giới và ở Việt Nam trong giai đoạn 2007- 2009. 1. Xu hướng phát triển kinh doanh theo mạng trên thế giới. 2. Tình hình kinh doanh theo mạng phát triển ở Việt Nam giai đoạn 2007 -2009. Chương 4: Kết luận. SV: HUỲNH THỊ TUYẾT NHUNG TRANG 2 GVHD: Ths.NGUYỄN MINH CHÂU CHUYÊN ĐỀ NĂM 3 6. Phương pháp nghiên cứu. Thu thập số liệu thứ cấp và phân tích đánh giá dữ liệu thứ cấp: - Thu thập các số liệu và nguồn thông tin từ Sở Công Thương Hà Nội, Hồ Chí Minh về hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam, và một số nguồn liên quan khác như internet, … - Tham khảo nghị định 110/2005/ NĐ–CP của chính phủ về quản lý hoạt đông bán hàng đa cấp. Tham gia diễn dàn kinh tế về kinh doanh đa cấp, chia sẽ và học hỏi từ những cá nhân thành công từ kinh doanh đa cấp. Tổng hợp những nguồn thông tin về kinh doanh đa cấp để đánh giá nghiên cứu vấn đề. SV: HUỲNH THỊ TUYẾT NHUNG TRANG 3 GVHD: Ths.NGUYỄN MINH CHÂU CHUYÊN ĐỀ NĂM 3 Chương 2: Cơ sở lý thuyết. 1. Định nghĩa về hình thức kinh doanh theo mạng. Kinh doanh theo mạng (Multi-level marketing) hay còn gọi là kinh doanh đa cấp, tiếp thị đa tầng, tiếp thị hệ thống, kinh doanh nhiều tầng. Biểu đồ 1:Hình thức kinh doanh đa cấp (Nguồn: Hiêp hội bán hàng đa cấp Việt Nam,2010) Kinh doanh nhiều tầng: “ nguyên tắc hoạt động của nó thể hiện ngay tên gọi của nó. Có nghĩa là một tổ chức gồm nhiều tầng, được xây dựng nhằm lưu hành hàng hóa từ điểm sản xuất tới người tiêu dùng qua những mối giao tiếp giữa mọi người với nhau. Tiền hoa hồng được chia cho tất cả các tầng, trong buôn bán hằng ngày có những người làm việc cả ngày trong cửa hàng dể rồi lãnh những đồng tiền quá ít ổi so với tiền lãi của công ty. Trong kinh doanh nhiều tầng thì ngược lại, việc phân phối sản phẩm đã làm hấp dẫn rất nhiều người. và kết quả là mỗi một người làm việc đỡ vất vả hơn nhiều. Những công ty làm việc theo sơ đồ này chỉ có thể tăng thu nhập cho mình nhờ thu hút khối lượng lớn mọi người vào công việc. Đây là điều kiện bắt buộc. những công ty kinh doanh đa tầng có thể tránh khỏi mội số chi phí, vì họ không phải thuê cửa hàng, đặt quảng cáo, thuê những chuyên gia giỏi để quản lý quá trình hoạt động. Trong việc kinh doanh này mọi người hoạt động như những doanh nhân tự do, việc lưu hành và bán sản phẩm được tiến triển do mỗi một người trong cuộc đều có lợi.” ( VMB Group) Bán hàng đa cấp “ là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các đều kiện tại qui định tại khoản 11 điều 31 Luật Cạnh Tranh.” (Chính Phủ,2005) SV: HUỲNH THỊ TUYẾT NHUNG TRANG 4 GVHD: Ths.NGUYỄN MINH CHÂU CHUYÊN ĐỀ NĂM 3 2. Lịch sử hình thành kinh doanh theo mạng. Xuất phát tại Mỹ vào năm 1941, lịch sử ngành kinh doanh theo mạng gắn liền với tên tuổi của nhà hóa học – Karl RenBorg (1887 - 1973) – Người sáng lập ra công ty kinh doanh theo mạng đầu tiên trên thế giới mang tên Nutrilite Product. Ông là người đầu tiên đã ứng dụng ý tưởng Network Marketing vào trong cuộc sống, tạo ra một hệ thống kinh tế, một ngành kinh doanh có triển vọng nhất trong thế kỷ 21. Giữa những năm 1920 – 1930 Karl RenBorg làm việc tại Trung Quốc, ông và một số người nước ngoài khác đã bị bắt giam khi chính quyền thuộc về tay Tưởng Giới Thạch. Điều kiện sống trong tù rất thiếu thốn, khắc nghiệt nhưng nhờ vào những hiểu biết về dinh dưỡng và các loại cây cỏ ông và bạn bè đã sống sót và trở về quê hương. Thời gian ngồi tù tại Trung Quốc, ông thấu hiểu được sức khỏe con người là vô giá. Về Mỹ ông đã bắt đầu chế biến các loại vitamin và chất khoáng được làm ra từ thiên nhiên… công ty Vitamins Califorlia do ông sáng lập ra đời sau được đổi tên thành Nutrilite Product chuyên kinh doanh các chất bổ sung dinh dưỡng. Thoạt tiên vì sản phẩm còn rất mới lạ với người tiêu dùng, ông đề nghị những người quen dùng thử nghiệm miễn phí song ý tưởng này đã hoàn toàn thất bại vì không ai muốn mình làm vật thí nghiệm… Sau nhiều cố gắng nhưng không đạt kết quả ông hiểu ra rằng chẳng ai chịu đánh giá tốt những thứ cho không. Vì vậy, RenBorg đã nghĩ ra một ý tưởng khác biệt để phân phối các sản phẩm của mình. Ông RenBorg đề nghị bạn của ông giới thiệu chất bổ sung dinh dưỡng này cho người quen của họ, khi những người khách này mua hàng ông hứa sẽ trả tiền hoa hồng cho người cộng tác. Đồng thời ông cũng quyết định trả hoa hồng cho các người quen của bạn mình nếu những người này giới thiệu sản phẩm tiếp theo quan hệ của họ. Kết quả đến thật bất ngờ, thông tin về các chất bổ sung dinh dưỡng được truyền bá rộng rãi vì mỗi người bạn của ông lại có nhiều người bạn khác và bạn của bạn là vô hạn. Sản phẩm của công ty ông không đủ cho nhu cầu thị trường, thành công đến ngoài sức tưởng tượng trong một thời gian ngắn doanh số công ty Nutrilite đã lên tới 7 triệu USD. Tình cờ, RenBorg đã khai sinh ra một mô hình kinh doanh hiệu quả nhất trong thế kỷ. Sau đó là hàng trăm công ty đã ra đời tại Mỹ và hoạt động theo cách kinh doanh này đã đạt thành công rực rỡ, rất nhiều người đã trở nên giàu có… Trước nhiều sự thành đạt nhanh chóng… cộng với sự mới mẻ của loại hình kinh doanh nên tại Mỹ lúc đó đã xảy ra một loạt các vụ kiện cáo và dư luận cho rằng đây là một kiểu kinh doanh bất chính, tháp ảo… Và người ta phải chờ đến năm 1979 khi công ty Amway đặt một mốc son lịch sử cho lĩnh vực kinh doanh theo mạng trên thế giới, bắt đầu từ năm 1975 sau 4 năm hầu tòa tại Tòa Án Liên bang Hoa Kỳ, Amway đã thắng kiện, nước Mỹ đã thừa nhận mô hình kinh doanh theo mạng là một cách thức bán hàng chính thống. Kể từ năm 1941, Network Marketing trải qua 3 làn sóng phát triển với Bộ luật đầu tiên trên thế giới dành cho kinh doanh theo mạng được ra đời tại Mỹ vào năm 1979, ngày nay Network Marketing đã có mặt trên 125 quốc gia với gần 50 triệu người tham SV: HUỲNH THỊ TUYẾT NHUNG TRANG 5 GVHD: Ths.NGUYỄN MINH CHÂU CHUYÊN ĐỀ NĂM 3 gia hình thành nên một hệ thống kinh tế hùng mạnh nhất trong lịch sử Bán hàng trực tiếp với hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Ông Richard Poe, phóng viên của báo Success - một tờ báo rất nổi tiếng tại Mỹ- Trong cuốn: "Làn sóng thứ ba-Kỷ nguyên của KDTM" đã chia KDTM ra làm ba thời kỳ. -Làn sóng thứ nhất (Thời kỳ thứ nhất) là thời kỳ bắt đầu hình thành của ngành KDTM: từ 1940 cho đến năm 1979 chỉ có khoảng 30 công ty KDTM ra đời tại Mỹ. -Làn sóng thứ II (Thời kỳ thư hai): từ 1979 - 1990 là thời kỳ bùng nổ của KDTM. Mỗi đêm ngủ dậy chúng ta có thể thấy hàng trăm công ty KDTM bố cáo thành lập với đủ loại sản phẩm và sơ đồ kinh doanh. Đây là thời kỳ phát triển và chọn lọc tự nhiên. -Làn sóng thứ III (Thời kỳ thứ ba): từ 1990 trở đi, nhờ tiến bộ của công nghệ thông tin truyền thông, KDTM đã mang màu sắc mới. Các nhà phân phối độc lập có thể đơn giản hóa công việc của mình nhờ vào điện thoại, điện đàm, hội thảo vô tuyến, internet và nhiều phương tiện khác. Nếu như ở làn sóng thứ II, những nhà phân phối độc lập giỏi phải là nhà hùng biện và họ phải đi lại như con thoi đến các mạng lưới thì ở làn sóng thứ III, bất cứ ai cũng có thể sử dụng thời giờ nhàn rỗi của mình để tham gia KDTM. Hàng ngàn công ty đã áp dụng KDTM để truyền bá sản phẩm của mình. Các công ty áp dụng phương pháp bán hàng truyền thống như Ford, Colgate, Canon, Coca- cola và nhiều công ty nổi tiếng khác đã bắt đầu áp dụng phương pháp KDTM để phân phối những mặt hàng độc đáo của mình. (Nguồn: Hiêp hội bán hàng đa cấp Việt Nam, 2010) 3. Nguyên lý phát triển của kinh doanh theo mạng. 3.1 Nguyên lý thứ nhất gọi là nguyên lý chia sẻ (truyền khẩu): Biểu đồ 2: Nguyên lý truyền khẩu kinh doanh đa cấp (Nguồn: Hiêp hội bán hàng đa cấp Việt Nam, 2010) Trong kinh doanh theo mạng, áp dụng nguyên lý truyền khẩu, hàng hóa được giới thiệu từ tư vấn viên tới người tiêu dùng thông qua quan hệ hay chia sẽ kinh nghiệm sử dụng hàng hóa của nhau. Thông tin từ sản phẩm sẽ được truyền từ người này đền người khác. Mạng lưới cứ hoạt động và phát triển rộng khắp giống như mô hình trên chỉ dựa vào nguyên tắc truyền miệng từ người này tới người khác. SV: HUỲNH THỊ TUYẾT NHUNG TRANG 6 GVHD: Ths.NGUYỄN MINH CHÂU CHUYÊN ĐỀ NĂM 3 3.2 . Nguyên lý thứ hai gọi là nguyên lý phát triển theo cấp số nhân (Bội tăng): Biểu đồ 3: Nguyên lý cấp số nhân kinh doanh đa cấp (Nguồn: Hiêp hội bán hàng đa cấp Việt Nam,2010) Việc phát riển mạng lưới đi đôi với việc giới thiêu sản phẩm. Dựa trên nguyên tắc người tư vấn viên giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng. Và người tiêu dùng sẽ là người tư vấn viên tiếp theo khi giới thiệu hàng hóa đó cho người tiêu dùng khác sử dụng. Khi bạn tìm được 2 người tích cực thì từ 2 người này sẽ phát triển thành 4 người, và 4 người thành 8 người… cứ như thế hệ thống của bạn có thể tăng tới hàng ngàn người. 4. Mô hình trả thưởng: Mô hình Nhị phân cho phép mỗi nhà phân phối được và chỉ được tuyển mộ thêm 2 nhà phân phối tuyến dưới và bắt buộc hai nhánh của mình phải luôn phát triển đồng đều. Đều này khiến cho tốc độ phát triển đội nhóm của nhà phân phối luôn chậm hơn so với những nhà phân phối tuyến trên. Mô hình Ma trận cũng tương tự như mô hình nhị phân, nhưng mỗi nhà phân phối được tuyển 3 nhà phân phối tuyến dưới. Mô hình Đều tầng cho phép nhà phân phối tuyển không giới hạn nhà phân phối tuyến dưới, tức là không phải tuyển với bắt buộc số lượng tuyến dưới, có thể là một người, hai người, ba người hay bao nhiêu người tùy thích. Nhà phân phối được hưởng hoa hồng hay phần trăm hoa hồng từ đội nhóm của mình là như nhau cho dù ở bất kì thế hệ nào. Để bảo đảm tính công bằng giữa người vào trước và vào sau nên mô hình đều tầng chỉ cho phép hưởng tối đa một thế hệ, hai thế hệ hay ba thế hệ (tùy theo chính sách của mỗi công ty). SV: HUỲNH THỊ TUYẾT NHUNG TRANG 7 GVHD: Ths.NGUYỄN MINH CHÂU CHUYÊN ĐỀ NĂM 3 Bậc thang li khai là mô hình phổ biến nhất hiện nay. Nó cho phép mỗi nhà phân phối được tuyển tuyến dưới với số lượng tùy thích (cũng giống như mô hình đều tầng). Ngoài hệ thống thế hệ, bậc thang li khai còn tạo ra một hệ thống cấp bậc. Ở mỗi cấp bậc, nhà phân phối được hưởng hoa hồng cá nhân khác nhau, là hoa hồng đội nhóm cũng khác nhau tùy vào cấp bậc của nhà phân phối tuyến dưới. Vì thế, mô hình cho phép nhà phân phối hưởng không giới hạn thế hệ mà vẫn bảo đảm được tính công bằng. (Nguồn: Hiêp hội bán hàng đa cấp Việt Nam,2010) 5. So sánh giữa kinh doanh theo mạng và kinh doanh truyền thống. ĐỐI VỚI HÀNG HÓA LƯU THÔNG QUA HỆ THỐNG KDTT Biểu đồ 4: Hình thức lưu thông hàng hóa theo KDTT Tc: Quảng Cáo + Các Khâu Trung Gian Chiếm 70% - 80% Giá Thành Sản Phẩm ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU Biểu đồ 5: Hình thức lưu thông hàng hóa nhập khẩu theo KDTT Tc: Quảng Cáo + Các Khâu Trung Gian Chiếm 70% - 80% Giá Thành Sản Phẩm SV: HUỲNH THỊ TUYẾT NHUNG TRANG 8 GVHD: Ths.NGUYỄN MINH CHÂU CHUYÊN ĐỀ NĂM 3 ĐỐI VỚI HÀNG HÓA LƯU THÔNG QUA HỆ THỐNG KDTM Biểu đồ 6: Hình thức lưu thông hàng hóa theo KDTM (Nguồn: Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam,2010) Hình thức kinh doanh truyền thống thì bất kỳ sản phẩm nào nó cũng được xuất xưởng từ một nhà máy. Ví dụ đối với những sản phẩm nhập khẩu thì nó sẽ được nhập về bởi một công ty nhập khẩu, từ đó được phân phối đến các đại lý khu vực - Đại lý bán sỉ - rồi đến các cửa hàng bán lẻ. Chúng ta là người tiêu dùng đơn thuần, chúng ta sẽ mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng bán lẻ. Để kiếm được lợi nhuận thì các nhà kinh doanh thường tăng giá ở các khâu trung gian. Thông thường các khâu này chiếm từ 30% - 40% giá bán ra của một sản phẩm. Bên cạnh đó người tiêu dùng còn phải gánh chịu một khoản chi phí khác nữa, đó là chi phí dành cho quảng cáo, tiếp thị, tuyên truyền và khuyến mãi. Khoản chi phí này cũng rất đáng kể, thường chiếm khoảng 40% giá bán ra của một sản phẩm. SV: HUỲNH THỊ TUYẾT NHUNG TRANG 9 GVHD: Ths.NGUYỄN MINH CHÂU CHUYÊN ĐỀ NĂM 3 Chương 3 Phân tích đánh giá tình hình và xu hướng phát triển kinh doanh theo mạng trên thế giới và ở Việt Nam trong giai đoạn 2007- 2009 1. Xu hướng phát triển kinh doanh theo mạng trên thế giới: Biểu đồ 7: Doanh số của ngành bán hàng trực tiếp, giai đọan 1998 – 2007 (tỷ đô la) Nguồn: Hiệp hội các công ty bán hàng trực tiếp (WFDSA), số liệu ngày 13/1/2009. ( h tt p :/ / w w w . w f d s a. o rg/statistics/index.cfm?fa=display_stats&number=2) Doanh số bán hàng trực tiếp giai đoạn 1998 – 1999: tăng từ $81.87 đến $85.44 thể hiện sự phát triển của ngành trong giai đoạn đầu khi phát triển rộng ở nhiều quốc gia. Doanh số bán hàng trực tiếp giai đoạn 1999 – 2001: có xu hướng giảm trong 2 năm liền từ 85.44 xuống còn 82.26 (2000) và lại tiếp tục giảm mạnh xuống còn 78.66 (2001). Nguyên nhân tao nên xu hướng giảm: từ năm 2000 tình hình kinh tế thế giới có chiều hướng đi xuống và sự kiện khủng bố ngày 9/11/2001 đã ảnh hưởng làm khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu, suy thoái tiêu dùng ở nhiều quốc gia trên thế giới và đó là nguyên nhân chính dẫn đến làm doanh số năm 2001 giảm mạnh. Doanh số bán hàng trực tiếp giai đoạn 2001 – 2007: xu hướng tăng nhanh qua các năm. Đầu năm 2002 nền kinh tế thế giới dân dần phục hồi sau khủng hoảng, doanh số bán hàng tăng dần theo thời gian thể hiện được sự phát triển và ngày càng lớn mạnh của ngành bán hàng đa cấp. kinh doanh đa cấp đã thật sự hòa mình vào sự phát triển kinh tế chung SV: HUỲNH THỊ TUYẾT NHUNG TRANG 10 . của hình thức kinh doanh theo mạng ở Việt Nam từ giai đoạn 2007 -2009. 3.Ý nghĩa nghiên cứu: Làm cơ sở để hiểu rõ hơn về các hình thức kinh doanh theo mạng. trong giai đoạn 2007- 2009. 1. Xu hướng phát triển kinh doanh theo mạng trên thế giới. 2. Tình hình kinh doanh theo mạng phát triển ở Việt Nam giai đoạn 2007