Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng
Trang 1Có rất nhiều yếu tố làm NLĐ thỏa mãn với tổ chức mà tận tâm cống hiến như:môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, lương và thưởng… Trong đó, lương và thưởng làmột trong những vấn đề chính yếu để giữ chân NLĐ nghĩa là khi nhân viên cảm thấy rằngmình được trả lương cao, công bằng và tương xứng với năng lực làm việc thì họ sẽ làmviệc tốt hơn, tăng hiệu quả công việc Khi năng suất lao tăng, lợi ích của doanh nghiệp sẽtăng theo, từ đó giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn và có thể tồn tại vững chắc hơn.
Nắm bắt được vấn đề trên, tác giả muốn thực hiện một cuộc khảo sát để hiểu được
sự hài lòng về lương, thưởng của nhân viên ở Chi cục Thuế thành phố (TP.) Long Xuyên
Cụ thể là tìm hiểu rõ hơn nguyện vọng về tiền lương, thưởng để tổ chức trả công chongười lao động một cách xứng đáng, công bằng hơn Hơn thế nữa, khi người lao độngđược đảm bảo về mặt lợi ích, họ sẽ hăng hái làm việc hơn, tạo ra sự gắn kết về mặt lợi íchcủa cán bộ, nhân viên và tổ chức Từ đó, họ sẽ nâng cao trách nhiệm của mình với tổchức
Nghiên cứu đề tài trên, tác giả mong muốn mang đến những lợi ích cho cán bộ,nhân viên cũng như Chi cục Thuế Long Xuyên về việc nâng cao hiệu quả quản lý, xúctiến khả năng làm việc của cán bộ, nhân viên để mang đến cho ngân sách Nhà nướcnguồn thu cao nhất có thể
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu cần xác định rõ:
1 Thực trạng lương, thưởng tại Chi cục Thuế
2 Tìm hiểu mong muốn của cán bộ, nhân viên về lương, thưởng
3 Mức độ hài lòng của cán bộ, nhân viên về lương thưởng đối với Chi cụcThuế
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu sự thỏa mãn về lương thưởng của Cán bộ, nhân viên hiện đang làmviệc tại Chi cục Thuế trong biên chế (145 người)
Trong nghiên cứu này, tác giả không khảo sát những Cán bộ ngoài biên chế (Cán
bộ làm việc theo hợp đồng) vì số lượng không ổn định, rất khó quản lý
Trang 21.4 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu thực hiện qua các giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chínhthức:
- Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện bằng phương pháp định tínhthông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu
- Nghiên cứu chính thức: được thực hiện bằng phương pháp địnhlượng thông qua việc thu thập dữ liệu bằng cách phát bản hỏi và hướngdẫn Cán bộ, nhân viên trả lời Mẫu được chọn theo phương pháp phân tầng
ở tất cả các phòng ban tại Chi cục Thuế
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài giúp Chi cục Thuế thấy được nguyện vọng của Cán bộ, nhânviên về một chính sách lương, thưởng hợp lý Từ đó ban lãnh đạo sẽ có kế hoạch về chínhsách thưởng hiệu quả hơn Tạo được niềm tin của NLĐ đối với tổ chức Khi đó Cán bộ,nhân viên sẽ cống hiến hết mình cho Chi cục Thuế
Hơn nữa, đề tài trên có thể giúp Chi cục Thuế làm tài liệu tham khảo để đưa rachính sách thưởng hợp lý hơn nhằm đem đến lợi ích vật chất cũng như tinh thần củaNLĐ, mang lại hiệu quả quản lý cao nhất
Tác giả hy vọng nghiên cứu này được áp dụng vào thực tế để sự cống hiến củaNLĐ được đền đáp xứng đáng, nâng cao mức sống của Cán bộ, nhân viên Nhà nước bởi
vì chính họ là nền tảng phát triển đất nước Khi NLĐ được thỏa mãn họ sẽ làm việc chămchỉ hơn, đặt lợi ích tổ chức lên hàng đầu Từ đó, nguồn thu về ngân sách Nhà nước sẽtăng Làm cho dân giàu nước mạnh
1.6 Cấu trúc nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu có bố cục như sau:
Chương 1: giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Giới thiệu Chi cục Thuế TP Long Xuyên
Chương 5: Kết quả nghiên cứu
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
Phụ lục
Trang 3CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày sơ lược các lý thuyết liên quan đến vấn đề cần phân tíchcũng như giới thiệu hình thức trả lương hiện hành theo qui định của Nhà nước và cuốicùng là trình bày mô hình nghiên cứu
2.1 Mức độ thỏa mãn về lương, thưởng:
2.1.1 Các định nghĩa:
Định nghĩa tiền lương:
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà NLĐ bỏ ra và đượcthanh toán theo kết quả lao động (Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Điềm, Phó giáo sư tiến sĩNguyễn Ngọc Quân.2004)
K.Marx định nghĩa tiền lương là giá trị hay giá cả của sức lao động, nhưng biểuhiện ra bên ngoài như là giá cả của lao động1
Định nghĩa tiền thưởng: Tiền thưởng là một loại thù lao bổ sung ngoài lương
nhằm khuyến khích NLĐ tích cực lao động sản xuất Là một dạng khuyến khích tài chínhđược chi trả một lần (thường là cuối quí hoặc cuối năm) để thù lao cho sự thực hiện côngviệc của NLĐ Tiền thưởng cũng có thể được chi trả đột xuất để ghi nhận những thànhtích xuất sắc như: hoàn thành tốt công việc được giao, tiết kiệm ngân sách…2
Định nghĩa phụ cấp lương: Phụ cấp lương là tiền trả công lao động ngoài tiền
lương để bù đắp thêm do có những yếu tố không ổn định hoặc vượt quá điều kiện bìnhthường nhằm khuyến khích NLĐ yên tâm làm việc
- Và một số phụ cấp khác
1 TS Đinh Sơn Hùng Ngày 09/05/2005 Bàn về tiền lương [trực tuyến] Viện nghiên cứu phát triển
TPHCM Đọc từ: http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=2919&cap=4&id=2921 Đọc ngày (21/05/2010).
2 Không tên (Không ngày tháng) Liên đoàn Lao động TPHCM Đọc từ:
Trang 4Định nghĩa phúc lợi: là khoản thu nhập tăng thêm thể hiện sự quan tâm của tổ
chức đến đời sống của NLĐ, có tác dụng kích thích sự hăng hái nhiệt tình của NLĐ, làmcho họ gắn bó, một lòng với tổ chức
Các loại phúc lợi hiện hành:
- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
- Nghỉ phép
- Nghỉ lễ
- Hưu trí
Với hệ thống thu nhập của NLĐ từ tổ chức tốt sẽ duy trì đội ngũ lao động hiện tại
và đảm bảo sự đối xử công bằng với tất cả mọi người, có tác dụng nâng cao năng suất vàchất lượng lao động, giúp tổ chức thu hút và duy trì được những Cán bộ, nhân viên giỏi,thúc đẩy họ hăng say lao động, cống hiến
2.1.2 Các tiêu thức của sự thỏa mãn về lương: bao gồm
- NLĐ được trả lương cao
- Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc
- Tiền lương, thu nhập được trả công bằng
- NLĐ có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập của tổ chức
(Nguồn: Theo Stanton và Croddley.2000)
2.3 Mô hình nghiên cứu:
Sự thỏa mãn về lương thưởng được khảo sát qua các biến:
Thực trạng lương thưởng của Chi cục Thuế
Mong muốn của NLĐ tại Chi cục Thuế
- NLĐ được trả lương cao
- Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc
- Tiền lương, thu nhập được trả công bằng
- NLĐ có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ tổ chức
Mức độ thoả mãn của NLĐ tại Chi cục Thuế
Trang 52.2.1 Mô hình nghiên cứu:
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu
2.2.2 Giải thích mô hình nghiên cứu:
Sự hài lòng của Cán bộ, nhân viên Chi cục thuế được xác định bởi mong muốn
của NLĐ về mức lương, thưởng cao; lương, thưởng tương xứng với kết quả làm việc và
đảm bảo NLĐ được trả lương công bằng Khi tổ chức đáp ứng được đúng hoặc cao hơn
mong muốn của Cán bộ, nhân viên để họ được sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ quá
trình làm việc thì sẽ tạo được sự hài lòng của họ đối với Chi cục thuế
Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên các yếu tố tác động đến sự thoả mãn
về lương, thưởng tại Chi cục thuế TP Long Xuyên Cụ thể:
- NLĐ được trả lương cao: Mức lương, thưởng cao tương quan cùng chiều
với mức độ thoả mãn của Cán bộ, nhân viên Chi cục thuế
- Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc: tương quan cùng chiều với
NLĐ có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập
Mức độ thỏa mãn của NLĐ
Mong muốn của NLĐ
Thực trạng lương, thưởng tại Chi cục Thuế
Trang 6- Tiền lương, thu nhập được trả công bằng: NLĐ sẽ được thoả mãn.
- NLĐ có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ tổ chức: NLĐ sẽ đượcthoả mãn cao
Tóm tắt:
Chương 2 đã đưa ra một số định nghĩa và các yếu tố tác động về sự thoả mãn vềlương, thưởng của NLĐ 4 yếu tố ấy bao gồm: (1) NLĐ được trả lương cao; (2) Tiềnlương tương xứng với kết quả làm việc; (3) Tiền lương, thu nhập được trả công bằng; (4)NLĐ có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập của tổ chức Trong chương 2, tác giả cũng
đã trình bày mô hình nghiên cứu và giải thích cụ thể về các yếu tố tương quan dẫn đến sựthoả mãn của mô hình nghiên cứu
Trang 7CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng môhình nghiên cứu Bên cạnh đó chương này cũng trình bày thiết kế nghiên cứu, thiết kếthang đo cho bản hỏi, thiết kế mẫu
3.1 Thiết kế nghiên cứu:
3.1.1 Các bước nghiên cứu:
Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ với phương pháp định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn
chuyên sâu (n = 5) theo nội dung chuẩn bị trước Có thể điều chỉnh và bổ sung các biếnphù hợp và loại bỏ các biến không phù hợp để mô hình đạt độ chính xác cao nhất có thể
- Thông tin cần thu thập: Tìm hiểu mức độ thoả mãn của Cán bộ, nhân viên về thunhập nhận được từ Chi cục Thuế như thế nào? Thu nhập có tương xứng với hiệuquả làm việc của họ không?
- Đối tượng phỏng vấn: 5 Cán bộ, nhân viên Chi cục Thuế
Kết quả nghiên cứu sơ bộ làm tiền đề để thiết lập bản hỏi một cách hiệu quả nhất
Bước 2: Nghiên cứu chính thức với phương pháp định lượng bằng kỹ thuật phỏng
vấn trực tiếp 33 Cán bộ, nhân viên hiện đang làm việc ở tất cả các phòng ban tại Chi cụcThuế thông qua bản câu hỏi chi tiết với tổng thể N = 145 Dữ liệu thu thập xử lý bằngExcel Sau khi mã hoá và làm sạch dữ liệu sẽ trải qua các bước phân tích: thống kê mô tả,phân tích khác biệt
3.1.2 Quy trình nghiên cứu:
Đầu tiên tác giả xác định được thực trạng cũng như mong muốn của Cán bộ, nhânviên về lương, thưởng tại Chi cục Thuế TP Long Xuyên Tiếp theo là lập bản phỏng vấnchuyên sâu, sau khi phỏng vấn 5 Cán bộ tác giả lập được bản hỏi dự kiến Kế tiếp tác giảchỉnh sửa cho ra bản hỏi chính thức và bắt đầu phỏng vấn Số liệu sau khi xử lý bằngthống kê mô tả và phân tích khác biệt tác giả rút ra được kết luận về thực trạng lương,thưởng và sự hài lòng về lương, thưởng tại Chi cục Thuế TP Long Xuyên
Trang 8Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Thực trạng lương, thưởng tại Chi cục thuế TP Long
Xuyên
Mong muốn của NLĐ về lương, thưởng tại Chi cục thuế TP Long Xuyên
Trang 93.2 Tổng thể và mẫu:
Tổng thể: N = 145
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng kết hợp phương pháp hạnmức Tác giả lấy mẫu bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối với 33 Cán bộ, nhân viên trongbiên chế hiện đang công tác tại Chi cục Thuế tính đến thời điểm ngày 30/4/2010
3.3 Biến và thang đo:
3.3.1 Biến:
Gồm các biến:
Thực trạng lương thưởng của Chi cục Thuế
Mong muốn của NLĐ tại Chi cục Thuế
- NLĐ được trả lương cao
- Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc
- Tiền lương, thu nhập được trả công bằng
- NLĐ có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập của tổ chức
Mức độ thoả mãn của NLĐ tại Chi cục Thuế
3.3.2 Thang đo:
Sử dụng thang đo:
- Danh nghĩa: câu 3, câu 4, câu 5, câu 6, câu 7, câu 8, câu 12, câu 14, câu 16
- Tỉ lệ: câu 2
- Likert 5 bậc với lựa chọn:
1 - Hoàn toàn không đồng ý
2 - Không đồng ý
3 - Trung hòa
4 - Đồng ý
5 - Hoàn toàn đồng ý
3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Số liệu sơ cấp: Bảng lương Chi cục Thuế TP Long Xuyên
Nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu với n = 5 (nội dung chuẩn bị trước) Phỏngvấn trực tiếp đáp viên tại Chi cục Thuế với mục đích hiểu rõ mong muốn và yêu cầu củaCán bộ, nhân viên đối với thu nhập nhận được từ Chi cục Thuế
Nghiên cứu định lượng: phát tổng cộng 33 bản hỏi ở 11 phòng ban và hướng dẫnứng viên trực tiếp trả lời
Trang 103.5 Phương pháp phân tích dữ liệu:
Dữ liệu sau khi thu được sẽ được xử lý bằng Excel Sau khi mã hoá và làm sạch
dữ liệu sẽ trải qua các bước phân tích: (1) Thống kê mô tả, (2) Phân tích khác biệt Qua
đó các biến không phù hợp sẽ bị loại, có thể bổ sung thêm một số biến phù hợp hơn
Chương này cũng giới thiệu các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, biến
và thang đo được sử dụng trong quá trình phân tích cũng như trình bày quy trình nghiêncứu
Trang 11CHƯƠNG 4:
GIỚI THIỆU CHI CỤC THUẾ TP LONG XUYÊN
4.1 Giới thiệu:
Chi cục Thuế TP Long Xuyên là một tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh An Giang,
có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác củangân sách nhà nước (gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địabàn theo quy định của pháp luật
Chi cục Thuế TP Long Xuyên có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tàikhoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật
Chi cục Thuế TP Long Xuyên có Chi cục trưởng và 4 Phó Chi cục trưởng Chicục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế tỉnh An Giang và trước pháp luật
về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệmtrước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách
Cơ cấu bộ máy Chi cục Thuế TP Long Xuyên gồm các Đội:
1. Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục
Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợngười nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý
2. Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế
thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kêthuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tinhọc; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin họcphục vụ công tác quản lý thuế
3. Đội Kiểm tra thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác
kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộpthuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chicục Thuế
4. Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế
thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đốivới người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế
5. Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán: Giúp Chi Cục trưởng Chi cục Thuế
hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ,công chức thuế trong Chi cục Thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thungân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế
Trang 126. Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực
hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; chịu tráchnhiệm thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi quản lý củaChi cục Thuế
7. Đội Kiểm tra nội bộ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công táckiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chứcthuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuếcủa cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chứcthuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chínhcủa cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chicục Thuế
8. Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục
Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhânsự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quảnlý
9. Đội Trước bạ và thu khác: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ
phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, cáckhoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và
các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất bao gồm cả
thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế
quản lý
10. Một số Đội thuế liên xã phường: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý
thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường đượcphân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch
vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nôngnghiệp, thuế tài nguyên )
(Nguồn: Tổng hợp từ Chi cục Thuế)
Trụ sở làm việc Chi cục Thuế TP Long Xuyên:
Địa chỉ: Số 49, 51, 53 Nguyễn Văn Cưng, phường Mỹ Long, thành phố LongXuyên, tỉnh An Giang
Bảng 4.1: Bảng kết quả hoạt động của Chi cục Thuế
(Nguồn: Chi cục Thuế TP Long Xuyên)
Trang 13Bảng 4.1 cho thấy trong 3 năm vừa qua, doanh số Chi cục Thuế TP Long Xuyên
luôn vượt mức chỉ tiêu do Cục Thuế tỉnh An Giang đề ra
Năm 2010, chỉ tiêu Cục Thuế giao xuống Chi cục là 355 tỉ
* Thuận lợi:
- Đa số Cán bộ, nhân viên làm việc tại Chi cục Thuế đều có thâm niên cao,
có kinh nghiệm trong công tác thuế
- Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn TP Long Xuyên tương đối ổnđịnh về mặt số lượng
một số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đó dẫn đến sự khó khăn về công tác
quản lý của Cán bộ, nhân viên Chi cục Thuế
Đội Quản
lý nợ
và cưỡng chế nợ thuế.
Đội Tổng hợp- Nghiệp
vụ - Dự toán.
Đội Quản
lý thuế thu nhập
cá nhân.
Đội Kiểm tra nội bộ.
Đội Hành chính -Nhân
sự Tài vụ -Ấn chỉ.
-Đội Trước
bạ và thu khác.
Một số Đội thuế liên xã phường.
Trang 14CHƯƠNG 5:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày kết quả phân tích bao gồm: (1) Mô tả dữ liệu phân tích;(2) Mô tả thực trạng thu nhập của Cán bộ, nhân viên tại Chi cục Thuế; (3) Khảo sát mongmuốn về lương, thưởng của Cán bộ, nhân viên tại Chi cục Thuế; (4) Đo lường mức độ hàilòng về lương, thưởng của Cán bộ, nhân viên tại Chi cục Thuế
5.1 Mô tả dữ liệu phân tích:
Tổng số bản hỏi tác giả phỏng vấn là 33 người ở tất cả 11 phòng ban
Tổng số bản câu hỏi khảo sát thu về là 33 Sau khi kiểm tra, có 3 bản không đạt yêu cầu bị loại Như vậy, tổng số mẫu đưa vào phân tích là 30
Cơ cấu dữ liệu:
Nam: 69%
Nữ: 31%
Biểu đồ 5.1: Cơ cấu giới tính
Về giới tính, kết quả khảo sát 30 mẫu tác giả thấy Cán bộ, nhân viên nam tại Chicục Thuế chiếm đa số với tỉ lệ 69%; trong khi đó, Cán bộ nhân viên nữ chỉ chiếm 31%
viên đang làm việc
tại Chi cục Thuế
Trang 15Biểu đồ 5.3: Cơ cấu về thâm niên
Về thâm niên, nhìn chung đa số Cán bộ, nhân viên có thâm niên cao Cụ thể Cán
bộ, nhân viên làm việc từ 10 năm trở lên chiếm tỉ lệ khá cao: 86%
Từ 3 đến3,8 triệu:
19%
Từ 3,9đến 4,8triệu: 34%
Trên 4,8triệu: 40%
Biểu đồ 5.4: Cơ cấu về thu nhập
Về thu nhập, đa số Cán bộ, nhân viên đều có thu nhập khá: từ 3,8 triệu trở lênchiếm 75% Trong đó, Cán bộ, nhân viên có thu nhập từ 4,8 triệu trở lên chiếm đến 40%
5.2 Mô tả thực trạng thu nhập của Cán bộ, nhân viên tại Chi cục Thuế:
5.2.1 Hình thức trả lương, thưởng tại Chi cục Thuế:
Như tác giả đã giới thiệu ở chương 3, mức lương của Cán bộ, nhân viên đều doNhà nước qui định Riêng ngành Thuế, Nhà nước qui định mức lương có sự khác biệt sovới các ngành khác Cụ thể được tính theo công thức sau: