1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG TẠI HẠT KIỂM LÂM TÁNH LINH, HUYỆN TÁNH LINH, TỈNH BÌNH THUẬN

66 181 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Chúng ta hy vọng rằng rừng Việt Nam sẽ được bảo tồn và ngày càng phát triển, và hãy nghĩ rằng: Phá rừng như thể phá nhà Đốt rừng như thể đốt da thịt mình Đi từ vĩ mô đến vi mô, từ lớn đế

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS NGUYỄN MINH CẢNH

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trải qua 4 năm theo học tại Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố

Hồ Chí Minh, cũng như để hoàn thành tốt khóa luận này, tôi đã nhận được rất nhiều sự chỉ bảo từ thầy cô, sự giúp đỡ từ bạn bè, từ những người thân trong gia đình và Ban Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Tánh Linh Nay tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến:

 Quý thầy cô giáo Trường ĐH Nông lâm Tp.HCM đã giảng dạy, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập tại truờng

 Quý thầy cô giáo Khoa Lâm nghiệp đã truyền đạt những kiến thức và

kỹ năng cho tôi, giúp tôi vững buớc hơn trong ngành nghề tương lai

 Đặc biệt xin gửi lời cám ơn đến ThS Nguyễn Minh Cảnh là người trực tiếp hướng dẫn tôi, tận tình chỉ bảo cho tôi hoàn thành khóa luận này

 Xin cám ơn Ban Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Tánh Linh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập

 Tập thể lớp DH08QR đã sát cánh bên tôi trong quá trình học tập

 Xin cám ơn cha mẹ - Người đã sinh thành, nuôi dưỡng con nên người và luôn động viên ủng hộ con vượt qua những lúc khó khăn

 Xin cám ơn dì dượng đã tạo điều kiện cho con học tập

Xin gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả!

ĐHNL, ngày 10 tháng 06 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Quỳnh Như

Trang 4

SUMMARY

Pham Thi Quynh Nhu – student code: 08147147, class DH08QR – Faculty of Forestry, Nong Lam University, Thu Duc district, Ho Chi Minh city

+ The topic “Initial study and evaluate the management and protection of

forest ranger TanhLinh, Tanh Linh district, Binh Thuan province” has been

conducted from March 2012 to june 2012

Scientific Advisor: MSc Nguyen Minh Canh

 Research objectives:

- Study and analyze the strengths - weak, favorable - difficult, as well as the implementation and measures for management, protection and development

of forests in the study area in recent years

- Evaluate the status of forest fire prevention and fire fighting as well as the solutions are made at the unit

- Since then, as a basis for proposing some basic measures to improve efficiency in the management, protection and development of forest resources effectively

Sense of responsibility and sense of protection and development of forests

of Party members and people in the district is significantly improved

The management of forests and forest land between the commune and branches of district in coordinating implementation of the proposed plan has

Trang 5

evolved in the good direction The number of violations and severity of violations decreased by more than five years ago

However, with natural forest area is quite large and characteristics of the population living stretches, interspersed in the forest, a residential unit based on forestry, particularly ethnic minorities slashing and burning forests to cultivation should be forest management and forest fire fighting very difficult

The cooperation among ranger, units forest owners, local governments sometimes, some places were not synchronized, even lax in handling violations should still more violations, particularly violations mining and transportation of illegal forest products

Facilities, fire fighting equipment is missing, obsolete, damaged should not meet fire fighting needs

Trang 6

TÓM TẮT

Phạm Thị Quỳnh Như - MSSV: 08147147, sinh viên lớp DH08QR - Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

+ Đề tài “Bước đầu tìm hiểu và đánh giá công tác quản lý và bảo vệ rừng

tại Hạt Kiểm lâm Tánh Linh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận” được

thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 03 năm 2012 đến ngày 15 tháng 06 năm 2012

+ Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Minh Cảnh

 Mục tiêu nghiên cứu:

- Tìm hiểu và phân tích những mặt mạnh - yếu, thuận lợi - khó khăn cũng như tình hình thực hiện và biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn nghiên cứu trong những năm vừa qua

- Đánh giá thực trạng công tác phòng cháy và chữa cháy rừng cũng như các giải pháp được thực hiện tại đơn vị

- Từ đó, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng có hiệu quả

 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, kế thừa số liệu và phương pháp điều tra thu thập các số liệu liên quan để nghiên cứu và thực hiên các nội dung đặt ra trong đề tài

 Kết quả nghiên cứu:

Nhìn chung, đời sống của người dân huyện Tánh Linh đang ngày càng phát triển Công tác quản lý bảo vệ rừng đi vào nề nếp và thực hiện tốt hơn

Tinh thần trách nhiệm và ý thức bảo vệ, phát triển rừng của cán bộ Đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện được nâng lên rõ rệt

Công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp giữa cấp xã và các

Trang 7

nhìn chung diễn biến theo chiều hướng tốt Số vụ vi phạm, mức độ vi phạm năm sau giảm hơn năm trước

Tuy nhiên, với diện tích rừng tự nhiên khá lớn và đặc điểm dân cư sống trải dài, xen lẫn trong rừng, một bộ phận dân cư sinh sống dựa vào nghề rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn phát đốt rừng để làm nương rẫy nên việc quản lý bảo vệ rừng và PCCCR hết sức khó khăn

Việc phối hợp giữa Hạt Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng và chính quyền địa phương có lúc, có nơi chưa đồng bộ, thậm chí còn buông lỏng trong xử lý vi phạm nên tình trạng vi phạm vẫn còn nhiều đặc biệt là vi phạm khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép

Phương tiện, thiết bị chữa cháy còn thiếu, cũ kỹ, thường xuyên bị hư hỏng nên không đáp ứng nhu cầu chữa cháy

Trang 8

MỤC LỤC

TRANG

Trang tựa i

Lời cám ơn ii

Summary iii

Tóm tắt v

Mục lục vii

Danh sách các chữ viết tắt và kí hiệu x

Danh sách các bảng xi

Danh sách các hình xii

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Lý do nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

Chương 2 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 4

2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 4

2.1.1 Đặc điểm chung 4

2.1.2 Vị trí địa lý 5

2.1.3 Địa hình và đất đai 5

2.1.3.1 Địa hình 5

2.1.3.2 Đất đai 6

2.1.4 Khí hậu, thủy văn 7

2.1.4.1 Khí hậu 7

2.1.4.2 Thủy văn 8

2.2 Hiện trạng tài nguyên rừng 8

2.3 Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội 9

2.3.1 Tình hình dân sinh 9

Trang 9

2.4 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và xã hội 10

Chương 3 NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ, NỘI DUNG 11

3.1 Những căn cứ pháp lý 11

3.2 Nội dung nghiên cứu 12

3.3 Phương pháp nghiên cứu 13

3.3.1 Phương pháp thống kê, kế thừa số liệu 13

3.3.2 Công tác ngoại nghiệp 13

3.3.3 Công tác nội nghiệp 13

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 14

4.1 Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng trong thời gian qua 14

4.1.1 Công tác tuyên truyền vận động 14

4.1.2 Công tác quản lý bảo vệ rừng 15

4.1.3 Tình hình vi phạm, xử lý 16

4.1.4 Cơ sở vật chất phục vụ quản lý bảo vệ rừng hiện có tại đơn vị 20

4.1.5 Tổ chức lực lượng quản lý bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm 20

4.1.6 Những thuận lợi khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng 21

4.2 Công tác kiểm tra, truy quét chống phá rừng 23

4.2.1 Xác định các vùng trọng điểm 23

4.2.2 Huy động lực lượng tổ chức truy quét 25

4.2.3 Nhiệm vụ của lực lượng truy quét 26

4.2.4 Kinh phí, phương tiện phục vụ truy quét 27

4.3 Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại đơn vị 27

4.3.1 Các biện pháp phòng cháy 27

4.3.1.1 Công tác tuyên truyền vận động 27

4.3.1.2 Xây dựng cấp dự báo cháy 29

4.3.1.3 Các công trình phòng cháy 31

4.3.1.4 Tổ chức xây dựng lực lượng PCCCR 31

4.3.2 Công tác điều hành kiểm tra giám sát 32

Trang 10

4.3.2.2 Chế độ báo cáo 32

4.3.2.3 Thông tin liên lạc 33

4.3.3 Nhiệm vụ các đơn vị trong phối hợp PCCCR 35

4.3.4 Dụng cụ, phương tiện PCCC rừng tại đơn vị 38

4.4 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ phát triển rừng tại đơn vị 39

4.4.1 Mục tiêu 39

4.4.2 Giải pháp 39

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

5.1 Kết luận 44

5.2 Kiến nghị 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

PHỤ LỤC 48

Trang 11

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

UBND Ủy ban nhân dân

BVR Bảo vệ rừng

PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng

BQL Khu BTTN Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên

BQL RPH Ban quản lý rừng phòng hộ

VPQĐ Vi phạm quy định

QL&BV Quản lý và bảo vệ

KLĐB Kiểm lâm địa bàn

Trang 12

DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG TRANG Bảng 4.1: Thống kê số liệu các vụ vi phạm được đơn vị phát hiện 16

Bảng 4.2: Hình thức vi phạm tại địa bàn nghiên cứu 18

Bảng 4.3: Tình hình xử phạt tại địa bàn nghiên cứu 19

Trang 13

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG

Hình 2.1: Họa đồ huyện Tánh Linh 4

Hình 2.2: Bản đồ tỉnh Bình Thuận 5

Hình 4.1: Tổ chức lớp tuyên truyền pháp luật bảo vệ rừng năm 2009 tại xã La Ngâu – Tánh Linh 15

Hình 4.2: Thu giữ gỗ khai thác trái phép trên địa bàn Hạt Kiểm lâm Tánh Linh quản lý 17

Hình 4.3: Tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn Hạt Kiểm lâm Tánh Linh quản lý 20

Hình 4.4: Cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm lâm Tánh Linh 21

Hình 4.5: Vận chuyển gỗ trái phép từ khu vực rừng về khu dân cư và bị bắt giữ 24

Hình 4.6: Vận chuyển ĐVHD trái phép từ khu vực rừng về nơi tiêu thụ 24

Hình 4.7: Công tác tuần tra, kiểm tra, truy quét chống phá rừng 26

Hình 4.8: Súng – một trong những phương tiện phục vụ công tác truy quét và chống phá rừng 27

Hình 4.9: Câu khẩu hiệu trong công tác PCCCR 29

Hình 4.10: Biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng 29

Hình 4.11: Công tác chữa cháy rừng của đơn vị 34

Hình 4.12: Thiết bị chữa cháy rừng của đơn vị 39

Trang 14

Trước hết, nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ Từ Đinh, Lim, Sến, Táu những loại gỗ quý hiếm được sử dụng để làm lăng tẩm, đình chùa cho đến Lát chun, Cẩm lai, Giáng hương được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ … hay những loại gỗ thông thường để làm nhà cửa Tất cả đều có nguồn gốc từ rừng

Rừng còn cung cấp cho chúng ta những cây thuốc quý hiếm như: Bạc hà, Đương quy … nhờ vào đó mà các lương y khi xưa có thể bào chế ra nhiều vị thuốc phục vụ cho sức khỏe của con người Không sao kể hết những nguồn lợi

mà rừng mang lại cho chúng ta

Rừng còn giữ vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ sự sống Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì

sự sống cho con người Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển, có loại rừng ngăn nước lũ trên núi Rừng giúp con người hạn chế thiên tai Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú quý giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học …

Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch

sử Trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, rừng trở thành căn

Trang 15

Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nên con người đã ra sức khai thác nguồn lợi quý giá từ rừng Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quý khắp nơi Muốn lấy một cây gỗ quý, chúng chẳng ngại phá hại hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh Vì tiền, chúng bẫy Hổ, săn Gấu, Bò tót, Hươu, Nai, Lợn rừng … ngay cả trong mùa

sinh sản Việc đốt rừng làm rẫy đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng Nguy hại

nhất là việc làm đó đã phá hủy vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm họa sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được sẽ gây ra hậu quả ghê gớm

Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người cần phải biết bảo vệ và phát triển rừng Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây, gây rừng Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng sẽ bị cạn kiệt Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, cát, nước lũ … và lấy đâu ra “rừng vàng, biển bạc” cho con cháu mai sau?

Từ nhiều năm qua, để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiện vườn rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc … đang được tiến hành rộng khắp Chúng ta hy vọng rằng rừng Việt Nam sẽ được bảo tồn và ngày càng phát triển, và hãy nghĩ rằng:

Phá rừng như thể phá nhà Đốt rừng như thể đốt da thịt mình

Đi từ vĩ mô đến vi mô, từ lớn đến bé, một hành động cụ thể ở đây để bảo

vệ rừng là việc thành lập Ban, tổ, đội về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng … kết hợp sức mạnh từ đôi bàn tay, từ khối óc của con người với thiên nhiên, với tài nguyên rừng

Để đi sâu vào tìm hiểu thực trạng của công tác quản lý bảo vệ rừng, phân tích những thuận lợi, khó khăn của các biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ và phát

Trang 16

cuối khóa, được sự phân công của Khoa Lâm nghiệp, Bộ môn Quản lý Tài nguyên rừng dưới sự hướng dẫn của thầy ThS Nguyễn Minh Cảnh, chúng tôi

tiến hành thực hiện đề tài: “Bước đầu tìm hiểu và đánh giá công tác quản lý

và bảo vệ rừng tại Hạt Kiểm lâm Tánh Linh – huyện Tánh Linh – tỉnh Bình Thuận”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài này được thực hiện nhằm:

- Tìm hiểu và phân tích những mặt mạnh - yếu, thuận lợi - khó khăn cũng như tình hình thực hiện và biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn nghiên cứu trong những năm vừa qua (2007 – 2011)

- Tìm hiểu thực trạng công tác phòng cháy và chữa cháy rừng cũng như các giải pháp được thực hiện tại đơn vị Từ đó, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng có hiệu quả

Trang 17

Chương 2

TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1 Đặc điểm chung

Tánh Linh là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bình Thuận, được tách ra từ huyện Đức Linh vào năm 1983 Với tổng diện tích tự nhiên là 117.422 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 89.729,9 ha (chiếm gần 76,4% tổng diện tích tự nhiên của huyện) Nhìn chung rừng tự nhiên của huyện phong phú và đa dạng về loài, diện tích trải dài trên địa bàn huyện từ Bắc xuống Nam và tất cả 14/14 xã

Hình 2.1: Họa đồ huyện Tánh Linh

Nằm ở hạ lưu sông La Ngà, nhờ vào lưu lượng nước khá lớn của sông nên huyện đã xây dựng công trình thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi Nơi đây còn có hồ Biển Lạc rộng hàng trăm ha, có thác Bà trên suối Mây cao hàng chục mét, có núi Ông bao quanh thác Bà nước chảy siết quanh năm cộng với cảnh quan thiên nhiên của vùng rừng nguyên sinh nhiệt đới với nhiều loài cây cổ thụ cao ngút ngàn và nhiều loài động vật quý hiếm đã tạo cho nơi đây khung cảnh hùng vĩ, nên thơ

Trang 18

Huyện Tánh Linh có tứ cận như sau:

+ Phía Bắc: giáp với tỉnh Lâm Đồng (21 km)

+ Phía Nam: giáp huyện Hàm Tân (21,5 km)

+ Phía Đông: giáp huyện Hàm Thuận Nam (37,5 km), huyện Hàm Thuận Bắc (30 km)

+ Phía Tây: giáp tỉnh Đồng Nai, huyện Đức Linh (10 km)

2.1.3 Địa hình và đất đai

2.1.3.1 Địa hình

Tánh Linh có 4 dạng địa hình chính

Trang 19

- Địa hình mức trung bình: có độ cao từ 1.000 – 1.600 m bố trí ở phía Bắc huyện giáp với tỉnh Lâm Đồng Bao gồm các núi Bnom-pang-hya cao 1478 m, núi Ông có nơi cao 1.302 m

- Địa hình núi thấp: có độ cao dao động từ 200 – 800 m tập trung phía Nam huyện Bao gồm các núi Dangdao cao 851m, núi Dangdui cao trên 706m, Catong cao 452 m

- Địa hình đồi lượn sóng: có độ cao 20 – 150 m Bao gồm đồi đất xám, đất

đỏ vàng chạy theo hướng Bắc Nam, hoặc xen kẽ những vùng núi thấp

- Dạng địa hình đồng bằng: gồm 2 loại

+ Bậc thềm sông: có độ cao từ 5 – 10 m, có nơi chỉ cao 2 – 5 m dọc theo sông La Ngà

Lạc, là vùng trọng điểm lương thực của tỉnh Bình Thuận

2.1.3.2 Đất đai

Vận dụng phương pháp phân loại đất của FAO - UNESCO cho thấy: về nguồn gốc phát sinh, tài nguyên đất của Bình Thuận rất phong phú và đa dạng

với 10 nhóm đất chính, 17 đơn vị cấp 2 và 25 đơn vị cấp 3 (25 đơn vị bản đồ

đất) Riêng huyện Tánh Linh đã có đến 7 nhóm và 13 đơn vị đất cụ thể như sau:

- Đất phù sa: chủ yếu là phù sa của sông La Ngà phân bố hầu hết ở các xã trong huyện Thành phần cơ giới tương đối phức tạp đất có tầng dày, phần lớn đều trên 100 cm có 3 đơn vị đất sau:

+ Đất phù sa trung tính: ít chua, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng đất ít chua có độ phì tương đối khá

+ Đất phù sa Sagley: ở địa hình thấp, bị ngập nước, thành phần cơ giới từ thịt pha cát đến thịt nặng có màu xám xanh, vàng xám hoặc xám đen đạm trung bình

+ Đất phù sa có tầng đến rĩ: đất có tầng dày, độ dốc thấp là một loại đất có tiềm năng sản xuất lớn

Trang 20

- Đất Gley: đất có địa hình trũng thường bị ngập nước quanh năm, đất có màu xám xanh, xám hơi nâu hoặc xám đen có tầng dày trên 100 cm Thành phần

cơ giới tương đối phức tạp (thay đổi từ thịt trung bình đến sét), loại đất này thích hợp cho cây lúa nước nếu có thủy lợi tốt

- Đất xám: có thành phần cơ giới nhẹ, tầng dày đất thường trên 100 cm, lượng mùn tương đối thấp, có 2 đơn vị nhỏ là đất xám điển hình và đất xám pha cát

- Đất đỏ: có thành phần cơ giới trung bình, cấu tượng viên, cục nhỏ, đất từ chua đến ít chua, đại bộ phận có tầng dày trên 100 cm Có độ phì tương đối khá

có 3 đơn vị đất nâu vàng, đất nâu đỏ và đất đỏ vàng

- Đất đen: thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng pha sét Có

độ phì tương đối cao, đất có tầng dày thích hợp cho cây có giá trị kinh tế cao như cây Cao su, Điều, Cà phê và hoa màu khác gồm có 2 đơn vị đất là đất nâu thẩm trên đá bazan và đất đen tầng mỏng

- Đất màu vàng đỏ trên núi: phân bổ ở vùng núi phía Bắc của huyện, thành phần cơ giới tương đối phức tạp thay đổi từ thịt pha cát đến thịt nặng pha sét Đất có tầng dày tương đối từ 70 – 100 cm, hàm lượng mùn cao, đất ít chua

- Đất xói mòn từ sỏi đá: đất có tính chất cơ bản là không có tầng dày Do quá trình sử dụng đất không hợp lý như chặt phá rừng bừa bãi, canh tác theo phương thức du canh du cư, thực hiện không đúng quy trình khai hoang đất đồi núi … nên đất bị rửa trôi trên mặt còn lại đá mẹ

2.1.4 Khí hậu, thủy văn

Trang 21

+ Gió Đông Bắc: hoạt động mùa khô

- Tốc độ trung bình của gió: 2,3 m/s

- Nhiệt độ không khí cao đều quanh năm và tương đối ổn định Nhiệt độ trung bình năm: 22 – 26°C Độ ẩm không khí trung bình năm 70 – 85% Từ tháng 6 đến tháng 12 độ ẩm không khí 84,3 – 86,9% Các tháng 1, 2 và 3 độ ẩm trung bình 75,6 – 76,9% Hàng năm độ ẩm không khí trung bình cao nhất vào khoảng 91,8% Độ ẩm trung bình thấp nhất là 61,3% Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối xuống dưới 15% vào mùa khô

- Thời điểm lớp vật liệu cháy bắt đầu khô, có khả năng bắt cháy cao là từ tháng 1 đến tháng 5

2.1.4.2 Thủy văn

Sông La Ngà chảy qua huyện Tánh Linh với chiều dài khoảng 50 km là con sông chính lớn nhất của huyện và là nguồn cung cấp nước chính cho tưới tiêu Với diện tích lưu vực khoảng 417,4 km2, sông La Ngà là phụ lưu cấp 1 của sông Đồng Nai, bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh (Lâm Đồng)

Ngoài ra, trong huyện còn một số sông nhỏ khác như: sông Cát, sông Đại hoai, sông Phan, sông Móng cái, hồ Biển lạc có nước chảy quanh năm và một số khe suối nhỏ chỉ có nước vào mùa mưa

2.2 Hiện trạng tài nguyên rừng

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện đến thời điểm hiện tại

là 89.729,9 ha, được chia thành 88 tiểu khu, ký hiệu từ tiểu khu 300 đến tiểu khu

387, trong đó:

Với 6 đơn vị quản lý:

- Ban quản lý rừng phòng hộ Trị An: Tổng diện tích là 30.743,5 ha, trong

đó rừng sản xuất 10.702 ha, rừng phòng hộ 20.041,5 ha, thuộc địa bàn hành

Trang 22

chính 8 xã: Đức Phú, Nghị Đức, Đức Tân, Măng Tố, Bắc Ruộng, Huy Khiêm, Đồng Kho, La Ngâu

- Ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà 19.511 ha, trong đó có 11.303 ha là rừng sản xuất và 8.208 ha là rừng phòng hộ

- Ban quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Núi Ông: Tổng diện tích là 15.341 ha, trong đó 100% là rừng đặc dụng, thuộc địa phận hành chính 5 xã: Đức Bình, Đức Thuận, thị trấn Lạc Tánh, Gia Huynh, Suối Kiết, La Ngâu

- Công ty Lâm nghiệp Tánh Linh: Tổng diện tích là 5.553,4 ha, trong đó 100% là rừng sản xuất, thuộc địa bàn hành chính 2 xã Gia Huynh, Suối Kiết

- Công ty Lâm nghiệp Sông Dinh: Tổng diện tích là 17.719 ha, trong đó rừng sản xuất là 11.776,7 ha, rừng phòng hộ là 5.943 ha, thuộc địa bàn hành chính 2 xã Đức Thuận, Suối Kiết

- Hợp tác xã Nông Lâm nghiệp Suối Kiết: Tổng diện tích là 861,3 ha, trong đó 100% là rừng sản xuất, thuộc địa bàn hành chính xã Suối Kiết

2.3 Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội

2.3.1 Tình hình dân sinh

Tánh linh là huyện miền núi có đông đảo dân tộc anh em cùng sinh sống Tổng số dân 102.654 người (theo báo cáo phổ cập giáo dục huyện Tánh Linh năm 2007)

Dân tộc kinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng chiếm 90% dân số, và 14 dân tộc anh em chủ yếu sống ở các xã vùng cao như La Ngâu, Măng Tố, Đức Thuận, Đức Bình, Đức Phú … là Ra-glai, Cơ-ho, Chăm, Nùng, Chơ-ro, Tày, Gia-rai, Thái, Hoa, Mường, Dao, Hrê, Khơ me và dân tộc Mông Chủ yếu là dân tộc Ra-glai, Cơ-ho và Chăm

Trong những năm qua, dân số tăng nhanh nhưng lại phân bố không đồng đều, mật độ dân số toàn huyện đến nay là 83 người/km2, trong đó các xã có mật

độ dân số cao như Lạc Tánh 148 người/km2, Đồng Kho 166 người/km2, Huy

Trang 23

một số có mật độ dân số thấp như La Ngâu, Suối Kiết, Gia Huynh từ 13-45 người/km2

2.3.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Nhìn chung, đời sống của nhân dân huyện Tánh Linh đã được cải thiện đáng kể Tuy nhiên, do ý thức bảo vệ rừng còn thấp trong một số bộ phận người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số với tập tục sống du canh du cư, kỹ thuật trồng trọt kém, họ thường vào rừng để phá rừng làm nương rẫy, khai hoang đất rừng canh tác, canh tác xong lại bỏ đất trơ trọi sỏi đá … Điều này gây cản trở lớn cho lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý và bảo vệ rừng

Từ khi nghị quyết 04 của Tỉnh ủy Bình Thuận được ra đời vào năm 2002, với mục đích là lồng ghép các chương trình dự án, đầu tư đồng bộ trực tiếp cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số để làm mô hình được thực hiện, đời sống người dân đã dần ổn định và ngày càng được nâng cao Hiện nay, các xã vùng cao cũng đã có hệ thống điện, đường, trường, trạm; đặc biệt việc lắp đặt hệ thống nước sinh hoạt là việc làm rất hợp lòng dân Đồng bào được khuyến khích trồng trọt, chăn nuôi, được cấp đất cho sản xuất và giao khoán cho 376 hộ bảo vệ 14.743 ha rừng (đến năm 2010)

2.4 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và xã hội

Tánh Linh rất đa dạng về mặt địa hình, do đó tuy chia ra 2 mùa cơ bản nhưng khí hậu của từng vùng phân bố từ thấp đến cao vẫn có nét khác nhau, nơi đây còn có nhiều đồng bào dân tộc anh em sinh sống với những bản sắc văn hóa riêng biệt nên Tánh Linh là huyện miền núi hứa hẹn với nhiều tiềm năng để phát triển

Địa hình đất đai khu vực giáp ranh với huyện Tánh Linh rất bằng phẳng, màu mỡ, trong khi đó, các địa phương lân cận như tỉnh Đồng Nai và các huyện bạn đều không còn rừng tự nhiên, đất lâm nghiệp đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng hoặc bị lấn chiếm, điều này sẽ tạo ra khó khăn cho lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, đặc biệt là tệ nạn phá rừng làm rẫy, lấn chiếm,

Trang 24

Chương 3

NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Những căn cứ pháp lý

- Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004

- Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp

- Luật phòng cháy, chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001

- Chỉ thị số 21/TTg ngày 12 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ

về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

- Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định

về PCCCR

- Quyết định 127/2000/QĐ-BNN-KL ngày 11/12/2000 của Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn về việc ban hành quy định về cấp dự báo, báo động và biện pháp tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng

- Quyết định số 1282/ QĐ-TTg ngày 19/9/2006 thành lập ban chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp

- Quyết định số 1717/QĐ-BNN-KL về xây dựng đề án nâng cao năng lực kiểm lâm phụ trách địa bàn xã đến năm 2010

- Chỉ thị 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng và chống người thi hành công vụ

Trang 25

- Chỉ thị 08/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ngăn chặn có hiệu quả tình trạng chặt phá, đốt rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác rừng trái phép

- Chỉ thị 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của chính phủ quy định về phòng cháy chữa cháy rừng

- Nghị định 159/2007/NĐ-CP của chính phủ về xử phạt hành chính trong

lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

- Thông tư liên tịch 144/2002/TTLT-BNN&PTNT-BCA-BQP về việc phối hợp giữa 3 lực lượng Kiểm lâm - Công an - Quân đội trong công tác bảo vệ rừng

- Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của chính phủ về phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng

- Nghị quyết 28 – NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển Nông Lâm Trường quốc doanh

- Chỉ thị 35/CT- UBND ngày 17/11/2010 của UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn và địa bàn giáp ranh với các tỉnh

- Các văn bản của UBND huyện Tánh Linh về việc tăng cường các biện

pháp cấp bách trong công tác BVR, phòng chống phá rừng trên địa bàn huyện

3.2 Nội dung nghiên cứu

Trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp và khoảng thời gian nghiên cứu hạn chế nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung chính như sau:

- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội tại khu vực do Hạt Kiểm lâm Tánh Linh quản lý

- Điều tra, thu thập những tài liệu, thông tin có liên quan đến tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn do Hạt Kiểm lâm Tánh Linh quản

lý trong thời gian qua, đặc biệt quan tâm nhiều đến đến nạn phá rừng ở địa phương, công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng của đơn vị

Trang 26

tuyên truyền, các cuộc họp dân, công tác tuần tra canh gác, các hành vi vi phạm lâm luật

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thống kê, kế thừa số liệu

- Thu thập các văn bản của nhà nước và địa phương liên quan đến Hạt Kiểm lâm Tánh Linh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận

- Thu thập số liệu về tự nhiên, khí hậu, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu qua các nguồn như: báo cáo về đất đai, báo cáo thống kê của Hạt Kiểm lâm Tánh Linh, báo cáo của các trạm, đài khí tượng …

- Thu thập số liệu về tài nguyên rừng, đất rừng từ kết quả kiểm kê qua các năm cụ thể: các bảng biểu, bản đồ hiện trạng khu vực

- Thu thập kết quả các hoạt động về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Hạt Kiểm lâm Tánh Linh qua báo cáo các năm

- Tìm hiểu, nghiên cứu các phương án, hồ sơ thiết kế mà Hạt Kiểm lâm Tánh Linh đang thực hiện

3.3.2 Công tác ngoại nghiệp

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn đối thoại trực tiếp để tìm hiểu thông tin

về tình hình cơ bản của đối tượng và khu vực nghiên cứu

- Sử dụng máy ảnh kỹ thuật số chụp, ghi lại những hình ảnh, hoạt động có liên quan đến công tác quản lý và bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng tại địa bàn nghiên cứu như các cuộc họp dân, các cuộc diễn tập phòng cháy chữa

cháy, các đợt tập huấn, các vụ vi phạm lâm luật của Hạt Kiểm lâm Tánh Linh

3.3.3 Công tác nội nghiệp

- Tài liệu đã thu thập được sẽ được cụ thể hóa, xử lý trên phần mềm Excel, Word để phân tích tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Hạt Kiểm lâm Tánh Linh

Trang 27

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

4.1 Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng trong thời gian qua (2007 – 2011) 4.1.1 Công tác tuyên truyền vận động

a Hình thức tuyên truyền vận động

- Tổ chức họp dân

- Lồng ghép tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt, hội họp của các Ban, ngành, thôn, khu phố, đưa một số đối tượng chuyên nghiệp ra kiểm điểm trước dân

- Phổ biến chỉ thị, chủ trương của Đảng, chính quyền các cấp về công tác quản lý bảo vệ rừng – phòng cháy chữa cháy rừng

- Xe mang loa phóng thanh tại các điểm dân cư

- Phối hợp phòng văn hóa thông tin xã để phát tin trên hệ thống loa truyền thanh xã, huyện

- Phát tờ bướm đến tận người dân

- Phát tập cho học sinh

- Đề nghị khen thưởng kịp thời với những hộ, cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý bảo vệ rừng – phòng cháy chữa cháy rừng

b Nội dung tuyên truyền vận động

- Luật bảo vệ và phát triển rừng

- Luật đa dạng sinh học

- Công tác PCCCR

- Cảnh báo các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng, các khẩu hiệu bảo

vệ rừng có hình ảnh minh họa

Trang 28

- Một số văn bản khác có liên quan về công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo

vệ động vật hoang dã

Mục đích: Nhằm tuyên truyền cho tất cả người dân có ý thức quản lý bảo

vệ rừng – phòng cháy chữa cháy rừng, giữ gìn an ninh trật tự ở cộng đồng dân cư trong giai đoạn mùa khô cũng như mùa mưa

Hình 4.1: Tổ chức lớp tuyên truyền pháp luật bảo vệ rừng

năm 2009 tại xã La Ngâu – Tánh Linh

4.1.2 Công tác quản lý bảo vệ rừng

Theo báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng của Hạt Kiểm lâm Tánh Linh cho thấy trong 5 năm qua (2007 – 2011), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện, Hạt Kiểm lâm cùng các đơn vị chủ rừng và các

Trang 29

trăm đợt tại các vùng trọng điểm, phối hợp kiểm soát trên các tuyến đường giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã, liên thôn và tuyến sông La Ngà, thường xuyên kiểm tra, truy quét các điểm nóng phá rừng, lấn chiếm đất, khai thác lâm sản trái phép, tổ chức nhổ bỏ cây trồng trái phép trên đất lấn chiếm

4.1.3 Tình hình vi phạm, xử lý

Số liệu so sánh là các tháng cuối năm từ năm 2007 đến năm 2011

Bảng 4.1: Thống kê số liệu các vụ vi phạm được đơn vị phát hiện

Năm Đơn vị

2007 2008 2009 2010 2011

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy, Ban quản lý Khu Bảo tồn Thiên

nhiên Núi Ông là nơi xảy ra các vụ vi phạm nhiều nhất (nguyên nhân: vào năm

2007, tình trạng các đối tượng vào khu vực Quang Hà – Thác Bà khai thác gỗ Thanh Trà giả làm gỗ Trắc quý hiếm nhóm IIA là khá nghiêm trọng; không những thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển theo đường bộ mà nơi đây còn thuận tiện cho việc vận chuyển theo tuyến sông La Ngà nên tình trạng khai thác

và vận chuyển lâm sản trái phép càng khó kiểm soát hơn) Ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà là nơi xảy ra ít vụ vi phạm nhất, công tác tuần tra quản lý ở đây luôn được quan tâm tăng cường nên không có điểm nóng, các vụ vi phạm chủ yếu mang tính chất nhỏ, lẻ

Trang 30

Hình 4.2: Thu giữ gỗ khai thác trái phép trên địa bàn Hạt Kiểm lâm

Trang 31

Bảng 4.2: Hình thức vi phạm tại địa bàn nghiên cứu Năm

- Tình hình vi phạm khai thác, mua bán gỗ và lâm sản trái phép vẫn diễn

ra nghiêm trọng – với số vụ vi phạm diễn ra nhiều nhất so với các vụ việc khác

+ Năm 2007: 43/58 vụ - chiếm 74,10% tổng số vụ

+ Năm 2008: 40/46 vụ - chiếm 86,95% tổng số vụ

+ Năm 2009: 37/43 vụ - chiếm 86,04% tổng số vụ

Trang 32

+ Năm 2010: 26/26 vụ - chiếm 100% tổng số vụ

+ Năm 2011: 36/39 vụ - chiếm 92,3% tổng số vụ

- Sau khi khai thác xong các đối tượng thường tập kết lâm sản tại thôn 4 (xã Đức Bình), thôn Bàu Chim (xã Đức Thuận), xã Đoàn kết (Đa Hoai - Lâm Đồng) và xã Đồng Kho, chờ thời cơ thuận lợi chúng dùng xe môtô, xe kéo theo rơmooc, ôtô hoặc ngụy trang trong các xe chở hàng hay bằng bè thả trôi sông đến nơi tiêu thụ (Lạc Tánh, Gia An, Đồng Kho, Huy Khiêm, Đức Bình, Đức Linh, Đồng Nai)

Bảng 4.3: Tình hình xử phạt tại địa bàn nghiên cứu Năm

Nhận xét: Tất cả các vụ vi phạm vào các tháng cuối năm từ năm 2007

đến năm 2011 đều bị xử lý vi phạm hành chính, trong đó: tịch thu vắng chủ vì

Trang 33

Hình 4.3: Tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn Hạt Kiểm lâm

Tánh Linh quản lý

4.1.4 Cơ sở vật chất phục vụ quản lý bảo vệ rừng hiện có tại đơn vị

Phục vụ tuần tra đường sông: 1 Cano

Phục vụ tuần tra tuyến đường bộ: 1 xe owat, 1 xe ford, 3 mô tô

Ngoài ra còn có xe rêu vận chuyển lâm sản, súng, roi điện, dùi cui, quần

áo, giày, mũ để phục vụ công tác

4.1.5 Tổ chức lực lượng quản lý bảo vệ rừng tại Hạt Kiểm lâm

Năm 2011, lực lượng quản lý bảo vệ rừng của hạt là 30 cán bộ công nhân viên đều thuộc biên chế nhà nước Trong đó có 29 nam và 1 nữ, 7 trình độ đại học và 23 trình độ trung cấp

Cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm lâm gồm có 1 Hạt trưởng, 2 Hạt phó, các bộ phận hành chính tổng hợp (thủ quỹ, kế toán, tham mưu nhân sự), thanh tra pháp chế, quản lý bảo vệ rừng – bảo tồn thiên nhiên, tổ kiểm lâm cơ động phòng cháy

Ngày đăng: 03/06/2018, 16:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2001. Lâm nghiệp Việt Nam 1945 – 2000 (Quá trình phát triển và những bài học kinh nghiệm). Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm nghiệp Việt Nam 1945 – 2000 (Quá trình phát triển và những bài học kinh nghiệm)
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
4. Bộ tài liệu tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy rừng (chương trình cơ bản), 2007. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ tài liệu tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy rừng (chương trình cơ bản)
5. Cẩm nang ngành Lâm nghiệp. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp & Đối tác Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang ngành Lâm nghiệp
6. Lê Thành Được, 2011. “Tìm hiểu và đánh giá công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Phân trường Sông Trẹm thuộc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp U Minh Hạ tỉnh Cà Mau”. Khóa luận tốt nghiệp đại học.Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu và đánh giá công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Phân trường Sông Trẹm thuộc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp U Minh Hạ tỉnh Cà Mau
7. Trình Hữu Hạnh, 2011. “Bước đầu nghiên cứu tình hình quản lý và bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp”.Khóa luận tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bước đầu nghiên cứu tình hình quản lý và bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp”
9. Trần Hoàng Khiêm, 2011. “Bước đầu tìm hiểu và đánh giá công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Hạt Kiểm lâm Bắc Bình, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận”. Khóa luận tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu và đánh giá công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Hạt Kiểm lâm Bắc Bình, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
11. Nguyễn Thị Kim Nhị, 2011. Bước đầu nghiên cứu tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Khóa luận tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
14. Website huyện Tánh Linh. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2012. http://www.tanhlinh.com/tlnn/kinh-te-dia-phuong/1300/dong-bao-cac-dan-toc-tanh-linh-da-qua-thoi-khon-kho.html Link
15. Website báo Bình Thuận. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2012. http://baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?news_id=42450 Link
1. Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và PCCCR. Kế hoạch truy quét chống phá rừng trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Mão 2011 Khác
2. Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong BVR và PCCCR. Phương án phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2011 – 2012 trên địa bàn huyện Tánh Linh Khác
8. Hạt Kiểm lâm huyện Tánh Linh. Báo cáo tổng hợp tháng 12 năm 2007 – 2011 Khác
12. Ủy ban nhân dân huyện Tánh Linh. Báo cáo công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR năm 2010 trên địa bàn huyện Tánh Linh Khác
13. Viện điều tra quy hoạch rừng, 2000. Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng (QPN 6 -84), 43 trang Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w