1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU QUI TRÌNH NHÂN NUÔI BỌ RÙA HAI CHẤM VÀNG Scymnus bipunctatus Kugelann. TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHỆM

77 766 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 841,21 KB

Nội dung

Đặc điểm phát triển của thành trùng bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugelann qua 2 thế hệ trong quá trình nhân nuôi tại phòng thí nghiệm .... Thời gian và số lượng rệp sáp giả cầ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU QUI TRÌNH NHÂN NUÔI BỌ RÙA

HAI CHẤM VÀNG Scymnus bipunctatus Kugelann TRONG

Trang 2

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU QUI TRÌNH NHÂN NUÔI BỌ RÙA

HAI CHẤM VÀNG Scymnus bipunctatus Kugelann TRONG

Trang 3

LỜI TRI ÂN

Thành kính khắc ghi công ơn Cha Mẹ đã sinh thành và dưỡng dục để cho con có được như ngày hôm nay

Trân trọng biết ơn sâu sắc đến:

Cô Nguyễn Thị Chắt đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học, quý thầy (cô) trong khoa Nông học và trong trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại trường

Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn trong lớp Nông học 29 đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Tp Hồ Chí Minh, tháng 10/2007

Trần Huỳnh Tam

Trang 4

TÓM TẮT

TRẦN HUỲNH TAM, Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, tháng 9/2007

Đề tài có tên là: “Bước đầu tìm hiểu qui trình nhân nuôi bọ rùa hai chấm vàng

Scymnus bipunctatus Kugelann tại phòng thí nghiệm”

Đề tài được thực hiện tại Phòng nhân nuôi côn trùng - Bộ môn Bảo vệ thực vật - Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh từ tháng 4 – tháng 8 năm 2007

Đề tài gồm 2 thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: “Khảo sát qui trình nhân nuôi sinh khối rệp sáp giả mãng cầu

Dysmicoccus neobrevipes Beardsley và rệp sáp giả dứa Dysmicoccus brevipes Cockerell trong 3 điều kiện nhân nuôi” Khối lượng RSG D neobrevipes/100g bí ở

NT1 sau 30, 45 ngày tương ứng là 0,65 ± 0,03, 1,3 ± 0,04; ở NT2 sau 30, 45, 55 ngày tương ứng là 1,02 ± 0,03, 2,03 ± 0,09, 2,6 ± 0,05; ở NT3 sau 30, 45, 55 ngày tương là

0,68 ± 0,02, 1,4 ± 0,04, 1,8 ± 0,03 Khối lượng RSG D brevipes/100g bí ở NT1 sau

30, 45 ngày tương ứng là 0,59 ± 0,03, 1,16 ± 0,06; ở NT2 sau 30, 45, 55 ngày tương ứng là 1,11 ± 0,03, 1,61 ± 0,12, 2,37 ± 0,16, ở NT3 sau 30, 45, 55 ngày tương ứng là 0,67 ± 0,02, 1,58 ± 0,03, 1,71 ± 0,04

Thí nghiệm 2: “Khảo sát qui trình nhân nuôi sinh khối bọ rùa 2 chấm vàng

Scymnus bipunctatus Kugelann qua 2 thế hệ trong điều kiện phòng thí nghiệm” Ở thế

hệ F1 vòng đời của bọ rùa là 29,4 ± 2,3 ngày, thời gian đẻ trứng, tuổi thọ thành trùng,

số lượng ấu trùng và thành trùng thu được từ 1 cặp bọ rùa tương ứng là 28,6 ± 1,9 ngày, 46,7 ± 2,5 ngày, 144,4 ± 6,5 con, 127,7 ± 5,7 con Khả năng ăn mồi của ấu trùng

và thành trùng F1 tương ứng là 22,9 ± 1,2 con RSG, 67,8 ± 3,9 con RSG Ở thế hệ F2 vòng đời của bọ rùa là F2 29,0 ± 2,3 ngày, thời gian đẻ trứng, tuổi thọ thành trùng, số lượng ấu trùng và thành trùng thu được từ 1 cặp bọ rùa tương ứng là 25,5 ± 2,0 ngày, 50,3 ± 2,4 ngày, 116,4 ± 6,5 con, 108,9 ± 5,9 con Khả năng ăn mồi của ấu trùng và thành trùng F2 tương ứng là 22,3 ± 1,3 con RSG, 72,0 ± 3,5 con RSG

Trang 5

MỤC LỤC

Trang tựa i

Lời tri ân ii

Tóm tắt iii

Mục lục iv

Danh sách các bảng vi

Danh sách các hình vii

Danh sách các chữ viết tắt viii

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục đích và nội dung nghiên cứu 2

2.1 Mục đích nghiên cứu 2

2.2 Nội dung nghiên cứu 2

3 Giới hạn đề tài 3

Chương 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1 Một số rệp sáp giả chính gây hại cây trồng nông nghiệp……… 4

1.1 Nghiên cứu trong nước 4

1.2 Nghiên cứu ngoài nước 5

2 Đặc điểm hình thái, sinh học và tập quán gây hại của một số rệp sáp giả chính 7

2.1 Rệp Sáp Dứa Dysmicoccus brevipes (Cockerell) 7

2.2 Rệp sáp giả mãng cầu hay rệp sáp giả dứa màu nâu Dysmicoccus neobrevipes (Beardsley) 8

3 Một số nghiên cứu về thiên địch của rệp sáp giả 10

3.1 Nghiên cứu trong nước 10

3.2 Nghiên cứu ngoài nước 11

4 Một số đặc điểm hình thái, sinh học về các loài thiên địch của rệp sáp 12

4.1 Bọ rùa Cryptolaemus montrouzieri (Mealybug Destroyer) 12

4.2 Bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugelann 13

5 Một số đặc điểm trong qui trình nuôi nhân tạo côn trùng 15

Trang 6

5.1 Qui trình sản xuất trứng và ấu trùng bọ rùa Cryptolaemus montrouzieri Mealybug

Destroyer 15

5.2 Qui trình nhân nuôi sinh khối rệp sáp hồng 16

Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18

2 Điều kiện khí hậu, thời tiết 18

3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 20

3.1 Vật liệu nghiên cứu 20

3.2 Phương pháp nghiên cứu 20

3.2.1 Tìm hiểu qui trình nhân nuôi rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes Cockerell và Dysmicoccus neobrevipes Beardsley trên bí đỏ 20

3.2.2 Khảo sát khả năng ăn mồi của ấu trùng và thành trùng bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugelann qua 2 thế hệ 21

3.2.3 Bước đầu tìm hiểu qui trình nhân nuôi bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugelann 22

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 26

1 Khả năng nhân nuôi sinh khối rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes Cockerell và Dysmicoccus neobrevipes Beardsley trong điều kiện thí nghiệm 26

2 Sự phát triển của bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugelann qua hai thế hệ trong phòng thí nghiệm 28

3 Đặc điểm phát triển của thành trùng bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugelann qua 2 thế hệ trong quá trình nhân nuôi tại phòng thí nghiệm 31

4 Hoạt động ăn mồi của ấu trùng và thành trùng bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugelann qua 2 thế hệ trong quá trình nhân nuôi tại phòng thí nghiệm 33 Chương 5: KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

PHỤ LỤC 44

Trang 7

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Khối lượng rệp sáp giả mãng cầu Dysmicoccus neobrevipes Beardsley

thu được từ qui trình nuôi (rệp/100g bí)

Bảng 4.2 Khối lượng rệp sáp giả dứa Dysmicoccus brevipes Cockerell thu được

từ qui trình nuôi (rệp/100g bí)

Bảng 4.3 Vòng đời của bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugelann thế

hệ đầu tiên trong quá trình nhân nuôi tại phòng bảo vệ thực vật ĐH Nông Lâm, 2007

Bảng 4.4 Vòng đời của bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugelann thế

hệ thứ 2 trong quá trình nhân nuôi tại phòng bảo vệ thực vật ĐH Nông Lâm, 2007

Bảng 4.5 Đặc điểm của thành trùng bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus

Kugelann thế hệ F1 trong điều kiện nhân nuôi tại phòng bảo vệ thực vật ĐH Nông Lâm, 2007

Bảng 4.6 Đặc điểm của thành trùng bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus

Kugelann thế hệ F2 trong điều kiện phòng bảo vệ thực vật ĐH Nông Lâm, 2007

Bảng 4.7 Hoạt động ăn mồi của ấu trùng và thành trùng bọ rùa 2 chấm vàng

Scymnus bipunctatus Kugelann thế hệ F1 trong quá trình nhân nuôi tại phòng bảo vệ

thực vật ĐH Nông Lâm, 2007

Bảng 4.8 Hoạt động ăn mồi của ấu trùng và thành trùng bọ rùa 2 chấm vàng

Scymnus bipunctatus Kugelann thế hệ F2 trong quá trình nhân nuôi tại phòng bảo vệ

thực vật ĐH Nông Lâm, 2007

Bảng 4.9 Thời gian và số lượng rệp sáp giả cần thiết để sản xuất

ấu trùng và thành trùng từ 1 cặp bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugelann

Trang 8

Hình 3.3 Lấy nguồn rệp trên dứa

Hình 3.4 Lấy nguồn rệp trên mãng cầu

Hình 3.12 Nuôi bọ rùa trong hủ nhựa

Hình 3.13 Tách ầu trùng mới nở từ bông gòn

Trang 9

SLRSGBTD: số lượng rệp sáp giả bị tiêu diệt

SLATTĐ: số lượng ấu trùng thu được

D brevipes: Rệp sáp giả dứa Dismicoccus previpes

D neobrevipes: Rệp sáp giả mãng cầu Dismicoccus neoprevipes

S bipunctatus: Bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugelann

LSD (Least Significant Difference Test): Trắc nghiệm phân hạng

CV (Coefficient of Variation): Độ lệch tiêu chuẩn tương đối

SD (Standard Deviation): Độ lệch chuẩn

Prob (Probability): Giá trị xác suất

Trang 10

hồ tiêu bị rệp sáp chui xuống đất gây hại ở gốc, rễ làm cây suy giảm nhanh, có khi gây chết cây hàng loạt, việc phòng trừ trở nên khó khăn và tốn kém

Các loài rệp sáp đều có chu kỳ sinh trưởng không dài (khoảng 1 tháng tùy điều kiện thời tiết), khả năng sinh sản cao, có loài đẻ trứng, có loài đẻ con Điều kiện môi trường thích hợp rệp có khả năng bộc phát nhanh Chúng gây hại chủ yếu vào mùa nắng, mùa mưa gây hại ít hơn

Trên lưng rệp có nhiều lỗ tiết sáp, liên tục tiết ra sáp hình thành một lớp bột trắng bao phủ toàn bộ cơ thể, do đó sử dụng thuốc hóa học để phòng trị rệp sáp sẽ không mang lại hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến thiên địch của rệp sáp trong tự nhiên, chất lượng nông sản và môi trường có thể bị ô nhiễm Trong điều kiện tự nhiên, rệp sáp có

rất nhiều thiên địch bao gồm các loài ong ký sinh như Aenasius cariocus Compere, Aenasius colombiensis Compere, Anagyrus ananatis Gahan, muỗi Dicrodiplosis fulva,

Trang 11

chuồn chuồn cỏ Brinckochrysa scelestes Banks, Chrysoperla carnea Stephens., các

loài bọ rùa như Cryptolaemus montrouzieri, Diadiplosis koebelei, Diadiplosis

pseudococci, Exochomus concavus, Scymmus uncinatus, Scymmus bipunctatus … các

loài thiên địch này có khả năng hạn chế sự bộc phát của rệp sáp Việc bảo tồn thiên địch là điều kiện tiên quyết ngăn chặn sự bộc phát của rệp sáp trong tự nhiên Tại

nhiều nước, người ta đã nhân nuôi các loài ong ký sinh như Anagyrus ananatis, muỗi Dicrodiplosis fulva, bọ rùa Cryptolaemus montrouzieri…để phòng trừ rệp sáp giả

Trong đấu tranh sinh học, để có thể kiểm soát tình hình dịch hại rệp sáp giả cần 1

nguồn thiên địch với số lượng lớn, bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus cũng là thiên địch quan trọng của rệp sáp giả Để có thể sử dụng bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus như là tác nhân sinh học phòng trừ rệp sáp giả nhất thiết phải có số lượng

lớn không chỉ bọ rùa mà cả thức ăn của chúng là rệp sáp giả Từ thực tế nhu cầu trên, được sự đồng ý của Bộ môn BVTV – Khoa Nông học - Trường Đại Học Nông Lâm

Tp Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài: “Bước đầu tìm hiểu qui trình nhân nuôi

bọ rùa hai chấm vàng - Scymnus bipunctatus Kugelann tại Đại Học Nông Lâm Tp

nhân sinh học

2.2 Nội dung nghiên cứu

 Tìm hiểu qui trình nhân nuôi rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes Cockerell và Dysmicoccus neobrevipes Beardsley trên bí đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm

 Khảo sát các giai đoạn phát triển của bọ rùa hai chấm vàng Scymnus bipunctatus

qua 2 thế hệ trong điều kiện nhân nuôi tại phòng thí nghiệm và khả năng ăn mồi của chúng

 Tìm hiểu qui trình nhân nuôi bọ rùa hai chấm vàng Scymnus bipunctatus trong

điều kiện phòng thí nghiệm

Trang 12

3 Giới hạn đề tài

Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong vòng 5 tháng từ tháng 4 đến tháng 8

Đề tài được tiến hành thu mẫu tại Long Thành (Đồng Nai), Củ Chi, Bình Chánh, Thủ Đức, Quận 12, Quận 9, Hóc Môn (Tp HCM), nhân nuôi tại phòng thí nghiệm bảo

vệ thực vật của Khoa Nông học - Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

Đối tượng nghiên cứu là bọ rùa hai chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugelann, rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes Cockerell và Dysmicoccus neobrevipes Beardsley

Trang 13

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 Một số rệp sáp giả chính gây hại cây trồng nông nghiệp

1.1 Nghiên cứu ngoài nước

E M Lavabre (1970) đã ghi nhận được 5 loài rệp sáp giả gây hại trên cà phê đó

là: Planococcus citri R., Pseudococcus andonium, Pseudococcus nipae, Pseudococcus filamentosus và Ferrisia virgata Ckll

Theo Kuech Tiong Kheng (1979) ghi nhận trên cây tiêu có 2 loài rệp sáp giả gây

hại là Planococcus citri R và Ferrisia virgata Ckll

Theo D J Borror, D M Deiong, C A.Triplehorn (1981) trong họ rệp sáp giả đã

ghi nhận được 300 loài, trong đó có các loài gây hại quan trọng là Planococcus citri R., Pseudococcus longispinus, Pseudococcus fragilis

H David, S Easwaramoorthy và R Jayanthi (1986) đã ghi nhận được trên cây

mía có 6 loài rệp sáp giả gây hại trong đó Sacchricoccus sacchari Ckll., Kiritshenkella sacchari G tấn công phần lớn mắt đốt mía, phía trong bẹ lá và rễ mía, Pseudococcus saccharicola G tấn công những lá đọt mía, Phenacoccus saccharifolli G tấn công mặt dưới lá, Dysmicoccus carens Mask gây hại trên lá mía và Antonia graminis Mask gây

hại phần dưới đất và rễ mía

Theo Khoo Khay Choong, Peter A C Oai, Ho Cheng Tuck (1991) ghi nhận các

loài rệp sáp giả là Planococcus lilacinus Ckll Gây hại nặng trên mãng cầu xiêm, ca cao, ổi, Dysmicoccus brevipes Ckll gây hại trên cà phê, dứa, cọ dầu, Cataneococcus hispidus Mor gây hại cho ca cao, vải thiều, sầu riêng, ổi, và Rastrococcus spinous

Rob gây hại trên vải thiều, cam quýt, xoài

Trang 14

Theo Waite G r (1993) các vùng trồng dứa trên thế giới có 2 loài rệp sáp giả gây

hại chủ là Dysmicoccus brevipes và Dysmicoccus neobrevipes

Theo CAB International (2005) Pseudococcus jackbeardsleyi (Gimpel and

Miller, 1996) thuộc loài đa kí chủ, tấn công trên 88 giống cây trồng thuộc 38 họ Loài này xuất hiện rất phổ biến trên sắn, chuối, cà chua, tiêu, dâm bụt, na, mãng cầu ta, phù dung, mã đề… Tuy vậy, nó cũng được ghi nhận trên nhiều loại cây trồng khác như keo, dứa, cần tây, ớt, đu đủ, chanh lá cam, bưởi chùm, khổ sâm, cà phê Arabica, gòn, dưa, cây cảnh, bông, kim phượng, khoai lang, cỏ cứt lợn, xoài, bạc hà, cây cải ngựa, chôm chôm, trúc đào, đậu Lima, lựu, phong lan, quỳ thiên trúc, cà tím, khoai tây, bắp, gừng…

Theo CAB International (2005) Planococus citri Risso rất phàm ăn và là nguyên

nhân chính ảnh hưởng đến sinh trưởng của nhiều cây trồng (Ferris, 1950, McKenzie,

1967, Gravitz and Wilson, 1968, Bartlett, 1978, Williams, 1985) Ở các vùng nhiệt

đới, P citri là đối tượng gây hại chủ yếu trên cọ dừa, chuối, thuốc lá, cà phê, và một số

cây hoang dã thuộc họ gòn (Strickland, 1951a, b Le Pelley, 1968, Entwistle, 1972) Ở

Ghana, P citri được ghi nhận trên 54 loại cây trồng thuộc họ dừa, chuối, cola, dứa và một số họ khác (Strickland, 1951a, Padi et al., 1999) Ở Ấn Độ, P citri gây hại chủ yếu trên cam, chanh (Amitava Konar, 1998) Kí chủ chính của P citri là các loại cây

trồng thuộc họ Citrus ngoài ra cũng được ghi nhận trên dứa, mãng cầu xiêm, mãng cầu

ta, đu đủ, cà phê, khoai mỡ, bông, cà chua, xoài, sắn, chuối, thuốc lá, ổi, mía, cà độc dược, khoai tây…

Theo CAB International (2005) Planococus lilacinus Cockerell được ghi nhận đầu tiên cùng với Pseudococcus lilacinus bởi Cockerell vào năm 1905 tại quần đảo

Philippin và được tìm thấy trên rễ cà phê do Chackco và Sreedharan vào 1981

1.2 Nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Thu Cúc (2000) đã ghi nhận tại Đồng Bằng sông Cửu Long có trên

16 loài rệp sáp hiện diện trên cam, quýt, chanh bao gồm Planococcus citri, Planococcus citriculus, Pseudococcus lilacinus, Pseudococcus sp., Saissetia coffeae, Chrysomphalus sp., Pulvinaria sp., Icerya purchasi, Aonidiella aurantii, Aspidiotus sp., Lepidosaphes beckii, Rastrococcus sp., Coccus hesperidium, Coccus spp., Lecanium spp., …

Trang 15

Nguyễn Thị Thu Cúc (2000) đã ghi nhận: Rastrococcus spinosus gây hại phổ biến nhất trên cây xoài, trên cây nhãn có ít nhất 4 loài Pseudococcus spp gây hại, Planococcus citriculus, Pseudococcus sp.và Pulvinaria sp hiện diện trên chôm chôm, Planococcus citriculus, Coccus viridis là 2 loài gây hại phổ biến trên hồng xiêm, có ít nhất 2 loài Planococcus sp., Pseudococcus sp tấn công trên sầu riêng, Planococcus citriculus, Planococcus sp., Saissetia coffeae và Pseudococcus sp là đối tượng gây hại quan trọng thứ 3 trên cây ổi, Planococcus citriculus, Pseudococcus sp gây hại phổ biến trên mãng cầu ta, mãng cầu xiêm, táo, mít, Pseudococcus sp., Planococcus citriculus là 2 loài gây hại phổ biến trên mận, chuối, Pseudococcus spp là loài gây hại chính trên giâu, đu đủ, Dysmicoccus brevipes gây hại chủ yếu trên dứa

Nguyễn Thị Chắt (2001) đã ghi nhận: rệp sáp giả một cặp đuôi ngắn

Dysmicoccus sp gây hại trên nhãn, ổi, sapochê, mãng cầu ta, tiêu, chuối, mai, rệp sáp giả 4 cặp đuôi dài Rastrococcus sp gây hại trên xoài, nhãn, ổi, chuối, mít , rệp sáp giả cam Pseudococcus citri R gây hại trên cam, quýt, bưởi, cà phê, ,

Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2002) ghi nhận trên cây hồ tiêu có loài rệp sáp giả

Pseudococcus citriculus gây hại Tác giả cũng đã ghi nhận trên cây có múi có các loài rệp sáp giả gây hại là Planococcus citri R., Pseudococcus citriculus, trên cây táo, sầu

riêng, chôm chôm, cũng có các loài rệp sáp thuộc họ Pseudococcidae gây hại

Theo Nguyễn Thị Chắt (2001) và Nguyễn Mạnh Chinh (2002) cho thấy rệp sáp giả gây hại phần lớn trên cành, lá, đọt non, cuống hoa, cuống quả và quả cây trồng Một số rệp sáp giả còn gây hại cho rễ tiêu, cà phê, cây có múi

Lê Minh Tâm, Lê Quốc Điền và Nguyễn Văn Hòa (2004) đã ghi nhận tại Tiền Giang và Bến Tre có 13 loài rệp sáp giả gây hại trên cây ăn trái chính bao gồm loài

Dysmicoccus sp., Pseudococcus lilacinus Ckll., Pseudococcus citri R., Ferrisia virgata Ckll., Icerya purachi Mask., Icerya aegyptica Dgl., AonidieLLLa aurantii Mask., Lepidosaphes beckii Newn., Coccus viridis Green., Coccus hesperidium L., Unapis citri Comstock, Nipaecoccus viridis New., Rastrococcus sp

Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy phổ ký chủ của rệp sáp giả rất rộng, chúng gây hại cho hầu hết các cây trồng nông nghiệp nhất là các cây trồng đa niên, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản

Trang 16

2 Đặc điểm hình thái, sinh học và tập quán gây hại của một số rệp sáp giả chính

Rệp sáp giả thuộc họ Pseudococcidae, họ côn trùng thuộc bộ cánh đều Homoptera, có đặc điểm đặc trưng của cả tổng họ rệp sáp Coccidoidea là lưỡng hình

sinh dục Các cá thể đực có một đôi cánh, râu và chân phát triển Ở các cá thể cái, chân

và cánh thường thoái hoá, các phần đầu, ngực, bụng dính liền thành một khối, các tuyến sáp phân bố đều trên bề mặt cơ thể Các chất do tuyến sáp tiết ra tạo thành lớp sáp cùng các sợi sáp kéo dài thành tua sáp có màu sắc với số lượng khác nhau ở từng loài Rệp cái phát triển qua 3 pha: trứng, ấu trùng và trưởng thành, rệp đực có thêm pha nhộng Rệp đực trưởng thành có thêm một đôi cánh mỏng

2.1 Rệp sáp giả dứa màu hồng Dysmicoccus brevipes Cockerell

Phân bố

D brevipes xuất hiện phổ ở hầu hết các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Tại Châu

Á, hiện diện phổ biến tại Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Malaysia, Pakistan, Philippinnes, Singapore, Sri Lanka, Việt Nam (CAB International, 2005)

Ký chủ

D brevipes thuộc loại đa ký chủ, tấn công trên 100 giống cây trồng thuộc 53 họ

(Ben-Dov, 1994) Loài phổ biến nhất trên Dứa tuy vậy cũng được ghi nhận trên nhiều loại cây trồng khác như bơ, chuối, cần tây, cỏ ba lá, cam quýt, ca cao, dừa, cà phê, bông vải, mãng cầu, táo, sung, gừng, ổi, bắp, xoài, cọ dầu, lan, đậu phộng, tiêu, khoai tây, mía và một số cây trồng khác (CAB International, 2005)

Đặc điểm sinh học

Ấu trùng con cái rệp sáp giả có 3 tuổi, kéo dài lần lượt là 10,0, 6,7 và 7,9 ngày Giai đoạn phát triển của con đực gồm: ấu trùng tuổi 1, ấu trùng tuổi 2, tiền nhộng và nhộng với thời gian tương ứng của mỗi giai đoạn là 9,9, 5,8, 2,5 và 3,7 ngày (Lim, 1973)

Giai đoạn ấu trùng từ tuổi 1 đến thành trùng kéo dài khoảng 24 ngày (đực và cái) Thành trùng cái sống trong khoảng 17- 49 ngày, trong khi đó con đực chỉ sống khoảng 1- 3 ngày (Lim, 1973)

Con cái có thể đẻ từ 19 - 137 con, trong tự nhiên tỷ lệ đực, cái là 1:1 Giai đoạn

phát tán xảy ra ở ấu trùng tuổi 1 D brevipes có 2 kiểu sinh sản: đơn tính và lưỡng

tính Nhóm sinh sản đơn tính sống tập trung ở phần gốc dứa, ngay sát hoặc dưới mặt

Trang 17

đất, trái lại nhóm lưỡng tính thường tập trung một phần trên trái và trên lá Trong tự

nhiên, rệp sáp dứa thường sống cộng sinh với kiến đầu to Pheidole megacephala Loài

kiến này thường xây tổ bằng mùn chung quanh các quần thể rệp sáp nhằm bảo vệ loài này tránh khỏi sự tấn công của các loài thiên địch cũng như những điều kiện bất lợi khác của môi trường (khô hạn và những điều kiện thời tiết bất lợi khác) Kiến cũng sử dụng mật ngọt do rệp sáp tiết ra, từ đó cũng làm giảm hiện tượng nấm bồ hóng phát triển trên cây (Lim, 1973)

Thiệt hại kinh tế

Rệp sáp dứa chích hút trên phần rễ làm cây kém phát triển, trái suy yếu bên cạnh

đó rệp sáp còn truyền bệnh “Pineapple will disease” gây hại quan trọng trên dứa Trên dứa, rệp sáp hiện diện phổ biến ở vùng rễ và tập trung quần thể với mật số cao trên cuống trái ngay sát mặt đất Tuy vậy cũng có thể tấn công trên lá, trái non và

cả trái chín tùy thuộc nhóm sinh sản đơn tính hay lưỡng tính

2.2 Rệp sáp giả mãng cầu hay rệp sáp giả dứa màu xám Dysmicoccus

neobrevipes Beardsley

Phân bố

D neobrevipes xuất hiện ở các vùng nhiệt đới và một vài vùng cận nhiệt đới Chủ

yếu là xuất hiện tại các vùng trồng dứa trên thế giới như Fiji, Jamaica, Malaysia, Mexico, Micronesia, Philippines, đảo Hawaii, Việt Nam…(Jayma L Martin Kessing

và Ronald F.L Mau, 1992)

Ký chủ

D neobrevipes gây hại cho nhiều loài cây như chuối, táo, mít, dứa, cacao, cà phê,

dừa…Loài này không tìm thấy trên cỏ (Jayma L Martin Kessing và Ronald F.L Mau, 1992)

Trang 18

Đặc điểm sinh học

Cơ thể rệp D neobrevipes trưởng thành có màu mâu tới xám cam nhưng do kết

hợp với lớp sáp bao bọc nên có màu xám (Kessing và Mau, 1992) Rệp trưởng thành dài khoảng 1/17 inch và rộng 1/25 inch Các sợi tua sáp ngắn lòi ra ở mép cơ thể Các sợi tua ở 2 bên dài bằng 1/4 chiều rộng cơ thể, còn các tua phía sau dài bằng 1/2 chiều rộng cơ thể

Rệp sáp giả mãng cầu D neobrevipes sinh sản hữu tính Nó không đẻ trứng,

trứng nở ngay trong cơ thể con mẹ Giai đoạn ấu trùng là giai đoạn phát tán chính

(Rohrbach et al., 1988) Ấu trùng di chuyển trong khoảng thời gian ngắn không quá 1 ngày và có thể di chuyển hàng trăm mét nhờ gió (Rohrbach et al., 1988) Trong giai

đoạn ấu trùng rệp chỉ ăn trong giai đoạn tuổi 1 và giai đoạn đầu tuổi 2 (Kessing và Mau, 1992) Giai đoạn ấu trùng của con cái có 3 tuổi kéo dài lần lượt là 11 – 23 ngày,

6 – 20 ngày và 7 – 28 ngày (Kessing và Mau, 1992), hoặc trung bình 8 – 14 ngày (Ito, 1938) Tổng thời kì ấu trùng của con cái khoảng 26 – 52 ngày, trung bình khoảng 35 ngày (Kessing và Mau, 1992) Trưởng thành cái sẽ giao phối với con đực trong khoảng thời gian 25 ngày trước khi nó sinh sản (Kessing và Mau, 1992) Thời gian sinh sản kéo dài khoảng 30 ngày (Kessing và Mau, 1992) và nó sẽ chết trong vòng 4 ngày sau khi ngừng sinh sản (Ito, 1938, Kessing và Mau, 1992) Mỗi con cái có thể đẻ khoảng

350 con (Ito, 1938), đôi khi có thể lên tới 1000 con (Kessing và Mau, 1992) Con cái nếu không được giao phối có thể sống trung bình khoảng 148 ngày, trong khi đó con cái được giao phối chỉ sống trung bình khoảng 95 ngày (Ito, 1938)

Con đực sẽ lột xác 4 lần trước khi mọc cánh (trưởng thành) Giai đoạn phát triển của con đực gồm: ấu trùng tuổi 1, ấu trùng tuổi 2, tiền nhộng và nhộng với thời gian tương ứng của mỗi giai đoạn là 11 – 19 ngày, 7 – 19 ngày, 2 – 7 ngày và 2 – 8 ngày (Kessing và Mau, 1992), trung bình 3 – 13 ngày (Ito, 1938) Tổng thời gian phát triển giai đoạn ấu trùng là 22 – 53 ngày (Kessing và Mau, 1992) Con đực chỉ ăn trong giai đoạn tuổi 1 và tuổi 2 Lần lột xác thứ 2, 3, 4 chỉ xảy ra trong kén sáp và kéo dài khoảng 12 ngày Khi ra khỏi kén thì con đực trưởng thành chỉ dài khoảng 1mm với 1 đôi cánh màng Nó không có vòi chích hút Con đực trưởng thành sống được khoảng

37 ngày (Ito, 1938) Con đực có vòng đời khoảng 59 – 117 ngày, trung bình 90 ngày (Kessing và Mau, 1992)

Trang 19

Thiên địch

Trong điều kiện tự nhiên, thành phần thiên địch của rệp sáp giả mãng cầu D neobrevipes rất phong phú D neobrevipes có thể bị ký sinh bởi các loài ong ký sinh như Aenasius cariocus Compere, Aenasius colombiensis Compere, Anagyrus ananatis Gahan, Euryhopauus propinquus Kerrich, Hambletonia pseudococcina Compere and Ptomastidae abnormis Girault hoặc bị tấn công bởi các loài bọ rùa ăn thịt như Cryptolaemus montrouzieri Mulsant, Lobodiplosis pseudococci Felt, Nephus bilucernarius Mulsant, Scymnus (Pullus) unicatus Sicard and Scymnus pictus Gorham

(Kessing và Mau, 1992)

3 Một số nghiên cứu về thiên địch của rệp sáp giả

3.1 Nghiên cứu ngoài nước

Theo Bartlett (1978) thiên địch của rệp sáp giả dứa Dysmicoccus brevipes

Cockerell gồm 2 nhóm:

 Nhóm kí sinh: Anagyrus ananatis, Anagyrus pseudococci, Aenasius brasiliensis, Anagyrus coccidivorus, Anagyrus sp nr Kivuensis, Arhopoideus peregrinus, Blepyrus propinquus, Blepyrus schwarzi, Hambeltonia pseudococcinna, Hambletonia pseudococcinna, Leptomastix dactylopii, Pseudaphycus angelicus, Pseudaphycus dysmicocci, Pseudaphycus malinus, Zaplatycerus fullawayi

 Nhóm ăn thịt: Cryptolaemus montrouzieri (mealybug destroyer), Cleothera

bromelicola, Coccodiplosis formosana, Dicrodiplosis guatemalensis, Diomus margipallens, Diomus neuenschwanderi, Diadiplosis koebelei, Diadiplosis pseudococci, Exochomus concavus, Hyperaspis silvestrii, Hyperaspis c-nigrum, Hyperaspis albicollis, Pseudiastata pseudococcivora, Rhyzobius ventralis, Scymnus

bilucernarius, Scymnus margipellens, Scymnus quadrivittatus, Scymnus uncinatus

Theo Kessing và Mau (1992) thiên địch của rệp sáp giả mãng cầu Dysmicoccus

neobrevipes Beardsley gồm 2 nhóm:

 Nhóm kí sinh: Aenasius cariocus Compere, Aenasius colombiensis Compere, Anagyrus ananatis Gahan, Euryhopauus propinquus Kerrich, Hambletonia pseudococcina Compere and Ptomastidae abnormis (Girault) (Kessing và Mau, 1992)

Trang 20

 Nhóm ăn thịt: Cryptolaemus montrouzieri Mulsant, Lobodiplosis pseudococci Felt, Nephus bilucernarius Mulsant, Scymnus (Pullus) unicatus Sicard and Scymnus pictus Gorham (Kessing và Mau, 1992)

Theo CAB International (2005) có 4 loài bọ rùa Scymnus apiciflavus, S coccivora, S roepkei và S includens là thiên địch của Planococcus citri , Scymnus apiciflavus, S roepkei, C momtrouzieri được dùng để quản lí sinh học rệp sáp giả Planococcus lilacinus (Ấn Độ)

Theo Bartlett (1978) và Browning (1995) rệp sáp nâu Saisstia coffeae bị khống chế bởi ong ký sinh Metaphycus helvolusi, Encyrtus infelix và theo Watson, 1995 thì S Coffeae là con mồi của ấu trùng muỗi Dicrodiplosis fulva

Theo CAB International (2005) các loài ong thuộc giống Anagynus có thể ký sinh trên nhiều loài rệp sáp như: Paracoccus marginatus, Phenacoccus madeirensis, Planococcus lilacinus, Ractrococcus iceryoides, Dysmicoccus brevipes, Dysmicoccus neobrevipes

Theo CAB International (2005) loài chuồn chuồn cỏ Brinckochrysa scelestes Banks phân bố tại Ấn Độ và Úc ăn rệp sáp giả Maconellicoccus hirsutus Green

Theo CAB International (2005) loài chuồn chuồn cỏ Chrysoperla carnea

Stephens phân bố rất rộng ở hầu hết các châu lục, nó ăn tất cả các loài rệp thuộc họ Aphididae, Aleyrodidae, Eriophyidae, Psyllidae, Tetranychidae, Coccidae, Pseudococcidae

3.2 Nghiên cứu trong nước

Theo Nguyễn Thị Chắt và Vũ Thị Nga (2003) sâu ăn rệp sáp Eublemma amabilis

có thể tấn công các loài rệp sáp như Dysmicoccus brevipes, Planococcus lilacilus, Ceroplastes rusci, Pulvinaria sp., Crystallotesta sp Một ấu trùng tuổi cuối trong vòng

24 giờ trung bình có thể ăn được 11,4 - 12,8 cá thể rệp sáp giả loài P lilacilus hoặc 6,3 - 8,6 cá thể rệp sáp giả loài D brevipes

Theo Nguyễn Thị Chắt (2004) loài chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp phân bố ở khu

vực Tp Hồ Chí Minh, Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên ăn rệp sáp giả, rệp vảy mềm, rệp bông cúc, thuộc họ Pseudococcidae, Coccidae, Margarodidae

Theo Vũ Thị Nga (2006) ấu trùng Chrysopa sp2 tấn công các loài rệp sáp giả trong họ Pseudococcidae như: Dysmicoccus brevipes, Ferrisia virgata,

Trang 21

Maconellicoccus hirsutus… Ấu trùng có đặc điểm săn mồi tích cực, chúng bò rất

nhanh và khi gặp rệp sáp giả thì tấn công liền Trên đường đi tìm con mồi, chúng có thể gom những mẫu rác nhỏ đặt lên lưng để ngụy trang nhưng phần ngụy trang này không che kín hết cơ thể nên vẫn có thể thấy nhiều phần của cơ thể bị lộ ra Khi gặp con mồi chúng tấn công ngay bằng cách dùng cặp càng ghim thủng và giữ chặt con mồi rồi bắt đầu hút dịch của cơ thể con mồi, sau khi ăn thường bỏ phần dư của con mồi lên lưng để ngụy trang thêm

Theo Vũ Thị Nga (2006) ấu trùng Chrysopa sp1 mới nở rất linh hoạt, chúng tấn

công rệp sáp giả cũng rất đặc biệt, đầu tiên là dùng cặp càng lớn gom sáp của con mồi lại rồi ngửa cổ đặt sáp đã được gom lại lên lưng để ngụy trang, sáp của rệp sáp giả

được giữ lại trên lưng Chrysopa sp1 nhờ nhiều sợi lông dài, sau đó chúng dùng cặp

càng ghim thủng và giữ chặt con mồi rồi bắt đầu hút dịch của cơ thể con mồi, chúng

chỉ hút dịch của cơ thể rệp sáp giả và bỏ xác lại Một ấu trùng Chrysopa sp1 có thể ăn dược 27 con Dysmicoccus previpes trưởng thành

4 Một số đặc điểm hình thái, sinh học về các loài thiên địch của rệp sáp

4.1 Bọ rùa Cryptolaemus montrouzieri (Mealybug Destroyer)

Giới thiệu

Năm 1891 Albert Koeble đã nhập nội vào California loài bọ rùa Cryptolaemus montrouzieri Muls từ Úc để kiểm soát tình hình dịch hại do rệp sáp giả gây ra trên cam quýt C montrouzieri có kích thước nhỏ (dài khoảng 3 – 4 mm) Cơ thể bọ rùa có

màu nâu tối, cuối cánh trước, ngực trước và đầu có màu nâu vàng tới vàng cam Ấu trùng trưởng thành dài khoảng 1,3 cm và có phủ tua sáp trắng dài trên lưng Trứng có màu vàng nhạt, hình oval dài

Phân bố

C montrouzieri có phạm vi phân bố rất rộng, xuất hiện hầu hết ở các vùng nhiệt

đới và cận nhiệt đới như Australia, Queensland, Bahamas, California, Chile, Cyprus, France, Greece, Greece, Crete, Hawaii, Israel, Italy, Italy, Sardinia, Karnataka, Montserrat, Peru, Saudi Arabia, Sicily, South Africa, Spain, St Helena, Taiwan…(CAB International, 2005)

Kí chủ

Trang 22

C montrouzieri có thể tấn công rất nhiều loài rệp sáp giả bao gồm: Dysmicoccus brevipes, Dysmicoccus boninsis, Planococcus lilacinus, Pseudococcus calceolariae, Pseudococcus comstock, Pseudococcus maritimus, Pseudococcus longispinus Planococcus kenyae, Rastrococcus iceryoides, Rastrococcus invadens (CAB

International, 2005)

Đặc điểm sinh học

Trưởng thành cái thường đẻ trứng dọc theo những ổ trứng của rệp sáp Trứng sẽ

nở thành ấu trùng trong khoảng 5 ngày ở nhiệt độ 270C Giai đoạn ấu trùng có 3 tuổi kéo dài 12 – 17 ngày, sau đó chúng sẽ làm nhộng, giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 7 –

10 ngày và vũ hóa thành con trưởng thành Thành trùng có thể sống được 4 tháng Con cái bắt đầu đẻ trứng sau khi vũ hóa 4 – 5 ngày, và trong suốt thời gian sống mỗi con cái có thể đẻ từ 400 – 500 trứng, mỗi ngày đẻ khoảng 10 trứng và sống được 2 tháng

C montrouzieri rất phàm ăn, chúng ăn cả ấu trùng và thành trùng của rệp sáp giả,

mỗi con ấu trùng có thể tiêu thụ khoảng 250 con rệp sáp giả ở giai đoạn tuổi nhỏ Bọ rùa trưởng thành có thể bay rất xa để kiếm thức ăn nếu như nguồn rệp sáp trở nên khang hiếm

Quản lí dịch hại

Đến năm 1930 ở California có đã có 16 phòng nuôi côn trùng với sản lượng bọ

rùa 20.000.000 con hàng năm Đến nay những nơi đã sử dụng Cryptolaemus montrouzieri Muls để trừ rệp sáp giả cam Planococcus citri đã lan rộng từ Anh, Bỉ,

Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Nga, Tây Ban Nha, ba Lan, Pháp, Đức (Tổng hợp theo Henry J.Quayle, 1941, Avas B.H., 2002, Bugwood, 2003, Frank J H and RuseLLL F.M., 2002 và Weeden, Shelton, Hofmann, 1999)

4.2 Bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugelann

Tên khoa học khác

Chilocorus bipunctatus (Kug.), Scymnus biverrucatus (Panz.), Nephus biverrucatus (Panzer.)

Phân bố

S bipunctatus xuất hiện ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: Mỹ, Thổ Nhĩ

Kì, Irag, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines…(CAB International, 2005)

Ký chủ

Trang 23

Trong tự nhiên S bipunctatus có thể tấn công nhiều loài rệp sáp giả như: Dysmicoccus brevipes, Dysmicoccus neobrevipes, Ferrisia virgata, Maconellicoccus hirsutus, Planococcus lilasinus, P citri, Parlatria oleae, Phylloxera quercus…(CAB

International, 2005 và Vũ Thị Nga, 2006)

Đặc điểm sinh học

Cơ thể thành trùng bọ rùa hai chấm vàng S bipunctatus Kugelann có hình oval,

kích thước trung bình 1,8 ± 0,1 mm chiều dài và 1,2 ± 0,1 mm chiều rộng (Vũ Thị Nga, 2006) Đầu trưởng thành có màu nâu đen, cặp mắt kép có màu nâu đen rất dễ nhận thấy Đầu rất linh động có thể vươn ra thụt vào trong quá trình di chuyển và tìm kiếm thức ăn Phần thân cũng có màu nâu đen, ở mặt lưng càng về phía đuôi màu nâu càng nhạt dần, đặc biệt có 2 đốm vàng trên lưng nằm về phía sau của cánh cứng rất đặc trưng Hai chấm vàng chiếm khoảng 1/3 diện tích mặt lưng Bọ rùa mới vũ hóa có màu nâu nhạt và chưa có hai chấm vàng trên lưng Thành trùng đực và cái hầu như không có sự khác biệt về hình thái bên ngoài Con cái có thể đẻ trung bình khoảng 222,3 trứng (SE = 11) ở nhiệt độ 28,60C và ẩm độ 80,2% (Vũ Thị Nga, 2006) Bọ rùa

có xu hướng đẻ trứng vào những khu vực nhiều rệp và kín đáo, vị trí đẻ thường thấy là ngay dưới bụng rệp cái trưởng thành Trứng bọ rùa có dạng hình bầu dục, một đầu thon nhỏ hơn so với đầu kia và có màu vàng óng Thành trùng có thể sống khoảng 30 –

163 ngày, trung bình 77,1 ngày Một con thành trùng S bipunctatus có thể ăn 5000 ấu trùng D brevipes tuổi nhỏ (Vũ Thị Nga, 2006).

Trứng sẽ nở thành ấu trùng khoảng 3 – 4 ngày ở nhiệt độ 28,70C Ấu trùng bọ rùa

S bipunctatus gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng rất rõ rệt, cơ thể có hình thoi, thon dài

Khi gạt bỏ lớp sáp bỏ lớp sáp trên thì toàn bộ cơ thể là một khối vàng cam Giai đoạn

ấu trùng trải qua 4 tuổi kéo dài từ 15 – 16 ngày Ấu trùng tuổi 1, các tua sáp ở phần thân sau phát triển, phần lưng và rìa thân trên còn lộ ra ngoài Giai đoạn tuổi 2 và tuổi

3 cơ thể tăng trưởng theo chiều dài mạnh hơn so với sự tăng trưởng bề ngang, các tua sáp ở rìa và mặt lưng của thân trên cũng bắt đầu phát triển Bước qua giai đoạn tuổi 4

bề ngang, bề dọc cơ thể và chiều dài các tua sáp đều phát triển mạnh để chuẩn bị cho thời kỳ vào nhộng Cuối giai đoạn tuổi 4, chiều dài các tua sáp dài hơn cả cơ thể chúng thời kỳ này xuất hiện các miếng sáp ở dạng vón cục bao phủ lên thân mà các

Trang 24

tuổi trước không có Giai đoạn nhộng kéo dài 5 – 7 ngày, sau đó sẽ vũ hóa thành thành trùng Con cái bắt đầu đẻ trứng sau khi vũ hóa 4 – 5 ngày (Lê Thị Lệ Huyền, 2005)

5 Một số đặc điểm trong qui trình nuôi nhân tạo côn trùng

5.1 Qui trình sản xuất trứng và ấu trùng bọ rùa Cryptolaemus montrouzieri

Mealybug Destroyer (Theo giáo sư Dhama Sreenivasam, 2002)

Cách thức để sản xuất trứng và ấu trùng của bọ rùa 2 chấm vàng là việc đánh lừa những con trưởng thành để chúng đẻ trứng lên những cục bông gòn Sau khi trứng nở,

ấu trùng có thể được thu hoạch và phóng thích vào những cây trồng bị nhiễm rệp sáp hoặc rầy mềm Qui trình gồm 3 bước:

Bước 1: Đặt thành trùng trưởng thành vào hủ nhựa chung với rầy mềm và bông gòn

Bỏ 2 cục bông gòn hủ nhựa có nắp thông gió được

Cho khoảng 0,01g rầy mềm lên đỉnh bông gòn và 12 thành trùng C montrouzieri

trưởng thành vào hủ nhựa

Để đạt mức sản xuất trứng tối đa ần chú ý nhiệt độ trong hủ nhựa, tốt nhất

Lấy bông gòn ra từ hủ nhựa và kiểm tra những cái trứng nhỏ màu vàng nhạt, sau

đó dùng kéo bén cẩn thận cắt những miếng bông gòn có dính trứng

Cho bông gòn có trứng vào đĩa petri và đặt chúng ở nhiệt độ 210C

6-7 ngày sau, tiến hành kiểm tra hàng ngày những ấu trùng mới nở

Trang 25

Hình 2.2 Chọn lựa trứng và chuẩn bị cho trứng nở Bước 3: Phóng thích và giám sát ấu trùng cho đến lúc trưởng thành

Cho ấu trùng vào những cái khay khoảng 20 con/khay ngay sau khi nở, để giảm thiểu tình trạng ăn thịt lẫn nhau nên để chúng ở nhiệt độ từ 13 – 160C, lưu ý không nên

để quá 72 giờ và phải tiến hành phóng thích ngay lập tức những ấu trùng mới nở lên cây trồng đang bị nhiễm rầy, rệp

Chia ấu trùng ra đĩa petri 10 con/đĩa đặt ở nhiệt độ 19 – 250C

Cho ấu trùng ăn: 1con/20 con rầy mềm/2 lần/1 tuần, những con rầy chết không nên cho ấu trùng ăn

Quá trình hoá nhộng khoảng 14- 15 ngày từ sau khi trứng nở

Để kén ở nhiệt độ 23 – 250C

Kén nở thành con trưởng thành trong vòng 8 - 12 ngày Con đực và cái sẽ bắt cặp

và đẻ trứng 7 ngày sau khi thoát ra khỏi kén

5.2 Qui trình nhân nuôi sinh khối rệp sáp hồng (theo thạc sĩ William Roltsch) 5.2.1 Sản xuất và tồn trữ bí

Để cung cấp thức ăn cho rệp sáp cần phải tiến hành sản suất bí ngoài đồng và tồn trữ bí trong phòng thí nghiệm

Mùa vụ trồng: tùy theo điều kiện tự nhiên của từng vùng mà chọn mùa vụ thích hợp: ở thung lũng Sacramento, trồng bí từ tháng 5 – 10 (thu hoạch từ tháng 8 – 10), ở vùng ven sông, thời vụ trồng thích hợp từ tháng 3 – 6…

Mật độ: cây cách cây 24-30 inches, hàng cách hàng 6-7 ft

Thu hoạch: bí được thu hoạch khi vỏ bí xuất hiện trên 50% lớp sáp trắng và có màu xanh xẫm, đây là thời điểm thích hợp để nuôi rệp sáp giả Khi chín bí có màu xanh sáng và vàng nhạt tồn trữ chúng không tốt

Trang 26

Hình 2.3 Trồng bí ngoài đồng Hình 2.4 Tồn trữ bí

Tồn trữ: sau khi thu hoạch mỗi quả bí sẽ được rữa sạch để ráo nước, sau đó đem vào phòng đặt lên kệ đã chuẩn bị sẵn, phòng tồn trữ luôn giữ ở nhiệt độ 100C và ẩm độ 55%

5.1.2 Cách thức nuôi rệp

Phòng nuôi rệp: phòng nuôi rệp là 1 container được trang bị đầy đủ các vật liệu cần thiết Để hạn chế thiên địch xâm nhập vào phòng và hạn chế sự di chuyển của rệp người ta dùng cửa 2 lớp bằng lưới (kích thước lỗ = 0,02mm2)

Nhiệt độ, ẩm độ và độ chiếu sáng: nhiệt độ phòng nuôi phải được duy trì ở mức

từ 74 – 840F, ẩm độ 40 – 50%, nếu ẩm độ >60% dễ xuất hiện nấm mốc

Tủ nuôi: đặt những quả bí đã cấy rệp vào bên trong tủ Tủ nuôi được thiết kế có nhiều ngăn, có lỗ thông gió được làm bằng lưới kích thước lỗ nhỏ Bên dưới những quả bí có lót giấy hút ẩm

Cách lấy rệp và cấy rêp lên những quả bí mới: khi rệp nuôi đã phát triển đầy trên những quả bí thì chúng ta tiến hành lấy rệp và cấy nó lên những quả bí mới Cách làm như sau: treo vào tủ nuôi 1 bóng đèn công suất nhỏ (4W), đặt 1 tấm bìa cứng màu trắng bên dưới hình chiếu của đèn, sau đó đặt bí có rệp phát triển mạnh vào bên trong chỗ ánh sáng đèn không chiếu tới, những con rệp bị thu hút bởi ánh sáng đèn chúng sẽ

bò ra và tập trên tấm bìa cứng Để cấy rệp lên những quả bí mới ta thay tấm bìa cứng bằng những quả bí đặt xung quanh vùng được chiếu sáng, rệp sẽ bò ra và tập trung trên những quả bí mới này

Trang 27

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2007

Địa điểm: Tiến hành thu mẫu tại Long Thành (Đồng Nai), Củ Chi, Bình Chánh, Thủ Đức, Quận 12, Quận 9, Hóc Môn (Tp HCM) Theo dõi và nhân nuôi được thực hiện tại phòng bảo vệ thực vật thuộc Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Tp

Hồ Chí Minh

2 Điều kiện khí hậu, thời tiết

Điều kiện khí hậu thời tiết tại miền Nam nói chung và Tp Hồ Chí Minh nói riêng mỗi năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 hàng năm, mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 trong năm và kết thúc vào tháng 3 năm sau Đề tài được thực hiện từ tháng 4 – tháng 8 năm 2007 tức là tiến hành vào mùa mưa của năm

Nhìn vào hình 3.1 ta thấy nhiệt độ trung bình khu vực Tp Hồ Chí Minh từ tháng

4 đến tháng 8 năm 2007 biến thiên 28 – 300C, ẩm độ trung bình từ 70 – 78 % Nhiệt độ tương đối thấp và ẩm độ tương đối cao do thời điểm này đã bắt đầu vào mùa mưa Lượng mưa trung bình được thể hiện cụ thể qua hình 3.2

Nhìn vào hình 3.2 ta thấy càng về sau lượng mưa càng tăng dần, ở tháng 8 lượng mưa khá cao 500,7mm/ tháng, đây là thời điểm chính của mùa mưa Với điều kiện môi trường tự nhiện như thế rệp sáp giả phát triển rất chậm vào giai đoạn mưa liên tục Do

đó nhân nuôi ở phòng thí nghiệm chúng ta sẽ tạo được điều kiện tương đối phù hợp cho sự phát triển của rệp sáp giả

Trang 28

28.75 30.05

28.01

28.55

29.57

78.05 77.10

Trang 29

3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.1 Vật liệu nghiên cứu

Bọ rùa hai chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugelann ấu trùng và thành trùng Rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes Cockerell và Dysmicoccus neobrevipes

Beardsley

Bọ rùa và rệp sáp được bắt tại Long Thành (Đồng Nai), Củ Chi, Bình Chánh, Thủ Đức, Quận 12, Quận 9, Hóc Môn (Tp HCM) trên dâm bụt, bình bát, mãng cầu ta, dứa Vật liệu bắt mẫu: Panh gắp mẫu côn trùng chuyên dụng, kéo cắt cành, kéo nhỏ,

hũ nhựa, túi nilon, dây thun, ……

Vật liệu quan sát mẫu: Kính lúp cầm tay, kính lúp soi nổi, đĩa petri, lame, lamella, kim giải phẫu,…

Vật liệu nhân nuôi, giữ mẫu: Bí đỏ, lưới mùng có lỗ nhỏ, hũ nhựa trong hình trụ

có nắp đậy, cân, máy điều hoà nhiệt độ, tủ định ôn, hũ nhựa nhỏ, giấy, xốp giữ ẩm, bông gòn…

Vật liệu lưu giữ mẫu: Cồn 750, cồn 950, formol,…

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Tìm hiểu qui trình nhân nuôi rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes Cockerell

và Dysmicoccus neobrevipes Beardsley trên bí đỏ

Tiến hành theo phương pháp của William Roltsch, 2002

Chọn quả bí có trọng lượng < 1kg vừa chín

Chọn những con rệp sáp Dysmicoccus brevipes và Dysmicoccus neobrevipes

trưởng thành và cấy khoảng 50 con/1 (0,11g) quả bí đã chuẩn bị sẵn Sau đó đặt những quả bí lên đĩa Petri có lót giấy hút ẩm bên dưới và cho chúng vào bên trong thùng giấy

có kích thước 50x45x45cm (dài x rộng x cao)

Trang 30

Khảo sát khả năng phát triển của rệp ráp giả Dysmicoccus brevipes và Dysmicccus neobrevipes trên môi trường bí đỏ được tiến hành ở 3 điều kiện: nhiệt độ

và ẩm độ phòng thí nhgiệm (T1 = 28 – 300C, RH1 = 75- 80%), phòng lạnh (T2 = 270C

và RH2 = 65%), tủ định ôn (T3 = 250C và RH3 = 55%), mỗi điều kiện tương ứng với 1

thí nghiệm và tương ứng cho mỗi loài rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes, Dysmicoccus neobrevipes Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, có 3 lần lập lại và được thực

hiện với 6 thí nghiệm Theo dõi hàng ngày và tiến hành cân đo rệp sáp giả qua 30, 45,

55 ngày sau khi cấy

* Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được thu thập và phân tích bằng phần mềm Excel và MSTATC –

ANOVA_1

* Chỉ tiêu theo dõi

 Trọng lượng rệp sáp giả thu được

 Thời gian thức ăn bị hư

* Thời gian theo dõi

Theo dõi hàng ngày và tiến hành cân đo rệp sáp giả qua 30, 45, 55 ngày sau khi cấy

3.2.2 Khảo sát khả năng ăn mồi của ấu trùng và thành trùng bọ rùa 2 chấm vàng

Scymnus bipunctatus Kugelann qua 2 thế hệ

 Mục đích

Tìm hiểu sự phát triển của bọ rùa trong điều kiện phòng thí nghiệm qua 2 thế hệ

và khả năng tiêu diệt con mồi (rệp sáp giả) của mỗi cá thể ấu trùng và thành trùng

 Phương pháp thực hiện

Tìm hiểu khả năng nhân sinh khối từ 1 cặp bọ rùa (đực và cái) 2 chấm vàng

Scymnus bipunctatus Kugelann được tiến hành theo phương pháp của Dhama

Sreenivasam, 2002

Nuôi từng cặp bọ rùa thế hệ F1, F2 trong hủ nhựa d = 9cm, h = 11cm (hình 3.14)

có nắp lưới thông thoáng

Đặt vào trong mỗi hủ 1 cục bông d = 3cm

Hàng ngày đặt 20 – 30 con rệp sáp giả Dysmicoccus neobrevipes và vệ sinh hủ

Số lượng hủ quan sát: 10

Trang 31

Khi xuất hiện ấu trùng, tách ấu trùng nuôi từng cá thể trong hủ nhựa nhỏ d = 3cm,

h = 4 cm (hình 3.9)

Đặt trong mỗi hủ 1 cục bông gòn thấm nước d = 2cm

Hàng ngày sau mỗi lần quan sát, tiếp tục cho rệp sáp giả vào các hủ nhựa để duy

trì số lượng rệp sáp giả trong mỗi hủ là 10 con Dysmicoccus neobrevipes

Số hủ quan sát: 20 hủ

Quan sát và theo dõi qua 2 thế hệ F1, F2 và mỗi thế hệ quan sát 2 đợt

Thí nghiệm được tiến hành trong Phòng Nhân Nuôi Côn Trùng thuộc Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật - Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

 Chỉ tiêu theo dõi

 Thời gian phát triển các giai đoạn (trứng, ấu trùng, nhộng, thành trùng đẻ trứng, tiền đẻ trứng)

 Tỷ lệ hoàn thành vòng đời

 Tuổi thọ thành trùng

 Số lượng rệp sáp giả thay đổi

 Thời gian theo dõi

 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được thu thập, xử lý và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel

3.2.3 Bước đầu tìm hiểu qui trình nhân nuôi bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus

Tìm hiểu khả năng nhân sinh khối từ 1 cặp bọ rùa (đực và cái) 2 chấm vàng

Scymnus bipunctatus Kugelann được tiến hành theo phương pháp của Dhama

Sreenivasam, 2002

Nuôi từng cặp bọ rùa thế hệ F1, F2 trong hủ nhựa d = 9cm, h = 11cm (hình 3.14)

có nắp lưới thông thoáng

Đặt trong mỗi hủ 1 cục bông d = 3cm

Trang 32

Hàng ngày đặt 20 – 30 con rệp sáp giả Dysmicoccus neobrevipes và vệ sinh hủ

Số lượng hủ quan sát: 10

Quan sát qua 2 thế hệ F2, F2 và mỗi thế hệ quan sát 2 đợt

Thí nghiệm được tiến hành trong Phòng Nhân Nuôi Côn Trùng thuộc Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật - Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

 Chỉ tiêu theo dõi

 Thời gian tiền đẻ trứng và giai đoạn trứng

 Thời gian thành trùng đẻ trứng

 Tuổi thọ thành trùng

 Số lượng ấu trùng, thành trùng thu được

 Thời gian theo dõi

Hàng ngày

 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được thu thập, xử lý và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel

Trang 33

Hình 3.3 Lấy nguồn rệp trên dứa Hình 3.4 Lấy nguồn rệp trên mãng cầu

Trang 35

Chương 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

1 Khả năng nhân nuôi sinh khối rệp sáp giả Dysmicoccus brevipes Cockerell và

Dysmicoccus neobrevipes Beardsley trong điều kiện thí nghiệm

Rệp sáp giả là con mồi của bọ rùa 2 chấm vàng Cả ấu trùng và thành trùng bọ rùa đều ăn rệp sáp giả Để có thể sử dụng bọ rùa như tác nhân sinh học cần có một khối lượng lớn thức ăn Do đó việc nhân nuôi sinh khối rệp sáp giả là cần thiết Kết

quả khảo sát ở 3 điều kiện nhân nuôi rệp sáp giả mãng cầu Dysmicoccus neobrevipes

Beardsley được ghi nhận qua bảng 4.1

Bảng 4.1 Khối lượng rệp sáp giả mãng cầu Dysmicoccus neobrevipes Beardsley thu

được từ qui trình nuôi (gram rệp/100 g bí)

Trang 36

SD (Standard deviation): độ lệch chuẩn

NT: Nghiệm thức

CV (Coefficient of Variation): Độ lệch tiêu chuẩn tương đối

LSD (Least Significant Difference Test): Trắc nghiệm phân hạng

NT1: nuôi ở nhiệt độ và ẩm độ phòng thí nghiệm T1 = 28 – 300C, RH1 = 75- 80% NT2: nuôi ở nhiệt độ và ẩm độ phòng lạnh T2 = 270C, RH2 = 65%

NT3: nuôi ở nhiệt độ và ẩm độ trong tủ định ôn T3 = 250C, RH3 = 55%

Qua bảng 4.1 chúng tôi ghi nhận ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ phòng thí nghiệm khối lượng rệp/100g bí sau 30 ngày, 45 ngày tương ứng là 0,65 ± 0,03, 1,30 ± 0,04 Ở nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 khối lượng rệp/100g bí sau 30 ngày, 45 ngày, 55 ngày tương ứng là 1,02 ± 0,03, 2,03 ± 0,09, 2,60 ± 0,05, 0,68 ± 0,02, 1,40 ± 0,04, 1,80 ± 0,03 Trong 3 điều kiện thí nghiệm thì ở nghiệm thức 2 (phòng lạnh) sự phát triển của

rệp sáp giả Dysmicoccus neobrevipes là cao nhất Ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2

sự phát triển của rệp ở giai đoạn 30, 45 ngày là tương đương nhau, nhưng ở nghiệm thức 1 sau 45 ngày thì rệp không phát triển nữa do thức ăn (bí nhật) đã bị hư Nguyên nhân là do điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao làm nấm mốc phát sinh nên bí mau hư hơn

so với các nghiệm thức khác Như vậy, ở nghiệm thức 2 (nhiệt độ và ẩm độ phòng

lạnh) sự phát triển của rệp sáp giả Dysmicoccus neobrevipes là tối ưu

Kết quả khảo sát ở 3 điều kiện nhân nuôi rệp sáp giả dứa Dysmicoccus brevipes

Beardsley được thể hiện qua bảng 4.2

Trong 3 nghiệm thức ở bảng 4.2 thì sự phát triển của rệp sáp giả dứa

Dysmicoccus brevipes (khối lượng rệp/100g bí) ở nghiệm thức 2 là cao nhất qua các

giai đoạn theo dõi 30, 45, 55 ngày 1,11 ± 0,03, 1,61 ± 0,12, 2,37 ± 0,16 Sau 30 ngày

sự phát triển của rệp ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức 3 là tương đương nhau 0,59 ± 0,03, 0,67 ± 0,02 Sau 45 ngày thì sự phát triển của rệp ở nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 khác nhau không đáng kể Trong 3 điều thí nghiệm thì sự phát triển của rệp sáp dứa ở nghiệm thức 1 là thấp nhất và chỉ giới hạn ở 45 ngày, nguyên nhân chủ yếu là do

bí hư nên rệp không phát triển tiếp tục được Như vậy, điều kiện tối ưu để rệp sáp giả

dứa Dysmicoccus brevipes phát triển là ở nghiệm thức 2 (nhiệt độ và ẩm độ phòng

lạnh)

Trang 37

Bảng 4.2 Khối lượng rệp sáp giả dứa Dysmicoccus brevipes Cockerell thu được từ qui

trình nuôi (gram rệp/100 g bí)

Ghi chú:

X : Trung bình của mẫu

SD (Standard deviation): độ lệch chuẩn

NT: Nghiệm thức

CV (Coefficient of Variation): Độ lệch tiêu chuẩn tương đối

LSD (Least Significant Difference Test): Trắc nghiệm phân hạng

NT1: nuôi ở nhiệt độ và ẩm độ phòng thí nghiệm T1 = 28 – 300C, RH1 = 75- 80% NT2: nuôi ở nhiệt độ và ẩm độ phòng lạnh T2 = 270C, RH2 = 65%

NT3: nuôi ở nhiệt độ và ẩm độ trong tủ định ôn T3 = 250C, RH3 = 55%

Tóm lại trong cùng điều kiện thí nghiệm thì rệp sáp giả mãng cầu Dysmicoccus neobrevipes phát triển trên bí nhật mạnh hơn so với rệp sáp giả dứa Dysmicoccus brevipes Ở nghiệm thức 2 (nhiệt độ và ẩm độ phòng lạnh) sự phát triển của rệp sáp giả mãng cầu Dysmicoccus neobrevipes và rệp sáp giả dứa Dysmicoccus brevipes là tốt

nhất

2 Sự phát triển của bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugelann qua hai

thế hệ trong tại phòng thí nghiệm

Trong quá trình nhân nuôi sinh khối bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus,

trước tiên chúng ta cần khảo sát các giai đoạn phát triển của bọ rùa trong điều kiện

Trang 38

phòng thí nghiệm để tính được thời gian hoàn thành vòng đời và thời gian hoàn tất các giai đoạn phát triển của bọ rùa 2 chấm vàng

Tiến hành bắt ấu trùng bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus ngoài tự nhiên,

đem nhân nuôi đến khi vũ hóa thành thành trùng và coi đó là thể hệ F1 Chúng tôi ghi nhận vòng đời của bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugelann ở thế hệ đầu

tiên (đời F1) trong quá trình nhân nuôi tại phòng thí nghiệm qua bảng 4.3

Bảng 4.3 Vòng đời của bọ rùa rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugelann

thế hệ đầu tiên trong quá trình nhân nuôi tại phòng bảo vệ thực vật ĐH Nông Lâm,

2007 (đời F1)

Đợt nuôi

Thời gian phát triển (ngày) TLHTVĐ

của AT (%) TĐT Trứng Ấu trùng Nhộng Vòng đời

x ± SD 4,5 ± 0,5 3,2 ± 0,4 15,6 ± 0,5 6,0 ± 0,6 29,3 ± 2,0 88,0 ± 4,47Biến thiên 4,0 - 5,0 2,7 - 3,6 15,3 - 16,0 5,6 - 6,1 27,6 - 30,7 78,8 - 97,2

x ± SD 4,5 ± 0,7 3,3 ± 0,5 15,7 ± 0,7 5,9 ± 0,6 29,4 ± 2,5 89,0 ± 4,18 Biến thiên 4,0 - 5,2 2,8 - 3,8 15,2 - 16,1 5,5 - 6,3 27,5 - 31,4 80,4 - 97,6 Trung bình

x ± SD 4,5 ± 0,6 3,3 ± 0,5 15,7 ± 0,6 6,0 ± 0,6 29,4 ± 2,3 88,5 ± 4,32Biến thiên 4,0 - 5,1 2,8 - 3,7 15,3 - 16,1 5,6 - 6,2 27,6 - 31,1 79,6 - 97,4

Ghi chú:

X : Trung bình của mẫu

SD (Standard deviation): độ lệch chuẩn

TĐT: Tiền đẻ trứng

TLHTVĐ của AT: Tỷ lệ hoàn thành vòng đời của ấu trùng

Từ khi vũ hóa đến lúc trưởng thành, thành trùng có 1 giai đoạn dinh dưỡng thêm gọi là giai đoạn tiền đẻ trứng Qua 2 đợt nuôi chúng tôi ghi nhận giai đoạn tiền đẻ trứng ở thế hệ F1 kéo dài từ 4,0 – 5,1 ngày (trung bình: 4,5 ± 0,6 ngày), trứng sẽ nở thành ấu trùng sau 2,8 – 3,7 ngày (trung bình: 3,3 ± 0,5 ngày), giai đoạn ấu trùng kéo dài từ 15,3 – 16,1 ngày (trung bình: 15,7 ± 0,5 ngày), sau đó chúng sẽ hóa nhộng và giai đoạn nhộng kéo dài từ 5,6- 6,2 ngày (trung bình: 6,0 ± 0,6 ngày) trước khi vũ hóa

Ngày đăng: 29/11/2017, 15:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w