Qua quá trình được thực tập tại nhà máy Giấy Đồng Nai Cojido, được học hỏi các kiến thức thực tế tôi đã đi vào khảo sát thực tế, tham khảo tài liệu, dựa trên cơ sở lý luận thực tế tồng h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY GIẤY ĐỒNG NAI (COGIDO)
Giáo Viên Hướng Dẫn Ths TRẦN THỊ HIỀN
Họ và tên : Nguyễn Liên Mai Khoa: Lâm nghiệp
MSSV : 08134011
Tháng 06/2012
Trang 2Em muốn được gửi cảm ơn sâu sắc đến cô Ths Trần Thị Hiền, đã tận tình theo
sát, hướng dẫn, định hướng cho em hoàn thành tốt đề tài của mình
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty cổ phần Giấy Đồng Nai đã tạo điều kiện, giúp đỡ hỗ trợ cho em hoàn thành đề tài này Em xin gửi lời cảm ơn đến
Bà Trần Nguyễn Hương Giang trong suốt thời gian em thực tập tại công ty đã nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo cho em cùng các cô chú anh chị trong công ty giúp em hiểu hơn về qui trình sản xuất thực tế Cảm ơn các bạn đã động viên ủng hộ cho tôi làm tốt luận văn của mình
.Xin chân thành cảm ơn !
Trang 3TÓM TẮT
Quản lý tốt nguyên vật liệu lưu kho là vấn đề mà bất kì một nhà doanh nghiệp nào cũng quan tâm Qua quá trình được thực tập tại nhà máy Giấy Đồng Nai (Cojido), được học hỏi các kiến thức thực tế tôi đã đi vào khảo sát thực tế, tham khảo tài liệu, dựa trên cơ sở lý luận thực tế tồng hợp các yếu tố liên quan đến quản trị tồn kho để đưa ra các vấn đề như:
Quản lý kho bãi sao cho mục dích bảo quản nguyên vật liệu hiệu quả
Sử dụng kỹ thuật ABC vào thực tế quản trị hàng lưu kho
Dựa vào mô hình sản lượng kinh tế cơ bản tính toán đưa ra lượng vật tư tối ưu
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1
1.1 Nêu vấn đề 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
CHƯƠNG II TỔNG QUAN 4
2.1 Lịch sử công ty 4
2.2 Nguồn nguyên liệu 5
2.2.1 Nguồn nhập 5
2.2.2 Thuận lợi và khó khăn 6
2.2.3 Xu hướng phát triển trong tương lai 6
2.3 Sơ lược về quản trị nguyên vật liệu trong và ngoài nước 7
2.3.1 Thế giới 7
2.3.2 Trong nước 7
2.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy điều hành tại công ty 8
2.5 Qui trình công nghệ 12
2.5.1 Dây chuyền sản xuất 12
2.5.2 Giải thích dây chuyền 13
2.5.2.1 Nguồn nguyên liệu 13
2.5.2.2 Hồ quậy thủy lực (hidrat hóa) 14
2.5.2.3 Bể chứa trước nghiền 14
2.5.2.4 Hệ nghiền ( sử dụng máy nghiền đĩa, SR-58) 15
2.5.2.5 Bể chứa sau nghiền 16
2.3.2.6 Bể trộn 16
2.5.2.7 Hồ cấp bột 17
2.5.2.8 Hòm điều tiết 18
2.5.2.9 Lọc ly tâm 19
2.5.2.10 Sàng áp lực 19
2.5.2.11 Thùng đầu 20
2.5.2.12 Lưới 20
2.5.2.13 Ép 21
2.5.2.14 Sấy 21
Trang 52.5.2.15 Cuộn giấy 21
2.5.2.16 Cắt giấy 22
2.5.2.17 Hoàn thành 22
CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Nội dung 23
3.1.1 Tầm quan trọng của quản trị tồn kho 23
3.1.2 Kĩ thuật phân loại vật tư ABC 24
3.1.4 Tính toán chi phí tồn trữ 25
3.1.4.1 Các chi phí tồn kho 25
3.1.4.2 Mô hình sản lượng kinh tế cơ bản (EOQ) 26
3.1.4.3 Giới thiệu một số mô hình tồn kho khác 28
3.2 Phương pháp nghiên cứu 29
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 Kho vật tư 30
4.1.1 Khảo sát kho bãi 30
4.1.2 Xắp xếp nguyên vật liệu tồn kho 30
4.1.2 Xuất nhập vật tư 32
4.1.2 Kiểm kê kho 34
4.1.3 Lập báo cáo 38
4.2 Ứng dụng kĩ thuật phân tích ABC 38
4.2.1 Phân loại vật tư 38
4.2.2 Phân tích hàng tồn kho theo kỹ thuật ABC 44
4.2.3 Xắp xếp vật tư 46
4.3 Áp dụng mô hình EOQ đề tính lượng nguyên vật liệu dự trữ tối ưu 47
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55
5.1 Kết luận 55
5.2 Kiến nghị 56
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Phân nhóm vật tư 24
Bảng 4.1 Yêu cầu chất lượng bột LBKP 35
Bảng 4.2 Yêu cầu chất lượng bột NBKP 36
Bảng 4.3 Báo cáo tiêu hao nguyên vật liệu của một lần chạy máy năm 2011 39
Bảng 4.4 Tiêu hao vật tư trong quí 2 năm 2011 40
Bảng 4.5 Tiêu hao hóa chất trong quí 1 năm 2011 41
Bảng 4.6 Tiêu hao một số loại vật tư chính trong quí 4 năm 2011 42
Bảng 4.7 Lượng tiêu hao vật tư trong năm 2011 43
Bảng 4.8 Phân loại vật tư theo giá trị và sản lượng nguyên liệu năm 2011 44
Bảng 4.9 Tổng chi phí tồn trữ trong kho bãi trong năm 2011 48
Bảng 4.10 Chi phí vật tư nhóm A dựa vào EOQ 50
Bảng 4.11 Tính chi phí dựa theo số lần đặt hàng nguyện liệu nhóm A năm 2011 52
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ biểu thị giá trị và số lượng hàng tồn kho 24
Hình 3.2 Biểu diễn nguyên vật liệu dự trữ trung bình trong kho 27
Hình 3.3 Biểu đồ mô tả mối quan hệ giữa Cđh và Ctt 28
Hình 4.1 Sơ đồ xắp xếp vật tư 31
Hình 4.2 Sơ đồ nhập kho 32
Trang 8DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
KH: kế hoạch
TH: thực hiện
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
YC.CPVT yêu cầu cấp phát vật tư LBKP: bột nhập sớ ngắn
NBKP: bột nhập sớ dài
CTMP: bột hóa nhiệt cơ
BCTMP: bột CTMP có tẩy
Trang 9CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU 1.1 Nêu vấn đề
Vì tầm quan trọng của quản trị tồn kho trong sản xuất và trong điều kiện kinh tế hiện nay Bất ổn, lạm phát, giá cả biến động và hầu hết đang có xu hướng tăng đối với tất cả các mặt hàng là các vần đề mà các nhà kinh doanh đang phải đối mặt
Dự trữ nguyên liệu đề sản xuất bình ổn đang là chính sách của nhiều nhà kinh doanh Tồn kho là cần thiết nhưng với lượng bao nhiêu là hợp lý với điều kiện hoạt động sản xuất - kinh doanh và cách thức điều chỉnh cho hợp lý với tình hình thực tế
là một bài toán quan trọng cần tính toán tỉ mỉ nhầm tránh ứ đọng vốn sản xuất
Quản trị tồn kho giúp cân bằng mục tiêu bản chất của tồn kho và các công việc bên trong hệ thống tồn kho, xây dựng những vấn đề cơ bản trong hoạch định tồn kho
và kỹ thuật phân tích một số vấn đề tồn kho
Nếu doanh nghiệp dự đoán được trước tình hình tăng giá nguyên vật liệu, hoặc đánh giá nguồn nguyên liệu trong thời gian tới khan hiếm, thì dự trữ tồn kho giúp tiết kiệm chi phí và bảo đảm nhu cầu nguồn hàng dự trữ cho sản xuất
Dùng kỹ thuật quản trị tồn kho giúp doanh nghiệp quản lý, xắp xếp vật tư, tính toán nhu cầu vật tư tối ưu cần cho sản xuất của doanh nghiệp
Hàng tồn kho rất da dạng bao gồm nhiên nguyên vật liệu, hóa chất, máy móc phụ trợ, thay thế,…vấn đề đặt ra là cần giải quyết bài toán tối ưu hóa công tác quản trị tồn kho mang lại hiệu quả cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường
Trang 10Hiện nay hàng tồn kho là một trong những tài sản chiếm phần lớn trong tổng
giá trị tài sản trong doanh nghiệp Có doanh nghiệp lên đến mức 40% cho nên việc quản lí kiểm soát tốt hàng tồn kho luôn là vấn đề mà các nhà kinh doanh quan tâm Đối với ngành giấy,nhà máy làm việc 24/24 dự trữ nguyên vật liệu an toàn là luôn luôn Giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề như:
- Dự trữ lượng vật tư phục vụ nhu cầu sản xuất liên tục
- Tối ưu hóa chi phí tồn kho
- Chọn thời mức thời gian lưu trữ hợp lí, ngăn chặn việc lãng phí đầu tư tồn trữ vật tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho công ty
Vì tất cả các vấn đề kể trên nên tôi quyết định chọn “quản trị nguyên vật liệu” tại nhà máy Cojido Đồng Nai làm đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp của tôi
1.2 Mục tiêu đề tài
Kiểm soát tốt hàng tồn kho luôn là vấn đề quan trọng trong quản trị sản xuất của một nhà sản xuất và đây cũng là vấn đề được nhắc đến trong bài luận văn của chúng tôi
Sử dụng nguyên vật liệu thế nào cho hợp lí, hiệu quả cao mà không tồn trữ thừa Lượng đặt hàng với mức chi phí tồn kho vật tư là hợp lí nhất, đem về lợi nhuận tối ưu cho nhà sản xuất
Giúp doanh nghiệp ứng phó linh hoạt với những biến đổi bất ổn của nền kinh
tế Ngăn chặn lạm phát đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay, giá cả nguyên vật liệu leo thang, và mục tiêu cao nhất là tiết kiệm chi phí sản xuất
Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu cách xắp xếp nguyên vật liệu trong kho một cách khoa học
- Áp dụng kỹ thuật phân tích ABC phân loại vật tư
- Vận dụng mô hình sản lượng kinh tế cơ bản EOQ để tính lượng hàng tồn trữ tối ưu
Trang 11Qua đó đưa ra nhận xét, đánh giá kiến nghị một số phương pháp mua hàng chúng tôi nhận thấy là phù hợp với tình hình sản xuất cùa công ty và tình hình thực tế của thị trường
Giới hạn đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lí nguyên vật liệu và vận dụng tính ưu việt của quản trị tồn kho trong công tác quản lí tốt nguồn vật tư, xắp xếp kho bãi một cách hợp lý Không đi sâu vào quá trình sản xuất cũng như là khâu thành phẩm
Trong khuôn khổ giới hạn tại phòng kế hoạch sản xuất của công ty Giấy Đồng Nai từ tháng 4/2012 đến tháng 5/2012 Hệ thống kho bãi chứa nguyên liệu tại công ty Giấy Đồng Nai
Trang 12
CHƯƠNG II TỔNG QUAN
2.1 Lịch sử công ty
Công ty cổ phần Giấy Đồng Nai được xây dựng vào ngày 05/5/1959, và đi vào hoạt động từ tháng 10/1961 Sản phẩm chính của nhà máy là: Giấy in, giấy viết, giấy bao gói,…
Sau 30/401975, công ty được quốc hữu hóa và đổi tên thành nhà máy giấy Đồng Nai ( là đơn vị trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp : Giấy-gỗ-diêm Việt Nam)
Tháng 10/1979 nhà máy Giấy Đồng Nai được đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Giấy Đồng Nai
Đến tháng 04/1993, theo thông báo số 127/TB của Thủ Tướng Chính phủ về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước xí nghiệp liên hiệp Giấy Đồng Nai được đổi tên thành công ty Giấy Đồng Nai viết tắt là COGIDO
Có tên giao dịch quốc tế “ Dong nai paper Company”
Đến năm 2005 thực hiện chủ trương của nhà nước và Chính phủ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, Công ty Cổ phần Giấy Đồng Nai được chuyển đổi từ Công ty Giấy Đồng Nai thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam thành Công ty Cổ phần Giấy Đồng Nai theo Quyết định số 101/2004.QĐ-BCN ngày 27 tháng 09 năm 2004 của Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp
Công ty cổ phẩn Giấy Đồng Nai có tổng diện tích mặt bằng: 24ha, nằm trong khu công nghiệp Biên Hòa I cách thành phố Hồ Chí Minh 30km về phía Bắc Cách xa
Trang 13lộ Hà Nội 400m nằm cạnh sông Đồng Nai, rất thuận lợi cho giao thông cả về đường bộ lẫn đường thủy
Hoạt động theo hình thức công ty cổ phần kể từ ngày 13 tháng 12 năm 2004 theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4703000181 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 13 tháng 12 năm 2004 và thay đổi, bổ sung lần 3 ngày 22 tháng 03 năm 2007
2.2 Nguồn nguyên liệu
2.2.1 Nguồn nhập
Hiện nay Nhà máy giấy Đồng Nai nhận sự chi phối nguyên liệu chủ yếu từ Công ty cổ phần Tập đoàn Tân mai Một trong hai tập đoàn có qui mô lớn nhất nhì cả nước Bên cạnh đó nguyên liệu còn nhập khẩu từ nước ngoài để chủ động hơn trong nguồn cung ứng vật tư phục vụ sản xuất
Tập đoàn Tân Mai đang triển khai dự án nhà máy sản xuất bột trong nước; Nhà máy Bột giấy và Giấy Tân Mai – Kon Tum, với vùng nguyên liệu cung cấp cho dự án gồm 17.000 ha đất trồng rừng nguyên liệu do Tổng Công ty Giấy Việt Nam quản lý và hơn 10.000 ha rừng trồng nguyên liệu được ký kết với các Công ty Lâm nghiệp tỉnh Kon Tum, là dự án trọng điểm của ngành Giấy được Chính phủ chỉ đạo quyết tâm triển khai sau nhiều thời gian bị gián đoạn do nhiều lý do khó khăn Từ 2010-2011 xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy công suất 130.000 tấn/năm với tổng số vốn đầu tư là 1.896 tỷ đồng
Nguồn cung ứng tương đối bình ổn, sản xuất vì thế cũng tương đối ổn định,tuy nhiên vào những năm gần đây do biến động về giá cả nguyên liệu nhập tăng lên cộng thêm tình hình sản xuất trong nước bất ổn, nguồn tiêu thụ sản phẩm giấy gặp nhiều khó khăn, doanh số bán hàng giảm thấp do cạnh tranh không nổi với mặt hàng nước ngoài, tuy nhiên nhờ sự cố gắng thay mới công nghệ đã dần dần dần cải tiến và đi vào
ổn định
Trang 142.2.2 Thuận lợi và khó khăn
Cơ hội đầu tư vào ngành giấy của Việt Nam là rất lớn bởi hiện Việt Nam có khoảng 4 triệu ha đất rừng, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất khoảng 12 - 20 triệu tấn bột giấy/năm
Giai đoạn 2011 – 2015, Tổng công ty Giấy Việt Nam phấn đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu như: giá trị sản xuất công nghiệp đạt 10.464 tỷ đồng, tăng bình quân 12,5%/năm; doanh thu đạt 25.296 tỷ đồng, tăng bình quân 15,6% /năm; lợi nhuận đạt
474 tỷ đồng, tăng 10%/năm; sản phẩm giấy các loại đạt 885.000 tấn, tăng bình quân 29%/năm; sản phẩm bột giấy thương phẩm đạt 225.000 tấn Sản phẩm khai thác gỗ nguyên liệu giấy đạt 1.391.000 tấn, tăng bình quân 17% /năm Trồng rừng nguyên liệu giấy đạt 27.544 ha, tăng trưởng bình quân 26%/năm
Mỗi năm cả nước xuất khẩu nguyên liệu gỗ dăm thu khoảng 300 triệu USD Các nhà máy giấy phải nhập khẩu nguyên liệu bình quân mỗi năm khoảng 700 triệu USD Giá trị nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất giấy gấp hơn 2 lần xuất khẩu nguyên liệu sản xuất giấy
2.2.3 Xu hướng phát triển trong tương lai
Năm 2012 hàng loạt dự án sản xuất bột giấy lớn, cả bột hóa (bột nấu tẩy cho sợi dài) và bột cơ (bột mài) đồng loạt đi vào hoạt động, năng lực sản xuất bột giấy toàn ngành sẽ tăng rất cao, Việt Nam sẽ là nước xuất khẩu bột giấy có vị thế trên thế giới và buộc một chu kỳ đầu tư mới để sử dụng số bột trong nước làm ra nhằm sản xuất các mặt hàng mới
Nhà máy bột giấy Phương Nam có công suất 300 tấn/ngày (100.000 tấn/năm) sẽ
là một nhà máy bột giấy đầu tiên của VN sản xuât bột giấy hoá nhiệt có tẩy trắng (BCTMP) từ cây đay
Ông Vũ Thanh Bình - Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam cho biết, sang năm 2012 mặc dù dự báo tình hình ngành giấy sẽ còn gặp nhiều khó khăn, nhưng
Trang 15tổng công ty sẽ nỗ lực vượt khó quyết tâm hoàn thành cho được những mục tiêu đề ra
Cụ thể, tổng công ty phấn đấu đạt 3.260 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp, 7.772 tỷ đồng doanh thu, sản lượng giấy các loại đạt 318.500 tấn, sản lượng tiêu thụ giấy đạt 319.000 tấn, xuất khẩu 400.000 tấn dăm mảnh và lợi nhuận dự kiến đạt 125 tỷ đồng, bằng 110% so với năm 2011
2.3 Sơ lược về quản trị nguyên vật liệu trong và ngoài nước
2.3.1 Thế giới
Với trình độ khoa học kĩ thuật cao như hiện nay, tất cả được cơ giới hóa và tự động hóa Đối với ngành giấy của chúng ta, các nước có thế mạnh cần học hỏi đó là Đức, Thụy Điển, Anh, Nhật,…là những quốc gia đi đầu trong công nghệ và chủ động trong nguồn nguyên liệu.Với dây chuyền hiện đại, sản xuất liên tục, giảm thất thoát và
ô nhiễm môi trường, cạnh tranh về cả giá cả lẫn chất lượng sản phẩm
Do công tác quản lý nguyên vật liệu rất chuyên nghiệp, mọi nhu cầu đều được tính toán cẩn thận tỉ mỉ và nghiêm túc thực hiện Bên cạnh đó, các quốc gia này còn được sự hỗ trợ đắc lực từ công nghệ, thiết bị tối tân trong quản lý Đặc biệt là các ứng dụng hàng đầu của công nghệ thông tin vào trong sản xuất và quản lý
Người quản lý vật tư kho bãi chỉ cần định vị một chỗ nhưng có thể quan sát, theo dõi mọi diễn biến trong toàn bộ kho bãi qua hệ thống camera, các số liệu cân nhập kho toàn bộ được tự động hóa và quản lý bởi hệ thống máy tính Người quản lý luôn cập nhật được số liệu chính xác, bất kì khi nào cần tra xuất
2.3.2 Trong nước
Trong thời điểm thuận lợi như hiện nay, Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế
mở cửa đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nước ta học hỏi giao lưu công nghệ tiên tiến của các nước có công nghệ hàng đầu nêu trên Các doanh nghiệp trong nước đã cải thiện hệ thống quản lý còn nhiều hạn chế, từng bước nâng cao và đổi mới công tác mang tính chuyên môn hơn Đây là thông tin đáng mừng của các doanh nghiệp nước
ta Đặc biệt là các doanh nghiệp còn nắm bắt và đánh gía những mặt mạnh yếu của
Trang 16nhau để liên kết lại tạo thành tập đoàn nhầm giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau phát triển, đa dạng hóa sản phẩm và kinh doanh
2.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy điều hành tại công ty
Hình 2.1 Sơ đồ tồ chức các phòng ban công ty Giấy Đồng Nai
ĐẠI HÔI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT - SX
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN Phòng
Kế hoạch (1) Đầu ra (2) Đầu vào (2) Kho (6)
Phòng Quản lý kỹ thuật
Cơ – điện(4) Công nghệ ,KCS (16) Thông tin (1)
Phân xưởng Giấy Xeo 1 2, 3 (94) Lọc nước, MT (9) S.chữa Cơ khí (26)
Phòng
Kế Toán (7)
Văn phòng phẩm Giấy ram (12) Tập vở (34)
Trang 17Trách nhiệm quyền hạn của mỗi phòng, ban
1- Đại hội đồng cổ đông
Công ty được điều hành bởi đại hội đồng cổ đông, có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị (HĐQT) về tình hình hoạt động kinh doanh, quyết định các chiến lược, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua bổ sung, sửa đổi điều lệ của công ty, bầu, bãi nhiệm HĐQT, ban kiểm soát, và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Giám đốc (GĐ) thực hiện Nghị quyết, quyết định của HĐQT
2- Hội đồng quản trị
HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra với nhiệm kỳ 05 (năm) năm HĐQT nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng
cổ đông HĐQT có quyền và nghĩa vụ giám sát hoạt động của Tổng giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty
3- Ban kiểm soát
Thành viên do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm với nhiệm kỳ năm (05) năm; Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của HĐQT, hoạt động điều hành của Tổng giám đốc và các Báo cáo tài chính Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Tổng giám đốc
4- Giám đốc
Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công
ty theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ công ty mà không cần phải có quyết định của HĐQT Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty
Trang 18Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT
5- Phòng kinh doanh
Chịu sự quản lý của Phó Tổng Giám Đốc Tổ chức điều tra, tổng hợp, xử lý thông tin thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…, để hoạch định và đề xuất các chiến lược, chính sách bán hàng, đưa ra các giải pháp kinh doanh hữu hiệu, nhằm duy trì và phát triển vị thế Công ty trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh bán hàng cho Công ty
Lập kế hoạch bán hàng dựa trên việc thực hiện các chương trình tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi, hội nghị khách hàng
Tổ chức thực hiện quy trình bán hàng Kiểm soát toàn bộ các hoạt động bán hàng, thông tin khách hàng ký hợp đồng,…
Tham gia vào các chương trình đầu tư mở rộng, sữa chữa, đổi mới công nghệ,
mở rộng sản xuất, liên doanh, tổ chức xây dựng, kiểm tra và hoàn thiện, tham gia đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cho công nhân, tổ chức thống kê, kiểm kê, báo cáo theo yêu cầu của công ty và cơ quan quản lý cấp trên
Trang 197- Phân xưởng giấy
Tổ chức, bố trí, sắp xếp lực lượng cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong Phân xưởng để đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả các thiết bị được giao theo Quy trình, Quy phạm của ngành điện và của Tổng công ty và của Công ty đã ban hành
Trực tiếp tham gia giám sát sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ của Công ty, khắc phục các sự cố của khối tổ máy và các hệ thống khác…Thường xuyên cập nhật, nghiên cứu các quy trình, quy phạm phục vụ cho công tác vận hành
Lập kế hoạch, nội dung đào tạo CBCNV trong xưởng, trưởng ca, điều hành CBCNV mới.Tham gia biên soạn hoặc bổ sung các quy trình, quy phạm kỹ thuật vận hành, sửa chữa các thiết bị, chủ trì trong các đợt diễn tập xử lý sự cố Tổ chức diễn tập
sự cố theo từng ca từng cá nhân ở vị trí công tác để đánh giá trình độ và kỹ năng làm việc của từng người để có kế hoạch bồi dưỡng
Tổ chức việc học tập, huấn luyện nâng cao tay nghề cho nhân viên vận hành theo quy định của Công ty Quản lý tài sản, phương tiện, thiết bị, vật tư do công ty trang bị phục vụ yêu cầu sản xuất
Trang 21Hình 2.2 Dây chuyền sản xuất
2.5.2 Giải thích dây chuyền
2.5.2.1 Nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu sản xuất chủ yếu là:
-Bột hóa: bột gỗ cứng (HW), bột gỗ mềm (SW)
-Bột kraf tẩy trắng xớ dài và bột kraf tẩy trắng xớ ngắn
-Bột cơ CTMP: từ công ty giấy Tân Mai và nhập khẩu
-Giấy vụn: giấy đứt, thu mua
Từ những nguồn nguyên liệu kể trên theo yêu cầu của thị trường kết hợp sự phối trộn tỉ lệ hợp lý công ty sẽ đưa ra sản phẩm đạt yêu cầu
Trang 222.5.2.2 Hồ quậy thủy lực (hidrat hóa)
Gồm bể chứa bột hình trụ bằng bêtông hoặc thép Trong hồ có lấp cánh khuấy
và trục chính được lấp theo phương thẳng đứng, mặt sàng và gối đỡ trục chính Ở đáy
bể có một mâm dao bằng kim loại trên mâm quay có lấp các dao nghiền, và còn có các mặt sàng (đường kính từ 6-12mm) đề phân loại bột Ở trên thành bể có hàn các than chắn để đảo dòng dùng để đánh tơi giấy vụn và bột tấm
2.5.2.3 Bể chứa trước nghiền
Chứa bột sau khi đã đánh tơi ở khâu thủy lực Ồn định nồng độ bảo đảm nồng
độ bột khi nghiền đạt từ 3.5-4% để cho quá trình nghiền hoạt động liên tục Khi bột đạt yêu cầu thích hợp thì sẽ được bơm sang hệ thống nghiền
Trang 232.5.2.4 Hệ nghiền ( sử dụng máy nghiền đĩa, SR-58)
Hình 2.3 Máy nghiền
Hệ nghiền có khoảng từ 3-5 máy, năng lực nghiền vào khoảng 2 tấn/giờ
Thành phần bột nghiền tiêu biểu của nhà máy:
+SW (softwood), HW (hardwood): 65oSR
+Giấy vụn: 52oSR-56oSR
Tùy loại giấy sản xuất có các chế độ nghiền khác nhau Mức độ nghiền phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: Loại giấy, định lượng và loại xơ sợi…
Ví dụ:
+ Đối với bột xớ dài: oSR= 48-50
+Xớ ngắn: oSR= 46-48
+Giấy vụn: oSR= 55-57
Trang 242.5.2.5 Bể chứa sau nghiền
Bột sau khi nghiền được đưa tới bể chứa Từ bể chứa có hệ thống ống dẫn bột chuyển sang bể trộn
Dòng bột được phối trộn và gia vào các hóa chất phụ gia theo tỉ lệ thích hợp với yêu cầu của từng loại giấy
2.3.2.6 Bể trộn
Hình 2.4 Bể trộn -Kết hợp chất độn
-Nhiệm vụ là phối bột
-Tại bể trộn các hóa chất, chất độn, màu được pha vào dòng bột theo qui trình
để khi ra giấy theo đúng yêu cầu kỹ thuật
( Hệ thống pha màu cảm quang cho giấy- tỉ lệ phối màu là 0,0034% xanh và 0.0237 tím)
Trang 25*Quá trình phối trộn bột
-Bơm bột hóa và bột CTMP vào hồ theo tỉ lệ thích hợp Bột giấy vụn sau khi đánh tơi được chuyển tới bể chứa riêng cũng được bơm vào đây phối trộn
Mục đích: Tạo cho dòng bột sự đồng đều về bột xớ ngắn, xớ dài với tỉ lệ thích hợp
- Kế đến cho màu vào để màu hòa trộn khuye61ch tán đồng đều (nhà máy sử dụng màu pha sắc xanh hoặc tím)
-Chất tăng trắng sử dụng có hàm lượng từ 0,1-0,2% cao nhất là 0,3%
-CaCO3 gia vào với hàm lượng khoảng 17-20%
-Tinh bột Cation có hàm lượng 0,85-1,2%
-Để bảo đảm nồng độ pH thích hợp trước khi xeo nên tiến hành đo pH (thích hợp cho xeo đó là pH từ 8-8.5)
-Hệ thống nước trắng pha loãng tuần hoàn dòng bột đến nồng độ 2,5%
-Chất diệt khuẩn được bơm tự động bằng bơm định lượng theo thời lượng 6h/lần Mỗi lần bơm 30 phút, hàm lượng là 80g/tấn bột khô tuyệt đối
Chú ý trong quá trình phối bột cánh khuấy cần hoạt động liên tục để đảo đều dòng bột
và các chật phụ gia
2.5.2.7 Hồ cấp bột
Bột giấy khi đã đạt yêu cầu kỹ thuật được đưa vào hồ chứa Từ hồ chứa này sẽ cung cấp huyền phù bột cho máy xeo
Trang 26*Mối liên hệ giữa hồ quậy và hồ cung cấp
Bột hóa CaCO3, tinh bột
Nhiệm vụ: duy trì dòng chảy ổn định của dòng bột sang bơm quạt
Hòm được đặt trên cao, có 3 ngăn, bột tràn lên ngăn giữa và vào ngăn bên cạnh
để xuống van định lượng và bột dư qua ngăn kia để trở về hồ chứa
Bột qua van định lượng được điều chỉnh phù hợp với từng loại giấy và tốc độ máy xeo Tại đây, có hệ thống nước trắng ( nước trắng thu hồi từ máy xeo, hệ thống nước trắng dùng để pha loãng bột), nhầm mục đích hòa loãng bột trước khi đưa bột lên máy xeo ( nồng độ pha loãng 0.3 – 0.6 %)
Nhiệm vụ ổn định nồng độ bột
Tại đây dòng bột được gia vào:
Trang 27Khâu lọc được phân thành nhiều cấp (thường là 3 cấp lọc)
Bột tốt từ lọc cấp 1 được đưa đi xeo giấy Bột thải cấp 1 được đưa vào lọc cấp
2 Bột tốt cấp 2 được đưa vào bể chứa để quay về lọc cấp 1 Bột thải cấp 2 được pha loãng bơm vào lọc cấp 3 Bột tốt cấp 3 pha loãng đưa về lọc cấp 2 Bột thải cấp 3 thải loại ra ngoài
Với hệ thống lọc 3 cấp dòng bột sẽ được lọc bỏ những tạp chất có lẫn trong dòng bột và thu hồi triệt để bột tốt trong dòng bột thải
Trang 28Cơ cấu hệ thống sàng gồm có: Lưới sàng có đường kính 610mm, lỗ sàng có đường kính 1.5mm, chiều cao của lưới 600mm, năng suất máy 70-100 tấn/ngày, nồng
giấy được dông đều hơn
2.5.2.12 Lưới
Bao gồm các suốt đỡ lưới, tạo sự chênh áp
Các bộ phận bao gồm: tấm lưới xeo, trục ngực, tấm định hình, suốt đỡ lưới, tấm gạt nước, hòm hút chân không ướt, hòm hút chân không khô, trục ngực, lô căng lưới,
lô dẫn lưới và hệ thống ống phun nước rửa lưới
Sau khi bột được phân bố đều trên lưới xeo, dòng bột thoát nước dần qua các bộ phận trên lưới hình thành nên tấm giấy ướt
Trang 29Vai trò quang trọng nhất của bộ phận lưới chính là định hình tờ giấy, đây là yếu tố quang trọng quyết định chất lượng tờ giấy
2.5.2.13 Ép
Tấm giấy từ trục bụng dẫn sang bộ phận ép nhờ một hệ thống phun gió Trước khi qua
ép băng giấy được đi qua một lô hút chân không để làm tăng thêm độ khô cho tấm giấy
Yêu cầu về hoạt động chất lượng của bộ phận ép
+ Lượng nước thoát ra từ bộ phận ép càng nhiều càng tốt mà không phá hủy kết cấu tờ giấy
+Độ ẩm đồng đều trên toàn bộ băng giấy
+ Đưa băng giấy từ cặp ép này qua cặp ép khác một cách an toàn không làm nhăn hoặc rách giấy
Bộ phận ép gồm có ba cặp ép Trong đó cặp ép thứ nhất và thứ hai la hai cặp ép có hút chân không còn cặp ép thứ ba là cặp ép thường
Trang 30
Hình 2.6 Cuộn Giấy sau ép quang
Khi cuộn giấy thứ nhất hoàn thành thì vận tốc của cuộn giấy sẽ giảm do sự xả áp của cánh tay đòn tựa vào trống, lúc này băng giấy chạy từ máy ra sẽ tạo nên những đun giấy ở giữa cuộn giấy và trống cuộn, lúc này băng giấy được cắt, băng giấy tiếp tục được quấn vào trục gá mới, từ đây bắt đầu quấn cho cuộn giấy thứ hai Cuộn giấy thứ nhất sau khi được cắt ra nhờ một cần trục, quá trình cuộn giấy cứ thế tiếp tục
Trang 31
CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung
3.1.1 Tầm quan trọng của quản trị tồn kho
Thông qua quản trị tồn kho để tính toán nhu cầu nguyên vật liệu cần cung ứng
và áp dụng phương pháp quản trị tồn kho thích hợp Quản trị tồn kho không phụ thuộc vào qui mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ,vấn đề cần quan tâm của quản trị tồn kho là làm sao để giảm đến mức tối đa an toàn của lượng vật tư tồn trữ trong kho
Giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh, hiểu rõ tầm quan trọng của tồn kho và mối liên quan giữa kho và các bộ phận khác trong sản xuất, giảm thiểu chi phí
và nâng cao lợi nhuận
Công ty cần quan tâm tới quản trị tồn kho vì lượng tồn kho hiệu quả thì sẽ đáp ứng đúng lúc khi có nhu cầu đặt ra Khi tồn kho với số lượng ít luôn dễ bị rơi vào trường hợp thiếu nguyên - nhiên liệu, gây ảnh hưởng không tốt trong công tác quản trị tồn kho và sản xuất Ngược lạ, lượng tồn kho lớn sẽ làm tăng chi phí tồn kho, gây khó khăn cho công tác kho hàng
Về kinh tế: Tối ưu hóa kinh tế, giúp doanh nghiệp ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất thường niên, tận dụng kho bãi, hạn chế đến mức thấp nhất phí tổn cho tồn trữ
Về sản xuất: Luôn đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng Và nâng cao tính cạnh tranh với đối thủ vì nguồn cung ứng nguyên liệu luôn ổn định Bên cạnh đó máy móc, phụ tùng thiết bị cũng được lưu trữ khi có nhu cầu thay thế, bảo trì cấp thiết không làm gián đoạn công việc sản xuất
Trang 323.1.2 Kĩ thuật phân loại vật tư ABC
Tìm hiểu cách xắp xếp vật tư trong kho, quy trình xuất nhập
Cách thức kiểm kê, bảo quản nguyên vật liệu tồn kho
Vận dụng kĩ thuật này người ta phân tích nguyên vật liệu thành ba nhóm chính
A,B,C căn cứ vào giá trị của nguyên vật liệu Sau khi phân loại theo giá trị ta được cơ
cấu nguyên vật liệu như sau:
A
B
C
Trang 33Tác dụng của kỹ thuật ABC
Phân loại vật tư trong kho bãi Theo kỹ thuật phân nhóm này ta dựa vào giá trị của mặt hàng đó xét trong tổng số lượng vật tư trong kho
Trong thực tế dự trữ hàng trong kho, có nhiều loại mặt hàng khác nhau, chủng loại khác nhau Có những mặt hàng có giá trị rất cao nhưng số lượng lại ít, ngược lại
có những mặt hàng có khối lượng và số lượng nhiều lại có giá trị thấp Do đó phương pháp chia nhóm vật tư giúp người quản lý kho có biện pháp xấp xếp kho bãi khoa học
Đầu tư có trọng tâm khi mua hàng
Xác định chu kỳ kiểm toán khác nhau cho các nhóm nguyên liệu khác nhau
Nhóm A kiểm toán hàng tháng
Nhóm B kiểm toán hàng quý
Nhóm C kiểm toán 6 tháng/lần
Nâng cao trình độ của nhân viên giữ kho
Lập được báo cáo chính xác, chủ động trong tồn trữ
3.1.4 Tính toán chi phí tồn trữ
3.1.4.1 Các chi phí tồn kho
a Chi phí đặt hàng: Là chi phí phát sinh giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng
nguyên liệu khi xây dựng một đơn hàng Chi phí đặt hàng cho một đơn hàng được cho
là cố định độc lập với số lượng hàng hóa trong một dơn vị đặt hàng
Chi phí đặt hàng: Cđh = ( D / Q ) * S
Trong đó:
Cđh: là chi phí đặt hàng trong năm
D : là nhu cầu vật tư trong năm
Q : số lượng hàng cho một đơn hàng