Với truyện ngắn Người có quyền, tác giả lại kể về cuộc đời một nhân vật “văn dốt, vũ dát, hai mươi bảy tuổi đầu còn ăn bám vào mẹ, cả ngày đi tìm mấy gia đình nhàn cư bất thiện để gạ đán
Trang 1Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng
Nguyễn Phước Bảo Khôi
(VH-NN) Đặc trưng truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, luận văn cao học chuyên
ngành Văn học Việt Nam (Nguyễn Phước Bảo Khôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS Trần Hữu Tá) là một trong những luận văn cao học xuất sắc nhất mới được bảo vệ ngày 6/8/2011 ở Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp nhất trí cho luận văn 9.8 điểm Áp dụng phương pháp tự sự học vào một nhà văn quen thuộc: Vũ Trọng Phụng, luận văn đã phát hiện ra những điểm mới lạ, thú vị, có
Trang 2tính đặc trưng trong truyện ngắn của ông VH-NN xin giới thiệu Mục 1 Chương
2 và Mục lục của Luận văn.
1 KẾT CẤU TRẦN THUẬT :
Nhữ Bá Sĩ đã thể hiện sự quan tâm tới kết cấu ngay từ những năm cuối thế kỉ
XVIII đầu thế kỉ XIX khi ông nhận xét: “Loại văn chương tột bậc của thiên hạ đúng là
không ở trong cái giới hạn đóng, mở, kết cấu, nhưng mà không đóng, mở, kết cấu thì cũng không thành văn chương” [118, tr.154]
Mỗi tác phẩm văn học tồn tại trong một cấu trúc nghệ thuật nhất định bao gồmnhiều yếu tố, nhiều bộ phận và mối liên hệ, quan hệ giữa chúng được tổ chức hợp lý,nghệ thuật trong một hệ thống, một chỉnh thể nhằm biểu đạt những tư tưởng, tình cảm mànghệ sĩ muốn kí thác
Kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật vànhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình Kết cấu là kiến trúc tác phẩm,
là toàn bộ tổ chức phức tạp của tác phẩm Kết cấu tác phẩm không bao giờ tách rời nộidung cuộc sống và tư tưởng trong tác phẩm Khi đánh giá kết cấu một tác phẩm, phải xéttrong yêu cầu thể hiện nội dung của tác phẩm đó, xét hiệu quả mà tác phẩm để lại tronglòng người đọc Khảo sát kết cấu của tác phẩm chính là khảo sát cấu trúc của nó
Kết cấu tác phẩm không chỉ là mối liên kết các hiện tượng, con người Mối quantâm lớn của nhà văn là sắp xếp tài liệu làm sao để cho cái chính yếu được nổi bật lên, cáiquan trọng gây được ấn tượng mạnh mẽ Kết cấu tác phẩm thể hiện quá trình làm việccăng thẳng, công phu của nhà văn với chất liệu cuộc sống từ đó để biểu hiện một chân líkhái quát Nó cũng phản ánh quá trình tư duy của nhà văn, quá trình vận động của tư duy
ấy Tư tưởng sống động của nhà văn bao giờ cũng biểu hiện trong kết cấu và qua kết cấu
Nói theo tác giả Lí luận văn học (tập 2 : Tác phẩm và thể loại văn học) là : “Kết
cấu, cấu trúc vô luận là tổ chức vật thể, quan hệ hay quy tắc, phương pháp, mô hình đều
Trang 3là yếu tố tạo thành văn bản, là thực tế không thể bỏ qua trong quá trình sáng tác và đọc hiểu văn bản.” [117, tr.156]
Đến với truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng cũng vậy; việc tìm hiểu, khảo sát nhữngnét đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật thể hiện qua tác phẩm không thể bỏ qua yếu tố kếtcấu
1.1 Sự linh hoạt trong việc chọn lựa cách thức trần thuật :
1.1.1 Kết cấu đảo trình tự thời gian :
Trên phương diện kết cấu, một trong những loại hình mới mẻ mà truyện ngắn từđầu thế kỷ XX đem đến trên phương diện kết cấu cốt truyện là sự đảo lộn thời gian của
sự kiện - tức là nghệ thuật trần thuật không tuân theo trình tự diễn tiến của cốt truyện tựnhiên theo thời gian tuyến tính Các truyện này thường bắt đầu ở phần giữa hoặc phần kếtthúc của cốt truyện tự nhiên Sự tái tạo lại trật tự nghệ thuật cho các sự kiện trong cốttruyện là một đặc trưng của tư duy nghệ thuật hiện đại Sự đảo lộn trật tự thời gian củacác sự kiện có ý nghĩa không nhỏ trong việc thể hiện nội dung tác phẩm nên kiểu kết cấunày đã rất phổ biến ở truyện ngắn các giai đoạn sau
Được sử dụng trong 13/41 số lượng truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng, dạng kếtcấu này khiến chúng ta phải dành sự chú ý cẩn trọng cho nó Một khi tác giả đã xóa đitrật tự tuyến tính của thời gian, ắt hẳn ông muốn nhấn mạnh với người đọc một vấn đềnào đó
Trong truyện ngắn Nhân quả, ông đã để nhân vật người đàn ông hồi tưởng lại
những chuyện xưa cũ từ điểm nhìn ngày đám cưới trong thực tại Dòng hồi tưởng đó gắnliền với tâm trạng phơi phới khi nhớ lại một quá khứ đào hoa lẫy lừng đã vùi chôn baođời con gái Hắn đã chiếm đoạt, hắn đã khinh khi và giờ đây tràn đầy khao khát, mãn
nguyện với ý nghĩ cô vợ mới cưới “về phần tân tiết thì nắm chắc đến mười mươi” Đảo
trình tự thời gian như vậy, Vũ Trọng Phụng đã lột tả bản chất xấu xa của một gã trai
Trang 4phóng đãng, bỉ ổi, sở khanh và giúp ta hiểu được niềm khao khát trinh tiết phụ nữ tronghiện tại của hắn vì sao lại mãnh liệt nhường ấy để từ đó càng làm rõ được nỗi chua chát,
bẽ bàng của hắn ở cuối truyện
Với truyện ngắn Người có quyền, tác giả lại kể về cuộc đời một nhân vật “văn
dốt, vũ dát, hai mươi bảy tuổi đầu còn ăn bám vào mẹ, cả ngày đi tìm mấy gia đình nhàn
cư bất thiện để gạ đánh cờ không tiền hay là chầu rìa tổ tôm”, nói tóm lại là dở ông dở
thằng Nhưng ông không bắt đầu câu chuyện từ điều ấy mà khơi nguồn từ tâm trạng phớnphở của nhân vật khi hôm nay anh ta đã được làm cha một đứa trẻ con – kết quả mối tình
của anh và “một người đàn bà góa chồng rất trẻ, cũng vui vẻ, nhí nhảnh…mà anh đã
chim” Để nhân vật triết lí về hạnh phúc, sung sướng với thực tại trong sự hồi tưởng
ngược dòng về quá khứ, Vũ Trọng Phụng cho người đọc những bất ngờ : con người nhưthế mà sao may mắn đến vậy? Nhưng không, đó chỉ là cách nhà văn che giấu cho mộttương lai gần rất bi kịch mà hợp lí : con là con người ta, nhân tình bấy lâu đầu ấp tay gối
đã lừa gạt và phũ phàng xua đuổi không thương tiếc Lối trần thuật như vậy quả thật cógiá trị riêng của nó : không chỉ lí giải cho hoàn cảnh, tâm lí nhân vật trong thực tại vàchuẩn bị cho những bất ngờ phía trước; nó còn giúp ta hiểu rõ về nhân vật qua cái nhìnngược thời gian đầy ấn tượng
Cách trần thuật đưa kết quả sự việc lên trước rồi lần lượt kể lại nhằm lí giảinguyên nhân, truy tìm nguồn gốc cũng là kết cấu được sử dụng trong một số truyện ngắn
như : Phép ông láng giềng, Bẫy tình, Chống nạng lên đường, Tội người cô, Duyên không
đi lại, Cái hàng rào, Bà lão lòa, Gương …tống tiền, Lòng tự ái…
Truyện ngắn Bà lão lòa tái hiện cho ta ngay từ đầu thời khắc tăm tối, ê chề trong
phận sống nhờ của nhân vật cùng tên - là người cô họ của bác đánh giậm Lần hồi sau
đó, tác giả đưa ta trở về với quá khứ khi bà lão còn giàu có, bà đã “giúp đỡ kẻ nghèo khó;
trong họ ngoài làng, nhiều người đã được nhờ bà” thế nhưng “đến khi gặp bà bước khốn cùng thì chẳng ai thương cả” Tác giả cũng cho ta biết rằng ngày trước bác đánh giậm
“đã nhiều phen ngửa tay nhận lấy đồng tiền cứu giúp của bà” nên bây giờ “đành cắn
Trang 5răng, vuốt bụng, nhắm mắt” nuôi bà trong lúc hoạn nạn với nỗi niềm biết bao “xót ruột khi bà lão lòa lò rò ngồi vào mâm, cướp cơm của vợ, của con nhà bác” Quay ngược thời
gian như vậy, nhà văn đã cho ta một cái nhìn toàn diện hơn về cuộc đời bà lão lòa; đồngthời ông cũng nhấn mạnh thái độ lên án, phê phán đối với cuộc đời này Một quá khứ tử
tế, ăn ở phúc đức nhưng đổi lại chỉ là một hiện thực cay đắng : con trai ăn chơi, phá của
đến nỗi “bán ruộng, cầm nhà” khiến bà thành tật nguyền, nghèo khổ và đứa cháu họ vô
ơn bạc nghĩa đối xử với ân nhân của mình không ra gì Hiện tại bà cụ chẳng gặp lành dùngày trước đã ăn ở rất hiền lành, hiện tại người ta vong ân dù quá khứ vốn chịu nhiều ơncứu giúp của bà – những đối nghịch thời gian đi kèm với nghịch lí cuộc đời khiến câuchuyện cứ ám ảnh chúng ta mãi
Không đi vào những nghịch lí thời gian như trên, một loạt tác phẩm đã đưa ra hiệnthực tha hóa hoặc bi đát rồi giúp người đọc đi tìm nguyên nhân trong quá khứ Không đitheo thời gian tuyến tính, những câu chuyện ngược dòng, đan xen hôm nay – ngày trướckhiến người đọc có thêm nhiều suy nghĩ
Nhân vật Lê Vân trong truyện ngắn Gương … tống tiền giờ đây bệ rạc, chán đời, phung phí tuổi trẻ khi “làm bạn với ả phù dung”, đến nỗi “từ một thiếu niên có tương lai
tốt đẹp” nay đã thành “kẻ bị xã hội khinh bỉ…, ma dại thân tàn” Tất cả cũng chỉ vì nỗi
thất vọng trong tình yêu với Loan Vì tình yêu, Lê Vân điên đảo cuộc đời, phá nát tươnglai Và cũng bất ngờ thay, chính nhờ tình yêu cay đắng ngày xưa ấy Vân kiếm chác được
ít tiền duy trì tháng ngày “sống mòn” của mình Khởi đầu nhân vật này khiến người đọc
có cảm xúc giận dữ nhưng vẫn còn chút xót xa nhưng càng về sau, qua cách trần thuậtgiàu kịch tính của tác giả, ta chỉ còn một cảm giác khinh bỉ tận cùng dành cho Lê Vân
Chống nạng lên đường và Tội người cô cũng trình bày cho ta thảm cảnh hiện tại
của hai nhân vật Hai Xuân và người cô ông chủ nhà Hai Xuân chịu cảnh tật nguyền, phảisống nhờ vào anh và hằng ngày chứng kiến cảnh vì một người làm nuôi cả nhà, vì thiếu
cơm mà anh của Xuân “mắng bố, gắt mẹ, chửi nồi, chửi rế, chửi đôi guốc đang đi mà
quai đứt, chửi xó nhà lắm muỗi vo vo ” Tất cả cũng chỉ vì một buổi kéo xe Hai Xuân đã
Trang 6bị xe hơi chẹt phải đến nỗi đành cưa chân thành tật nguyền Cả một số phận con người rẽsang bước ngoặt tăm tối trong một tích tắc oan trái của quá khứ Bên cạnh đó, tác giả còn
để cho nhân vật hồi tưởng lại ngày xưa nghèo khổ mà vui vẻ khi sau mỗi ngày làm việc
mệt nhọc được trở về nhà, “đến chĩnh nước ngửa cổ “tu” một hơi nước lã thật dài xong
thở đánh “hà à à”một cái rất khoái chí rồi cầm mảnh mo vừa quạt vừa bước vào nhà ngơ ngác nhìn xem bố mẹ đã thổi chín cơm chưa, để liệu dọn mâm bát”, một ngày xưa
thân ái với cảnh “mâm cơm dọn xong, nó chỉ còn chờ anh Cả cho nó đi làm về là cùng
ngồi vào, tuy bữa nào cũng chẳng hơn gì bữa nào, chỉ rặt cà, tương, dưa muối mà thằng Xuân ăn thấy rất ngon” Thế nhưng quá khứ ấy chỉ là thoáng chốc còn hiện tại đau đớn
khố khổ khốn nạn mới kéo dài chưa biết đến đâu Khởi đầu với hiện thực phũ phàng, cayđắng rồi sống lại với quá khứ giản dị mà tươi đẹp, câu chuyện đã khiến chúng ta thêmngậm ngùi buồn đau cho số phận con người
Mở đầu truyện ngắn Tội người cô là hình ảnh một “bà già chít khăn vuông, chống
gậy” đang “lom khom bước lên thềm gạch, rón rén đến gần cửa sổ” mà trông vào khung
cảnh tiệc tùng bên trong “tòa nhà tây hai tầng, một tòa nhà có vẻ kiêu hãnh vô cùng” Từ
sự ngạc nhiên của nhân vật “tôi”, người bạn đã kể lại nguyên nhân vì sao bà già - “chính
là cô ruột của chủ nhân tòa nhà ấy” – lại phải chịu cảnh cô đơn, hắt hủi Ngược về quá
khứ, tác giả cho ta biết được bà cô ấy là một người phụ nữ quá lứa lỡ thì, ở vậy và sốngcùng cháu ruột, đã từng rất thương và quan tâm đến cháu, hết lòng vì cháu mình Bà cô
“vẫn đi trông nom bà vợ ông cháu mình những khi đi xa, trẩy hội” và cũng chính bà
“trong cái đêm cháu dâu bất thình lình trở dạ, trời mưa như bão” nhưng “vẫn khoác áo tơi ton tả ra đi, vượt mấy cánh đồng để tìm bà đỡ” Thế nhưng cũng vì quá thương đứa
cháu bé, bà đã ẵm cháu đi chơi cả buổi chiều, lại cho cháu ăn kẹo bột đến nỗi “thằng bé
đến đêm thấy trở, thấy nôn rồi khóc lên ngằn ngặt”, “phải nhịn bú mãi đến chiều hôm sau” Và sau này vì “bà chiều cháu quá một hôm đưa dao cho cháu để cháu cứa đứt cả tay” nên đã bị cha mẹ nó đuổi ra khỏi nhà Rồi từ đó người cô tội nghiệp ấy “phơ mái tóc hoa râm ra giữa nắng, ngồi nhìn chồng bánh đa, mấy củ khoai, mấy quả chuối bày trên cái mẹt một cách buồn rầu, mỗi khi thấy tiếng dép của khách qua đường lại ngước mắt
Trang 7lên nhìn một cách đau đớn như muốn van lạy khách mua cho…” nhưng “vẫn chẳng rứt tình quên được cháu, mỗi khi thấy bố mẹ nó chè chén vì nó là bà lại chống gậy tìm đến, lần nào cũng chỉ đứng ngoài cửa kính ghé mắt nhìn vào” Cũng trong câu chuyện quá
khứ ấy, chúng ta biết bố mẹ đứa trẻ tuy giàu có nhưng hiếm muộn, đã bốn năm trời
“mang hương hoa lễ khắp các chùa cầu tự” để có được mụn con nên thương quí nó cũng
là hợp lí Nhưng thương yêu con đến độ để bảo vệ nó mà đành đoạn đuổi cả cô ruột rađường tự mưu sinh thì thật vô lí Tình thương với tình thương không thể có sự mâu thuẫn,nhưng nếu một bên là yêu thương hết mình không nghĩ ngợi còn bên kia lẫn trong tìnhthương là toan tính, lạnh lùng, tàn nhẫn, vong ân thì quả thật không thể nào tồn tại chungđược với nhau Mượn lời người bạn để hiểu được một quá khứ lắm nỗi và một cuộc đờiđáng thương, truyện ngắn này thật đúng với nhan đề của nó : thật tội cho người cô; chỉ vìcái “tội” yêu thương đến dại khờ, hi sinh đến mê muội mà phải chịu cảnh cô độc, ghẻlạnh đớn đau
Cái hàng rào - một truyện ngắn được cho là một đoạn của tiểu thuyết Bởi không duyên kiếp (tức Dứt tình) - cũng được thuật lại với kết cấu đảo trình tự thời gian Đoạn
đối thoại khá gay cấn giữa hai nhân vật - Phong và Tiết Hằng - ở đầu tác phẩm đã dầnchuyển sang chuyện quá khứ để giúp ta hình dung ra phần nào cơ sự của ngày hôm nay.Chuyện của ba năm về trước, hai người yêu nhau nhưng đã không đến được với nhau vì
mẹ Phong “kịp lúc đoạn tang” đã cải giá với cha của Tiết Hằng Sự tình ai oán, éo le này khiến Phong xót xa nghĩ rằng “sự thành hôn, cuộc gắn bó giữa mình với Hằng sẽ là một
bài văn khôi hài cho miệng thế” Vì vậy, anh đã rứt áo ra đi, bỏ lại Tiết Hằng “đứng rũ rượi, dựa vào một cột đèn ở ga” Để rồi sau đó, Tiết Hằng lấy một người chồng theo sự
sắp đặt của cha và chịu cảnh góa bụa chỉ sau ít năm ngắn ngủi Về phần Phong, anh “lên
thượng du, sống cái đời mây rừng gió núi, coi sóc việc thầu đốn rừng lim của cha để lại cho” và sống trong nỗi “lo buồn, áy náy, hối hận” trước cảnh đời của người tình cũ Quá
trình nhân vật Phong từ “một cậu học trò yếu ớt nhưng có một trái tim bọc sắt” hóa thành “cái thân thể vạm vỡ lẩn trong một bộ quần áo đi săn mũ da cáo, giầy ống, áo tơi
nhưng có trái tim đa cảm của đàn bà” đã được tác giả diễn tả sinh động, khéo léo, chân
Trang 8thực qua cách trần thuật đan xen, lồng ghép quá khứ và thực tại, nhưng chiếm phần lớnvẫn là chuyện của quá khứ Và cuộc đối thoại gay cấn đầu tác phẩm đã có một điểmdừng, dù xót xa, bất ngờ Dĩ nhiên để đi đến được kết thúc này phải trải qua một quá trìnhdẫn dắt sống động ngược dòng thời gian để lí giải cho hiện tại, đan xen bao nỗi niềmtrong quá khứ để thể hiện rõ sự đời lắm khi ngang trái
Những truyện ngắn trên là minh chứng tiêu biểu cho lối trần thuật đảo trình tựthời gian của Vũ Trọng Phụng Xét ở khía cạnh kết cấu trần thuật, cách kể chuyện này ítnhiều cũng đã hình thành nên một nét đặc sắc cho truyện ngắn của tác giả
1.1.2 Kết cấu trần thuật dạng “truyện lồng trong truyện” :
Trong bài viết “Sự di chuyển của kết cấu truyện lồng truyện và kiểu truyện khung
trong văn học từ Ấn Độ sang Đông Nam Á” (trích từ trang web www.khoavanhocngonngu.edu.vn), tác giả Nguyễn Ngọc Bảo Trâm cho ta biết được kết
cấu truyện lồng truyện ở góc độ một thủ pháp văn chương đã xuất hiện rất sớm trong lịch
sử văn học thế giới Nói một cách đơn giản đây là thủ pháp để lồng ghép một câu chuyệnđộc lập (có liên quan hoặc không về mặt nội dung) vào tác phẩm chính trong quá trình
diễn tiến của tác phẩm Có thể thấy biểu hiện xa xưa của nó trong sử thi Odyssey của Hy
Lạp (thế kỷ VIII trước công nguyên) khi người anh hùng Ulysses tự kể lại những chuyệnphiêu lưu của mình trong bữa tiệc Từ thời cổ đại, kết cấu truyện lồng truyện đã được vănhọc Ấn Độ sử dụng triệt để để tạo nên hai thiên sử thi đồ sộ nhất trong lịch sử nhân loại
là Mahabharata (thế kỷ V trước công nguyên) và Ramayana (khoảng thế kỷ IV-III trước
công nguyên)
Với truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XX, kết cấu truyện lồng trong truyện là mộtlối kết cấu mới mẻ, thể hiện việc chịu ảnh hưởng phương Tây rõ nét, mà tác phẩm đầu
tiên cần kể tới là truyện Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản Trong truyện Thầy
Lazarô Phiền có tới hai chuyện: chuyện thứ nhất là của nhân vật “tôi” kể cho bạn đọc
nghe về cuộc gặp gỡ giữa bản thân và thầy Phiền, chuyện thứ hai là chính thầy Phiền đã
Trang 9kể lại chuyện đời mình cho nhân vật “tôi” nghe từ việc thầy đã lấy được một người vợđáng yêu như thế nào, thầy đã nghi ngờ và tìm cách giết vợ ra sao, và những ăn năn dằnvặt của thầy …)
Một đặc điểm đáng lưu ý nữa là ở những tác phẩm có kết cấu truyện lồng trongtruyện như vừa nêu trên là những câu chuyện trong một truyện không tách rời mà luônđược đan cài vào nhau rất linh hoạt, tự nhiên, cho người đọc những ấn tượng về sự chânthực của chuyện được kể, kéo họ lại gần với thế giới nghệ thuật của tác phẩm hơn, đồngthời tạo sự sinh động cho truyện
Mặt khác, sự đan cài hai câu chuyện vào nhau là một cách thức tạo sự luân phiênđiểm nhìn, góp phần làm cho nhân vật (nhất là thế giới nội tâm của nó) được xem xétdưới nhiều góc độ và được xây dựng một cách tự nhiên hơn Đó chính là thế mạnh củakết cấu truyện lồng trong truyện, góp phần tạo dựng cho truyện một nghệ thuật trần thuậthiện đại
Như đã nêu trên, kết cấu “truyện lồng trong chuyện” không phải một dạng kết cấumới lạ đối với loại hình tự sự Và kết cấu này đã đi vào truyện ngắn Vũ Trọng Phụng với
những giá trị riêng của nó Lỡ lời, Cái ghen đàn ông, Một cái chết, Lấy vợ xấu, Sống để
mà lo, Bà lão lòa, … là những truyện ngắn được kết cấu theo dạng thức như vậy.
Với trường hợp Cái ghen đàn ông, Một cái chết và Lấy vợ xấu, tác giả thường
lồng một câu chuyện khác vào cuộc trò chuyện giữa các nhân vật Xen vào cuộc gặp gỡ
giữa nhân vật “tôi” và người bạn trong truyện ngắn Một cái chết là cảnh một ông lão ăn mày “vừa lòa vừa cụt chân, người quắt như con mắm nướng, áo tơi, nón lá chống nạng
lê vào” xin bố thí Trong khi nhân vật “tôi” gắt ầm lên đuổi đi thì người bạn đã “đứng dậy, ra ân cần để vào tay ông lão một xu” rồi kể lại một chuyện “đuổi ăn mày … đã được mục kích” biến thành tấn kịch rất đỗi bi thương Đó là chuyện Thằng Hợi, con thầy
cai lấy thuế chợ, chủ nơi trọ học của người bạn tác giả Qua câu chuyện xót xa với hai cáichết thương tâm : một của người ăn mày bị cha Hợi xua đuổi, một của Hợi như một sự
Trang 10day dứt – tác giả đã đưa ra một bài học về lẽ đời thật sâu sắc Từ chuyện đuổi ăn mày,
“những chuyện rất thường”, “tưởng chẳng có chuyện gì bình thường hơn thế nữa”, Vũ
Trọng Phụng đã thể hiện rõ nét tấm lòng thương cảm sâu sắc của mình
Trong truyện ngắn Cái ghen đàn ông, lẫn trong câu chuyện giữa Giao Đài, Lê Văn Thư và mấy người bạn là chuyện đời bi đát của vợ chồng giáo Hiển ; và trong Lấy vợ xấu
thì giữa lúc chuyện trò giữa hai người bạn cũ – nhân vật “tôi” và anh Doãn – anh Doãn đã
kể về mối duyên giữa anh và vợ mình, “một người đàn bà có cái nhan sắc của một người
đàn ông không đẹp giai”.
Chuyện nhà anh giáo Hiển là một minh chứng đầy thuyết phục cho lí lẽ mà nhân
vật Giao Đài đưa ra : “Người ta chẳng nên thật thà, nhất là những khi người ta yêu
nhau” vì tác dụng của thật thà với hạnh phúc khi yêu là “phá hoại chứ chẳng kiến thiết bao giờ” Sự thật thà quá mức đã giết chết vợ giáo Hiển trong xót xa, tủi cực Lòng ghen
tuông mù quáng, vô lí của giáo Hiển đã lên đến cực điểm đến nỗi quên hết cả nghĩa vợchồng, thậm chí quên cả tình người vốn xem trọng “nghĩa tử là nghĩa tận” Tác giả đã
mượn lời nhân vật Giao Đài mà nói rằng : “Cái ghen của anh Hiển có một thứ thế lực ở
tâm giới anh đến nỗi khiến anh hóa ra tầm thường, hóa ra đê hèn, hóa ra "bất thành nhân dạng"” Nêu ra một trường hợp lạ kì, nghịch dị để làm rõ cho một ý nghĩa rất vô lý nhưng
cũng không phải không có lý, tác giả khiến người đọc không khỏi băn khoăn dù đã đọcxong câu chuyện
Phần nhân vật Doãn, anh kể lại chuyện gặp gỡ của vợ chồng mình cho người bạnnghe nhằm minh họa cho quan niệm : vợ chồng là duyên số Gặp nhau trên một chuyếntàu từ Lào Cai về Hà Nội cách đây hai năm, anh Doãn và vợ mình đến với nhau từ một ýnghĩ vẩn vơ của anh Và thế là anh đã chuyện trò cùng người phụ nữ ấy, rồi dần dần đếnvới nhau, gắn bó vì cô ấy đã mang trong bụng đứa con của anh và đã rất thành thực khiến
anh phải mủi lòng, đành dẹp mộng “lấy được cô gái đẹp nhất Hà Thành” để sánh duyên cùng “cô gái xấu xí nhất Bắc Kì” Câu chuyện về anh Doãn nghe cũng vô lí, khó tin như
Trang 11chuyện vợ chồng anh giáo Hiển ở trên nhưng lại xảy ra như một dẫn chứng sinh động chonhững điều phi lí khác khó cắt nghĩa đang mặc nhiên xuất hiện trong cuộc đời.
Cũng không thể không nhắc đến truyện ngắn Bà lão lòa, một trong những truyện
ngắn đầu tay xuất sắc của Vũ Trọng Phụng Trong diễn tiến cuộc đời cơ cực của bà lãotội nghiệp chịu cảnh tật nguyền sống nhờ nhục nhã bỗng xuất hiện ba câu chuyện nhỏ vềnhững hành động nhân đức của một người phụ nữ : thấy người ăn mày lụ khụ đến xin ăn
bị mấy con chó “nhảy xổ ra cắn xa xả”, bà đã “quát thằng nhỏ ra mắng chó, dắt ông ăn
mày vào thết một lưng cơm”; trước gia cảnh bác nhiêu B vợ chết, nhà bị hỏa hoạn, đàn
con nheo nhóc, đói kém, bà đã “cởi hầu bao, lấy ra một cuộn giấy bạc” đem cho; và cuối
cùng trước cảnh đau xót của một người phụ nữ phải bán con để mong cứu chồng bệnh liệtgiường liệt chiếu đã hơn nửa tháng, bà cũng đã cho năm đồng về lo thuốc men cho chồng
mà không phải bán con Đến cuối cùng Vũ Trọng Phụng mới cho ta biết hóa ra đó chính
là bà lão lòa tội nghiệp bây giờ Ba câu chuyện nhỏ về sự phúc đức để góp phần làm rõmột nghịch lí : bà đã từng rất tử tế với người không ruột thịt thân thích, bà đã từng độnglòng trắc ẩn trước bao số phận vật vờ tận đáy cuộc đời; song giờ đây, người thân thíchruột rà không mảy may động lòng xót xa cho thân già tật nguyền cô độc của bà, nhẫn tâmtàn tệ với bà hơn cả với người dưng nước lã, đay nghiến chà đạp lên thân phận sống nhờđầy nghịch cảnh bà đang phải chịu Trần thuật với kết cấu “truyện lồng trong truyện”, VũTrọng Phụng đã dựng lên sự đối lập gay gắt giữa quá khứ và thực tại, giữa thiện tâm và
ác tâm, giữa vị tha và ích kỉ để phê phán sự bội bạc, bất nhân của người đời và tố cáo cáinghèo làm nhân cách con người dần thảm hại như nó
Mỗi một truyện ngắn có kết cấu “truyện lồng trong truyện” dường như đều mangtrong đó một nghĩa lí nào đó mà tác giả muốn đem lại cho người đọc Lồng ghép nhữngmảnh đời vào câu chuyện, tác giả không chỉ làm đa dạng hóa kết cấu trần thuật mà phầnnào đó đã nêu bật được tình cảm, thái độ của ông dành cho dành cho cuộc đời, cho kiếpngười Có cảm giác đọc truyện ngắn Vũ Trọng Phụng như đến với một quyển sách vớinhiều chương, mỗi một chương lần giở ra lại thấy hiện lên một cảnh đời, một câu chuyệnkhác nhau Điều ấy khiến quyển sách chưa bao giờ nhàm chán, luôn mới lạ, hấp dẫn, kích
Trang 12thích người đọc khám phá tiếp tục để hiểu thêm bao nhiêu trang đời đã nén chặt, đã đượclồng ghép trong quyển sách số phận ấy Lại có một hình dung khác về những câu chuyệntrên, nó cứ như những bông hoa đang chớm nở Ta phải bóc dần từng cánh từng cánh đểthấy được cái nhụy bên trong – một cái nhụy mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc như một hạtgiống lành để lại mùa sau.
1.1.3 Kết cấu trần thuật theo diễn biến tâm lí của nhân vật :
Có thể nói đây là kiểu kết cấu mới mẻ nhất trong văn học Việt Nam giai đoạn đầuthế kỷ XX Đó là kiểu kết cấu của những tác phẩm có cốt truyện tâm lí nhằm miêu tảnhững diễn biến tinh vi, phức tạp của đời sống nội tâm con người Trong những truyệnnày, chỉ có một vài sự việc, còn lại là cảm giác, suy nghĩ của nhân vật với những hồi ức,liên tưởng và độc thọai nội tâm Nếu có sự kiện thì sự kiện chỉ đóng vai trò khơi gợi chodòng chảy tâm lý Tiêu biểu cho truyện có kết cấu tâm lý này là những truyện của các tácgiả thuộc dòng truyện ngắn trữ tình như Thạch Lam, Thanh Tịnh và sau này được tiếpnối, phát huy, thành công rực rỡ với Nam Cao
Hẳn nhiên mạch truyện được triển khai theo tâm lý nhân vật nhưng vẫn phải bámsát vào các sự kiện, dựa vào sự kiện Do vậy, để có một truyện hay, người viết không chỉmiêu tả tâm lý mà là phân tích tâm lý, phân tích gắn với với sự kiện, vì sao chỉ có sự kiện
ấy thì tâm lý nhân vật mới có biểu hiện như vậy
Dẫu không nhiều nhưng một số truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng đã được cấu trúc
theo chính diễn biến tâm lý của nhân vật Rửa hờn, Nhân quả, Duyên không đi lại, Chống
nạng lên đường, … là những truyện ngắn như vậy.
Với Chống nạng lên đường, tác giả đã cấu trúc truyện ngắn này phần lớn theo diễn
biến tâm lý nhân vật Hai Xuân Câu chuyện bắt đầu với nỗi buồn, dần chuyển sang hoàiniệm xa xôi về một quá khứ đẹp tươi, rồi ai oán khi nghĩ đến cảnh nhà túng thiếu và phận
ăn nhờ của mình Dần dần tác giả mở rộng ra những cảnh mà Hai Xuân đã trông thấy ởtrên cầu, bao nhiêu cảnh tượng yên bình mở ra nhưng thực chất đó là cố nhìn, cố quên để
Trang 13qua cơn đói đang cồn cào trong người Những ý nghĩ tốt đẹp, rồi hài hước, thoáng qua đểtrở về với nỗi cay đáng, xót xa cho số phận Sau đó Hai Xuân nhớ về những kí ức đau
khổ của nghề kéo xe tay phải chiến đấu hằng ngày cùng “những tia nắng mặt trời dữ dội
chiếu xuống đốt lưng, đốt gáy”, “những trận mưa gió phũ phàng ném những hạt nước nặng nề thẳng vào mặt” hoặc “thổi tung cát bụi lên làm tối mắt”, chiến đấu với cả sự
cạnh tranh không cân sức với những chiếc xe cơ khí hóa đang lăm le cướp cơm của mình.Tận cùng trong dòng hồi ức ấy là bao ai oán, ngỡ ngàng, uất ức với bước ngoặt cuộc đời :ngày bị tật nguyền Những điều đó đưa Hai Xuân trở lại với nỗi buồn ghê gớm, buồn vìnỗi mặc cảm ; hổ thẹn khi cụt chân, buồn đến độ muốn chết đi ngay được Và rồi, nhânvật ngủ quên đi trước khi bị đánh thức dậy bởi tiếng đoàn tàu Và khi tỉnh dậy, Hai Xuân
sợ chết, lần lần tìm về nhà nhưng lại càng buồn hơn khi chứng kiến cảnh nhà Trước sựtàn nhẫn lạnh lùng và hỗn láo của anh mình, Hai Xuân đã thấy giận sôi lên nhưng rồi vì
sợ, vì thương bố mẹ nên đành ra đi, dẫu rằng không biết đi về đâu, dẫu rằng “đau lòng
quá đỗi” Chịu trận ngoài đường qua cơn mưa đêm xối xả, anh trở về nhà và chọn cách ra
đi để cha mẹ đỡ tủi nhục, tê tái Cả một quá trình tâm lý của Hai Xuân trong khoảng thờigian ngắn ngủi từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau được diễn tả sinh động, chân thực
và đầy thương tâm Câu chuyện cũng chỉ diễn ra trong chừng ấy thời gian, tuy ngắn ngủi
mà gây nhiều xúc động Ta phục cái tài của Vũ Trọng Phụng đã cấu trúc, nối kết nhữngdiễn biến tâm lý của nhân vật vào một câu chuyện hoàn chỉnh, nhưng càng kính trọnghơn cái tâm đã xúc động biết bao với số phận đau khổ của nhân vật mà tác giả đã ẩn sâuvào từng dòng tâm lý ấy Nếu không xót xa chân thành và yêu thương sâu sắc, làm saonhà văn có thể miêu tả được đến như vậy
Rửa hờn, Duyên không đi lại và Nhân quả có thời gian diễn ra còn nhanh hơn cả Chống nạng lên đường Ở đó, Vũ Trọng Phụng đã dồn nén sự kiện và cấu trúc tác phẩm
theo diễn biến tâm lý của nhân vật chính ở những thời điểm có tính chất bước ngoặt củacảm xúc
Với nhân vật gã đàn ông trong Nhân quả thì thời điểm ấy là đêm tân hôn Bao
nhiêu khung cảnh lãng mạn trữ tình được y vẽ ra trong đầu Càng tưởng tượng đến cảnh
Trang 14đó hắn càng bực mình khi khách khứa vẫn chưa chịu về, để hắn cứ mãi phải ngồi tiếp
chuyện, đáp lại “những lời chúc sáo bằng một nụ cười gằn luôn điểm vờ vĩnh trên môi” Tình cờ ngắm mình trong gương, nhân vật có cảm xúc tự hào vì “hắn cũng biết mình là
điển đấy” Chợt cả một đoạn hồi ức năm xưa sống dậy trong hắn, một quá khứ nổi tiếng
là một tay chuyên lừa tình Được trời phú cho bộ mã, lại có học, hắn nghiễm nhiên thuhút được bao nhiêu cô gái ngây thơ Trong lúc đang tự nhủ bây giờ phải sống tử tế vì đã
có vợ, “phải tu tỉnh làm ăn mà kính, mà yêu, mà thờ người vợ mới cưới ấy”, hắn vẫn nghĩ đến “mấy cô gái non đã là nhân tình của hắn xưa kia”, vẫn nhớ đến “những buổi
hẹn hò ân ái cũ” Hắn thấy nực cười vì hai lẽ : cô nào cũng thề nguyền tha thiết sẽ chọn
cái chết nếu không lấy được hắn nhưng chẳng có ai chết khi hắn cưới vợ và ý nghĩ không
bao giờ cưới về làm vợ những cô gái hắn đã “lôi qua được cái cổng trên có chữ đề
“Phòng cho thuê”” vì hắn cho rằng : “Đời nó thế, ai làm gì được ? Mình chẳng chơi thì rồi cũng chán vạn thằng chơi” Thế rồi hắn sống lại hoài niệm hai năm trời khó khăn để
có được lòng yêu của người con gái giờ là cô dâu mới của hắn Ngạc nhiên thay, tronggiờ phút sung sướng cực đỉnh ấy, cô dâu mới tiết lộ việc mình trót thất tiết với một gã trai
từ năm mười sáu tuổi, câu chuyện tình phụ vợ hắn kể cứ y như những chuyện trước đâyhắn đã làm với bao người Bao nhiêu trạng thái cảm xúc dồn dập ùa đến : khi đau đớn
tưởng đến “ngất đi”, lúc tưởng như “bị một nhát búa vào đầu”, khi “ngây người ra” tức
giận nhưng cuối cùng tỉnh ngộ khi nghĩ đến chuyện bạc tình của mình để mà tha thứ cho
vợ Mấy trang truyện ngắn ngủi nhưng đã khắc họa thật chi tiết và tài tình tâm lý của một
kẻ đểu giả đang chịu cảnh “gậy ông đập lưng ông” Bài học nhân quả ở đời được tác giảtái hiện lại thật sống động qua diễn biến tâm lý của nhân vật khiến người đọc vừa bất ngờvừa hả hê vì sự trừng phạt đích đáng dành cho kẻ xấu
Cũng nhớ về ngày xưa, cũng có những phút giây trăn trở dữ dội với thực tại bất
ngờ là trường hợp của Duyên không đi lại Truyện ngắn này cũng được Vũ Trọng Phụng
xây dựng từ diễn biến tâm lý của cô thầy bói khi gặp lại người tình phụ năm xưa Mườinăm mang mối hận tình, khởi đầu cho tâm trạng đặc biệt sắp xảy đến là sự hồi tưởng về
quãng đời của một thiếu nữ khuê các bị một gã trai “đến phá hoại mất mọi sự e lệ, ngây
Trang 15thơ” đến nỗi giờ đây “cái tương lai rực rỡ chỉ còn lại cái thân thể một cô thầy bói nghèo nàn, làm cái nghề báo phúc, báo họa cho đời mà chẳng đủ nuôi mình và nuôi con” Cô
bỗng “bủn rủn chân tay, lạnh toát cả người” khi nghe lại giọng nói năm xưa, xót xa bao nhiêu khi giờ đây “kẻ bạc tình nỡ đến hỏi mình về chuyện vợ con” Sau đó là sự “sung
sướng” vì được nhân cơ hội để báo thù khi dồn ép, tra tấn tâm lí người tình phụ bằng việc
dần hé lộ quá khứ xấu xa của y Nhưng khi nghe hắn tỏ ý muốn tìm lại mình và con, cô
thầy bói đã “lặng im, cảm động” Tiếp nối diễn biến câu chuyện là bao dằn xé : tha thứ
hay không tha thứ, cho cha con nhận nhau hay mãi mãi lặng im Cuối cùng, lòng tự trọng
đã thắng và cô đoạn tuyệt với người xưa bằng lời phán cả hai mẹ con mình đã chết từ lâucho người ấy khỏi kiếm tìm Như đã phân tích ở phần trên, nhân vật cô thầy bói khiến taxót thương và quí trọng – thương xót cho số phận hẩm hiu và quí trọng một nhân cách tốtđẹp Đi từ hận thù, oán giận đến mủi lòng và cuối cùng dứt khoát đoạn tuyệt ân tình, mộtkết thúc bất ngờ nhưng hợp lý cho cả quá trình diễn biến tâm lý phức tạp, đa dạng củanhân vật Truyện ngắn này có nhiều điều khiến ta phải ngạc nhiên : ngạc nhiên vì sự gặp
gỡ trùng hợp, ngạc nhiên trong cách cô ứng xử rõ ràng với người xưa nhưng hơn hết vẫn
là niềm tin cho nhân cách tốt đẹp của con người vẫn tồn tại trên cuộc đời vốn nhiều dốitrá, lọc lừa
Rửa hờn lại đưa ta sống cùng với những cảm xúc đối nghịch đến bất ngờ của nhân
vật thầy đội Chín Tư trong buổi sáng mùng một Tết Đang phơi phới trong bao nhiêu sự
tha thứ với ý nghĩ quyết chẳng đánh đập ai hôm nay, thầy Chín Tư thấy sao “cuộc đời lại
có thể tốt đẹp đến thế !”, nhân vật sống trong lâng lâng xúc cảm ngày Tết khi nhận thấy :
“Xác pháo trông đẹp, mùi thuốc pháo ngửi thơm Ai cũng có quần áo đẹp, ai cũng tươi cười Ăn mày chẳng cần lè nhè nhiều, phu xe không phải giở giọng vòi vĩnh”, với đứa trẻ
nghịch pháo ném trúng giữa lưng thầy, thầy “chỉ quay lại, mỉm cười tha thứ” Ấy thế
nhưng tất cả nhanh chóng bị xóa tan đi hết khi bác phải đánh vợ vì tội buôn bán trên hèphố làm mất mĩ quan đô thị Nén lòng, đau đớn để vụt roi vào vợ nhằm tránh cho vợ bịông xếp Tây làm lật úp thúng hàng và trừng trị, từ đó thầy Tư đổi hẳn thái độ Không còn
tử tế được nữa, thầy chua chát với nghề và nảy sinh ý định phải trừng trị mọi người cho