Cửa sổ khung vẽ (Drawing window)

Một phần của tài liệu Cabri (tiếng việt) (Trang 57)

Hình 13.2. Hộp thoại cửa sổ khung vẽ (Drawing window)

Hộp thoại này cho thấy toàn bộ 1 m2 giấy vẽ ảo. Hình chữ nhật chỉ phần được nhìn thấy trên màn hình, Ta có thể kéo hình chữ nhật nếu muốn thay đổi vùng làm việc trên bản vẽ. Nút “OK” để chuyển sang vùng làm việc vừa chọn. Nút “Cancel” để trở về vùng làm việc cũ.

Tự học Cabri Geometry II plus Trang 113

[Window]Close All đóng tất cả các tài liệu đang mở. Một hộp thoại xuất hiện chờ xác nhận đóng các tài liệu đã bị sửa đổi.

13.1.5. Ghi hình (Session)

[Session]Begin recording... F2 Chương trình sẽ hiện ra một bảng, hỏi bạn muốn ghi hình sau một khoảng thời gian n giây ấn định trước. Bạn nhớ đánh dấu kiểm vào hộp thoại rồi OK. Tiếp theo, một hộp thoại xuất hiện, đợi bạn nhập vào một chuỗi st. Sau khi nhấp Save, màn hình làm việc xuất hiện trở lại đợi bạn thao tác. Tuy nhiên, cứ sau mỗi n giây, chương trình sẽ tự động lưu lại bản vẽ lúc ấy vào tập tin st_i.fig trong thư mục st, trong đó i là một số nguyên, chỉ thứ tự của tập tin được lưu. Khi không muốn ghi nữa, bạn chọn

[Session]Stop recording.

[Session]Read a session... F4 hiển thị hộp thoại liệt kê các “cảnh” đã được thu. Ta chọn một tập nào đó. Sau đó chọn [Session]Previous F6 hoặc

[Session]Next F7 để chuyển sang “cảnh” trước hoặc sau đó.

[Session]Print... F5 hiện hộp thoại liệt kê các tập tin bản vẽ đã được thu, ta chọn tập tin bắt đầu “cảnh” muốn in, chọn máy in và OK, sau đó chọn số “cảnh” được in trên mỗi trang (1, 2, 8).

13.1.6. Trợ giúp (Help)

Trang 114 Toán C khóa 26 ĐHSP HCM

[Help]About Cabri Geometry II Plus... hiển thị hộp thoại giới thiệu về chương trình.

13.2. Thanh công cụ (Toolbar)

Ta hoàn toàn có thể tùy biến thanh công cụ (xem chương 12). Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu về thanh công cụ mặc định của Cabri Geometry.

Các dạng đối tượng khác nhau và các công cụ dùng để dựng chúng được trình bày trong chương 9. Các thuộc tính khác nhau và các công cụ dùng để thay đổi thuộc tính được trình bày chi tiết trong chương 11. Tuy nhiên, thứ tự trình bày ở hai chương ấy khác với thứ tự được nói đến ở đây.

Hình 13.1. Thanh công cụ (toolbar) mặc định của Cabri Geometry, và tên của các hộp công cụ khác nhau.

13.2.1. Tác động (Manipulation)

Tất cả các công cụ trong hộp công cụ này cho phép ta chọn một vùng hình chữ nhật (bằng cách kéo-thả chuột trên vùng vẽ trống) và chọn đối tượng. Ta nhấp chuột lên đối

Tự học Cabri Geometry II plus Trang 127

Ví dụ, khi kích hoạt [points]Point , thanh thuộc tính được cập nhật, hiện các thuộc tính mặc định của điểm (màu, kiểu, kích thước). Nếu chọn màu vẽ là màu xanh, tất cả các điểm được tạo sau đó đều có màu xanh.

Ta cũng có thể chọn đối tượng trong chế độ con trỏ (Pointer), và sau đó chọn một giá trị cho thuộc tính trên thanh thuộc tính. Giá trị này sẽ được gán cho đối tượng được chọn.

Ba nút đầu tiên, , , trên thanh thuộc tính liên kết với màu viền, màu tô và màu chữ. Màu hiện tại xuất hiện trên biểu tượng.

Các nút cho phép tăng/giảm cỡ chữ.

Các nút dùng để thay đổi kích thước điểm, và độ dày của đường cong/thẳng.

Các nút cho phép chọn kiểu đường (liền, chấm chấm, đứt khúc) cho đường cong/thẳng.

Các nút giúp ta chọn dạng biểu diễn điểm.

Các nút và cho chọn dạng kiểu

đánh dấu góc, đoạn thẳng, chẳng hạn như cách đánh dấu hai góc bằng nhau, hai đoạn thẳng bằng nhau...

Các nút xác định hình dáng đầu mút của “đường thẳng thông minh” (đường thẳng/tia nhưng được biểu diễn ở dạng ngắn gọn như đoạn thẳng thay vì kéo dài hết màn hình để hình vẽ trông đỡ rườm rà).

Các nút cho chọn dạng hệ quy chiếu (liên kết với lưới): Đề-các (Cartesian), hay tọa độ cực với góc tính bằng độ (degrees), radians, hay grades. (Ghi chú: 180 độ tương đương với 1 radian, hoặc là 200 grads – lời người dịch). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang 126 Toán C khóa 26 ĐHSP HCM

màu của đường thẳng, chữ và màu tô. Ta chọn màu trong bảng màu, sau đó chọn đối tượng cần thay đổi màu.

Công cụ [attributes]Thickness

[attributes]Line Style giúp thay đổi độ dày của đường thẳng, cung tròn, kích thước của điểm, cũng như kiểu đường thẳng (nét liền, đứt, chấm chấm).

Công cụ [attributes]Modify Appearance

dùng để chỉnh sửa các thuộc tính khác có trong bảng Modify Appearance (thay đổi diện mạo).

Công cụ [attributes]Show Axes (Hide Axes

) giúp ẩn/hiện hệ trục tọa độ mặc định của bản vẽ. Công cụ [attributes]New Axes dùng để tạo một hệ trục tọa độ mới. Ta cần chọn một điểm làm gốc, sau đó là điểm đơn vị trên mỗi trục.

Công cụ [attributes]Define Grid tạo mạng lưới cho một hệ trục. Ta cần chọn một tập các trục.

13.3. Thanh thuộc tính (Attributes bar)

Thanh thuộc tính nằm dọc bên trái của màn hình và có thể ẩn/hiện nhờ [Options]Show Attributes F9. Để mở một hộp nào đó trên thanh thuộc tính, bạn nhấp và giữ chuột tại biểu tượng tương ứng cho đến khi nó hiện ra.

Thanh thuộc tính có cách xử lý khác với hộp công cụ thuộc tính. Khi một công cụ được chọn để dựng một dạng đối tượng cụ thể nào đó (điểm, đường thẳng...), thanh thuộc tính được cập nhật để thấy các thuộc tính mặc định của dạng đối tượng này. Ta có thể chỉnh sửa chúng, và thay đổi tác động đến tất cả những đối tượng mới thuộc dạng này.

Tự học Cabri Geometry II plus Trang 115

tượng để chọn nó và nhấp chuột vào vùng trống để bỏ chọn. Đè Shift trong khi nhấp chuột (Shift-click) lên một đối tượng để thêm vào hoặc bỏ bớt nó khỏi danh sách những đối tượng đang được chọn. Đè Shift, nhấp và kéo chuột để đánh dấu một vùng hình vuông. Những đối tượng được chọn sẽ nhấp nháy.

Kéo và thả một đối tượng để di chuyển nó. Khi có thể, Cabri Geometry cho phép di chuyển điểm, cũng như các đối tượng khác được dựng từ nhiều điểm độc lập với nhau.

Công cụ [manipulation]Pointer cho phép di chuyển tịnh tiến một đối tượng.

Công cụ [manipulation]Rotate cho phép quay một đối tượng quanh tâm của nó (tâm được xác định tùy thuộc vào bản chất đối tượng).

Công cụ [manipulation]Enlarge (hay Dilation) cho phép phóng to/thu nhỏ một đối tượng với tâm vị tự là tâm của nó.

Công cụ [manipulation]Rotate and Enlarge

kết hợp giữa hai công cụ vị tự và quay ở trên.

13.2.2. Điểm (Point)

Để tạo một điểm mới độc lập, di chuyển được trên bản vẽ, ta dùng công cụ [points]Point . Nếu tùy chọn Implicit point được kích hoạt (mặc định), công cụ này còn cho phép dựng một điểm độc lập trên một đối tượng, hay một giao điểm của hai đối tượng, tùy theo vị trí nhấp chuột. Một dòng thông báo bên cạnh con trỏ cho ta biết điểm sẽ được dựng trên đối tượng nào...

Trang 116 Toán C khóa 26 ĐHSP HCM

Công cụ [points]Point on Object dùng để dựng một điểm độc lập trên đối tượng. Ta nhấp chuột lên đối tượng có sẵn để dựng điểm.

Công cụ [points]Intersection Point(s)

cho phép dựng tất cả các giao điểm của hai đối tượng được chỉ ra.

13.2.3. Đường thẳng (Lines)

Các công cụ trong hộp công cụ này chỉ cho phép dựng các đối tượng thẳng, nên ta đặt tên là “Đường thẳng” (Lines).

Công cụ [lines]Line dùng để dựng một đường thẳng. Cần phải chọn hai điểm hoặc một điểm và một hướng. Trong trường hợp sau, đường thẳng có thể thay đổi tự do đi qua điểm ban đầu. Hướng được cho bằng cách nhấp chuột vào một vùng trống. Nếu ta giữ phím Alt trong khi nhấp chuột thì một điểm thứ hai trên đường thẳng cũng sẽ được dựng.

Công cụ [lines]Segment để dựng một đoạn thẳng, cần phải chọn hai điểm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công cụ [lines]Ray dựng một tia xuất phát từ điểm ban đầu, cũng cần chọn hai điểm hoặc chỉ ra hướng cùng điểm gốc.

Công cụ [lines]Vector dựng một vectơ. Cần phải chọn hai điểm, điểm đầu là điểm gốc, điểm sau là điểm ngọn.

Công cụ [lines]Triangle dựng tam giác có ba đỉnh được chỉ ra. Ta cần phải chọn ba điểm.

Tự học Cabri Geometry II plus Trang 125

Các công cụ còn lại là những công cụ điều tra, dự đoán, đã được đề cập trong chương 10, gồm có:

[text and symbols]Fix/Free giúp cố định và thả một đối tượng độc lập.

[text and symbols]Trace On/Off để lựa chọn các đối tượng cần theo dõi dấu vết khi tác động lên hình.

[text and symbols]Animation [text and symbols]Multiple Animation cho phép các đối tượng khác nhau trong bản vẽ tự chuyển động.

13.2.11. Thuộc tính (Attributes)

Thuộc tính và các công cụ thay đổi thuộc tính đựơc trình bày chi tiết ở chương 11. Cách thức thay đổi thuộc tính của các đối tượng khá giống nhau: chọn một giá trị mới cho thuộc tính, sau đó lần lượt chọn các đối tượng cần thay đổi.

Công cụ [attributes]Hide/Show giúp cho ẩn/hiện một số đối tượng nào đó. Những đối tượng bị ẩn không được nhìn thấy cũng như in ra, giúùp đơn giản hóa các hình vẽ phức tạp.

Công cụ [attributes]Hide/Show Button

dùng để đặt một nút lên vùng vẽ giúp điều khiển việc hiển thị của một tập các đối tượng. Với công cụ này, ta tạo một nút mới bằng cách kéo-thả, hoặc chọn một nút có sẵn. Khi đó, tập hợp các đối tượng bị ẩn khi nhấn nút sẽ nhấp nháy và ta có thể thêm, bớt đối tượng trong tập này.

Công cụ [attributes]Colour , [attributes]Text Colour[attributes]Fill dùng để thay đổi

Trang 124 Toán C khóa 26 ĐHSP HCM

các đối tượng. Khi đã tạo bảng, số có thể đưa vào bảng, nhưng phải chọn. Sau đó, phím Tab dùng để nhập một dòng mới chứa giá trị số hiện thời. Một bản vẽ chỉ có thể chứa một bảng duy nhất.

13.2.10. Chữ và ký hiệu (Text and symbols)

Công cụ [text and symbols]Label dùng để đặt tên cho một đối tượng. Bất kỳ đối tượng nào, ngoại trừ các trục đều có thể đặt tên. Tên của đối tượng là một chuỗi gắn liền với đối tượng, và có thể di chuyển cùng với đối tượng.

Công cụ [text and symbols]Comments (hay

Text) dùng để nhập vào một chuỗi ở bất kỳ nơi đâu trên bản vẽ. Chữ, số... đều có thể nhập vào. Ta có thể thay đổi kích thước hình chữ nhật chứa chuỗi bằng cách để chuột ngay biên và kéo-thả khi công cụ này đang được kích hoạt.

Công cụ [text and symbols]Numerical Edit để nhập vào một số (có giá trị tính toán) ở bất kỳ nơi đâu trên bản vẽ.

Công cụ [text and symbols]Expression dùng để nhập vào một biểu thức ở bất kỳ nơi đâu trên vùng vẽ. Cú pháp của biểu thực không được kiểm tra cho đến khi nó được dùng bởi công cụ [measurement]Evalue an Expression

.

Công cụ [text and symbols]Mark Angle giúp đánh dấu một góc (thể hiện bằng một cung liền) tại đỉnh của một góc xác định bởi ba điểm, trong đó điểm thứ hai là đỉnh. Với góc vuông, có ký hiệu riêng. Độ lớn của cung đánh dấu có thể thay đổi dễ dàng bằng cách kéo-thả.

Tự học Cabri Geometry II plus Trang 117

Công cụ [lines]Polygon dựng một đa giác (đa giác Cabri, các điểm tạo thành một chu trình đóng). Một đa giác phải có ít nhất ba đỉnh, và số đỉnh nhiều nhất mà Cabri Geometry cho phép là 128. Ta cần chọn các đỉnh cần thiết. Để hoàn thành quá trình dựng, ta chọn lại điểm đầu tiên hoặc chọn điểm cuối cùng bằng cách nhấp đôi.

Công cụ [lines]Regular Polygon giúp dựng một đa giác đều, hay một ngôi sao. Ta cần chọn tâm của đa giác, đỉnh đầu tiên và số các cạnh của đa giác (hay nhánh của hình sao). Ta chọn số cạnh/nhánh bằng cách di chuyển chuột quanh tâm, con số sẽ thay đổi và ta nhấp chuột khi vừa ý. Số đỉnh tối đa cho phép là 30.

Ký hiệu { }n (hay n) chỉ việc dựng một đa giác đều, lồi có n cạnh, ví dụ {5} chỉ một ngũ giác đều.

Ký hiệu { , }n p (hay n/p) chỉ một ngôi sao n nhánh, có được nhờ nối hai đỉnh cách nhau p đỉnh của một đa giác đều n

cạnh. Ở đây, n p phải là số nguyên tố cùng nhau, để ngôi sao dùng hết n đỉnh. Ví dụ, ký hiệu {10,3} chỉ ngôi sao có được bằng cách nối các đỉnh 1, 4, 7, 10, 3, 6, 9, 2, 5 và 8 của một đa giác đều 10 cạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13.2.4. Đường cong (Curves)

Công cụ [curves]Circle dựng đường tròn. Ta cần chọn tâm và điểm trên đường tròn hoặc nhấp chuột vào một vùng trống sau khi chọn tâm.

Công cụ [curves]Arc dựng cung tròn, xác định bởi ba điểm: điểm thứ hai nằm trên cung và hai điểm còn lại là hai đầu mút.

Trang 118 Toán C khóa 26 ĐHSP HCM

Công cụ [curves]Conic dựng đường cônic đi qua 5 điểm phân biệt, trong đó không có quá 3 điểm nào thẳng hàng.

13.2.5. Dựng hình (Constructions)

Công cụ [constructions]Perpendicular Line

[constructions]Parallel line dựng đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc/song song với một đường thẳng đã cho. Ta cần chọn một điểm và một hướng, hướng xác định bởi: đường thẳng, tia, đoạn thẳng, vectơ, cạnh đa giác, trục.

Công cụ [constructions]Midpoint dựng điểm chính giữa hai điểm, hay trung điểm của một đoạn thẳng. Ta cần chọn hai điểm, hoặc một đoạn thẳng, hoặc một vectơ, hay cạnh của một đa giác.

Công cụ [constructions]Perpendicular Bisector

dựng đường thẳng cách đều hai điểm cho trước, hay đường trung trực của một đoạn thẳng. Ta cần chọn hai điểm, hoặc một đoạn thẳng, một vectơ, hay cạnh của đa giác.

Công cụ [construction]Angle Bisector dựng đường thẳng chia đôi góc (đường phân giác). Ta cần phải chọn 3 điểm A, B, C của góc ABCn đỉnh B.

Công cụ [constructions]Vector Sum dựng vectơ tổng của hai vectơ. Ta cần chọn hai vectơ và điểm gốc của vectơ tổng.

Công cụ [constructions]Compass dựng đường thẳng có tâm và bán kính cho trước.

- Nếu ba điểm A, B và I được chọn (theo thứ tự trên), ta thu được đường tròn tâm I bán kính AB.

Tự học Cabri Geometry II plus Trang 123

Công cụ [measurement]Slope cho biết độ nghiêng/hệ số góc (gradient) của một đường thẳng, tia, đoạn thẳng hay tia (so với phương nằm ngang). Kết quả (không có thứ nguyên) được xuất trên màn hình. Kết quả bằng vô tận (INF) nếu đối tượng có phương thẳng đứng.

Công cụ [measurement]Angle đo độ lớn của một góc xác định bởi 3 điểm (điểm thứ hai là đỉnh) hay một góc đã đánh dấu. Với một góc xác định bởi ba điểm A, I, B, ta thu được con số (không có dấu) chỉ độ lớn của góc tạo bởi hai vectơ JJGIA

và JJGIB

, nhận giá trị từ 0 đến 180 độ (hoặc trong đoạn [0, ]π ).

Công cụ [measurement]Equation and Coordinates cho phương trình của một đường thẳng, đường tròn, đường cônic, hay một quỹ tích theo dạng đã chọn trong hộp thoại ưu tiên (preferences), hoặc là tọa độ của một điểm... Nếu ta định nghĩa nhiều hệ trục tọa độ thì ta cần phải chọn một hệ trục tọa độ làm hệ quy chiếu.

Công cụ [measurement]Calculate mở cửa sổ tính toán.

Công cụ [measurement]Evalue an Expression

lượng giá một biểu thức. Ta cần phải chọn biểu thức, sau đó là một hay nhiều giá trị tùy theo số biến trong biểu thức. Kết quả hiển thị trên màn hình là giá trị của biểu thức tương ứng với giá trị của các biến. Nếu biểu thức là một hàm số theo biến x, công cụ này giúp vẽ đồ thị của hàm số: trước hết chọn biểu thức, sau đó chọn hệ trục tọa độ (một cách làm tương đương là dùng quỹ tích – lời người dịch).

Công cụ [measurement]Tabulate tạo một bảng các số được lấy từ bản vẽ, cho các cấu hình khác nhau của

Trang 122 Toán C khóa 26 ĐHSP HCM

Các tính chất được trình bày chi tiết trong chương 9. Công cụ [properties]Collinear? kiểm tra ba điểm được chọn có thẳng hàng hay không.

Công cụ [properties]Parallel?

[properties]Perpendicular? kiểm tra hai đối tượng được chọn có song song/vuông góc với nhau hay không. Các đối tượng có thể chọn lựa ở đây là: đường thẳng, tia, vectơ, cạnh đa giác, hay trục.

Công cụ [properties]Equidistant? kiểm tra hai điểm A và B có cách đều điểm O hay không. Ta cần chọn ba điểm O, A và B theo đúng thứ tự trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công cụ [properties]Member? kiểm tra một điểm có nằm trên đối tượng được chọn. Ta cần chọn một điểm và một đối tượng (không phải là điểm).

13.2.9. Đo lường (Measurement)

Công cụ [measurement]Distance and Length

đo độ dài của một đoạn thẳng, vectơ, hay khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng/đường tròn, hay khoảng cách giữa hai điểm. Ta còn có thể dùng nó để tìm

Một phần của tài liệu Cabri (tiếng việt) (Trang 57)