1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN Quản lí hoạt động tổ chuyên môn

11 1,4K 29
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 147,5 KB

Nội dung

SKKN: Quản hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS I Sông Đốc ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua Đảng , Nhà nước ta rất quan tâm chú ý đến sự phát triển của nghành giáo dục –Đào tạo. Đúng như nghị quyết Trung ương Đảng đã khẳng định “Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu” Giáo dục – Đào tạo là tiền đề cho sự phát triển.Ngành giáo dục cũng đề ra nhiều quyết sách quan trọng nhằm thực hiện tốt nghị quyết của trung ương Đảng đề ra. Đặc biệt là đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm nâng cao chất lượng, làm chuyển biến và thay đổi nhận thức trong dạy và học. Tuy nhiên trong thời gian đã qua chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh còn nhiều hạn chế bất cập chưa đáp ứng đầy đủ kịp thời theo yêu cầu của sự đổi mới và sự phát triển mà thực tiễn đặt ra. Để đáp ứng theo quan điểm đổi mới chương trình sách giáo khoa hiện nay, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong việc tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức mới. Muốn vậy làm sao phải làm thay đổi nhận thức từ đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy, làm được điều này có rất nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trong đó việc tổ chức, quản chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn; công tác bồi dưỡng về nhận thức và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBGV trong nhà trường phổ thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì đây là đội ngũ có ảnh hưởng lớn trực tiếp và có tính chất quyết định đến chất lượng giảng dạy và học tập của Giáo viên và Học sinh. Qua thực tiễn nhiều năm công tác ở trường THPT Sông Đốc trước đây, trường THCS I Sông Đốc hiện nay và qua tìm hiểu tôi nhận thấy phần lớn hoạt động tổ chuyên môn trong trường phổ thông hiện nay nặng về hình thức thủ tục hành chính, do đó chưa phát huy tính tích cực tự giác ngay từ đội ngũ người làm công tác dạy. Ngay sau khi được bổ nhiệm làm công tác quản và được Hiệu trưởng nhà trường phân công phụ trách công tác chuyên môn .Với kinh nghiệm đã qua của bản thân, rút kinh nghiệm từ thực tiễn và đồng nghiệp tôi mạnh dạn đề xuất và áp dụng “Một số kinh nghiệm trong công tác quản hoạt động tổ chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS I Sông Đốc ” năm học 2007-2008 và 2008- 2009 như sau. GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ I/ CÔNG TÁC QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN 1.Biên chế tổ chuyên môn Chất lượng đội ngũ tổ chuyên môn có ảnh hưởng rất lớn đến công tác dạy và học. Vì vậy biên chế tổ chuyên là công việc rất quan trọng, do đó khi sắp xếp biên chế 1 SKKN: Quản hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS I Sông Đốc tổ chuyên môn cần chú ý dựa vào tình hình thực tế của nhà trường, dựa vào chuyên môn của đội ngũ giáo viên để thuận lợi cho việc sinh hoạt chuyên môn. Phân công đội ngũ làm nhiệm vụ Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn cần chú ý năng lực và uy tín trước tập thể và đặc thù từng bộ môn. Đối với trường THCS I Sông Đốc từ năm học 2006 – 2007 đến năm học 2008- 2009 số giáo viên dao động từ 68 đến 74 giáo viên và được biên chế thành 06 tổ chuyên môn: Tổ Văn-sử - GDCD, tổ Sinh-Hóa-Địa, tổ Toán; tổ Lí-Tin-Công nghệ, tổ Năng khiếu (TD-MT-AN), tổ Tiếng Anh; các tổ số giáo viên từ 8 đến 13 giáo viên (trừ tổ Văn – Sử - GDCD có 20 giáo viên và được bố trí 02 tổ phó phụ trách từng môn). Để đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như khả năng quản chỉ đạo của tổ trưởng chuyên môn thì ngoài việc đánh giá của Hiệu trưởng còn được lấy ý kiến của tập thể tổ vào cuối mỗi năm học thông qua bỏ phiếu tín nhiệm. Đây là cơ sở giúp Hiệu trưởng đánh giá sát thực và khách quan hơn, đồng thời đây cũng là động lực để đội ngũ tổ trưởng phấn đấu cũng như điều hành hoạt động tổ được tốt hơn. 2.Xây dựng quy chế hoạt động cho tổ chuyên môn Việc xây dựng quy chế hoạt động cho tổ chuyên môn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, điều quan trọng là xây dựng quy chế cho phù hợp sẽ nâng cao tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm của đội ngũ nói chung và của từng thành viên nói riêng. Tuy nhiên muốn thực hiện được điều này thì quy chế không phải do một ai soạn ra mà cần có sự xây dựng đóng góp của tập thể và sát thực. Vì vây ngay từ đầu năm học lãnh đạo trường chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn cùng tập thể tổ bàn bạc xây dựng quy chế hoạt động chuyên môn cho phù hợp với đặc trưng của từng tổ. Khi đã tự đóng góp xây dựng nên thì từng thành viên tự giác thực hiện với cả tinh thần và trách nhiệm. 3. Lập kế hoạch hoạt động cho tuần, tháng Mỗi tháng theo định mức mỗi tổ sinh hoạt chuyên môn 02 lần. Gọi là sinh hoạt chuyên môn nhưng thực tế phần lớn là họp triển khai kế hoạch, nhận xét đánh giá của tổ trưởng, giáo viên góp ý kiến chung chung và xếp thi đua. . ., còn thời gian sinh hoạt chuyên môn rất hạn chế. Nhằm có nhiều thời gian cho sinh hoạt, thảo luận chuyên môn, các nội dung khác như: Kế hoạch tuần, tháng và các nội dung khác mang tính hành chính thì thông báo công khai ở văn phòng trường vào cuối tuần trước để giáo viên tiện theo dõi thực hiện (vì phần lớn nội dung này thực hiện theo kế hoạch chung của trường theo chủ điểm đã định sẵn ngay từ đầu năm học và học kì, tháng) Trên cơ sở kế hoạch hoạt động chung của trường, các đoàn thể, ngay từ đầu năm học tập thể tổ cũng cần xây dựng kế hoạch cho phù hợp với tổ. 2 SKKN: Quản hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS I Sông Đốc Kế hoạch năm, học kì, tháng cần định hình được các công việc chính trọng tâm thực hiện trong từng thời điểm, từng tháng và học kì. Kế hoạch tuần cụ thể hóa các công việc với đối tượng thực hiện trong thời gian cụ thể, 4.Phân công chuyên môn Từ đầu năm học người tổ trưởng bằng nhiều kênh thông tin khác nhau phải nắm lại được năng lực chuyên môn, sở trường, hoàn cảnh của từng thành viên trong tổ. Trình với lãnh đạo trường bản dự kiến phân công chuyên môn cho từng giáo viên phụ trách giảng dạy môn/lớp. Khi có ý kiến của lãnh đạo trường thì đưa dự kiến này ra bàn bạc trao đổi trước tập thể tổ để giáo viên trong tổ đóng góp và bày tỏ nguyện vọng tâm tư của bản thân, từ đó có điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của tổ và sắp xếp hợp hơn. Qua đó tạo được sự đồng thuận và tạo được sự nhất trí cao, phát huy dân chủ trong trường, khơi dậy đoàn kết nhân ái, nâng cao tinh thần phấn khởi tự tin của giáo viên khi tiếp nhận nhiệm vụ. Khi được phân công đúng năng lực sở trường tạo được sự phấn khởi thì chắc chắn chất lượng hiệu quả giảng dạy và công tác sẽ cao hơn theo sự phân công áp đặt của tổ trưởng và của lãnh đạo. Phân công chuyên môn cũng cần lưu ý một môn/khối ít nhất có từ 02 giáo viên phụ trách giảng dạy trở lên để tạo điều kiện cho họ trao đổi chuyên môn với nhau và ra đề kểm tra đánh giá chất lượng học sinh được thuận lợi hơn. 4.Tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kì. Để buổi sinh hoạt chuyên môn hiệu quả thiết thực thì mỗi giáo viên cần phải nghiên cứu bài thuộc môn mình phụ trách trước 02 tuần. Vì mỗi tháng chỉ sinh hoạt 02 lần vào cuối tuần 2 và tuần 4 hàng tháng như đã nêu ở trên. Trong quá trình nghiên cứu cần tìm hiểu kĩ và ghi chép những vấn đề nào mà nhận thấy khi tiến hành giảng dạy có thể gặp khó khăn mà bản thân mỗi giáo viên không thể tự giải quyết được hoàn chỉnh để đưa ra thảo luận và tìm hướng giải quyết cho phù hợp. Khi thảo luận Tổ trưởng phân công theo nhóm; các giáo viên phụ trách bộ môn/khối cùng một nhóm. Trong thảo luận giáo viên cần trao đổi với nhau cho từng bài cụ thể cần sử dụng phương pháp gì và cần làm những đồ dùng giảng dạy nào cho phù hợp, đồng thời hướng khai thác chúng như thế nào. Làm tốt vấn đề trên giáo viên tự tin hơn khi lên lớp từ đó kích thích tinh thần sáng tạo hứng thú của giáo viên và học sinh. Có thể nói thực hiện công việc trên là “Thực hiện góp ý xây dựng giáo án trước khi lên lớp. Mà đã góp ý xây dựng giáo án trước giờ lên lớp thì hiệu quả giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh sẽ cao hơn nhiều, vì cơ bản đã cùng nhau định hướng tiến trình và nội dung cho tiết dạy. 3 SKKN: Quản hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS I Sông Đốc Sau thảo luận chuyên môn thì tổ trưởng đánh giá nhận xét buổi sinh hoạt và lên lịch dự giờ cho tuần tới. Làm như vậy thì giáo viên sẽ cố gắng và tích cực trao đổi hơn trong những buổi sinh hoạt tiếp theo. 5.Dự giờ thăm lớp Mỗi giáo viên phải được dự giờ tối thiểu 04 tiết/học kì. Trong đó có 02 tiết lên kế hoạch công khai, còn 02 tiết dự giờ đột xuất. Làm như vậy nới tạo được sự tích cực nghiên cứu bài trước khi sinh hoạt chuyên môn và thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn như đã nêu ở mục 4. Giáo viên đi dự giờ theo sự phân công của tổ trưởng. Giáo viên được phân công đi dự giờ thường là giáo viên phụ trách giảng dạy bộ môn cùng khối hoặc có cùng chuyên môn. Sở dĩ tổ trưởng phải phân công giáo viên đi dự giờ vì mỗi giáo viên đi dự theo định mức tối thiểu 02 tiết/ tháng, nếu không phân công sẽ có thể sảy ra trường hợp có giờ được nhiều người dự, có giờ ít người dự, thậm chí có giờ chỉ có người lên lịch dự. Do đó việc đánh giá xếp loại giờ dạy có thể thiếu khách quan công bằng. Đối với 01 tiết dự giờ thì tổ phân công một giáo viên có năng lực chịu trách nhiệm chính trong việc ghi biên bản góp ý xếp loại tiết dạy cũng như việc đánh giá xếp loại (nhưng tránh đối đầu). Sau dự giờ giáo viên đi dự chỉ việc nhận xét đánh giá xếp loại giờ dạy và rút kinh nghiệm, còn việc góp ý phục vụ cho tiết dạy sau không nhiều (vì điều này đã được đóng góp trước trong sinh hoạt chuyên môn như đã nêu ở trên). Kết quả dự giờ được công bố công khai ngay trên bảng của tổ ở phòng Hội đồng sư phạm nhà trường, qua đó tạo nên tinh thần thi đua tích cực và chuẩn bị bài tốt hơn cho sinh hoạt chuyên môn cũng như trước khi lên lớp. 6.Ra đề kiểm tra đánh giá và việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh Việc ra đề kiểm tra thường xuyên và định kì cũng cần được thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn để thống nhất những nội dung ôn tập và nội dung kiểm tra cơ bản nhất. Đề kiểm tra hiện nay phải đảm bảo 02 phần: Trắc nghiệm khách quan và tự luận. Do đó nếu mỗi bài kiểm tra mỗi giáo viên chỉ ra 01 đề chung cho nhiều lớp thì việc kiểm tra đánh giá có thể thiếu khách quan chính xác đối với học sinh. Vì kiểm tra trắc nghiệm học sinh rất dễ quay cóp nhìn bài nhau nếu chỉ có 01 đề chung cho cả lớp. Nhưng nếu mỗi giáo viên phải ra nhiều đề cùng một lúc thì mất nhiều thời gian và chất lượng của đề có thể có nhiều hạn chế. Do đó một bài kiểm tra phải có một bộ đề gồm ít nhất từ hai đề trở lên. Vì vậy môn/khối có từ 3 giáo viên dạy thì mỗi giáo viên ra 1 đề, môn có từ 1 đến 2 giáo viên phụ trách thì mỗi giáo viên ra từ 02 đề để gộp lại thành bộ đề kiểm tra chung cho cả khối (làm như vây qua nhiều năm sẽ có ngân hàng đề thì việc lựa chọn đề kiểm tra sẽ dễ dàng hơn). 4 SKKN: Quản hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS I Sông Đốc Năm học 2008-2009 trường tổ chức lấy ý kiến trước tập thể giáo viên thống nhất thực hiện đề kiểm tra thì phô phần trắc nghiệm và phát cho học sinh làm bài trước với thời gian nhất định thì thu bài, sau đó mới cho các em làm phần tự luận được giáo viên ghi lên bảng, với cách làm đó thấy hiệu quả đánh giá học sinh rất tốt, học sinh ít có cơ hội quay cóp bài, giờ kiểm tra giáo viên ít phải làm việc hơn. Làm như thế kết quả học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên chính xác và khách quan hơn, đồng thời tạo được tinh thần sáng tạo đôc lập tự chủ của giáo viên và học sinh. * Một số điểm cần lưu ý về đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh: - Đổi mới về mục đích đánh giá: +Tập trung vào việc hình thành năng lực tự chủ và tính quyết đoán của học sinh, do đó mục đích đánh giá không chỉ nhằm vào đánh giá kiến thức mà cần chú ý hơn vào đánh giá kỹ năng, tư duy, sáng tạo. - Đổi mới nội dung đánh giá: + Chú ý hơn nội dung thực hành của học sinh, nhất là kỹ năng vận dụng kiến thức, kỹ năng thực hành, thí nghiệm của học sinh. + Việc đánh giá nội dung thực hành cần phải tiến hành đồng bộ với phần lý thuyết, chú ý kiểm tra học sinh tự làm thực hành, thí nghiệm. + Chú ý đánh giá khả năng tìm tòi, khai thác thông tin, xử lý và áp dụng thông tin, năng lực tư duy sáng tạo. - Đổi mới hình thức đánh giá: + Kiểm tra viết, nói, sử dụng phiếu hỏi, bài tập theo chủ đề. + Kết hợp kiểm tra đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh, đánh giá đầu giờ để kiểm tra bài cũ và đánh giá hoạt động của học sinh trong giờ học để xây dựng kiến thức mới. Không nhất thiết phải kiểm tra đầu giờ mà có thể kiểm tra đánh giá trong khi xây dựng kiến thức mới. + Đảm bảo kết hợp sử dụng kênh chữ, kênh hình trong đánh giá theo một tỷ lệ thích hợp. - Đổi mới công cụ đánh giá: Bộ công cụ đánh giá cần được xây dựng đa dạng gồm bài trắc nghiệm khách quan, bài tập tự luận, kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận, bài tập nghiên cứu nhỏ . để có thể vừa đánh giá được mức độ lĩnh hội tri thức, vừa đánh giá được kỹ năng vận dụng, kỹ năng thực hành, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. *Tóm lại: Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải đảm bảo các yêu cầu: + Đảm bảo mối liên hệ ngược trong quá trình giảng dạy bộ môn, giúp giáo viên, học sinh kịp thời điều chỉnh và hướng vào mục tiêu đào tạo. + Có tác dụng củng cố đào sâu, hệ thống hoá kiến thức cho học sinh. 5 SKKN: Quản hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS I Sông Đốc + Nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập phải dựa trên mục tiêu cụ thể của bộ môn, đảm bảo kiểm tra toàn diện về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ, chú ý đến tính phổ thông đại trà và tính phân loại. II/ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN 1. Bồi dưỡng về nhận thức cho đội ngũ : Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào tập thể sư phạm, yếu tố con người đóng vai trò quyết định mà các văn kiện của Đảng & nhà nước đã nêu rõ trong chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban bí thư TW Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản giáo dục. Người thầy cần giỏi về chuyên môn đồng thời lại phải tốt về nhân cách mới thực hiện hoàn hảo nhiệm vụ của mình, thực sự là những “ Kĩ sư tâm hồn “. Mặt khác, nhận thức của đội ngũ cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Mọi suy nghĩ đều có thể dẫn đến hành động, do đó nếu nhận thức đúng về nghề nghiệp cũng như vai trò vị trí của nhà giáo trước yêu cầu đổi mới của ngành và của đất nước thì mới có thể góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Bản thân người quản cũng không chủ quan hài lòng về những gì đã đạt được, luôn đặt ra những yêu cầu cao hơn cho CB-GV-CNV. Luôn tìm cách tác động vào đội ngũ như đưa ra nhiều đợt thi đua theo chủ đề kết hợp với các ngày lễ truyền thống của ngành, phát động những phong trào hỗ trợ chuyên môn thật phù hợp với điều kiện của đơn vị. Ví dụ : Trong tuần lễ thi đua thì chào mừng ngày 20/11, hàng năm phần chuyên môn đặt cao hơn những mục khác như mỗi GV đăng ký 2 tiết dạy tốt và dự giờ 4 tiết; tổ chức thi đua “ Hai tốt” ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, phong trào đăng ký thi GV dạy giỏi cấp trường, cấp huyện và tỉnh hàng năm đều tăng, đó vừa là động lực vừa là điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ. Nếu đạt được thành tích về từng mặt đều được khen thưởng. Nói chung tùy theo tình hình đội ngũ mà đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ, nếu đội ngũ ổn định còn yếu chuyên môn thì tăng yêu cầu phần chuyên môn và ngược lại đội ngũ thường xuyên vi phạm kỉ luật thì xoáy vào phần chính trị tư tưởng & việc thực hiện qui chế chuyên môn,….Thay đổi hình thức thi đua : kết hợp xét thi đua theo tổ với các phong trào chung của nhà trường . Trong cách quản đối với đội ngũ tri thức cũng lưu ý: Góp ý xây dựng cho mọi người hơn là ghi nhận những sai sót họ đã làm. Và đặc biệt hạn chế nêu những khuyết điểm cá nhân không đáng ra tập thể sư phạm, điều đó dễ gây sự xúc phạm, bất mãn và họ cảm thấy thiếu sự tôn trọng. Tóm lại ngoài công tác giáo dục về nhận thức chính trị tư tưởng, truyền thống dân tộc, … người quản phải biết khơi dậy ở mỗi con người lòng tự trọng, ước muốn phát triển và xác định hướng đi phù hợp. 2. Bồi dưỡng về công tác chuyên môn : 6 SKKN: Quản hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS I Sông Đốc Qua công tác tại trường , tôi nhận thấy việc xây dựng đơn vị đi lên là trước hết cần tập trung nỗ lực vào công tác chuyên môn. Tìm ra vấn đề để giải quyết yếu kém về chất lượng giảng dạy, để từ đó mỗi cá nhân từng bước nâng cao uy tín với tập thể, với Phụ huynh Học sinh và uy tín với địa phương, với ngành. Trước hết phải ổn định công tác nhân sự theo nguyên tắc quản như sắp xếp lớp học, bố trí nhận sự trong các nhóm chuyên môn phải có trẻ có già & có người giàu kinh nghiệm bên cạnh người ít kinh nhiệm, phân công đội ngũ phù hợp sở trường và năng lực của mỗi người. Ví dụ: ưu tiên lớp cuối cấp và đầu cấp học bố trí giáo viên có năng lực và điều kiện về thời gian để dạy lớp này.Việc bố trí GV cũng cần phải lưu ý phân công số tiết cho đồng đều, không để người thừa, người thiếu, dẫn đến tình trạng nghi ngờ về sự công bằng trong tập thể. Đặt ra những yêu cầu đối với Giáo viên và Học sinh: Giáo viên phải thay đổi cách dạy cũ, học sinh phải có kỉ luật thì mới dạy tốt & học tốt “Thầy ra thầy- trò ra trò”. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa các họat động dạy học, khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo, dạy học tập trung vào học sinh tạo điều kiện cá thể hóa người học để phát triển mọi năng lực của học sinh, tổ chức hướng dẫn học sinh học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình tự tin và có niềm vui trong lao động học tập chủ động sáng tạo. Ngoài ra phải chú trọng tạo điều kiện cho CB-GV- CNV học nâng chuẩn trình độ để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nhận thức cho đội ngũ. Đến thời điểm hiện tại trường có 100% CBGV đạt chuẩn về trình độ sư phạm, 22/74 ( 29,7 %) giáo viên vượt chuẩn, hiện còn 25 giáo viên đang theo học các lớp Đại học từ xa và tại chức. Việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ thường được đặt ra trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Nói tóm lại, tùy theo tình hình đội ngũ để đặt ra những vấn đề cho đội ngũ suy nghĩ, tìm tòi, những yêu cầu cần chú ý bồi dưỡng là công tác chính trị tư tưởng và những quy định, quy chế mới của ngành 3.Bồi dưỡng và triển khai việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Trong những năm qua ngành Công nghệ thông tin ở nước ta phát triển rất mạnh và có nhiều ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống và nhiều ngành khoa học khác trong đó có ngành giáo dục mà đặc biệt là trong giảng dạy và học tập của học sinh. Trước yêu cầu của đổi mới, nhằm đáp ứng mục tiêu của Đảng Nhà nước ta về Giáo dục đào tạo. Bản thân tôi và ban lãnh đạo trường cùng tập thể giáo viên nhà trường nhận thức rất sâu sắc vấn đề “muốn nâng cao chất lượng dạy và học, trong giảng dạy phát huy tính tích cực, lấy học sinh làm trung tâm” thì cần phải ứng công nghệ thông tin trong giảng dạy. 7 SKKN: Quản hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS I Sông Đốc Từ năm học 2007 – 2008 trường đã có kế hoạch triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.Trước tiên là nối mạng internet để tiện cho giáo viên truy cập và khai thác thông tin đồng thời phát động phong trào sử dụng bài giảng điện tử với máy chiếu đa năng trong giảng dạy với từng bước đi cụ thể: Bước đầu là tổ chức thao giảng và chuyên đề; qua đó giáo viên thấy được hiệu quả và tiện ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đồng thời tạo nên sự say mê yêu thích phương pháp dạy mới. Tiếp theo là trường tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên tự học và học lẫn nhau, những người biết trước thì chỉ cho người chưa biết thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn.Tuy nhiên sự nhận thức ở một số thầy cô cũng còn hạn chế, hơn nữa cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn. Đặc biệt năm học 2008-2009 thực hiện chủ trương của Bộ giáo dục – Đào tạo với chủ đề năm học“Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và triển khai xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Chủ trương trên như làn gió mới đến toàn ngành giáo dục nói chung và trường THCS I Sông Đốc nói riêng và đã tạo cho trường động lực mới. Lãnh đạo trường tham mưu với Phòng Giáo dục – Đào tạo hỗ trợ 01 máy chiếu đa năng và được Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ thêm kinh phí. Từ đầu năm học 2008-2009 trường hỗ trợ tiền học phí cho toàn bộ tổ trưởng, tổ phó đi học phương pháp soạn giáo án điện tử, sau đó về hướng dẫn lại cho các thành viên trong tổ cùng thực hiện. Cùng với biện pháp trên trường phát động một học kì mỗi tổ chuyên môn tối thiểu có 10 tiết dạy sử dụng bài giảng điện tử và xem đây là một tiêu chí thi đua giữa các tổ và các cá nhân. Với khẩu hiệu “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Cho tới thời điểm hiện tại trường có khoảng 40 % giáo viên sử dụng thành thạo máy tính để soạn giáo án điện tử và giảng dạy trên lớp với bài giảng điện tử. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin đã khơi dậy tinh thần tự học tự sáng tạo của đội ngũ giáo viên và học sinh. Năm học 2008 – 2009 ngoài việc thực hiện trong thao giảng, chuyên đề còn được giáo viên sử dụng lên lớp thường xuyên hơn và có hiệu quả rất tốt. Trong các hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp nhiều giáo viên trong trường sử dụng bài giảng điện tử đạt kết quả và được ban tổ chức hội thi đánh giá cao. Tuy nhiên do điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất, phòng học thiếu thốn lại chưa đủ chuẩn nên việc ứng dụng cũng còn hạn chế. Trường đã có kế hoạch cho năm tới tạo điều kiện có riêng một phòng học riêng để giảng dạy sử dụng máy chiếu với bài giảng điện tử thì hiệu quả mới cao hơn. 4.Công tác viết, tổng kết, đánh giá và phổ biến áp dụng kết quả sáng kiến kinh nghiệm a. Công tác viết, tổng kết đánh giá SKKN Hàng năm trường đều phát động phong trào viết và tổng kết SKKN trong toàn thể CB-GV-NV, xem đây là một tiêu chí để xét thi đua cuối mỗi năm học. Bằng 8 SKKN: Quản hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS I Sông Đốc phong trào này tạo được phong trào thi đua sôi nổi trong đội ngũ, nhiều giáo viên có nhiều sáng kiến kinh nghiệm tốt áp dụng trong quá trình công tác được tổng kết lại một cách khoa học. Sau khi giáo viên hoàn thành thì Hội đồng khoa học trường tổ chức chấm đánh giá SKKN • Một số số liệu về kết quả viết SKKN: Năm học Cấp trường Cấp huyện Cấp tỉnh Ghi chú TS Xếp loại TS Xếp loại TS Xếp loại Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB 2006-2007 28 0 17 11 7 0 6 1 0 0 0 0 2007-2008 43 2 26 15 9 1 8 1 6 0 6 1 2008-2009 *Năm học 2008-2009 tính đến thời điểm 30 tháng 3 năm 2009 b. Công tác phổ biến áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Khi tổ chức đánh giá SKKN xong thì trường tổ chức phổ biến SKKN được xếp loại Khá và Tốt đến toàn thể đội ngũ giáo viên trong trường bằng nhiều hình thức như sau: Tất cả các SKKN được xếp loại Khá và Tốt đều được nhập vào thư viện để nhân viên thư viện tổ chức giới thiệu SKKN đến toàn thể CB-GV để giáo viên có thể tìm đọc tham khảo, vận dụng vào giảng dạy và công tác. Đối với những SKKN có tính đặc thù bộ môn thì tổ chức phổ biến giới thiệu thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, đồng thời để tập thể đóng góp thêm làm cho bản SKKN đó thêm phong phú và hoàn thiện hơn, xem đây là như một chuyên đề mà tổ cùng thực hiện và vận dụng. Làm như trên thì mỗi SKKN được triển khai và vận dụng một cách tự nhiên và hiệu quả hơn. Bằng cách làm trên mà đội ngũ giáo viên có thêm những kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác từ đó góp phần làm tăng thêm hiệu quả giáo dục của trường. * Bên cạnh một số biện pháp cơ bản nêu trên tổ chuyên môn cũng thường xuyên tổ chức chuyên đề. Mỗi tháng chon một chuyên đề cho giáo viên có nhiều kinh nghiệm xây dựng, sau đó đem trình bày trước tổ để tập thể đòng góp và trao đổi với nhau. Chú ý khi chọn chuyên đề nên chọn phần nội dung thuộc kiến thức cơ bản trọng tâm có ý nghĩa thiết thực. Tổ cũng cần kết hợp tốt với các đoàn thể trong trường tổ chức các phong trào thi đua, thể dục thể thao . . .Từ đó tạo động lực đoàn kết nhân ái và phấn khởi trong đội ngũ giúp họ vui vẻ và công tác tốt. 9 SKKN: Quản hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS I Sông Đốc KẾT LUẬN Trên đây là một số biện pháp, kinh nghiệm mà bản thân đã rút ra trong quá trình công tác, tham khảo một số tài liệu trên mạng internet và trao đổi với các đồng nghiệp gần xa. Đã được triển khai thực hiện trong công tác quản chỉ đạo chuyên môn ở trường THCS I Sông Đốc trong năm học 2007 – 2008 và năm học 2008- 2009 thấy hiệu quả rõ rệt và thiết thực. • Một số số liệu : Kết quả xếp loại chuyên môn nghiệp vụ sư phạm (thông qua thanh, kiểm tra giáo viên). Năm học TS giáo viên được thanh, KT Kết quả Ghi chú Giỏi Khá Trung bình SL % SL % SL % 2006-2007 62 26 41,9 35 56,5 01 1,6 2007-2008 74 42 56.8 31 41,8 01 1,4 2008-2009 • Năm học 2008-2009 đến thời điểm 30/3/2009 Kết quả thi giáo viên dạy giỏi các cấp Năm học Thi cấp trường Thi cấp huyện Thi cấp tỉnh Ghi chú TS gv dự thi Kết quả TS gv dự thi Kết quả TS gv dự thi Kết quả SL % SL % SL % 2006-2007 32 21 65,6 9 2 22,2 2 0 0 2007-2008 40 28 70,0 8 3 37,5 2 2 100 2008-2009 41 32 78,1 9 4 44,4 3 Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục Năm học Kết quả xếp loại hạnh kiểm(%) Kết quả xếp loại học lực(%) Ghi chú Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém 2006-2007 60,7 26,9 12,4 0 4,5 24,8 52,0 16,5 2,2 2007-2008 62,5 27,9 9,6 0 6,5 23,4 55,4 13,0 1,7 Kết quả thi học sinh giỏi các cấp Năm học Thi cấp trường Thi cấp huyện Thi cấp tỉnh Ghi TS hs Kết quả TS hs Kết quả TS hs Kết quả 10 [...].. .SKKN: Quản hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS I Sông Đốc 2006-2007 2007-2008 2008-2009 dự thi 48 46 48 SL 25 28 30 % 52,1 60,9 62,5 dự thi SL 14 4 16 6 15 7 % 28,6 37,5 46,7 dự thi SL 5 1 8 2 9 4 % chú 20,0 25,0 44,4 Tuy nhiên để vận dụng tốt kinh nghiệm trên thì có rất nhiều vần đề cần quan tâm, trong đó sự nhận thức và tâm huyết của người quản lí, người giáo viên rất... khơi dậy tinh thần đoàn kết, nhiệt tình trong trong đội ngũ và phải có kế hoạch lâu dài trong công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên để nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ Phải từng bước triển khai và thực hiện tốt cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp”... thiện, học sinh tích cực”, đồng thời phải đẩy mạnh việc “ứng dụng CNTT trong dạy và học” Đối với người giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về nghề dạy học, không ngừng tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phải luôn là tấm gương sáng để học sinh noi theo về “Đạo đức tác phong, tinh thần tự học và sáng tạo” Thiết nghĩ nếu được sự đóng góp của quý đồng nghiệp gần xa và được triển khai nhân . GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ I/ CÔNG TÁC QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN 1.Biên chế tổ chuyên môn Chất lượng đội ngũ tổ chuyên môn có ảnh hưởng rất lớn đến. chế tổ chuyên là công việc rất quan trọng, do đó khi sắp xếp biên chế 1 SKKN: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS I Sông Đốc tổ chuyên môn cần

Ngày đăng: 05/08/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w