1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá tác dụng của bài thuốc tam tỳ thang kết hợp điện châm điều trị đau dây thần kinh hông to do thoái hóa cột sống thắt lưng

117 344 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

BÙI QUỐC KHÁNH ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC “TAM TÝ THANG” KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM ĐIỀU TRỊ ĐAU DÂY THẦN KINH HÔNG TO DO THOÁI HOÁ CỘT SỐNG THẮT LƢNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Trang 1

BÙI QUỐC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC “TAM TÝ

THANG” KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM ĐIỀU TRỊ ĐAU DÂY THẦN

KINH HÔNG TO DO THOÁI HOÁ CỘT SỐNG THẮT LƢNG

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Thái Bình - 2017

Trang 2

BÙI QUỐC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC “TAM TÝ

THANG” KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM ĐIỀU TRỊ ĐAU DÂY THẦN

KINH HÔNG TO DO THOÁI HOÁ CỘT SỐNG THẮT LƯNG

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

CHUYÊN NGÀNH : Y HỌC CỔ TRUYỀN

MÃ SỐ : CK 62 72 60 01

Hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Nhược Kim

BSCKII Lê Văn Tuệ

Thái Bình - 2017

Trang 3

Nhân dịp hoàn thành khoá học và hoàn tất bản luận văn này tôi xin bày

tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:

Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Y học cổ truyền và các khoa, phòng, bộ môn trường đại học Y Dược Thái Bình đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chương trình học tập

GS.TS Nguyễn Nhược Kim nguyên Trưởng khoa Y học cổ truyền trường Đại học Y Hà Nội, BSCKII Lê Văn Tuệ nguyên Trưởng Bộ môn Y học

cổ truyền trường Đại học Y Dược Thái Bình - Là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và chỉ bảo tận tình, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này

Tiến sĩ Đỗ Quốc Hương - Trưởng khoa Y học cổ truyền, Tiến sĩ Dương Huy Hoàng - Trưởng Bộ môn Thần kinh trường đại học Y Dược Thái Bình -

Là những người thầy luôn ân cần chỉ bảo, quan tâm, đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và trân trọng cảm ơn đến Đảng uỷ, Ban giám đốc và các khoa phòng cùng toàn thể cán bộ Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình, các anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp, cùng gia đình đã động viên, chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn tất bản luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Bùi Quốc Khánh

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác

Thái Bình, tháng 10 năm 2017

Tác giả

Bùi Quốc Khánh

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Tình hình mắc bệnh đau thần kinh hông to trên thế giới và Việt Nam 3 1.1.1 Trên thế giới 3

1.1.2 Tại Việt Nam 3

1.2 Giải phẫu cột sống thắt lưng và dây thần kinh hông to 4

1.2.1 Cột sống thắt lưng 4

1.2.2 Dây thần kinh hông to 4

1.3 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh gây đau dây thần kinh hông to 7

1.3.1 Thoát vị đĩa đệm 7

1.3.2 Thoái hóa cột sống thắt lưng 8

1.3.3 Các nguyên nhân khác 9

1.3.4 Lâm sàng và cận lâm sàng của đau dây thần kinh hông to 11

1.3.5 Chẩn đoán đau thần kinh hông to 16

1.3.6 Chẩn đoán nguyên nhân 16

1.3.7 Chẩn đoán phân biệt 16

1.3.8 Điều trị theo Y học hiện đại 17

1.4 Quan điểm của Y học cổ truyền về bệnh đau thần kinh hông to 18

1.4.1 Bệnh danh 18

1.4.2 Nguyên nhân gây bệnh 19

1.4.3 Các thể lâm sàng 20

1.4.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu điều trị đau dây thần kinh hông to bằng Y học cổ truyền 24

1.5 Bài thuốc Tam tý thang và Phương pháp điện châm 25

1.5.1 Bài thuốc Tam tý thang 25

1.5.2 Công thức huyệt châm cứu 26

1.5.3 Phương pháp điện châm 26

Trang 7

2.1 Chất liệu nghiên cứu 28

2.1.1 Bài thuốc tam tý thang 28

2.1.2 Phương tiện nghiên cứu 30

2.2 Đối tượng nghiên cứu 30

2.2.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ 30

2.2.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHCT 31

2.2.3 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 32

2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 32

2.4 Phương pháp nghiên cứu 32

2.4.1 Thiết kế nghiên cứu 32

2.4.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 32

2.4.3 Quy trình nghiên cứu 33

2.4.4 Phương pháp tiến hành 34

2.4.5 Các chỉ tiêu theo dõi 34

2.4.6 Những chỉ tiêu đánh giá kết quả điều trị 38

2.4.7 Phương pháp xử lý số liệu 40

2.4.8 Đạo đức trong nghiên cứu 40

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 42

3.1.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới của các nhóm 42

3.2 Kết quả điều trị 47

3.2.1 Kết quả điều trị đối với triệu chứng đau 47

3.2.2 Kết quả điều trị đối với triệu chứng tê 50

3.2.3 Kết quả đối với các nghiệm pháp 53

3.2.4 Kết quả chung: 55

3.3.Tác dụng không mong muốn của bài thuốc kết hợp điện châm trên lâm sàng và cận lâm sàng 58

Trang 8

3.3.2 Tác dụng không mong muốn của điện châm 59

3.3.3 Các triệu chứng không mong muốn của bài thuốc 59

Chương 4: BÀN LUẬN 60

4.1 Đặc điểm chung của đối tương nghiên cứu 60

4.2 Đặc điểm bệnh lý 61

4.3 Kết quả điều trị 64

4.4 Tác dụng không mong muốn 76

KẾT LUẬN 78

KIẾN NGHỊ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

Trang

Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu 42

Bảng 3.2 Tuổi trung bình của bệnh nhân hai nhóm 43

Bảng 3.3 Đặc điểm về nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu 43

Bảng 3.4 Vị trí chân bị bệnh 44

Bảng 3.5 Đặc điểm tiền sử điều trị 44

Bảng 3.6 Đặc điểm về thời gian mắc bệnh 45

Bảng 3.7 Tỷ lệ bệnh theo đường kinh bị bệnh 45

Bảng 3.8 Đặc điểm về triệu chứng đau trước điều trị theo thang điểm VAS 46

Bảng 3.9 Đặc điểm về triệu chứng tê trước điều trị 46

Bảng 3.10 Chỉ số lâm sàng trước điều trị của hai nhóm 47

Bảng 3.11 Sự thay đổi triệu chứng đau sau 14 ngày điều trị 47

Bảng 3.12 Sự thay đổi triệu chứng đau sau 28 ngày điều trị 48

Bảng 3.13 Sự thay đổi triệu chứng đau theo giới của nhóm NC 49

Bảng 3.14 Sự thay đổi triệu chứng đau theo thời gian mắc bệnh của nhóm NC theo thang điểm VAS sau 28 ngày điều trị 50

Bảng 3.15 Sự thay đổi triệu chứng tê sau 14 ngày điều trị 50

Bảng 3.16 Sự thay đổi triệu chứng tê sau 28 ngày điều trị 51

Bảng 3.17 Sự thay đổi triệu chứng tê theo giới nhóm NC sau 28 ngày điều trị 52 Bảng 3.18 Sự thay đổi triệu chứng tê theo thời gian mắc bệnh nhóm 53

Bảng 3.19 Sự thay đổi nghiệm pháp Schober qua các thời điểm theo dõi 53

Bảng 3.20 Sự thay đổi nghiệm pháp Neri qua các thời điểm theo dõi 54

Bảng 3.21 Sự thay đổi nghiệm pháp Lasègue qua các thời điểm theo dõi 54

Bảng 3.22 Sự thay đổi nghiệm pháp Walleix qua các thời điểm theo dõi 55

Bảng 3.23 Kết quả điều trị chung theo thể bệnh của YHCT 55

Bảng 3.24 Kết quả điều trị chung theo thể bệnh YHCT 56

Bảng 3.25 Kết quả điều trị chung theo Y học cổ truyền 56

Trang 10

Bảng 3.27 Đánh giá hiệu quả điều trị chung qua 28 ngày điều trị 57Bảng 3.28 Sự thay đổi trị số trung bình một số chỉ số huyết học ở hai nhóm 58Bảng 3.29 Sự thay đổi trị số trung bình một số chỉ số Sinh hoá ở hai nhóm 58Bảng 3.30 Các triệu chứng không mong muốn của điện châm 59Bảng 3.31 Các triệu chứng không mong muốn của bài thuốc 59

Trang 11

Trang

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ bệnh theo giới 42

Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ % triệu chứng đau của hai nhóm qua 14 ngày điều trị 48

Biểu đồ 3.3 Tỉ lệ % triệu chứng đau của hai nhóm qua 28 ngày điều trị 49

Biểu đồ 3.4 Tỉ lệ % kết quả điều trị triệu chứng tê sau 14 ngày 51

Biểu đồ 3.5 Tỉ lệ % kết quả điều trị triệu chứng tê sau 28 ngày 52

DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1 Hình ảnh đốt sống thắt lưng 5

Hình 1.2 Hình ảnh giải phẫu dây thần kinh hông to 6

Hình 1.3 Sơ đồ chi phối cảm giác của dây thần kinh hông to 7

Hình 1.4 X quang thoái hóa CSTL 15

Hình 1.5 Thang điểm VAS 35

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dây thần kinh hông to là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, xuất phát

từ đám rối thắt lưng qua mông, mặt sau đùi cẳng chân, đến tận ngón chân Dây thần kinh hông to là dây hỗn hợp chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân; chi phối cảm giác mặt sau đùi, trước ngoài, mặt sau cẳng chân, bờ ngoài bàn chân và 2/3 gan chân, ngón chân cái và các ngón lân cận

Đau dây thần kinh hông to (TKHT) là tình trạng đau từ thắt lưng lan theo đường đi của dây thần kinh Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên trong đó chủ yếu là nhóm nguyên nhân từ cột sống thắt lưng Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động, học tập và sinh hoạt của bệnh nhân [4], [12], [13], [23]

Đau thần kinh hông to chiếm tỉ lệ khá cao trong các bệnh cơ, thần kinh Theo thống kê của Bác sĩ, tiến sĩ Ardiana Murtezani trung tâm lâm sàng đại học Kosova bệnh nhân bị đau dây thần kinh hông chiếm 70% tổng số bệnh nhân bị bệnh dây thần kinh ngoại biên [43], [48], [60]

Tại Hoa Kỳ, đau dây thần kinh hông to chiếm 5% số người trưởng thành, mỗi năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc vì bệnh này” [4], [41]

Ở Việt Nam, theo điều tra của Phạm Khuê (1981) có 13.392 người trên 60 tuổi ở miền bắc thì có 17,1% mắc đau thần kinh hông to Theo tác giả Trần Ngọc Ân và cộng sự, đau thần kinh hông to chiếm tỷ lệ 41,45% trong nhóm thần kinh cột sống và là một trong 15 bệnh cơ xương khớp hay gặp nhất [12], [23]

Việc điều trị đau dây thần kinh hông to nhằm mục đích giúp người bệnh giảm đau, phục hồi được các hoạt động trong sinh hoạt và làm việc bình thường Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp như: Dùng thuốc giảm đau, chống viêm, dãn cơ vân, các vitamin nhóm B liều cao, tiêm

Trang 13

Corticoid ngoài màng cứng, tiêm cạnh sống, vật lý trị liệu, kéo giãn cột sống Phương pháp phẫu thuật được cân nhắc sử dụng khi bệnh nhân đã được điều trị nội khoa mà không đạt hiệu quả hoặc bệnh nhân bị chèn ép rễ thần kinh nặng trên lâm sàng Phương pháp trên đòi hỏi kỹ thuật cao, tốn kém, đôi khi

để lại tai biến nặng nề [12]

Y học cổ truyền (YHCT) mô tả chứng đau thần kinh hông với nhiều bệnh danh như: Yêu cước thống; Tọa cốt phong; Tọa đồn phong, thấp cước khí … Đã có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như xoa bóp, bấm huyệt, chườm thuốc, châm cứu, uống thuốc, các phương pháp này từ trước tới nay đều mang lại hiệu quả nhất định và đang được áp dụng tại các bệnh viện Y học cổ truyền [28] Nhiều bài thuốc YHCT đã và đang được sử dụng trên lâm sàng điều trị đau TKHT, với ưu điểm không chỉ có tác dụng hành khí, hoạt huyết, chỉ thống mà còn có tác dụng bổ chính khí, nâng cao công năng các tạng phủ…[7], [54]

Tuy nhiên cả YHHĐ và YHCT không có phương pháp nào điều trị đau TKHT được sử dụng cho tất cả các trường hợp, việc áp dụng nhiều phương pháp nhằm rút ngắn thời gian điều trị giảm chi phí cho người bệnh

là điều cần thiết

Để nâng cao hiệu quả điều trị đau dây thần kinh hông to do thoái hóa cột sống thắt lưng, trong đề tài này nhóm nghiên cứu sử dụng của Bài thuốc

“Tam Tý Thang” kết hợp điện châm nhằm hai mục tiêu:

1 Đánh giá tác dụng điều trị của bài thuốc “Tam tý thang” kết hợp điện châm ở bệnh nhân đau dây thần kinh hông to do thoái hóa cột sống thắt lưng

2 Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc “Tam tý thang” kết hợp điện châm trên một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tình hình mắc bệnh đau thần kinh hông to trên thế giới và Việt Nam

1.1.1 Trên thế giới

Đau thần kinh hông to do Hội chứng thắt lưng hông đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và các phương pháp điều trị, bao gồm cả phương pháp Y học hiện đại và Y học cổ truyền

Ở Hoa Kỳ, đau TKHT là nguyên nhân hay gặp nhất, phổ biến nhất của đau mạn tính gặp ở các cơ sở y tế [50]

Ở Liên Xô cũ, số bệnh nhân đau TKHT chiếm 50% tổng sổ bệnh nhân

bị đau thần kinh ngoại biên phải nằm điều trị tại bệnh viện [55]

Theo Cailliet.R thì 90% nhân loại phải chịu ít nhất một lần trong đời những đau đớn do hội chứng thắt lưng hông gây ra [50]

1.1.2 Tại Việt Nam

Theo điều tra của Phạm Khuê (1981) về sức khỏe của 13.392 người cao tuổi 60 tuổi ở miền bắc Việt Nam hội chứng thắt lưng hông chiếm 17,1% [5]

Theo Trần Ngọc Ân, đau TKHT là một hội chứng thường gặp ở nước

ta, bệnh chiếm 2% dân số và chiếm 17% số người trên 60 tuổi [5]

Qua thống kê cơ cấu bệnh tật nằm điều trị tại khoa thần kinh – Quân y viện 103, trong 10 năm thấy đau dây thần kinh hông chiếm tỷ lệ 31,1% tổng

số bệnh nhân

Tại khoa xương khớp bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991-2000) bệnh này chiếm 11,42% bệnh nhân vào điều trị, đứng hàng thứ hai sau viêm khớp dạng thấp [29]

Trang 15

1.2 Giải phẫu cột sống thắt lƣng và dây thần kinh hông to

1.2.1 Cột sống thắt lưng

Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống, 4 đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển đoạn (đĩa đệm lưng – thắt lưng – cùng) Có đường cong sinh lý hơi lồi về phía trước

Đốt sống thắt lưng cấu tạo gồm hai phần chính: Thân đốt sống phía trước là phần lớn nhất của đốt sống, có hình trụ dẹt, mặt trên và mặt dưới thân đốt sống là mâm sụn Lỗ đốt sống nằm ở giữa, thân đốt sống nằm ở trước và cung đốt sống nằm ở sau tạo nên ống sống trong đó có tủy sống

Cơ vận động cột sống gồm hai nhóm chính: Nhóm cơ cạnh cột sống có tác dụng làm duỗi cột sống, đồng thời có thể phối hợp nghiêng, xoay cột sống Nhóm cơ thành bụng, gồm có: Cơ thẳng (tác dụng gập thân người rất mạnh), nhóm cơ chéo trong – ngoài (chức năng xoay thân người)

Dây chằng cột sống có nhiệm vụ giúp cho cột sống vững vàng và hạn chế những vận động quá mức của cột sống Dây chằng dọc trước và dây chằng dọc sau là hai dây chằng dài nhất, đều bắt đầu từ xương chẩm chạy tới xương cùng Dây chằng vàng dầy và khỏe phủ mặt sau ống sống, các dây chằng liên gai, dây chằng liên mỏm gai nối các gai sống với nhau

Lỗ liên đốt sống là nơi rễ thần kinh thoát ra khi ra khỏi ống sống, được giới hạn ở phía trước là bờ sau bên của đĩa đệm, ở phía trên và phía dưới là cuống sống của hai đốt kế cận nhau,ở phía sau là mỏm khớp là khớp liên cuống, phủ phía trước khớp liên cuống là bao khớp và phần bên của dây chằng vàng [4], [13], [26]

1.2.2 Dây thần kinh hông to

Dây thần kinh hông to là dây thần kinh to và dài nhất trong cơ thể, được cấu tạo bởi đám rối thắt lưng cùng gồm rễ thắt lưng L4 – L5 và rễ cùng S1 – S2 – S3 Sau khi các rễ hợp lại thành dây thần kinh hông to để đi ra

Trang 16

ngoài ống sống, phải đi qua một khe hẹp gọi là khe gian đốt – đĩa đệm – dây chằng Khe này có cấu tạo phía trước là thân đốt sống, đĩa đệm, phía bên là cuống giới hạn bởi lỗ liên hợp, phía sau là dây chằng Vì vậy khi các thành phần trên bị tổn thương đều có thể gây đau thần kinh hông to do chèn ép hoặc dày dính Ra khỏi ống xương sống, dây thần kinh hông to đi phía trước khớp cùng chậu, sau đó chui qua lỗ mẻ hông to đi ra phía sau mông, nằm giữa hai lớp cơ mông Ở mông, dây thần kinh hông to nằm giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn xương đùi Tiếp đó dây thần kinh hông to đi dọc theo mặt sau đùi xuống giữa nếp kheo Đến đỉnh trám kheo thì chia ra hai nhánh là nhánh thần kinh hông kheo trong (thần kinh chày) và nhánh thần kinh hông kheo ngoài (thần kinh mác chung) Dây hông kheo trong chứa các sợi thuộc rễ S1, đi tới mắt cá trong, chui xuống gan bàn chân và kết thúc ở ngón út Dây hông khoeo ngoài chứa các sợi thuộc rễ L5, đi xuống mu chân và kết thúc ở ngón chân cái [4], [13], [26]

Hình 1.1 Hình ảnh đốt sống thắt lưng [26]

Thần kinh hông to chi phối vận động các cơ mông, cơ phần sau của đùi,

cơ cẳng chân và cơ ở bàn chân Rễ L5 (nhánh hông kheo ngoài) chi phối vận động các cơ cẳng chân trước ngoài, thực hiện các động tác như gấp bàn chân, duỗi ngón chân, đi trên gót chân và chi phối cảm giác một phần mặt sau đùi,

Trang 17

mặt trước ngoài cẳng chân, ngón chân cái và các ngón lân cận Rễ S1 (nhánh hông khoeo trong) chi phối vận động các cơ cẳng chân sau, thực hiện động tác như duỗi bàn chân, gấp các ngón chân, đi trên đầu các ngón chân và chi phối cảm giác mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, bờ ngoài bàn chân và 2/3 gan chân [20], [40]

Hình 1.2 Hình ảnh giải phẫu dây thần kinh hông to [26]

Trang 18

1.3 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh gây đau dây thần kinh hông to

Đau dây thần kinh hông to thường gặp ở nam giới hơn nữ giới Đau thần kinh hông to do tổn thương rễ chiếm 90-95% còn lại là do tổn thương dây và đám rối [12]

Hình 1.3 Sơ đồ chi phối cảm giác của dây thần kinh hông to [27]

Trang 19

nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khi bị chấn thương, giúp cột sống thực hiện các động tác cúi, ưỡn, nghiêng, xoay Ở người trên 35 tuổi, đĩa đệm thường không mềm mại, nhân bên trong có thể bị khô, vòng sợi sụn bên ngoài xơ hóa hoặc đóng vôi Nếu các đốt sống có một lực ép mạnh vào đĩa đệm, có thể làm rách các vòng sợi sụn và nhân bị đẩy ra ngoài chui vào ống sống gây đau do chèn ép vào rễ thần kinh hông to, gây phù nề chèn

ép mạch máu, biến dạng khe liên đốt làm hẹp lỗ liên hợp, gây dính các rễ và bao màng cứng [4], [12],[13], [26]

Khi đĩa đệm thoát vị, phần đĩa đệm thoát vị sẽ chèn ép các tổ chức xung quanh gây xung đột giải phẫu Khi chèn ép rễ thần kinh, trên lâm sàng sẽ có biểu hiện của hội chứng thắt lưng hông [15]

Thoát vị thường về phía sau bên và ở đĩa đệm giữa đốt sống L4 – L5 (rễ L5) hay giữa L5 – S1 (rễ S1) [14]

Bệnh thường gặp cấp tính sau tác động gắng sức, mạnh không đúng tư thế của cột sống (như cúi xuống nâng vật nặng sai tư thế, cử động đột ngột của thân…) Hoặc trên cơ sở đĩa đệm cột sống thắt lưng bị thoái hóa sinh học hay bệnh lý, khi bị chấn thương cột sống thắt lưng từ từ hoặc đột ngột gây thoát vị đĩa đệm [4], [14], [26], [45]

1.3.2 Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống (THCS) thắt lưng là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần, gây cho bệnh nhân cảm giác đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng và không có biểu hiện viêm Tổn thương cơ bản trong THCS là tình trạng lão hóa của mô sụn, gây tổn thương sụn khớp và đĩa đệm cột sống, thay đổi ở phần xương dưới sụn và mọc gai xương Bệnh thường xuất hiện ở những người tuổi cao hoặc có công việc gây tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của cột sống [23], [64]

Trang 20

Cơ chế bệnh sinh của THCS được mô tả là sự kết hợp của quá trình thoái hóa sinh lý theo lứa tuổi và thoái hóa bệnh lý mắc phải do các tác nhân

cơ học gây ra vi chấn thương cho các tổ chức sụn, làm giải phóng enzyme tiêu protein gây hủy hoại dần các chất cơ bản THCS được thúc đẩy bởi một số yếu tố cơ giới như dị dạng bẩm sinh làm gù vẹo cột sống; các biến dạng sau chấn thương, viêm, u…; sự tăng trọng tải kéo dài lên cột sống; một số yếu tố khác như di truyền (cơ địa già sớm), nội tiết (mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương…), chuyển hóa môi trường, khí hậu…

Trong THCS thắt lưng, có thể gặp thoái hóa ở thân đốt sống gây hẹp lỗ ghép (do mọc gai xương, phì đại mỏm khớp, hẹp đĩa đệm), trượt thân đốt sóng (do mỏm gai, phì đại mỏm khớp, hẹp đĩa đệm); thoái hóa xương sụn đốt sống và thoái hóa đĩa đệm [12], [17], [27], [45]

Trang 21

* Bệnh lý mắc phải của cột sống thắt lưng:

+ Trượt đốt sống L5 (spondylolisthesis) ra trước gây hẹp ống sống thắt lưng nếu nặng có thể có hội chứng đuôi ngựa

+ Viêm đốt sống (spondylitis) do tụ cầu, liên cầu

+ Viêm cột sống dính khớp (ankylosing spondylitis): khác với viêm đốt sống, thường tiến triển âm thầm với biểu hiện đau thắt lưng hông và mông, cứng khớp cột sống vào buổi sáng, gặp ở nam giới trước 40 tuổi, đau tăng về đêm và không đỡ đau khi nghỉ Xét nghiệm có máu lắng tăng cao, kháng thể HLA-B27, X quang thấy các đốt sống dính với nhau mất khe khớp tạo nên hình ảnh “đốt tre” điển hình

+ Chấn thương: Trực tiếp vào dây thần kinh hông to, gãy xương cột sống thắt lưng, gãy xương chậu, do tiêm trực tiếp vào dây TKHT, phẫu thuật

áp xe mông

+ Ung thư đốt sống nguyên phát hoặc di căn

+ Viêm cột sống do lao (bệnh Pott): thường thứ phát sau lao phổi

* Bệnh rối loạn chuyển hóa: Béo phì, đái tháo đường, viêm thần kinh ngoại vi [58]

* Viêm màng nhện dày dính vùng thắt lưng cùng, áp xe ngoài màng cứng gây viêm, xơ hóa gây dày dính màng nhện và chèn ép các rễ thần kinh, nguyên nhân không rõ và thường thấy sau các phẫu thuật vùng thắt lưng – cùng, sau các nhiễm trùng mạn tính, chấn thương, chảy máu dưới nhện, gây tê tủy sống…

* U tủy và màng tủy chèn ép vào dây thần kinh hông to

* Bệnh Panet

* Viêm thần kinh do lạnh

Trang 22

* Bệnh nghề nghiệp: Lái xe, thợ may, khuân vác, vận hành máy móc công nghiệp

* Trong những năm gần đây có nhiều nghiên cứu yếu tố gen có liên quan đến bệnh đau thần kinh hông to [5], [12], [58], [63]

1.3.4 Lâm sàng và cận lâm sàng của đau dây thần kinh hông to

+ Tính chất đau: đau thường liên tục đôi khi có cơn bộc phát, nhưng cũng có thể giảm hay biến mất khi nằm…Cường độ đau thay đổi từ đau âm ỉ đến đau dữ dội không chịu được Có khi đau tăng lên khi ho, hắt hơi thậm chí khi rặn đại tiểu tiện Thường kèm theo dị cảm (tê) thay vì đau [23], [31]

- Triệu chứng khách quan:

* Hội chứng cột sống:

Các cơ cạnh sống có phản ứng co cứng bên đau Điểm đau cột sống khi khám ấn trên mỏm gai các đốt sống bệnh nhân sẽ thấy đau chói ở trên đốt sống bị bệnh hoặc có các điểm đau ở cạnh cột sống tương ứng

Biến dạng cột sống do tư thế chống đau: Biểu hiện thay đổi đường cong sinh lý cột sống thắt lưng (giảm ưỡn, mất ưỡn cột sống thắt lưng hoặc cong sinh lý đảo ngược) có nghĩa là cột sống thắt lưng không ưỡn như bình thường

mà lại gù hoặc lệch vẹo cột sống

Trang 23

+ Tư thế trước - sau mất hoặc đảo ngược đường cong sinh lý, gù chống đau tương ứng với thoát vị đĩa đệm ra phía sau cản trở sự khép lại của khoảng gian đốt

+ Tư thế chống đau thẳng: Vẹo chống đau về phía bên đau

+ Tư thế chống đau chéo: Vẹo chống đau về bên lành

Dấu hiệu nghẽn của Desèze: BN đứng nghiêng người sang trái, sang phải, phía không có tư thế chống đau là phía bị nghẽn (còn gọi là dấu hiệu gãy khúc đường gai sống)

Giảm biên độ hoạt động của cột sống thắt lưng: Các động tác cúi, ngửa, nghiêng, xoay cột sống đều bị hạn chế Khi cúi: khoảng cách ngón tay – đất tăng (>10cm)

Khoảng cách ngón tay - đất: Người có cột sống khỏe mạnh khi cúi thì khoảng cách giữa ngón tay và mặt đất thường bằng không (đầu ngón tay giữa chạm được xuống đất) hoặc là số âm Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có kích thích rễ thì ngón tay không thể chạm được xuống đất

Nghiệm pháp Schober: Đầu tiên cho bệnh nhân đứng thẳng, thầy thuốc xác định mỏm gai của đốt sống S1 và đánh dấu lại (điểm P1) Từ điểm này đo lên trên 10cm (đo lần một) và đánh dấu tiếp điểm thứ 2 (P2), như vậy điểm P

và P2 cách nhau 10 cm Sau đó cho bệnh nhân cúi tối đa, hai chân duỗi thẳng tại khớp gối Thầy thuốc đo lại khoảng cách giữa hai điểm P1 và P2 (ở tư thế cúi của bệnh nhân) Người bình thường ở tuổi thanh niên có chỉ số Schober khoảng từ 14/10 cm đến 15/10 cm Ở các bệnh nhân có hội chứng thắt lưng hông chỉ số này giảm

Độ ưỡn cột sống thắt lưng: Dùng thước đo độ cong của cột sống thắt lưng, độ ưỡn thắt lưng ở người bình thường là 18 mm, khi ưỡn tối đa là 30 mm

Trang 24

Xoay và nghiêng cột sống: Dùng thước đo độ xoay và nghiêng, bình thường cột sống nghiêng được 29-310

về hai bên và xoay được từ 30-320 Dấu hiệu chuông bấm: ấn vào ngang gai sống L4 – L5 hoặc L5 – S1 sẽ gây đau lan dọc theo đường đi dây thần kinh hông to tương ứng [5], [12], [21], [23], [31]

* Hội chứng rễ

Các nghiệm pháp căng dây, căng rễ

+ Nghiệm pháp Lasègue: Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, nâng gót chân bệnh nhân lên cao khỏi giường Chân bình thường nâng cao tới

900, chỉ lên tới 300 - 600 là bệnh nhân kêu đau lan tới thắt lưng Đây là dấu hiệu rất quan trọng, gần như lúc nào cũng có, còn dùng để theo dõi diễn biến của bệnh

+ Nghiệm pháp Néri: Bệnh nhân đứng thẳng, giữ thẳng 2 gối, từ từ gập người để cố chạm 2 tay xuống đất Nếu bệnh nhân kêu đau và không thể thực hiện động tác này (gập gối bên đau), Néri (+)

+ Nghiệm pháp làm tăng áp lực dịch não tủy: Nghiệm pháp Naffziger:

đè vào tĩnh mạch cổ hai bên Nếu bệnh nhân kêu đau từ cột sống lan xuống chân, nghiệm pháp (+) Có thể phối hợp với việc bảo bệnh nhân ho

+ Nghiệm pháp gây đau bằng cách ấn vào đường đi của dây thần kinh hông to (Thống điểm Walleix): ấn những điểm trên lộ trình dây thần kinh hông to (nhất là vùng dây thần kinh hông to đi gần xương) sẽ gây đau theo rễ Điểm Walleix dương tính:

Walleix 1: chính giữa ụ ngồi và mấu chuyển

Walleix 2:chính giữa nếp lằn mông

Walleix 3:chính giữa mặt sau đùi

Walleix 4: chính giữa khoeo

Trang 25

Walleix 5: chính giữa cẳng chân sau

(Chỉ cần một điểm đau lan theo hướng của dây thần kinh hông to là có thể chẩn đoán xác định)

+ Rối loạn vận động: khám chức năng vận động các nhóm cơ đích trong hội chứng thắt lưng hông lưu ý khám chức năng vận động của rễ L5 và

rễ S1 và hai rễ này rất hay bị tổn thương trong thoát vị đĩa đệm

Rễ L5: Chi phối vận động cho nhóm cơ chày trước, chức năng gấp bàn

chân và gấp ngón 1,2 về phía mu chân Khi có tổn thương L5, bệnh nhân rất khó hoặc không đứng được trên gót chân bên tổn thương

Rễ S1: Chi phối vận động cho cơ dép (sau cẳng chân), chức năng duỗi bàn chân Khi có tổn thương rễ S1 bệnh nhân rất khó hoặc không đứng được trên mũi bàn chân bên tổn thương

+ Rối loạn cảm giác: Kiểm tra chức năng cảm giác của các rễ thần kinh thắt lưng cùng Sơ đồ phân bố cảm giác của các rễ thần kinh thắt lưng cùng, trong đó quan trọng trong bệnh lý thoát vị đĩa đệm là các rễ L4, L5 và rễ S1

Tổn thương rễ L5: giảm cảm giác mặt ngoài đùi, mặt ngoài cẳng chân,

mu chân, ngón chân (còn gọi đau TKHT kiểu L5)

Tổn thương rễ S1: giảm cảm giác mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, bờ ngoài bàn chân (còn gọi đau TKHT kiểu S1)

+ Rối loạn phản xạ: Kiểm tra chức năng phản xạ của các rễ thần kinh,

đáng lưu ý là các phản xạ sau: Phản xạ da đùi – bìu: Rễ L1, L2; Phản xạ gân

cơ tứ đầu đùi: Rễ L3, L4; Phản xạ gân gót: Rễ S1

+ Rối loạn thần kinh thực vật – dinh dưỡng: Kiểm tra chức năng điều hòa nhiệt độ, tình trạng tiết mồ hôi và vận mạch dinh dưỡng [5], [12], [21], [23]

Trang 26

1.3.4.2 Cận lâm sàng

+ Chụp XQ cột sống thắt lưng thông thường thẳng, nghiêng: dấu hiệu mất đường cong sinh lý, hình ảnh thoái hóa cột sống: mỏ xương, hẹp khe liên đốt

Hình 1.4 X quang thoái hóa CSTL [24]

+ Chụp bao rễ thần kinh: phát hiện hình ảnh thoát vị đĩa đệm trung tâm hoặc thoát vị bên, hình ảnh chèn ép do tổn thương xương, hình ảnh hẹp ống sống hoặc hình ảnh chèn ép khác…[24]

+ Chụp cắt lớp vi tính cột sống và đĩa đệm (CT-Scaner) và chụp cộng hưởng từ (MRI – Magnetic resonance imaging) cột sống thắt lưng phát hiện tất cả các tổn thương về cột sống [5], [14], [32], [42]

+ Điện cơ đồ: giúp chẩn đoán định khu tổn thương và tiến triển một số

cơ do dây TKHT chi phối [5]

+ Xét nghiệm dịch não tủy: Thường có tăng nhẹ protein Khi có nguyên nhân chèn ép thì protein sẽ tăng cao, khi có viêm nhiễm thì có tăng tế bào [5]

Trang 27

1.3.5 Chẩn đoán đau thần kinh hông to

Chẩn đoán xác định:

- Lâm sàng (Hội chứng cột sống; Hội chứng rễ) [32], [59]

- Cận lâm sàng: (phim X quang thông thường) [5], [12], [21], [23]

1.3.6 Chẩn đoán nguyên nhân: Bằng cận lâm sàng

1.3.7 Chẩn đoán phân biệt:

* Viêm khớp cùng chậu:

- Nghiệm pháp Patrick (+): Bệnh nhân nằm ngửa, đầu gối bên bị đau gấp 90° và bàn chân đặt trên đầu gối bên đối diện Sau đó đầu gối bên gấp bị đẩy xuống, xoay ngoài Nếu đau tại các khu vực của vùng mông, nó được coi

là dương tính cho viêm khớp cùng chậu [5], [12], [21], [23], [47], [51]

- Chụp X quang khung chậu: Khớp cùng chậu mờ và biến dạng

* Viêm cơ thắt lưng châu (Viêm cơ đái chậu)

- Bệnh nhân có tư thế nằm co không duỗi thẳng chân được, kèm theo

có hội chứng nhiễm trùng

- Xquang bụng hay siêu âm bụng CT-Scaner có hình ảnh mờ bờ ngoài

cơ đái chậu

Trang 28

1.3.8 Điều trị theo Y học hiện đại

1.3.8.1 Điều trị nội khoa:

Điều trị hội chứng thắt lưng hông chủ yếu là điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng Trong thực hành thường áp dụng phác đồ sau [35], [37], [62]

* Giai đoạn cấp và các đợt cấp của thể mạn tính:

+ Nằm nghỉ trên giường hoặc đệm cứng, kê một chiếc gối nhỏ dưới khoeo chân đau cho đầu gối hơi gập lại, tránh di chuyển bệnh nhân

+ Thuốc giảm đau: Aspirine, kháng viêm không steroide;

+ Giãn cơ: Mydocalm, coltramyl, myonal…

+ An thần: seduxen, xanax…

+ Vitamin B1; B6; B12 liều cao

+ Tiêm ngoài màng cứng bằng Novocain, Hydrocortison

* Giai đoạn bán cấp và mạn tính: Dùng thuốc như giai đoạn cấp và kết hợp: + Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm bao gồm thuốc ức chế men tiêu sụn (Chondroitin sulfate), tăng cường tổng hợp proteoglycan và tăng sản xuất chất nhầy dịch khớp (Glucosamin sulfate)…[63]

+ Lý liệu pháp: Sóng ngắn, điện xung…có tác dụng kích thích thần kinh cơ, chống đau, tăng cường chuyển hóa tổ chức Dùng dòng Galvanic và Faradic có tác dụng tăng cường khử cực và dẫn truyền thần kinh cơ…

+ Liệu pháp vận động: lúc đầu tập thụ động sau đó khi đỡ đau chuyển sang tập chủ động các bài tập nhằm tăng cường hệ cơ bụng, cơ lưng và ổn định cột sống

+ Kéo dãn cột sống thắt lưng

+ Thể dục điều trị; Các bài tập cải thiện chức năng cơ, giữ tư thế cột sống thắt lưng, hạn chế biến dạng cột sống, chống teo cơ, phục hồi sự dẫn truyền thần kinh ở chi dưới [5], [12], [24] [35], [37], [45]

Trang 29

1.3.8.2 Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật:

- Thể tăng đau: Bệnh nhân đau nhiều, đau liên tục, đau không giảm khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc giảm đau

- Thể liệt: Có thể xuất hiện ngay từ đầu nhưng cũng có thể xuất hiện ở giai đoạn tiến triển của thể tăng đau sau khi triệu chứng đau đã giảm đi Biểu hiện yếu một phần hay toàn bộ cơ lực của các nhóm cơ mà do các rễ thần kinh chi phối

- Có hội chứng đuôi ngựa: Thường gặp trong đau rễ L5 (khối thoát vị lớn, thể trung tâm) biểu hiện bằng rối loạn cơ tròn (bí đái, bí đại tiện hoặc không tự chủ); đau TKHT kiểu nhiều rễ và hai bên; giảm hay mất cảm giác vùng yên ngựa (vùng tầng sinh môn); mất phản xạ gân gót

- Không đáp ứng với điều trị nội khoa đúng phương pháp > 3 tháng mà không có kết quả

- Một số phương pháp phẫu thuật điều trị đau TKH do thoái hóa CSTL + Phương pháp cắt bỏ lát đốt sống

+ Phương pháp cố định cột sống

+ Phương pháp cắt bỏ đĩa đệm

+ Phương pháp cấy miếng đệm gian mỏm gai

+ Phương pháp thay đĩa đệm nhân tạo [28], [31], [40], [42], [45], [49]

1.4 Quan điểm của Y học cổ truyền về bệnh đau thần kinh hông to

1.4.1 Bệnh danh

Trong Y học cổ truyền trong các y văn cổ đã mô tả bệnh đau TKHT thuộc chứng tý với các bệnh danh sau

Sách Giáp ất kinh (năm 286) gọi là Yêu liệt thống

Biển thước thần ứng châm cứu ngọc long kinh (đời nhà Nguyên 1311) gọi là Thoái cố phong

Châm cứu đại thành gọi là Yêu cước đông thống

Trang 30

Châm cứu học thương hải gọi là Tọa cốt thần kinh thống

Sách Tân biên trung y học khái yếu gọi là Tọa đồn phong [6], [7]

1.4.2 Nguyên nhân gây bệnh

1.4.2.1 Do ngoại nhân

- Do tà khí bên ngoài cơ thể thừa lúc tấu lý sơ hở xâm nhập vào

+ Phong tà: Phong là gió, chủ về mùa xuân có tính chất di chuyển, xuất hiện đột ngột Kỳ Bá nói “Phong tà ở ngoài bì phu, trong không thể thông, ngoài không thể tiết Nó dẫn đi nhanh chóng mà biến đổi luôn làm tấu lý sơ hở”

+ Hàn tà: có tính chất ngưng trệ, làm cho khí huyết vận hành trong kinh mạch bị tắc nghẽn Mặt khác bệnh nhân có tình trạng khí huyết ứ trệ ở kinh lạc thì càng dễ có điều kiện phát bệnh Tính co rút của hàn tà rất cao gây co rút gân cơ, ngoài ra gây cảm giác đau buốt như xuyên Hàn hóa nhiệt nên thỉnh thoảng bệnh nhân có cảm giác nóng rát nơi đau

+ Thấp tà: gây nên một số triệu chứng có tính chất đặc trưng như: cảm giác tê bì, nặng nề, rêu lưỡi nhờn dính, chất lưỡi bệu,…

Như vậy phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào làm cho khí huyết vận hành trong kinh lạc bị bế tắc gây nên đau, cử động khó khăn, gặp nhiều ở những người cơ thể suy yếu, người cao tuổi

Tuệ Tĩnh bàn về ba tà khí phong, hàn, thấp như sau: “Tê thấp là mình mẩy, các khớp xương không đỏ không sưng mà tự nhiên phát đau, có khi lại không cựa được” Nguyên nhân do nguyên khí suy kém, ba khí ấy xâm nhập vào kinh lạc trước rồi xâm nhập vào gân cốt thì nặng nề không giơ lên được, vào mạch thì huyết nghẽn không lưu thông được, vào cân thì co mà không duỗi ra được, vào cơ nhục thì tê dại cấu không biết đau, vào bì phu thì lạnh Sách chia ra nhiều tên gọi mà bệnh thì do ba tà khí” [6], [7]

Trang 31

1.4.2.2 Do nội nhân

Có thể do tuổi già suy yếu, lao động quá mức, sinh hoạt tình dục quá mức khiến cho các lạc mạch ở vùng lưng không nuôi dưỡng kém, cân cốt dần dần bị khô, cứng sẽ gây đau Do chính khí cơ thể bị suy yếu, rối loạn chức năng của các tạng phủ nhất là tạng can và tạng thận Can tàng huyết, can chủ cân có liên quan biểu lý với đởm Chức năng của tạng can hư yếu, không tàng được huyết, không nuôi dưỡng được cân dẫn đến huyết bị suy kém, cân yếu mỏi hoặc co rút lại, chức năng của phủ đởm cũng bị ảnh hưởng Thận chủ cốt tủy, thận tàng tinh, tinh sinh huyết, lưng là phủ của thận, thận có quan hệ biểu

lý với phủ bàng quang Thận hư, cân cốt yếu, huyết ít đều có ảnh hưởng tới

lưng [6], [7]

1.4.2.3 Do bất nội ngoại nhân

Chấn thương do ngã…làm cho huyết ứ lại, ảnh hưởng đến các kinh mạch, lạc mạch ở vùng lưng cũng gây nên đau Khí và huyết nếu không vận hành được sẽ khiến cho huyết bị ngưng trệ cũng gây nên đau [10]

1.4.3 Các thể lâm sàng

1.4.3.1 Thể phong hàn: Đau dây thần kinh hông to do lạnh

* Triệu chứng lâm sàng: Sau khi bị nhiễm lạnh, đau từ thắt lưng hoặc

từ mông xuống chân, đau tăng khi trời lạnh, chườm nóng dễ chịu, thích ấm,

sợ lạnh, lưỡi mỏng, trắng nhợt, mạch phù, hoãn hoặc khẩn

* Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, thông kinh lạc

- Bài thuốc: Can khương thương truật linh phụ thang gia vị

Can khương

Thương truật

Bạch linh

03g 16g 16g

Tế tân Bạch chỉ Phụ tử chế

06g 12g 04g

Cam thảo Xuyên khung

06g 08g

Liều dùng: sắc uống ngày 01 thang sau ăn 1-2h

- Châm cứu: Thủ pháp Cứu hoặc Ôn điện châm các huyệt:

Trang 32

Áp thống điểm (thường là các Giáp tích L4 – L5, L5 – S1, Hoàn khiêu,

Ủy trung, Kinh cốt, Đại chung (nếu đau dọc rễ S1), Khâu khư, Lãi câu (nếu đau dọc rễ L5)

Nếu đau trên kinh bàng quang: Đơn huyệt: Giáp tích L2 – L3, Thận du, Trật biên, Ân môn, Uỷ trung, Thừa sơn, Côn lôn

Nếu đau trên kinh đởm: Đơn huyệt: Giáp tích Giáp tích L4 - L5, Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Huyền chung

Kích thích kim mạnh, có thể sử dụng điện châm kết hợp với cứu Thời gian lưu kim cho 1 lần châm là 30 phút

- Xoa bóp: Day, lăn, bóp từ thắt lưng xuống chân dọc theo kinh bị bệnh, mỗi thủ thuật 3 lần Bấm các huyệt như trên Vận động cột sống, vận

động chân Phát từ thắt lưng xuống chân đau 3 lần [1], [2], [6], [34]

Giai đoạn đầu:

* Pháp điều trị: Khu phong, trừ thấp, tán hàn, thông kinh lạc

* Châm cứu đơn huyệt (giống thể phong hàn)

* Xoa bóp (giống thể phong hàn)

* Thuốc: Ý dĩ nhân thang gia vị

Đương quy Cam thảo Kim ngân hoa

12g 06g 16g

Ké đầu ngựa Thổ phục linh

Ý dĩ

16g 16g 16g

- Liều dùng: Ngày sắc uống 1 thang sau ăn 1-2h

Trang 33

Giai đoạn sau:

Bệnh kéo dài thấp tồn tại lâu trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tạng tỳ, tỳ hư không vận hoá được thuỷ thấp, làm ảnh hưởng đến chức năng của tạng can và thận Can chủ cân, thận chủ cốt trên lâm sàng sẽ xuất hiện các triệu chứng: đau lưng lan xuống chi bị bệnh theo 2 thể (Bàng quang, Đởm), ù tai, mỏi gối, hoa mắt chóng mặt, người mệt mỏi, ăn ngủ kém, teo cơ, đại tiện nát, tiểu tiện trong dài, rêu lưỡi trắng dày, mạch trầm hoạt hoặc trầm tế [6], [7]

* Pháp điều trị: Khu phong trừ thấp tán hàn, bổ can thận, thông kinh lạc

* Châm cứu ôn châm (Đơn huyệt giống thể phong hàn) kết hợp châm

bổ Thận du, Tỳ du, Túc tam lý

* Xoa bóp (Thủ pháp giống thể phong hàn)

* Bài thuốc Tam tý thang [1], [2], [19], [30], [33]

Ngưu tất Cam thảo Thục địa Đương quy Hoàng kỳ Phục linh

12g 04g 16g 12g 12g 12g

Tục đoạn Đẳng sâm Bạch thược

Đỗ trọng

08g 12g 12g 12g

- Liều dùng: Ngày 01 thang sắc uống [1], [2], [6], [9], [18]

1.4.3.3 Thể phong nhiệt:

* Triệu chứng: Đau từ thắt lưng hoặc từ mông lan xuống chân, đi lại khó khăn, đau có cảm giác nóng rát, chườm nóng khó chịu, chân nóng, da khô, chân có cảm giác tê bì, kiến bò, miệng khô, háo khát, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, lưỡi rêu vàng, chất lưỡi đỏ, mạch hoạt sác

* Pháp điều trị: Trừ thấp, thanh nhiệt, chỉ thống

- Điện châm (Đơn huyệt giống thể phong hàn)

Trang 34

- Xoa bóp (Phương pháp giống thể phong hàn)

- Bài thuốc: Quế chi thược dược tri mẫu thang

Quế chi

Ma hoàng

Bạch truật

08g 08g 16g

Phòng phong Tri mẫu Bạch thược

12g 06g 12g

Sinh khương Trích cam thảo Phụ tử chế

05g 06g 04g

- Liều dùng: Ngày sắc uống một thang [1], [2], [6], [9], [18]

1.4.3.4 Thể huyết ứ:

* Triệu chứng:

- Đau dữ dội từ thắt lưng qua mông xuống chân, không đi lại được hoặc

đi lại khó khăn, nằm ngửa trên giường cứng ở tư thế chùng gối đỡ đau

- Đau tăng khi hắt hơi, ho, khi đi đại tiện hoặc vận động đi lại;

- Ăn ngủ kém, đại tiểu tiện bình thường;

- Lưỡi có điểm ứ huyết

* Pháp điều trị: Hành khí, hoạt huyết, thông ứ

* Bài thuốc: Thân thống trục ứ thang

Đương quy Địa long Cam thảo Ngũ linh chi

12g 05g 06g 12g

Xuyên khung Khương hoạt Hương phụ

10g 12g 08g

- Liều dùng: Ngày sắc uống 1 thang

- Châm cứu: Đơn huyệt giống thể phong hàn và thêm huyệt: Huyết hải

- Xoa bóp: Không làm động tác gập đùi vào ngực, còn động tác khác giống thể phong hàn Xoa bóp xong nằm bất động trên giường cứng

Trang 35

- Có thể kết hợp thủy châm các huyệt: Đại trường du, Thừa sơn, Phong thị, Dương lăng tuyền, bằng các thuốc Vitamin B12 Vitamin B1, Vitamin B6, Novocain [1], [2], [7], [8], [19]

1.4.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu điều trị đau dây thần kinh hông to bằng Y học cổ truyền

- Năm 1998, Mai Xuân Tường “Phân tích kết quả điều trị đau thần kinh tọa thể phong hàn bằng bài thuốc kinh nghiệm của lương y Nam Thành” Kết quả đỡ nhiều 19 bệnh nhân, không đỡ 2 bệnh nhân [37]

- Nghiên cứu “Đánh giá kết quả điều trị đau dây thần kinh tọa do thoát

vị đĩa đệm bằng bấm kéo nắn” của Nguyễn Văn Hải năm 2007 cho thấy phương pháp kéo nắn rất có giá trị trong điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, hiệu quả này được thể hiện bằng 84% số bệnh nhân đạt kết quả tốt [14]

- Nghiên cứu “Tìm hiểu khả năng giảm đau của châm cứu” của Dương Trọng Hiếu năm 2000 cho thấy châm cứu có tác dụng giảm đau rất tốt trên bệnh nhân đau thần kinh tọa Thời gian giảm đau trung bình là 10 ngày, tỷ lệ khỏi đau hoàn toàn sau 4 tuần điều trị là 81% [15]

- Năm 2014, Bùi Việt Hùng “Đánh giá tác dụng của điện trường châm trong điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm” Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng với tỉ lệ tốt là 33,3% cao hơn tỉ lệ tốt của nhóm chứng là 26,7% [16]

- Năm 2012, Phùng Thị Hải Vân nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh trong điều trị hội chứng thắt lưng hông” Kết quả: tỷ lệ BN có cải thiện mức độ tốt đạt 64,6% ở

nhóm NC, cao hơn nhóm chứng là 40% (P<0,05) Các chỉ số cảm giác đau theo thang điểm VAS, chỉ số Schober, Lasègue và Néri sau 4 tuần điều trị giảm, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (p<0,05) [38]

Trang 36

- Năm 2016, Hoàng Thị Ngọc nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Hoạt lạc chỉ thống thang” kết hợp điện châm trong điều trị đau dây thần kinh hông to” Kết quả đánh giá chung theo YHHĐ đạt kết quả: 76% đạt

tỷ lệ tốt, 18% đạt tỷ lệ khá, 2% đạt tỷ lệ trung bình và 4% kết quả kém [25]

1.5 Bài thuốc Tam tý thang và Phương pháp điện châm

1.5.1 Bài thuốc Tam tý thang

Bài thuốc “Tam tý thang” được viết trong tác phẩm “Phụ nhân đại hoàn lương phương” do Hoàng Duy Tân và Trần Văn Nhủ biên soạn lại tại Tuyển tập phương thang Đông y [Nhà xuất bản Đồng Nai 1995 trang 1168] Đã có nhiều tài liệu chứng minh bài thuốc “Tam tý thang” có tác dụng chống viêm giảm đau…[1], [2], [30]

Thục địa Đương quy Hoàng kỳ Phục linh Tục đoạn Đẳng sâm Bạch thược

Đỗ Trọng

16g 12g 12g 12g 08g 12g 12g 12g Bài thuốc có tác dụng thông khí, hành huyết, trị khí huyết ngưng trệ, chữa tam tý gồm (phong, hàn, thấp tý) [1]; [2]; [22]; [33]

Trang 37

Phân tích bài thuốc:

Trong bài thuốc các vị Độc hoạt, Phòng phong, Tế tân khu phong trừ thấp, tán hàn dưỡng huyết hòa vinh, hoạt lạc thông tý là chủ dược

Đỗ trọng; Thục địa; Tục đoạn bổ ích can thận, cường cân tráng cốt Xuyên khung; Đương quy; Bạch thược; Ngưu tất bổ huyết, hoạt huyết Đảng sâm; Hoàng kỳ; Phục linh; Cam thảo ích khí kiện tỳ đều có tác dụng trợ lực trừ phong thấp

Quế chi ôn kinh, thông dương Tần giao; Phòng phong phát tán phong hàn thấp Các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc có tác dụng vừa trị tiêu bản vừa phò chính khu tà, thường dùng đối với chứng phong hàn thấp tý

1.5.2 Công thức huyệt châm cứu

Công thức huyệt

Bệnh nhân đau theo kinh bàng quang: Giáp tích L2 –L3, Thận du, Đại trường

du, Trật biên, Thừa phù, Ân môn, Ủy trung, Thừa sơn, Côn lôn, A thị huyệt

Bệnh nhân đau theo kinh Đởm: Giáp tích L4-L5: Đại trường du, Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Huyền chung, A thị huyệt [6], [7]

1.5.3 Phương pháp điện châm

Châm cứu là tên gọi chung 2 phương pháp phòng và trị bệnh cổ truyền.Châm là dùng kim (vật nhọn ) đâm, kích thích vào huyệt Cứu là

dùng hơi nóng tác động lên huyệt

Châm và cứu đều nhằm mục đích: Kích thích vào các huyệt, tạo nên những phản ứng thích hợp với từng trạng thái bệnh lý, điều hòa và duy trì sự hoạt động bình thường của cơ thể, tiêu trừ các hiện tượng mất thăng bằng (tức là các hiện tượng bệnh lý), giảm đau [44], [56]

Cứu pháp là phương pháp dùng hơi nóng kích thích trên da vùng huyệt tạo nên phản ứng của cơ thể qua các huyệt vị, thông qua tác dụng của huyệt vị Kinh lạc để tạo điều khí, giảm đau, ôn thông khí huyết, tạo ra hiệu quả điều trị

và phòng ngừa bệnh tật

Trang 38

Châm cứu được sử dụng ở nước ta từ lâu đời Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) có giới thiệu học thuyết kinh lạc, huyệt vị và ghi chép việc dùng châm cứu chữa một số bệnh trong “Hồng nghĩa giác tư y thư” Nguyễn Đại Năng đời nhà Hồ (thế kỷ XV) phụ trách Quảng tế thư soạn “Châm cứu tiệp hiệu diễn ca” Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII) trong bộ “Y tông tâm lĩnh” có

sử dụng châm cứu chữa một số bệnh về nhi khoa [15];

Điện châm là phương pháp dùng dòng điện nhất định tác động lên các huyệt châm cứu để phòng và chữa bệnh Dòng điện được tác động lên huyệt

qua kim châm, hoặc qua các điện cực nhỏ đặt lên da vùng huyệt [24], [34]

Đây là phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu (của y học cổ truyền) với phương pháp chữa bệnh bằng dòng điện (của y học hiện đại)

Do đó phương pháp điện châm có đặc điểm:

- Sử dụng tác dụng chữa bệnh của huyệt vị, kinh lạc

- Sử dụng tác dụng điều trị của dòng điện

- Muốn phát huy đầy đủ hiệu quả của phương pháp điều trị điện trên huyệt phải vận dụng học thuyết kinh lạc và những lý luận YHCT Đồng thời phải có hiểu biết đầy đủ và vận dụng chặt chẽ những tác dụng sinh lý, bệnh lý của các loại dòng điện

- Trong điều trị bằng phương pháp điện châm, chỉ mới dùng phổ cập dòng điện một chiều và dòng xung điện Kích thích của dòng xung điện có tác dụng làm giảm đau, ức chế cơ đau, kích thích hoạt động của các cơ, tăng

cường dinh dưỡng các tổ chức, làm giảm sung huyết, phù nề tại chỗ [10],

[15], [34], [42], [46], [55], [61], [65]

Trang 39

Chương 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Chất liệu nghiên cứu:

2.1.1 Bài thuốc tam tý thang:

- Công thức bài thuốc

TT Tên thuốc Tên khoa học Bộ phận dùng Tiêu

chuẩn

Số lượng

1 Độc hoạt Heracleum

lanatum Michx

Heracleum lanatum Michx (Rễ và thân)

Dược điển IV 12g

2 Đỗ Trọng

Radix Heracleum lanatum Michx

Radix Heracleum lanatum Michx (vỏ cây

Dược điển IV 12g

3 Đương quy Angelecasinensi

sdiels

Radix Angelecasiae (Rễ và thân cây)

Dược điển IV 12g

4 Thục địa

Rehmamnia glutinosa

Radix Rehmamnia glutinosa (Rễ, thân cây)

Dược điển IV 16g

5 Ngưu tất Achyrantheo

bidentata blume

Radix Achyranthis bidentatae (Rễ)

Dược điển IV 12g

6 Tần giao Gentiana

dakuria Fisch

Radix Gentiana dakuria Fisch (Rễ)

Dược điển IV 12g

7 Tế tân

Asarum Sieboldii Miq

Radix Asarum Sieboldii Miq(thân rễ)

Dược điển IV 04g

8 Phục linh

Rhizoma Smilacis glabrae

Radix Rhizoma Smilacis glabrae (thân rễ)

Dược điển IV 12g

9 Quế chi Cinnamomum

Trang 40

Ridix Ligustici brachylobi (Rễ)

Dược điển IV 12g

12 Tục đoạn

Dipsacus japonicus Miq

RadixDipsacus japonicus Miq (Thân rễ)

Dược điển IV 08g

13 Đẳng sâm Codonopsis sp Ridix Codonopsis Dược

Dược điển IV 12g

16 Cam thảo

Glycyrhiza uralensis fish

Ridix Glycyrhiza uralensis fish (thân rễ)

Dược điển IV 04g

[3], [7], [11], [22], [30]

* Nơi sản xuất thuốc: Khoa Dược bệnh viện YHCT tỉnh Thái Bình;

* Thuốc sản xuất theo dây truyền công nghệ hiện đại phù hợp với nguyên lý cổ truyền, thuốc sắc bằng máy được sản xuất tại Hàn Quốc

- Tên máy: Máy tách chiết nhiệt

- Mô hình: Xử lý ksnpB1130 – 240l

- Nhà sản xuất: Nhà máy Kyungseo

- Sản xuất tại: Hàn Quốc

- Chất lượng máy: ISO 900

* Sản phẩm: Dạng thuốc dạng sắc

* Liều lượng và cách dùng: Mỗi thang thuốc sắc và cô đặc còn 300ml chia làm 2 túi mỗi túi 150ml uống sau ăn một giờ, uống liên tục trong vòng 28 ngày [34]

Ngày đăng: 31/05/2018, 20:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn dược học cổ truyền – Trường Đại học dược Hà Nội (2002), Dược học cổ truyền, NXB Y học, Tr 175, 320, 324 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược học cổ truyền
Tác giả: Bộ môn dược học cổ truyền – Trường Đại học dược Hà Nội
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2002
2. Bộ môn dược học cổ truyền – Trường Đại học dược Hà Nội (2005), Dược học cổ truyền, NXB Y học, Tr 165, 166, 175, 177 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược học cổ truyền
Tác giả: Bộ môn dược học cổ truyền – Trường Đại học dược Hà Nội
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2005
3. Bộ môn dược liệu – Trường Đại học dược Hà Nội (2004), Bài giảng dược liệu tập I, Bộ Y tế và Bộ giáo dục và đào tạo, Tr 143, 157 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng dược liệu tập I
Tác giả: Bộ môn dược liệu – Trường Đại học dược Hà Nội
Năm: 2004
4. Bộ môn giải phẫu – Trường Đại học Y khoa Hà Nội (2006), Thần kinh chi dưới, Giải phẫu người, NXB Y học, Tr 142 – 151 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thần kinh chi dưới
Tác giả: Bộ môn giải phẫu – Trường Đại học Y khoa Hà Nội
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2006
5. Bộ môn thần kinh, Trường Đại học Y Thái Bình (2007), Hội chứng thắt lưng hông, Bài giảng thần kinh, NXB Y học. Tr 71-85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội chứng thắt lưng hông
Tác giả: Bộ môn thần kinh, Trường Đại học Y Thái Bình
Nhà XB: NXB Y học. Tr 71-85
Năm: 2007
6. Bộ môn Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Bài giảng Y học cổ truyền tập I, NXB Y học, Tr. 277-283 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Y học cổ truyền tập I
Tác giả: Bộ môn Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2005
7. Bộ môn Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2003), “Đau thần kinh tọa”, Bài giảng Y học cổ truyền tập II, NXB Y học, Tr 140-142 8. Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo (2006), Dược học cổ truyền, NXB Yhọc, Tr 254, 256, 259 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đau thần kinh tọa”," Bài giảng Y học cổ truyền tập II," NXB Y học, Tr 140-142 8. Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo (2006), "Dược học cổ truyền
Tác giả: Bộ môn Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2003), “Đau thần kinh tọa”, Bài giảng Y học cổ truyền tập II, NXB Y học, Tr 140-142 8. Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2006
10. Nguyễn Văn Đàn, Phan Quang Chí Hiếu (2012), “Khảo sát vùng da lưng chịu tác động khi châm tê nhóm huyệt hoa đà giáp tích đoạn D1-D5”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 16, phụ bản số 1, Tr. 54 - 60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khảo sát vùng da lưng chịu tác động khi châm tê nhóm huyệt hoa đà giáp tích đoạn D1-D5”
Tác giả: Nguyễn Văn Đàn, Phan Quang Chí Hiếu
Năm: 2012
12. Nguyễn Văn Đăng (2003), “Đau dây thần kinh hông” Thực hành thần kinh - các bệnh và hội chứng thường gặp, NXB Y học, Tr 308 - 330 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đau dây thần kinh hông”
Tác giả: Nguyễn Văn Đăng
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2003
13. Frank.H.Netter (2007), Các thần kinh hông và mông, hình 503, Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, . pp. 508 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thần kinh hông và mông, hình 503, Atlas giải phẫu người
Tác giả: Frank.H.Netter
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
14. Nguyễn Văn Hải (2007), Đánh giá kết quả điều trị đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng bấm kéo nắn, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II Trường đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả điều trị đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng bấm kéo nắn
Tác giả: Nguyễn Văn Hải
Năm: 2007
15. Dương Trọng Hiếu (2000), Tìm hiểu khả năng giảm đau của châm cứu, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học, Viện YHCT Việt Nam, Tr 182 -194 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu khả năng giảm đau của châm cứu
Tác giả: Dương Trọng Hiếu
Năm: 2000
16. Bùi Việt Hùng (2014), Đánh giá tác dụng của điện trường châm trong điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y học. Tr 40-83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác dụng của điện trường châm trong điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm
Tác giả: Bùi Việt Hùng
Năm: 2014
17. Phạm Vũ Khánh (2011), Thoái hóa khớp, Lão khoa YHCT, NXB Y học, Tr 174-193 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thoái hóa khớp
Tác giả: Phạm Vũ Khánh
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2011
18. Khoa Y học cổ truyền-Trường Đại học Y Hà nội (2005), Điện châm, Châm cứu, NXB Y học, Tr 264-266 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điện châm
Tác giả: Khoa Y học cổ truyền-Trường Đại học Y Hà nội
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2005
19. Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà nội (2005), Châm cứu, Bài giảng Y học cổ truyền, tập 2, NXB Y học, Tr. 345-358 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Châm cứu, Bài giảng Y học cổ truyền, tập 2
Tác giả: Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà nội
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2005
20. Krakauer E.L., Jacobsen J. (2010), Quan điểm của bệnh nhân và thân nhân trong việc các nguyên tắc đánh giá và giảm đau, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 14 (số 4), tr. 789-797 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Krakauer E.L., Jacobsen J
Năm: 2010
21. Hà Thị Lãm (2004), Hội chứng đau thần kinh hông to, Thần kinh học lâm sàng tập I, NXB Y học, Tr 108-131 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội chứng đau thần kinh hông to
Tác giả: Hà Thị Lãm
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2004
22. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Tất Lợi
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2004
23. Hồ Hữu Lương (2001), Đau dây thần kinh hông to, Bệnh học thần kinh (Lâm sàng thần kinh tập II) , NXB Y học.Tr 75-81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đau dây thần kinh hông to
Tác giả: Hồ Hữu Lương
Nhà XB: NXB Y học.Tr 75-81
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w