Cập nhật: 06/09/2010
Khổng là rỗng không, rỗng không như cọng hành hay như ống cao su nhỏ. Sức mạch đi trong óng, ấn nặng tay xem 2 đầu ông vẫn còn mạch mà ở giữa ống rỗng không như không có mạch. Mạch khổng thuộc âm huyết. Âm huyết thường bị thiếu cho nên ống mạch thường gián đoạn.
Mạch Khổng chủ bệnh Huyết. Huyết ứ trệ không lưu hành điều hòa hay làm băng lậu, các loại bệnh mất máu.
6.2.15.MẠCH VI
Vi là nhỏ bé. Đường mạch bé nhỏ như sợi tơ qua lại, tựa hồ có, tựa hồ không, lơ mơ không rõ ràng, hầu như sợi tơ nhện rất dể bị đứt. (Những người có mạch Vi này, phần đông da thịt mỏng mà nhăn nheo).
Mạch vi chủ bệnh hàn. Khí huyết hư hàn, kết lạnh dưới rốn làm đau bụng ỉa chảy.
6.2.16.MẠCH TẾ
Tế là nhỏ. Sức mạch đi tuy nhỏ, nhưng còn có thể xem thấy nó có đi, có lại, chứ không quá nhỏ như mạch Vi. Tức là Tế còn lớn hơn Vi một chút (ta hiểu nhỏ có nghĩa đường mạch teo nhỏ như sợi chỉ, chứ không còn là cái ống mạch nữa).
Mạch Tế chủ bệnh khí huyết suy. Nguyên khí và Tinh huyết đều suy kém.
6.2.17.MẠCH NHU
Nhu là mềm yếu. Sức mạch đi hoàn toàn vô lực, rất là mềm yếu, nhè nhẹ tay xem, thấy mạch đi vút dưới ngón tay mà hơi ấn ngón tay xuống một chút lại không có gì. Xem đi, xem lại, lắng nghe thật kỹ cũng vậy, nghĩa là không chịu để yên cho mà xem thấy sức mạch thế nào.
Mạch Nhu chủ bệnh khí huyết suy kém, lắm mồ hôi. Dương khí không đủ lực bảo vệ bì phu, cho nên mồ hôi ra nhiều (mồ hôi cứ tự nó cứ ra hoài, gọi là tự hãn). Những người già yếu có mạch Nhu, không sao. Những trai tráng và trẻ nhỏ có mạch Nhu không tốt.
6.2.18.MẠCH NHƯỢC
Nhược là yếu ớt. Sức mạch đi yếu ớt. Ấn nặng ngón tay xuống xem hầu như mất hẳn, nâng nhẹ ngón tay lên hoàn toàn không có gì. Đôi khi thấy tựa hồ có, tựa hồ không, như muốn mất hẳn trong cái khoảng có có không không ấy.
Mạch nhược chủ bệnh Tinh Huyết hao mòn suy kém. Hay đau ê xương thịt. Người già có mạch này bệnh, bệnh này cũng không lo ngại, vì tuổi già thì khí huyết phải suy.
6.2.19.MẠCH HƯ
Hư là rỗng tuyếch. Rỗng tuyếch thì không đầy không chắc. Nghĩa là đã hư thì không thực. Sức mạch đi dù để nhẹ tay hay ấn nặng tay xuống xem đều thấy rộng ngang ra hai bên đầu ngón tay, nhưng trong thì rỗng tuyếch mềm xèo không rắn chắc, tức không có lực bất túc (xem mạch Thực số 10 mà so sánh).
6.2.20.MẠCH CÁCH
Cách là cải cách, là đổi thay (không phải cách xa). Khí huyết trong người khi có thay đổi thấy mạch Cách. Ví dụ : di tinh hay băng huyết vậy. Cách còn có nghĩa là da, mạch rắn chắc như để tay đè lên mặt da trống. Sức mạch đi dù để nhẹ tay hay ấn nặng tay xuống thấy đều rắn chắc như có tiếng đánh bừng bực dưới tay ta vậy.
Mạch Cách chủ bệnh hao tinh tổn huyết. Nam nhân có mạch Cách hay bị di tinh, Nữ nhân có mạch Cách hay bị băng lậu, mang thai có mạch Cách hay bị hư thai. Đó là khí huyết tự nó đổi thay theo mức độ quen, tùy khứ, tùy lưu. Mạch này thuộc loại kỳ lạ. Bệnh này thuộc loại chân hư hàn.
6.2.21.MẠCH ĐỘNG
Động là chuyển động không đứng yên. Sức mạch đi, để nhẹ tay thì không thấy, mà ấn nặng ngón tay xuống suy tìm thì có chuyển động, nhưng nó quay quay chuyển động như hạt đậu xoay đi xoay lại ở nguyên một chổ dưới đầu ngón tay ta chứ không xê dịch đi lại ra vào (xem mạch Hoạt số 5 mà so sánh).
Mạch Động chủ bệnh huyết thoát (mất máu), như bệnh băng, lậu, tả lỵ, ho ra máu… bệnh lâu ngày làm hư lao.
6.2.22.MẠCH TÁN
Tán là tan rã, là tản mát không tụ hội lại. Sức mạch đi đi lại lại, tản mát mơ màng không rõ, không có chủ đích đi ở đầu ngón tay. Để nhẹ tay thì có, mà ấn nặng tay thì không có gì. Tức là mạch chỉ có phảng phất ở ngoài (biểu) không có chủ đích ở trong (lý).
Mạch tán chủ bệnh khí tán : khí đã phân tán không hòa hiệp với huyết. Khí đã tán,
không tụ lại đi trong đường mạch, tức là khí ợ ngũ tạng lục phủ đều chia ly phân tán. Khó cứu trị.
Tìm hiểu thêm cho rõ : Nếu có người muốn hỏi “Đã nói Tán là loại mạch xấu, tại sao
mạch Tâm và Phế đều phù mà Tán lại bảo là mạch bình thường? Trả lởi: Trong mạch Phù Đại của Tâm có Đợi lẫn Nhu, trong Mạch Phù Sáp của Phế có Đợi lẫn Đại. Hai mạch đều tựa như Tán, không thật là Tán, nếu thật là Tán, bảo là mạch bình thường sao được. Thật đấy, hai mạch này không Đợi Tán mới đúng là mạch của “Tâm hạ hỏa, Phế thu kim” vậy.
6.2.23.MẠCH PHỤC
Phục không phải là phục tùng, phục vụ, mà là nằm rạp xuống, nằm nép vào một bên không để cho người ta thấy. Ví như phục kích. Phục kích nằm phục một bên đường. Mạch đi nén vào bên cạnh gân xương, mà chìm sâu xuống. Khi xem phải để đầu ngón tay ấn sâu xuống, móc vào bên gân xương mà đun đi đẩy lại mới thấy.
Mạch Phục chủ bệnh Quan, bệnh Cách, nghĩa là tà khí ẩn phục ở trong, âm dương bị bế tắc không phát tiết thông đạt ra được, bắt đái, đái không ra (bệnh Quan), ăn vào bắt thổ ra (bệnh Cách).
6.2.24.MẠCH ĐOẢN
không vượt ra ngoài đầu ngón tay được, tức là khí không đủ sức đẩy đi. Mạch Đoản ngắn trái với với mạch Trường dài (xem mạch Trường số 13 mà so sánh).
Mạch Đoản chủ bệnh khí thiếu (thiếu hơi thở, đoản hơi thở), bởi phế khí hàn trệ hay Vị khí suy nhược làm mệt nhọc, đoản hơi không thở được hơi dài. Bất luận bệnh gì hễ thấy mạch Đoản đều khó trị.
6.2.25.MẠCH XÚC
Xúc là gấp, mau, nhanh. Sức mạch đi mau, đi nhanh như mạch Sác, nhưng bất thường ngừng lại một cái rồi mới đi lại, chứ không đi liên tục.
Mạch Xúc chủ bệnh nhiệt cực. Dương khí quá thịnh. Âm khí không đủ sức hòa hiệp cho cân bằng, nên dương nhiệt kết lại ở trong (lý phận).
6.2.26.MẠCH KẾT
Kết là kết chặt lại, sít lại, chậm lại. Sức mạch đi sít kết lại chậm trễ như mạch Hoãn, mạch Trì nhưng bất thường ngừng lại một cái rồi mới lại đi chứ không đi liên tục. Mạch Kết chủ bệnh Tích, Âm khí quá thịnh, dương khí không lọt vào trong hòa hiệp thì ngoại tà hiệp với nội tà đình trệ lại làm Tích.
6.2.27.MẠCH ĐỢI (ĐẠI)
Đợi là chở đợi, là thay đổi. Sức mạch đi phải chở đợi mà thay đổi. Nghĩa là mạch đi nữa chừng không đủ khí sức đi liên tục, phải ngừng lại chờ đợi đợt khác đến thay mới có lực đi tiếp. Mỗi khi ngừng để chờ đợi ấy có số đếm của mạch đi nhất định chứ không bất thường như Xúc, Kết.
Mạch Đợi chủ tạng khí suy. Nguyên khí của một tạng nào đó đã suy, nguyên khí của Tạng khác phải đến thay vào đó. Tức là 1 tạng đã tuyệt khí, dần dần sẽ đến tạng khác tuyệt khí. Mạch này là mạch chết.