Sự bố trí 6 tạng, 6 phủ tại 3 bộ mạch ở hai cổ tay của 4 Đại gia khác nhau, mà Trần Tu Viên là người phân định tìm hiểu ý nghĩa như sau:
5.1.Nội kinh:
Tay phải Phế-Hung trung Tỳ -Vị Thận-Bàng quang
THỐN QUAN XÍCH
Tay trái Tâm-Đản trung Can-Đởm Thận-Phúc trung
Người nói: trong hình này, Nội kinh : Hữu thốn để xem mạch Phế, Hung trung (là xem
mạch phổi và trong bộ ngực). Tả thốn để xem mạch Tâm, Đản trung (là xem mạch Tim và huyệt Đàn trung ngoài bộ ngực). Còn 2 bộ Xích, để xem mạch 2 bộ Thận và Phúc trung (Phúc trung : trong bụng). Xem mạch trong bụng là xem mạch Tiểu trường và Đại trường, cho nên nói Phúc trung không nói Đại tràng, Tiểu tràng.
Tay phải Phế-Đại tràng Tỳ-Vị Mệnhmôn-Tam tiêu- Tâm bào
THỐN QUAN XÍCH
Tay trái Tâm-Tiêu tràng Can – Đởm Thận-Bàng quang Trong hình này, Vương Thúc Hòa đặt Đại trường, Tiểu trường ở 2 bộ Thốn có ý nghĩa : Phế với Đại trường là biểu lý, nên đặt Đại trường vào hữu Thốn với Phế. Tâm với Tiểu trường là biểu lý, nên đặt Tiểu trường vào Tả thốn với Tâm.
5.3.Lý Tần Hồ:
Tay phải Phế- Hung trung Tỳ -Vị Thận- Đại tràng
THỐN QUAN XÍCH
Tay trái Tâm-Đản trung Can- Đởm Thận- Tiểu tràng, Bàng quang Trong hình này, Lý Tần Hồ đặt Đại tràng vào Hữu xích, Tiểu trường vào Tả xích có ý nghĩa phân loại “Kim hỏa trên dưới” Phế ở trên là Kim thì Đại trường ở dưới cũng là kim. Tâm ở trên là hỏa thì Tiểu trường ở dưới cũng là hỏa.
5.4.Trương Cảnh Nhạc:
Tay phải Phế - Hung trung Tỳ- Vị Thận – Tiểu tràng
THỐN QUAN XÍCH
Tay trái Tâm – Đản trung Can- Đởm Thận- Đại trường, Bàng quang. Trong hình này, Trương Cảnh Nhạc lại đặt Đại trường và Tả xích là có ý nghĩa “Kim thủy tương tòng”- Đại trường thuộc kim đi với Thận thuộc thủy.
Đặt Tiểu trường vào Hữu xích là có ý nghĩa : “Hỏa tòng hỏa”-Tiểu trường thuộc hỏa đi với Mệnh môn (hữu Thận) thuộc Hỏa.
Nói chung: Ý nghĩa bố trí tạng phủ vào 3 bộ mạch của 4 Đại gia đều có ý nghĩa
vững chắc. Ta phải tin theo không thể nói là sai lầm. Tuy nhiên, cũng không nên chấp nệ mà tin chắc vào một lý thuyết nào của một Đại gia nào. Ta phải tùy nghi xét đoán thêm. Vì việc điều trị cũng có khi không thể hoàn toàn bằng cứ vào mạch (mạch một chiều), còn phải đem bệnh chứng mà tham khảo với các bộ mạch khác nữa cho chu đáo hơn, giả tỷ :
-Bệnh Đại trường bí kết hẳn là Đại trường nhiệt, thì mạch Đại trường “hữu xích” nên thực. Nhưng nay ngược lại, mạch Đại trường hư mà mạch Tiểu trường (tả xích) lại thực, thì bệnh Đại tiện bí kết đó phải là “Phế (hữu thốn) Thận (Mệnh môn hữu xích) đồng bệnh”, chứ đâu hẳn là bệnh ở Đại trường.
-Bệnh tiểu tiện nóng gắt hẵn là Tiểu trường nhiệt thì mạch Tiểu trường (tả xích) nên Sác. Nhưng nay ngược lại, mạch Tiểu trường như thường (không Sác), mà mạch Đại trường (hữu xích) lại Sác, thì bệnh tiểu tiện nóng gắt đó phải là Mệnh môn tướng hỏa nóng quá, chứ đâu hẳn là bệnh ở Tiểu trường.
-Nếu cả 2 bệnh ấy mà xem mạch ở hai bộ xích lại như thường thì hẳn là mạch sẽ ừng ở 2 bộ Thốn. Vậy thì nhiệt ở Tâm (tả thốn) chuyển xuống Tiểu trường (tả xích), nhiệt ở Phế (hữu thốn) chuyển xuống Đại tràng (hữu xích) vậy.
-Đó là Trần Tu Viên, người phân định mạch pháp của 2 Đại gia thật rất rõ ràng và đã khải phát ra những pháp lý trong mạch đạo. Như Kim thủy thượng hạ, Kim thủy tương tòng, Hỏa tòng hỏa v.v…Chúng ta học mạch cần phải đọc kỹ. Chúng ta lại nhìn lên 4 bức hình bố trí tạng phủ ở 2 tay của 4 Đại gia thấy rằng : Tâm phế vẫn đứng đầu ở Thốn, Can Tỳ vẫn ở Quanm và 2 Thận vẫn ở Xích không thay đổi. Có thay đổi khác nhau chỉ Lục phủ trên dưới mà thôi, nhưng nhận kỹ ra vẫn có ý tương đồng. Điều đó cần phải ghi nhận.