1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST BỀN VỮNG TẠI KHU DI TÍCH XẺO QUÍTHUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP

98 287 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1 MB

Nội dung

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang ii THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST BỀN VỮNG TẠI KHU DI TÍCH XẺO QUÍT- HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP Tác giả NGUYỄN VĂN NAM Khóa luận được đề trình

Trang 1

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST BỀN VỮNG TẠI KHU DI TÍCH XẺO QUÍT- HUYỆN CAO LÃNH - TỈNH ĐỒNG THÁP

Người thực hiện: NGUYỄN VĂN NAM Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DLST Niên khóa: 2008- 2012

Tháng 06, năm 2012

Trang 2

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang ii

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST BỀN VỮNG TẠI KHU DI TÍCH XẺO QUÍT- HUYỆN CAO LÃNH,

TỈNH ĐỒNG THÁP

Tác giả

NGUYỄN VĂN NAM

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng kĩ sư ngành Quản lí Môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn

TS HÀ THÚC VIÊN

Tháng 06 năm 2012

Trang 3

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang iii

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN

Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: DU LỊCH SINH THÁI

Họ và tên SV: NGUYỄN VĂN NAM Mã số SV: 08157128

Khoá học : 2008 – 2012 Lớp : DH08DL

1 Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển DLST bền vững tại khu di

tích Xẻo Quít- huyện Cao Lãnh- tỉnh Đồng Tháp

2 Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của KDT Xẻo Quít

 Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái của KDT Xẻo Quít

 Xác định giá trị giá trị tài nguyên du lịch của KDTXẻo Quít

 Các giải pháp chính sách và chiến lược phát triển DLST bền vững tại KDT

Xẻo Quít

3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu : tháng 02/2012 Kết thúc: tháng 06/2012

4 GVHD : TS Hà Thúc Viên

Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày … tháng ………năm 2012 Ngày 04 tháng 06 năm

2012

TS Hà Thúc Viên

Trang 4

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang iv

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Hà Thúc Viên, người thầy đã tận tâm dìu dắt, động viên, hướng dẫn, hỗ trợ và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi Trường và Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho tôi, giúp tôi có được nền tảng cơ bản cho khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn các chú, anh, chị công tác tại ban quản lý Khu Di Tích Xẻo Quít đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực địa cũng như cung cấp các số liệu cần thiết để tôi thực hiện đề tài

Cuối cùng, xin cảm ơn bạn bè và đặc biệt là gia đình đã dành cho tôi những tình cảm chân thành, động viên giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt khóa luận này

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Nam

Trang 5

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang v

TÓM TẮT

Đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển DLST bền vững tại khu di tích Xẻo

huyện Cao Lãnh- tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện tại Khu di tích Xẻo

Quít-Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 01/2012 đến tháng 06/2012 Nội dung gồm:

- Khảo sát hiện trạng phát triển DLST tại khu di tích Xẻo Quít: Hiện trạng sử dụng tài nguyên, lượng du khách, doanh thu, các loại hình du lịch, dịch vụ

- Khảo sát tình hình dân cư, sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong khu vực

- Điều tra phân tích và xác định các nhân tố thu hút khách DLST

- Đề xuất định hướng và giải pháp để phát triển DLST bền vững

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên các đặc điểm kinh tế- xã hội của khu di tích,

số lần du lịch của du khách thông qua việc phỏng vấn các đối tượng: nhân viên, cộng đồng địa phương và khách du lịch Nghiên cứu đã lựa chọn các nhân tố có ý nghĩa quan trọng đến quyết định đi du lịch của du khách và xử lý dữ liệu bằng phần mềm EXCEL 2007 Từ đó, nghiên cứu tiến hành xác định giá trị tài nguyên của khu di tích Xẻo Quít trong năm 2012 Đồng thời, nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị cho công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên ở KDT Xẻo Quít nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung

Trang 6

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang vi

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN iv 

TÓM TẮT v 

MỤC LỤC vi 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix 

DANH SÁCH CÁC BẢNG x 

DANH SÁCH HÌNH ẢNH xi 

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ xi 

Chương 1 MỞ ĐẦU 1 

1.1.  ĐẶT VẤN ĐỀ 1 

1.2.  MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2 

1.3.  ĐỐI TƯỢNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU 2 

1.4.  PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 

Chương 2 TỔNG QUAN 3 

2.1.  NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH SINH THÁI (DLST) VÀ DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (DLSTBV) 3 

2.1.1   Khái niệm DLST 3  

2.1.2   Các nguyên tắc cơ bản của DLST 4  

2.1.3   Những yêu cầu cơ bản của DLST 4  

2.1.4   Du lịch sinh thái bền vững 5  

2.2.  TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VIỆT NAM 5 

2.3.  KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP 13 

2.3.1   Vị trí địa lí 13  

2.3.2   Địa hình 15  

2.3.3   Các đơn vị hành chính 15  

2.3.4   Điều kiện tự nhiên 15  

2.3.5   Đặc điểm khí hậu 16  

2.3.6   Dân tộc và tôn giáo 17  

2.3.7   Giao thông 17  

2.3.8   Tài nguyên thiên nhiên 17  

2.3.8.1   Tài nguyên đất 17  

2.3.8.2   Tài nguyên rừng 18  

Trang 7

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang vii

2.3.8.3   Tài nguyên khoáng sản 18  

2.3.8.4   Tài nguyên nước 18  

2.3.8.5   Tài nguyên du lịch 18  

Chương 3 27  NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 

3.1.  NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 27 

3.2.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 

3.2.1   Khảo sát hiện trạng tài nguyên thiên nhiên tại Khu Di Tích Xẻo Quít 27  

3.2.1.1   Phương pháp nghiên cứu tài liệu 27  

3.2.1.2   Phương pháp khảo sát thực địa 28  

3.2.1.3   Điều tra ý kiến khách du lịch, cộng đồng địa phương, nhân viên KDT Xẻo Quít bằng phương pháp điều tra xã hội học 28  

3.2.1.4   Đề xuất giải pháp phát triển DLST bền vững tại khu di tích Xẻo Quít 30  

Chương 4 31  KẾT QUẢ- THẢO LUẬN 31 

4.1.  GIÁ TRỊ VĂN HÓA- LỊCH SỬ 31 

4.1.1   Lịch sử hình thành KDT Xẻo Quít 31  

4.1.2   Chức năng của KDT Xẻo Quít 32  

4.1.3   Đặc điểm khu di tích 32  

4.1.4   Cơ cấu tổ chức KDT Xẻo Quít 37  

4.2.  CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI KHU DI TÍCH XẺO QUÍT 38 

4.3.  HIỆN TRẠNG ĐỘNG THỰC VẬT TẠI KHU DI TÍCH XẺO QUÍT 38 

4.4.  HIỆN TRẠNG DU LỊCH CỦA KHU DI TÍCH XẺO QUÍT 43 

4.4.1   Các sản phẩm DLST tiêu biểu của Khu Di Tích Xẻo Quít 43  

4.4.2   Các dịch vụ phục vụ du lịch của KDT Xẻo Quít 44  

4.4.3   Số lượng khách của KDT Xẻo Quít 44  

4.4.4   Các tuyến du lịch tiêu biểu trong tỉnh đi qua Khu di tích Xẻo Quít 46  

4.5.  SỰ THAM GIA CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH XẺO QUÍT 47 

4.5.1   Sự hiểu biết về DLST của các đối tượng: nhân viên KDT, cộng đồng địa phương, khách du lịch đến với KDT 47  

4.5.2   Những phương tiện truyền thông giúp khách du lịch biết đến KDT Xẻo Quít 49  

4.5.3   Đối tượng khách du lịch đến với KDT Xẻo Quít 50  

4.5.4   Số lần, mục đích, khả năng quay trở lại của khách du lịch khi với KDT Xẻo Quít 51  

4.5.5   Yếu tố thu hút khách đến KDT Xẻo Quít 53  

4.5.6   Kết quả điều tra dân cư ven KDT Xẻo Quít 54  

Trang 8

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang viii

4.6.  ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST KDT XẺO QUÍT THEO

HƯỚNG BỀN VỮNG 57 

4.6.1   Phân tích SWOT đối với hoạt động DLST tại KDT Xẻo Quít 57  

4.6.2   Xác định giải pháp phát triển DLST tại KDT Xẻo Quít 59 

4.6.3   Đề xuất các giải pháp cụ thể phát triển DLST KDT Xẻo Quít theo hướng bền vững 61  

Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 67 

5.1.  KẾT LUẬN 67 

5.2.  KIẾN NGHỊ 68 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 

1.  TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 69 

2.  TÀI LIỆU INTERNET 69 

PHỤ LỤC 70 

Trang 9

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang ix

ESCAP

(United Nations Economic and Social

Commission for Asia and the Pacific)

Ủy ban kinh tế- xã hội Liên hiệp Quốc khu vực châu Á Thái Bình Dương

(World Wide Fund life)

Quỷ bảo tồn động vật hoang dã thế giới

Trang 10

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang x

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011 6 

Bảng 2.2: Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2011 6 

Bảng 2.3: Một số đặc trưng khí hậu của tỉnh Đồng Tháp 16 

Bảng 2.4: Thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Đồng Tháp 21 

Bảng 3.1: Kế hoạch khảo sát thực địa 28 

Bảng 3.2:Bảng tổng hợp phân tích SWOT 30 

Bảng 4.1: Số loải của 59 họ thực vật ở Xẻo Quít 39 

Bảng 4.2 : Danh sách thực vật hoang dại phổ biến trong khu vực Xẻo Quít 40 

Bảng 4.3 :Số loài của các loài động vật ở Xẻo Quít 42 

Bảng 4.4: Số lượng khách của KDT Xẻo Quít giai đoạn 2000 – 2011 45 

Bảng 4.5: Tìm hiểu nhận thức về DLST của ba nhóm đối tượng nhân viên KDT, CĐĐP, khách du lịch 47 

Bảng 4.6: Bảng số lần khách đến KDT Xẻo Quít 51 

Bảng 4.7: Tìm hiểu nhận thức về độ tuổi, địa chỉ thường trú và nghề nghiệp của cộng đồng địa phương 55 

Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả một số câu hỏi phỏng vấn cộng đồng địa phương 55 

Bảng 4.9: Ma trận SWOT về khả năng phát triển DLST tại KDT Xẻo Quít 58 

Trang 11

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang xi

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Bản đồ hành chính Đồng Tháp 14 

Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý KDT Xẻo Quít năm 2010 37 

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Thể hiện sự hiểu biết về DLST của 3 đối tượng nhân viên, CĐĐP, khách du lịch 48 

Biểu đồ 4.2:Phương tiện thông tin tác động đến đi du lịch của du khách đến KDT Xẻo Quít49  Biểu đồ 4.3 Đối tượng khách du lịch đến KDT Xẻo Quít 50 

Biểu đồ 4.4 Độ tuổi khách du lịch đến KDT Xẻo Quít 50 

Biểu đồ 4.5: Mục đích chọn KDT Xẻo Quít làm điểm đến của khách du lịch 52 

Biểu đồ 4.6: Tình trạng khách du lịch quay trở lại KDt Xẻo Quít 53 

Biểu đồ 4.7: Yếu tố thu hút khách đến KDT Xẻo Quít 54 

Trang 13

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Khi kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của con người được cải thiện, các công trình, nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp, khu đô thị… mọc lên hàng loạt kết hợp với các chất thải từ chính cuộc sống của con người thải ra đã làm cho chất lượng môi trường sống của con người phần nào giảm sút Nhu cầu được hòa mình với thiên nhiên, thư giãn trong môi trường không khí trong lành, mát mẻ với những nét văn hóa truyền thống là tất yếu Và du lịch sinh thái (DLST) có thể đáp ứng được mong muốn đó Tuy nhiên, DLST vẫn còn là một loại hình du lịch khá mới mẻ ở Việt Nam, một đất nước có tài nguyên thiên nhiên (TNTN) phong phú, đa dạng và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

Đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực có tiềm năng về du lịch, độc đáo, không giống với vùng miền nào của cả nước Nơi đây, cảnh quan sinh thái đặc trưng là đồng bằng và biển đảo, một vùng sông nước hữu tình và quyến rũ, cây trái bốn mùa trĩu quả, môi trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú kết hợp với tinh hoa văn hóa, lịch sử của cộng đồng 4 dân tộc anh em: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm; với nhiều lễ hội dân gian truyền thống mang bản sắc văn hóa độc đáo và “tính cách con người Phương Nam” luôn thể hiện sự “hiền hòa, hiếu khách, phóng khoáng và hòa hiệp” là những sản

du lịch thật sự thú vị

Trong đó, là tỉnh nằm trong ba tỉnh của Đồng Tháp Mười, Đồng Tháp như được thiên nhiên ưu ái cho đừơng giao thông thuận tiện Hệ thống sông ngòi chằng chịt với con sông chính là Sông Tiền chạy dài 152km (một nhánh của sông Mê Kông), đường

bộ liên tỉnh dài 300km, thêm một loạt kênh rạch đan xen khiến Đồng Tháp là điểm đến

du lịch lí tưởng Do Đồng Tháp những năm gần đây vừa được khai phá nên hầu như nơi đây vẫn còn nhiều nét hoang sơ, và là một địa điểm du lịch sinh thái thú vị

Để phát huy hết tiềm năng du lịch của tỉnh Đồng Tháp và thế mạnh của rừng tràm Xẻo Quít Bên cạnh đó cũng nhằm nâng cao hoạt động du lịch sinh thái của tỉnh hiện nay, tạo thế phát triển du lịch sinh thái cho tỉnh Đồng Tháp tôi tiến hành thực hiện

Trang 14

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 2

đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển khu du lịch sinh thái bền vững tại khu di

tích Xẻo Quít- huyện Cao Lãnh- tỉnh Đồng Tháp”

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

- Đánh giá hiện trạng môi trường tại khu di tích Xẻo Quít

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại khu di tích Xẻo Quít

- Định hướng và giải pháp khai tài nguyên phát triển bền vững du lịch sinh thái tại khu di tích Xẻo Quít

1.3 ĐỐI TƯỢNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU

Các nhân tố tác động đến hoạt động du lịch tại khu di tích Xẻo Quít

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Không gian: khu di tích Xẻo Quít và cộng đồng xung quanh khu di tích Xẻo Quít

- Thời gian: từ tháng 01/2012 đến tháng 06/2012

Trang 15

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 3

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH SINH THÁI (DLST) VÀ DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (DLSTBV)

2.1.1 Khái niệm DLST

DLST (Ecotourism) là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc

độ khác nhau Đối với một số người, DLST là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép là

“du lịch” và “sinh thái”

Một số người quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên, đã xuất hiện từ 1800 mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như leo núi, tắm biển, … đều được hiểu

“Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”

Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế

kỷ XX, cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất

“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với

sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”

Trang 16

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 4

2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của DLST

- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn

- Bảo vệ môi trường và duy trì HST

- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng

- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho CĐĐP

2.1.3 Những yêu cầu cơ bản của DLST

Những yêu cầu cơ bản để có thể tổ chức được DLST bao gồm:

- Sự tồn tại của các HST tự nhiên điển hình với tính ĐDSH cao

- HST tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu tự nhiên và ĐTV là điều kiện cần có để phát triển DLST

- Những vấn đề liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST:

+ Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao hiểu biết cho du khách về các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa CĐĐP

+ Hoạt động DLST đòi hỏi phải theo các nguyên tắc chỉ đạo nhằm bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa dân địa phương với khách du lịch

- Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch về tự nhiên, văn hóa bản địa

- Cần được tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”

+ Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu vực có thể tiếp nhận

+ Đứng ở góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ

sử dụng gây ra

+ Đứng ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì bản thân họ sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác

Trang 17

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 5

+ Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa – xã hội, kinh tế – xã hội của khu vực

+ Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa, mà khu du lịch có khả năng phục vụ

 Khó có thể xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực vì

khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng

Phát triển DLST bền vững phải đảm bảo phát triển cân bằng cả ba mục tiêu:

- Mục tiêu xã hội: nâng cao sức khỏe, trình độ, văn hóa cộng đồng

- Mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP

- Mục tiêu bảo vệ tài nguyên môi trường

2.2 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VIỆT NAM

Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế

to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như cộng đồng người dân các địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi

có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn Ngoài ra, du lịch sinh thái còn

Trang 18

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 6

góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động

giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí Chính vì vậy ở nhiều nước

trên thế giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế, du lịch sinh thái còn

được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua quá

trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch,

của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch

Bảng 2.1: Khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011

2011

Năm

2011

Tháng 12/201

1 so với tháng trước (%)

Tháng 12/20

11 so với tháng 12/20

10

Năm

2011

so với năm

Đi công việc 101.435 98.967 1.003.005 97,6 108,6 98,0

Thăm thân nhân 98.889 99.388 1.007.267 100,5 184,6 175,5

Trang 19

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 7

Trong tháng 12, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 593.408 lượt, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2010 Tính chung cả năm 2011 ước đạt 6.014.032 lượt, tăng 19,1% so với năm 2010

Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 độ

vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3200 km đường bờ biển, hàng ngàn hòn đảo…, và trên lãnh thổ đó là nơi sinh sống của cộng đồng nhiều dân tộc với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, đấu tranh giữ nước với nhiều truyền thống có những nét đặc trưng riêng, nhiều di tích văn hóa lịch sử nên Việt Nam có nhiều điều kiện phát triển du lịch sinh thái

- Về các tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch sinh thái, nét thể hiện rõ nhất

là ở Việt Nam có sự đa dạng sinh học khá cao, cũng như các hệ sinh thái đặc trưng

- Về thành phần các loài động thực vật, tại Việt Nam có tới 14.624 loài thực vật thuộc gần 300 họ, trong đó có nhiều loài cổ xưa và hiếm có, ví dụ như Tuế phát triển

từ Đại Trung Sinh, các loài có giá trị kinh tế gồm hơn 1000 loài lấy gỗ, 100 loài có dầu, hơn 1000 loài cây thuốc, 100 loài quả rừng ăn được Về động vật có tới 11.217 loài và phân loài, trong đó có 1.009 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát lưỡng cư, 2000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài tôm, cua, nhuyễn thể và thủy sinh vật khác Về các loài thú, Việt Nam có 10 loài đặc trưng nhiệt đới: Cheo, Đồi, Chồn bay, Cầy mực, Cu li, Vượn, Tê tê, Voi, Heo vòi, Tê giác và đặc biệt, trong thế kỷ 20 có 5 loài thú lớn mới được phát hiện thì đều ở Việt Nam Điều này chứng tỏ tính đa dạng sinh học của nước ta còn khá cao và có thể còn có nhiều loài sinh vật mới có mặt tại Việt Nam

- Cùng với các loài động thực vật tự nhiên, Việt Nam còn là một trung tâm của cây trồng nhân tạo Trên thế giới có 8 trung tâm cây trồng thì 3 trung tâm tập trung ở Đông Nam Á (Nam Trung Hoa - Hymalaya; Ấn Độ - Miến Điện; Đông Dương - Indonexia) với khoảng 270 loài cây nông nghiệp, riêng ở Việt Nam đã có hơn 200 loài cây trồng, trong đó có tới 90% cây trồng thuộc Trung tâm Nam Trung Hoa, 70% cây trồng thuộc trung tâm Ấn, Miến Đây là tiền đề cho tổ chức du lịch sinh thái canh nông

Về các hệ sinh thái tự nhiên, Việt Nam có một số hệ sinh thái đặc trưng gồm:

Trang 20

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 8

- Hệ sinh thái san hô ở Việt Nam khá giàu về thành phần loài, tương đương với các khu vực giàu san hô khác ở Tây Thái Bình Dương, trong đó ở khu vực ven bờ phía Bắc có 95 loài, ở khu vực ven bờ phía Nam có 255 loài Trong các rạn san hô quần tụ nhiều loài sinh vật khác nhau, nhiều loài có màu sặc sỡ và có giá trị kinh tế cao

- Hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng có những đặc thù riêng, trong đó nổi bật là các hệ sinh thái ngập mặn ven biển trải dài dọc bờ biển từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Mũi Nai (Kiên Giang) Tiêu biểu nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long phân

bố một diện tích lớn các hệ sinh thái đất ngập nước, chủ yếu là các hệ sinh thái ngập mặn và các hệ sinh thái đất ngập phèn Trong các hệ sinh thái ngập mặn thì các hệ sinh thái rừng ngập mặn châu thổ sông Cửu Long nuôi dưỡng một số lớn diệc, cò, cò lớn,

cò quăm Tại đây có các sân chim lớn Rừng ngập mặn là nơi sinh sản, cư trú của nhiều hải sản, chim nước, chim di cư và các loài động vật có ý nghĩa kinh tế lớn như khỉ, lợn rừng, kỳ đà, chồn, trăn Một dạng hệ sinh thái đất ngập nước điển hình khác

là các đầm lầy nội địa hoặc đầm phá ven bờ, trong đó có các hệ sinh thái rừng tràm U Minh, tứ giác Long Xuyên là nổi tiếng Các hệ sinh thái đầm lầy nội địa kết hợp với các vùng sình lầy cửa sông tạo nên các vùng đất ngập nước lớn ở hai châu thổ, nơi có

số lượng lớn chim cư trú và chim di cư hàng năm cùng với nguồn lợi quý là mật ong rừng

- Hệ sinh thái vùng cát ven biển của nước ta đa dạng với 60 vạn ha, tập trung chủ yếu ở ven biển miền Trung (30% tổng diện tích) Các nhóm hệ sinh thái cát hình thành trên các loại cát khác nhau: hệ sinh thái vùng cồn cát trắng vàng; hệ sinh thái vùng đất cát biển; hệ sinh thái vùng đất cát đỏ Đặc biệt lớn là khối cát đỏ ở Tây Bắc Phan Thiết với các cồn di động (do gió tạo nên) vừa có sức hấp dẫn lớn với du khách, vừa có thể phục vụ sản xuất nông nghiệp (trồng hoa màu, dưa hấu, đào lộn hột )

- Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới với nét đặc trưng là hệ thống các khu rừng đặc dụng là nơi lưu trữ các nguồn gen quý của nước ta phân bố ở khắp từ Nam ra Bắc, từ đất liền tới các hải đảo Tính đến năm 2004, cả nước đã có 107 khu rừng đặc dụng trong đó có 28 vườn quốc gia, 43 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường với tổng diện tích là 2.092.466 ha

Trang 21

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 9

với nét đặc trưng là hệ thống các khu rừng đặc dụng là nơi lưu trữ các nguồn gen quý của nước ta phân bố ở khắp từ Nam ra Bắc, từ đất liền tới các hải đảo Tính đến năm 2004, cả nước đã có 107 khu rừng đặc dụng trong đó có 28 vườn quốc gia, 43 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường với tổng diện tích là 2.092.466 ha

- Các tiềm năng nhân văn cho phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng rất

đa dạng và phong phú Dân tộc Việt Nam có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước với nền văn hóa đa dạng bản sắc của 54 dân tộc anh em, trong đó có nhiều tài nguyên đặc biệt có giá trị Chỉ tính riêng về các di tích, trong số khoảng 40.000 di tích hiện có thì hơn 2.500 di tích được Nhà nước chính thức xếp hạng Tiêu biểu nhất Cố

Đô Huế; đô thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

Ngoài các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, nhiều nghề thủ công truyền thống với kỹ năng độc đáo, nhiều lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc cùng với những nét riêng, tinh tế của nghệ thuật

ẩm thực được hòa quyện, đan xen trên nền kiến trúc phong cảnh có giá trị triết học phương Đông đã tạo cho Việt Nam sức hấp dẫn về du lịch

Mặc dù có tiềm năng phát triển, song du lịch sinh thái ở Việt Nam mới ở giai đoạn khởi đầu Đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, du lịch sinh thái còn là loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý và khai thác sử dụng tài nguyên phục vụ cho mục đích du lịch Công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản

và quy hoạch phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế Nhiều địa phương, nhiều công ty

lữ hành đã cố gắng xây dựng một số chương trình, tuyến du lịch mang sắc thái của du lịch sinh thái đã được xây dựng song quy mô và hình thức còn đơn điệu, mờ nhạt, sản phẩm và đối tượng thị trường còn chưa rõ nên ít có khả năng thu hút khách Mặt khác việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ điều hành quản lý, hướng dẫn viên du lịch sinh thái còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển

Tuy là loại hình du lịch khá mới ở nước ta, nhưng trước nhu cầu của thị trường

và khả năng đáp ứng của các tiềm năng du lịch sinh thái của Việt Nam, tại một số nơi hoạt động du lịch sinh thái cũng đã hình thành dưới các hình thức khai thác tiềm năng

Trang 22

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 10

tài nguyên du lịch tự nhiên khác nhau như du lịch tham quan, nghiên cứu ở một số khu vườn quốc gia (Cát Bà, Cúc Phương, Ba Bể, Nam Cát Tiên, Tam Nông, U Minh ); du lịch thám hiểm, nghiên cứu vùng núi cao như Phanxipăng; du lịch tham quan miệt vườn, sông nước đồng bằng sông Cửu Long; du lịch lặn biển (Hạ Long - Cát Bà, Nha Trang), thám hiểm hang động (Phong Nha) Thị trường khách của loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam còn rất hạn chế Phần lớn khách du lịch quốc tế đến các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên là từ các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc, còn khách nội địa là sinh viên, học sinh và cán bộnghiên cứu Trong số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hàng năm chỉ có khoảng 5 - 8% tham gia vào các tour du lịch sinh thái tự nhiên và khoảng 40 - 45% tham gia vào các tour du lịch tham quan - sinh thái nhân văn Còn đối với thị trường khách du lịch nội địa tỷ lệ này thấp hơn

Nhận thức rõ vai trò của du lịch sinh thái đối với sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và bảo vệ tài nguyên, môi trường đảm bảo cho sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, vào tháng 9/1999, Tổng cục Du lịch Việt Nam

đã phối hợp với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và ủy ban Kinh tế - Xã hội Châu á Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức Hội thảo quốc tế về xây dựng khung chiến lược phát triển du lịch sinh thái làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam cũng như đẩy mạnh hợp tác phát triển hoạt động du lịch sinh thái của Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế Tại Hội thảo này, các chuyên gia và các nhà quản lý du lịch Việt Nam cùng phối hợp với chuyên gia quốc tế

đã xây dựng định nghĩa du lịch sinh thái như sau:“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” Đây là cơ sở

lý luận khá quan trọng tạo tiền đề cho việc tổ chức triển khai các hoạt động thực tiễn đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch sinh thái trong thời gian tiếp theo Cùng với việc xây dựng định nghĩa về du lịch sinh thái; những nguyên tắc, những yêu cầu cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái cũng được thảo luận và đưa ra tại hội thảo này

Để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái Việt Nam theo định hướng chiến lược phát triển du lịch đã được Chính Phủ phê duyệt, căn cứ vào sự phân bố về mặt không gian của các vùng sinh thái đặc thù với sự có mặt của các loài sinh vật đặc hữu, cũng

Trang 23

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 11

như căn cứ vào các điều kiện về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng , trong tương lai định hướng tổ chức không gian cho hoạt động du lịch sinh thái ở Việt Nam có thể theo các hướng sau:

- Vùng núi và ven biển Đông Bắc: bao gồm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng Các giá trị du lịch sinh thái ở khu vực này

là hệ sinh thái trên núi đá vôi, hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái san hô Tiêu biểu là khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Sơn, Hữu Liên - Lạng Sơn; vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn; hồ Núi Cốc - Thái Nguyên; vườn quốc gia Bái Tử Long - Quảng Ninh; vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng; hệ sinh thái san hô ở khu vực Hạ Long và Cát Bà Các loại hình du lịch sinh thái có thể tổ chức được bao gồm tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái đặc thù, du lịch mạo hiểm, du lịch lặn biển

- Vùng núi Tây Bắc - Hoàng Liên Sơn: không gian hoạt động du lịch sinh thái ở vùng này chủ yếu bao gồm phần phía Tây của 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu với vùng sinh thái núi cao Sapa - Fan Xi Păng có nhiều loài sinh vật ôn đới và vườn quốc gia Hoàng Liên nơi có tới 38 loài động vật thuộc loài quý hiếm cần được bảo vệ Các loại hình du lịch sinh thái có thể tổ chức được ở khu vực này bao gồm: tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái vùng núi cao, du lịch mạo hiểm

- Vùng đồng bằng sông Hồng: với không gian chủ yếu thuộc các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình Trên phạm vi không gian vùng du lịch sinh thái này có 4 vườn quốc gia là Ba Vì, Tam Đảo, Xuân Thủy và Cúc Phương Căn

cứ vào các đặc điểm sinh thái tự nhiên và điều kiện có liên quan hoạt động du lịch sinh thái ở vùng này chủ yếu là tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái đặc thù kết hợp với thắng cảnh và du lịch văn hóa

- Vùng Bắc Trung Bộ: bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và khu vực Đông Nam Thừa Thiên - Huế, phần phía Tây Đà Nẵng và Quảng Nam Địa bàn này được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao với nhiều vườn quốc gia (Bến En,

Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha Kẻ Bàng, Bạch Mã) là những khu rừng nguyên sinh rộng lớn Đây cũng là vùng mà trong thời gian qua đã phát hiện 3 loài thú mới là Sao

la, Mang lớn và Voọc Hà Tĩnh Ngoài tính đa dạng sinh học, ở vùng này còn có Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với động Phong Nha được công nhận là di sản thế giới

Trang 24

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 12

Chính vì vậy tiềm năng du lịch sinh thái ở vùng này là rất lớn Các loại hình du lịch sinh thái có thể tổ chức được ở khu vực này bao gồm: tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch lặn biển

- Vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: bao gồm phần phía Tây của Tây Nguyên, một phần phía Bắc Lâm Đồng xuống đến Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận Các hệ sinh thái điển hình của vùng bao gồm hệ sinh thái rừng khộp mà tiêu biểu ở Yok Đon, hệ sinh thái đất ngập nước ở Hồ Lắc, hệ sinh thái vùng núi cao ở Ngọc Linh,Bidoup - Núi Bà, hệ sinh thái san hô ở Nha Trang, hệ sinh thái cát ở Mũi Né Đây là vùng tập trung nhiều hệ sinh thái điển hình và cũng là nơi được thế giới công nhận có tính đa dạng sinh học cao, là nơi duy nhất ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á có đủ 4 loài bò xám và bò sừng xoắn và cũng là nơi còn có nhiều loài chim, thú, bò sát, cá, các loài thực vật thuộc diện quý hiếm, đặc hữu ở Việt Nam và trên thế giới Các loại hình du lịch sinh thái có thể tổ chức được ở khu vực này bao gồm: tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch lặn biển

- Vùng Đông Nam Bộ: không gian chủ yếu bao gồm khu vực vườn quốc gia Cát Tiên (Lâm Đồng - Bình Phước - Đồng Nai), vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh) Tính đa dạng sinh học của vùng này cũng được đánh giá là khá cao với nhiều hệ sinh thái điển hình, trong đó đáng chú ý là các hệ sinh thái ở Cát Tiên với loài tê giác Giava Các loại hình du lịch sinh thái chủ yếu có thể tổ chức được ở vùng này bao gồm: tham quan nghiên cứu các

hệ sinh thái điển hình, du lịch mạo hiểm

- Vùng đồng bằng sông Mê Kông: với 2 hệ sinh thái điển hình là đất ngập nước

và rừng ngập mặn, không gian hoạt động du lịch sinh thái ở vùng này chủ yếu tập trung ở các tỉnh dọc sông Mekông và các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang Rừng ngập mặn Cà Mau; Tràm Chim Đồng Tháp - nơi bảo tồn loài sếu cổ trụi; các vườn quốc gia U Minh Thượng, Phú Quốc là những nơi có giá trị đặc biệt cho hoạt động du lịch sinh thái Ngoài ra, các miệt vườn, đặc biệt trên các cù lao dọc sông Tiền, sông Hậu là những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của vùng Tính độc đáo của hoạt động

du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng ở vùng đồng bằng sông Mekông là du lịch sông nước, miệt vườn

Trang 25

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 13

Tóm lại, du lịch sinh thái là hoạt động du lịch mới phát triển một vài thập kỷ gần đây và đang trở thành một xu hướng tích cực để đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững gắn liền với việc bảo tồn thiên nhiên và môi trường, các giá trị nhân văn giàu bản sắc văn hóa của mọi dân tộc, thông qua việc giáo dục nhận thức của xã hội, của cộng đồng Việt Nam là một nước có điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với những ưu thế của thiên nhiên nhiệt đới ẩm, địa hình, cảnh quan đa dạng với nhiều hệ sinh thái điển hình khác nhau từ vùng núi cao nguyên đến vùng đồng bằng ven biển và hải đảo Trên những khu vực cảnh quan này là địa bàn cư trú của hàng chục các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam với những phong tục tập quán, nền văn nghệ dân gian đặc sắc

Để đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch nói riêng và công cuộc phát triển kinh tế xã hội của nước tanói chung, du lịch sinh thái là loại hình cần được đẩy mạnh phát triển trên cơ sở khai thác hợp lý các thế mạnh tiềm năng của tài nguyên du lịch Việt Nam Để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái đòi hỏi phải có sự chỉ đạo, phối kết hợp đồng bộ thể hiện ở 3 lĩnh vực chủ yếu: chủ trương đường lối chính sách của Nhà nước, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp và sự tham gia của cộng đồng dân

cư địa phương

Trong tương lai không xa, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành dưới sự đạo của Tổng cục Du lịch theo định hướng mà Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ, chắc chắn du lịch sinh thái sẽ là tiền đề để phát triển du lịch bền vững, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

2.3 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP

2.3.1 Vị trí địa lí

Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 3375,4 km2 Đồng Tháp nằm ở tọa độ 10007’-10058’ vĩ độ Bắc và 105012’-105056’ kinh độ Đông, phía bắc giáp tỉnh Prây Veng (Cam pu chia) trên chiều dài biên giới 48,7 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long

An và Tiền Giang Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km về phía Tây Nam

Trang 26

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 14

Hình 2.1: Bản đồ hành chính Đồng Tháp

(Nguồn: Cổng Thông tin Đồng Tháp ,2012)

Trang 27

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 15

Vùng phía nam, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình lòng máng dốc

từ hai phía sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8-1,0 m Do địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thường bị ngập nước khoảng 1 m

Ngoài sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và sông Sở

Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía bắc tỉnh Phía nam tỉnh cũng có một số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và sông Sa Đéc Các sông này cùng với 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cấp I, 2400 km kênh đào cấp II và III đã hình thành hệ thuỷ nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước ngọt vào đồng

2.3.3 Các đơn vị hành chính

Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Đồng Tháp là 1.665.420 người Hiện nay Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với 129 xã, 17 phường, 9 thị trấn, bao gồm:

- 1 thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố loại III) là thành phố Cao Lãnh

- 1 thị xã là thị xã Sa Đéc (đô thị loại III)

- 9 huyện gồm: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười

2.3.4 Điều kiện tự nhiên

Đồng Tháp có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười nên cảnh quan và sinh thái có nhiều nét đặc sắc Đồng Tháp có Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười, đang được nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc

tế quan tâm Tràm chim có nghĩa là rừng tràm có chim Khu bảo tồn thiên nhiên này rộng 7500 ha Ngoài 140 loài cây dược liệu, 40 loài cá, hàng chục loài trăn, rắn, rùa và nhiều loại động thực vật khác, Tràm Chim còn có 198 loài chim, trong đó có những loài nhiều nơi trên thế giới không có như: bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời và đặc biệt

Trang 28

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 16

là sếu đầu đỏ, loại chim này còn có tên là sếu cổ trụi và tên dân gian Việt Nam gọi là hạc Trong tâm linh người Việt, hạc là loài chim biểu tượng cho sức mạnh, lòng chung thuỷ và sự trường tồn nên trong đình, chùa và trên các bàn thờ của nhiều gia đình, hạc

là vật thiêng được thờ ở vị trí trang trọng

2.3.5 Đặc điểm khí hậu

Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới quanh năm, đồng nhất trên toàn lãnh thổ với hai màu rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5-11, mùa khô từ tháng 12-4 năm sau Tổng số giờ nắng trung bình/ năm của Đông Tháp là 2.714,4 giờ, tổng bức xạ hằng năm đạt tới 130- 135 kcal/ cm2/ năm, cán cân bức xạ : 70-75 kcal/ cm2/ nămtạo cho lãnh thổ có tổng nhiệt độ hằng năm cao trên 9.300oC

Nhiệt dộ trung bình năm khoảng 27,2oC, biên độ trung bình nhỏ hơn 3o- 4oC, mùa đông không lạnh như các tỉnh phía Bắc Một đặc điểm nổi bật về khí hậu của Đồng Tháp là nơi đây không có bão, gió to

Tuy nhiên, do lượng mưa trung bình năm cao 1.283.2 mm lại phân bố không rõ rệt Mưa nhiều vào các tháng mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung 90% lượng mưa cả năm, mưa lớn vào các tháng 9, 10 thường gây nên ngặp úng trong vùng Từ tháng 12 đến tháng 4 là thời kì mưa ít, gây hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất, dời sống của con người

Bảng 2.3: Một số đặc trưng khí hậu của tỉnh Đồng Tháp

Về độ ẩm, Đồng Tháp có độ ẩm trung bình năm khoảng 85% Vào các tháng mưa

dộ ẩm cao hơn các tháng khô nhưng không chênh lệch nhiều như lượng mưa

Trang 29

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 17

Tóm lại, ngoài một số hạn chế về thời tiết theo mùa có ảnh hưởng đến nông nghiệp, nhìn chung điều kiện khí hậu trên chẳng những thuận lợi cho hệ động thực vật Đồng Tháp phát triển đa dạng, phong phú mà còn thuận lợi cho phát triển du lịch quạh năm

2.3.6 Dân tộc và tôn giáo

Ở Đồng Tháp có nhiều tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo và Công giáo Tính cách người dân Đồng Tháp mang đậm nét đặc trưng chung của đồng bằng Nam Bộ: cần cù, hiền lành, phóng khoáng, cởi mở và giàu lòng mến khách

2.3.7 Giao thông

Thành phố Cao Lãnh cách quốc lộ 1A 36km, cách Tp Hồ Chí Minh 162km Nằm trên bờ sông Cao Lãnh (một nhánh nhỏ của sông Tiền tách ra sau 15km lại chảy vào sông Tiền), ở ngay sát Đồng Tháp Mười mênh mông, từ xa xưa Cao Lãnh đã là một đô thị sầm uất và là trung tâm kinh tế của Đồng Tháp

Có tuyến xe khách trực tiếp từ Tp Hồ Chí Minh, Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long

và Long Xuyên tới Cao Lãnh Thị xã Sa Đéc cách Tp Hồ Chí Minh 143km, nằm ở nút giao giữa Vĩnh Long và Long Xuyên

2.3.8 Tài nguyên thiên nhiên

2.3.8.1 Tài nguyên đất

- Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa (có diện tích 191.769 ha, chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên Đây là nhóm đất thuộc đã trải qua lịch sử canh tác lâu dài, phân bố khắp 10 huyện thị (trừ huyện Tân Hồng); nhóm đất phèn (có diện tích 84.382 ha, chiếm 25,99% diện tích tự nhiên, phân bố khắp 10 huyện, thị (trừ thị xã Cao Lãnh); đất xám (có diện tích 28.150 ha, chiếm 8,67% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa hình cao ở huyện Tân Hồng và huyện Hồng Ngự); nhóm đất cát (có diện tích 120 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Động Cát và Gò Tháp, huyện Tháp Mười)

- Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lượng thực

Trang 30

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 18

2.3.8.2 Tài nguyên rừng

- Trước đây đa số các diện tích ẩm, lầy thấp ở Đồng Tháp Mười được bao phủ bởi rừng rậm, cây tràm được coi là đặc thù của Đồng Tháp Mười Do khai thác không hợp lý đã làm giảm đến mức báo động, gây nên mất cân bằng sinh thái Ngày nay, nguồn rừng chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000 ha Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi

- Rừng của tỉnh có: rừng tràm (phân bổ chủ yếu ở huyện Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh); rừng bạch đàn (ở huyện Tân Hồng Phân theo công dụng có: rừng đặc dụng (phân bổ ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim, Khu di tích Xẻo Quít, Gò Tháp), rừng phòng hộ, rừng sản xuất

2.3.8.3 Tài nguyên khoáng sản

- Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có: cát xây dựng các loại, phân bố ở ven sông, cồn hoặc các cù lao, là mặt hàng chiến lược của tỉnh trong xây dựng; sét gạch ngói: có trong phù sa cổ, trầm tích biển, trầm tích sông, trầm tích đầm lầy, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với trữ lượng lớn; sét cao lanh

có nguồn trầm tích sông, phân bố ở các huyện phía bắc tỉnh; than bùn: có nguồn gốc trầm tích từ thế kỷ thứ IV, phân bố ở huyện Tam Nông, Tháp Mười với trữ lượng khoảng 2 triệu m3

2.3.8.4 Tài nguyên nước

- Nước mặt: Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự Phía Nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt

- Nước ngầm: Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp

2.3.8.5 Tài nguyên du lịch

 Tiềm năng phát triển du lịch

Trang 31

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 19

Là một tỉnh nông nghiệp, Đồng Tháp sản xuất nhiều lương thực và các loại nông, thủy sản có giá trị xuất khẩu Đất đai Đồng Tháp màu mỡ bởi phù sa do hai con sông Tiền và sông Hậu cung cấp hàng năm, xóm làng trù phú giữa bốn bề cây cối xanh tươi

Vì thế Đồng Tháp được biết đến như một vựa lúa của cả nước Ở đây có giống lúa nổi một loài lúa mọc tự nhiên từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10 thu hoạch mà không cần chăm bón Đồng Tháp cũng là vùng đầy triển vọng về các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, bông, thuốc lá, đậu tương và cây ăn trái như xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quít Lai Vung, bưởi Phong Hòa, chôm chôm, vú sữa, mãng cầu có quanh năm Với lợi thế có nhiều tài nguyên du lịch phong phú như Vườn Quốc gia Tràm Chim - nơi bảo tồn hệ sinh thái Đồng Tháp Mười cổ xưa với rất nhiều loài chim quý, Khu Du lịch Sinh thái Gáo Giồng, Làng hoa kiểng Sa Đéc, trong giai đoạn 2011-2015, ngành du lịch Đồng Tháp sẽ phát triển theo hướng du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử trên cơ sở khai thác triệt để các tài nguyên sẵn có, sản phẩm du lịch phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường khách du lịch

Đồng thời, tỉnh cũng gắn phát triển du lịch với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển du lịch mang tính bền vững

Đồng Tháp có trên 10 cồn lớn, nhỏ nằm rải rác hầu hết các huyện và nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng như Khu Di tích Nguyễn Sinh Sắc, Khu Di tích Xẻo Quít, Tượng Đài Gò Quản Cung-Giồng Thị Đam Hơn thế, nơi đây còn có sự giao thoa của nhiều sắc thái văn hóa được thể hiện rõ nét qua những di tích Gò Tháp, Chùa Bửu Lâm, Dinh Ông Đốc Vàng, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, nhà cổ ở thị xã Sa Đéc và huyện Hồng Ngự, Chùa Kiến An Cung, Chùa Hương, Chùa Bà, Chùa Tổ, Đình Thần Tân Phú Trung, Miếu Ông Bà Chủ Chợ Cao Lãnh

Ngoài ra, Đồng Tháp còn khá nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như Chiếu Định Yên, Nem Lai Vung, Dệt Choàng Long Khánh và các Khu Cửa khẩu Quốc tế Thường Phước, Dinh Bà có thể phát triển loại hình du lịch tham quan kết hợp mua sắm

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đã đề ra nhiệm vụ phát triển du lịch trong những năm tới: “Nâng cấp mở rộng khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, xây dựng các sự kiện, lễ hội văn hóa, tín ngưỡng kết hợp với du lịch, phát huy các khu

Trang 32

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 20

bảo tồn sinh thái và di tích lịch sử-văn hóa ở Đồng Tháp Mười trở thành những điểm

du lịch đặc trưng đủ điều kiện gắn kết với các tuyến du lịch trong và ngoài nước, xúc tiến thực hiện quy hoạch ngành du lịch, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch.”

Để phát huy được tiềm năng sẵn có, tỉnh xác định tập trung cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực là hai điểm yếu của du lịch Đồng Tháp, vì vậy cần phải phát huy hơn nữa hai lĩnh vực này để du lịch phát triển Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển sản phẩm du lịch; trong đó ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu điểm du lịch trọng yếu của tỉnh Khu di tích Gò Tháp, Khu du lịch Xẻo Quít, Khu du lịch Sinh thái Gáo Giồng, khu Di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Vườn Quốc gia Tràm Chim, Làng hoa kiểng Sa Đéc theo mục tiêu chung cuốn chiếu, không dàn trải, nâng dần giá trị và sức thu hút khách đến các khu điểm du lịch

Tỉnh đầu tư mở rộng và phát triển các công trình dịch vụ, du lịch, vui chơi, giải trí phù hợp tại các điểm, khu du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, chú trọng phát triển hệ thống các trạm dừng chân trên các tuyến du lịch, chủ yếu phát triển, tôn tạo các di tích văn hóa-lịch sử-cách mạng và các lễ hội, làng nghề truyền thống để phục vụ du lịch, đổi mới phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách để kéo dài thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của khách

Cùng với phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, Đồng Tháp còn rất nhiều việc phải làm như: công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và kêu gọi đầu tư, công tác xã hội hóa về du lịch Bình quân doanh thu hằng năm hơn 100 tỷ đồng từ du lịch, vì vậy tỉnh phấn đấu đầu tư tương xứng làm bật dậy tiềm năng, thế mạnh du lịch sẵn có, nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh

Trang 33

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 21

Bảng 2.4: Thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Đồng Tháp

Năm Kết quả

Trang 34

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 22

 Các di tích- danh thắng du lịch

Khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Vị trí: Khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nằm ở thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Đặc điểm: Ðây là công trình ghi ơn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà nho yêu nước và là thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc là một quần thể kiến trúc văn hoá hấp dẫn ở tỉnh Đồng Tháp, được Bộ Văn hoá -Thông tin xếp hạng ngày 09/4/1992

Toàn bộ khu di tích rộng 3,6ha, chia làm hai cụm kiến trúc: mộ và nhà lưu niệm

cụ Phó bảng; nhà sàn và ao cá Bác Hồ, mô phỏng nơi ở và làm việc của Bác ở Hà Nội Đối diện với cổng vào là lăng mộ cụ Phó bảng, mái hình bàn tay úp, phía trên mái

là chín con rồng - biểu tượng của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tại khu di tích có rất nhiều cây cảnh, hoa quý được nhân dân hiến tặng hoặc đưa về từ nhiều miền của đất nước, trong đó đặc biệt là cây khế gần 300 tuổi (nằm bên trái mộ) và cây sộp hơn

300 tuổi (nằm bên phải mộ) Trong nhà lưu niệm trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu liên quan đến những năm tháng cụ Sắc sống và làm việc, nhất là thời gian ở Cao Lãnh và vùng đất Nam Bộ

Hàng năm, cứ vào ngày 27/10 âm lịch, bà con nhiều nơi hội tụ về đây tổ chức lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm và đông vui như một ngày hội lớn ở địa phương

Hàng triệu du khách trong và ngoài nước đã đến Đồng Tháp tham quan và viếng

mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thể hiện lòng biết ơn đối với Người đã có công sinh thành Bác Hồ muôn vàn kính yêu

Vườn quốc gia Tràm chim - Tam Nông

Vị trí: Vườn Quốc gia Tràm Chim thuộc địa phận 7 xã: Tân Công Sinh, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Ðồng Tháp

Đặc điểm: Vườn Quốc gia Tràm Chim - một Ðồng Tháp Mười thu hẹp với hệ sinh vật phong phú, đa dạng của vùng đất ngập nước

Trang 35

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 23

Vườn Quốc gia Tràm Chim có diện tích 7.588ha Đây là một Ðồng Tháp Mười thu hẹp với hệ sinh vật phong phú đa dạng của vùng đất ngập nước, là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật, gần 200 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới Loài chim điển hình nhất và được nhiều người biết đến ở đây là sếu đầu đỏ Ðến đây, du khách được tận mắt ngắm nhìn những con sếu đầu đỏ - một trong số 15 loài sếu còn tồn tại trên thế giới đang có nguy cơ diệt chủng Sếu to cao trên 1,7m, bộ lông xám mượt, cổ cao, đầu

đỏ, đôi cánh rộng

Khác với nhiều loài chim trong vùng, sếu chỉ kiếm ăn trên mặt đất nên vào mùa nước nổi ở Ðồng Tháp Mười chúng phải đi kiếm ăn ở nơi khác Vì vậy, chỉ có thể xem sếu từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau

Vườn quốc gia Tràm Chim đã được Nhà nước đầu tư, nâng cấp, mở rộng thành một bảo tàng thiên nhiên, một trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn Nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế cũng tài trợ để bảo vệ tràm chim quý hiếm này Đây chính là điểm hẹn lý tưởng cho du khách bốn phương

Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng

Vị trí: Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng nằm trong khu vực rừng tràm thuộc ấp 6,

xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cách trung tâm Tp Cao Lãnh khoảng 17km

Đặc điểm: Khu du lịch này có 36ha sân chim với 15 loài chim cùng hàng trăm loài động thực vật và thuỷ sản

Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng được thành lập từ tháng 3/2003 Tại đây có 15 loài chim nước sinh sống và làm tổ quanh năm như: trích mồng đỏ, cồng cộc, le le, vịt trời, diệc, điên điển , nhiều hơn hết vẫn loài cò trắng hàng chục nghìn con khiến rừng tràm này được xem là vườn cò lớn nhất hiện nay ở vùng Đồng Tháp Mười Lúc bình minh hay hoàng hôn, rừng tràm Gáo Giồng sống động, nhộn nhịp hẳn lên với tiếng chim gọi đàn và từng đàn cò trắng từ bốn phương trở về tổ Vào mùa nước nổi, trên các cánh đồng đàn cò trắng cần mẫn kiếm mồi tạo nên một cảnh đẹp ngoạn mục Các lung sen - nơi quy tụ hàng nghìn con trích mồng đỏ về đây vui múa, nhộn nhịp suốt ngày Trên bãi ăn của trích, hàng nghìn con dạn dĩ, mồng đỏ ối trên bộ lông xanh lam

Trang 36

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 24

thư thả nhổ những cọng năn tươi non, thỉnh thoảng chúng cất tiếng gáy hay “trình diễn” những vũ điệu tuyệt đẹp

Trước khi vào thăm vườn chim, hướng dẫn viên sẽ phát cho du khách ống nhòm

và mời lên đài quan sát cao 18m Từ đây, du khách có thể bao quát gần như toàn bộ vườn chim Sau đó, đội xuồng chèo tay đưa du khách tiếp cận khu vườn chim Tới vườn chim bạn sẽ thấy nhiều loài chim trước mắt du khách, một cảm giác bạn được hòa quyện với thiên nhiên

Gáo Giồng chia thành 4 khu với trên 70km kênh phân lô, 20km đê bao khép kín Đây là vựa cá nước ngọt lớn vào bậc nhất hiện nay ở vùng Đồng Tháp Mười Sản lượng cá tự nhiên khai thác hằng năm hơn 30 tấn, nhiều nhất là cá lóc, cá rô, cá thát lát Với nguồn thức ăn tự nhiên phong phú nên rất nhiều loài chim nước đã khéo chọn đây làm nơi sinh sống, quần tụ

Tại đây có loài rau đồng vượt nước như bông điên điển, bông súng, rau dừa, rau mát tạo nên một khung cảnh khá hấp dẫn du khách Vào mùa khô, nơi đây có thể tổ chức cắm trại dưới những tán rừng tràm, tham quan các sân chim hoặc câu cá Du khách sẽ được thưởng thức các món đặc sản truyền thống của vùng Đồng Tháp Mười như cá lóc nướng gói với đọt sen, lá sâu nhái chấm với mắm me, rắn nướng mọi, cá linh nấu canh chua bông điên điển, mắm kho chấm với rau dừa, rau mát, bông súng và nhấm nháp rượu mật ong tràm tinh khiết

Nhờ có hệ thống giao thông thuận lợi cả bằng đường thuỷ và đường bộ nên số lượng du khách đến với Gáo Giồng ngày càng tăng Họ đến để tham quan và tận hưởng bầu không khí trong lành, yên tĩnh Điều thú vị đối với bạn là có dịp ngồi trên những chiếc xuồng ba lá nhẹ êm len lỏi giữa các con rạch hay nằm trên võng đung đưa dưới tán lá tràm mát rượi

Khu di tích Xẻo Quít

Vị trí: Xẻo Quít thuộc 2 xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Đặc điểm: Xẻo Quít - một căn cứ giữa lòng dân được bảo tồn nguyên trạng: nhà hầm, công sự, hầm bí mật giúp cho du khách biết được khung cảnh của cuộc sống khắc nghiệt thời chống Mỹ

Trang 37

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 25

Cách thị xã Cao Lãnh tỉnh Ðồng Tháp chừng 30km, theo quốc lộ 30, là một khu rừng tràm rộng hơn 20ha được tỉnh Ðồng Tháp quy hoạch, bảo tồn trở thành khu di tích cách mạng, trong khung cảnh thiên nhiên rừng tràm

Nơi đây từng là căn cứ của cơ quan Tỉnh ủy Kiến Phong trong kháng chiến chống Mỹ (từ cuối năm 1959) Những khoảnh rừng tràm tự nhiên đã che chở cho cán

bộ, chiến sỹ bám trụ tiến hành các hoạt động cách mạng đến ngày toàn thắng 30/4/1975 Cũng như rừng tràm ở Ðồng Tháp Mười, ở U Minh thượng, U Minh hạ đã gắn liền với lịch sử hào hùng mở nước, giữ nước, mang đến vẻ đẹp hấp dẫn cho các thế hệ hôm nay

Ðến thăm rừng tràm vào mùa nước nổi, du khách có dịp tham quan di tích bằng xuồng chèo tay mới thấy hết vẻ đẹp Chiếc xuồng ba lá đưa du khách len lỏi giữa các thân tràm bao bọc bằng nhiều lớp vỏ vàng ươm mỏng như tờ giấy cuốn thuốc lá, thở hít bầu không khí ẩm lạnh thơm mùi hoa, mùi nhựa tràm, nghe những âm thanh thiên nhiên vang trong tĩnh lặng Nơi nào nước sâu dùng chèo, nước nông thì chống sào, đôi lúc phải bám gốc cây đẩy xuồng tiến về phía trước

Cảnh rừng như bức tranh trôi êm ả Độc đáo và khác lạ ở đây là trên các thân tràm có loài cây dây leo bòng bong đeo bám dày đặc làm tăng thêm độ che phủ phía dưới Tiếng chim ngân nga, tiếng cá quẫy nước, tiếng reo thích thú của du khách Thiên nhiên tràn đầy sức sống

Rừng tràm Xẻo Quít tuy không lớn nhưng từ đây du khách có cơ sở để liên tưởng đến hình ảnh những khu rừng tràm rộng lớn nổi tiếng ở Ðồng Tháp Mười Xẻo Quít - một căn cứ nằm giữa dày đặc đồn bốt địch, bom đạn ác liệt trong những trận càn nhưng vẫn đứng vững giữa lòng dân chỉ với những căn nhà hầm, công sự, hầm bí mật rất đơn sơ như nó vốn có Du khách có dịp hiểu thêm khung cảnh thực của cuộc sống khắc nghiệt thời chống Mỹ - dấu ấn về cuộc chiến tranh ác liệt

Trang 38

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 26

Đặc điểm: Quần thể di tích Gò Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu, tính từ con lộ Mỹ Hòa đi vào: Gò Tháp Mười, tháp Cổ Tự, mộ và đền thờ cụ Ðốc Bình Kiều, gò Minh

Sư, miếu Bà Chúa Xứ

Các di tích trong Gò Tháp mang nhiều giá trị văn hoá - lịch sử Tháp Cổ Tự cách

gò Tháp Mười 100m về phía bắc, tương truyền có từ thời Thiệu Trị (1841 - 1847), trước đó là ngôi tháp thờ Chân Lạp Qua khỏi chùa là đến khu căn cứ Ðồng Tháp Mười của cụ Ðốc Bình Kiều trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Mộ và đền thờ cụ còn ở nơi đây Ði tiếp là đến miếu Bà Chúa Xứ, gò Minh Sư Hàng năm, khách thập phương kéo về dự lễ vía Bà rất đông Gò Tháp Mười cách đây khoảng 2000 năm

là nơi sinh sống của các cư dân cổ Tại đây, giới khảo cổ học đã phát hiện được nhiều

di vật văn hóa cổ, đặc biệt là các di vật văn hóa thuộc nền văn minh Óc Eo Di tích gò Tháp Mười trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ là căn cứ của các cơ quan ở Nam Bộ

Với giá trị văn hóa lịch sử phong phú, di tích Gò Tháp đã được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng và trong tương lai sẽ được phát triển thành khu du lịch hấp dẫn của vùng Ðồng Tháp

Trang 39

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 27

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đánh giá giá trị văn hóa – lịch sử của KDT Xẻo Quít

- Đánh giá về tài nguyên và môi trường đất, nước, không khí khu di tích Xẻo Quít

- Cách thức tổ chức hoạt động kinh tế phát triển du lịch sinh thái

- Hiện trạng hoạt động du lịch

- Các tuyến du lịch

- Xác định các chiến lược cho công tác bảo tồn hệ sinh thái bền vững

- Xác định các chiến lược kinh doanh phát triển cho nhà đầu tư, kinh doanh du lịch một cách có hiệu quả

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Khảo sát hiện trạng tài nguyên thiên nhiên tại Khu Di Tích Xẻo Quít

3.2.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Việc thu thập, phân tích tài liệu từ nhiều nguồn bắt đầu ngay khi đề tài được triển khai Cụ thể:

Thu thập, tổng hợp và kế thừa các thông tin lý thuyết về bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững, các văn bản pháp quy liên quan đến phát triển DLST trong khu di tích Xẻo Quít,…từ nhiều nguồn khác nhau Đây là cơ sở lý luận vững chắc cho việc định hướng nghiên cứu và tư duy giải quyết các vấn đề khi thực hiện đề tài

Các thông tin về tài nguyên, hiện trạng hoạt động, các số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu: thu thập tại sở văn hóa the thao và du lịch tỉnh Đồng Tháp

Những số liệu, tài liệu liên quan đến tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng của khu vực nghiên cứu: thu thập tại UBND huyện Cao Lãnh

Trang 40

SVTH: Nguyễn Văn Nam Trang 28

3.2.1.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa nhằm nắm rõ tình hình thực tế, có được những thông tin chính xác và cụ thể, định hình được công việc cần thực hiện để có thể đề xuất ra những giải pháp thích hợp và hiệu quả nhất

Bảng 3.1: Kế hoạch khảo sát thực địa

Từ tháng 04 –

05/2013 – Khảo sát hiện trạng phát triển DLST tại KDT Xẻo Quít

3.2.1.3 Điều tra ý kiến khách du lịch, cộng đồng địa phương, nhân viên KDT Xẻo Quít bằng phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện thông qua 3 bước: xác định đối tượng điều tra và xây dựng phiếu điều tra, tiến hành điều tra thông qua phát phiếu kết hợp với phỏng vấn trực tiếp, phân tích kết quả điều tra Các bước tiến hành đối với từng đối tượng như sau:

 Khách du lịch đến với KDT Xẻo Quít

- Do khách du lịch đến KDT phần lớn là đi theo đoàn, nhóm nên các phiếu điều tra phát ra và phỏng vấn lấy ý kiến ngẫu nhiên của một số người trong đoàn, nhóm

- Hình thức khảo sát là phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp Tổng số phiếu điều tra phát ra và thu lại là 100 phiếu

- Bảng câu hỏi chủ yếu hướng vào các nội dung:

+ Phỏng vấn du khách về: độ tuổi, nơi ở, nghề nghiệp để tìm hiểu nhu cầu của

họ và biết được thị trường khách du lịch chủ yếu đến với KDT

+ Khảo sát các yếu tố thu hút khách đến với KDT Xẻo Quít

+ Hiểu biết của khách du lịch về loại hình DLST

Ngày đăng: 30/05/2018, 17:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w