Các nội dung thực hiện trong đề tài bao gồm: - Khảo sát, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, điều kiện phát triển du lịch tại xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.. Đề tà
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MIỆT VƯỜN TẠI XÃ XUÂN ĐỊNH, HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH
ĐỒNG NAI
Họ và tên sinh viên: BÙI HOÀNG THOẠI VY
Niên khóa: 2008- 2012
Tháng 6/2012
Trang 2Tác giả
BÙI HOÀNG THOẠI VY
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kĩ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái
Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Hoàng Thị Thủy
Tháng 6 năm 2012
Trang 3CẢM TẠ
Tôi xin cảm ơn quý Thầy Cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu trong bốn năm học giúp tôi có nền tảng cho việc thực hiện khóa luận
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Hoàng Thị Thủy đã tận tình hướng dẫn và đóng góp
ý kiến để tôi hoàn thành bài khóa luận này
Tôi xin cảm ơn Thầy Hồ Văn Cử đã hướng dẫn và góp ý cho tôi trong thời gian đầu hình thành ý tưởng đề tài
Xin cảm ơn Phòng Tài Nguyên và Môi Trường, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc; UBND ấp Bảo Định, UBND xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, hỗ trợ và đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt thời gian vừa qua
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát tiềm năng phát triển loại hình du lịch miệt vườn tại xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” được tiến hành tại xã Xuân Định, huyện Xuân
Lộc, tỉnh Đồng Nai trong thời gian từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012
Các nội dung thực hiện trong đề tài bao gồm:
- Khảo sát, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, điều kiện phát triển du lịch tại xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
- Khảo sát ý kiến và mức độ sẵn sàng tham gia của các thành phần liên quan: cộng đồng liên quan trực tiếp và gián tiếp, khách du lịch, chính quyền địa phương
- Định hướng và đề xuất những giải pháp khắc phục những khó khăn, hạn chế và các chương trình du lịch có thể áp dụng
Các phương pháp được sử dụng trong đề tài bao gồm: tổng quan tài liệu, đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA), thống kê
Các kết quả đạt được bao gồm:
- Xã Xuân Định có tài nguyên thiên nhiên đặc trưng với vùng chuyên canh trồng cây ăn trái rộng; điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi Kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp với nguy cơ bị ô nhiễm do công nghiệp cao
- Cơ sở hạ tầng bảo đảm, cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch hầu như chưa có Khả năng cung cấp dịch vụ tương đối, còn hạn chế về dịch vụ ăn uống
- Kiến thức về DLST của cộng đồng và chính quyền địa phương chưa cao
- Mức độ sẵn sàng tham gia của các thành phần liên quan ở mức độ tương đối cao Mô hình cũng phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách du lịch
- Xác định mục tiêu cho phát triển du lịch; điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển du lịch; vai trò, trách nhiệm, quyền lợi cụ thể của các bên liên quan trong mô hình du lịch và ba chương trình du lịch có khả năng áp dụng
Trang 5MỤC LỤC
CẢM TẠ i
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG xi
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.2 Thời gian nghiên cứu 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.4 Giới hạn nghiên cứu 3
Chương 2: TỔNG QUAN 4
2.1 CỘNG ĐỒNG 4
2.2 DU LỊCH, DU LỊCH SINH THÁI, DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 4
2.2.1 Du lịch 4
2.2.2 Du lịch sinh thái 5
2.2.2.1 Khái niệm du lịch sinh thái 5
2.2.2.2 Một số vấn đề liên quan đến du lịch sinh thái 5
2.2.3 Du lịch cộng đồng 6
2.2.4 Phân biệt du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng 7
2.2.5 Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 8
2.2.5.1 Khái niệm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 8
Trang 62.2.5.2 Đặc điểm của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 8
2.2.5.3 Lợi ích của du lịch sinh thái cộng đồng 9
2.3 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC KHẢO SÁT 10
2.3.1 Huyện Xuân Lộc 10
2.3.1.1 Điều kiện tự nhiên 11
2.3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 13
2.3.1.3 Điều kiện phát triển du lịch 15
2.3.2 Xã Xuân Định 19
2.3.2.1 Vị trí địa lý- diện tích tự nhiên 19
2.3.2.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu 20
2.3.2.3 Các nguồn tài nguyên 21
2.3.2.4 Dân số và lao động 21
2.3.2.5 Cơ sở hạ tầng 22
2.3.2.6 Môi trường 23
2.3.2.7 Tình hình an ninh, trật tự xã hội 23
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 24
3.1.1 Khảo sát, đánh giá 24
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội của khu vực khảo sát 24
3.1.1.2 Điều kiện phát triển du lịch sinh thái của khu vực 24
3.1.1.3 Ý kiến của cộng đồng có vườn cây ăn trái 24
3.1.1.4 Ý kiến của chính quyền địa phương và các tiểu thương buôn bán 25
3.1.1.5 Ý kiến của du khách 25
3.1.1.6 Định hướng cho phát triển du lịch tại khu vực 25
3.1.2 Đề xuất 25
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.2.1 Tổng quan tài liệu 25
3.2.2 Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA) 26
3.2.2.1 Quan sát trực tiếp 26
Trang 73.2.2.2 Phỏng vấn 26
3.2.2.3 Họp nhóm 28
3.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học 28
3.2.5 Phương pháp thống kê 29
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH 30
4.1.1 Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội 30
4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 30
4.1.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 31
4.1.2 Điều kiện phát triển du lịch 32
4.1.2.1 Nền tảng phát triển du lịch của khu vực 32
4.1.2.2 Cơ sở hạ tầng- vật chất 32
4.1.2.3 Các tiêu chí phát triển du lịch tại khu vực 33
4.1.3 Ý kiến của cộng đồng có vườn cây ăn trái 38
4.1.3.1 Mức độ hiểu biết về du lịch sinh thái 38
4.1.3.2 Sự sẵn sàng tham gia của cộng đồng 39
4.1.4 Ý kiến của tiểu thương buôn bán và chính quyền địa phương 41
4.1.4.1 Nhóm tiểu thương 41
4.1.4.2 Chính quyền địa phương 43
4.1.5 Ý kiến du khách 46
4.1.5.1 Các đặc điểm thu hút khách 46
4.1.5.2 Nhu cầu của khách du lịch 48
4.1.5.3 Ý kiến của du khách về DLSTCĐ 52
4.2 ĐỊNH HƯỚNG 56
4.2.1 Xác định các mục tiêu 56
4.2.2 Vai trò, trách nhiệm, quyền lợi, rủi ro của các bên liên quan 57
4.2.2.1 Cộng đồng địa phương 57
4.2.2.2 Chính quyền 57
4.2.2.3 Du khách 58
Trang 84.2.2.4 Các công ty du lịch, lữ hành 58
4.2.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) 59
4.3 ĐỀ XUẤT 61
4.3.1 Biện pháp khắc phục những khó khăn và những mặt còn hạn chế 61
4.3.1.1 Chiến lược S/O: Phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ 62
4.3.1.2 Chiến lược W/O: Không để điểm yếu làm mất cơ hội 62
4.3.1.3 Chiến lược S/T: Phát huy điểm mạnh để khắc phục, vượt qua thử thách 63
4.3.1.4 Chiến lược W/T: Không để thử thách làm phát triển điểm yếu 63
4.3.2 Các chương trình du lịch có thể áp dụng 64
Chương 5: KẾT LUẬN- ĐỀ NGHỊ 65
5.1 KẾT LUẬN 65
5.2 ĐỀ NGHỊ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC 69
Trang 9
UNEP Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc
UNWTO Hiệp hội du lịch quốc tế
WQI Chỉ số chất lượng nước
WWF Qũy quốc tế bảo vệ thiên nhiên
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ địa lý huyện Xuân Lộc 11
Hình 2.2: Bản đồ địa chính huyện Xuân Lộc 11
Hình 2.3: Bản đồ địa lý xã Xuân Định 19
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Xuân Lộc năm 2011 31
Hình 4.2: Biểu đồ tổng diện tích các vườn cây ăn trái 34
Hình 4.3: Biểu đồ khả năng cung cấp các dịch vụ du lịch 36
Hình 4.4: Biểu đồ số người tham gia công việc tại vườn 37
Hình 4.5: Biểu đồ mức độ hiểu biết về DLSTCĐ của cộng đồng 38
Hình 4.6: Biểu đồ mức độ đồng ý tham gia của cộng đồng 39
Hình 4.8: Biểu đồ mức độ đồng ý đầu tư cơ sở vật chất (2) 41
Hình 4.7: Biểu đồ mức độ đồng ý đầu tư cơ sở vật chất (1) 41
Hình 4.9: Biểu đồ ý kiến của tiểu thương về DLSTCĐ 42
Hình 4.10: Biểu đồ mức độ hiểu biết DLST của chính quyền địa phương 44
Hình 4.11: Biểu đồ nhận định khả năng tổ chức du lịch của chính quyền 45
Hình 4.12: Biểu đồ loại hình du lịch du khách thường tham gia 46
Hình 4.13: Biểu đồ điểm hấp dẫn của KDLST Thác Giang Điền đối với khách du lịch 47
Hình 4.14: Biểu đồ khoảng thời gian đi du lịch của khách du lịch 49
Hình 4.15: Biểu đồ thời gian kéo dài của các chuyến du lịch 49
Hình 4.16: Các nhu cầu của khách du lịch tại trạm dừng chân 50
Hình 4.17: Phân tích các đối tượng không có nhu cầu học tập thực tế 51
Trang 11Hình 4.18: Biểu đồ nhu cầu tìm hiểu, học tập thực tế của học sinh, sinh viên 51
Hình 4.19: Biểu đồ nội dung tìm hiểu thực tế của học sinh, sinh viên 52
Hình 4.20: Biểu đồ mức độ đồng ý tham gia của khách du lịch tại trạm dừng chân 52
Hình 4.21: Biểu đồ ý kiến khách du lịch Studytour về DLSTCĐ 53
Hình 4.22: Biểu đồ ý kiến của khách về các chương trình du lịch 53
Hình 4.23: Biểu đồ ý kiến của du khách đối với các hoạt động trong chương trình du lịch 54
Hình 4.24: Biểu đồ tỉ lệ khách chọn thích đối với các hoạt động du lịch 55
Hình 4.25: Biểu đồ tỉ lệ khách chọn không thích đối với các hoạt động du lịch 55
Trang 12DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích đất phân theo độ dốc, tầng dày 12
Bảng 2.2: Doanh thu du lịch tỉnh Đồng Nai năm 2011 17
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất xã Xuân Định năm 2010 20
Bảng 4.1: Tiêu chí lựa chọn hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch 34
Bảng 4.2: Tình hình chăn nuôi của các hộ gia đình 35
Bảng 4.3: Mục đích chăn nuôi 35
Bảng 4.4: Khó khăn, thuận lợi trong cung cấp dịch vụ du lịch 38
Bảng 4.5: Thành phần tiểu thương tham gia khảo sát 41
Bảng 4.6: Mức độ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của tiểu thương 42
Bảng 4.7: Khả năng cung cấp số lượng các loại trái cây của tiểu thương 43
Bảng 4.8: Nhận định khó khăn trong tổ chức du lịch của chính quyền địa phương 45
Bảng 4.9: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 59
Trang 13Chương 1
MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hoá đa dạng, truyền thống lịch sử lâu đời, phong phú về di sản văn hoá, các làng nghề và các lễ hội truyền thống gắn với các nhóm dân tộc của cả nước
Vì vậy hiện nay Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng du lịch cao trong khu vực và thế giới Du lịch cũng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước, theo Lại Thúy Hà (2010) năm 2010 du lịch đóng góp gián tiếp tới hơn 231.200 tỷ đồng vào GDP (tương đương 12,5 tỷ USD), khoảng 12,4% GDP, có 4.539.000 người hoạt động gián tiếp trong lĩnh vực du lịch, chiếm 9,9% tổng lao động toàn quốc, giá trị tăng trưởng năm 2010 là 3,4%, và sẽ tăng lên 7,3%/năm trong 10 năm tới
Tuy nhiên du lịch lại mang đến những tác động tiêu cực đối với con người và tài nguyên thiên nhiên
Du lịch sinh thái cộng đồng được biết đến như một loại hình du lịch bền vững, dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, do cộng đồng sở hữu, quản lý, hoạt động, mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng và góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường Theo mạng lưới
du lịch bền vững vì người nghèo (2007), du lịch sinh thái cộng đồng cũng còn được coi như một biện pháp giảm nghèo
Có thể thấy được phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Việt Nam là rất phù hợp
và có thể mang lại rất nhiều lợi ích
Trang 14Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai có 7.432,85 ha diện tích đất trồng cây ăn trái chuyên canh với đặc trưng sinh thái vùng Đông Nam Bộ, chiếm 16,08% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện (Phòng TNMT huyện Xuân Lộc, 2009) Riêng xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, diện tích này chiếm 84,72% diện tích toàn xã (Trung tâm quy hoạch- sở xây dựng Đồng Nai, 2012)
Bên cạnh đó huyện cũng đang phát triển nhanh về công nghiệp với 1.207 cơ sở
công nghiệp thải ra 3.948 m3 nước thải/ngày.đêm (năm 2008), đa số lượng nước thải này đều chưa được xử lý đúng tiêu chuẩn trước khi xả thải ra môi trường (Phòng TNMT huyện Xuân Lộc, 2009) Do đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm và ô nhiễm môi trường có nguy cơ ngày càng tăng lên
Trong những điều kiện và thực trạng trên, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng sẽ
là một trong những biện pháp phát triển bền vững cho huyện Xuân Lộc Trước hết là khai thác được tiềm năng tài nguyên thiên nhiên với sinh cảnh miệt vườn đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cho cộng đồng, địa phương, góp phần gìn giữ diện tích đất trồng trọt tự nhiên không bị công nghiệp hóa, từ đó giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường tăng cao do công nghiệp
Vì vậy đề tài “Nghiên cứu tiềm năng phát triển loại hình du lịch miệt vườn tại xã
Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” được thực hiện
Đề tài tập trung nghiên cứu tiềm năng của vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các thành phần liên quan trong phát triển mô hình du lịch sinh thái cộng đồng từ đó đưa ra những kết luận, đề xuất những giải pháp và các chương trình phát triển du lịch phù hợp cho vùng
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển loại hình du lịch miệt vườn Từ đó đưa ra những đánh giá về tiềm năng, những mặt thuận lợi và hạn chế cho việc phát triển du lịch; phân tích, đề xuất những giải pháp, kiến nghị để mô hình có thể áp dụng vào thực tế đem lại lợi ích cho cộng đồng và góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên
Trang 151.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiềm năng phát triển DLSTCĐ về:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
- Điều kiện phát triển du lịch
- Ý kiến của các đối tượng liên quan trực tiếp và gián tiếp
Định hướng, đề xuất những giải pháp và các chương trình du lịch có thể áp dụng
1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại ấp Bảo Định, xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai Ngoài ra nghiên cứu còn tiến hành khảo sát tại một điểm DLST trong tỉnh Đồng Nai
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, vật chất của xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Các bên tham gia trong mô hình DLSTCĐ: cộng đồng liên quan trực tiếp và gián tiếp, chính quyền địa phương, khách du lịch, các công ty lữ hành du lịch
1.4.4 Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong 3 tháng (từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012) nên
đề tài chỉ có thể khảo sát, nghiên cứu những nội dung cơ bản, chưa thể đi vào nghiên cứu chi tiết cụ thể Đây cũng không phải là thời gian vào mùa trái cây tại khu vực khảo sát nên
đề tài còn hạn chế trong thu thập, nghiên cứu những thông tin và hình ảnh thực tế
Cùng với những hạn chế về không gian và kinh phí nên đề tài cũng không thể tiến hành khảo sát tại một số địa điểm đã phát triển mô hình DLSTCĐ ở nước ta
Trang 16Chương 2 TỔNG QUAN 2.1 CỘNG ĐỒNG
Khái niệm cộng đồng được diễn giải bằng nhiều cách khác nhau tùy theo lĩnh vực
và đối tượng khác nhau như theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp (phường, hội nghề, câu lạc bộ, ), theo huyết thống (dòng, họ, chi họ, ), theo khu vực địa lý (làng, thôn, xóm, ấp, ), theo huyết thống quyền lực (Đảng, chính quyền, ), theo tổ chức đoàn thể (phụ nữ, phụ lão, thanh niên, ), theo sở thích (câu lạc bộ thơ, cờ tướng, văn nghệ, ), từ đó chia thành những nhóm cộng đồng với những đặc trưng riêng, với những mục đích riêng
Cộng đồng cũng được xem xét như một đơn vị cấp địa phương của một tổ chức xã hội bao gồm các cá nhân, gia đình, sống trong cùng một khu vực địa lý, có chung một địa bàn cư trú, có quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên, cùng chịu tác động bởi các quá trình biến đổi theo thời gian, không gian và có mối quan hệ tương tác với nhau
Từ “cộng đồng” được đề cập trong đề tài chỉ nhóm người theo khu vực địa lý xóm,
ấp có chung địa bàn cư trú và có quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên tại địa phương, cụ thể là nhóm người dân tại xã Xuân Định có vườn cây ăn trái nằm trong khu vực chọn lựa thực hiện nghiên cứu của đề tài
Trang 17Theo luật Du lịch Việt Nam: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (Trần Thị Mai, 2005)
2.2.2 Du lịch sinh thái
2.2.2.1 Khái niệm du lịch sinh thái
Theo tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN): DLST là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc trưng văn hoá- quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của nhân dân địa phương (Trần Thị Mai, 2005)
Theo hiệp hội Du lịch quốc tế (UNWTO): “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”
Định nghĩa của Honey (1999): “DLST là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy mô nhỏ nhất Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người.”
Tổng cục Du lịch Việt Nam, WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái
ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Ngô An, 2009)
2.2.2.2 Một số vấn đề liên quan đến du lịch sinh thái
(1) Tài nguyên du lịch sinh thái:
Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong các hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại
Trang 18và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó
Tài nguyên DLST chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác:
- Các hệ sinh thái tự nhiên, đặc thù
- Các hệ sinh thái nông nghiệp
- Các giá trị văn hóa bản địa (Ngô An, 2009)
(2) Các loại tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù
Miệt vườn: Dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp Miệt vườn là các khu chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh rất hấp dẫn đối với khách Đặc điểm này đã hình thành nên những giá trị văn hóa bản địa riêng được gọi là “văn minh miệt vườn” và cùng với cảnh quan vườn tạo thành một dạng tài nguyên DLST đặc sắc (Ngô
An, 2009)
(3) Tài nguyên văn hóa bản địa: Các giá trị văn hóa thường được khai thác với tư
cách là tài nguyên DLST bao gồm:
Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc sống của cộng đồng
Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống
Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết đặc điểm tự nhiên
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng của cộng đồng (Ngô An, 2009)
2.2.3 Du lịch cộng đồng
DLCĐ là phương thức du lịch do CĐ sở hữu, quản lý và hoạt động vì chính CĐ DLCĐ cho phép du khách nâng cao nhận thức và tìm hiểu địa phương về CĐ, về cuộc sống đời thường của họ DLCĐ đề cao sự bền vững về môi trường và văn hóa xã hội
DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho CĐ dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách
Trang 19kinh nghiệm mới góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KT- XH của địa phương có dự
Du lịch, khi được phát triển một cách thận trọng, có thể tạo ảnh hưởng tích cực đến xóa đói giảm nghèo DLCĐ thường có hiệu quả cao hơn về giảm nghèo so với phát triển quy mô lớn vì nó đòi hỏi ít đầu tư, ít kỹ năng kinh doanh và ít hàng hóa nhập khẩu hơn so với các dự án du lịch quy mô lớn
Tuy nhiên, vẫn còn có một số trở ngại để bộ phận nghèo nhất của CĐ có thể tham gia vào phát triển du lịch Điều kiện dinh dưỡng và trình độ giáo dục kém làm giảm năng suất và động cơ làm việc của người lao động Thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về du lịch
và du khách dẫn đến những quan niệm sai lệch và sự hoài nghi
Cũng theo mạng lưới du lịch vì người nghèo (2007) sự hài lòng của du khách là một yếu tố quan trọng đối với sự bền vững của doanh nghiệp Các khách hàng hài lòng sẽ lưu lại lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn và khi trở về nhà họ sẽ giới thiệu điểm du lịch cho bạn
bè của mình
Nhận thức về du lịch là bước đầu tiên trong quá trình nâng cao năng lực địa phương tham gia vào DLCĐ
2.2.4 Phân biệt du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng
Đối với DLCĐ, dân địa phương có điều kiện tham gia hoạt động du lịch thu được lợi ích và có thẩm quyền lớn hơn trong việc ra các quyết định việc hoạch định phát triển
DLST có thể phát triển ở khu vực không có dân cư sinh sống, nhưng có điều kiện
tự nhiên hoang dã nhằm phục vụ hoạt động bảo tồn
Trang 20DLCĐ có thể phát triển ở khu vực không có điểm đặc biệt về tài nguyên tự nhiên nhưng có đặc trưng riêng về văn hóa
DLCĐ có thể phát triển tại các đô thị (Ngô An, 2009)
2.2.5 Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
2.2.5.1 Khái niệm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Du lịch sinh thái cộng đồng là sự kết hợp của DLCĐ và DLST DLSTCĐ do CĐ tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa với mục tiêu bảo vệ môi trường DLSTCĐ
đề cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho CĐ Với khách du lịch, DLSTCĐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và văn hóa địa phương cho du khách (Ngô An, 2009)
Thuật ngữ “du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng” có chiều hướng xã hội hơn nữa Đây là một hình thức du lịch sinh thái mà cộng đồng địa phương có sự kiểm soát và tham gia đáng kể vào việc quản lý và sự phát triển của nó, và một tỉ lệ lớn những lợi ích vẫn còn trong cộng đồng (Kassandr Lynne Miller, 2008; WWF International, 2011)
Theo WCN- Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là “du lịch mang tính chất môi trường và có trách nhiệm”, là các cuộc đến thăm các khu vực tự nhiên tương đối không bị xáo trộn và các cộng đồng địa phương để thưởng thức, nghiên cứu và nhận thức thiên nhiên (và các đặc điểm văn hóa vật thể và di sản phi vật thể, cả trong quá khứ và hiện tại), thúc đẩy bảo tồn, tác động từ khách du lịch thấp, và cung cấp sự tham gia các hoạt động có lợi về kinh tế- xã hội cho người dân địa phương (Ossama AW.)
2.2.5.2 Đặc điểm của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Một số đặc điểm chung hơn nữa của du lịch sinh thái đã được xác định bởi UNEP và Tổ chức Du lịch Thế giới:
- Liên quan đến việc nhận thức không chỉ thiên nhiên, mà còn nền văn hóa bản địa phổ biến trong khu vực tự nhiên, như một phần kinh nghiệm của du khách
Trang 21- Một phần của du lịch bao gồm việc cung cấp giáo dục và giải thích
- Mang tính tổng thể, nhưng không độc quyền, tổ chức cho các nhóm nhỏ, các công tác đặc biệt và mang tính chất địa phương
- Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và văn hóa- xã hội
- Hỗ trợ bảo vệ khu vực tự nhiên bằng cách tạo ra lợi ích kinh tế cho các nhà quản lý của khu vực tự nhiên
- Cung cấp thu nhập thay thế và việc làm cho cộng đồng địa phương
- Tăng nhận thức về bảo tồn của địa phương và du khách
(Kassandr Lynne Miller, 2008; WWF International, 2011)
2.2.5.3 Lợi ích của du lịch sinh thái cộng đồng
DLSTCĐ có thể mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương và môi trường sinh thái như sau:
Tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho CĐ bằng việc cung cấp các dịch vụ du lịch:
- Lưu trú tại gia
- Hướng dẫn, diễn giải môi trường
- Biểu diễn văn nghệ
- Dịch vụ ăn uống
Góp phần bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học:
- Hạn chế việc chặt phá rừng, săn bắt thú hoang và khai thác thủy sản quá mức
- Giúp CĐ nhận thấy trách nhiệm và lợi ích của việc bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế địa phương
- Giáo dục môi trường cho CĐ và du khách thông qua các hoạt động du lịch: diễn giải môi trường, trồng cây xanh, thu gom rác,
- Đóng góp kinh phí cho bảo vệ môi trường
Trang 22Bảo tồn các giá trị văn hóa:
- Nâng cao lòng tự hào của người dân về các đặc trưng văn hóa của địa phương
- Khôi phục và gìn giữ các trò chơi dân gian, các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa CĐ, qua các hoạt động biểu diễn văn nghệ cộng đồng, tham quan các điểm văn hóa, đình chùa,
- Nâng cao hiểu biết về văn hóa của các vùng, miền, đất nước khác cho CĐ qua việc giao lưu với khách du lịch
- Giúp CĐ nhận thấy trách nhiệm và lợi ích của việc bảo tồn các giá trị văn hóa với phát triển kinh tế địa phương
Phát triển cộng đồng:
- Cải thiện mức sống gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương
- Xây dựng tình đoàn kết trong cộng đồng
- Nâng cao kỹ năng và hiểu biết cho CĐ qua tập huấn, hội họp, tham gia cung cấp dịch vụ và quản lý các hoạt động DLST
- Góp phần thúc đẩy phát triển bình đẳng giới, tăng cường sự tham gia của phụ
nữ và quyền ra quyết định cho cộng đồng địa phương (Ngô An, 2009)
Theo Ossama AW du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội đến một quốc gia hoặc địa phương, tạo ra ngoại hối, tạo việc làm địa phương, kích thích nền kinh tế quốc gia và địa phương, thúc đẩy hòa bình quốc tế, tăng nhận thức và giáo dục về môi trường
2.3 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC KHẢO SÁT
2.3.1 Huyện Xuân Lộc
Trang 23Hình 2.1: Bản đồ địa lý huyện Xuân Lộc
(Nguồn: maps.google.com)
2.3.1.1 Điều kiện tự nhiên
(1) Vị trí địa lý: Huyện Xuân Lộc nằm
ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai Địa giới
hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Định Quán
- Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ và
tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
- Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận
- Phía Tây giáp thị xã Long Khánh
Huyện Xuân Lộc có 15 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn và 14 xã Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 72.618,65 ha Dân số 213.613 người chiếm 12,4% diện tích tự nhiên và 9,6% về dân số toàn tỉnh Đồng Nai, mật độ dân số 294 người/km2
Huyện có quốc lộ 1A và đường sắt chạy qua, trung tâm huyện đóng tại ngã 3 Ông Đồn là đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực, tạo cho Xuân Lộc có lợi thế về phát triển kinh tế hướng ngoại với các thế mạnh về nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp
Hình 2.2: Bản đồ địa chính huyện Xuân
Lộc (Nguồn: xuanloc-dongnai.gov.vn)
Trang 24(2) Địa hình- đất đai
Có 2 dạng địa hình chính là: Địa hình núi, đồi thoải lượn sóng
- Địa hình núi: Phân bố rải rác thành các ngọn núi độc lập có độ dốc lớn, chiếm khoảng 6- 7% tổng diện tích toàn huyện, trong đó nổi tiếng nhất là Núi Chứa Chan, với độ cao 844m, tuy không thích hợp với sản xuất nông nghiệp nhưng lại chứa đựng tiềm năng về phát triển du lịch Ngoài núi Chứa Chan còn có các núi nhỏ khác như: Núi Mây Tào, Núi Sa Bi, Núi Bà Sót, Núi Hok,
- Địa hình đồi thoải lượn sóng: Là dạng địa hình chính, hiện chiếm 85% tổng diện tích toàn huyện, độ dốc phổ biến từ 30 đến 80
Toàn huyện có 6 nhóm đất: Đất xám vàng, đất đá bọt núi lửa, đất đỏ vàng, đất tầng mỏng, đất nâu thẫm, đất xám nâu, từ 6 nhóm đất đó lại chia thành 15 loại đất chính Đất đai của huyện khá bằng phẳng: có tới 82,87% diện tích có độ dốc <80
Bảng 2.1: Diện tích đất phân theo độ dốc, tầng dày
Độ dốc tích (ha)Diện Tỷ lệ (%) <30 30- Tầng dày (cm) 70 >70
(Nguồn: Phòng TNMT huyện Xuân Lộc, 2009)
(3) Khí hậu: Huyện Xuân Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, với
những đặc trưng chính như sau:
Chế độ nhiệt: Năng lượng bức xạ dồi dào (trung bình 154- 158 Kcal/cm2/năm), nắng nhiều (trung bình từ 5, 7- 6 giờ/ngày) Nhiệt độ cao đều quanh năm (trung bình 25,4oC), tổng tích ôn lớn (trung bình 9.271oC/năm) Hầu như không có những thiên tai như: bão, lụt
Trang 25Chế độ mưa: Lượng mưa lớn (trung bình từ 1.956- 2.139 mm/năm), có xu thế giảm dần theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 kết thúc vào cuối tháng 11, mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4
Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình 85%, mùa khô là 75- 80%
Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình 1.100- 1.200 mm/năm, lượng bốc hơi tập trung cao vào các tháng mùa khô
Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính là: gió mùa Đông Bắc trùng với mùa khô và gió mùa Tây Nam trùng với mùa mưa, tốc độ gió trung bình 2- 3 m/giây
(4) Nước
Nước mặt: Trong phạm vi huyện có 3 hệ thống sông, suối chính: Sông La Ngà, Sông Ray, các nhánh suối của sông Dinh và hệ thống các hồ, đập chứa nước thuỷ lợi Vì vậy mà nguồn nước mặt trên địa bàn huyện khá phong phú, song do các sông suối đều ngắn và dốc, nên khả năng giữ nước rất kém, nghèo kiệt vào mùa khô
Nước ngầm: Theo bản đồ địa chất thuỷ văn tỉnh Đồng Nai tỉ lệ 1/100.000, huyện Xuân Lộc nằm trong khu vực nghèo nước ngầm Trên đất đỏ vàng được phong hóa từ đá bazan nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25- 30m Các khu vực khác nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 80- 120m, lưu lượng trung bình từ 0,5 đến 12l/s, chất lượng tốt Hiện nay nước ngầm đang được khai thác cho sinh hoạt và tưới cho cây trồng (Phòng TNMT huyện Xuân Lộc, 2009)
2.3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
(1) Dân cư- lao động
Cơ cấu thành phần dân cư đa dạng, từ nhiều tỉnh thành trong cả nước về đây sinh sống lập nghiệp Khi mới tách huyện toàn huyện có 19 dân tộc anh em, trong đó có 18 dân tộc thiểu số với 3.015 hộ, 17.991 người, chiếm 6,1% dân số
Có 5 tôn giáo với số người theo các tôn giáo chiếm 47,19% dân số toàn huyện; trong đó Phật giáo chiếm 11,91%, Công giáo chiếm 33,71%, Tin lành chiếm 0,06%, Cao
Trang 26đài chiếm 0,02%, Hồi giáo chiếm 0,06% và một số tín ngưỡng dân gian khác
Hiện nay, huyện Xuân Lộc có 15 đơn vị hành chính, trong đó có 14 xã và 01 thị trấn với 91 khu, ấp được chia thành 1.238 tổ nhân dân, dân số trên 228 ngàn người, chiếm 9,0% dân số tỉnh Đồng Nai (Huyện Xuân Lộc, 2012- tổng quan huyện)
(2) Phát triển nông- lâm nghiệp: Xuân Lộc phát triển chủ yếu là nông nghiệp bao
gồm chăn nuôi và trồng trọt Tùy từng địa phương mà có các loại hình nông nghiệp khác nhau Dựa trên các yếu tố tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội huyện đã định hướng quy hoạch thành 4 tiểu vùng để phát triển, cụ thể như sau:
Tiểu vùng I: Bao gồm các xã Xuân Hiệp, Suối Cát và thị trấn Gia Ray trong đó trung tâm của tiểu vùng là thị trấn Gia Ray, cơ cấu kinh tế chủ yếu là công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp Tổng diện tích tự nhiên 5.526,09 ha, chiếm 7,6% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện; trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 3.259,38 ha, chiếm 7,06% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện
Tiểu vùng II: Bao gồm các xã Xuân Định, Bảo Hoà, Xuân Phú và Lang Minh trong
đó trung tâm của tiểu vùng là Bảo Hoà; cơ cấu kinh tế chủ yếu là chuyên canh cây lâu năm, cây hàng năm, cây đặc sản với trình độ thâm canh cao và chăn nuôi trang trại Tổng diện tích tự nhiên 8.716,74 ha, chiếm 12% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện; trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 7.432,85 ha, chiếm 16,08% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện
Tiểu vùng III: Bao gồm các xã Xuân Tâm, Xuân Hưng và Xuân Hoà trong đó Xuân Hưng là trung tâm của tiểu vùng, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông- lâm nghiệp, trang trại chăn nuôi và thủy sản Tổng diện tích tự nhiên 31.315,18 ha, chiếm 43,12% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 16.082,47 ha, chiếm 34,78% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện
Tiểu vùng IV: Bao gồm các xã Xuân Bắc, Suối Cao, Xuân Thọ, Xuân Trường và Xuân Thành Đây là tiểu vùng chuyên canh cây tiêu, điều, rau sạch, trang trại chăn nuôi Tổng diện tích tự nhiên 27.078,44 ha, chiếm 37,28% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện;
Trang 27trong đó diện tích đất nông nghiệp là 19.443,08 ha, chiếm 42,08% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện
Toàn huyện hiện có 214 trang trại chăn nuôi với 54.590 con heo, 705 con bò, 937.545 con gà, 200 con dê, 136.000 con cút, trong đó: 125 trang trại chăn nuôi heo, 13 trang trại chăn nuôi bò, 61 trang trại chăn nuôi gà, 01 trang trại chăn nuôi dê, 09 trang trại chăn nuôi cút và 05 trang trại chăn nuôi tổng hợp (gà và heo) Tổng vốn sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi 181,865 tỷ đồng
Lâm nghiệp tuy có vị trí rất khiêm tốn trong phát triển nông lâm thủy sản, nhưng có vai trò quan trọng về bảo vệ môi trường và cải thiện chế độ nước ngầm cho khu vực phía Tây Có sự kết hợp tốt giữa cây rừng trồng chủ lực là keo lai với các loại cây đa dụng như cao su, điều trên đất rừng sản xuất Ngoài mang lại hiệu quả kinh tế còn có tác dụng thiết thực vào bảo vệ môi trường và đa dạng hoá các loại hình sử dụng đất, cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng đất vườn nhà, đất chuyên dùng qua việc trồng cây phân tán
Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về nhân giống, lâm sinh để tăng tỷ lệ cây sống, năng suất, chủ động phòng chống cháy rừng (Huyện Xuân Lộc, 2012- đặc điểm kinh tế)
(3) Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản lượng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, chủ lực
là ngành chế biến nông thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí… Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển đa dạng theo hướng gắn với sản xuất nông nghiệp, chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tiến công nghệ và kinh doanh có hiệu quả UBND huyện đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị tổ chức kêu gọi và triển khai các thủ tục thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp và các dự án lớn trên địa bàn huyện (Phòng TNMT huyện Xuân Lộc, 2009)
2.3.1.3 Điều kiện phát triển du lịch
(1) Cơ sở hạ tầng
Giao thông:
Trang 28- Đường bộ: Mạng lưới đường bộ với tổng chiều dài: 1.285,6 km, bao gồm:
Quốc lộ: 46,2 km, đường bê tông nhựa, đạt cấp III đồng bằng
Tỉnh lộ: 41,4 km, hầu hết là đường nhựa
Huyện lộ: 16 tuyến, dài 136,10 km, trên 35% là đường nhựa
Hệ thống đường xã: 348 km, mặt trải nhựa đạt 18%
Đường thôn, ấp: Tổng chiều dài 678 km, hầu hết mặt đường bằng đất
- Đường sắt: Đoạn đường sắt chạy qua huyện dài 35,8 km, với 3 nhà ga là Trảng Táo, GiaRay, Bảo Chánh
Mạng lưới điện: Mạng lưới điện quốc gia đã xuống tới tất cả các xã, trong đó các
xã nằm ven quốc lộ có trên 87% số hộ đã dùng điện (Phòng TNMT huyện Xuân Lộc, 2009)
(2) Sự phát triển du lịch của tỉnh Đồng Nai và các điểm du lịch trong khu vực
Thiên nhiên đã ban tặng cho Đồng Nai nguồn tài nguyên du lịch và nhân văn phong phú, đa dạng, một tiềm năng lớn để phát triển Đây cũng là cơ hội và đặt ra nhiều thách thức lớn cho du lịch Đồng Nai
Bên cạnh những thuận lợi, trong lộ trình đưa du lịch Đồng Nai thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, ngành du lịch vẫn chịu sự chi phối của những thách thức, khó khăn đó là sự cạnh tranh trong du lịch ngày càng cao và diễn biến khó lường
Trong thực tế, hoạt động kinh doanh du lịch ở Đồng Nai đang đặt ra vấn đề cần được quan tâm giải quyết như các doanh nghiệp kinh doanh du lịch không đủ mạnh, chậm phát triển về chất, không có lợi thế cạnh tranh về giá và chất lượng, chưa tạo ra được các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn đặc trưng của vùng để thu hút khách (Ngô Thanh Long- Trung tâm XT du lịch Đồng Nai, 2010)
Trang 29Tổng lượt khách 12 tháng năm 2011 đạt 2.500.000 lượt, đạt 104% so với kế hoạch
năm, tổng doanh thu 12 tháng đầu năm là 525 tỷ đồng, đạt 107% so với kế hoạch năm
(Sở VHTTDL Đồng Nai, 2012)
Bảng 2.2: Doanh thu du lịch tỉnh Đồng Nai năm 2011
Long Khánh:
- Du lịch miệt vườn rất phát triển ở Long Khánh, bởi nơi đây nổi tiếng về trái cây
ở tỉnh Đồng Nai Vào khoảng tháng 5- 6 âm lịch, các khu vườn tấp nập du
khách, vì lúc này chôm chôm, sầu riêng cho trái chín Khách được tận hưởng
một không gian trong lành, ngắm nhìn sắc màu của cây trái, và được nếm các
hương vị ngọt ngào của trái cây Bạn có thể trèo lên cây tự tay mình hái trái
đem xuống cân, trả tiền và ăn thoải mái Nếu đi thành đoàn đông người thì du
khách có thể mua nguyên cả cây để ăn Sau khi ăn no, nhà vườn có trách nhiệm
cắt hết những trái còn lại cho khách đem về Ngoài ra, các nhà vườn còn mở
dịch vụ "bao bụng", nghĩa là bạn ăn cho đến chán chê thì thôi Tùy theo giá
cả mỗi năm và tùy từng loại trái cây mà giá khoảng chừng 20.000 đến 80.000
đồng cho một người ăn
Trang 30- Khu Văn hóa Suối Tre: Là nơi nghỉ mát của người Pháp, thuộc các đồn điền cao su SIPH được xây dựng từ đầu thế kỷ 20 Cả khu vực này rộng trên chục
ha, với nhiều đồi cỏ nhấp nhô, những hàng dương bóng mát, và nhiều cây cao
cổ thụ cả 100 tuổi Đặc biệt con suối uốn quanh bao bọc bên những bờ tre xanh ngắt tạo nơi đây thành một bức tranh thơ mộng và hữu tình (Nhân Dân, 2012)
- Mộ cổ Hàng Gòn: Là một kiến trúc độc đáo nằm trong lòng đất, có niên đại cách đây hơn 2.500 năm Ngôi mộ được phát hiện vào năm 1927 và được trùng
tu vào năm 1992 Năm 1984, Bộ Văn hóa xếp hạng mộ cổ Hàng Gòn là di tích quốc gia, một trong mười di tích quan trọng ở Nam Bộ (Tỉnh Đồng Nai, 2012- tuyến du lịch Long Khánh- Xuân Lộc)
Xuân Lộc:
- KDL sinh thái Thác Trời: Cách trung tâm Huyện Xuân Lộc 29 km Nơi đây là một bức tranh hùng vĩ và hoang sơ của núi rừng, nơi con sông La Ngà đổ qua nhiều bậc đá Hiện nay, UBND huyện Xuân Lộc đang tiến hành đầu tư vườn cây ăn trái cạnh Thác Trời với diện tích 50 ha, xây dựng điểm đi thuyền trên sông và một số trò chơi mạo hiểm cùng các dịch vụ khác để phục vụ du khách
- Khu du lịch núi Chứa Chan:
Núi Chứa Chan cao 837m với Chùa Bửu Quang (thường gọi là chùa Gia Lào) trên gần đỉnh núi là điểm du lịch thu hút nhiều du khách Vào các dịp
lễ, tết số người hành hương về đây lên đến hàng ngàn, tạo bầu không khí náo nhiệt
Chùa Bửu Quang được xây dựng từ đầu thế kỷ XX, với chánh điện mái vòm, toạ lạc trên một hang đá có dáng Hàm Rồng Toàn bộ quần thể kiến trúc chùa đều dựa theo những hang động thiên nhiên, tạo nên nét độc đáo giữa chốn thâm nghiêm kỳ vĩ của núi rừng
- Núi Chứa Chan ngày nay còn lưu lại nhiều dấu tích hoạt động cách mạng qua hai cuộc kháng chiến của người Đồng Nai, vì đây là căn cứ kháng chiến của
Trang 31Huyện Xuân Lộc và chùa Bửu Hưng từng là căn cứ hậu cần, nơi trú đóng của nhiều cán bộ chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc chiến tranh giải phóng (Tỉnh Đồng Nai, 2012- tuyến du lịch Long Khánh- Xuân Lộc)
- KDLST Long Châu Viên: Cảnh quan mang phong cách kiến trúc cung đình Huế giàu tính nghệ thuật, thẩm mỹ kết hợp với kết cấu hạ tầng hiện đại, thể hiện sự phối trộn độc đáo giữa những tinh hoa truyền thống dân tộc tạo nên những vẻ đẹp vừa gần gũi với thiên nhiên, vừa tiện nghi
2.3.2 Xã Xuân Định
2.3.2.1 Vị trí địa lý- diện tích tự nhiên
Xã Xuân Định nằm phía Tây của huyện Xuân Lộc, cách thị trấn Gia Ray 18km, cách trung tâm thị xã Long Khánh 5km, có vị trí và ranh giới được xác định như sau:
Hình 2.3: Bản đồ địa lý xã Xuân Định
(Nguồn: maps.google.com)
- Phía đông: Giáp xã Bảo Hòa
- Phía tây: Giáp thị xã Long Khánh
- Phía nam: Giáp huyện Cẩm Mỹ
- Phía bắc: Giáp thị xã Long Khánh
Xã gồm 3 ấp: Ấp Nông Doanh, Bảo Thị và Bảo Định
Trang 32Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1.332,01 ha Trong đó, đất nông nghiệp chiếm tỷ
lệ lớn (86,98% tổng diện tích tự nhiên toàn xã) Hiện trạng sử dụng đất xã Xuân Định
năm 2010 như sau:
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất xã Xuân Định năm 2010
1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,79 0,06
(Nguồn: Trung tâm quy hoạch- sở xây dựng Đồng Nai, 2012)
2.3.2.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu
(1) Khí hậu: Khí hậu huyện Xuân Lộc nói chung và xã Xuân Định nói riêng nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, với những đặc trưng chính như đã nêu ở nội
dung trên (phần 2.3.1.1 (3) )
(2) Địa hình: Xã Xuân Định có 2 dạng địa hình chính: đồi thoải và dốc
Địa hình đồi thoải (độ dốc <80): Diện tích là 950ha (chiếm khoảng 71,3% tổng
diện tích tự nhiên), hiện đang trồng cao su, cà phê và cây ăn trái
Trang 33Địa hình dốc: Phân bố ở phía đông của xã, diện tích là 382 ha (chiếm khoảng 28,7% tổng diện tích tự nhiên), độ dốc phổ biến từ 80 đến 150, do độ dốc lớn nên khả năng giữ nước kém và dễ bị xói mòn vào mùa mưa
2.3.2.3 Các nguồn tài nguyên
(1) Tài nguyên đất: Toàn xã có 2 nhóm đất chính:
Đất đỏ thẫm (FRr:): Diện tích 1.283 ha, chiếm 96,3% diện tích toàn xã, hầu hết có tầng dày trên 70cm, rất thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn trái
Đất nâu thẫm điển hình (LVh): Diện tích 32ha, phân bố ở phía đông của xã, hầu hết có độ dốc nhỏ hơn 40, thích hợp cho trồng cây cà phê, điều, cây ăn trái
(2) Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Trên địa bàn xã Xuân Định có suối Gia Liêu và Cầu Hai có đặc điểm ngắn và dốc, thường cạn kiệt vào mùa khô
Nguồn nước ngầm: Xuân Định nằm trong khu vực nghèo nước ngầm Khu vực trên đất đỏ vàng phong hóa từ đá Bazan nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25- 30m Hiện nay nước ngầm đang được khai thác cho sinh hoạt và tưới cho cây cà phê, tiêu, cây ăn trái
2.3.2.4 Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê 2011:
- Dân số: 8.864 người Trong đó nam: 4.402 người, nữ: 4.462 người
- Số hộ: 1.742 hộ Mật độ dân số: 665 người/km2
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,89% /năm
Phân bố dân cư: Toàn xã có 3 ấp Dân cư phân bố không đồng đều trong địa bàn
xã Dân cư sống tập trung dọc quốc lộ 1A và đường Xuân Định- Sông Ray thuộc địa bàn
xã Bảo Định, Bảo Thị
Trang 34Lao động: Tổng số người trong độ tuổi lao động là 5.387 người, trong đó lao động đang làm việc 4.523 người (chiếm 51,02% tổng dân số toàn xã)
Cơ cấu lao động (%) theo các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ:
- Lao động nông nghiệp: 1140 người, chiếm tỷ lệ 25,2%
- Lao động công nghiệp- xây dựng: 955 người, chiếm tỷ lệ 16,91%
- Lao động thương mại- dịch vụ: 2428 người, chiếm tỷ lệ 57,89%
Số lao động nông nghiệp chiếm phần lớn, tuy nhiên đa phần lao động có trình độ văn hóa cũng như tay nghề còn thấp, lao động trình độ chuyên môn kĩ thuật cao chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ cho việc phát triển ngành công nghiệp cũng như các ngành nghề khác
Hiện tại thu nhập bình quân của xã ước đạt 30.590.600 đồng/người/năm, gấp 1,6 lần so với thu nhập khu vực nông thôn của tỉnh Đồng Nai
Thành phần dân tộc tôn giáo: Dân tộc Kinh chiếm 99,61%, còn lại là các đồng bào dân tộc 0,39% Dân số theo đạo Thiên Chúa chiếm 95% tổng số dân toàn xã, theo các tôn giáo khác chiếm 0,5%
2.3.2.5 Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông: Quốc lộ 1A: đây là trục giao thông quan trọng của cả nước chạy qua địa bàn xã Xuân Định Đoạn chạy qua địa bàn xã có chiều dài gần 3km, mặt đường rộng 12m (4 làn xe cơ giới), lưu lượng giao thông trên tuyến khá lớn, với bề rộng mặt cắt ngang hiện hữu thì tuyến đường này cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận tải
Thủy lợi: Trên địa bàn xã không có hệ thống thủy lợi Cấp nước bằng hệ thống kênh mương (do đặc điểm địa hình) Hệ thống tưới tiêu chủ yếu bằng hệ thống tưới từ máy bơm qua các giếng khoan hoặc giếng đào tưới cho vườn cây ăn trái
Hệ thống điện: 3\3 ấp có lưới điện quốc gia, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của ngành điện Dọc đường quốc lộ 1A qua địa bàn xã đã có hệ thống chiếu sáng hoàn chỉnh, các tuyến đường nội bộ còn lại hệ thống chiếu sáng chưa được đầu tư
Trang 35Hệ thống thông tin được phủ kín 3/3 ấp, 100% số hộ có phương tiện nghe, nhìn, nhân dân trên địa bàn xã đều tiếp cận các sản phẩm văn hóa, khoa học kỹ thuật, tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 56%
Nhà ở dân cư nông thôn: Nhà ở của người dân tại xã Xuân Định hiện nay chủ yếu
là nhà cấp IV, dạng nhà kiên cố chiếm tỷ lệ thấp Chia làm 2 dạng: dạng nhà ở liên kết có sân vườn và dạng nhà ở vườn
Chất thải và vệ sinh môi trường: Hiện nay xã chưa có bãi rác, rác thải sinh hoạt được công ty Dịch vụ Sinh Thái Xanh thu gom dọc theo tuyến quốc lộ 1A và vận chuyển tới bãi rác tập trung của huyện xử lý Việc thu gom rác thải sinh hoạt đảm bảo được 70% lượng rác thải hàng ngày, số rác thải còn lại giải quyết bằng cách tự đốt hoặc chôn lấp tại chỗ 100% các trang trại chăn nuôi đã sử dụng hầm Biogas, còn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ việc sử dụng hầm Biogas khoảng 70%
2.3.2.7 Tình hình an ninh, trật tự xã hội
An ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội được giữ vững: Hai lực lượng công an quân sự xã đã tổ chức duy trì chế độ trực chiến và triển khai thực hiện tốt các kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh trật tự đã đề ra
Công tác quân sự địa phương: Duy trì nghiêm các chế độ trực, trực chỉ huy, trực sẵn sàng chiến đấu, phối hợp lực lượng dân quân xã, ấp thường xuyên tổ chức tuần tra canh gác trước, trong và sau các ngày cao điểm (Trung tâm quy hoạch- sở xây dựng Đồng Nai, 2012)
Trang 36Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.1 Khảo sát, đánh giá
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội của khu vực khảo sát
Các điều kiện tự nhiên gồm: nước, khí hậu, đất đai- địa hình
Các điều kiện xã hội về dân cư- lao động, sự phát triển công- nông nghiệp, an ninh trật tự xã hội
Từ đó rút ra những mặt thuận lợi và hạn chế cho việc phát triển DLST
3.1.1.2 Điều kiện phát triển du lịch sinh thái của khu vực
Các thông tin khảo sát gồm:
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, nền tảng phát triển du lịch của địa phương
- Các thông tin về vườn cây ăn trái, chăn nuôi của hộ dân, cụ thể: Tổng diện tích, diện tích chuyên canh, số loại cây trồng, vật nuôi, năng suất, mức độ sử dụng hóa chất trong trồng trọt, chăn nuôi
- Khả năng cung cấp dịch vụ du lịch của các hộ gia đình
Đánh giá: Mặt thuận lợi, hạn chế cho phát triển du lịch
Nhóm hộ có khả năng liên kết phát triển du lịch
3.1.1.3 Ý kiến của cộng đồng có vườn cây ăn trái
Hiểu biết của CĐ về loại hình DLSTCĐ; mức độ đồng ý tham gia và các khó khăn
mà họ gặp phải khi tổ chức du lịch
Trang 373.1.1.4 Ý kiến của chính quyền địa phương và các tiểu thương buôn bán
3.1.1.5 Ý kiến của du khách
Khảo sát, đánh giá được thực hiện trên các khía cạnh sau:
- Các đặc điểm thu hút khách của loại hình DLST
- Nhu cầu du lịch của khách
- Thái độ, mong muốn của khách đối với DLST
- Mức độ hấp dẫn và sẵn sàng tham gia du lịch miệt vườn của khách du lịch
3.1.1.6 Định hướng cho phát triển du lịch tại khu vực
Xác định các mục tiêu cho phát triển DLSTCĐ
Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
Xác định vai trò, trách nhiệm, quyền lợi rủi ro của các bên liên quan
3.1.2 Đề xuất
Giải pháp khắc phục những khó khăn, hạn chế
Các mô hình có khả năng áp dụng
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Tổng quan tài liệu
Tiến hành thu thập, tham khảo những tài liệu có sẵn liên quan đến nội dung của đề tài nhằm thu thập kiến thức, để có cái nhìn tổng thể về các khái niệm, bước đầu định hình những nội dung liên quan đến đề tài Tài liệu sử dụng trong đề tài lấy từ các nguồn:
- Giáo trình môn học DLST, thống kê xã hội
- Sách, bài báo về DLST, DLCĐ
- Các nghiên cứu, luận văn đã từng thực hiện trước đó
- Tài liệu trên mạng internet trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan
Trang 38Kết quả của phương pháp được thể hiện ở nội dung: Chương 1: Mở đầu
- Chương 2: Tổng quan tài liệu
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.2 Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA)
Là một phương pháp hệ thống bán chính qui được tiến hành ở một địa điểm cụ thể bởi một nhóm liên ngành và được thiết kế để thu thập những thông tin cần thiết (Tổ chức hợp tác kĩ thuật Đức, 2003), các phương pháp đã được sử dụng bao gồm:
3.2.2.1 Quan sát trực tiếp
Là quan sát một cách có hệ thống sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó Quan sát trực tiếp cũng là một phương cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời của người được phỏng vấn (Tổ chức hợp tác kĩ thuật Đức, 2003)
Sử dụng trong quá trình khảo sát để ghi chép lại những thông tin thực tế cần lưu ý
và kiểm chứng thông tin được đối tượng cung cấp
Trang 39- Tiểu thương buôn bán trái cây: Thực hiện phỏng vấn đối với 15 tiểu thương Trong đó có 2 tiểu thương khó tiếp xúc và không muốn cung cấp thông tin nên
đề tài chỉ thu thập ý kiến của 13 tiểu thương
Cấu trúc bảng phỏng vấn:
- Đối với nhóm CĐ trồng cây ăn trái bảng phỏng vấn gồm 2 phần:
Phần thông tin chung gồm các thông tin về tên, tuổi, giới tính, số người trong hộ cũng như số người thường xuyên tham gia công việc tại vườn
Phần bảng phỏng vấn bao gồm 4 nội dung trong 10 câu hỏi: 3 bảng thông tin về vườn cây ăn trái, chăn nuôi, thu nhập; 1 bảng thông tin về khả năng cung cấp các dịch vụ du lịch của hộ gia đình; 2 câu hỏi về mức độ hiểu biết của CĐ về DLST; 4 câu hỏi về mức độ sẵn lòng tham gia du lịch
- Đối với tiểu thương buôn bán, bảng phỏng vấn gồm 6 câu hỏi tập trung vào các nội dung: Mức ảnh hưởng đến hoạt động của tiểu thương khi có hoạt động DLST, mức độ sẵn sàng tham gia vào du lịch và khả năng cung cấp trái cây cho khách khi cần thiết
Thời gian phỏng vấn: Trong thời gian 1 tuần từ 11/3- 18/3/2012
Cách thức phỏng vấn:
- Đi đến từng hộ gia đình hoặc các điểm buôn bán của tiểu thương, giới thiệu và nói rõ mục đích của cuộc phỏng vấn
- Trò chuyện xen lẫn các câu hỏi về thông tin cần phỏng vấn
- Thông tin thu thập được được tác giả ghi nhận lại sau mỗi cuộc phỏng vấn Kết quả của phương pháp được thể hiện ở nội dung:
- Phần 4.1.2.3: Các tiêu chí phát triển du lịch
- Phần 4.1.3: Ý kiến cộng đồng
- Phần 4.1.4.1: Nhóm tiểu thương
Trang 403.2.2.3 Họp nhóm
Đối tượng tham dự: 3 người dân trong số các hộ gia đình được phỏng vấn, hiểu biết và có kinh nghiệm lâu năm trong trồng trọt, canh tác tại địa phương
Mục đích: Hình thành các tiêu chí lựa chọn các hộ gia đình vào mô hình
Xác thực và điều chỉnh các thông tin phỏng vấn được
Trao đổi, tìm hiểu thêm về đặc điểm khu vực và đóng góp của CĐ
3.2.2.3 Phương pháp phân tích SWOT
Là một công cụ tìm kiếm tri thức về một đối tượng dựa trên nguyên lý hệ thống (Ngô An, 2009), gồm: phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
Phương pháp đã được sử dụng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức dựa trên kết luận thu được từ các phương pháp trên, từ đó đưa ra những giải pháp
Kết quả của phương pháp được thể hiện ở nội dung: Phần 4.2.1: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức; phần 4.3.1: Biện pháp khắc phục những khó khăn
3.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học
Được sử dụng cho nội dung nghiên cứu ý kiến của các loại khách du lịch và chính quyền địa phương về việc tổ chức hoạt động du lịch miệt vườn
Đối tượng và số lượng mẫu điều tra:
- Khách du lịch: Bao gồm:
Khách du lịch tại KDLST Thác Giang Điền; 50 phiếu khảo sát
Khách du lịch tại trạm dừng chân bò sữa Long Thành, Long Khánh, Đồng Nai; 50 phiếu khảo sát
Đối tượng tham gia loại hình du lịch Study tour gồm: Sinh viên chuyên ngành du lịch, DLST, nông học, học sinh THPT; 50 phiếu khảo sát
- Chính quyền địa phương: Gồm đại diện chính quyền ấp Bảo Định, xã Xuân