1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

BÀI GIẢNG KINH TẾ HỌC VI MÔ

88 212 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 346,76 KB

Nội dung

1.1.2 Cách giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản: Các vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế, cụ thể là mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng được giải quyết thông qua các mô hình của nền

Trang 1

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 1

KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH

GIÁO TRÌNH

KINH TẾ HỌC VI MÔ

Biên soạn: Ths.Lê Thị Lệ Huyền

Đà Nẵng, năm 2010

Trang 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ

- Xác định được 3 vấn đề cơ bản của nền kinh tế

- Định nghĩa được kinh tế vi mô

- Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô, kinh tế học thực chứng và kinh tếhọc chuẩn tắc

- Trình bày được khái niệm chi phí cơ hội và nắm rõ quy luật khan hiếm, lợi suất giảm dần để lựa chọn kinh tế tối ưu

Các nhà kinh tế cho rằng vấn đề trọng tâm của kinh tế học là sự khan hiếm Sự khan hiếm nguồn lực đòi hỏi các cá nhân và xã hội đưa ra quyết định lựa chọn Kinh tế học nghiên cứu sự lựa chọn trong điều kiện nguồn lực khan hiếm Chương này đề cập đến những vấn đề kinh tế cơ bản và cách thức giải quyết các vấn đề trong nền kinh tế, các mối quan hệ trong nền kinh tế và sự tương tác với thị trường, những khái niệm và nguyên lý cơ bản của kinh tế học, phạm vi phân tích của kinh tế học vi mô và vĩ mô và cách thức tiếp cận trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế

1.1 Những vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế:

1.1.1 Các vấn đề kinh tế cơ bản:

Các nhu cầu của con người được thỏa mãn từ nguồn lực sẵn có trong thiên nhiên hay được sản xuất ra bằng cách kết hợp các nguồn lực về con người, công cụ, máy móc, tài nguyên để tạo ra các sản phẩm dịch vụ thỏa mãn mong muốn của con người Tuy nhiên nhu cầu con người là vô hạn trong khi đó nguồn lực thì hữu hạn cho nên cần có giải pháp để giải quyết vấn đề nguồn lực có thể đáp ứng nhu cầu Điều này chỉ có thể thực hiện thông qua một cơ chế tổ chức đó là nền kinh tế Để hiểu được sự vận hành của nền kinh tế chúng ta phải nhận thức được những vấn đề cơ bản mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải giải quyết Đó là:

- Sản xuất cái gì?

- Sản xuất như thế nào?

- Sản xuất cho ai?

1.1.1.1 Sản xuất cái gì?

Vấn đề này có thể được hiểu là: Sản phẩm, hàng hóa dịch vụ nào được sản xuất Trong nền kinh tế thị trường sự tương tác giữa người mua và người bán vì lợi ích cá nhân sẽ xác định sản phẩm dịch vụ nào sẽ được sản xuất Sự cạnh tranh làm cho các nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng vì mục tiêu của nhà sản xuất là tìm kiếm lợi nhuận cho nên họ cố gắng cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao hơn để phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng nhằm thu hút sức mua

Và để giải quyết vấn đề trên, các nhà sản xuất phải căn cứ vào nhu cầu rất đa dạng

và phong phú về hàng hoá dịch vụ của người tiêu dùng Nhu cầu này có xu hướng ngàycàng tăng cả về số lượng và chất lượng.Cho nên đây chính là căn cứ để cho các nhà sảnxuất lựa chọn và quyết định sản xuất cái gì để cung ứng trên thị trường

Trang 3

Bên cạnh việc lựa chọn sản xuất cái gì, nhà sản xuất phải quyết định sản xuấtbao nhiêu, cơ cấu thế nào, khi nào thì sản xuất và cung ứng là có ý nghĩa rất quantrọng Bởi vì nhu cầu của xã hội đối với bất cứ mặt hàng nào cũng có giới hạn riêng vàthời điểm nảy sinh nhu cầu theo từng loại hàng cũng khác nhau tuỳ vào loại hàng hoácũng như các yếu tố về mặt tâm lý, thói quên thị hiếu,…của người tiêu dùng Vì vậy,lựa chọn và quyết định sản xuất bao nhiêu, bao giờ thì sản xuất đúng đắn, phù hợp vớinguồn lực, năng lực sản xuất của đơn vị sẽ đảm bảo cho quá trình kinh doanh có hiệuquả.

1.1.1.2 Sản xuất như thế nào?

Vấn đề thứ hai có thể phát biểu một cách hoàn chỉnh như là: Sản phẩm và dịch vụ

được sản xuất bằng cách nào? Vấn đề này liên quan đến việc xác định những nguồn

lực nào được sử dụng và phương pháp để sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ Tuynhiên việc lựa chọn phương pháp sản xuất nào còn phải xem xét trên khía cạnh hiệuquả kinh tế- xã hội, nguồn lực và trình độ khoa học công nghệ của mỗi đơn vị sản xuất.Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

sẽ phải tìm kiếm và lựa chọn những nguồn tài nguyên, trình độ công nghệ, phươngpháp tổ chức và quản lý sản xuất để đạt năng suất và chất lượng cao nhất với chi phíthấp nhất Trong điều kiện thu nhập của xã hội có xu hướng ngày càng tăng thì chấtlượng hàng hoá dịch vụ có ý nghĩa quyết định trong cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường

và thực hiện mục tiêu cơ bản của các nhà sản xuất, các doanh nghiệp

Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ buộc các nhà sản xuất phải luôn đổi mới

kỹ thuật và công nghệ, không ngừng nâng cao trình độ quản lý kinh doanh và trình độlành nghề cho người lao động để đổi mới sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm

1.1.1.3 Sản xuất cho ai?

Vấn đề thứ ba cần giải quyết đó là “ Ai sẽ nhận sản phẩm và dịch vụ” Trong nền

kinh tế thị trường, thu nhập và giá cả xác định ai sẽ nhận hàng hóa và dịch vụ cung

cấp Điều này được xác định thông qua tương tác giữa người mua và bán trên thịtrường sản phẩm và thị trường nguồn lực Thu nhập chính là nguồn tạo ra năng lựcmua sắm của các cá nhân và phân phối thu nhập được xác định thông qua: tiền lương,tiền lãi, tiền cho thuê và lợi nhuận trên thị trường nguồn lực sản xuất Trong nền kinh

tế thi trường, những ai có nguồn tài nguyên, lao động, vốn, kỹ năng quản lý cao sẽnhận được thu nhập cao hơn Với thu nhập này các cá nhân sẽ đưa ra quyết định loại và

số lượng sản phẩm sẽ mua trên thị trường sản phẩm và giá cả định hướng cách thứcphân bổ nguồn lực cho những ai mong muốn trả với mức giá thị trường

1.1.2 Cách giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản:

Các vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế, cụ thể là mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng được giải quyết thông qua các mô hình của nền kinh tế: nền kinh tế hàng hóa tập trung, nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hỗn hợp Các mô hình này được hình thành dựa trên hai tiêu chí:

- Quan hệ sở hữu về nguồn lực sản xuất

- Cơ chế phối hợp và định hướng các hoạt động của nền kinh tế

1.1.2.1 Nền kinh tế hàng hóa tập trung:

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 3

Trang 4

Nền kinh tế được đặc trưng bởi quyền sở hữu công cộng đối với mọi nguồn lực và

quyền đưa ra các quyết định bởi nhà nước thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung Nhà nước quyết định cơ cấu các ngành, đơn vị sản xuất và phân bố sản lượng và các nguồn lực sử dụng để tổ chức quá trình sản xuất Các doanh nghiệp sở hữu bởi chính phủ và sản xuất theo định hướng của nhà nước Nhà nước giao kế hoạch sản xuất và định mức chi tiêu cho các doanh nghiệp và hoạch định phân bổ nguồn lực cụ thể cho doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu sản xuất này

1.1.2.2 Nền kinh tế thị trường:

Nền kinh tế đặc trưng bởi quan hệ sở hữu tư nhân về nguồn lực sản xuất và sử dụng

hệ thống thị trường và giá cả để phối hợp, định hướng các hoạt động kinh tế

Thị trường là một cơ chế mà ở đó các quyết định và sở thích cá nhân được truyền thông và phối hợp với nhau Dựa vào nhu cầu người tiêu dùng để các nhà sản xuất quyết định sản xuất cái gì Bên cạnh đó các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra và các nguồn lực được cung cấp trong điều kiện cạnh tranh của thị trường cho nên các nhà sản xuất phải lựa chọn các phương pháp sản xuất với chi phí thấp nhất, cân nhắc giá cả của các hệ thống đầu vào nhằm thúc đẩy sử dụng nguồn lực hiệu quả, gia tăng sản lượng,

ổn định việc làm và tăng trưởng kinh tế Vì vậy đây là nền kinh tế có tính hiệu quả nhất

và giá cả là phạm trù trung tâm của nền kinh tế này.

Bởi thị trường là một cơ chế trong đó người mua và người bán một thứ hàng hóa hoặc dịch vụ tương tác với nhau để xác định giá cả và thị trường

Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó người tiêu dùng và người sản xuất tác động lẫn nhau qua thị trường để đồng thời giải quyết ba vấn đề cái gì, như thế nào và cho ai

Trong nền kinh tế hỗn hợp các thể chế công cộng và tư nhân đều kiểm soát nền kinh tế.

Thể chế tư nhân kiểm soát thông qua bàn tay vô hình của cơ chế thị trường, còn thể chế công cộng kiểm soát bằng những mệnh lệnh và những chính sách nhằm kích thích về tàichính và tiền tệ của chính phủ…

Xu hướng chung trên thế giới hiện nay và kể cả Việt Nam là kiểu tổ chức kinh tế theo

mô hình kinh tế hỗn hợp Với kiểu tổ chức này các yếu tố thị trường, chỉ huy và truyền thống cùng tham gia quyết định các vấn đề kinh tế

1.2 Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vi mô:

1.2.1 Kinh tế học vi mô và mối quan hệ với kinh tế học vĩ mô:

Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu sự lựa chọn khi con người đương đầu

với nguồn lực khan hiếm Kinh tế học tập trung nghiên cứu việc sử dụng và quản lý các

nguồn lực khan hiếm để thỏa mãn tối đa nhu cầu vật chất của con người Đặc biệt, kinh

tế học nghiên cứu hành vi trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụtrong thế giới nguồn lực han chế

Trang 5

Tính cấp thiết của kinh tế học là nhận thức được thực tế của sự khan hiếm và dự kiến tổchức xã hội như thế nào để sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất.

Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu, kinh tế học được chia thành: Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô

Kinh tế học vi mô: Là môn học nghiên cứu hành vi, cách ứng xử của các chủ thể

trong nền kinh tế, sự tương tác của các chủ thể này trên các thị trường khác nhau

Kinh tế vi mô đi nghiên cứu các hành vi cụ thể của từng cá nhân, từng doanhnghiệp trong việc lựa chọn và quyết định ba vấn đề kinh tế cơ bản cho mình là sản xuấtcái gì, sản xuất như thế nào và phân phối ra sao để có thể đứng vững và phát triển cạnhtranh trên thị trường Nói một cách cụ thể là kinh tế học vi mô nghiên cứu xem họ đạtđược mục đích với nguồn tài nguyên hạn chế bằng cách nào và sự tác động của họ đếntoàn bộ nền kinh tế quốc dân ra sao

Mục tiêu của kinh tế học vi mô nhằm giải thích giá và lượng của một hàng hóa cụ thể Kinh tế học vi mô còn nghiên cứu các quy định,chính sách thuế của chính phủ tác động đến giá và lượng hàng hóa và dịch vụ cụ thể Chẳng hạn, kinh tế học vi

mô nghiên cứu các yếu tố nhằm xác định giá và lượng xe ô tô, đồng thời nghiên cứu cácquy định và thuế của chính phủ tác động đến giá cả và lượng sản xuất xe ô tô trên thị trường

Kinh tế học vĩ mô: Là môn học nghiên cứu tổng thể nền kinh tế, cách thức vận

hành của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và các chính sách của nhà nước có thể tác độngvào tổng thể nền kinh tế, cải thiện hiệu quả hoạt động của nền kinh tế như nghiên cứuảnh hưởng vay nợ của Chính phủ đến tăng trưởng kinh tế của một đất nước, thay đổicủa tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế, quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát, nghiên cứutác động của các chính sách nhằm ổn định nền kinh tế

Mối liên hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô:

Kinh tế vi mô & kinh tế vĩ mô tuy khác nhau nhưng đều là nội dung quan trọngcủa kinh tế học, không thể chia cắt mà bổ sung cho nhau, tạo thành hệ thống kiến thứckinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước

Kinh tế vĩ mô tạo hành lang, tạo môi trường, tạo điều kiện cho kinh tế vi mô pháttriển Thực tế đã chứng minh, kết quả của kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi củakinh tế vi mô, kinh tế quốc dân phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp, củacác tế bào kinh tế trong sự tác động ảnh hưởng của nền kinh tế

Căn cứ vào cách thức sử dụng thì kinh tế học được chia thành 2 dạng: kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc:

Kinh tế học thực chứng là một nhánh kinh tế học quan tâm tới việc miêu tả và giải thích các hiện tượng kinh tế ,đưa ra các phát biểu có tính khoa học về hành vi kinh tế

Kinh tế học thực chứng, với tư cách là một môn khoa học quan tâm tới việc phân tíchhành vi kinh tế Nó không quan tâm tới việc phán xét giá trị kinh tế Ví dụ, lý thuyếtkinh tế học thực chứng có thể miêu tả việc tăng cung tiền ảnh hưởng tới lạm phát thế

nào, nhưng nó không đưa ra một đề nghị nào về cần có chính sách gì khi đó Hay Kinh

tế học thực chứng đề cập đến "điều gì là?" Chẳng hạn, một phát biểu thực chứng là Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 5

Trang 6

"thất nghiệp là 7% trong lực lượng lao động" Dĩ nhiên, con số 7% này dựa trên các dữliệu thống kê và đã được kiểm chứng Vì vậy, không có gì phải tranh cãi với các phát

biểu thực chứng.

Kinh tế học Chuẩn tắc liên quan đến các đánh giá của cá nhân về nền kinh tế phải

là như thế này, hay chính sách kinh tế phải hành động ra sao dựa trên các mối quan hệ

kinh tế Kinh tế học Chuẩn tắc đề cập đến "điều gì phải là?" Chẳng hạn, một phát biểu

chuẩn tắc là "thất nghiệp phải được giảm xuống".

1.2.2 Vị trí và ý nghĩa, đối tượng của việc nghiên cứu kinh tế học vi mô:

1.2.2.1 Vị trí, ý nghĩa của việc nghiên cứu KTH vi mô:

- Kinh tế hoc vi mô là một môn khoa học kinh tế cơ bản, cung cấp kiến thức về kinh

tế thị trường để ra quyết định tối ưu

- Kinh tế học vi mô có quan hệ với các môn học khác, nó là cơ sở lý thuyết đểnghiên cứu các môn kinh tế ngành và quản trị kinh doanh

1.2.2.2 Đối tượng nghiên cứu:

Kinh tế học vi mô chỉ đề cập đến hoạt động của từng tế bào kinh tế: người sảnxuất, người tiêu dùng, chính phủ đến các mục tiêu của họ và cách thức để đạt được mụctiêu đó Cụ thể: Kinh tế học vi mô là môn khoa học nghiên cứu và giải quyết ba vấn đềkinh tế cơ bản của một doanh nghiệp trong nền kinh tế: sản xuất cái gì, sản xuất như thếnào và sản xuất cho ai? Ba vấn đề kinh tế cơ bản trên được thể hiện ở những vấn đề vềtiêu dùng cá nhân, cung, cầu hàng hoá, sản xuất và chi phí, giá cả thị trường, canhtranh, lợi nhuận của từng doanh nghiệp

Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, hành vi của doanh nghiệp và

sự tác động của chúng đến nền kinh tế trên cơ sở của những qui luật, những xu thế vậnđộng tất yếu của nền kinh tế thị trường

Kinh tế học vi mô cũng phân tích những mặt trái (trục trặc, khuyết tật, thất bại, )của nền kinh tế thị trường và vai trò can thiệp, điều tiết của nhà nước để hướng dẫn“bàntay vô hình hoạt động có hiệu qủa

1.2.3 Nội dung nghiên cứu của kinh tế học vi mô:

- Những vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế, lý thuyết lựa chọn kinh tế tối ưu

- Cung cầu hàng hoá, các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu hàng hoá, sự thay đổi củacung cầu hàng hoá và giá cả trên thị trường

- Lý thuyết về người tiêu dùng bao gồm: lý thuyết về lợi ích, lý thuyết về đường ngânsách, đường cong đẳng ích, về sự co dãn của cung và cầu hàng hoá nhằm làm rõnhững vấn đề liên quan đến hành vi lựa chọn của của người tiêu dùng

- Lý thuyết về sản xuất và chi phí, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sản xuất củadoanh nghiệp như: hàm sản xuất, các yếu tố đầu vào, năng suất lao động và vốn

- Hành vi ứng xử của doanh nghiệp để đạt lợi nhuận tối đa trong thị trường cạnhtranh và độc quyền

- Những hạn chế của kinh tế thị trường và vai trò của Chính phủ trong việc điều tiếtcác hoạt động kinh tế ở các doanh nghiệp để nền kinh tế phát triển ổn định và đảmbảo công bằng xã hội

Trang 7

1.2.4 Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô

Kinh tế học vi mô là môn khoa học xã hội sử dụng phương pháp nghiên cứugiống như những môn khoa học xã hội khác và có sử dụng phương pháp nghiên cứu cụthể, phù hợp với đặc thù của môn học

Những phương pháp chung

+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận, phương pháp luận và phương pháp lựa chọnkinh tế tối ưu trong các hoạt động kinh tế vi mô Muốn vậy phải nắm vững các kháiniệm, định nghĩa, nội dung và công thức toán học, cơ sở hình thành các hoạt động kinh

tế vi mô và quan trọng là rút ra được tính tất yếu và xu thế phát triển của chúng

+ Gắn chặt việc nghiên cứu lý luận, phương pháp luận với thực hành để có thể giảiquyết những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp Việc phân tích và giải quyết tìnhhuống về mặt lý thuyết của các hoạt động kinh tế vi mô để nắm vững lý thuyết là rấtcần thiết

+ Nghiên cứu lý luận phải gắn liền với giải thích các vấn đề thực tiễn của các hoạtđộng kinh tế học vi mô của các doanh nghiệp ở Việt Nam và các nước Những kết quảthu được sẽ là minh chứng và cơ sở để hoàn thiện những vấn đề về lý luận, phươngpháp luận của kinh tế học vi mô

1.3 Lý thuyết lựa chọn:

1.3.1 Những vấn đề cơ bản của lý thuyết lựa chọn:

1.3.1.1 Lý thuyết lựa chọn:

Như đã trình bày kinh tế học là việc nghiên cứu xem các cá nhân và các nền kinh

tế giải quyết vấn đề cơ bản của sự khan hiếm như thế nào Do không có đủ nguồn tàinguyên để thoả mãn nhu cầu của các cá nhân và toàn xã hội, các cá nhân và xã hội phảiđưa ra sự lựa chọn trong số các lựa chọn thay thế cạnh tranh Cơ sở lý luận cho sự lựa

chọn này chính là lý thuyết lựa chọn: Lý thuyết lựa chọn là tìm cách lý giải cách thức

mà mỗi cá nhân, tổ chức đưa ra quyết định của mình để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ

bản nói trên và nó cố gắng giải thích tại sao họ lựa chọn như vậy hay Lựa chọn là cách

thức mà các đơn vị kinh tế sử dụng để ra quyết định có lợi nhất.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 7

Trang 8

Ví dụ: Một cá nhân có một khoản tiền là 100 triệu đồng Người này sẽ phân tích cácphương án sử dụng số tiền này sao cho có lợi nhất Một số phương án:

PA1: Cất đi =>không rủi ro, không sinh lời

PA2: Gửi ngân hàng => An toàn nhưng sinh lời ít

PA3: Bỏ vào kinh doanh => Rủi ro cao nhưng lợi nhuận hấp dẫn

Với các phương án đó thì người này sẽ cân nhắc cái được và cái mất trong mỗi phương

án để đưa ra quyết định tối ưu nhất cho bản thân

Như vậy bản chất của sự lựa chọn là sự đánh đổi được cái này mất cái kia tức là để

nhận được một lợi ích nào đó buộc chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phínhất định cho nó Quyết định của sự lựa chọn được cân nhắc trên cơ sở xem xét chi phí

cơ hội Bởi lẽ mỗi cá nhân trong xã hội sở hữu những nguồn lực nhất định để có thểsản xuất hay tiêu dùng một số hàng hóa nhất định cho dù cá nhân có nguồn lực có dồidào đi chăng nữa thì sự giới hạn về thời gian và nhân lực chỉ cho phép họ sản xuất haytiêu dùng một số hàng hóa nhất định

Chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn là giá trị của phương án tốt nhất bị

bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó (và là những lợi ích mất đi khi chọn phương án

này mà không chọn phương án khác; Phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương

án đã chọn) Do quy luật về sự khan hiếm nên luôn tồn tại những sự đánh đổi khi thựchiện các sự lựa chọn Hay nói cách khác, chi phí cơ hội luôn tồn tại

Một ví dụ đơn giản của chi phí cơ hội là khi lựa chọn việc đến lớp nghe giáo sưgiảng bài, một học viên sẽ mất cơ hội gặp gỡ ký kết hợp đồng với một đối tác làm ăn,hoặc mất cơ hội tham dự một hội thảo khác cũng đang được tổ chức trong thời gian đó.Thời gian là nguồn lực khan hiếm nên không thể cùng một lúc thực hiện được cả baphương án Nếu lựa chọn đến lớp nghe giáo sư giảng bài, thì phương án tốt nhất bị bỏqua đối với người học viên là gặp mặt đối tác để ký kết hợp đồng Cụ thể hơn, nếu hợpđồng đó mang lại cho anh ta 10 triệu đồng, thì có thể nói là chi phí cơ hội của việc đếnlớp nghe giáo sư giảng bài là giá trị của phương án tốt nhất đã bị bỏ qua đó, tức là 10triệu đồng

Một ví dụ khác: Ông H đang sở hữu một ngôi nhà mà ông ta đang sử dụng để

mở cửa hàng tạp hóa Nếu ông ta bán căn nhà đó ( căn nhà trị giá 500 triệu đồng ) rồigửi tiền vào ngân hàng với lãi suất tiền gửi tai thời điểm đó là 10%/năm Hoặc nếu ông

ta cho thuê ngôi nhà thì mỗi tháng sẽ nhận được 1.500.000 đồng

Như vậy chi phí cơ hội trong trường hợp ông ta không lựa chọn phương án bánnhà gửi tiền vào ngân hàng mà sử dụng nó để bán tạp hóa là khoản tiền lãi từ việc gửitiền hàng năm là: 500.000.000 x 10% = 50.000.000 ( đồng) đã bị từ bỏ ( giả sử giá cảngôi nhà không thay đổi theo thời gian) Còn chi phí cơ hội trong trường hợp ông takhông lựa chọn phương án cho thuê chính là số tiền cho thuê hàng tháng 1.500.000đồng mà lẽ ra ông ta sẽ nhận được nếu không sử dụng nhà đó để mở tạp hóa

Trong sản xuất, chi phí cơ hội cho một mặt hàng là số lượng của các mặt hàng khác phải bỏ qua, không sản xuất để sản xuất thêm mặt hàng đó 1 đơn vị.

Trang 9

Ví dụ: một công ty may hiện tại có khả năng sản xuất hai loại hàng hoá là áo sơ

mi cung cấp cho thị trường nội địa và áo jacket xuất khẩu trong điều kiện các nguồnlực hiện có không thể tăng thêm được (nhân công,vốn,…), nếu muốn tăng sản lượngcủa áo sơ mi lên buộc doanh nghiệp phải giảm sản lượng của áo jacket Như vậy, chiphí cơ hội của áo sơ mi chính là số lượng áo jacket bị bỏ qua không sản xuất để sảnxuất thêm một đơn vị áo sơ mi

Chi phí cơ hội không chỉ là chi phí thể hiện bằng tiền mà còn là chi phi cơ hội về thờigian Ví dụ như: nếu bạn đi xem phim thì chi phí cơ hội không chỉ là tiền vé, tiền đi lại,

mà còn là thời gian mà bạn dành cho việc xem phim

Khi nghiên cứu chi phí cơ hội, người ta đã phát hiện ra qui luật chi phí cơ hội

ngày càng tăng Qui luật này được phát biểu như sau: Để ngày càng có thêm một đơn

vị của loại hàng hoá nào đó, chúng ta phải bỏ qua một lượng ngày càng lớn các loại hàng hoá khác ( trong điều kiện các yếu tố sản xuất khác không đổi) Theo qui luật chi

phí cơ hội ngày càng tăng doanh nghiệp sẽ lựa chọn và so sánh những lợi ích do sự lựachọn đó đem lại và có tính đến chi phí của những cơ hội đã bỏ qua Qui luật chi phí cơ

hội ngày càng tăng chính là căn cứ giúp doanh nghiệp tính toán và lựa chọn sản xuất cái gì, như thế nào là có lợi nhất, tuy nhiên nó không phải là căn cứ duy nhất.

1.3.2.2 Mục tiêu của sự lựa chọn

Theo lý thuyết lựa chọn, sự lựa chọn là cần thiết bởi vì các nguồn lực đều có giớihạn Một doanh nghiệp chỉ có một số vốn nhất định, người tiêu dùng chỉ có một lượngthu nhập nhất định, mỗi quốc gia cũng chỉ có một số nguồn lực nhất định, nếu chúng ta

sử dụng vào mục đích này thì không thể sử dụng vào mục đích khác Sự lựa chọn là cóthể thực hiện được vì với một nguồn lực khan hiếm có thể được sử dụng vào mục địchnày hay mục đích khác Một doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại hàng hoá khácnhau, một loại hàng hoá có thể được sản xuất bằng nhiều cách khác nhau Do đó, vấn

đề quan trọng là ở chỗ chúng ta phải tiến hành lựa chọn sử dụng các nguồn lực với mụctiêu cơ bản nhất là đạt được lợi nhuận tối đa

Đối với người tiêu dùng, mục tiêu của sự lựa chọn tiêu dùng hàng hoá này hayhàng hoá khác là nhằm đạt được lợi ích tối đa Bởi vì sự tiêu dùng của họ bị giới hạnbởi ngân sách gia đình và giá cả hàng hoá, dịch vụ trên thị trường

1.3.3 Phương pháp tiến hành lựa chọn kinh tế

Doanh nghiệp phải lựa chọn những vấn đề kinh tế cơ bản của mình trong giới hạn cho phép của khả năng sản xuất hiện có mà xã hội đã phân bổ cho nó Nói cách khác, doanh nghiệp phải sử dụng tối ưu các nguồn lực khan hiếm Phương pháp lựa chọn

kinh tế tối ưu có tính ràng buộc quan trọng nhất là đường giới hạn khả năng sản xuất

(PPF).

Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết khối lượng tối đa của một loại hàng

hoá mà một doanh nghiệp hay một nền kinh tế có thể sản xuất được tương ứng với mỗi mức sản lượng của mặt hàng kia trong giới hạn của nguồn lực hiện có.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 9

Trang 10

Ví dụ: Giới hạn khả năng sản xuất hàng tiêu dùng và thiết bị cơ bản của một doanh

nghiệp như sau:

A

BCDE

4

3,5210

0355,66

Thiết lập một hệ trục toạ độ vuông góc trong đó trục tung biểu thị cho hàng tiêu dùng ,trục hoành biểu thị cho thiết bị cơ bản Từ số liệu của ví dụ trên ta có thể vẽ đường giớihạn khả năng sản xuất như sau:

Đường giới hạn khả năng sản xuất.

Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp

Những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất là những điểm hiệu quả.Tại đó, doanh nghiệp đã sử dụng triệt để các nguồn lực sẵn có của mình Số lượnghàng hóa đạt trên đường PPF càng ở xa gốc tọa độ thì càng có hiệu quả.Sự thỏa mãntối đa về mặt hàng, chất lượng, số lượng hàng hóa theo nhu cầu thị trường trong giớihạn của đường PPF cho ta đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất

Điểm H nằm bên ngoài đường giới khả năng sản xuất là điểm không thể đạt được

Nó đòi hỏi phải đầu tư nhiều nguồn lực lớn hơn so với nguồn lực sẵn có của doanhnghiệp, của nền kinh tế

Trang 11

Điểm G nằm bên trong đường giới hạn khả năng sản xuất là điểm không có hiệuquả vì chưa sử dụng hết nguồn lực sẵn có.

Như vậy, điểm hiệu quả nhất phải nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất và thoãmãn tối đa các nhu cầu của xã hội và con người Và hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn caonhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp.Mọi sự tăng lên về số lượngchất lượng sẽ làm cho đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển ra bên ngoài Sựdịch chuyển này có thể là do thay đổi công nghệ làm tăng khả năng sản xuất của haihàng hóa

CHƯƠNG 2: CUNG - CẦU HÀNG HÓA VÀ GIÁ HÀNG HÓA TIÊU DÙNG.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 11

Trang 12

Cung cầu là hai từ mà các nhà kinh tế sử dụng thường xuyên nhất, là những lực lượngcấu thành sự vận hành của thị trường cạnh tranh Phân tích cung cầu là một trongnhững công cụ quan trọng nhất của kinh tế học vi mô, nhằm giải thích cơ chế hìnhthành giá cả thông qua mối quan hệ cung cầu.

2.1 Cầu hàng hóa:

2.1.1 Khái niệm cầu:

Trong nền kinh tế thị trường, người ta quyết định mua một hàng hóa nào đó tùythuộc vào giá cả và các yếu tố sở thích cá nhân Giá hàng hóa càng cao thì khách hàngcàng mua ít hàng hóa này và số khách hàng chấp nhận mua hàng hóa càng ít Ngược lại,giá hàng hóa càng rẻ thì lượng người mua càng nhiều và người tiêu dùng càng muanhiều hàng hóa này hơn Như vậy, ứng với mỗi điều kiện nhất định về giá cả và các yếu

tố khác, người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận mua một số lượng hàng hóa nhất định Sốlượng đó chính là cầu về hàng hóa đã cho

Như vậy: Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng hoặc có

khả năng mua trên thị trường ở những mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định ( giả định các yếu tố khác không đổi)

Cần phân biệt cầu với nhu cầu Nhu cầu là mong muốn và nguyện vọng luôn tăng cao

và hầu như không có giới hạn của con người Nhu cầu chỉ trở thành cầu khi gắn nó vớimột hàng hóa cụ thể, với một mức giá và hàng loạt yếu tố cụ thể của thị trường vềkhông gian, thời gian, thu nhập…Nói cách khác, cầu chính là nhu cầu có khả năngthanh toán gắn liền với sự chấp nhận mua hàng trong những điều kiện cụ thể

2.1.2 Các công cụ xác định cầu:

2.1.2.1 Biểu cầu:

Để biểu thị cầu của hàng hóa thông qua biểu cầu Biểu cầu là bảng số liệu chỉ mối

quan hệ giữa lượng cầu và mức giá Ví dụ biểu cầu dưới đây phản ánh cầu về gạo trên

thị trường một thành phố, biểu cầu minh họa quan hệ giữa giá gạo và lượng cầu về gạođược tạo bởi hai yếu tố: giá hàng hóa(P) và lượng cầu (QD)

Giá gạo (P) (Ngànđồng/kg)

Lượng cầu về gạo(Q)(Tấn/ngày)

* MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

- Hiểu được các khái niệm cơ bản về cung cầu hàng hóa

- Xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu hàng hóa

- Xác định được co giãn cung cầu Ý nghĩa của các hệ số cung cầu

- Giải thích cơ chế hình thành giá cả thị trường sản phẩm

- Thực hiện được các bài tập liên quan đến cung cầu hàng hóa, xác định cân bằngcung cầu hàng hóa

Trang 13

Q

D

P1 P2

Q1 Q2

A B

Lượng cầu chính là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng muavới một mức giá nhất định trong thời gian nhất định (Ký hiệu là QD)

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu:

Chúng ta hãy xem xét các nhân tố làm thay đổi cầu của hầu hết các hàng hóa dịch vụ

và để thấy rõ sự tác động của các yếu tố đến cầu hàng hóa dịch vụ khi nghiên cứu một yếu tố nào đó tác động đến cầu, ta giả định các yếu tố còn lại không đổi Những nhân tốbao gồm:

2.1.3.1.Thu nhập của người tiêu dùng:(Income)

Dễ dàng nhận thấy thu nhập là yếu tố có ảnh hưởng rất mạnh đến cầu Khi thunhập của một cá nhân tăng lên thường làm cho cầu của cá nhân đó về một mặt hàng nào

đó cũng tăng theo (ví dụ, khi bạn có nhiều tiền hơn, bạn mua sắm quần áo và đi du lịchnhiều hơn) Những hàng hóa có cầu chịu ảnh hưởng tác động cùng chiều bởi thu nhập

như vậy được gọi là hàng hóa thông thường.

Trong cuộc sống, không phải tất cả các hàng hóa đều là hàng hóa thông thường Có một

số hàng hóa lại có tính chất ngược lại: Khi thu nhập tăng lên sẽ làm cho cầu giảm đi Ví

dụ cầu xe đạp: khi thu nhập tăng lên, nhiều người sẽ mua xe máy và ít mua xe đạp, cầu

về xe đạp sẽ giảm xuống Những hàng hóa như vậy như vậy gọi là hàng hóa thứ cấp.

Gạo, ngô, đi xe buýt, Tivi trắng đen, xem phim ngoài trời…hiện nay là những hàng hóathứ cấp ở Việt Nam Rõ ràng là hàng hóa thứ cấp mang tính lịch sử cụ thể rõ rệt Một

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 13

Trang 14

hàng hóa ở thời điểm này là hàng hóa thông thường nhưng vào thời điểm khác lại trởthành hàng hóa thứ cấp.

2.1.3.2.Thị hiếu sở thích của người tiêu dùng: (L)

Thị hiếu là yếu tố mang tính tâm lý và văn hóa nhưng có vai trò rất quan trọngquyết định đến cầu Dĩ nhiên, một hàng hóa đang đuợc ưa chuộng (sở thích thị hiếu) sẽlàm tăng cầu của hàng hóa đó Chẳng hạn, điện thoại Iphone hiện đang được ưa chuộngtrên thị trường chính vì vậy mà có sự tăng cầu trên thị trường đối với mặt hàng này.Cầu sẽ giảm khi sự ưa chuộng của hàng hóa không còn nữa, do đó nguời tiêu dùngkhông còn mong muốn tiêu dùng hàng hóa nữa Chẳng hạn, máy nghe nhạc VCD rấtđược ưa chuộng trước đây nhưng ngày nay người tiêu dùng đang ưa chuộng máy nghenhạc DVD, do đó cầu máy nghe nhac VCD giảm xuống Yếu tố thị hiếu là yếu tố rấttinh tế, nhiều khi chi tiết hóa đến màu sắc, kiểu dáng, mùi vị…của hàng hóa, đặc biệt làđối với các sản phẩm thời trang (áo quần,mỹ phẩm, điện thoại di động,…) chịu tác độngrất lớn bởi sở thích và thị hiếu người tiêu dùng

2.1.3.3 Giá cả hàng hóa có liên quan: ( Price)

Các hàng hóa liên quan là các hàng hóa có tác động ảnh hưởng đến việc mua bánhàng hóa đang khảo sát Hãy hình dung, cầu về thịt gà sẽ thay đổi ra sao khi đến mùathu hoạch vịt, giá thịt vịt giảm đi một nữa? Rõ ràng là khi giá thịt vịt giảm sẽ làm chocầu về thịt vịt tăng, nhưng thịt vịt và thịt gà là hai mặt hàng có thể thay thế cho nhau,nên hệ quả tiếp theo là cầu về thịt gà sẽ giảm xuống do nhiều người ăn thịt vịt sẽ không

có nhu cầu nhiều về thịt gà nữa Những hàng hóa liên quan mà trong tiêu dùng có thể

thay thế cho nhau được gọi là hàng hóa thay thế Trong thực tế, có thể lấy rất nhiều ví

dụ xe máy và ôtô, bánh và kẹo, áo thun và áo sơ mi, xem phim và nghe nhạc…

Bây giờ hãy thử hình dung cầu về xăng sẽ thay đổi như thế nào khi giá xe máygiảm mạnh Rõ ràng là khi giá xe máy giảm làm cầu xe máy tăng và đương nhiên khingười ta sử dụng nhiều xe máy sẽ dẫn đến hệ quả là tăng cầu về xăng Các hàng hóaliên quan có quan hệ với nhau theo kiểu xe máy và xăng – tức là khi tiêu dùng hàng hóa

này buộc phải kèm theo tiêu dùng hàng hóa kia – được gọi là hàng hóa bổ sung.

Như vậy, nhóm hàng hóa liên quan có hai loại: hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ

sung Đối với hàng hóa thay thế, giá của nó có tác dụng cùng chiều đối với cầu hàng hóa khảo sát (khi Py giảm làm cho Qx giảm và ngược lại) Đối với hàng hóa bổ sung,

giá của nó có tác động ngược chiều đối với cầu về hàng hóa khảo sát (khi Py giảm làm

cho Qx tăng và ngược lại) Hàng hóa bổ sung là hàng hóa tiêu dùng cùng nhau ví dụnhư: xe máy và mũ bảo hiểm, máy ảnh và phim, đĩa CD và máy CD, mực in và máy

in

2.1.3.4 Dân số: (N)

Trang 15

Dân số là yếu tố quy định quy mô thị trường Dân số của một thị trường càng lớnđương nhiên sẽ kéo theo cầu về hàng hóa càng lớn Vai trò của dân số nhiều khi có ýnghĩa quyết định lượng cầu trong tính toán chiến lược kinh doanh của các công ty.Nhưng lưu ý rằng sự thay đổi số lượng người tiêu dùng, người có mong muốn và có khảnăng thanh tóan mới chính là nhân tố ảnh hưởng đến cầu của một hàng hóa cụ thể.

2.1.3.5 Kỳ vọng của người tiêu dùng:

Dự tính giá cả và thu nhập trong tương lai cũng là những yếu tố quyết định quan trọngvới cầu hiện tại về một hàng hoá Trước tiên, hãy nói về những tác động xảy ra khi mứcgiá dự tính sẽ cao hơn trong tương lai Giả sử bạn đang xem xét mua một chiếc ô tô mớihoặc một chiếc máy vi tính mới Nếu bạn có những thông tin mới khiến bạn tin là giácủa hàng hoá này trong tương lai tăng, bạn có thể sẽ mua nó hôm nay Vì vậy, một mứcgiá dự tính tương lai cao hơn sẽ tăng cầu hiện tại Theo cách tương tự, một mức giá dựtính giảm trong tương lai sẽ làm giảm cầu hiện tại (do bạn muốn hoãn việc mua hàngvới dự tính chờ đợi một mức giá thấp hơn trong tương lai)

Nếu thu nhập dự tính trong tương lai tăng, cầu của nhiều hàng hoá hiện tại có vẻ sẽtăng Nói cách khác, nếu thu nhập dự tính trong tương lai giảm (có thể do những tin đồnngừng sản xuất hoặc bắt đầu suy thoái) các cá nhân có thể giảm cầu hiện tại của họ vớinhiều hàng hoá để họ có thể tiết kiệm nhiều hơn hiện nay do dự tính thu nhập trongtương lai giảm

2.1.4 Hàm cầu:

Như đã tìm hiểu cầu đối với một hàng hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Ta coicác yếu tố có ảnh hưởng đến cầu là các đối số Các yếu tố đó là giá cả hang hóa khảosát (Px), giá cả hàng hóa liên quan (Py), thu nhập (I), dân số (N), sở thích (L), kỳ vọng(E)… Cầu là một đại lượng hàm số ký hiệu là Qx Hàm cầu là một hàm chịu sự tácđộng của nhiều đối số được viết dưới dạng toán học như sau:

Đó chính là hàm cầu viết dưới dạng tổng quát hàm nhiều biến

Xem xét các đối số của hàm cầu Qx, ta thấy đối số Px là quan trọng nhất Để làmnổi bật quan hệ giữa lượng cầu và giá Px, chúng ta có thể giả định tất cả các yếu tố khácngoài giá Px không đổi, khi đó hàm cầu rút gọn chỉ còn là hàm một biến:

hệ với nhau là giá và lượng hàng hóa

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 15

Trang 16

Trong trường hợp đặc biệt, quan hệ giữa giá và lượng là quan hệ tuyến tính ta sẽ cóhàm cầu dạng đặc biệt như sau:

Px = aQx + b Trong đó: - Px là giá cả hang hóa

- Qx là lượng cầu hang hóa

- a,b là các hệ số đặc trưng cho hàm cầuHàm cầu có quan hệ chặt chẽ với biểu cầu Từ biểu cầu, ta có thể dễ dàng tínhtoán để viết hàm cầu và ngược lại Trong ví dụ đã nêu ở mục biểu cầu và đường cầu đãtrình bày ở phần trên, ta thấy quan hệ giữa lượng cầu và mức giá là tuyến tính Để xácđịnh hàm cầu trong ví dụ này cần xác định hai hệ số a và b Ta có thể lấy 2 cặp số liệubất kỳ (ví dụ ta lấy 2 cặp số liệu đầu tiên ở ví dụ biểu cầu) để tính toán, xác định hàmcầu

Cách 1: Ta cần lập một hệ phương trình với 2 ẩn số là a và b giúp tìm giá trị của

2 hệ số này

Như vậy ta có hệ phương trình với 2 ẩn số là a và b

20 = 5a + b

15 = 10a + b

Giải hệ phương trình trên ta có: a = -1 ; b = 25

Như vậy hàm cầu trong ví dụ có dạng:

“ Lượng cầu hàng hoá, dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định sẽ tăng lên khi

giá của hàng hoá, dịch vụ đó giảm xuống và ngược lại trong điều kiện các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu là không đổi”.

Lý do lượng cầu và giá hàng hóa có quan hệ ngược chiều như vậy là do hai hiệuứng sau:

- Hiệu ứng thay thế: Khi giá của một hàng hóa nào đó tăng lên, người tiêu dùng

tìm các hàng hóa thay thế để mua, do vậy làm cho lượng cầu hàng hóa khảo sát giảmxuống

Trang 17

Q

D

P1P2

AB

Sự dịch chuyển dọc theo đường cầu

- Hiệu ứng thu nhập:Khi giá hàng hóa tăng lên, người tiêu dùng thấy rằng, với

thu nhập của mình sẽ mua được ít hàng hóa hơn Mọi người đều tự động cắt giảm mứctiêu dùng để tiết kiệm chi tiêu, cuối cùng làm cho lượng cầu giảm xuống

2.1.6 Di chuyển dọc theo đường cầu và dịch chuyển đường cầu:

2.1.6.1 Di chuyển dọc theo đường cầu:

Như đã đề cập, cầu là mối quan hệ toàn bộ giữa giá và lượng thể hiện ở biểu cầu và

đường cầu Một sự thay đổi giá của hàng hóa sẽ làm thay đổi lượng cầu nhưng không

làm thay đổi cầu của hàng hóa lúc đó sẽ xảy ra sự vận động dọc hay sự trượt dọc trên

đường cầu

2.6.1.2 Sự dịch chuyển đường cầu:

Sự dịch chuyển của đường cầu xảy ra khi cầu hàng hoá dịch vụ thay đổi do các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thay đổi (trừ giá cả của bản thân hàng hóa) Khi yếu tố ảnh hưởng làm cầu giảm thì đường cầu dịch chuyển sang trái; khi yếu tố cầu gia tăng, đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 17

Trang 18

Ví dụ, đối với thị trường thịt gà, một công bố của Bộ Y tế về dịch bệnh của gà với virút H5N1 đang lan truyền chắc chắn sẽ làm cầu về thịt gà giảm xuống (đây là yếu

tố thị hiếu tiêu dung) Nếu vẽ đường cầu mới lên đồ thị, ta sẽ thấy đường cầu mới vẫn giữ nguyên độ dốc và hình dáng như cũ nhưng bị dịch chuyển mạnh sang trái Ngược lại, khi Bộ Y tế công bố hết dịch bệnh sẽ dịch chuyển theo hướng ngược lại

Bảng sau đây nêu ví dụ cho biết sự di chuyển dọc (trượt dọc) và dịch chuyển đường cầuđối với thị trường gạo

Bảng 1: Khảo sát sự trượt dọc và dịch chuyển đường cầu về gạo

đến cầu

Sự thay đổi đường cầu

bản thân đường cầu không thay đổi

Thu nhập (I) tăng lên

(Gạo là hàng hóa thứ cấp)

Sở thích (S) tăng lên do Bộ Y

tế công bố lợi ích của ăn gạo

Tóm lại, đường cầu phản ánh sự thay đổi của lượng cầu hàng hóa khi giá cả của

nó thay đổi (với điều kiện các yếu tố khác không đổi) Khi các yếu tố khác thay đổi,đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải (khi cầu gia tăng) và sang trái (khi cầu suy giảm)

2.1.7 Cầu cá nhân, cầu thị trường:

- Cầu cá nhân là cầu của một thành viên kinh tế nào đó ( cá nhân, hộ gia đình, doanhnghiệp)

- Cầu thị trường gồm tổng lượng cầu của mỗi cá nhân trong thị trường.Theo khái niệmnày, đường cầu thị trường được hình thành bởi việc tính tổng toàn bộ các đường cầungang của mỗi cá nhân người tiêu dùng.Giả sử trên thị trường chỉ có hai người tiêudùng là A và B và A muốn mua 10 đơn vị hàng hoá này và B muốn mua 15 đơn vị khigiá là 3 đôla Vì vậy, tại mức giá là 3 đôla, tổng lượng cầu trên thị trường là 25 (= 10 +15) đơn vị hàng hóa Như vậy tổng lượng cầu trên thị trường chỉ là tổng lượng cầu củamỗi các nhân

2.2 Cung hàng hóa:

2.2.1 Khái niệm cung:

Trang 19

Cung hàng hoá là số lượng háng hoá, dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵnsàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định trong khi cácyếu tố khác ảnh hưởng đến cung là không đổi.

Lượng cung là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khảnăng bán ở mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định

Như vậy, cung hàng hoá là toàn bộ những lượng cung ở các mức giá khác nhau

Ví dụ: Trên thị trường gạo của thành phố đã nêu ở mục cầu, khi quan sát về cung,thấy được các số liệu thể hiện ở biểu cung như sau:

mô tả cung hàng hoá trên đồ thị (Ký hiệu là S)

Trên hệ trục toạ độ vuông góc qui ước trục tung biểu thị giá cả và trục hoànhbiểu thị lượng cung Qs

Từ biểu cung trên ta có thể vẽ đường cung về gạo như sau:

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 19

Trang 20

Đường cung trên đồ thị là đường thẳng Tuỳ theo mối quan hệ giữa giá cả và lượngcung của hàng hoá khác nhau mà đường cung có thể là đường thẳng, đường cong hayđường gấp khúc nhưng chúng đều có xu hướng chung là hướng lên trên, về phía bênphải.

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung:

2.2.3.1 Công nghệ: (Technology)

Công nghệ là yếu tố quan trọng làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sảnxuất và tăng lợi nhuận Trình độ công nghệ là yếu tố quan trọng quyết định khả năngcung ứng hàng hoá của doanh nghiệp

Khi công nghệ thay đổi (thường theo xu hướng hiện đại hơn, tiên tiến hơn) chắcchắn sẽ làm cho năng suất tăng lên và lượng cung tăng lên Một sự cải tiến về côngnghệ sẽ làm tăng sản lượng nên khả năng cung ứng hàng hoá của doanh nghiệp tăng lêndẫn đến cung hàng hoá tăng lên

2.2.3.2 Giá ( Price)

Giá của hàng hoá đó (Px)

Khi giá của hàng hoá tăng lên lượng cung của hàng hoá đó tăng lên và ngược lại

Vì giá tăng lên nhà sản xuất sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn, họ sẽ sẵn sàng cung ứngnhiều hàng hoá hơn và ngược lại

 Giá của các yếu tố sản xuất đầu vào (Py)

Khi giá cả nguồn lực sản xuất tăng lên sẽ làm giảm khả năng sinh lời của hànghóa dịch vụ Điều này làm giảm sản lượng mà nhà sản xuất muốn cung cấp tại mỗi mứcgiá hay làm cho cung hàng hóa giảm đi và ngược lại

2.2.3.3 Chính sách về thuế: (Tax)

Thuế là cộng cụ của Chính phủ dùng để điều tiết cung hàng hoá Thuế của Nhà nướcthường đánh trực tiếp vào thu nhập của người sản xuất Mức thuế cao làm cho thu nhậpcủa nhà sản xuất ít đi và họ không muốn cung cấp thêm hàng hoá nữa sẽ làm cung hànghoá giảm Ngược lại, mức thuế thấp sẽ khuyến khích nhà sản xuất mở rộng sản xuất,tăng sản lượng và cung hàng hoá tăng lên

Vì thế, đối với những ngành cần khuyến khích phát triển thì Chính phủ đưa ranhững mức thuế suất thấp hơn, đối với những ngành không khuyến khích sản xuất vàtiêu dùng thì Chính phủ áp đặt mức thuế suất cao hơn

2.2.3.4 Số người sản xuất trên thị trường:

Đối với một loại hàng hoá dịch vụ nhất định, số lượng người sản xuất càng nhiều thìcung của hàng hoá đó trên thị trường càng lớn và ngược lại

2.2.3.5 Kỳ vọng của người bán:

Như trong trường hợp của cầu, những kỳ vọng của nhà sản xuất đóng vai trò rất quantrọng trong các quyết định sản xuất Chẳng hạn nếu giá kỳ vọng của xăng dầu tăng lên

Trang 21

trong tương lai, các nhà cung cấp có thể giảm lượng cung hôm nay để cung cấp trongtương lai nhằm kiếm được lợi nhuận cao hơn và ngược lại nếu giá cả hàng hóa sẽ giảmtrong tương lai, có lẽ các nhà sản xuất sẽ cung cấp nhiều hơn trong hiện tại trước khigiá giảm xuống.

Px: Giá của bản thân hàng hóaPy: Giá của các yếu tố đầu vào

T : Công nghệTx: Thuế đánh vào bản thân hàng hóaNx: Số lượng người tham gia vào sản xuất cùng hàng hóaTrong các đối số của hàm cung, ta thấy Px có vai trò quan trọng nhất Để đơngiản hóa trong khảo sát hàm cung, có thể giả định các yếu tố ngoài giá Px không đổi –khi đó hàm cung được viết dưới dạng rút gọn như sau:

Qs = f (Px)Hàm cung thường được viết dưới dạng đổi vế, coi giá là hàm số, lượng cung cóđối số như sau:

Px = f (Qs)Trong trường hợp đặc biệt, quan hệ của hàm cung là quan hệ bậc nhất (tuyếntính), khi đó hàm cung được viết dưới dạng:

Px = a Qs + b,Trong đó: a, b là các hệ số đặc trưng cho quan hệ của hàm cung

Với biểu cung về gạo ở trên,để xác định hàm cung dạng Px = a Qs + b, ta có thểchọn hai cặp số liệu nào đó (chẳng hạn chúng ta chọn hai cặp đầu tiên) Từ số liệu này

ta lập được hệ phương trình có hai ẩn là a và b

2.2.6 Sự di chuyển trên đường cung và dịch chuyển cung.

2.2.6.1 Sự di chuyển trên đường cung:

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 21

Trang 22

QQ1 Q0

C

A

Q0Q1

Tại một điểm cụ thể trên đường cung, ta luôn xác định được mức giá bán tương ứng vớimột lượng cung nhất định

Sự vận động dọc theo đường cung là sự trượt dọc trên đường cung khi giá củahàng hoá thay đổi làm cho lượng cung hàng hoá thay đổi (các yếu tố khác giữ nguyênkhông đổi) Thể hiện ở biểu đồ sau:

2.2.6.2 Sự dịch chuyển của đường cung:

Sự dịch chuyển của đường cung xảy ra khi cung hàng hoá dịch vụ thay đổi docác yếu tố ảnh hưởng đến cung thay đổi (trừ giá cả của bản thân hàng hóa) Toàn bộđường cung sẽ dịch chuyển sang trái nếu cung giảm hoặc dịch chuyển sang phải nếucung tăng Thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Bảng 2: Cho biết các yếu tố tác động như thế nào đến đường cung (ví dụ đường cung

về gạo)

Khảo sát sự trượt dọc và dịch chuyển của đường cung

Yếu tố tác động Tác động đến cung Sự thay đổi đường cung

Trang 23

khảo sát trượt dọc theo đường cung

Số lượng nông trại trồng

lúa giảm (Nx)

Chính phủ miễn thuế

nông nghiệp 2 năm (Tx)

2.2.7 Cung cá nhân, cung thị trường:

- Cung cá nhân là lượng cung của mỗi cá nhân đối với một loại hàng hóa dịch vụ

- Cung thị trường gồm tổng cung của các cá nhân trên thị trường

2.3 Cân bằng cung cầu:

2.3.1 Trạng thái cân bằng cung cầu:

Trên thị trường, trạng thái cân bằng cung cầu đối với một hàng hóa nào đó chính

là trạng thái ứng với một mức giá nào đó, lượng cung ngang bằng với lượng cầu Mứcgiá tương ứng tại trạng thái cân bằng được gọi là giá cân bằng Lượng hàng hóa tươngứng tại trạng thái cân bằng được gọi là lượng cân bằng

Trạng thái cân bằng cung cầu đối với một loại hàng hoá nào đó là lúc cung củahàng hoá đó vừa đủ thoả mãn cầu đối với hàng hoá đó trong một khoảng thời gian nhấtđịnh Lúc này người mua và người bán thỏa mãn họ không có lí do gì để phải thay đổiquyết định, cho nên giá sẽ không đổi

Trên đồ thị, giá cân bằng và sản lượng cân bằng là toạ độ của giao điểm giữađường cung và đường cầu.( điểm E0 )

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 23

Trang 24

P C

P

QD

E

S

P0

Q0Thiếu hụt

Dư thừa

PF

Giá cân bằng (P0) và sản lượng cân bằng (Q0)cũng có thể xác định bằng cách giải

hệ phương trình đường cung và đường cầu

Ở ví dụ trên chúng ta đã xác định được:

Hàm cung: P = 1/2Qs + 5/2 QS = 2P - 5

Hàm cầu: P = -QD + 25 QD = - P + 25

Điểm cân bằng: E (P0, Q0 ): Qs = QD  25- P0 = 2 P0 -5  P0 = 10, Q0 = 15

Vậy điểm cân bằng được xác định: E ( 10,15)

Điểm cân bằng được hình thành từ hoạt động của nhiều người mua và nhiều người bántrên thị trường, nó không tồn tại vĩnh cữu, nó sẽ thay đổi khi cung, cầu hàng hoá thayđổi

2.3.2 Trạng thái dư thừa và thiếu hụt của thị trường:

Khi giá mua bán thực tế của một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó trên thị trườngkhác so với giá cân bằng, lúc này sẽ xảy ra tình trạng dư thừa hay thiếu hụt hàng hoá

Trong trường hợp giá mua bán thực tế trên thị trường lớn hơn giá cân bằng:

P1 > P0, ngườibán sẽ bán nhiều hàng hoá (theo luật cung), người mua giảm việc tiêudùng (theo luật cầu), lượng cung sẽ lơn hơn lượng cầu ( QS > QD ), lượng chênh lệchnày là dư thừa thị trường hay còn gọi là dư cung

Trong trường hợp giá mua bán thực tế trên thị trường nhỏ hơn giá cân bằng P2 <

P0, người mua sẽ mua nhiều hàng hoá, người bán giảm sản lượng, lượng cung sẽ nhỏhơn lượng cầu ( QS < QD ), kết qủa xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hoá trên thị trườnghay còn gọi là dư cầu

Trạng thái không cân bằng của thị trường

Do vậy, điều mà chúng ta quan sát thấy là bất cứ lúc nào giá cả thị trường caohoặc thấp hơn giá cân bằng thì xuất hiện sự dư thừa hoặc thiếu hụt trên thị trường

Và để khắc phục hiện tượng thiếu hụt hoặc dư thừa này, người bán và người muaphải thay đổi hành vi của họ để đạt tới mức giá cân bằng Nếu thị trường ở trạng thái dưthừa (dư cung) thì người bán phải có quyết định giảm giá để làm tăng lượng cầu Nếu

Trang 25

EP0

CS

PTTP1

Q0

D0

thị trường ở trạng thái thiếu hụt hàng hóa (dư cầu) thì người bán sẽ tăng giá nhằm làmgiảm lượng cầu

Khi phân tích cách thức tác động của một sự kiện nào đó tới thị trường chúng ta tiếnhành theo ba bước:

Bước 1: Xác định xem sự kiện xảy ra tác động tới đường cầu hay tới đường cung hoặc

cả hai đường

Bước 2: Xác định hướng dịch chuyển của các đường (sang trái hay sang phải).

Bước 3: Sử dụng đồ thị cung cầu để xác định xem sự dịch chuyển tác động tới trạng

thái cân bằng như thế nào? (giá và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào)

2.3.3 Thặng dự tiêu dùng, thặng dư sản xuất:

2.3.3.1 Thặng dư tiêu dùng:

Thặng dư tiêu dùng là chênh lệch giữa số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trảvới số tiền mà họ thực trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ Tức là sự chênh lệch giữa lợiích cận biên (MU) với chi phí thực tế để thu được lợi ích đó

Chi phí thực tế chính là chi phí cận biên (MC - Marginal Cost)

Thặng dư tiêu dùng kí hiệu là CS

Khi vẽ đường cầu dốc xuống điển hình của một thị trường, thặng dư của của người tiêudùng tại một mức giá là phần diện tích nằm dưới đường cầu và trên đường giá – diện tích của hình tam giác Po,P1E trên hình

Từ đồ thị ta thấy: CS =

( P1−P0).Q0

2

Trong đó: P1 là giá khi Q = 0

P0 là giá thị trường hay giá tại mức sản lượng Q0

Ví dụ: Giả sử trên thị trường có cân bằng cung cầu về kem tại lượng là 1.000 chiếc với

giá cân bằng trên thị trường là 3.000 đ/chiếc Vì thời tiết nóng và vì sở thích ăn kem nên người tiêu dùng sẵn sàng chi trả 5.000 đ/chiếc Như vậy thặng dư của người tiêu dùng sẽ là:

CS = (5.000 – 3.000).1.000 /2 = 1.000.000 đồng

2.3.3.2 Thặng dư sản xuất:

Thặng dư sản xuất là phần chênh lệch giữa mức giá thực tế mà họ bán được sản phẩm và mức giá mà họ sẵn sàng bán trên thị trường Hay thặng dư sản xuất là số tiền người bán nhận được trừ đi chi phí sản xuất

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 25

Q

Trang 26

Q

P

EP0

CS

PTTP1

D

S

P2

PS

Kí hiệu thặng dư tiêu dùng: PS

Khi đường cấu dốc lên thì thặng dư của người sản xuất là phần diện tích nằm trênđường cung và dưới đường giá của thị trường Trên đồ thị là phần diện tích tam giác

P2P0E

Từ đồ thị ta thấy: PS =

( P0−P2).Q0

2

Trong đó: P2 là giá khi Q = 0

P0 là giá thị trường hay giá tại mức sản lượng Q0 (giá cân bằng)

Ví dụ: Một nhà sản xuất bánh ngọt sau khi tính toán chi phí sản xuất cho mộtchiếc bánh ngọt đã quyết định là giá mà họ sẵn sàng bán trên thị trường là 7.000đ/chiếc.Vào thời điểm này do cầu trên thị trường tăng vọt nên họ đã bán với giá 10.000 đ/chiếc

và đã bán được 700 chiếc tại mức giá này Như vậy thặng dư của nhà sản xuất sẽ là:

2.3.4 Chính sách kiểm soát giá của chính phủ:

Khi có sự thay đổi đột biến của cung cầu, giá cả hàng hóa thay đổi một cách bấtthường thì lúc này chính phủ sẽ có các chính sách kiểm soát giá cả nhằm tác động vàothị trường để điều chỉnh giá thị trường Kiểm soát giá được thực hiện gián tiếp thôngqua việc tác động đến cung và cầu, tác động trực tiếp thông qua giá trần và giá sàn

2.3.4.1 Tác động thuế:

Q0

Trang 27

Pmin

Q0

QGiá sàn

QSQD

Chính phủ đánh thuế có thể vào người mua và cũng có thể vào người bán Tuy nhiên

cả hai người mua và người bán đều chịu tác động của thuế

Tác động đến cung cầu bằng cách tăng giảm thuế hoặc trợ cấp Nếu dư cung thìchính phủ đánh thuế vào người sản xuất làm giá hàng hóa tăng lên làm đường cung dịchchuyển sang trái đưa cung cầu về trạng thái cân bằng Nếu trên thị trường dư cầu thìchính phủ sẽ đánh thuế vào người tiêu dùng làm giảm cầu, hoặc chính phủ sẽ hỗ trợ giácho nhà sản xuất để tăng cung

*Khi đánh thuế vào người mua hàng, ta có một số nhận xét sau:

(1) Tác động này làm thay đổi nhu cầu Do người mua phải nộp một khoản thuế cho chính phủ mỗi khi họ mua hàng, do vậy khoản thuế này làm dịch chuyển đường cầu

(2) Do đánh thuế vào người mua làm cho việc mua hàng hóa này không còn hấp dẫn như trước nữa nên người mua có lượng cầu về hàng hóa đó thấp hơn tại mọi mức giá Kết quả là đường cầu dịch chuyển sang trái

(3) Trạng thái cân bằng mới có mức giá thấp hơn và mức sản lượng cân bằng thấp hơn.Ảnh hưởng của thuế:

Do giá giảm và sản lượng giảm, nên khoản thuế này làm giảm quy mô thị trường

*Tác động của thuế đánh vào người bán đến kết cục của thị trường:

- Thuế đánh vào người mua và thuế đánh vào người bán tương đương nhau

- Thuế cản trở hoạt động của thị trường

- Tại điểm cân bằng mới, người mua phải thanh toán nhiều hơn cho số hàng hóa mà họ mua và người bán thì nhận được số tiền ít hơn đối với số lượng hàng hóa mà họ bán

- Người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng của thuế

- Điểm khác biệt duy nhất giữa đánh thuế vào người bán và thuế đánh vào người mua là ở chỗ người nộp thuế cho chính phủ

- Sự khác biệt về gánh nặng của thuế giữa hai trường hợp này chính là hệ số cogiãn tương đối của cung và cầu theo giá

2.3.4.2 Quy định giá sàn: ( P min )

Giá sàn là mức giá tối thiểu bắt buộc, là mức giá quy định thường cao hơn mức giácân bằng.Mục đích của giá sàn là nhằm điều chỉnh giá cao hơn mức giá cân bằng thịtrường hiện tại nhằm bảo vệ lợi ích người sản xuất, người lao động, giá sàn quy địnhphải lớn hơn hoặc bằng giá cân bằng Hỗ trợ giá nông nghiệp và quy định lương tốithiểu là trường hợp cụ thể về giá sàn Như biểu đồ dưới minh hoạ, một mức giá sàn cótác dụng mang lại một sự thặng dư về hàng hoá đó do lượng cung vượt quá lượng cầukhi mức giá của hàng hoá thấp hơn mức giá cân bằng

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 27

Trang 28

Pmax

P

QDDDQS

0

% Sự thay đổi lượng cầu

% Sự thay đổi của các yếu tố

kì khủng hoảng năng lượng

Như biểu đồ dưới đây minh họa, quy định giá trần sẽ dẫn đến thiếu hụt hàng hóa dolượng cầu vượt quá lượng cung khi mức giá quy định này thấp hơn giá cân bằng thịtrường Điều này sẽ lí giải tại sao quy định giá cho thuê nhà và giá xăng lại dẫn đếnthiếu hụt hàng hóa

2.4 Co giãn cung cầu:

2.4.1 Sự co giãn của cầu:

2.4.1.1 Khái niệm về co dãn của cầu

Qua nghiên cứu về lý thuyết cầu ở chương trước cho chúng ta thấy được một sốmặt bản chất của hành vi người tiêu dùng Và trên thực tế các doanh nghiệp rất quantâm đến sức mua của người tiêu dùng khi giá cả hàng hoá cũng như thu nhập của ngườidân thay đổi Do đó để xem xét tầm quan trọng của việc đo lường độ nhạy của lượngcầu theo sự thay đổi của giá, thu nhập thì trong phần này chúng ta sẽ đi nghiên cứuphương pháp đo về mặt lượng ảnh hưởng của giá cả hàng hoá, thu nhập và giá cả hànghoá khác đến lượng cầu bằng công cụ hệ số co dãn của cầu

Vậy sự co giãn của cầu là gì ? – Đó là một công cụ dùng để đo lường sự phản

ứng của người tiêu dùng trước những thay đổi của thị trường.

Sự co dãn của cầu là tỷ số giữa sự thay đổi tính theo phần trăm của lượng cầuvới sự thay đổi tính theo phần trăm của một trong các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầuvới điều kiện các yếu tố khác không đổi

Kí hiệu : E D (Elasticity Demand)

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 28

Trang 29

=

EDP

2.4.1.2 Phân loại co dãn của cầu

Tùy theo yếu tố ảnh hưởng, có thể chia co dãn của cầu thành :

- Co dãn của cầu theo giá hàng hóa

- Co dãn của cầu theo thu nhập

- Co dãn của cầu theo giá hàng hóa liên quan (Độ co giãn chéo)

2.4.1.2.1 Co dãn của cầu theo giá hàng hóa

Ta thấy, đường cầu là đường có độ dốc đi xuống, nó cho biết quan hệ định tính giữacầu với giá tức là sản lượng tăng khi giá giảm và ngược lại Nhưng chúng ta phải biếtquan hệ về mặt định lượng, nghĩa là lượng cầu tăng hay giảm bao nhiêu phần trămkhi giá giảm hay tăng 1% và trên thực tế cho chúng ta thấy:

- Đối với một số mặt hàng số lượng cầu có thể tăng hay giảm rất chậm khi giảm hoặctăng giá của nó: gạo, xăng dầu

- Đối với một số mặt hàng lượng cầu có thể tăng hay giảm rất nhanh khi giảm hoặctăng giá của nó: hàng xa xỉ

Vì vậy, chúng ta phải triển khai một thước đo mức độ đáp ứng của người tiêu dùngđối với sự biến động của chính nó Thước đo này gọi là độ co dãn của cầu theo giá

ED

P

Do đó, độ co dãn của cầu theo giá là tỷ số giữa mức thay đổi tính theo phần trăm

lượng cầu của một mặt hàng nào đó với mức thay đổi tính theo phần trăm tương ứng của giá cả chính mặt hàng đó, với điều kiện các nhân tố khác không đổi.

Từ công thức trên ta thấy:

Trang 30

- Độ co dãn của cầu được tính độc lập hoàn toàn cho từng loại hàng hoá cụ thể nênchúng ta có thể so sánh độ co dãn của cầu đối với nhiều hàng hoá khác nhau, tức là cóthể ED

Px khác ED

Py

* Cách tính hệ số co dãn của cầu theo giá

** Đo lường độ co giãn của cầu theo điểm : ( PP điểm đường cầu)

Lưu ý : Độ co giãn của cầu theo giá luôn biểu thị là một số dương Từ khi luật cầu cho

biết quan hệ ngược chiều giữa giá và lượng cầu vì vậy trong công thức đo lường độ cogiãn của cầu theo giá luôn có giá trị tuyệt đối

Cầu được xem là :

Ví dụ1 : Giả sử cúng ta có một biểu cầu về một loại hàng như sau :

Trang 31

D P

Q P0

Tại điểm c : (P 0 ,Q 0 ) = (15,10 ) :  ED

 Một số trường hợp đặc biệt của độ co giãn theo giá :

- Đường cầu co giãn hoàn toàn : Độ co giãn của cầu theo giá không xác định,đường cầu có dạng nằm ngang song song với trục hoành ED

P = vô cùng

- Đường cầu không co giãn : Độ co giãn của cầu theo giá là bằng không lượngcầu không thay đổi theo sự thay đổi của giá Đường cầu có dạng đứng songsong với trục tung

** Đo lường độ co giãn của cầu theo đoạn   : (phương pháp đoạn đường cầu):Phương pháp này sử dụng khi các trị số P và Q nằm trong một khoảng hữu hạn nào đócủa đường cầu với P0, P1 ứng với Q0, Q1

Công thức đo lường độ co giãn đoạn :

Trang 32

2.4.1.2.2 Co dãn của cầu theo thu nhập :

Giữ nguyên chính giá của hàng hoá đó và giá cả của các hàng hoá khác có liên quan,chúng ta xem xét mức độ phản ứng của người tiêu dùng với mức thu nhập của họ (bỏqua tiết kiệm.) Để đo lường mức độ nhạy cảm của cầu theo sự thay đổi của thu nhậpthông qua độ co giãn của cầu theo thu nhập và được đo lường bởi:

Trang 33

% Sự thay đổi lượng cầu HH X % 𝜟QDX

EDX,Y

+ Nếu co giãn của cầu theo thu nhập cho giá trị âm thì có nghĩa là thu nhập tăng lên thìcầu hàng hóa giảm xuống (trong trường hợp này hàng hóa được gọi là hàng hóa thứcấp)

Ngoài ra, chúng ta cũng cần phân biệt sự khác nhau giữa hàng hóa cao cấp và hàng hóathiết yếu, đó là phần thu nhập chi tiêu vào hàng hóa khi thu nhập tăng lên

+ Hàng hóa được cho là hàng hóa cao cấp nếu tốc độ tăng thu nhập nhỏ hơn tốc độ tăngtiêu dùng Điều này có nghĩa nếu thu nhập tăng lên 10% thì phần chi tiêu vào hàng hóacao cấp tăng hơn 10% Do vậy độ co giãn của cầu theo thu nhập đối với hàng hóa caocấp luôn lớn hơn 1

+ Hàng hóa thiết yếu là hàng hóa có tốc độ tăng thu nhập lớn hơn tốc độ chi tiêu vàohàng hóa đó Điều này có nghĩa là hàng hóa thiết yếu có độ co giãn của cầu theo thunhập nhỏ hơn 1

I  1 thì hàng hoá là hàng hóa cao cấp

2.4.1.2.3 Co dãn của cầu theo giá hàng hóa liên quan(Co giãn chéo) :

Độ co giãn chéo của cầu theo giá đo lường độ nhạy cảm của sự thay đổi lượng cầu củahàng hóa này theo sự thay đổi giá của hàng hóa khác Độ co giãn chéo của cầu theo giágiữa hai hàng hóa X và Y có thể biểu thị như sau :

Với PY =

PY 1 +PY 2

2 và Qx =

QX1 + QX22

Độ co giãn của cầu theo giá không có dấu giá trị tuyệt đối trong công thức đo lường,dấu của độ co giãn cho chúng ta biết đặc tính về mối quan hệ giữa hàng hóa X và Y chobiết hai hàng hóa là bổ sung hay thay thế

X,Y = 0 là hai hàng hóa X,Y là hai hàng hóa không liên quan

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 33

=

=

Trang 34

2.4.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến độ giãn của cầu:

Một hàng hóa sẽ có độ co giãn của cầu theo giá sẽ cao hơn nếu:

- Hàng hóa đó có nhiều hàng hóa thay thế

Khi hàng hóa thay thế nhiều, người tiêu dùng sẽ rất nhạy cảm khi giá hàng hóa tăng lên Khi đó, người tiêu dùng có khuynh hướng và dễ dàng thay thế bằng các hàng hóa rẻ hơn Do đó, hàng hóa có độ co giãn của cầu theo giá là co giãn khi có nhiều hàng hóa thay thế hơn Ngược lại, một số hàng hóa sẽ kém co giãn nếu như có ít hàng hóa thay thế chẳng hạn như thuốc điều trị ung thư

- Hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách của người tiêu dùng

Nếu hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngân sách tiêu dùng, thì sự thay đổi giá hàng hóa sẽ tác động lên năng lực mua sắm của cá nhân Trong trường hợp này, sự thay đổi giá của hàng hóa sẽ tác động rất ít đến lượng tiêu dùng Chẳng hạn, nếu giá muối tăng lên gấp đôi sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến ngân sách tiêu dùng Trong khi đó,nếu như một hàng hóa chiếm khoảng 50% ngân sách chi tiêu và giá cả tăng lên gấp đôi, khi đó người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc quyết định lượng tiêu dùng đối với hànghóa này

- Hàng hóa được xem xét trong khoảng thời gian dài

Người tiêu dùng có khả năng thay đổi hàng hóa thay thế nếu như hàng hóa đó được xem xét trong khoảng thời gian dài hơn Chẳng hạn, chúng ta nhận thấy sự tăng giá xăng dầu trong thời gian vừa qua, người đi xe máy liệu có dễ dàng giảm lượng xăng dầu hay không hay thay thế bởi xe máy chạy bằng điện hay nhiên liệu nào đó hay không Nếu như giá xăng dầu vẫn tăng trong dài hạn, khi đó người tiêu dùng có khả năng thay thế hàng hóa xét trên phương diện cả nhà sản xuất và người tiêu dùng Vì vậy, cầu của xăng dầu và khí đốt sẽ co giãn trong dài hạn hơn là trong ngắn hạn

2.4.2 Độ co giãn của cung:

2.4.2.1 Khái niệm về sự co giãn của cung:

Co giãn của cung theo giá là tỷ lệ phần trăm thay đổi về lượng cung trên phần trăm thay đổi của giá.

2.4.2.2 Đo lường độ co giãn cung

* Trường hợp co giãn điểm

Co giãn điểm: Là độ co giãn trên một điểm nào đó của đường cung Có thể xác định theo phương pháp phương trình đường cung theo giá

Trường hợp cầu là một hàm biểu thị dưới dạng QD = f(P) Khi đó, độ co giãn của cầutheo giá được đo lường như sau :

Trang 35

Ví dụ3 : Giả sử cúng ta có một biểu cầu về một loại hàng như sau :

*Trường hợp co giãn khoảng:

Co giãn khoảng: Là độ co giãn trên một khoảng hữu hạn nào đó của đường cung.Khi di chuyển dọc theo đường cung thì giá trị độ co giãn thay đổi Nó phụ thuộc vào giátrị của P và Q Trong trường hợp này, tính hệ số co giãn ta sử dụng phương pháp trung điểm

Trang 36

Theo kết quả tính toán co giãn của cung theo giá phân thành 5 trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Cung tương đối co giãn ES

P >1Trường hợp 2: Cung co giãn đơn vị ES = 1

Trường hợp 3: Cung ít co giãn ES

P < 1Trường hợp 4: Cung co hoàn toàn ES

P = .Trường hợp 5: Cung hoàn toàn không co giãn ES = 0

2.4.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến co giãn của cung

- Khả năng linh hoạt của người bán trong việc thay đổi lượng hàng hóa mà họ sản xuất ra hay khả năng mở rộng sản xuất

- Khoảng thời gian nghiên cứu

- Giá cả của hàng hóa

- Khả năng thay thế của các yếu tố đầu vào của sản xuất

CHƯƠNG 3 LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

3.1 Lý thuyết về lợi ích

Các nhà kinh tế vận dụng quy mô lựa chọn để giải thích hành vi của người tiêu dùng.Thu nhập của cá nhân và giá cả hàng hóa là những nhân tố giới hạn lợi ích mà ngườitiêu dùng có thể đạt được Vì vậy các cá nhân sẽ quyết định số lượng hàng hóa dịch vụtiêu dùng để tối đa hóa lợi ích trong giới hạn ngân sách tiêu dùng

* MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG:

- Nắm được các khái niệm, quy luật liên quan đến lý thuyết về lợi ích: Lợi ích, tổng lợi ích,

lợi ích cận biên, quy luật lợi ích cận biên

-Tiếp cận mô hình toán để xác định lựa chọn tiêu dùng cá nhân nhằm đạt mục tiêu tối đa

- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn của người tiêu dùng

Trang 37

Nhìn chung, các mong muốn của người tiêu dùng về một sản phẩm cụ thể có thể đượcđáp ứng đầy đủ trong một khoảng thời gian nhất định với giả định sở thích không thayđổi Tuy nhiên càng có nhiều sản phẩm thì mong muốn trên mỗi đơn vị sản phẩm giảmdần Để giải thích điều này chúng ta sẽ đi tìm hiểu các khái niệm về lợi ích và lợi íchbiên.

3.1.1 Khái niệm về lợi ích và lợi ích cận biên :

- Lợi ích (Utility) đuợc định nghĩa như là sự thoả mãn hay sự hài lòng đạt được từ việc

tiêu dùng các hàng hoá, dịch vụ Kí hiệu: U

Lợi ích có hai đặc tính cần lưu ý:

- Lợi ích và hữu dụng là không đồng nhất

- Lợi ích thường không giống nhau đối với mỗi người khi tiêu dùng cùng sảnphẩm

- Tổng lợi ích (Total Utility) Là tổng thể sự thỏa mãn hoặc hài lòng thu được khi tiêu dùng

toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ mang lại Tổng lợi ích sẽ tăng lên khi số lượng sản phẩmđược tiêu dùng tăng lên Kí hiệu TU

- Lợi ích biên (Marginal Utility) là lợi ích tăng thêm khi người tiêu dùng tiêu dùng

thêm một đơn vị hàng hoá hay dịch vụ Kí hiệu: MU

Xem bảng minh họa về mối quan hệ giữa tổng lợi ích và lợi ích biên liên quanđến tiêu dùng của cá nhân đối với bánh pizza (trong một khoảng thời gian nhất định)

Qua bảng cho thấy lợi ích biên liên quan đến mỗi chiếc bánh pizza tăng thêm chỉ

là mức thay đổi tổng lợi ích khi có thêm một chiếc bánh pizza được tiêu dùng Chẳnghạn,lợi ích tiêu dùng chiếc bánh pizza thứ 3 là 2 do tổng lợi ích tăng thêm là 2(từ 7 lên9)

Một cách tổng quát,lợi ích biên có thể xác định như sau:

+ Nếu tổng lợi ích (TU) là một hàm không xác định (không liên tục) thì

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 37

Trang 38

MU =

ΔTU

ΔQ =TU 2−1TU 1

Q2−Q1

Trong đó:  TU là sự thay đổi về tổng lợi ích

Q là sự thay đổi về số lượng sản phẩm tiêu dùng+ Nếu tổng lợi ích là hàm xác định (liên tục) và có dạng TU = f (Q) thì

MU =

δ TU

δQ = TU(Q)3.1.2 Quy luật lợi ích biên giảm dần

Quy luật này được phát biểu như sau: Khi số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ nào

đó được tiêu dùng tăng lên thì lợi ích cận biên của hàng hoá dịch vụ đó có xu hướng giảm dần xuống và ngược lại, trong một thời điểm nhất định.

Quy luật này đúng với hầu hết các sản phẩm, nhưng nó chỉ đúng khi xem xét mặthàng đó trong thời gian ngắn

Sở dĩ lợi ích cận biên giảm dần là do giảm sự hài lòng hay sự thích thú của mỗichúng ta đối với một mặt hàng khi tiêu dùng thêm mặt hàng đó

Ý nghĩa của quy luật lợi ích biên giảm dần: Khi ta tiêu dùng nhiều hơn một mặt

hàng nào đó thì tổng lợi ích sẽ tăng, tuy nhiên với tốc độ ngày càng chậm, việc tăng chậm này là do lợi ích cận biên giảm khi ta tiêu dùng thêm hàng hoá dịch vụ đó.

Quy luật này được hầu hết các nhà kinh tế học thừa nhận, tuy nhiên nó chỉ là quyluật trừu tượng và thực tế ta không thể đo được lợi ích cận biên

Cần lưu ý rằng mặc dầu lợi ích biên giảm dần nhưng tổng lợi ích vẫn tăng miễn làlợi ích biên còn dương Tổng lợi ích sẽ giảm khi lợi ích biên âm

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần chi phối rất lớn đến hành vi ứng xử của ngườitiêu dùng trong việc ưu tiên lựa chọn mua sắm hàng hoá trong một ngân sách tiêu dùng

có hạn

Điều kiện vận dụng:

- Chỉ xét đối với một loại hàng hóa

- Số lượng sản phẩm hay hàng hóa khác được giữ nguyên

- Thời gian ngắn

3.1.3 Lợi ích biên và cầu của người tiêu dùng:

Lợi ích cận biên của việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ càng lớn thì người tiêu dùng càng sẵn sàng trả giá cao hơn lúc đó sẽ làm xuất hiện thặng dư tiêu dùng (CS) Như vậy, giá sẵn sàng mua biểu thị lợi ích cận biên của hàng hóa hoặc dịch vụ ở một mức tiêu dùng nhất định Khi lượng tiêu dùng tăng dần lên, theo đó lợi ích cận biên

sẽ giảm dần thì sự sẵn sàng chi trả cũng giảm đi Do vậy, đường cầu có hình dạng dốc xuống từ trái sang phải Vì thế căn cứ vào cầu để xác định lợi ích biên của người tiêu dùng

Trang 39

Q

PE P0

D = MU

E

QE

MU = DD ( Đường lợi ích biên chính là đường cầu )

3.2 Lựa chọn sản phẩm và tiêu dùng tối ưu:

3.2.1 Tối đa hóa lợi ích người tiêu dùng

* Mục đích của người tiêu dùng

Các phân tích trên về cầu vẫn dựa trên giả định mua một sản phẩm riêng lẻ vớimức giá khác nhau Nhưng trên thực tế, quyết định tiêu dùng phải giải quyết vấn đề lựachọn và sẽ mua hàng hoá nào trong số nhiều hàng hoá với mức giá chấp nhận được

Mục đích của người tiêu dùng là đạt được sự thoả mãn tối đa bằng nguồn thunhập hạn chế, việc chi mua của họ đều phải chấp nhận một chi phí cơ hội vì việc chimua hàng hoá này đồng thời giảm cơ hội chi mua hàng hoá khác Vì vậy, cần phải giảiquyết như thế nào để đạt được sự thoả mãn tối đa Sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ

bị ràng buộc bởi:

- Nhân tố chủ quan là sở thích của họ

- Nhân tố khách quan là thu nhập hay ngân sách tiêu dùng và giá cả của hànghoá đó

* Phương pháp lựa chọn sản phẩm tiêu dùng tối ưu tiếp cận từ lý thuyết.

Cơ sở để giải thích sự lựa chọn là lý thuyết về lợi ích và quy luật cầu

+ Theo lý thuyết lợi về ích người tiêu dùng sẽ ưu tiên sự lựa chọn cho sản phẩm cólợi ích hơn

+ Theo quy luật cầu việc lựa chọn còn phải xét tới giá cả hàng hoá mà ta cần, do đóphải so sánh lợi ích thấy trước của mỗi sự tiêu dùng với chi phí của nó tức là tỷ lệ lợiích của một đồng khi trả cho thị trường loại hàng hoá đó (MU/P) và việc lựa chọn sảnphẩm phải phù hợp nhất với lượng thu nhập có thể có

Việc tiêu dùng tối ưu có nghĩa là chúng ta lựa chọn một cơ cấu tiêu dùng hàng hoá

tối đa tổng lợi ích Điều kiện để tối đa hoá lợi ích là: lợi ích cận biên tính trên một đồng

của hàng hoá này phải bằng lợi ích cận biên tính trên một đồng của bất kỳ hàng hoá nào khác và chi tiêu cho tất cả các mặt hàng bằng thu nhập.

Khoa Tài Chính – Kế toán – ĐH Đông ÁTrang 39

Trang 40

- Với công thức trên, chúng ta nhận thấy rằng nếu lợi ích biên trên một đồng chi tiêu dùng của X sẽ giảm xuống khi giá của X tăng lên Để xác định điểm cân bằng tiêu dùng mới, cá nhân sẽ tiêu dùng vào hàng hóa Yvà giảm chi tiêu hàng hóa X Sự thay đổi tổ hợp tiêu dùng này gọi là tác động thay thế.

Khi hàng hóa trở nên đắt hơn thì lượng tiêu dùng vào hàng hóa X là do tác động thaythế Ngoài tác động thay thế, một tác động khác xảy ra khi có sự thay đổi giá của hàng hóa, đó là tác động thu nhập Tác động thu nhập này làm giảm lượng cầu tiêu dùng đối với tất cả hàng hóa thông thường Nếu như X là hàng hóa thông thường, khi giá X tăng lên thì X chịu tác động thay thế và tác động thu nhập Cả hai tác động này làm giảm lượng cầu đối với hàng hóa X

Mặt khác, sự tăng giá của X không chỉ ảnh hưởng đến lượng cầu của hàng hóa X

mà còn tác động đến lượng cầu hàng hóa Y Tăng giá hàng hóa X làm tăng lượng cầu của hàng hóa Y do tác động thay thế, trong khi đó năng lực mua sắm thực tế cảu người tiêu dùng giảm do giá X tăng lên Điều này không chỉ làm giảm lượng cầu tiêu dùng hàng hóa X mà còn làm giảm lượng cầu cầu tiêu dùng đối với hàng hóa Y, đó la do tác động thu nhập Vì vậy đối với hàng hóa Y, nếu tác động thay thế lớn hơn tác động thu nhập thì lượng tiêu dùng hàng hóa Y tăng lên Ngược lại, nếu tác động thay thế nhỏ hơntác động thu nhập thì lượng cầu của hàng hóa Y sẽ giảm Tác động tổng hợp là tổng củatác động thay thế và tác đông thu nhập

3.2.2 Lựa chọn tiêu dùng tối ưu bằng phương pháp hình học:

Một số giả thiết:

Giả thiết 1: Sở thích là hoàn chỉnh Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sở thích hoàn toàn không tính đến chi phí

Giả thiết 2: Sở thích có tính bắc cầu

Giả thiết 3: Mọi hàng hóa đều tốt

Cá nhân tối đa hóa lợi ích trong giới hạn ngân sách, họ sẽ lựa chọn điểm tiêu dùng

mà ở đó đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan nào đó

* Đường ngân sách (BL- Budget Line): Mô tả các kết hợp hàng tiêu dùng khác

nhau mà người tiêu dùng có thể mua được với cùng một ngân sách Nó chia không gianlựa chọn thành hai miền:

+ Kết hợp có thể đạt được

+ Kết hợp không thể đạt được và đồng thời thể hiện tất cả các sự kết hợp có thể đểlựa chọn hai hàng hoá Xvà Y, do vậy đường ngân sách còn gọi là đường giới hạn khảnăng tiêu dùng

Ngày đăng: 30/05/2018, 00:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w