1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TÀI LIỆU THAM KHẢO BÀI GIẢNG KINH tế CHÍNH TRỊ tư TƯỞNG KINH tế hồ CHÍ MINH

22 467 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 296,5 KB

Nội dung

Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm tư tưởng cơ bản về những vấn đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về bản chất bóc lột, bạo lực của chủ nghĩa thực dân, về những vấn đề kinh tế trong điều kiện chiến tranh, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết kinh tế Mác lênin vào điều kiện cụ thể ở nước ta

Trang 1

CHỦ ĐỀ

TƯ TƯỞNG KINH TẾ HỒ CHÍ MINH

I TƯ TƯỞNG KINH TẾ HỒ CHÍ MINH - NGUỒN GỐC LÝ LUẬN

VÀ THỰC TIỄN

1.1 Khái niệm tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh

Nhân dân Việt Nam và nhân dân tiến bộ trên thế giới ca ngợi Hồ ChíMinh, công nhận tư tưởng Hồ Chí Minh đã có vai trò quyết định đối với sự pháttriển của cách mạng Việt Nam và góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranhchung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng

định: '' Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;

về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc''

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận điểm rất phong phú,bao quát nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, trong đó có tư tưởng về kinh tế

- Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm tư tưởng

cơ bản về những vấn đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam, về bản chất bóc lột, bạo lực của chủ nghĩa thực dân, về nhữngvấn đề kinh tế trong điều kiện chiến tranh, là kết quả của sự vận dụng và phát triểnsáng tạo học thuyết kinh tế Mác - lênin vào điều kiện cụ thể ở nước ta

- Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh bao gồm các quan điểm tư tưởng cơ bảnsau:

Một là, vạch trần bản chất bóc lột, bạo lực của chủ nghĩa thực dân.

Trang 2

Hai là, sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa và bản chất kinh tế của

chủ nghĩa xã hội

Ba là, những vấn đề kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ CNXH ở Việt Nam Bốn là, sử dụng các đòn bẩy kinh tế.

Năm là, quan hệ kinh tế đối ngoại.

Sáu là, những vấn đề kinh tế quân sự.

1.2 Nguồn gốc lý luận và thực tiễn của tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh

- Về nguồn gốc lý luận, tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh là hệ thốngcác luận điểm được hình thành trên cơ sở tiếp thu và phát triển một cách sángtạo các luận điểm kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin, những tinh hoa tư tưởngkinh tế của nhân loại

- Về nguồn gốc thực tiễn:

+ Thời đại HCM lớn lên và hoạt động cũng là thời đại chủ nghĩa đế quốcthực dân bành trướng mạnh mẽ, tranh cướp thuộc địa, thị trường, dẫn đến haicuộc chiến tranh thế giới, tàn sát hàng trăm triệu người Mâu thuẫn giữa giai cấp

vô sản và tư sản càng mở rộng; mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản và đế quốcchủ nghĩa với nhau càng phát triển; mâu thuẫn giữa nhân dân bị áp bức ở cácnước thuộc địa, phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc, thực dân ngày càng gay gắt

+ Từ sau thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga, đã xuất hiện mâuthuẫn mới - mâu thuẫn giữa nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên với hệ thống tư bảnchủ nghĩa Thế giới bước vào thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bảnlên chủ nghĩa xã hội, thời đại của cách mạng vô sản, của phong trào giải phóngdân tộc và phong trào đấu tranh cho hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội

+ Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, một nước phong kiến,nông nghiệp lạc hậu ở phương Đông, bị chủ nghĩa thực dân xâm lược và nôdịch Việt Nam vốn là một dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết nhân ái,

có nền văn hiến lâu đời Từ khi Pháp xâm lược phong trào đấu tranh chống chủnghĩa thực dân của các tầng lớp nhân dân diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng conđường cứu nước chưa có lối ra

Trang 3

Xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam và của thế giới, Hồ Chí Minh đã

một mặt khẳng định tính chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác nói riêng; mặt khác, trong khi tìm hiểu và vận

dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn xã hội Việt Nam

và các nước phương Đông HCM đã sớm phát hiện ở các nước phương Đông cónhững đặc điểm khác với các nước phương Tây mà thời Mác chưa có điều kiệnnghiên cứu Từ đó Hồ Chí Minh đã bổ sung và phát triển học thuyết kinh tế Mácbằng những luận điểm mới rất quan trọng

II NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG KINH TẾ HỒ CHÍ MINH

2.1 Hồ Chí Minh vạch trần bản chất bóc lột, bạo lực của chủ nghĩa thực dân

Ngay từ những bài báo đầu tiên của người viết năm 1919, cho đến nhữngbài báo viết vào những năm 1926 - 1927, Người đều tập trung vạch trần bản chất

và tội ác của chủ nghĩa thực dân; nêu rõ nỗi đau khổ của kiếp người dân mấtnước không chỉ ở Việt Nam, Đông Dương, mà ở hầu hết các thuộc địa của Pháp,Anh, Hà Lan, Bồ đào nha, ở khắp các châu lục Những bài báo do Người viết,

được sưu tập, chỉnh lý thành tập ''bản án chế độ thực dân Pháp'' Tác phẩm

này đã có ảnh hưởng sâu rộng và được dư luận đánh giá là những tài liệu ''cómột không hai'' về chủ nghĩa thực dân Có nhà nghiên cứu đã viết:'' Sự phân tích

về chủ nghĩa thực dân của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã vượt hẳn những gì mànhững nhà lý luận Mác xít đã đề cập đến'' ( Hồ Chí Minh trong trái tim nhânloại, Nxb lao động - QĐND, 1992, Tr, 58, 63) Trong tác phẩm này, HCM đótập trung phõn tớch bản chất búc lột tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc, trong đó nổibất là các vấn đề sau:

(1) Để đập tan huyền thoại về ''khai hoá văn minh'' đối với các thuộc địa

Hồ Chí Minh đã vạch trần bản chất bóc lột, bạo lực của chủ nghĩa thực dân

Người đã khái quát: '' lịch sử bất cứ cuộc xâm chiếm thuộc địa nào thì từ đầu đến cuối đều được viết bằng máu của người bản xứ ''và ''các thuộc địa là hiện

Trang 4

thân của chế độ dã man tàn bạo của bọn thực dân đối với hàng triệu dân bản xứ'' (Sđd, T1, Tr.326).

(2) Hồ Chí Minh đã có những phân tích rất sâu sắc về sự bóc lột tàn bạo

của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam Người viết: ''là người An Nam, họ

bị áp bức, là người nông dân họ bị tước đoạt Chính họ là những người lao khổ, làm để nuôi lũ người ăn bám, bọn đi khai hoá và những bọn khác Chính họ phải sống cùng khổ, trong khi bọn đao phủ của họ lại phải sống phè phỡn'' (Sđd, T2,

Tr.82)

Người còn chỉ ra rằng: ''Chính sách thực dân ăn cướp, chẳng những đã tước đoạt mất ruộng đất, của cải, đã xoá bỏ hết mọi quyền lợi, mọi quyền tự do

- kể cả quyền tự do thân thể của người dân bản xứ, mà còn bắt họ phải nộp thuế

về những mảnh đất cằn cỗi còn lại trong tay họ, nộp thuế về nghề nghiệp sinh sống của họ, nộp thuế cả không khí mà họ thở nữa'' (Sđd, T1, Tr.408).

(3) Người vạch trần những thủ đoạn hết sức thâm độc mà bọn thực dân

sử dụng để đầu độc người dân bản xứ như tổ chức mạng lưới đại lý bán rượu vàthuốc phiện rồi bắt người dân phải tiêu dùng Trong bài viết kẻ đầu độc người

bản xứ, Hồ Chí Minh viết: ''lúc đó có một nghìn năm trăm ty rượu và thuốc phiện cho một nghìn làng trong khi chỉ có mười trường học cũng chỉ cho bấy nhiêu làng người ta đã cho 12 triệu người bản xứ - kẻ cả đàn bà và trẻ em nốc

23 đến 24 triệu lít rượu mỗi năm'' ( Sđd, T1, Tr.26).

(4) Hồ Chí Minh còn chỉ ra những thủ đoạn bóc lột hết sức thâm độc màbọn thực dân áp dụng đối với người dân bản xứ như tăng thuế, gian lận đơn vị

đo lường Người viết: ''để tăng thêm thu nhập cho nhà nước, người ta dùng một đơn vị đo đạc, dài 40 cm, ngắn hơn tất cả các đơn vị đo lường thường dùng bằng cách đó thuế điền thổ đã tăng lên'' Thậm chí chúng còn bắt người dân

phải nộp thuế cho cả người đã chết

Mô tả về nỗi thống khổ của người dân bởi chính sách thuế hà khắc của

bọn thực dân Người viết: “Suốt cả năm ở thành thị cũng như nông thôn, ngày nào người ta cũng được mục kích những cuộc bắt bớ khám xét, gây nên cảnh đau xót, thương thảm trong việc thu các thứ thuế Có lúc thu thuế đã trở thành

Trang 5

cuộc săn bắt người nhiều người phải bán cả gia tài, con cái để đóng thuế cho nhà nước đã áp bức bóc lột họ''.(Sđd, T1, Tr.411).

(5) Theo người tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản đế quốc phần lớn

đều lấy ở các thuộc địa: ''Thuộc địa là nơi chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho các nhà máy của nó, nơi nó đầu tư , tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đội quân lao động của nó, và nhất là tuyển những binh lính người bản xứ cho các đạo quân phản cách mạng của nó''(Sđd, T1, Tr.243).

Từ những phân tích đó người đưa ra luận điểm nổi tiếng: ''chủ nghĩa tư bản là một con đỉa với một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản các nước thuộc địa'' Do vậy : ''Nếu người

ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai cái vòi, nếu người ta cắt một cái thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con đỉa vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ tiếp tục mọc ra'' (Sđd, T2, Tr.280) Theo

đó, Người vạch rõ chủ nghĩa thực dân không chỉ là kẻ thù của các dân tộc bị áp bức

mà đồng thời còn là kẻ thù của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chínhquốc

Có thể nói, Hồ Chí Minh là người chiến sỹ tiên phong lên án chủ nghĩathực dân đế quốc và cũng là người thi hành bản án chôn vùi chủ nghĩa thực dân

ở Việt Nam, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới

2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa và bản chất của chủ nghĩa xã hội

* Sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa

Sau nhiều năm buôn ba, tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh là nhà yêunước Việt nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác - Lênin qua Lênin và cách mạngTháng Mười Nga Từ đó người đã tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộcmình

(1) Người chỉ rõ: ''Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản''(Sđd, T9, Tr.314) và khẳng

định: '' chỉ có chủ nghĩa cộng sản, mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi ngườikhông phân biệt chủng tộc, nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bắc ái, đoàn kết, ấm

Trang 6

no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bìnhhạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hoà thế giới chân chính''(T1,Tr.461).

(2) Hồ Chí Minh khẳng định: ''con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội của các dân tộc là con đường chung của thời đại, của lịch sử , không ai ngăn cản nổi'' (T8,Tr.449) Và đó là con đường phát triển tất yếu của lịch sử

Hồ Chí Minh lập luận:

+ Từ xưa đến nay chế độ công cộng nguyên thuỷ sụp đổ là do chế độ nô

lệ thay thế Chế độ nô lệ sụp đổ là do chế độ phong kiến thay thế đó là qui luậtnhất định trong sự phát triển của xã hội

+ Lịch sử loài người là do người lao động sáng tạo ra, người lao độngsáng tạo ra của cải, luôn luôn nâng cao sức sản xuất Sản xuất phát triển tức là

xã hội phát triển Chế độ nào hợp với sức sản xuất thì đứng vững Nếu khônghợp thì giai cấp đại biểu cho sức sản xuất mới sẽ nổi lên cách mạng lật đổ chế

độ cũ

+ Hiện nay chủ nghĩa tư bản có mâu thuẫn to, nó không giải quyết được

Một là, nhà tư bản sản xuất hàng hoá quá nhiều, quá mau, nhưng không bán được; hai là, tính chất sản xuất là công cộng mà tư liệu sản xuất thì nằm trong

tay một số ít người chỉ có chế độ cộng sản mới giải quyết được mâu thuẫn ấy''(T7,Tr.246)

+ Trên thế giới cách mạng vô đã nổ ra và giành thắng lợi Người viết:''Cách mạng Nga thành công, mặt trận đế quốc và tư bản thế giới đã tan vỡ mộtphần sáu trên quả đất, đồng thời đã lập thành một chế độ xã hội chủ nghĩa vữngchắc Tiếp đến cách mạng các nước dân chủ nhân dân Trung, Đông Âu thànhcông, xây dựng và phát triển nền dân chủ mới Do vậy cách mạng Việt Nam

phải làm cách mạng dân chủ mới'' (T7, Tr 210) Như vậy, việc Việt Nam làm cách mạng dân chủ mới( tức cách mạng dân chủ gắn với chủ nghĩa xã hội)

là phù hợp với xu thế của thời đại.

(3) Trong khi khẳng định, tiến tới chế độ cộng sản là mục đích chung củatất cả những người lao động trên toàn thế giới, thì Hồ Chí Minh còn chỉ ra việc

Trang 7

thực hiện mục đích ấy của mỗi nước phải tuỳ điều kiện cụ thể của mình mà tiếndần.

Cụ thể đối với nước ta, Người chỉ rõ: ''Tính chất thuộc địa và phong kiến của xã hội Việt Nam khiến cách mạng Việt Nam phải chia làm hai bước Bước thứ nhất là đánh đế quốc, đánh phong kiến thực hiện người cày có ruộng bước thứ hai là tiến lên chủ nghĩa xã hội tức giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản'' (T7, Tr 209).

Như vậy cách mạng Việt nam sẽ trải qua hai giai đoạn, tức là sau khilàm xong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thì cách mạng Việt Nam sẽ tiếnthẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa

Tóm lại: quan điểm nhất quán xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh

về sự lựa chọn con đường của cách mạng Việt Nam là con đường xã hội chủnghĩa không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Quan điểm đó đã đượcthể hiện một cách sinh động và sáng tạo trong suốt quá trình phát triển của cáchmạng Việt Nam qua các thời kỳ và đã được thực tiễn kiểm nghiệm

* Bản chất của chủ nghĩa xã hội

Nắm vững học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin , xuất phát từđặc điểm của xã hội Việt Nam là tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nôngnghiệp lạc hậu không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đãnêu lên những luận điểm sáng tạo về những đặc trưng của chủ nghĩa cộng sảnnói chung và về những đặc trưng phản ánh bản chất của chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam nói riêng

- Về đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản, Hồ Chí Minh khẳng định: ''Chủ nghĩa cộng sản là chế độ xã hội không có chế độ tư hữu, không có giai cấp áp bức bóc lột, là của cải đều của chung, sức sản xuất cao, nhân dân lao động hoàn toàn giải phóng và rất tự do, sung sướng''(T7, Tr.243)

- Theo Người chủ nghĩa cộng sản có hai giai đoạn, giai đoạn thấp tứcchủ nghĩa xã hội, giai đoạn cao tức chủ nghĩa cộng sản và hai giai đoạn ấy có

những điểm giống và khác nhau Người viết: '' Cộng sản có hai giai đoạn, giai đoạn thấp tức chủ nghĩa xã hội , giai đoạn cao tức chủ nghĩa cộng sản Hai giai

Trang 8

đoạn ấy giống nhau ở nơi: sức sản xuất đã phát triển cao; nền tảng kinh tế thì

tư liệu sản xuất đều là của chung, không có giai cấp áp bức bóc lột Hai giai đoạn ấy khác nhau ở nơi: chủ nghĩa xã hội vẫn còn chút ít vết tích của xã hội cũ; xã hội cộng sản thì hoàn toàn không còn vết tích của xã hội cũ'' (T7, Tr 244).

- Về bản chất của chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh có các đặc trưngsau:

Một là, nhân dân lao động là những người làm chủ tập thể tất cả những

của cải vật chất và văn hoá, đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, không còn

áp bức bóc lột Mục đích là không ngừng nâng cao mãi đời sống vật chất, vănhoá của nhân dân, mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và hưởng mộtđời hạnh phúc

Hai là, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có nền văn hoá và khoa

học, kỹ thuật tiên tiến; thành phần kinh tế quốc doanh là lực lượng lãnh đạo củanền kinh tế quốc dân

Ba là, nguyên tắc phân phối lợi ích là: '' làm nhiều hưởng nhiều làm ít

hưởng ít và ai không làm thì không hưởng'', người già yếu tàn tật sẽ được Nhànước chăm lo

Bốn là, kinh tế có kế hoạch Cả nước có một kế hoạch chung, mỗi ngành

theo kế hoạch chung đó mà đặt kế hoạch riêng

Năm là, không có sự đối lập giữa thành thị và thôn quê, giữa lao động

chân tay và lao động trí óc Vì vậy nông thôn ngày càng văn minh, công nôngngày càng thông thái'' ( T7, Tr 243 - 245 )

Những quan điểm trên đây của Bác đã được Đảng và nhân dân ta nhậnthức và vận dụng sáng tạo trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước tanhững năm qua Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong các văn kiện của Đảng,đặc biệt là văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII, IX, X

2.3 Những vấn đề kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Cũng giống như nhiều vấn đề khác, tư tưởng của Bác về những vấn đề kinh

tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội không được trình bày tập trung thành

Trang 9

một tác phẩm chuyên khảo, mà được đề cập rải rác ở nhiều bài nói và viết trong cáchoàn cảnh khác nhau Tập hợp lại, chúng ta có thể thấy tư tưởng của Hồ Chí Minh

về những vấn đề kinh tế của thời kỳ quá độ toát lên một số vấn đề sau:

* Về đặc điểm, nhiệm vụ và độ dài của thời kỳ quá độ của nước ta.

- Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê nin, Hồ Chí Minh khẳng định việcphải trải qua thời kỳ quá độ là bước đi tất yếu của con đường tiến lên chủ nghĩa

xã hội Người viết: ''Con đường của chúng ta ngày nay ở miền Bắc là qua thời

kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội chỉ có đi theo con đường ấy, miền Bắc nước

ta mới vĩnh viễn thoát khỏi cảnh nghèo đói lạc hậu và xây dựng cơ sở vững chắc cho sự nghiệp thống nhất tổ quốc'' (T10, Tr 79)

Trên thực tế, ngay sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng thìchúng ta đã bước vào thời kỳ quá độ tiến dần lên chủ nghĩa xã hội

- Về đặc điểm của thời kỳ quá độ ở nước ta, Bác chỉ rõ đặc điểm lớnnhất của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là chúng ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu không phải kinh qua giai đoạn

phát triển tư bản chủ nghĩa Bác viết: ''Đặc điểm to lớn nhất của thời kỳ quá độ

là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa'' ( T10, Tr III).

- Về nhiệm vụ kinh tế cơ bản của TKQĐ

Xuất phát từ tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và từ đặcđiểm của thời kỳ quá độ ở nước ta, Hồ Chí Minh đã nêu lên những nhiệm vụ

kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ Bác viết: '' Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta Chúng

ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen có gốc rễ từ ngàn năm, chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xoá bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới không có áp bức bóc lột'' và ''phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội'' (T8, Tr 493 ; T10, Tr III)

Như vậy, theo Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cóhai nhiệm vụ kinh tế cơ bản:

Trang 10

Một là, xây dựng quan hệ sản xuất mới;

Hai là, xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Quanđiểm trên đây của Bác là tư tưởng xuyên suốt chỉ đạo công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội ở nước ta và đã được Đảng ta quán triệt ngay từ văn kiện Đại hộiĐảng III với nội dung tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng

- Về độ dài của thời kỳ quá độ, theo Bác đó là một thời kỳ lịch sử lâu dài,

song dài bao nhiêu là phụ thuộc vào nỗ lực chủ quan của chính chúng ta Bác viết :

''Việt Nam ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, công cuộc đổi mới xã hội cũ thành

xã hội mới gian nan, phức tạp hơn việc đánh giặc Thời kỳ quá độ của ta chắc chắn sẽ đòi hỏi ba, bốn kế hoạch dài hạn Nếu nhân dân ta mọi người cố gắng, phấn đấu thi đua xây dựng thì thời kỳ quá độ có thể rút ngắn hơn'' (T9, Tr 175)

* Về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ.

- Trước hết, về sở hữu và cơ cấu thành phần kinh tế

Về sở hữu, Hồ Chí Minh cho rằng, trong thời kỳ quá độ ở nước ta còn

tồn tại đa dạng các hình thức sở hữu, cụ thể là các hình thức sở hữu sau: sở hữucủa nhà nước tức sở hữu toàn dân; sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thểcủa nhân dân lao động; sở hữu của người lao động riêng lẻ; và một ít tư liệu sảnxuất thuộc sở hữu của nhà tư bản.(T9, Tr 588)

Theo Bác cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo

Bác viết : ''Hiện nay kinh tế nước ta có những thành phần kinh tế sau: kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô; kinh tế quốc doanh có tính chất chủ nghĩa xã hội; các HTX tiêu thụ và HTX cung cấp có tính chất nửa XHCN; kinh

tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước Trong đó kinh tế quốc doanh là công, là nền tảng và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó'' ( T7, Tr, 221).

- Về cơ cấu ngành,

+ Trước hết theo Bác việc phát triển kinh tế cần phải chú ý đến sự pháttriển đồng bộ của cả ba ngành: công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp Bác

Trang 11

viết: '' Về nhiệm vụ thì phải hiểu rõ trong nền kinh tế quốc dân có ba mặt quan trọng: công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp Ba mặt công tác quan hệ mật thiết với nhau công nghiệp và nông nghiệp như hai cái chân của con người Hai chân có mạnh thì đi mới vững chắc, nông nghiệp không phát triển thì công nghiệp cũng không phát triển được Ngược lại không có công nghiệp thì nông nghiệp cũng khó khăn Công nghiệp và nông nghiệp quan hệ với nhau rất khăng khít Thương nghiệp là cái khâu giữa công nghiệp và nông nghiệp Thương nghiệp đưa hàng đến nông thôn phục vụ nông dân, thương nghiệp lại đưa nông sản, nguyên liệu cho thành thị tiêu dùng Nếu khâu thương nghiệp bị đứt thì không liên kết được nông nghiệp với công nghiệp, không củng cố được liên minh công nông''(T8,Tr.174 và T10, Tr.619)

+ Nhưng do đặc điểm nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nướcnông nghiệp nên theo Bác trong thời kỳ quá độ, cần phải đặc biệt quan tâm đến

sự phát triển của nông nghiệp để lấy đó làm tiền đề cho công nghiệp hoá xã hội

chủ nghĩa Bác viết : “chúng ta phải ra sức tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trong công cuộc phát triển nông nghiệp vì: ''có thực mới vực được đạo'', phải làm cho nhân dân ta ngày càng thêm ấm no Nông nghiệp phải cung cấp

đủ lương thực và nguyên liệu để phát triển công nghiệp để bảo đảm công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa Nông nghiệp tốt, công nghiệp tốt thì xây dựng tốt chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc'' ( T10, Tr 379).

* Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa

- Xuất phát từ đặc điểm to lớn nhất của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa

xã hội của nước ta là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa

xã hội không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa cho nên, Hồ Chí Minh khẳng định nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Tức là phải tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa Chỉ có như vậy thì mục đích của chủ nghĩa

xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân mới được thực hiện

Bác viết : '' Muốn có nhiều nhà máy thì phải mở mang các ngành công nghiệp

Ngày đăng: 02/03/2017, 22:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w