Lịch sử Việt nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm để giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Đồng thời là quá trình chinh phục thiên nhiên, mở mang bờ cõi tạo dựng cơ đồ cho các thế hệ mai sau.Thời kỳ phong kiến ở Việt nam được tính từ 179 tr. CN 1858.Trong đó được chia làm hai giai đoạn: Thời kỳ phong kiến hoá( 179 tr. CN đến 938) hay còn gọi là thời kỳ Bắc thuộc; thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ ( 938 đến 1858).
Trang 1CHỦ ĐỀ
TƯ TƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ PHONG KIẾN VÀ THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN PHƯƠNG TÂY XÂM NHẬP
Mục đích yêu cầu:
- Trang bị cho người học một cách có hệ thống tư tưởng kinh tế của cha ông ta thời kỳ phong kiến và thời kỳ chủ nghĩa tư bản phương tây xâm nhập
- Bồi dưỡng quan điểm lịch sử và quan điểm thực tiễn cho người học, giúp người học hiểu rõ và vận dụng vào nhận thức tư tưởng kinh tế Việt Nam hiện đại
Bố cục nội dung: gồm ba phần.
I Tiền đề lịch sử và những đặc điểm của tư tưởng kinh tế Việt Nam
từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XX
II Những tư tưởng kinh tế Việt Nam thời ký phong kiến( 938-1858)
III.Tư tưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ tư bản phương Tây xâm nhập
Thời gian phân bố cho từng nội dung:
Phần I : 20 phút
Phần II : 1 tiết 20 phút
Phần III : 1 tiết
Phương pháp giảng dạy: thuyết trình
Hệ thống tài liệu sử dụng:
Trang 2I TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ TƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XX
1.1 Những tiền đề lịch sử hình thành tư tưởng kinh tế Việt nam thời kỳ phong kiến và thời kỳ chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm nhập.
- Lịch sử Việt nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh chống ngoại
xâm để giành và bảo vệ độc lập dân tộc Đồng thời là quá trình chinh phục thiên nhiên, mở mang bờ cõi tạo dựng cơ đồ cho các thế hệ mai sau
Thời kỳ phong kiến ở Việt nam được tính từ 179 tr CN - 1858.Trong
đó được chia làm hai giai đoạn: Thời kỳ phong kiến hoá( 179 tr CN đến 938) hay còn gọi là thời kỳ Bắc thuộc; thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ ( 938 đến 1858)
Trong thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiến hành nhiều cuộc khởi nghĩa nhằm giành lại độc lập cho dân tộc Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng( 40- 43 SCN); Bà Triệu (248); Lý Bí ( năm 542 xưng vương
là Lý Nam Đế và đổi tên nước là Vạn Xuân); Triệu Quang Phục (549); Phùng Hưng (791); Ngô Quyền ( 938)
Sau khi giành được độc lập cho dân tộc năm 938, dân tộc ta còn phải đương đầu với nhiều cuộc xâm lược lớn của các triều đại phong kiến phương Bắc như: Tống ( thế kỷ XI); Nguyên Mông( thế kỷ XIII); Minh ( thế
kỷ XV); Thanh (thế kỷ XVIII) để bảo vệ và củng cố nền độc lập dân tộc Đến năm 1858, do sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, nước ta rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp cho tới năm 1945
Ngoài những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, lịch sử dân tộc cũng ghi nhận 2 cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn là: Lê- Mạc( 1533-1592); Trịnh - Nguyễn (1727- 1772) và hàng chục cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại triều đình phong kiến lúc suy tàn Các cuộc chiến tranh liên miên đó đã tàn phá nặng nề nền kinh tế đất nước
- Về tổ chức bộ máy nhà nước, các triều đại phong kiến Việt nam thay nhau cai trị đất nước bằng các chính sách rất hà khắc và thông suốt từ
Trang 3trên xuống dưới Mỗi triều đại do một dòng họ nắm quyền, vì vậy, lợi ích
của tộc họ bao giờ cũng đặt trên lợi ích quốc gia dân tộc Một vấn đề có tính
phổ biến là trong mỗi triều đại, các đời vua mở đầu đều có công cải cách, xây dựng và phát triển kinh tế và ít nhiều cũng quan tâm tới đời sống của thần dân trăm họ Nhưng các đời vua kế tiếp theo lại tự phá bỏ những gì
mà cha ông để lại, đưa đất nước đi theo một hướng khác và cuối cùng là suy tàn và '' nhường'' quyền cai trị đất nước cho một dòng họ khác và một triều đại mới ra đời.
Như vậy, cùng với những cuộc chiến tranh liên miên, lịch sử Việt
nam còn là sự nối tiếp nhau giữa xây dựng - phá bỏ - xây dựng - rồi lại phá bỏ…điều này đã chi phối không nhỏ tới tư tưởng kinh tế Việt nam Đặc biệt
là những vấn đề liên quan tới củng cố Nhà nước phong kiến tập quyền và công cuộc phòng thủ đất nước
- Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý - kinh tế cũng đã đem lại cho Việt nam trước kia nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn Nền văn minh lúa nước xuất hiện và phát triển khá sớm; công cuộc khai khẩn đất đai, mở mang bờ cõi gắn với việc xây dựng các công trình trị thuỷ ở vùng châu thổ sông Hồng, vùng Thanh- Nghệ và cả hệ thống kênh rạch vùng châu thổ sông Cửu long sau này…đã góp phần tạo dựng một giang sơn Việt nam trù phú thanh bình Bên cạnh đó sự khắc nghiệt của thời tiết, sự tàn phá của thiên nhiên cũng đã hun đúc nên truyền thống cố kết cộng đồng làng xã, dòng họ tương đối bền chặt và tác động khá mạnh mẽ đến phân công lao động xã hội, hình thành những ngành nghề thủ công truyền thống; thúc đẩy sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển
1.2.Đặc điểm tư tưởng kinh tế Việt nam thời kỳ phong kiến và thời kỳ chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm nhập
- Tư tưởng kinh tế Việt nam chưa mang tính hệ thống và khái quát
cao Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan chi phối nên nói chung tư
tưởng kinh tế Việt nam chưa đạt tới trình độ là một hệ thống các khái niệm,
Trang 4phạm trù của một học thuyết kinh tế Nó chỉ được phản ánh qua các đạo
luật của nhà nước, sắc phong ,chiếu chỉ của các bậc vua chúa, hay sách của những người đương thời ghi chép lại Đồng thời nó còn được thể hiện thông qua các sản phẩm văn hoá dân gian như: ca dao, thành ngữ, phong tục tập quán, và cả những kinh nghiệm trong lao động sản xuất được truyền từ đời này sang đời khác.
- Tư tưởng kinh tế Việt nam phản ánh, bảo vệ nền sản xuất nhỏ và lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến
Tư tưởng kinh tế Việt nam thường gắn liền với giai cấp thống trị, vừa mang nặng dấu ấn của một nền sản xuất nhỏ lạc hậu, tự cấp tự túc, biệt lập cát cứ; lại vừa muốn níu kéo bảo vệ cho chính nền sản xuất đó Vì vậy,
tư tưởng kinh tế Việt nam thời kỳ phong kiến không thấy có những thay đổi mang tính đột biến, cách mạng mà chỉ thiên về tư duy hình tượng, mô tả sự việc nhiều hơn là tổng kết, khái quát thành chân lý để dự báo cho những phát
triển của tương lai
- Tư tưởng kinh tế việt nam mang nặng yếu tố duy tâm chủ quan.
Do chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng triết học phương Đông như: Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo, đây là những tư tưởng triết học theo trường
phái duy tâm chủ quan, nên tư tưởng kinh tế Việt nam cũng mang nặng yếu
tố duy tâm chủ quan
II NHỮNG TƯ TƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ PHONG KIẾN( 938-1858)
Mặc dù không có những tác phẩm riêng, nhưng thông qua các đạo luật, yêu sách của nhân dân, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, đã có nhiều tư tưởng kinh tế, trong đó nổi bật là những tư tưởng kinh tế xung quanh các vấn đề: nông nghiệp; tài chính; tiền tệ;…
2.1 Tư tưởng về tài chính
Trong tư tưởng kinh tế Việt nam thời kỳ phong kiến, tài chính là vấn
đề có tầm quan trọng hàng đầu, vì nó gắn liền với lợi ích của giai cấp thống trị và bảo hộ cho sự thống trị của các triều đại phong kiến
Trang 5Những tư tưởng về vấn đề tài chính được thể hiện trong một số tác phẩm như: Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Vân đài loại ngữ và Phủ biên tạp lục (Lê Quí Đôn), Đại Việt sử ký toàn thư( Ngô Sỹ Liên), Hoàng lê nhất thống chí( Ngô Gia Văn Phái), Lịch triều hiến chương loại chí( Phan Huy Chú)…
Những tư tưởng về tài chính ở thời kỳ này được tập trung vào ba vấn
đề chính: một là, chính sách thuế khoá, tô tức; hai là, quản lý tài chính; ba
là, biện pháp thực hiện Trong đó, quản lý tài chính được xem là vấn đề quan
trọng và thuộc quyền lực của đấng bề trên tức do vua quan nắm giữ Vấn đề
này Phan Huy Chú viết: '' Việc lớn của một nước không có gì thiết yếu bằng
của cải…từ xưa các đế vương trị thiên hạ ai mà không quản lý của cải để tụ họp dân…cái nguồn sinh ra của cải là ở trời đất mà cách quản lý lại ở bề trên, nếu không sắp xếp có phương pháp thì sao cho của cải lưu thông và đủ dùng được…'' ( Lịch triều hiến chương loại chí- Nxb sử học, 1961, tr 47).
Liên quan tới vấn đề thuế khoá và tô tức, tư tưởng kinh tế Việt nam thời kỳ này tập trung phản ánh sự cần thiết phải thu thuế và đối tượng phải nộp thuế.Trong đó đối tượng phải nộp thuế là tất cả mọi người dân thuộc các
lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Phan Huy Chú viết: ''Có ruộng thì phải
có tô (thuế ruộng), có đinh thì phải có dung (thuế thân), có hộ thì phải có diệu (thuế hộ)…những người đi lại buôn bán phải có thuế đò, thuế chợ Đó
là chính sách lý tài, là phương pháp quốc dụng, người trị thiên hạ cần phải hiểu cả…'' (sách đã dẫn, tr.47) Về sử dụng ngân sách Phan Huy Chú cho
rằng chi phải theo nguyên tắc nhất định đặc biệt phải căn cứ vào thu để chi
(chống bội chi ngân sách) Ông viết: '' Lượng tính số thu vào để tính số chi
ra…việc chi phải có chừng đó là cái đạo phép tắc lấy của dân, cái thước chi dùng tiêt độ Các đời vua đặt ra chế độ tiêu dùng không vượt ra khỏi điều ấy được…'' (Sđd ,tr.47).
Liên quan tới vấn đề tài chính còn có những quan niệm rất cụ thể và tiến bộ mà ngày nay vẫn còn giá trị như: Phải thu đủ và thu đúng đối tượng Chẳng hạn, muốn thu thuế đinh phải lập hộ tịch, đối với thuế ruộng phải đo
Trang 6đạc đất đai, phải định lệ thu và mức thu cho từng khu vực khác nhau, phải có
chính sách ruộng đất (thời Lê, quân điền, Hồ Quí Ly, hạn điền)…Nói chung
tư tưởng kinh tế Việt nam về vấn đề tài chính, thuế khoá…đều đứng về phía lợi ích của giai cấp phong kiến, biện hộ cho sự thống trị của triều đình.
2.2 Tư tưởng kinh tế liên quan tới vấn đề tiền tệ và lưu thông hàng hoá
Như trên đã đề cập, nền kinh tế Việt nam thời kỳ phong kiến là nền kinh tế tự cấp tự túc Do điều kiện tự nhiên, khí hậu, phong tục tập quán, ở những vùng miền khác nhau nên hoạt động thương nghiệp và sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi cũng xuất hiện khá sớm
- Về tiền tệ:
Ngay từ đầu thế kỷ thứ X (thời nhà Đinh), do nhu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá, do đòi hỏi đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước, nên đã xuất hiện tiền kim loại đúc bằng đồng thau (hợp kim của đồng và kẽm), trong khi đó vàng chỉ được dùng làm đồ trang sức, trang trí và cống nạp cho triều đình Không thấy sử sách ghi chép bản vị vàng
Để thuận lợi cho trao đổi và khắc phục tình trạng cát cứ, các triều đại phong kiến còn thống nhất tên gọi và đơn vị đo lường của tiền tệ Thời Đinh
có tiền ''Thái bình thông bảo'', Thời Lê có tiền '' Thiên phúc trấn bảo'', đến thời nhà Hồ bắt đầu xuất hiện tiền giấy với tên gọi là ''Thông bảo hội sao''
Do đặc điểm là một nước nông nghiệp - lúa nước nên gạo rất được coi trọng, gạo không chỉ được coi là của cải của quốc gia mà còn được lấy làm bản vị của tiền Vì vậy chế độ tiền tệ của Việt nam lúc bấy giờ được gọi
là chế độ mễ bản vị, đây là một đặc thù ở Việt nam không giống như ở các nước phương Tây và một số nước khác Trong Đại nam thực lục, Lê Quí
Đôn có viết: ''Kể ra công dụng của tiền thì có nhiều, không thể thiếu được
nhưng cốt phải lấy thóc lúa làm gốc'' Tuy nhiên cuối thời Hậu Lê cũng đã
có sử dụng bạc làm phương tiện thanh toán nhưng không nhiều và chủ yếu là
do các thương nhân Hà Lan chở hàng từ Mê Hy Cô về thực hiện
Trang 7Để đảm bảo độ bền chắc của tiền tệ và chống lại nạn làm tiền giả, nên kỹ thuật đúc tiền cũng được các nhà tư tưởng kinh tế Việt nam đương
thời rất quan tâm Lê Quí Đôn viết: Vì thiếc và kẽm dễ bị nấu chảy nên đúc
trộm tiền là việc làn đơn giản triều đình biết đâu mà cấm được, vì vậy ông khuyến cáo cần phải đúc tiền đồng Để chống lại tệ nạn làm tiền giả nhà
nước phong kiến Việt nam đã sử dụng những hình phạt rất nặng như xử tử
và tịch thu toàn bộ tài sản sung công
Về chức năng của tiền, Phan Huy Chú đã bàn đến chức năng làm phương tiện lưu thông Ông viết: tiền chỉ dùng để đổi chác đem chỗ này ra chỗ kia làm phương tiện quyền uy trong một thời Trong sự trao đổi lấy tiền làm phương tiện lưu thông thì trăm thứ sản vật được lưu thông tự khắc không phải lo thiếu nữa
Một hiện tượng lịch sử khá đặc biệt thời kỳ phong kiến Việt nam là nhà Hồ đã cho phát hành tiền giấy tiền giấy ra đời trong khi tiền kim loại vẫn giữ được chức năng phương tiện lưu thông trao đổi trên thị trường
Năm 1396, Hồ Quí Ly cho ban hành tiền giấy gồm 7 loại: 10 đồng,
30 đồng, 1tiền, 2 tiền, 3tiền, 5 tiền, 1 quan.
Việc phát hành tiền giấy là do ý đồ chủ quan của nhà Hồ, nên không
được dân chúng đồng tình ủng hộ Sau này Phan Huy Chú có viết: '' tiền
giấy chẳng qua chỉ là một mảnh giấy vuông phí tổn làm ra nó chỉ đáng giá dăm ba đồng mà đem đổi lấy vật đáng giá năm, sáu trăm đồng của người ta
cố nhiên là không phải cái đạo đúng mức Vả lại người có tiền giấy cất giữ cũng dễ rách nát mà kẻ giả mạo sinh ra khôn cùng, thực không phải là cách bình ổn vật giá mà lưu thông của cải của dân vậy Quí Ly không xét tới cái gốc lợi hại, chỉ ham chuộng hư danh sáng chế để cho hàng hoá thường vẫn lưu thông tức thì sinh ra ứ đọng khiến dân nghe đã sợ, thêm mối xôn xao Thế có phải là chế độ bình trị đâu''( Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb sử
học, 1961, tr 61)
- Về lưu thông hàng hoá:
Trang 8Thời kỳ phong kiến Việt nam, về cơ bản, hoạt động kinh tế là tự cấp,
tự túc Tuy vậy, do đặc điểm sản xuất của từng vùng, do nhu cầu sinh hoạt trong nhân dân, nên giao lưu trao đổi hàng hoá cũng có những chuyển biến đáng chú ý
Có thể nói sản xuất và trao đổi hàng hoá đã xuất hiện ở nước ta khá sớm Từ thời Lý -Trần(1009 - 1400 ), Thăng long đã trở thành trung tâm giao lưu hàng hoá của cả nước, ở đây có các phường thủ công và buôn bán,
có chợ Đông, chợ Tây, chợ Nam, chợ địa phương được mở nhiều nơi trong nước Vào thời nhà Lê Sơ, Nhà nước đã cho mở nhiều chợ mới ở các địa
phương Luật nhà nước qui định, ở đâu có dân thì ở đấy có chợ, là nơi trao
đổi trong nhân dân.
Về ngoại thương cũng có sự phát triển, các triều đại phong kiến Việt nam cũng đã có quan tâm đến việc xây dựng các thương cảng nhằm mở rộng giao lưu hàng hoá với nước ngoài Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội An (Quảng Nam), Hội thống (Nghệ An), Hội Triều (Thanh Hoá) là những cửa khẩu quốc tế lớn của nước ta thời bấy giờ Ở đó có các thuyền buôn từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thường xuyên ra vào Việt
nam để trao đổi hàng hoá An Nam tức sự viết: ''Thuyền bè nước ngoài đến
tụ hội ở đây(Hội Thống, Vân Đồn), mở chợ ngay trên thuyền, Cảnh buôn bán thật là thịnh vượng''
Hệ thống giao thông thuỷ bộ ở Việt nam thời kỳ phong kiến cũng được quan tâm phát triển Điều đó đã tạo sự thông thương giữa các vùng trong nước, thúc đẩy lưu thông hàng hoá và thị trường phát triển
2.3 Tư tưởng kinh tế liên quan tới vấn đề ruộng đất và sản xuất nông nghiệp.
Kinh tế nước ta thời kỳ phong kiến là kinh tế nông nghiệp Vì vậy, tư tưởng trọng nông đã hình thành từ rất sớm và luôn giữ địa vị thống trị qua nhiều triều đại phong kiến Việt nam Nhìn chung các triều đại phong kiến đều thực hiện chính sách '' dĩ nông vi bản'', từ đó đi tới chính sách'' trọng
Trang 9nông, ức công thương'', đề cao vai trò của nông nghiệp mà xem nhẹ vai trò của công nghiệp và thương nghiệp trong nền kinh tế Dưới triều Lý- Trần, nhiều biện phát tích cực để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp đã được ban hành Nhà vua trực tiếp tổ chức các lễ nghi liên quan tới sản xuất nông nghiệp như: cúng thần nông, cúng cầu mưa, cúng mừng lúa mới, đầu năm vua đi cày ruộng tịch điền (tên một loại ruộng quốc khố) để khai phá cho một năm sản xuất Thời Lý vua còn cho công chúa ra làng Nghi Tàm trồng dâu nuôi tằm, học nghề canh cửi Đó là những việc làm chứng tỏ sự quan tâm của nhà vua tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng phản ánh rất rõ tư tưởng trọng nông của cha ông ta
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, trong thực tế lịch sử , với mỗi triều đại phong kiến trong giai đoạn đầu hình thành và củng cố tư tưởng trọng nông thường biểu hiện thành những biện pháp tích cực đối với sản xuất nông nghiệp Nhưng sang giai đoạn cuối khi giai cấp thống trị đi vào con đường hưởng lạc, thì chính sách ''dĩ nông vi bản'' và tư tưởng trọng nông chỉ còn là hình thức không đem lại tác dụng gì cho sản xuất nông nghiệp
Tư tưởng trọng nông còn được thể hiện ở việc các triều đại phong kiến luôn rất chú trọng đến xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Thời Lý cho đắp đê Cơ xá, thời Trần cho đắp đê Quai vạc…Nhìn chung, tới thời Trần, hệ thống đê dọc sông Hồng và các sông lớn
ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc trung bộ đã được hình thành về cơ bản Thời Trần nhà vua thường tự mình đứng ra trông coi việc sửa đắp đê và cử các chức quan Hà đê chánh sứ, Hà đê phó sứ chuyên trông coi hệ thống đê điều khi
có lũ lụt thì binh lính, học sinh Quốc tử giám đều được huy động vào việc hộ đê
Đối với sản xuất nông nghiệp thời phong kiến, trâu bò là nguồn sức kéo quan trọng trong canh tác Do vậy nhà nước ban hành nhiều luật lệ để bảo vệ trâu bò Thời Lý, ai trộm giết trâu hình phạt cao nhất qui định vào năm 1123 là bị tội hình
Trang 10Trong nông nghiệp, ruộng đất là đối tượng và là tư liệu sản xuất chủ yếu, cho nên vấn đề ruộng đất trở thành trung tâm của các mối quan hệ kinh
tế, chính trị xã hội thời kỳ phong kiến Tình hình ruộng đất thời kỳ phong kiến luôn trong trạng thái biến động, nhưng nhìn chung ruộng đất tồn tại dưới hai hình thức chủ yếu là ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước và ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân
Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV là thời kỳ hình thành và phát triển cực thịnh của nhà nước phong kiến Việt nam nên ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước chiếm đại bộ phận ruộng đất trong nước Câu nói: ''đất của vua, chùa của làng'' đi vào tiềm thức của người nông dân khá sớm Chính trên cơ sở
ấy, Nhà nước mới duy trì được quyền lực kinh tế ,chính trị của mình Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước gồm các loại: ruộng công làng xã, ruộng quốc khố, ruộng phong cấp
Ruộng công làng xã, là ruộng đất thuộc quyền sở hữu nhà nước,
nhưng được giao cho các làng xã quản lý, và làng xã đứng ra phân chia ruộng đất cho nông dân cày cấy Do vậy, với người nông dân khi cấy ruộng công làng xã, họ phải chịu các nghĩa vụ với nhà nước như nộp tô, đi lao dịch, binh dịch Nhìn chung ruộng công làng xã là nguồn thu nhập chủ yếu của nhà nước phong kiến Nhà nước đã phân loại hạng ruộng để định mức thu tô trong nhân dân
Ruộng quốc khố là ruộng thuộc sở hữu nhà nước, do nhà nước trực
tiếp quản lý Nguồn gốc ruộng quốc khố là tịch thu từ các trang trại đồn điền của chính quyền thực dân và địa chủ quan lại là người Hán; do khai hoang
mà có
Ruộng phong cấp, là ruộng đất vua ban thưởng cho các quan lại, quí
tộc hay người có công với nước,với triều đình Ruộng phong cấp là một đặc quyền đặc lợi của giai cấp thống trị Nó đặc biệt phát triển vào thời Lí - Trần
và nội dung phong cấp cung có những thay đổi qua các triều đại Nhìn vào ruộng đất phong cấp qua một số triều đại phong kiến, quyền sở hữu vẫn