1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN LÁ HỮU CƠ HTD 04 LÊN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT XÀ LÁCH TẠI XÃ IANHIN – HUYỆN CHƯ PĂH – TỈNH GIA LAI

55 308 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Phạm Thị Minh Tâm Đề tài nghiên cứu “ Khảo sát liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD 04 lên sinh trưởng và năng suất của cây xà lách tại xã Ianhin – Huyện Chư Păh – Tỉnh Gia Lai ” Đề tài đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN LÁ HỮU CƠ HTD 04 LÊN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT XÀ LÁCH TẠI XÃ

IANHIN – HUYỆN CHƯ PĂH – TỈNH GIA LAI

NGÀNH: NÔNG HỌC KHÓA: 2008 – 2012 SVTH: TRƯƠNG TRƯỜNG THỌ

Tháng 7 năm 2012

Trang 2

KHẢO SÁT LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN LÁ HỮU CƠ HTD 04 LÊN SINH

TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT XÀ LÁCH TẠI XÃ IANHIN

HUYỆN CHƯ PĂH – TỈNH GIA LAI

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi đã có những ngày tháng học tập thật đáng nhớ trong thời gian vừa qua Để được như ngày hôm nay, trước hết Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học cùng toàn thể quý Thầy Cô đã tạo ra một nôi trường học tập tốt nhất, giúp tôi học hỏi và mở mang kiến thức

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đến cô Phạm Thị Minh Tâm

đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Bên cạnh đó, trong quá trình học tập cũng thực hiện khóa luận Tôi rất cảm kích trước sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè Tất cả dường như đã cho tôi nhưng sự quan tâm thật sâu sắc, Tôi xin chân thành cảm ơn

Lời cảm ơn cuối cùng tôi xin được dành cho Ba Mẹ đã nuôi dạy Con có cuộc sống như ngày hôm nay, các Anh Chị và Em những người đã thương yêu, tạo điều kiện cho Tôi học tập và giúp Tôi làm thí nghiệm

Tôi sẽ không được như ngày hôm nay nếu như thếu sự giúp đõ của tất cả mọi người Xin nhận lời cảm ơn chân thành nhất từ nơi Tôi

Pleiku, ngày tháng năm 2012

Sinh viên Trương Trường Thọ

Trang 4

TÓM TẮT

TRƯƠNG TRƯỜNG THỌ, Đại học nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2012

Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Minh Tâm

Đề tài nghiên cứu “ Khảo sát liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD 04 lên sinh

trưởng và năng suất của cây xà lách tại xã Ianhin – Huyện Chư Păh – Tỉnh Gia Lai ”

Đề tài đã được thực hiện từ tháng 03/2012 đến tháng 05/2012 tại xã Ianhin, huyện Chư păh, tỉnh Gia lai nhằm xác định liều liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD 04 thích hợp đến sinh trưởng và năng suất của cây xà lách

Thí nghiệm đều được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố (Randomized Complete Design – RCBD) ba lần lặp lại, 6 nghiệm thức với 5 nghiệm thức phun phân bón lá hữu cơ HTD 04 với các liều lượng (80, 100, 120, 140, 160 ml/10 lít nước) và 1 nghiệm thức phun MX1(30g/10 lít) làm đối chứng

Nền phân dùng cho thí nghiệm (tính cho 1 ha) gồm 750kg vôi, 12000kg phân chuồng, 28kg N, 52kg P2O5, 24kg K2O Lượng nước sử dụng cho 1ha là 380 lít Phun lần 1 lúc cây được 7 ngày sau trồng, sau đó 7 ngày phun lần tiếp theo

Kết quả thí nghiệm cho thấy: Phun phân bón lá hữu cơ HTD 04 với liều lượng (120 ml/10 lít) đạt chiều cao cao nhất 17,3 cm, có số lá nhiều nhất 13,1 lá/cây, đạt năng suất thực thu cao nhất là 21,1 tấn/ha, và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất (90.988.000 đồng)

Tóm lại, sử dụng phân bón lá hữu cơ HTD 04 với liều lượng 120ml/10 lít cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất so với các liều lượng khác và so với phân bón lá đối chứng MX1 Tuy nhiên đây là kết quả ban đầu của việc khảo nghiệm ảnh hưởng của các nồng độ phân bón lá hữu cơ HTD 04 lên sinh trưởng và năng suất cây xà lách tại xã Ianhin – Huyện Chư păh – Tỉnh Gia Lai Nên tiếp tục nghiên cứu trên cây xà lách ở các thời vụ khác và trên các vùng đât khác nhau

Trang 5

MỤC LỤC

TRANG TỰA i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH ix

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu 2

1.3 Yêu cầu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Sơ lược về cây xà lách 3

2.1.1 Nguồn gốc và phân loại 3

2.1.1.1 Nguồn gốc 3

2.1.1.2 Phân loại 3

2.1.2 Giá trị dinh dưỡng và sử dụng 4

2.1.3 Đặc tính sinh học của rau xà lách 4

2.1.3.1 Thân 4

2.1.3.2 Lá 4

2.1.3.3 Rễ 5

2.1.3.4 Hoa 5

2.1.3.5 Quả và hạt 5

2.1.4 Nhu cầu sinh thái của cây xà lách 5

2.1.4.1 Nhiệt độ 5

2.1.4.2 Ánh sáng 6

2.1.4.3 Ẩm độ 6

2.1.4.4 Đất và chất dinh dưỡng 6

Trang 6

2.1.5 Cơ sở bón phân cho xà lách 6

2.2 Sơ lược về phân bón lá 7

2.2.2 Hiệu quả của việc sử dụng phân bón lá 8

2.2.3 Cơ chế hấp thụ dinh dưỡng qua lá và một số lưu ý khi sử dụng 8

2.3 Giới thiệu chế phân bón lá hữu cơ HTD (Hi Tek Development) 10

2.3.1 Phân bón lá hữu cơ HTD 04 12

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

3.1 Thời gian, địa điểm thí nghiệm 14

3.2 Khí hậu và thời tiết 14

3.3 Vật liệu thí nghiệm 14

3.4 Dụng cụ, trang thiết bị 14

3.5 Phương pháp thí nghiệm 15

3.5.1 Bố trí thí nghiệm 15

3.5.2 Qui mô thí nghiệm 16

3.6 Quy trình kỹ thuật 16

3.6.1 Giai đoạn vườn ươm 16

3.6.2 Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất 16

3.6.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 17

3.6.3.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng 18

3.6.3.2 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 18

3.6.3.3 Tỉ lệ sâu, bệnh hại 18

3.6.4 Xử lý số liệu 19

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20

4.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD 04 đến động thái và tốc độ tăng trưởng của cây xà lách 20

4.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD 04 đến động thái tăng trưởng chiều cao cây xà lách 20

4.1.2 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD 04 đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây xà lách 22

4.1.3 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD 04 đến động thái tăng trưởng số lá 24

Trang 7

4.1.4 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá HTD 04 đến tốc độ tăng trưởng số lá.

25

4.1.5 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá HTD 04 đến diện tích lá cây xà lách ở 22 NST 27

4.1.6 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD 04 đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 28

4.1.7 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD 04 đến tỉ lệ sâu bệnh hại 30

4.1.8 Hiệu quả kinh tế 30

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 32

5.1 Kết luận 32

5.2 Đề nghị 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

PHỤ LỤC 34

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 : Nhu cầu các chất đa lượng của cây xà lách và số liệu phân tích cây trong

điều kiện có độ phì tối ưu các chất vi lượng 6

Bảng 3.1: Số liệu khí hậu và thời tiết 14 Bảng 4.1 Ảnh hưởng của các liều lượng lượng phân bón lá hữu cơ HTD 04 đến

động thái tăng trưởng chiều cao cây xà lách 20

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD 04 đến tốc độ tăng

trưởng chiều cao cây xà lách 22

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD 04 đến động thái

tăng trưởng số lá của cây xà lách 24

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá đến tốc độ ra lá của cây xà

lách 25

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá đến động thái tăng trưởng diện

tích lá của cây xà lách ở 22 NST 27

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá HTD 04 đến năng suất và các

yếu tố cấu thành năng suất 28

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD 04 đến hiệu quả

kinh tế 30

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.1 Toàn cảnh khu thí nghiệm 16

Hình 1: Cây xà lách 3 ngày sau trồng 35

Hình 2: Cây xà lách 6 NST 35

Trang 11

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Đặt vấn đề

Xà lách ( Lactuca sativa var capitata L.) là một trong những loại rau ăn lá có

vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người Xà lách không những chế biến được nhiều món ăn mà còn chứa rất nhiều muối khoáng với những nguyên tố kiềm giúp tinh thần tỉnh táo và giúp cơ thể tránh được bệnh tật Cứ 100g xà lách sẽ cung cấp khoảng

95 gam nước 1,5 gam protein, 2,2 gam glucid, 0,5 gam xenlulo, 77 mg canxi, 34 mg phospho, 0,9 gam sắt, 2 mg caroten, 0,14 mg vitamin B1, 15 mg vitamin C rất cần thiết cho cơ thể người (Phạm Thị Minh Tâm, 2002)

Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay người trồng rau đã lạm dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón cho rau quả với mục đích lợi nhuận Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và nitrat tồn dư trong rau quả có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc ảnh hưởng lâu dài cho người tiêu dùng Bởi vậy ngộ độc thực phẩm đang là một vấn đề bức xúc và nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì tiêu chí “an toàn thực phẩm” vẫn là bài toán khó giải nếu như chúng ta muốn cạnh tranh với thế giới

Để góp phần giải quyết được vấn đề trên, việc sử dụng phân hữu cơ sinh học cũng là một trong những vấn đề hết sức cần thiết và đang được chú trọng quan tâm Trong đó HTD 04 có chứa các nhóm enzymes đã được kích hoạt bằng các phản ứng sinh hoá; nhóm các vi khuẩn hữu ích gồm trên 80 loại bacteria và một phần nhỏ các chất khoáng đa, vi lượng cũng là một trong những phân hữu cơ vi sinh hỗ trợ cho sản xuất rau hữu cơ và rau an toàn Tuy nhiên tùy thuộc vào mỗi loại cây trồng, đất trồng

mà sử dụng với liều lượng thích hợp và có thời gian cách ly an toàn

Trước những yêu cầu thực tiễn trên, đề tài “ Khảo sát liều lượng phân bón lá hữu

cơ HTD 04 lên sinh trưởng và năng suất của cây xà lách tại xã Ianhin – Huyện Chư Păh – Tỉnh Gia Lai ” đã được tiến hành

Trang 12

1.2 Mục tiêu

Xác định liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD 04 thích hợp cho cây mang lại năng suất

và hiệu quả kinh tế

1.3 Yêu cầu

Theo dõi một số đặc tính sinh trưởng và năng suất của cây xà lách

Tính được hiệu quả kinh tế của cây xà lách khi sử dụng phân bón lá hữu cơ HTD 04 ở các liều lượng khác nhau

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành trên 1 vụ tại xã Ianhin – Huyện Chư Păh – Tỉnh Gia Lai

Trang 13

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về cây xà lách

Cây xà lách (Lactuca sativa var capitata L.), tên tiếng anh là lettuce thuộc họ cúc (Asteraceae hay Compositae ) có nguồn gốc ở bờ biển Địa Trung Hải Đây là một

loại rau ăn lá, tùy theo giống và điều kiện trồng mà có thể khác nhau cuộn hoặc không cuộn, loại thân thảo, rễ rất phát triển, và phát triển nhanh dùng làm rau ăn tươi (Trần Viết Mỹ, 2009)

2.1.1 Ngu ồn gốc và phân loại

2.1.1.1 Nguồn gốc

Xà lách là loại rau ăn sống quan trọng và phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt ở vùng ôn đới, có số lượng NST 2n = 18, được trồng với diện tích lớn nhất trong số các loại rau ăn sống, vì thế nó là loại rau quan trọng nhất trên thế giới Cây xà lách có nguồn gốc từ Địa Trung Hải được các nhà truyền đạo, các thương nhân du nhập ra

khắp thế giới Người ta đã tìm thấy dấu hiệu tồn tại của xà lách vào khoảng 4.500 trước công nguyên qua các hình khắc trên mộ cổ ở Ai Cập, được gọi là xà lách măng,

giống như một số loại xà lách đã tìm được mới đây Xà lách đã dần phát triển sang các nước láng giềng và lan rộng ra tất cả các châu lục khác (Lê Thị Khánh, 2009)

Trang 14

Giống xà lách: Lactuca sativa.L

Các loại xà lách: Hiện nay xà lách được phân làm 4 loại

- Lactuca sativa: Là loại thông dụng nhất, có nhiều dạng khác nhau,năng suất cao,

phẩm chất ngon được ngư ời dân ưa thích và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi

- Lactuca serroila: Loại này có hạt rất nhỏ, mầm hình thành ngay ở thân, lá rộng tương

đối, nằm ngang, có thể có răng cưa ở mép lá hoặc bảng lá có hình cánh hoa hồng

- Lactuca saligna: Gần giống với loại hình trên về hình thái nhưng bản lá trải ngang và

có răng cưa

- Lactuca virosa: Có hạt to và phẳng, lá có màu xanh lục nhạt có cả dạng hạt hai năm

và hàng năm (Lê Thị Khánh, 2009)

2.1.2 Giá trị dinh dưỡng và sử dụng

Theo Akroyd (1963), trong thành phần ăn được của lá xà lách có chứa nhiều

loại vitamin (tiền vitamin A:1650 I.U, vitamin C = 10,0mg/100g phân tích), các loại axit amin không thay thế (Thiamin 0,09mg/100g, Riboflavin 0,13mg/100g), Cacbuahydrat 2,5g, Protein 2,1g, các chất khoáng 1,2g (Ca, P, Na, S)

Ở nước ta, xà lách được sử dụng để ăn sống, còn ở các nước nó được sử dụng như rau trộn dấm với muối Xà lách cũng có thể dùng để xào nấu nhưng trong quá trình nấu sẽ làm mất nhiều vitamin, giảm giá trị dinh dưỡng (Lê Thị Khánh, 2009)

2.1.3 Đặc tính sinh học của rau xà lách

2.1.3.1 Thân

Thân thuộc loại thân thảo, mềm, rất ngắn, không phân nhánh, phát sinh các lá mọc sít nhau Thân là nơi kết nỗi giữa bộ rễ và lá, vận chuyển chất khoáng do bộ rễ hút lên và chất hữu cơ cho bộ lá tổng hợp nuôi cây Thân xà lách rất giòn, có dịch

trắng như sữa trong thân tiết ra có thể dùng làm thuốc trong y học Cây có bộ rễ rất phát triển và phát triển rất nhanh Thời gian đầu thân phát triển rất chậm nhưng giai đoạn sau khi cây đạt cao nhất về sinh khối trở đi thân phát triển cao vống rất nhanh và bắt đầu ra hoa (Lê Thị Khánh, 2009)

2.1.3.2 Lá

Lá cây xà lách thường mọc dày trên trục thân với số lượng rất lớn, lá sắp xếp trên thân hình xoắn ốc, lúc đầu mật độ lá rất dày, giai đoạn sau mật độ lá thưa dần Lá ngoài có màu xanh đậm, xanh hoặc xanh nhạt, lá trong có màu xanh nhạt, xanh trắng

Trang 15

hoặc trắng ngà Các lá phía trong mềm, chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn các lá ngoài

Bề mặt lá không phẳng mà lồi lõm, gấp khúc do đặc tính di truyền của loài Lá làm nhiệm vụ chủ yếu là tổng hợp chất hữu cơ nuôi cây Tùy theo giống mà lá có thể khác nhau, cuốn hay không cuốn (Lê Thị Khánh, 2009)

2.1.3.3 Rễ

Bộ rễ xà lách thuộc loại rễ chùm, phân bố chủ yếu tầng đất 0 - 20cm Tuy nhiên

bộ rễ có thể nhìn thấy 2 phần: rễ chính là rễ thẳng khá phát triển làm nhiệm vụ giữ cây, bám vào đất chắc hơn, ngoài ra còn làm nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng nuôi cây Trên rễ chính còn có rất nhiều rễ phụ giúp cây bám đất, hút nước và chất khoáng

Bộ rễ ăn nông 10 - 15cm, phân bố hẹp, nhưng phát triển rất nhanh, tái sinh mạnh nên thường gieo cây con rồi nhổ đi trồng Rễ xà lách ưa ẩm, có khả năng chịu úng tốt hơn chịu hạn (Lê Thị Khánh, 2009)

2.1.3.4 Hoa

Chùm hoa dạng đầu, mang số lượng hoa lớn Hoa mẫu 5 đài, tràng, nhị nhưng

có 2 lá noãn (nhụy hoa) Tự thụ phấn rất cao, hạt phấn và noãn luôn luôn có độ hữu thụ cao Công thức cấu tạo của hoa : K5C5A5G2 (Lê Thị Khánh, 2009)

2.1.3.5 Qu ả và hạt

Quả xà lách thuộc loại quả bế (quả khô không mở do một hoặc nhiều lá noãn tạo thành nhưng chỉ có một ô, trong đó chứa một hạt, vỏ hạt riêng biệt với vỏ quả) đặc trưng và hạt không có nội nhũ Hạt hơi dài và dẹt, có màu nâu vàng Độ nảy mầm tương đối cao đạt 80 - 90% (Lê Thị Khánh, 2009)

2.1.4 Nhu cầu sinh thái của cây xà lách

2.1.4.1 Nhi ệt độ

Xà lách có nguồn gốc vùng ôn đới ưa nhiệt độ thấp, tuy nhiên trong quá trình

trồng trọt, chọn lọc và thuần hoá, ngày nay cây xà lách có thể trồng được trên nhiều vùng khí hậu khác nhau như nhiệt đới, cận nhiệt đới Cây sinh trưởng phát triển tốt ở 8

- 250C, nhưng nhiệt độ thích hợp là 13 - 160C Nhiệt độ ngày và đêm rất quan trọng cho sinh trưởng và phát triển của xà lách Nhiệt độ ngày/đêm thích hợp là 20/180

C Xà lách cuốn phát triển tốt ở nhiệt độ 15- 200

C, chịu được nhiệt độ 80

C còn rau diếp phát triển được trong khoảng 10- 270C Biên độ nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch 20C rất

có lợi cho xà lách phát triển (Lê Thị Khánh, 2009)

Trang 16

2.1.4.3 Ẩm độ

Cũng như các loại rau nói chung, xà lách yêu cầu ẩm độ đất cao trong suốt thời

kỳ sinh trưởng Do cây có bộ lá lớn, tốc độ thoát hơi nước từ bề mặt lá cao Ẩm độ đất thích hợp trong khoảng 70 - 80 % Tuy nhiên nếu mưa kéo dài hay đất úng nước sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của xà lách (Lê Thị Khánh, 2009)

2.1.4.4 Đất và chất dinh dưỡng

Xà lách có bộ rễ chùm, ăn nông, không kén đất, nhưng yêu cầu đất tơi xốp,thoát nước tốt, pH 5,8 - 6,6; yêu cầu lượng dinh dưỡng cao Sau trồng từ 30 - 40 ngày có thể thu hoạch được nên đòi hỏi phân dễ tiêu Bón lót các loại phân hữu cơ chủ yếu (phân chuồng hoai mục, bánh dầu đậu phụng, đậu tương, phân cút) để làm tăng chất lượng, phân vô cơ thích hợp để cây phát triển nhanh, tăng năng suất trên đơn vị diện tích (Lê Thị Khánh, 2009)

2.1.5 C ơ sở bón phân cho xà lách

Bảng 2.1 : Nhu cầu các chất đa lượng của cây xà lách và số liệu phân tích cây trong

điều kiện có độ phì tối ưu các chất vi lượng

Nhu cầu các chất đa lượng

Trang 17

Qua bảng số liệu, ta thấy cây xà lách có thời gian sinh trưởng tuy ngắn nhưng cũng lấy di lượng dinh dưỡng không nhỏ từ đất Nếu không bổ sung kịp thời, nguồn dinh dưỡng trong đất sẽ nhanh chóng bị suy thoái và cạn kiệt Bởi vậy bón phân cho

xà lách để bổ sung dinh dưỡng là rất cần thiết Ngoài cách bón phân qua rễ thì bón phân cho xà lách qua lá cũng rất tốt vì cây sẽ hấp thụ nhanh hơn

2.2 Sơ lược về phân bón lá

Phân bón có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của thực vật nói chung và cây xà lách nói riêng Nó không những có tác dụng làm cho cây sinh trưởng nhanh mà còn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển cơ thể thực vật

Theo Đặng Xuân Toàn (2009), từ những năm 1950, các nhà khoa học Mỹ đã

chứng minh được rằng cây trồng có thể tiếp nhận nhiều chất dinh dưỡng qua lá, chủ yếu qua khí khổng của lá Hiệu quả sử dụng của các chất dinh dưỡng phun qua lá hơn

từ 10 – 20 lần so với bón qua đất Sau này, các nhà khoa học Ý còn thấy rằng nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ khác ví dụ như các axít amin cũng có thể đi vào cây qua lá và hiệu quả của nó rất bất ngờ

Kinh nghiệm nhiều năm sử dụng cho thấy sử dụng kết hợp phân bón (chất dinh dưỡng) qua đất và qua lá là cho kết quả tốt nhất

Theo Đường Hồng Dật (2001), các loại phân bón qua lá là những hợp chất dinh dưỡng, có thể là các nguyên tố đa lượng, trung lượng hoặc vi lượng, được hòa tan tan trong nước và phun lên cây để cây hấp thu

Theo Lê Văn Tri (2000), có hai cách chính để bón phân cho cây trồng đó là bón phân qua rễ và bón phân qua lá Nếu kết hợp cả hai cách trên sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn Khi bón phân qua lá, lượng phân được hòa tan vào nước ở nồng độ cho phép, phun ướt đẫm lá, thân cây, quả và nó được chuyển vào bên trong và được sử dụng ngay để kích thích toàn bộ cây Nếu bón với nồng độ cao, cây sẽ bị ngộ độc và chết Nếu bón với nồng độ thấp thì hiệu quả không rõ Vì vậy, trong một quá trình sinh trưởng và phát triển của cây phải bón nhiều lần ở những nồng độ thích hợp Phân bón

lá có thể có các chất đa lượng, trung lượng, vi lượng hoặc các chất kích thích tăng trưởng

Trang 18

2.2.1 Hiệu quả của việc sử dụng phân bón lá

Bón phân qua lá, phân phát huy hiệu lực nhanh.Tỷ lệ cây sử dụng chất dinh dưỡng thường đạt ở mức cao, cây sử dụng đến 95% chất dinh dưỡng bón qua lá, trong khi bón qua đất cây chỉ sử dụng 45- 50% (Đường Hồng Dật, 2001)

Theo Nguyễn Huy Phiêu và cs (1993), Cây cối không những hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thụ qua lá, trong khi diện tích lá của cây lại gấp hành chục lần diện tích mà rễ cây ăn tới Dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm:

- Chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây nhanh hơn bón gốc

- Chi phí thấp hơn

- Ít ảnh hưởng đến môi trường và đất trồng

Ở Philipin dùng phân bón lá cho tăng năng suất lúa 1,5 lần so với dùng phân bón gốc qua rễ và gấp 3,3 lần khi không bón phân

Dùng phân bón lá, lượng bón chỉ tốn bằng ¼ so với phân bón qua đất

Theo nghị định của chính phủ số113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003

về quản lí sản xuất, kinh doanh phân bón Phân bón lá là loại phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá hoặc thân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá

2.2.2 Cơ chế hấp thụ dinh dưỡng qua lá và một số lưu ý khi sử dụng

Theo Gros (1967), cây không chỉ hấp thụ dinh dưỡng ở bộ rễ, mà còn hấp thụ dinh dưỡng ở bộ lá, các cơ quan khác trên mặt đất kể cả vỏ, thân, hay cây có thể hút chất dinh dưỡng một cách trực tiếp qua các mô bề mặt của cây

Theo Lê Văn Tri (2000), lá là một bộ phận quan trọng của cây trồng, làm nhiệm vụ quang hợp cho cây và hấp thụ dinh dưỡng thông qua lỗ khí khổng Lỗ khí khổng có kích thươc trung bình 100 (dài 7 – 10 , rộng 3-12 ), số lượng khá lớn, có thể chiếm tới 1% diện tích lá Do vậy, muốn có hiệu quả cao cần phun phân lên bề mặt

lá có chứa nhiều lỗ khí khổng nhất

Theo Holwerda (1999), khi phun phân bón lá lên bề mặt lá, sự hấp thu có thể diễn ra theo 3 cách sau:

Qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lớp ngoại bì và vách tế bào

Qua các thủy khổng ở giữa các vách tiếp giáp các tế bào

Qua các khí khổng ở giữa các tế bào bảo vệ

Trang 19

Theo Eichert và cs (1998), sự xâm nhập của chất lỏng xuyên qua bề mặt có sức căng cao và các khí khổng có thể xảy ra dưới một số các điều kiện một trong những điều kiện này là tạo các giọt nhỏ liên kết với sự bốc hơi, khi sự bốc hơi xảy ra, mức độ xâm nhập đạt cao nhất và sự hấp thu liên tục xảy ra với phần chất rắn còn lại

Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng:

Trời râm khí khổng mở, nắng gắt khí khổng đóng

Gió làm khí khổng đóng lại

Nhiệt độ: 10-300C khí khổng mở, nhiệt độ lớn hơn 300C lỗ khí khổng đóng lại Theo Lê Văn Tri ( 2000), để sử dụng phân bón qua lá có hiệu quả cao, ngoài yếu tố cây trồng như chủng giống, loại và tuổi của lá cây, cần chú ý đến yếu tố ngoại cảnh và thời điểm phun phân, khi ánh sáng chiếu mạnh, đất quá khô, gió khô, nhiệt độ lớn hơn 300C lỗ khí khổng đóng lại cây sẽ hấp thụ kém Do vậy, để nâng cao hiệu quả của phân bón qua lá thì phải phun phân bón cho cây trong điều kiện nhiệt độ không khí dưới 300

C, trời không nắng, không mưa, không có gió khô và cần cung cấp nước đầy

đủ cho cây qua bộ rễ Phải tránh phun trước và sau khi mưa, nếu phun trước khi mưa chế phẩm sẽ bị rửa trôi, hiệu lực kém hoặc không có hiệu lực, còn nếu phun sau khi mưa thì khả năng hấp thụ của cây bị kém do cây đã bị no nước Tránh phun vào lúc nắng to vì khi này lượng nước của chế phẩm bay hơi nhanh, tỷ lệ lỗ khí khổng của lá

bị đóng cao, làm giảm khả năng hấp thụ của chế phẩm Không được gây tác động cơ học mạnh lên cây khi sử dụng bình bơm, có thể kết hợp pha chế phẩm với thuốc trừ sâu bệnh, nhưng phải pha ở nồng độ loãng và không được phun phân bón lá cho những ruộng gặp sâu bệnh mà không thể cứu chữa hoặc những ruộng thiếu nước bị hạn nặng

Theo Gros (1967), cây hấp thụ phân qua lá càng nhanh khi lá còn non, việc hấp thụ được thực hiện qua hai bề mặt lá, vách ngoài của những tế bào ở mặt lá được bao phủ bởi một lớp cutin có khả năng chống thấm nước mạnh Vì vậy, phải làm ướt mặt

lá càng nhiều càng tốt Cần tránh phun phân bón lá khi trời quá nóng hoặc khi có gió mạnh, tránh phun khi trời giá hoặc những thời gian lạnh và khô, phun phân bón lá lí tưởng là lúc trời có mây, lặng gió và có mưa nhẹ Phân bón lá có lợi ích lớn nhưng phải coi việc phun phân là một biện pháp bổ sung, cấp cứu, tương đương như một mũi tiêm trong y học Nó cho phép ảnh hưởng đến dung dịch của cây trong một vài trường hợp khi dung dịch qua rễ quá chậm hoặc không thể tiến hành được như:

Trang 20

+ Khi người ta muốn cây hút nhanh các chất dinh dưỡng để thúc đẩy cho sinh trưởng của cây vốn đã bị kém Phun phân cho phép cây xanh lại trong một thời gian ngắn nhất

+ Khi rễ cây không thể thực hiện được đầy đủ chức năng của nó

Phần lớn dung dịch phân bón lá phun ra sẽ rơi thẳng xuống đất hoặc trôi từ lá xuống đất, vì vậy việc phun trên lá không chỉ là một phương tiện để thực hiện cách bón phân lên lá mà cũng là cách bón phân thông thường cho đất

Sự hấp thu các chất hòa tan qua lá phụ thuộc vào cấu tạo của lá, lớp cutin, số lượng và sự phân bố khí khổng…Mức độ hấp thu dinh dưỡng thường giảm theo độ tuổi và đòng thời cũng giảm theo sự trao đổi chất (Nguyễn Hạc Thúy, 2001)

Theo Đường Hồng Dật (2001), khi sử dụng phân bón lá cần chú ý

- Hòa loãng phân theo đúng tỷ lệ được ghi trên bao bì

- Khi độ ẩm không khí thấp, đất bị hạn nặng không nên dùng phân bón qua lá vì

dễ làm rụng lá

- Không nhầm lẫn giữa phân bón lá với chất kích thích sinh trưởng Bởi vì chất kích thích sinh trưởng chỉ phát huy tác dụng khi cây có đầy đủ chất dinh dưỡng, nếu không cây có thể bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến những hậu quả xấu Vì vậy, khi trong phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng thì các chất dinh dưỡng đã có sẵn trong phân, cho nên hai loại chất này sẽ phát huy tác dụng của nhau Nếu chỉ dùng riêng chất

kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm phân bón mới có đủ dinh dưỡng để tăng trưởng

- Không nên sử dụng phân bón lá khi cây đang ra hoa, lúc trời đang nắng Vì như vậy sẽ làm rụng hoa, quả và làm giảm hiệu lực của phân bón

2.3 Giới thiệu chế phân bón lá hữu cơ HTD (Hi Tek Development)

Chế phẩm sinh học HTD được chiết xuất từ nguyên liệu hữu cơ Do vậy, không gây ô nhiễm môi trường, không gây hại cho người sử dụng

Chế phẩm có tác dụng xua đuổi côn trùng nhờ hệ amin Các amin này xúc tác với nhau tạo ra mùi khó chịu, buộc côn trùng phải tránh xa Điểm đáng chú ý là mùi chỉ có tác dụng trên côn trùng

HTD với hệ vi sinh vật (bacteria) có ích có mặt phong phú trong HTD từ 80 –

120 loài (thuộc nhóm: Baccillus sp Thiobacillus sp., Trichoderma sp., Pseudomonas

Trang 21

sp (Pseudomonas corrugata), …), phần lớn bacteria này thuộc nhóm hô hấp hiếu khí (vi khuẩn cần oxygen: aerobic organism); chúng phát triển tạo sự cạnh tranh dinh dưỡng, ức chế sinh trưởng và “ăn thịt” bacteria có hại trong môi trường, số lượng của chúng ngày càng nhiều làm cho môi trường sống ngày càng ít đi sinh vật có hại, có nghĩa là cây trồng ngày càng ít nấm bệnh hơn Bên cạnh đó, khi vào đất, bacteria có ích tạo những hoạt động hiệu quả về dinh dưỡng hơn cho cây trồng bằng các phản ứng: nitrat hóa, phản nitrat hóa, sulfo hóa, v.v… những phản ứng này giúp làm giảm các độc chất từ đất (thuốc BVTV, phèn, mặn, kim loại nặng …) và đồng thời chúng còn giúp làm giảm tuyến trùng (nematode) gây hại rễ cây (Công ty TNHH Long Đỉnh, 2009)

Khi sử dụng kết hợp với phân bón sẽ giúp nhà nông tiết kiệm lượng phân tới 35% Hơn nữa, trong HTD còn có hoạt tính enzym tác động đến sự nảy nầm của bào

tử nấm; sự hiện diện của hoạt tính enzym trên bề mặt bào tử nhiều loại nấm làm nấm không tấn công được qua biểu bì lá, thân cây để gây bệnh

Các thành phần chính của HTD bao gồm: nhóm enzymes đã được kích hoạt bằng các phản ứng sinh hoá; nhóm các vi khuẩn hữu ích gồm trên 80 loại bacteria và một phần nhỏ các chất khoáng đa, vi lượng Hiện nay, Công ty Long Đỉnh đã sản xuất

và đưa ra thị trường 8 loại của bộ sản phẩm HTD để ứng dụng cho nhiều giai đoạn và đối tượng cây trồng:

HTD 01: Dùng chung cho các loại cây trồng với mục đích xua đuổi côn trùng, tăng cường khả năng đề kháng bệnh

HTD 02: Chủ yếu dùng cho cây lúa để xua đẩy rầy, ruồi, bọ chích hút và sâu bệnh, tăng khả năng chịu phèn, chống lép hạt

HTD 03: Dùng cho cây cảnh, giúp nhiều hoa, chống rụng hoa, phục hồi nhanh khi cây bị suy dinh dưỡng, nấm bệnh

HTD 04: Dùng cho các loại rau màu, giúp xanh lá, xua đuổi côn trùng, tăng sức kháng bệnh, tăng đậu trái, giúp trái tươi hơn sau thu hoạch

HTD 05: Tăng sinh trưởng cà phê, chè, tiêu, điều, bông vải và giúp cây mượt lá, đẹp lá, xanh lá Xua đuổi côn trùng như bọ trĩ, bướm sâu đục cành, bọ chích hút, nhện

đỏ Tăng sức đề kháng chống bệnh, chống rụng trái, chín đều, mẩy hạt

Trang 22

HTD 06: Giúp cây con các loại mạnh khỏe, nhiều rễ, rễ mạnh Xua đuổi côn trùng cắn lá và tự đề kháng bệnh hại về sau

HTD 07: Hỗ trợ cho thanh long và cây họ xương rồng, giúp cây sinh trưởng mạnh, tránh thối gốc, tuyến trùng

HTD 08: Tăng năng suất cây có củ, khoai mì, khoai lang giúp cây sinh trưởng mạnh nhiều lá Xua đuổi côn trùng, giảm tuyến trùng và sùng, hà hại củ

Trước khi sử dụng nên lắc đều chai để tăng sự hoạt hoá của các chất trong HTD Bình thường nên dùng nồng độ pha loãng 1/100, trong trường hợp nhiều côn trùng có thể tăng lên ở mức 1/50 để xua đuổi mạnh côn trùng

2.3.1 Phân bón lá hữu cơ HTD 04

HTD 04 là một trong 8 loại phân của dòng phân HTD đã nêu ở phần

* Thành phần

- Hoạt chất: Đa enzymes: Dehydrogena, Cellulase, Catalase, NPK

- Vi sinh vật có ích: Bacillus sp, Trichoderma sp, VSV cố định đạm, phân giải

phospho, kali

- Chất hữu cơ tự nhiên: acid humic, acid fulvic

- Đệm hữu cơ và hoạt chất sinh học đặc biệt

* Công dụng

- Giúp rau mượt lá, xanh lá, nảy mầm nhanh, sinh trưởng mạnh, ra rễ nhiều

- Xua đuổi côn trùng gây hại: bọ chích hút, bướm sâu đục than, nhện đỏ, rầy, rệp

- Giúp cây trồng tự đề kháng nấm, bệnh hại

- Không ô nhiễm môi trường, không độc và không mùi

* Cách dùng

- Dùng 80 - 100 ml / 10 lít nước, phun định kỳ 7 - 15 ngày / lần

- Không pha chung với thuốc bảo vệ thực vật gốc hóa học

- Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát

- Có thể pha chung với phân bón

- Lắc đều trước khi dùng

- Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp

- Tóm tắt một số kết quả ứng dụng chế phẩm HTD 04

Trang 23

Công ty Long Đỉnh (2010) tiến hành thử nghiệm và thu được kết quả như sau + Theo Trương Tửng, Sở NN-PTNT Trà Vinh xác nhận, khi dung chế phẩm sinh học HTD phun cho các loại hoa, rau màu hạn chế được sâu bệnh và kéo dài thời gian bảo quản

+ Phun (HTD 04 + HTG) trên rau húng quế: phục hồi sinh trưởng của rau húng quế, đồng thời rút ngắn thời gian thu hoạch (10 ngày xuống 6 – 7 ngày) giảm hầu hết tình trạng lá bị già và sâu bệnh hại trên lá

+ Họ bầu bí: Phun (HTG + HTD 04) làm tăng hiệu quả tăng sinh trưởng và tăng đậu quả rõ rệt ở Trà Vinh

+ Đu đủ, cam trồng trên đất bị phèn ở tỉnh Bến Tre: phun (HTG + HTD 04) giúp cây sinh trưởng mạnh trở lại

+ Hiệu quả xua đuổi côn trùng của HTD 04 trên khổ qua, dưa leo, bầu bí > 80% + Sử dụng HTD 04 trên sơ ri ở gò công: phun 3 lần HTD 04 trên cây sơri, kết quả thu hoạch vượt trội về số lượng và chất lượng Trái to, bóng mượt, không dư lượng BVTV, tỉ lệ hao hụt rất thấp < 3%

Trang 24

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian, địa điểm thí nghiệm

- Các thí nghiệm đã đươc tiến hành từ tháng 03/2012 đến 05/2012 tại xã Ianhin, Huyện Chư păh, Tỉnh Gia Lai

3.2 Khí hậu và thời tiết

Bảng 3.1: Số liệu khí hậu và thời tiết

- Giống xà lách TN 591 của công ty TNHH - TM Trang Nông Cây lớn, dạng lá

to tròn, hơi dúng, dày, màu xanh vàng đẹp Độ sạch: >= 98%, độ ẩm: < 9%, tỉ lệ nảy mầm: >= 70%

- Chế phẩm sinh học HTD 04 của công ty Long Đỉnh được mô tả chi tiết tại mục 2.2.1

- Phân bón lá (đối chứng) MX1 của công ty TNHH – SX MAI XUÂN

Trang 26

3.5.2 Qui mô thí nghiệm

3.6.1 Giai đoạn vườn ươm

- Dùng cuốc lên luống rau sau khi đất được làm tơi và sạch cỏ

- Hạt được gieo đều trên mặt luống, phủ một lớp đất mỏng, mịn, phủ rơm

- Tưới nước bằng thùng vòi sen, kiểm tra thường xuyên đảm bảo ẩm độ Khi hạt nảy mầm lấy rơm ra , 15 - 20 ngày sau gieo đem ra trồng

3.6.2 Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất

* Làm đất

Trang 27

- Đất được cày 1 lần, xới 2 lần và làm sạch cỏ, sạch nguồn sâu bệnh

- Lên luống với kích thước luống: rộng 1m, dài 10m, cao 10 - 15 cm

- Xới xáo làm cỏ bằng tay, chỉ tiến hành xới xáo khi cây còn nhỏ kết hợp với làm cỏ

* Thu hoạch

Trồng được 20 - 25 ngày thì thu hoạch Nên thu hoạch vào sáng sớm, không tưới nước trước khi thu hoạch để rau khô dễ vận chuyển và bảo quản Khi thu hoạch phải dùng dụng cụ sạch, thu để trên các tấm bạt sạch không để dính đất, rác bẩn, đóng vào các thùng giấy, thùng nhựa, sọt tre nhẹ tay tránh làm rau dập nát

3.6.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Chọn cây theo dõi: Mỗi ô thí nghiệm chọn 5 cây theo dõi theo đường zic zăc, không chọn cây ngoài cùng, cắm cọc tre để đánh dấu những cây được theo dõi

Ngày đăng: 29/05/2018, 18:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2009. Trồng – chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Rau ăn lá, quyển 31. Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh,79 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng – chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Rau ăn lá, quyển 31
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
2. Đường Hồng Dật, 2001. Cẩm nang phân bón. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam. 164 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang phân bón
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội
3. Đường Hồng Dật, 2002. Kỹ thuật trồng rau ăn lá, rau ăn hoa và rau gia vị . Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Việt Nam. 113 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng rau ăn lá, rau ăn hoa và rau gia vị
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
5. Trần Viết Mỹ, 2009. Cẩm nang trồng rau ăn lá an toàn. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm khuyến nông, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang trồng rau ăn lá an toàn
6. Phạm Thị Minh Tâm, 2002. Bài giảng Cây rau. Chưa xuất bản 7 . Nguyễn Hạc Thúy, 2001. Cẩm nang sử dụng các chất dinh dưỡng cây trồng và bón phân cho năng suất cao. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam. 299 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Cây rau. "Chưa xuất bản 7. Nguyễn Hạc Thúy, 2001." Cẩm nang sử dụng các chất dinh dưỡng cây trồng và bón phân cho năng suất cao
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội
1. Nguyễn Văn Linh, 2003, Bón phân qua lá &lt; http://www.humixvn.com/fertilizer/?id=403 &gt Link
2. C ông ty TNHH Long Đỉnh, 2009. Giới thiệu chế phẩm sinh học HTD &lt; http://www.longdinh.com/default.asp?act=chitiet&amp;ID=4825&amp;catID=7 &gt Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w