ĐÁNH GIÁ TÍNH MẪN CẢM CỦA RẦY NÂU ĐỐI VỚI CÁC HOẠT CHẤT IMIDACLOPRID, FENOBUCARB VÀ FIPRONIL QUA CÁC THẾ HỆ – HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ RẦY NÂU CỦA BA HOẠT CHẤT TRÊN NGOÀI ĐỒNG RUỘNG Tác giả
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÍNH MẪN CẢM CỦA RẦY NÂU ĐỐI VỚI CÁC HOẠT CHẤT IMIDACLOPRID, FENOBUCARB VÀ FIPRONIL QUA CÁC THẾ HỆ – HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ RẦY NÂU
CỦA BA HOẠT CHẤT TRÊN NGOÀI
Trang 2ĐÁNH GIÁ TÍNH MẪN CẢM CỦA RẦY NÂU ĐỐI VỚI CÁC HOẠT CHẤT IMIDACLOPRID, FENOBUCARB VÀ FIPRONIL QUA CÁC THẾ HỆ – HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ RẦY NÂU
CỦA BA HOẠT CHẤT TRÊN NGOÀI
ĐỒNG RUỘNG
Tác giả NGUYỄN VĂN MINH HÙNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Bảo vệ thực vật
Giảng viên hướng dẫn:
ThS PHAN VĂN TƯƠNG
TS VÕ THÁI DÂN
Tháng 07/2012
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Tôi x in chân thành cám ơn:
+ Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
+ Thầy Võ Thái Dân cùng toàn thể quý thầy cô khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
+ ThS Phan Văn Tương, Giám đốc Trung tâm Kiểm định thuốc Bảo vệ thực vật phía Nam
+ ThS Phùng Minh Lộc và cán bộ công nhân viên Trung tâm Kiểm định thuốc BVTV phía Nam
+ Gia đình ông Danh Quang, xã Bàn Tân Định, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện thí nghiệm ngoài đồng
+ Bạn bè đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2012 Sinh viên
Nguyễn Văn Minh Hùng
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá tính mẫn cảm của rầy nâu đối với hoạt chất imidacloprid, fenobucarb và fipronil qua các thế hệ – Hiệu lực phòng trừ rầy nâu của một số thuốc hóa học ngoài đồng ruộng” đã được tiến hành từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2012 Các
t hí nghiệm nghiên cứu tính mẫn cảm của rầy nâu được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang Thí nghiệm đánh giá hiệu lực trừ rầy nâu của các nhóm thuốc thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên tại xã Bàn Tân Định, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Thí nghiệm đánh giá tính mẫn cảm của rầy nâu trong phòng thí nghiệm qua năm thế
hệ liên tục đối với ba hoạt chất là: fenobucarb, imidacloprid và fipronil cho kết quả như sau: nhìn chung đối với ba loại hoạt chất là fenobucarb, imidacloprid và fipronil hiệu lực trừ rầy nâu có xu hướng tăng dần theo nồng độ xử lý và thế hệ rầy nâu Cụ thể đối với nhóm thuốc fenobucarb thì hiệu lực trừ rầy đạt cao nhất ở nghiệm thức xử lý thuốc nồng độ 128 và 256 ppm; còn đối với nhóm thuốc imidacloprid và fipronil cũng đạt hiệu lực cao nhất ở nghiệm thức xử lý thuốc nồng độ 40 và 80 ppm
Thí nghiệm đánh giá hiệu lực trừ rầy nâu của ba nhóm hoạt chất trên ngoài đồng cho kết quả như sau: ở thời điểm 5 NSP nhóm thuốc fenobucarb ở nồng độ 25 ppm đạt hiệu quả cao nhất (80,1%), hai nhóm thuốc còn lại là fipronil (nồng độ 8 ppm) và imidacloprid (nồng độ 7,5 ppm) cho hiệu lực trừ rầy thấp lần lượt là 51,0 và 36,9% Hiệu lực trừ rầy rầy nâu của ba nhóm hoạt chất này có xu hướng giảm dần ở thời điểm
7 và 10 NSP (bảng 4.9)
Từ kết quả đánh giá tính mẫn cảm trong phòng và hiệu lực trừ nâu ngoài đồng ruộng thì nhận thấy rằng: rầy nâu đã kháng với ba hoạt chất sử dụng trong thí nghiệm, trong đó kháng cao nhất đối với hoạt chất imidacloprid và thấp dần theo thứ tự là fenobucarb và thấp nhất là fipronil (bảng 4.7)
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 2
1.3 Giới hạn đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu về rầy nâu 3
2.2 Qui luật phát sinh phát triển 4
2.3 Biện pháp phòng trừ 5
2.3.1 Sử dụng giống kháng rầy 5
2.3.2 Kỹ thuật canh tác 6
2.3.3 Biện pháp sinh học 6
2.3.4 Biện pháp vật lí 7
2.3.5 Biện pháp hóa học 7
2.4 Cơ chế tác động của chất độc đến rầy nâu 8
2.5 Các yếu tố làm gia tăng tính kháng của rầy nâu đối với thuốc trừ sâu 8
2.6 Một số nghiên cứu tính kháng thuốc của rầy nâu 9
2.6.1 Trên thế giới 9
2.6.2 Việt Nam 11
2.6.3 Một số nghiên cứu về rầy nâu và hiệu lực phòng trừ rầy nâu của một số loại thuốc tại Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm tp HCM 12
2.7 Đặc điểm của nhóm hoạt chất thí nghiệm 12
2.7.1 Hoạt chất fenobucarb 12
2.7.2 Hoạt chất fipronil 13
2.7.3 Hoạt chất imidacloprid 14
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 15
3.1 Nội dung nghiên cứu 15
3 2 Thời gian – Địa điểm nghiên cứu 15
Trang 63.4 Phương pháp nghiên cứu 19
3.4.1 Thí nghiệm đánh giá tính mẫn cảm của rầy nâu trong phòng thí nghiệm 19
3.4.2 Đánh giá hiệu lực của 3 hoạt chất imidaclorid, fenobucarb và fipronil đối với rầy nâu tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang vụ Xuân Hè 2012 23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
4.1 Tính mẫn cảm của rầy nâu đối với các nhóm hoạt chất imidacloprid, fenobucarb và fipronil 27
4.1.1 Hiệu lực trừ rầy nâu của thuốc fenobucarb trong điều kiện phòng thí nghiệm 27
4.1.2 Hiệu lực trừ rầy nâu của thuốc imidacloprid trong điều kiện phòng thí nghiệm 32 4.1.3 Hiệu lực trừ rầy nâu của thuốc fipronil trong phòng thí nghiệm 37
4.1.4 Tính kháng thuốc của rầy nâu Tiền Giang đối với các nhóm thuốc fenobucarb, imidacloprid và fipronil trong phòng thí nghiệm 43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48
5.1 Kết luận 48
5.2 Đề nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
Trang 7DANH SÁCH BẢNG
Trang Bảng 4.1 Trung bình số rầy chết (con) và hiệu lực (%) của thuốc fenobucarb ở 24
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của các nhóm thuốc imidacloprid, fipronil và fenobucarb đến
mật số của rầy nâu (con/m2) qua các thời điểm điều tra trước và sau khi phun thuốc 45
Bảng 4.9 Hiệu lực trừ rầy nâu ở các thời điểm điều tra của ba nhóm thuốc 46
Trang 8DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Lồng nhân nuôi rầy nâu 16
Hình 3.2 Hủ nhựa cho rầy phục hồi sau khi thử thuốc 16
Hình 3.3 Ống hút rầy 17
Hình 3.4 Bình khí CO2 dùng để làm bất động rầy nâu trước khi thử thuốc 17
Hình 3.5 Bộ micropipettes 18
Hình 3.6 Dụng cụ thủy tinh 18
Hình 3.7 Các nhóm thuốc dùng trong thí nghiệm 21
Hình 3.8 Chuẩn bị hũ lúa cho rầy phục hồi sau khi xử lý thuốc 21
Hình 3.9 Chọn rầy nâu để xử lý thuốc 21
Hình 3.10 Gây ngạt rầy nâu bằng khí CO2 22
Hình 3.11 Nhỏ thuốc để thử tính mẫn cảm 22
Hình 3.12 Bỏ rầy vào chậu phục hồi sau khi nhỏ thuốc 22
Hình 3.13 Toàn cảnh khu thí nghiệm 25
Hình 3.14 Điều tra mật số rầy nâu thời điểm trước phun 25
Trang 9IRRI: Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế
NSKP: Ngày sau khi phun
NSS: Ngày sau sạ
NTKP: Ngày trước khi phun
TN1: Taichung Native 1
Trang 10Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Lúa gạo (Oryza sativa) là cây lương thực chính của hơn một nửa dân số thế giới;
được sản xuất tập trung tại các nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh Lúa gạo
có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội Tuy nhiên, quá trình sản xuất lúa gạo thường bị tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có các dịch hại Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc
tế (IRRI), sâu bệnh là yếu tố gây thiệt hại lớn nhất về năng suất của lúa nước Bởi vậy, trong sản xuất lúa gạo, công tác bảo vệ thực vật là một trong những kỹ thuật có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam và vụ Đông Xuân là vụ sản xuất chính Tuy nhiên, việc sử dụng các giống mới cho năng suất cao cùng với áp lực thâm canh cao trong những năm gần đây như: sạ dày, tăng lượng phân bón để tăng sản lượng thì dịch hại trên lúa tại ĐBSCL cũng có chiều hướng ngày càng
tăng Cụ thể, rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.) là một trong những đối tượng dịch hại
quan trọng ở những quốc gia canh tác lúa đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, trong đó
có Việt Nam Rầy nâu là dịch hại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lúa; ngoài việc gây cháy rầy, nó còn là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa Ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), hàng năm có hàng nghìn hecta (ha) lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa đã bị tiêu huỷ Dịch rầy nâu gây hại đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn an ninh lương thực của quốc gia nói riêng và quốc
tế nói chung
Để phát triển sản xuất lúa nước ngày càng bền vững, an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao, quản lý dịch hại trên ruộng lúa nước là một trong những kỹ thuật quan trọng Ngoài việc áp dụng nguyên tắc 4 đúng, chương trình 3 giảm 3 tăng, quản lý cây trồng
Trang 11tổng hợp Việc phòng trừ sâu bệnh hại bằng thuốc hóa học là một trong những yếu tố cần thiết, như những biện pháp khác mang lại hiệu quả kỹ thuật nhanh không thể thiếu trong việc kiểm soát sâu bệnh hại hiện nay Do đó, việc khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa của các loại thuốc hóa học để bổ sung vào cơ cấu thuốc phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa là cần thiết
Trên cơ sở đó, đề tài “Đánh giá tính mẫn cảm của rầy nâu đối với hoạt chất imidacloprid, fenobucarb và f ipronil qua các thế hệ – Hiệu lực phòng trừ rầy nâu của một số thuốc hóa học ngoài đồng ruộng” đã được thực hiện
Trang 12Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về rầy nâu
Rầy nâu, Nilaparvata lugens Stal.,thuộc họ rầy thân (Delphacidae), bộ cánh đều
(Homoptera); là loại sâu hại quan trọng nhất trên lúa ở các nước Châu Á Ký chủ chính của rầy nâu là lúa gạo, lúa hoang, cỏ lồng vực, cỏ gấu (Cục BVTV và Viện BVTV, 1980)
Rầy nâu thường sống tập trung ở gần gốc lúa, cách mặt nước từ 10 – 15 cm; là loại côn trùng chích hút, thường chích hút ngay thân lúa sát mặt nước vì nơi đó ít gió và ấm
áp
Rầy nâu thuộc nhóm côn trùng biến thái không hoàn toàn; có kích thước khá nhỏ, phát triển qua 3 giai đoạn: trứng (6 – 7 ngày), rầy non (rầy cám, ấu trùng) (12 – 13 ngày) và rầy trưởng thành (10 – 12 ngày):
- Trứng: giống hình hạt gạo, hơi cong, một đầu nhỏ có nắp đậy, trứng xếp như hình nải chuối Trứng mới đẻ có màu trắng gần nở chuyển sang màu vàng nâu, trứng thường được đẻ trong bẹ lá lúa Sau khi đẻ 1 – 2 ngày vết đẻ bị xám lại trở thành màu nâu, khi đó mắt thường mới nhìn thấy được
- Rầy non (rầy cám, ấu trùng): rầy mới nở có màu trắng ngà, càng lớn có màu nâu
nhạt Từ lúc nở ra đến lúc trưởng thành, rầy non trải qua 5 tuổi: tuổi 1 – 3 gọi là mạt cám, tuổi 4 – 5 đã có cánh và rất giống thành trùng cánh ngắn chỉ khác là cánh thành trùng trong suốt, cánh ấu trùng đục hơn, thân hình tròn và dài 1 – 3 mm Rầy non thường tập trung ở gần gốc lúa (trên mực nước ruộng) ít di động, khi bị tác động chúng bò quanh gốc lúa hoặc nhảy sang gốc khác
- Rầy trưởng thành: có kích thước 4 – 5 mm, cơ thể có màu nâu nhạt, cánh trong
suốt Trên cánh trước giữa bìa sau cánh có một đốm đen Khi cánh xếp lại đốm này
Trang 13chồng lên tạo thành một đốm to hơn và đen hơn Rầy cái có màu nhạt hơn rầy đực, bụng con cái to và tròn Rầy nâu trưởng thành đẻ trứng sau vũ hóa 3 – 5 ngày Thành trùng có 2 dạng:
+ Dạng cánh ngắn: trưởng thành dạng cánh ngắn con cái dài 3,5 – 4,0 mm, con đực dài 2,0 – 2,5 mm Cánh trước dài bằng một nửa chiều dài cánh trước của dạng cánh dài, kéo dài tới đốt bụng thứ 6 Dạng trưởng thành cánh ngắn thường bò ít di chuyển
+ Dạng cánh dài: con cái dài 4,5 – 5,0 mm, con đực dài 3,6 – 4,2 mm hay bay, nhảy,
di chuyển, thích ánh sáng đèn Khi hết nguồn thức ăn thì bay đi nơi khác
Cả rầy non và rầy trưởng thành không thích ánh sáng trực xạ nên rầy nâu sống gần gốc lúa, chích hút ngay thân lúa, chỉ khi râm mát rầy trưởng thành mới bò lên mặt lá (Mochia và Okada, 1979)
R ầy nâu dùng vòi để chích hút vào thân, gốc để hút nhựa cây lúa Khi chích vào chúng để lại trên lá, thân một vệt nâu cứng, cản trở sự luân chuyển nước và chất dinh dưỡng làm thân lá bị héo Mật độ cao đưa đến hiện tượng cháy rầy Ngoài tác hại trực tiếp rầy nâu còn là tác nhân truyền bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên cây lúa gây thiệt hại nghiêm trọng đặc biệt là ở các tỉnh ĐBSCL
Rầy nâu sinh sống chủ yếu ở gốc lúa do đó ở gốc lúa có nhiều phân của rầy nâu, phân rầy nâu chứa nhiều đường hấp dẫn nhiều loại nấm hoại sinh như nấm bồ hóng Nấm bồ hóng đến bám quanh gốc lúa làm cho gốc lúa bị đen, dơ bẩn cản trở quang hợp
2.2 Qui luật phát sinh phát triển
Rầy nâu có khả năng bùng phát với mật độ cao do có các đặc điểm: 1) có khả năng
đẻ trứng rất cao (mỗi con cái đẻ trên 200 trứng), trứng đẻ trong bẹ lá lúa nên ít bị thiên địch tấn công, ấu trùng sống bám vào gốc lúa do đó khó phát hiện kịp thời và khó sử dụng thuốc để phòng trừ; 2) chu kỳ sinh trưởng hay vòng đời rất ngắn, nên chỉ trong vòng một tháng là có một lứa với mật độ nhân lên cả trăm lần; 3) có khả năng di cư
Trang 14độ cao gây ra hiện tượng cháy rầy làm giảm năng suất lúa nghiêm trọng, thậm chí mất trắng hoàn toàn (Công ty cổ phần nông dược HAI, 2005)
Nguyễn Thị Chắt (2006) cho rằng trong một vụ lúa thì thường xuất hiện 3 lứa rầy
và có một đợt rầy di trú từ nơi khác đến xuất hiện trong giai đoạn 7 – 10 ngày sau sạ:
l ứa 1: ở 15 – 40 NSS; lứa 2: 40 – 65 NSS và lứa 3: 65 – 90 NSS
Sự phát sinh và tác hại của rầy nâu liên quan đến nhiều yếu tố:
- Thời tiết nóng và ẩm thích hợp cho rầy phát triển
- Canh tác liên tục nhiều vụ lúa trên năm, gieo cấy mật độ dày và bón nhiều phân đạm tạo điều kiện cho rầy tích lũy phát triển, giảm khả năng chống chịu của lúa, tăng mức độ bị hại
- Sự phát triển và tác hại của rầy nâu rất khác nhau giữa các giống lúa Có những giống lúa nhiễm rầy và giống kháng rầy rất rõ, sự khác nhau này chủ yếu do cấu tạo gen của các giống lúa, một phần là do thời gian sinh trưởng và sức đẻ nhánh Các
giống lúa mang gen kháng rầy: thời gian sinh trưởng ngắn, đẻ nhánh gọn và ít
2.3 Biện pháp phòng trừ
2.3.1 Sử dụng giống kháng rầy
Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế đã lai tạo được nhiều giống kháng rầy nâu Vào giữa những năm 1973 – 1974, các giống lúa IR26, IR28, IR30 mang gen Bph1 kháng rầy nâu biotype1 được đưa vào sản xuất ở Đông Nam Á và Việt Nam Sau vài năm gieo trồng rộng rãi, nguồn rầy nâu đã thích ứng được các giống mang gen Bph1 Rầy nâu gây hại nặng lúa không mang gen kháng và gen Bph1 kháng rầy Những nguồn rầy nâu có thể sống và gây hại các giống lúa mang gen kháng Bph1 gọi là rầy nâu biotype 2
Những giống lúa IR26, IR28, IR30 đã mất tính kháng và trở nên bị cháy rầy tại Inđônêxia, Philippin vào những năm 1976 – 1977
Trang 15Tại ĐBSCL, các giống IR26, IR28, IR30 bị nhiễm rầy một số nơi cho đến năm
1976 – 1977 lúa bị cháy rầy nặng
Năm 1976 – 1977, IRRI cung cấp cho khu vực Đông Nam Á giống lúa IR 36, IR42, IR 38 có tính kháng rầy, nhưng sau một thời gian sản xuất đại trà các giống lúa
này lại mất tính kháng rầy nâu (Phạm Văn Lầm, 2008)
2.3.2 Kỹ thuật canh tác
- Gieo cấy tập trung, đúng thời vụ
- Gieo sạ với mật độ vừa phải, tránh sạ quá dày; thích hợp nhất là ở mức 80 – 100 kg/ha đối với sạ hàng, từ 100 – 120 kg/ha đối với sạ lan tùy theo chân đất và thời vụ
- Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt cỏ dại ngoài đồng nơi trú ẩn của rầy nâu và các loài sâu bệnh khác Khi gieo sạ cần làm sạch cỏ xung quanh bờ, lúa chét
- Bón phân cân đối, sử dụng bảng so màu lá lúa để bón phân đạm cho lúa vào 2 thời điểm 20 – 25 NSS và 40 – 45 NSS là rất cần thiết
- Dùng các giống lúa kháng rầy hoặc ít nhiễm, hạn chế dùng giống nhiễm như Jasmine
anisopliae ), nấm trắng (Beauveria bassiana), nấm tua (Hirsutella citriformis)
- Hạn chế phun thuốc, nhất là giai đoạn từ khi sạ cho đến 40 NSS, chỉ phun thuốc khi thật cần thiết: mật độ rầy cao hoặc rầy xuất hiện cùng với sâu bệnh nguy hiểm
Trang 162.3.4 Biện pháp vật lí
K hi rầy nâu xuất hiện có thể làm bẫy đèn để thu hút rầy cái đến đẻ trứng hàng đêm
từ 7 – 10 giờ tối Bẫy đèn nên làm đồng loạt khi rầy cánh dài xuất hiện
- Đúng liều lượng: chỉ nên pha thuốc đúng theo liều lượng khuyến cáo trên nhãn chai hoặc bao bì của thuốc, không nên tăng thêm liều lượng hoặc giảm bớt liều lượng
đã được khuyến cáo và đặc biệt là cần phải đảm bảo đủ lượng nước phun trên đơn vị diện tích: từ 400 – 500 lít nước/ha khi lúa ở giai đoạn đẻ nhánh và từ 500 – 600 lít nước/ha khi lúa ở giai đoạn đòng trỗ
- Đúng lúc: chỉ sử dụng thuốc vào những thời điểm thật cần thiết: khi rầy cám bắt đầu nở ở độ tuổi từ tuổi 1 đến tuổi 3 hoặc khi rầy trưởng thành chiếm đa số trên ruộng với mật số cao 3.000 con/m2
(trên 3 con/tép), không nên phun thuốc khi rầy nâu có mật
số thấp hoặc khi tuổi rầy không còn gây thiệt hại đáng kể
- Đúng cách: tùy theo dạng thuốc, đặc tính thuốc, những yêu cầu về kỹ thuật và nơi xuất hiện của dịch hại mà sử dụng cho đúng cách Đúng cách thể hiện từ khâu pha thuốc đến phun rãi thuốc, đúng cách là làm sao cho thuốc có thể tiếp xúc được với dịch hại nhiều nhất mà không ảnh hưởng đến người đi phun thuốc và môi trường xung quanh
Trang 172.4 Cơ chế tác động của chất độc đến rầy nâu
Trần Văn Hai (2007) mô tả cơ chế tác động của chất độc đến rầy nâu như sau:
- Ban đầu chất độc có thể gây hưng phấn cho côn trùng sau đó làm cho cơ thể bị tê liệt dần, các chất độc tiếp xúc có thể gây bỏng da, biểu bì hoặc làm biến đổi màu sắc
da Các chất độc vị độc có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, cũng có thể làm ống tiêu hóa bị tổn thương, nhạt màu, ruột bị nhăn nheo, áp suất ruột cũng có thể bị biến đổi, dạng xông hơi có thể gây suy hô hấp
- Nhóm clor hữu cơ, pyrethroid: là các chất độc với hệ thần kinh, cản trở sự vận chuyển của ion (chủ yếu Na+ và K+) theo sợi trục, qua màng, làm mất điện thế làm cho thần kinh bị tê liệt
- Nhóm lân hữu cơ và carbamate: là các chất độc với hệ thần kinh, ức chế hoạt tính của Acetylcholinesterase Enzyme (AchE) và Carboxyesteraze Enzyme (CarE) làm tê liệt quá trình dẫn truyền thần kinh nơi mối nối luồng thần kinh (Synapse)
- Nhóm thế hệ mới (imidacloprid, fipronil): ức chế, cản trở sự vận chuyển của ion (chủ yếu Cl-) của Gamma Amino Butyric Acid (GABA) ngay đỉnh mối nối luồng thần kinh
- Nhóm điều tiết sinh trưởng , chống lột xác (buprofezin): ức chế sự tổng hợp kitin trong quá trình lột xác xảy ra nhờ men kitin – UDPN – acetyl glycoaminyl transferase
2.5 Các yếu tố làm gia tăng tính kháng của rầy nâu đối với thuốc trừ sâu
- Sau khi phun thuốc trừ rầy nâu, hầu hết rầy nâu bị tiêu diệt, chỉ còn một số ít sống sót vì do các cá thể rầy nâu này không tiếp xúc với thuốc hoặc thuốc xâm nhập vào cơ thể rầy dưới liều gây chết và đã trở nên chống chịu với thuốc
- Đặc điểm di truyền: nguồn có nhiều cá thể mang gen kháng thuốc
Trang 18- Áp lực chọn lọc đối với sinh vật trong nguồn: số lần phun thuốc trên vụ, nồng độ
và liều lượng áp dụng, qui mô phối hợp sử dụng, số lượng cá thể còn sống sót sau khi tiếp xúc thuốc (Trần Văn Hai, 2005)
2.6 Một số nghiên cứu tính kháng thuốc của rầy nâu
2.6.1 Trên thế giới
Năm 1967 có những nghiên cứu tính kháng của rầy nâu với các nhóm fenthion,
fenitrothion, diazion và malathion (IRRI, 1979)
Theo tổng hợp của Georghiou (1991), trên thế giới rầy nâu đã xuất hiện tính kháng với 16 hoạt chất thuộc 6 nhóm thuốc khác nhau Ghi nhận của tác giả cho đến năm
1974 ở miền Nam Việt Nam rầy nâu đã xuất hiện tính kháng với DDT, diazinon, malathion, methyl parathion
Nhật Bản là nơi nghiên cứu về tính mẫn cảm của rầy nâu nhiều nhất và sớm nhất Nagata & Kukuda (1967) đã nghiên cứu tính mẫn cảm của các hoạt chất như malathion, diazinon, MTMC, BHC, DDT, carbaryl, MIPC với cả 3 loài rầy trên ruộng lúa
Nagata và cs (1979) đã xác định lại tính kháng của rầy nâu với các hoạt chất để từ
đó xác định được tính kháng thuốc thì thấy giá trị LD50 của hoạt chất malathion tăng từ
7 đến hơn 10 lần, diazion tăng từ 2 đến 3 lần, carbaryl tăng từ 2 đến 3,5 lần Đến năm
1969 tại IRRI cũng đã ghi nhận hiệu quả của diazinon giảm rõ rệt sau 3 năm sử dụng, đến năm 1976 tại IRRI cũng đã ghi nhận sự giảm sút hiệu lực của carbofuran
Nghiên cứu của Jai – Ki Yoo và cs (2001) trên rầy nâu cho thấy LD50 của carbofuran tăng từ 51 – 68 lần, fenobucarb tăng từ 93 – 101 lần, diazinon tăng từ 6 – 7 lần ở Hàn Quốc sau 19 năm
Nghiên cứu của Matsumura (2008) từ những năm 1992 – 2003, giá trị LD50 của hoạt chất imidacloprid với rầy nâu ở một số tỉnh thuộc Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc chỉ dao động từ 0,09 – 2,00 nhưng cho đến năm 2006 thì giá trị LD50 ở các địa điểm nghiên cứu ở 3 nước với imidacloprid đã dao động trong khoảng 0,43 – 2,42
Trang 19Trong đó cao nhất là Việt Nam với giá trị LD50 tại Tiền Giang là 1,63 – 2,42 tuy nhiên giá trị LD50 của fipronil và thiamethoxam đối với rầy nâu ở các địa điểm nghiên cứu lại thấp
Jin – cai và cs (2001) ( trích từ Trần Văn Hai , 2005) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của các loại thuốc khác nhau đối với tính ăn, tỉ lệ sống sót và nguồn rầy nâu Ba loại thuốc trừ rầy jingganmycin, bisultap và methamidophos là các loại thuốc được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc, rầy nâu thí nghiệm thuộc biotype 2 Kết quả cho thấy nguồn rầy nâu ở nghiệm thức xử lý thuốc jingganmycin 75g a.i/ha có số rầy nâu tăng cao hơn đối chứng 41,52% (mức ý nghĩa 5%), xử lý thuốc với nồng độ thấp làm tăng tỷ lệ sống sót của ấu trùng hơn là xử lý thuốc có nồng độ cao hơn
Haque và cs (2002) đã nghiên cứu tính kháng của rầy nâu đối với dầu Neem 50%EC Kết quả cho thấy tỷ lệ chết của ấu trùng rầy nâu với những nồng độ thuốc khác nhau: 0,025%; 0,05%; 0,1%; 0,2%; 0,4%; 0,8% và 1,6% của dầu Neem 50% Trong đó nồng độ 1,6% có tỷ lệ ấu trùng rầy nâu chết cao nhất là 88% Theo dõi giá trị LD50ở thế hệ rầy thứ 2 và thứ 5 cao hơn so với thế hệ ban đầu (lần lượt là 1,05 và 1,64 lần) Như vậy, chưa có sự hình thành tính kháng của rầy nâu đối với dầu Neem 50% tại Bangladesh
Wang và cs (2008) cho rằng hoạt chất buprofezin là loại thuốc thế hệ mới có cơ chế tác động ức chế quá trình lột xác của rầy nâu Tuy nhiên hoạt chất này cũng đang có biểu hiện kháng thuốc đối với rầy nâu Tác giả đã thu thập 45 mẫu rầy nâu từ 27 điểm
ở 8 tỉnh để thử nồng độ và sự thay đổi tính kháng của rầy nâu đối với buprofezin trong thời gian 11 năm (1996 – 2006) Kết quả rầy nâu từ 16 nguồn cho thấy từ nhiễm đến kháng nhẹ
Khi so sánh về tính mẫn cảm của rầy nâu với các thuốc hóa học tại Trung Quốc, Suzuki Ken (2001) cho rằng tính mẫn cảm của rầy nâu không khác nhau nhiều giữa các nguồn từ Nagasaki (Nhật Bản), Hangzhou và Jinghong (Trung Quốc), cho thấy
LD của rầy nâu đối với thuốc imidacloprid là 0,083 – 0,14 µg/g và etofenprox là 0,78
Trang 20Theo Nguyễn Hữu Huân (2010), nguồn rầy tại Trung Quốc kháng với loại thuốc có hoạt chất imidacloprid cao gấp 127 lần so với nguồn rầy Philippines Thuốc có hoạt chất fipronil tại Trung Quốc đã chính thức cấm sử dụng loại thuốc này từ năm 2009 do thuốc kém hiệu quả trừ rầy lưng trắng Tuy nhiên, tính kháng thuốc của nguồn rầy Trung Quốc vẫn còn cao so với nguồn rầy Thái Lan và Philippines; trong khi nguồn rầy tại Việt Nam có tính kháng với loại thuốc này cao nhất (có lẽ loại thuốc này được khuyến cáo sử dụng để xử lý hạt giống lúa lai ở phía Bắc Việt Nam) Nguồn rầy Trung Quốc vẫn kháng cao thuốc fenobucarb so với nguồn rầy các nước khác
2.6.2 Việt Nam
Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về tính kháng thuốc của rầy nâu từ những năm
1987 của Viện BVTV Khi đó đã xác định được giá trị LD50 của các hoạt chất như fenobucarb, carbaryl, carbofuran, MIPC, fenitrothion Nguyễn Thị Me và cs (2001) đã xác định giá trị LD50của nguồn rầy nâu ở các tỉnh Bắc Bộ năm 1992, 2000 và 2001 và nhận thấy rầy nâu đã hình thành tính kháng với fenitrothion Sự phát triển tính kháng thuốc của nguồn rầy nâu tại tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội vào năm 1987 và năm
2000 cho thấy những nhóm thuốc fenitrothion, malathion, MPC, cabofuran, carbaryl
sử dụng nồng độ tăng dần theo thời gian, vào năm 1987 nguồn rầy nâu có tính kháng thuốc lần lượt các nhóm fenitrothion, malathion, MPC, cabofuran, carbaryl với nồng
độ thuốc 25µg/g, 28µg/g, 15µg/g, 3µg/g, 8µg/g và 11µg/g Đến năm 2000 nồng độ thuốc trên tăng nhanh đáng kể lần lượt các nhóm fenitrothion, malathion, MPC, cabofuran, c arbaryl với nồng độ 90µg/g, 75µg/g, 65µg/g, 6µg/g, 74µg/g và 12µg/g Nghiên cứu của Lương Minh Châu (2007) ở một số địa điểm vùng ĐBSCL cho rằng để trừ rầy nâu tốt thì khi sử dụng một số hoạt chất như imidacloprid, fipronil, buprofezin và etofenprox cần phải tăng liều lượng lên so với liều khuyến cáo
Trang 212.6.3 Một số nghiên cứu về rầy nâu và hiệu lực phòng trừ rầy nâu của một
số loại thuốc tại Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm tp HCM
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu tính kháng thuốc của rầy nâu
(Nilaparvata lugens S tal), nguồn Cai Lậy tỉnh Tiền Giang và Ô Môn Thành phố Cần Thơ đối với các nhóm thuốc fenobucarb, fipronil, imidacloprid và buprofezin” của tác
giả Nguyễn Thị Thu Hà như sau: nguồn rầy nâu của Cai Lậy đã kháng mạnh nhất với
hoạt chất fenobucarb, imidacloprid và fipronil chỉ số kháng Ri lần lượt là 65,2; 55,8 và 36,8
Tương tự, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Thanh Trà, đề tài: “Nghiên
cứu tính kháng thuốc của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) đối với các nhóm thuốc
Fenobucarb, Buprofezin, Fipronil, Imidacloprid và đánh giá hiệu lực trừ rầy nâu của các nhóm thuốc trên trong vụ Đông Xuân năm 2008-2009 tại tỉnh Tiền Giang” kết quả như sau : giá trị LC50 của ba nhóm thuốc thí nghiệm là imidacloprid, fenobucarb và fipronil ở thời điểm 24 GSXL lần lượt là 37,96 ; 211,28 và 5,96 Từ đó tính được chỉ
số kháng Ri lần lượt là 82,7; 51,1 và 10,7, dựa vào chỉ số Ri này thì rầy nâu đã kháng với cả ba hoạt chất thí nghiệm cao nhất là imidacloprid kế tiếp là fenobucarb và fipronil
2.7 Đặc điểm của nhóm hoạt chất thí nghiệm
Trang 22- Nhóm hóa học: carbamate
- Tính chất: thuốc kỹ thuật ở dạng lỏng, hơi đặc, có thể đông đặc ở nhiệt độ thấp Điểm nóng chảy 34,70C Tan ít trong nước (610 mg/l), tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như: toluene, hexane, dichlo – romethane, tương đối bền trong môi trường kiềm và acid
- Nhóm độc loại II, LD50 qua miệng 340 – 410 mg/kg, LD50 qua da 4.200 mg/kg Độc trung bình với cá và ong
- Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, phổ tác động rộng
- Sử dụng: phòng trừ nhiều loại sâu ăn lá và chích hút, hiệu quả cao với các loài rầy nâu, rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít hại lúa, bọ xít muỗi hại chè, các loại rầy, rệp hại rau, đậu, thuốc lá, cây ăn quả
2.7.2 Hoạt chất fipronil
- Tên hóa học: (RS) – 5 – amino – 1 – [2,6 – dichloro – 4 – (trifluoromethyl)
phenyl] – 4 – (trifluoromethyl sulfinyl) – 1H – pyrazole – 3 – carbonitrile
- Dạng kỹ thuật 97% Thuốc thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng 97 mg/kg, LD50 qua da lớn hơn 2000 mg/kg, thuốc tác dụng và thụ quan nAcheR trong tế bào thần kinh của côn trùng, độc với cá rất độc với ong Thời gian cách ly 14 ngày Tác động tiếp xúc, vị độc, có khả năng nội hấp Phổ tác động rộng
- Công thức hoá học
- Nhóm hoá học: fiproles
Trang 23- Tính chất: thuốc kỹ thuật ở thể rắn, không màu Tan ít trong nước, tan trong acetone và một số dung môi hữu cơ khác Thuỷ phân ở pH > 9, bền vững ở nhiệt độ cao, phân giải nhanh trong dung dịch nước dưới tác động của ánh sáng trực xạ
- Sử dụng: phòng trừ nhiều loài sâu đục thân, ăn lá và chích hút cho nhiều loại cây trồng (lúa, rau, bông, cây ăn quả)
- Nhóm độc II, LD50 qua miệng 450 mg/kg, LD50 qua da lớn hơn 5.000 mg/kg Ít độc với cá, độc với ong Thời gian cách ly 14 ngày
- Sử dụng: phòng trừ nhiều loài sâu ăn lá và chích hút cho lúa, ngô, khoai tây, bông, mía và các loại cây ăn quả Có hiệu quả cao với các loài rầy, rệp, bọ trĩ Ngoài ra, còn dùng các loại sâu trong đất (mối, sùng đất), xử lý hạt giống
Trang 24Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá được mức độ mẫn cảm của quần thể rầy nâu qua 5 thế hệ nhân nuôi liên tục (F1 – F5) đối với 3 hoạt chất imidaclorid, fenobucarb và fipronil tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
- Xác định hiệu lực trừ rầy nâu đối với 3 loại hoạt chất trên ngoài ruộng
3.2 Thời gian – Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 02 – 06/2012 tại các địa điểm sau:
- Các nội dung nghiên cứu tính mẫn cảm của rầy nâu được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Trung tâm BVTV Phía Nam, xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
- Thí nghiệm ngoài đồng để đánh giá hiệu lực của 3 loại hoạt chất trên được tiến hành tại xã Bàn Tân Định, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
3.3 Vật liệu nghiên cứu
- Cây trồng: giống lúa nhiễm rầy Taichung native 1 (TN1) và IR 50404
- Nguồn rầy nâu: được thu thập tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và được nhân nuôi trong nhà lưới của Trung tâm Bảo vệ thực vật Phía Nam và chọn ruộng lúa có
mật số rầy cao tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
- Thuốc trừ sâu thử nghiệm: sử dụng hoạt chất imidacloprid, fenobucarb và fipronil dạng kỹ thuật có hàm lượng hoạt chất cao
Trang 25- Lồng nuôi rầy: lồng bằng nylon cứng, nóc bằng lưới vải, đáy là khay nhựa để giữ nước Lồng nhựa được cố định bằng khung kẽm Kích thước của lồng: 60 x 50 x 80
cm
Hình 3.1 Lồng nhân nuôi rầy nâu
- Hủ nhựa: kích thước 12 cm đường kính x 15 cm chiều cao để đựng lúa cho phục hồi rầy sau khi thử thuốc
Hình 3.2 Hủ nhựa cho rầy phục hồi sau khi thử thuốc
Trang 26- Ống hút rầy: dùng để hút rầy, chỗ tiếp xúc giữa ống thông mềm và ống hút có vách ngăn bằng lưới để giữ rầy lại
Hình 3.3 Ống hút rầy
- Bộ dụng cụ để làm bất động rầy trước khi thử thuốc: một bình chứa khí nén carbon dioxide nối với một ống thông mềm có van mở có thể điều chỉnh lưu lượng nhỏ Ống liên thông với một phểu có phủ lưới mịn ở đáy là nơi mà khí CO2 sẽ làm bất động rầy
Hình 3.4 Bình khí CO2 dùng để làm bất động rầy nâu trước khi thử thuốc
Trang 27- Bộ micropipettes: có chia độ, điều chỉnh được số lượng dung dịch theo yêu cầu thí
Trang 283.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4 1 Thí nghiệm đánh giá tính mẫn cảm của rầy nâu trong phòng thí nghiệm
* Phương pháp bố trí
Thí nghiệm một yếu tố, được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên cho ba nhóm thuốc (fenobucarb, imidacloprid và fipronil) Sử dụng thuốc kỹ thuật có hàm lượng hoạt chất cao và pha chế dung dịch lũy tiến theo logarit Mỗi nhóm thuốc được xử lý với các nồng độ khác nhau, mỗi nồng độ được xem như một nghiệm thức của nhóm thuốc đó Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại chọn 10 con rầy nâu cái
- Chuẩn bị nguồn thức ăn cho rầy nâu: giống lúa Taichung Native 1 (TN1) khoảng
35 – 40 ngày tuổi được trồng trong chậu nhựa kích thước 10 x 15cm, 01 bụi/chậu
Trang 29- Chuẩn bị lúa cho rầy phục hồi sau khi thử thuốc: lấy mạ giống TN1 được khoảng
10 ngày tuổi nhổ lên rửa sạch gốc rễ và dùng giấy thấm quấn quanh phần rễ lúa và cho vào hũ có đường kính 10cm Cây lúa trong hũ được tưới nước thường xuyên tránh để cây lúa bị khô héo trong suốt thời gian theo dõi tỷ lệ sống và chết của rầy nâu
- Chuẩn bị nguồn rầy phục vụ cho việc thử thuốc: khi rầy trưởng thành được 2 ngày tuổi thì đem vào phòng thí nghiệm tiến hành thử thuốc đối với nhóm imidacloprid, fenobucarb và fipronil
- Gây ngạt rầy để nhỏ thuốc: rầy trong ống nghiệm sẽ được gây ngạc bằng khí CO2 với tốc độ 15 lít/phút trong khoảng thời gian là 10 giây Sau đó đem số rầy đặt lên đĩa petri có lót sẵn giấy thấm và bắt đầu nhỏ thuốc
- Nhỏ thuốc: dùng pipette để nhỏ lên trên lưng rầy cái trưởng thành 2 ngày tuổi, nhỏ mỗi con rầy một thể tích thuốc đồng đều (0,24 μl) Dùng 10 con rầy cho mỗi lần lặp lại với 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức (Lưu ý: khi nhỏ phải đảm bảo thuốc phải dính trên cơ thể của rầy nâu) Sau đó cho rầy nâu vào các hũ lúa để rầy phục hồi và theo dõi mật số rầy sống và chết sau xử lý thuốc 24 và 48 giờ
Trang 30Hình 3.7 Các nhóm thuốc dùng trong thí nghiệm
Hình 3.8 Chuẩn bị hũ lúa cho rầy phục hồi sau khi xử lý thuốc
Hình 3.9 Chọn rầy nâu để xử lý thuốc
Trang 31Hình 3.10 Gây ngạt rầy nâu bằng khí CO2
Hình 3.11 Nhỏ thuốc để thử tính mẫn cảm
Hình 3.12 Bỏ rầy vào chậu phục hồi sau khi nhỏ thuốc
Trang 32* Chỉ tiêu theo dõi
- Quan sát số rầy nâu còn sống và số rầy nâu chết ở các thời điểm 24, 48 giờ sau
khi xử lý với các nhóm thuốc fenobucarb, imidacloprid và fipronil
- Tính hiệu lực của thuốc theo công thức Abbott:
Trong đó, Ca: số rầy nâu sống ở công thức đối chứng sau xử lý; Ta: số rầy nâu sống ở công thức thí nghiệm sau xử lý
- Xác định LD50 của các quần thể rầy nâu như sau: sử dụng phần mềm giải tích Polo Plus 2.0 h ỗ trợ xử lý số liệu để xác định nồng độ gây chết 50% cá thể LC50 (Robertson J L., 2003), từ đây giá trị LD50 được xác định theo công thức:
LD50 = [0,24 x LC50 (ppm)]/[ 1000 * trọng lượng rầy nâu (g)]
- Chỉ số kháng Ri được xác định theo quy định của FAO (1980):
Ri = LD50của thuốc đối rầy nâu thử nghiệm/LD50của thuốc đối với rầy nâu mẫn cảm Nếu Ri< 10: dòng rầy nâu chưa xuất hiện tính kháng; nếu Ri ≥ 10: dòng rầy nâu
đã kháng thuốc Ri càng lớn thì rầy nâu kháng thuốc càng cao
3.4.2 Đánh giá hiệu lực của 3 hoạt chất imidaclorid, fenobucarb và fipronil đối với rầy nâu tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang vụ Xuân Hè 2012
* Phương pháp bố trí
Thí nghiệm một yếu tố, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, kích thước ô 30m2, 3 lần lặp lại, gồm các nghiệm thức sau:
- Nghiệm thức 1: imidacloprid, 30g a.i/ha; nồng độ 7,5 ppm
- Nghiệm thức 2: fipronil, 32g a.i/ha; nồng độ 8,0 ppm
Hiệu quả (%) = Ca - Ta * 100
Ca
Trang 33- Nghiệm thức 3: fenobucarb, 100g a.i/ha; nồng độ 25,0 ppm
- Nghiệm thức 4: đối chứng phun nước lã
Tổng số ô thí nghiệm: 4 nghiệm thức x 3 lần lặp lại = 12 ô Diện tích ô thí nghiệm: 6 m x 5 m = 30 m2
/ô; t ổng diện tích thí nghiệm: 12 ô x 30 m2
Chiều biến thiên
Sơ đồ bố trí đánh giá hiệu lực của 3 hoạt chất thí nghiệm
Trang 34Hình 3.13 Toàn cảnh khu thí nghiệm
Hình 3.14 Điều tra mật số rầy nâu thời điểm trước phun
* Chỉ tiêu theo dõi
Quan sát mật số rầy non còn sống vào các thời điểm trước phun và 1, 3, 5, 7, 10
ngày sau phun (NSP)
Dùng khay có tráng dầu với kích thước 20 x 20 cm để xác định mật độ rầy
Mỗi ô điều tra tại 5 điểm không cố định trên 2 đường chéo góc Nghiêng khay sát với thân lúa 1 góc 45o, mỗi điểm đập 2 đập, đếm số rầy có trong khay Từ đó qui ra mật độ rầy (con/m2
)
Trang 35Tính hiệu lực của thuốc theo công thức Henderson – Tilton:
H (%) = {1 – [(Ta x Cb)/(Ca x Tb)]} x 100 Trong đó: H: hiệu lực thuốc (%);
Cb: s ố rầy nâu sống ở công thức đối chứng trước xử lý;
Tb: s ố rầy nâu sống ở công thức thí nghiệm trước xử lý;
Ca: số rầy nâu sống ở công thức đối chứng sau xử lý Ta: s ố rầy nâu sống ở công thức thí nghiệm sau xử lý
2.5 Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu thu được trong phòng thí nghiệm được xử lý thống kê theo ANOVA – I và trắc nghiệm phân hạng (nếu có); số liệu thí nghiệm thu thập ngoài đồng được xử lý thống kê theo ANOVA – II và trắc nghiệm phân hạng (nếu có) bằng phần mềm SAS
- Số liệu mật số và hiệu lực trong phòng thí nghiệm được chuyển sang dạng (x+0,5)^1/2
- Số liệu thu thập trong phòng thí nghiệm để tìm khoảng cách nồng độ gây chết 50%
cá thể (LC50) rầy nâu thí nghiệm (chạy bằng phần mềm vi tính Polo Plus 2.0 phần mềm này được cung cấp bởi IRRI) Từ kết quả LC50 tính LD50 và chỉ số kháng Ri
Trang 36Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 T ính mẫn cảm của rầy nâu đối với các nhóm hoạt chất imidacloprid, fenobucarb và fipronil
Kết quả thí nghiệm cho biết tính kháng của rầy nâu đối với từng hoạt chất sẽ thay đổi như thế nào qua 5 thế hệ thử thuốc liên tục và chỉ số kháng của từng loại thuốc thay đổi như thế nào dựa vào chỉ số Ri
4.1.1 Hiệu lực trừ rầy nâu của thuốc fenobucarb trong điều kiện phòng thí nghiệm
Kết quả của thí nghiệm xác định mật số, hiệu lực của thuốc fenobucarb trong phòng thí nghiệm ở thời điểm 24 giờ được thể hiện cụ thể qua bảng 4.1 như sau:
Qua bảng 4.1 cho thấy: 24 GSXL, xu hướng chung ở các thế hệ từ F1 đến F5 là
số rầy chết và hiệu lực của thuốc tăng theo nồng độ thuốc xử lý và tăng từ thế hệ F1 đến F5, ngoại trừ nghiệm thức không xử lý, số rầy chết đều là 0,0 ở các thế hệ
Ở thế hệ F1, số rầy chết trung bình biến động trong khoảng 0,0 – 4,0 con/ nghiệm thức (bảng 4.1); khác biệt giữa các nghiệm thức rất có ý nghĩa thống kê mức α = 0,01: cao nhất là ở các nồng độ 128 và 256 ppm, đạt lần lượt là 3,3 và 4,0 con/nghiệm thức, khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê mức α = 0,01 Số rầy chết
ở các nghiệm thức xử lý 32, 64 và 128 ppm fenobucarb lần lượt là 2,3; 2,3 và 3,3 con/nghiệm thức, khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê mức α = 0,01 (bảng 4.1) Hiệu lực phòng trừ cũng tăng dần theo nồng độ thuốc xử lý, từ 3,3% (nghiệm thức 8 ppm) – 40,0% (nghiệm thức 256 ppm) (bảng 4.1)
Trang 37Bảng 4.1 Trung bình số rầy chết (con) và hiệu lực (%) của thuốc fenobucarb ở 24
Trang 38Đặc biệt, hiệu lực phòng trừ của các nghiệm thức xử lý 32, 64, 128 và 256 ppm fenobucarb lần lượt là 23,3; 23,3; 33,3 và 40,0%, khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê mức α = 0,01(bảng 4.1).
Ở thế hệ F2, số rầy chết ở các nghiệm thức xử lý thuốc ghi nhận được trong khoảng 1,3 – 5,0 con/nghiệm thức (bảng 4.1), khác biệt giữa các nghiệm thức rất có ý nghĩa thống kê mức α = 0,01: cao nhất là ở các nồng độ 64, 128 và 256 ppm, đạt lần lượt là 4,0; 4,3 và 5,0 con/nghiệm thức, khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê mức
α = 0,01 Số rầy chết ở các nghiệm thức xử lý 16; 32, 64 và 128 ppm fenobucarb lần lượt là 3,3; 3,7; 4,0 và 4,3 con/nghiệm thức, khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê mức α = 0,01 Cũng như ở thế hệ F1, hiệu lực của thuốc ở các nồng độ xử lý từ 32 –
256 ppm khác nhau không có ý nghĩa thống kê mức α = 0,01 (bảng 4.1)
Ở thế hệ F3, số rầy chết ở các nghiệm thức xử lý thuốc ghi nhận được trong khoảng 2,0 – 7,3 con/nghiệm thức và hiệu lực của thuốc là 20,0% (8 ppm) – 73,3% (256 ppm) (bảng 4.1), khác biệt giữa các nghiệm thức rất có ý nghĩa thống kê mức α = 0,01: cao nhất là ở các nồng độ 256 ppm (7,3 con/nghiệm thức; hiệu lực 73,3%), khác biệt rất có ý nghĩa thống kê mức α = 0,01 với các nghiệm thức khác (bảng 4.1)
Tương tự, ở thế hệ F4, số rầy chết ở các nghiệm thức xử lý thuốc ghi nhận được trong khoảng 2,7 – 7,3 con/nghiệm thức, khác biệt giữa các nghiệm thức rất có ý nghĩa thống kê mức α = 0,01: cao nhất là ở các nồng độ 64; 128 và 256 ppm, đạt lần lượt là 5,7; 6,3 và 7,3 con/nghiệm thức, khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê mức α = 0,01 Số rầy chết ở các nghiệm thức xử lý 32 và 64 ppm fenobucarb lần lượt là 4,3 và 5,7 con/nghiệm thức, khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê mức α = 0,01 Hiệu lực của thuốc từ 26,7% – 73,3%; cao nhất là các nồng độ 64; 128 và 256 ppm, đạt lần lượt là 56,7; 63,3 và 73,3%, khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê mức α = 0,01 (bảng 4.1)
Ở thế hệ F5, số rầy chết ở các nghiệm thức xử lý thuốc ghi nhận được trong khoảng 3,0 – 8,0 con/nghiệm thức và hiệu lực từ 30,0 – 80,0%, khác biệt giữa các nghiệm thức rất có ý nghĩa thống kê mức α = 0,01: cao nhất là ở các nồng độ 256 ppm
Trang 39(8,0 con/nghiệm thức; hiệu lực 80,0%), khác biệt rất có ý nghĩa thống kê mức α = 0,01 với các nghiệm thức khác (bảng 4.1)
Như vậy, ở 24 GSXL, ở các thế hệ rầy từ F1 đến F5, hiệu lực của fenobucarb đạt cao nhất ở các nghiệm thức xử lý 128 và 256 ppm
Kết quả của thí nghiệm xác định mật số, hiệu lực của thuốc fenobucarb trong phòng thí nghiệm ở thời điểm 48 GSXL được thể hiện cụ thể qua bảng 4.2 như sau: Tương tự như ở 24 GSXL, ở 48 GSXL, số liệu trong bảng 4.2 cho thấy: số rầy chết (con/nghiệm thức) và hiệu lực (%) của nhóm thuốc fenobucarb có xu hướng tăng theo nồng độ xử lý thuốc và thế hệ rầy nâu Nghiệm thức không xử lý thuốc, thì rầy nâu không chết
Ở thế hệ F1, giữa các nghiệm thức có xử lý thuốc, số rầy chết ghi nhận từ 3,0 – 6,7 con/nghiệm thức và hiệu lực của thuốc là 30,0 – 66,7% Ở nồng độ 128 và 256 ppm,
số rầy chết cao nhất (lần lượt là 5,7 và 6,7 con/nghiệm thức); khác biệt nhau không có
ý nghĩa thống kê mức α = 0,01; do đó hiệu lực thuốc cũng đạt cao nhất ở hai nồng độ này (bảng 4.2)
Ở thế hệ F2, giữa các nghiệm thức có xử lý thuốc, số rầy chết ghi nhận từ 2,7 – 7,7 con/nghiệm thức và hiệu lực của thuốc là 26,7 – 76,7% (bảng 4.2) Ở các nồng độ 64;
128 và 256 ppm, số rầy chết cao nhất (lần lượt là 6,3; 6,7 và 7,7 con/nghiệm thức); khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê mức α = 0,01 Trong khi đó, hiệu lực cao nhất và khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê mức α = 0,01 là ở các nghiệm thức
32, 64; 128 và 256 ppm (đạt lần lượt là 60,0; 63,3; 66,7 và 76,7%)
Ở thế hệ F3, giữa các nghiệm thức có xử lý thuốc, số rầy chết ghi nhận từ 4,3 – 9,0 con/nghiệm thức và hiệu lực của thuốc là 43,3 – 90,0% Ở các nồng độ 64; 128 và 256 ppm, số rầy chết cao nhất (lần lượt là 7,7; 8,7 và 9,0 con/nghiệm thức); khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê mức α = 0,01; do đó hiệu lực thuốc của ba nồng độ này cũng đạt cao nhất (lần lượt là 76,7; 86,7 và 90,0%) và khác biệt nhau không có ý nghĩa
Trang 40Bảng 4.2 Trung bình số rầy chết (con) và hiệu lực (%) của thuốc fenobucarb ở 48
Ghi chú: các giá trị trung bình trong cùng một cột có cùng ký tự theo sau khác biệt không có ý nghĩa
thống kê Số liệu về mật số và hiệu lực được chuyển sang (x+0,5)1/2trước khi xử lý thống kê