Nội dung nghiên cứu gồm 4 phần: Tìm hiểu hiện trạng canh tác lúa vụ Đông Xuân, điều tra thành phần sâu cuốn lá nhỏ và mức độ gây hại của chúng, khảo sát đặc điểm sinh học của các loài s
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LEPIDOPTERA) TRONG V Ụ ĐÔNG XUÂN 2011 – 2012
T ẠI HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH
NGÀNH :BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA :2008-2012
SINH VIÊN THỰC HIỆN :NGUYỄN NHỰT TRƯỜNG
Tp Hồ Chí Minh, tháng 07/2012
Trang 2NGHIÊN CỨU SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA (PYRALIDAE: LEPIDOPTERA) TRONG V Ụ ĐÔNG XUÂN 2011 – 2012
T ẠI HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH
Trang 3L ỜI CẢM ƠN
Trước hết, con xin thành kính gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và những người thân trong gia đình đã nuôi dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho con học tập và động viên con trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy cô Khoa Nông học đã tận tình dạy bảo tôi suốt thời gian học tập tại trường
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Chắt – Bộ môn bảo vệ thực vật – Truờng đại học Nông Lâm Tp.HCM, người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Để hoàn thành việc thu thập số liệu trong luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi từ Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Tây Ninh, trạm BVTV huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh và 30 hộ nông dân trồng lúa tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh Tôi xin chân thành cảm ơn
Đồng thời, tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên lớp Bảo vệ thực vật K34 đã giúp đỡ động viên tôi học tập trong suốt thời gian qua
TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Nhựt Truờng
Trang 4TÓM T ẮT
Nguyễn Nhựt Trường – Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm
2012 Đề tài “NGHIÊN CỨU SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA (PYRALIDAE: LEPIDOPTERA) TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2011 – 2012 TẠI HUYỆN BẾN
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Chắt
Đề tài được thực hiện nhằm điều tra mức độ gây hại, thành phần và mô tả đặc điểm hình thái, sinh học chính của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa Đồng thời xác định hiệu quả phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa của một số loại thuốc BVTV tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh từ 01/2012 đến 7/2012
Nội dung nghiên cứu gồm 4 phần: Tìm hiểu hiện trạng canh tác lúa vụ Đông Xuân,
điều tra thành phần sâu cuốn lá nhỏ và mức độ gây hại của chúng, khảo sát đặc điểm sinh học của các loài sâu cuốn lá nhỏ chính, khảo sát hiệu lực trừ sâu cuốn lá lúa nhỏ
của một số thuốc BVTV trong điều kiện ngoài đồng ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh Sau khi tiến hành thực hiện, chúng tôi đã ghi nhận được một số kết quả:
Đa số nông dân ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh có thâm niên và canh tác chuyên canh với cây lúa, năng suất và lợi nhuận khá cao (10 – 30 triệu/ha/vụ) Tất
cả các nông dân đều sử dụng các loại phân vô cơ như: Urê, DAP, NPK, lân; không
sử dụng phân hữu cơ Trong quá trình canh tác, nông dân đã nhận biết được nhiều loại sâu hại như: sâu cuốn lá, sâu đục thân, nhện gié, rầy nâu, sâu phao Tuy nhiên, nông dân còn quá lạm dụng vào thuốc BVTV như sử dụng thuốc cao hơn khuyến cáo (73,33 %)
Ghi nhận được 2 loài sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện là Cnaphalocrosis medinalisGuenee chiếm đa số với trung bình 98%, còn lại loài mới chiếm rất ít với tỉ lệ 2%
loài Marasmia exigua Butler
Trang 5Sâu cuốn lá nhỏ bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn 20 ngày sau sạ (NSS) và có chiều hướng tăng đạt mật độ sâu cao nhất ở giai đoạn 40 hoặc 50 NSS, sau đó mật độ sâu giảm xuống Nhìn chung thì mật độ sâu và tỉ lệ lá bị hại tương đối cao
Cnaphalocrosis medinalis Guenee: Trứng hình bầu dục, đẻ rải rác mặt trên và mặt dưới lá, thời gian ủ trứng 2 – 3 ngày Sâu non có 5 tuổi, kéo dài 14 – 19 ngày Nhộng màu nâu, kích thước 7,55 ± 0,49 mm, thời gian giai đoạn nhộng kéo dài từ 6 – 8 ngày Thành trùng có màu vàng rơm, bìa cánh có 1 đường viền màu nâu đậm, trên cánh trước có 3 vân cánh, vân cánh ở giữa là vân cụt, cánh sau có 2 vân cánh, vân ở mép dài, vân ở gốc ngắn, thành trùng có thể sống 5 – 11 ngày, mỗi con cái có thể đẻ trung bình 100 trứng Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ từ 25 – 32 ngày
Marasmia exigua Butler: Trứng có hình bầu dục, đẻ tập trung khoảng 10 – 15 trứng, đẻ thành hàng song song với gân lá, thời gian ủ trứng 2 – 4 ngày Sâu cuốn lá nhỏ có 6 tuổi kéo dài 17 – 22 ngày Nhộng màu nâu, kích thước 7,65 ± 0,74 mm, thời gian nhộng 6 – 8 ngày Thành trùng có màu vàng rơm hơi nhạt, bìa cánh có đường viền màu nâu nhạt, trên cánh trước có 3 vân cánh bằng nhau, cánh sau có 2 vân cánh, vân ở gốc dài hơn vân ở mép, thành trùng có thể sống 5 – 11 ngày, mỗi con cái có thể đẻ trung bình 92 trứng Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ từ 27 – 32 ngày
Kết quả thí nghiệm ngoài đồng cho thấy thuốc Vitarko 40WG và Chieft 260EC
có hiệu quả phòng trừ cuốn lá nhỏ cao và kéo dài nhất
Trang 6M ỤC LỤC
Trang tựa i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH x
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT xi
Chương 1GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích, yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
1.2.3 Giới hạn đề tài 2
Chương 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc điểm về cây lúa 3
2.1.1 Nguồn gốc 3
2.1.2 Vài nét về đặc điểm thực vật học của giống lúa OM 6976 3
2.1.3 Tình hình sản xuất lúa trong nước và trên thế giới 3
2.1.3.1 Tình hình sản xuất ngoài nước 3
2.1.3.2 Tình hình sản xuất trong nước 5
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ 6
2.2.1 Tình hình phân bố sâu cuốn lá nhỏ 6
2.2.1.1 Tình hình phân bố sâu cuốn lá nhỏ trên Thế giới 6
2.2.1.2 Tình hình phân bố sâu cuốn lá nhỏ ở Việt Nam 7
2.2.2 Đặc điểm gây hại và hình thái của sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee 8
2.2.2.1 Đặc điểm hình thái, tập tính sinh sống và vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee 8
Trang 72.2.2.2 Đặc điểm gây hại 10
2.2.2.3 Quy luật phát sinh, gây hại của sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee 11
2.2.3 Thiên địch sâu cuốn lá nhỏ 11
2.2.4 Các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ 11
2.3 Giới thiệu một số thuốc thí nghiệm 12
2.3.1 Chief 260EC 12
2.3.2 Success 120SC 12
2.3.3 Silsau 5.5EC 12
2.3.4 Virtako 40WG 13
Chương 3VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Nội dung nghiên cứu 14
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 14
3.2.1 Thời gian thực hiện 14
3.2.2 Địa điểm thực hiện 14
3.3 Đặc điểm khu vực thí nghiệm 14
3.3.1 Đặc điểm khí hậu thời tiết khu vực thí nghiệm 14
3.3.2 Đặc điểm đất đai, địa hình khu vực thí nghiệm 15
3.4 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 16
3.4.1 Vật liệu thí nghiệm 16
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu 16
3.4.2.1 Điều tra về hiện trạng canh tác, mức độ gây hại sâu cuốn lá nhỏ hại lúa tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 16
3.4.2.2 Điều tra thành phần sâu cuốn lá nhỏ và mức độ gây hại trên vụ Đông Xuân tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 17
3.5 Xác định hiệu quả phòng trừ của một số loại thuốc trừ sâu đối với sâu cuốn lá nhỏ trên giống lúa OM 6976 tại xã An Thạnh, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 22
3.5.1 Phương pháp thực hiện 22
3.5.2 Phương pháp lấy chỉ tiêu 23
3.5.3 Chỉ tiêu theo dõi 23
3.5.4 Lịch theo dõi 24
Trang 83.5.5 Phương pháp xử lý số liệu 24
Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 Kết quả hiện trạng sản xuất lúa ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 25
4.2 Thành phần, mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ tại Bến Cầu – Tây Ninh 31
4.2.1 Ghi nhận tổng quát về một số sâu hại và thiên địch trên ruộng lúa tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, năm 2012 31
4.2.2 Một số loài sâu sâu cuốn lá nhỏ hại lúa tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, năm 2012 38
4.2.1 Mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, năm 2012 39
4.3 Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu cuốn lá nhỏ 42
4.3.1 Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrosis medinalis Guenee 42
4.3.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu cuốn lá nhỏ Marasmia exigua Butler48 4.4 Hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ của một số loại thuốc BVTV 55
Chương 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58
5.1 Kết luận: 58
5.2 Đề nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 63
Trang 9DANH SÁCH CÁC B ẢNG
Bảng 3.1 Thời tiết khu vực tỉnh Tây Ninh trong thời gian tiến hành thí nghiệm 15
Bảng 3.2 Các loại thuốc được xử lý trong thí nghiệm 22 Bảng 4.1 Thông tin hiện trạng canh tác lúa tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, năm
2012 38
Bảng 4.6 Mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa vụ Đông Xuân trên ruộng ở xã
An Thạnh – huyệnBến Cầu, tỉnh Tây Ninh, năm 2012 40
Bảng 4.7 Mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa vụ Đông Xuân trên ruộng ở xã Long Phước, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, năm 2012 40 Bảng 4.8 Mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa vụ Đông Xuân trên ruộng ở xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, năm 2012 41 Bảng 4.9 Kích thước các giai đoạn phát triển của sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrosis medinalis tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, tháng 5 năm 2012 42
Bảng 4.10 Một số đặc điểm của sâu non sâu cuốn lá nhỏ tại Bến Cầu – Tây Ninh, tháng 6 năm 2012 43
Bảng 4.11 Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrosis medinalis Guenee Bến Cầu –
Tây Ninh, tháng 6 năm 2012 45 Bảng 4.12 Một số đặc điểm khác của sâu cuốn lá Cnaphalocrosis medinalis Guenee
tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, tháng 6 năm 2012 47
Bảng 4.13 Kích thước các giai đoạn phát triển của sâu cuốn lá nhỏ Marasmia exigua
Butler tại Bến Cầu – Tây Ninh, tháng 6 năm 2012 48
Trang 10Bảng 4.14 Một số đặc điểm của sâu non sâu cuốn lá nhỏ Marasmia exigua Butler tại
huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, tháng 6 năm 2012 49
Bảng 4.15 Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ Marasmia exigua Butler tại huyện Bến Cầu,
tỉnh Tây Ninh, tháng 6 năm 2012 53 Bảng 4.16 Một số đặc điểm khác của sâu cuốn Marasmia exigua Butler lá tại huyện
Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, tháng 6 năm 2012 54
Bảng 4.17: Hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ trung bình của một số loại thuốc
BVTV trong điều kiện thí nghiệm ngoài đồng ruộng được thực hiện tại Bến Cầu – Tây Ninh vào 3/2012 55
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Vòng đời một số loài sâu cuốn lá nhỏ 7
Hình 2.2 Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ hại lúa (Nguồn: Chi Cục BVTV) 9
Hình 2.3 Ruộng lúa bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng 10
tại huyện Bến cầu, tỉnh Tây Ninh năm 2012 10
Hình 2.4 Các loại thuốc dùng trong thí nghiệm 13
Hình 3.1 Ruộng điều tra 18
Hình 3.2 Sơ đồ điều tra mức độ gây hại 19
Hình 4.1 Các loài sâu hại trên lúa 34
Hình 4.2 Các loài sâu hại trên lúa 35
Hình 4.3 Các loài sâu hại trên lúa 36
Hình 4.4 Một số thiên địch trên lúa 37
Hình 4.5 Thiên địch kí sinh sâu cuốn lá nhỏ hại lúa 39
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện mật độ sâu cuốn lá trên 3 ruộng ở 3 xã 41
Hình 4.8: Một số đặc điểm Cnaphalocrosis medinalis Guenee 45
Hình 4.9: Vỏ đầu loài Cnaphalocrosis medinalis Guenee 46
Hình 4.10: Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrosis medinalis Guenee hại lúa 47
Hình 4.11 Sâu cuốn lá nhỏ Marasmia exigua Butler 51
Hình 4.12: Vỏ đầu ở các tuổi loài Marasmia exigua Butler 52
IHình 4.12: Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ Marasmia exigua Butler hại lúa 53
Hình 4.13: Cảnh khu thí nghiệm hiệu lực thuốc 57
Trang 12DANH SÁCH CÁC CH Ữ VIẾT TẮT
CV: Coefficient of varitaion – Hệ số biến động
IRRI: International Rice Research Institute – Viện nghiên cứu lúa quốc tế
Trang 13Những năm gần đây, ngành nông nghiệp nước ta phát triển, đã chọn tạo được nhiều loại giống mới có năng suất cao Các giống lúa có năng suất cao cùng với quá trình thâm canh cao cho nên có khả năng tích lũy chất dinh dưỡng lớn Theo quy luật sinh thái học ở đâu có năng lượng thì ở đó có sinh vật khai thác năng lượng, cho nên trên cây lúa có năng suất cao thì thường có nhiều dịch hại Hàng năm dịch hại gây ra làm thiệt hại lớn về năng suất cũng như phẩm chất của hàng hóa nông nghiệp của các nước trên thế giới Để hạn chế tới mức thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra, công tác bảo vệ thực vật (BVTV) là điều rất cần thiết
Nước ta là nước đang phát triển, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hằng năm thường bị nhiều loài sâu bệnh tác động mạnh đến năng suất cũng như chất lượng của nông sản Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp, sâu bệnh làm giảm từ 15 – 20% tồng sản lượng lương thực (chủ yếu là lúa) Cũng theo kết quả nghiên cứu của viện lúa quốc tế IRRI ở Philippines, sâu bệnh là yếu tố gây hại lớn nhất về năng suất của lúa nước
Với lợi thế về tự nhiên, Tây Ninh là tỉnh có diện tích sản xuất lúa lớn nhất vùng Đông Nam Bộ Trong đó, huyện Bến Cầu có ưu thế sông Vàm Cỏ Đông chảy qua rất thuận lợi cho việc canh tác lúa Thế nhưng vấn đề canh tác lúa của nông dân vẫn còn
Trang 14bệnh… đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ hại lúa Sâu cuốn lá lúa nhỏ làm năng suất lúa bị ảnh hưởng rất lớn Cây lúa bị nhiễm nặng khiến ruộng lúa bị "cháy" trắng xoá trên ruộng làm nông dân thất thu rất lớn, có thể mất trắng cả vụ Những năm gần đây, tình hình dịch hại sâu cuốn lá nhỏ ngày càng phát triển mạnh (đặc biệt là vụ Đông Xuân)
Vì vậy việc tăng cường nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ và xác định hiệu quả của một số thuốc trừ sâu đối với sâu cuốn lá nhỏ là một điều cần thiết, nhằm giúp cho người trồng lúa đạt được năng suất cao
Để góp phần giải quyết vấn đề này, và được sự cho phép của khoa Nông học trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Nguyễn Thị Chất chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu sâu cuốn lá nhỏ hại lúa (Pyralidae: Lepidoptera) trong vụ Đông Xuân 2011 – 2012 tại huyện Bến Cầu,
1.2.2 Yêu cầu
Tìm hiểu thành phần loài sâu cuốn lá nhỏ gây hại lúa và đề xuất một số thuốc BVTV phòng trừ
1.2.3 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ được thực hiện trong thời gian từ 1/2012 đến 6/2012 tại huyện Bến
Cầu, tỉnh Tây Ninh
Chỉ thực hiện nghiên cứu sâu cuốn lá lúa nhỏ trên giống lúa OM 6976
Trang 15Chương 2
2.1 Đặc điểm về cây lúa
2.1.1 Nguồn gốc
Cây lúa thuộc họ Gramineae, giống Oryza, loài Sativa Lúa có hơn 28 loài đã được định danh Lúa là cây trồng có nguồn gốc lịch sử lâu đời trải dài từ phía Nam Trung Quốc đến Đông Bắc Ấn Độ (vào khoảng 8.000 năm trước đây) Nước ta có khí
hậu nhiệt đới nóng ẩm, thích hợp cho việc sinh trưởng và phát triển của cây lúa
Người ta cho rằng tổ tiên của chi lúa Oryza là một loài cây hoang dại trên siêu lục địa Gondwana cách đây ít nhất 130 triệu năm và phát tán rộng khắp các châu lục trong quá trình trôi dạt lục địa Tổ tiên của lúa châu Á O Sativa là một loại lúa hoang
phổ biến (Oryza rufipogon) có nguồn gốc tại khu vực xung quanh vùng Đông Nam Á
(nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BAa)
2.1.2 Vài nét v ề đặc điểm thực vật học của giống lúa OM 6976
Giống lúa OM 6976 được chọn từ tổ hợp lai IR68144/OM997/OM2718 Thời
gian sinh trưởng: 95 – 100 ngày Chiều cao cây: 95 – 100 cm, dạng hình đẹp, rất cứng
cây, đẻ nhánh ít, bông to chùm, đóng hạt dầy Chống chịu Rầy nâu và bệnh đạo ôn tốt, chống chịu bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá khá Năng suất trung bình vụ Đông Xuân: 7 – 9
tấn.ha-1
, Hè Thu: 5,0 – 6,0 tấn.ha-1
Trọng lượng 1000 hạt: 25 – 26 g Giống thuộc nhóm lúa bông to, thích nghi rộng trên nhiều loại đất, từ phù sa ngọt đến phèn nặng
2.1.3 Tình hình sản xuất lúa trong nước và trên thế giới
2.1.3.1 Tình hình s ản xuất ngoài nước
Trên thế giới có 114 nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên 1 triệu ha Diện tích trồng và năng suất lúa cũng tăng một cách rõ rệt Sản lượng lúa gạo tăng phần lớn ở các nước châu Á như: Banglades, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt
Trang 16Nam, Thái Lan, Indonesia Mặc dù năng suất lúa của các nước Châu Á thấp, nhưng do
có diện tích lớn nên châu Á vẫn là nguồn cung cấp rất quan trọng cho sản lượng lúa thế giới, trên 90% Hằng năm thế giới thiếu khoảng 2 – 4 triệu tấn gạo, đặc biệt năm
2003 – 2004 sự thiếu hụt này lên đến 21 triệu tấn (FAO, 2008)
Theo Vũ Ngọc Đệ (2008), diện tích trồng lúa trên thế giới đã tăng rõ rệt từ năm
1955 đến năm 1980 Trong 25 năm nay, diện tích lúa trên thế giới tăng bình quân 1,36 ha/năm
Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất năm 1999 (156,77 triệu ha) với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn mức 152,9 triệu ha Diện tích trồng lúa tập trung ở các nước Châu Á (khoảng 90 %)
Năng suất lúa bình quân trên thế giới cũng tăng khoảng 1,3 tấn.ha-1
trong vòng
30 năm từ 1955 đến 1985, đặc biệt từ sau cuộc cách mạng xanh của thế giới vào những năm 1965 – 1970, với sự ra đời của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không quang cảm, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8 Các giống lúa này có yêu cầu kĩ thuật cao hơn, tạo điều kiện cho các nước phát triển nhanh sản lượng lúa bằng con đường tăng năng suất nhờ điều kiện phát triển thủy lợi hoàn chỉnh và đầu tư phân bón, kĩ thuật cao Do đó, đến những năm 1990 dẫn đầu năng suất lúa trên thế giới là các nước Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha Trong đó Nhật Bản và Tây Ban Nha có năng suất dẫn đầu thế giới trong nhiều năm Trong khi các nước có diện tích lúa lớn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu điều kiện đầu tư, cải tạo môi trường canh tác và không thể đầu tư vào nông nghiệp cao, nên năng suất lúa vẫn còn rất thấp và tăng chậm Điều này làm tăng năng suất lúa bình quân thế giới cho đến nay khoảng 4,0 – 4,1 tấn.ha-1
, chỉ bằng chừng phân nửa năng suất lúa ở các nước phát triển (IRRI, 1990)
Mặc dù năng suất lúa ở các nước Châu Á còn thấp nhưng do diện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là nguồn đóng góp rất quan trọng cho sản lượng lúa trên thế giới (trên 90 %) Các quốc gia dẫn đầu về sản lượng lúa theo thứ tự là Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, tất cả đều nằm ở Châu Á Như vậy có thể nói Châu Á là vựa lúa quan trọng thế giới (FAO, 1997)
Trang 17Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới hiện nay với sản lượng xuất khẩu bình quân thế giới trên dưới 4 triệu tấn/năm Thái Lan luôn là nước xuất khẩu gạo dẫn đầu thế giới, hơn hẳn Việt Nam (thứ 2) về sản lượng và giá trị, do có thị trường truyền thống và chất lượng gạo cao hơn Mỹ, Ấn Độ, Pakistan cũng là những nước xuất khẩu gạo quan trọng, sau Việt Nam Theo IRRI, lúa gạo sản xuất chủ yếu là
để tiêu dùng nội địa, chỉ có thị trường 6 – 7 % tổng sản lượng lúa gạo thế giới được lưu thông trên thị trường quốc tế (IRRI, 2005)
Giao dịch lúa gạo quốc tế 2011 đã tăng đến 34,3 triệu tấn hay 9 % hơn 2010, phần lớn do nhu cầu nhập khẩu gạo của một số nước châu Á: Bangladesh, Indonesia, Iran và Trung Quốc và châu Phi như Côte d’Ivoire, Madagascar, Mali, Nigeria, Senegal Nguồn gạo xuất khẩu tăng chủ yếu do Ấn Độ sau khi nước này bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo không phải Basmati vào tháng 9 vừa qua vì họ muốn giải quyết số lúa tồn trữ lâu năm và lúa được mùa Ngòai ra, còn các nước khác cung cấp số lượng gạo xuất khẩu khá lớn như Argentina, Australia, Brazil, Myanmar, Uruguay và Việt Nam; trong khi Ai cập, Hoa Kỳ, Pakistan và Trung Quốc giảm bớt xuất khẩu Viễn ảnh giao dịch lúa gạo thế giới 2012 có thể giảm đôi chút, khoảng 500.000 tấn gạo Theo dự báo FAO, giao dịch này chỉ đạt đến 33,8 triệu tấn gạo do nhu cầu châu Á giảm bớt chút ít Về mặt xuất khẩu, Thái Lan giảm xuất khẩu từ 10,3 triệu tấn gạo
2011 xuống khoảng 8,2 triệu tấn 2012, do tình trạng ngập lụt nặng và thay đổi chánh sách lúa gạo Ấn Độ sẽ bù đắp giảm sút này do Chính phủ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu
loại gạo thông dụng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia Theo dự đoán, các nước Pakistan, Trung Quốc, Úc Châu và Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu gạo vào năm tới Còn Argentina, Brazil, Hoa Kỳ, Myanmar và Uruguay sẽ giới hạn xuất khẩu gạo (FAO,
2011)
2.1.3.2 Tình hình sản xuất trong nước
Việt Nam có diện tích trồng lúa khoảng 7,4 triệu ha đứng thứ 7 ở Châu Á Có tổng sản lượng lúa hàng năm đứng thứ 5 trên thế giới, là nước xuất khẩu gạo đứng thứ
2 (5,2 triệu tấn) sau Thái Lan (9,0 triệu tấn) (FAO, 2008)
Trang 18Ngành sản xuất lúa gạo của nước ta trong những năm vừa qua có những bước tiến chuyển tích cực Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhà nước Hàng năm,
ngành lúa gạo đóng góp từ 12 – 13% GDP
Hiện nay, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, có vai trò quan trọng trong việc giữ vững an ninh lương thực thế giới Mỗi năm nước ta đóng
góp từ 13 – 17 % lượng gạo xuất khẩu trên thế giới
Trong những năm qua, gạo xuất khẩu Việt Nam tăng mạnh về số lượng cũng như chất lượng hạt gạo Đến năm 2003, ngoài các thị trường truyền thống của VN như Philippines, VN đã mở rộng và phát triển thêm một số thị trường tiềm năng như là Châu Phi, Mỹ La tinh (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ
Sâu cuốn lá lúa nhỏ thuộc họ ngài sáng (Pyralidae), bộ cánh vảy (Lepidoptera)
2.2.1 Tình hình phân bố sâu cuốn lá nhỏ
2.2.1.1 Tình hình phân bố sâu cuốn lá nhỏ trên Thế giới
Theo (Reissig và ctv., 1986) ghi nhận, sâu cuốn lá nhỏ hiện diện ở một số nước như Afghanistan, Pakistan, Nepal, Ấn Độ, Burma, Bhutan, Banglades, Srilanka, Lào, Nhật Bản, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippin, Thái Lan, Việt Nam
Theo Pathak và Khan (1994), ở các nước có trồng lúa như Bangkadesd, Trung Quốc, Fiji, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Nepal, Philippin, Srilanka và Việt Nam đều có sâu cuốn lá nhỏ hiện diện và gây hại
Ở vùng Đông Nam Châu Á, xuất hiện 4 loài sâu cuốn lá nhỏ, trong đó loài
Cnaphalocrocis medinalis Guenee là phổ biến nhất (Reissing et all, 1985)
Tác giả Hirao (1982) nhận xét rằng sâu cuốn lá nhỏ trở thành đối tượng gây hại chủ yếu tại vùng sinh thái đồng lúa Châu Á, phía nam đảo Thái Bình Dương
Theo tạp chí Nông Nghiệp và Sinh Học có 3 loài sâu cuốn lá phổ biến tại huyện Madurai của Ấn Độ là: Cnaphalocrocis medinalis Guenee, Marasmia patnalis (Bradley) và Maraslis ruralis (Walker), trong đó tỉ lệ M ruralis rất ít
Trang 19Hình 2.1 Vòng đời một số loài sâu cuốn lá nhỏ (Nguồn: http://www.knowledgebank.irri.org)
2.2.1.2 Tình hình phân bố sâu cuốn lá nhỏ ở Việt Nam
Ở nước ta, sâu cuốn lá nhỏ là một trong những loại sâu hại gây thiệt hại nặng trên lúa, chúng gây hại quanh năm ở các tỉnh phía Nam và phía Bắc
Theo Viện Bảo Vệ Thực Vật (1968) tại các tỉnh miền bắc có 88 loài xuất hiện thường xuyên và gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất và sâu cuốn lá lúa nhỏ là một
trong những đối tượng đó
Trang 202.2.2 Đặc điểm gây hại và hình thái của sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis
Guenee
2.2.2.1 Đặc điểm hình thái, tập tính sinh sống và vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ
Cnaphalocrocis medinalis Guenee
Thành trùng là một loài ngài sáng có thân dài 10 mm, sải cánh rộng 19 mm, màu vàng nâu, mép trước màu nâu đen, ở khoảng 2/3 kể từ gốc cánh ngài đực có chấm lõi đen óng ánh Trên chấm có chùm lông màu nâu sẫm Mép ngoài cánh rộng màu nâu đen Giữa 2 vẫy có một vân ngắn cụt
Ngài thường vũ hóa vào ban đêm, từ 9 – 10 giờ tối đến sáng hôm sau Ban ngày ngài trốn trong khóm lúa hoặc cỏ dại, khi bị động thì bay một đoạn ngắn trên lá lúa Tất cả các hoạt động như bắt cặp, đẻ trứng đều xảy ra ban đêm Ngài bị thu hút nhiều bởi ánh đèn, nhất là ngài cái Ngài cái thích đẻ trứng ở các ruộng lúa mạ có màu xanh đậm, rậm rạp và thích tập trung ở những ruộng gần mương, gần nhà ở, gần vườn hoặc đường đi có bóng mát (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003)
Trứng hình bầu dục có màu trắng hơi vàng dài 0,9 mm, rộng 0,39 mm và bề mặt trứng nhẵn bóng Trứng đẻ thành từng nhóm 10 – 12 trứng dọc theo gân lá trên cả
2 mặt lá Trứng nở sau 3 – 4 ngày khi đẻ Con cái có thể đẻ 300 trứng
Trứng hình bầu dục dài khoảng 0,5 mm, màu trắng, chuyển sang vàng nhạt khi sắp nở Giai đoạn của trứng từ 3 – 7 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen)
Sâu non
Sâu non mới nở màu trắng sửa, có lông nâu phủ khắp cơ thể Sâu non đẫy sức dài 19 – 22 mm, màu xanh lá mạ, thân chia đốt rõ ràng Sâu non có từ 5 – 6 tuổi, phát triển trong thời gian từ 15 – 28 ngày
Sâu non tuổi 1 rất linh hoạt, tuổi 2 – 3 nhả tơ khâu hai mép lá cuốn thành tổ nằm bên trong gây hại Tuổi 4 – 5 nhả tơ dệt gập lá theo chiều ngang hoặc chặp nhiều
lá thành bao Sâu non đẫy sức chuyển màu vang hồng chui ra khỏi bao tìm chổ hóa
Trang 21nhộng theo cách nhả tơ, cắn đứt 2 mép lá khâu thành bao hoặc bò xuống gốc lúa, bẹ lá dệt kén hóa nhộng (Ngân hàng kiến thức trồng lúa)
Nh ộng
Theo Nguyễn Thị Chắt (1998), nhộng có màu nâu dài 7 – 10 mm nằm trong kén bằng tơ xếp lỏng lẻo trên phiếm lá hoặc trong bao lá Khi mới làm nhộng, nhộng có màu vàng nhạt sau chuyển sang màu nâu, cuối bụng nhộng có 6 gai nhỏ uốn cong
Ở Việt Nam, nhộng sâu cuốn lá nhỏ thường bị kí sinh trung bình 27,6 % vào vụ xuân và 20,0 % vào vụ mùa
Trang 222.2.2.2 Đặc điểm gây hại
Sâu non cuốn lá nhỏ nhả tơ cuốn dọc theo lá lúa thành một mảnh bao đứng hoặc bao tròn gập lại Sâu nằm trong bao ăn gặm biểu bì mặt trên và diệp lục của lá (không
ăn biểu bì mặt dưới của lá) theo dọc gân lá tạo thành những vệt trắng dài, các vệt này
có thể nối liền nhau thành từng mảng (Hà Huy Hùng, 2004)
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), sâu non tuổi nhỏ ăn phần non của lá chỉ chừa lại
lớp màng mỏng trắng Tuổi lớn sâu non nhả tơ ở khoảng giữa lá lúa, lá mạ Sợi tơ khô dần kéo 2 bìa lá lại, cuốn lá thành bao theo chiều dọc lá lúa, sâu non trong đó ăn cạp
phần non của lá để sinh sống Trong một bao lá chỉ có một con sâu non của sâu cuốn lá lúa lớn
Theo K.Moody, J.A.Litstingger(1995), sâu non nằm bên trong lá lúa ăn phần biểu bì tạo màu trắng và những vệt trong suốt, sau mỗi lần lột xác, sâu non thường tìm một lá lúa mới, mỗi lần như vậy có thể gây hại đến 5 lá lúa trước khi thành nhộng
Tại thời điểm đẻ nhánh và làm đòng, ngưỡng kinh tế (ET) đối với sâu cuốn lá nhỏ là 17 – 25 con/m2
và 5 – 8 con/m2 (Nguyễn Trường Thành, 1999)
Hình 2.3 Ruộng lúa bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng tại huyện Bến cầu, tỉnh Tây Ninh năm 2012
Trang 232.2.2.3 Quy luật phát sinh, gây hại của sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis
Guenee
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), khả năng và gây hại của sâu cuốn lá nhỏ liên quan nhiều đến yếu tố ngoại cảnh và thức ăn Sâu cuốn lá nhỏ thích đẻ trứng trên lúa bón nhiều phân đạm, nhiều chồi, có màu xanh mướt, tốt đặc biệt là lúa nếp và nhất là giai đoạn làm đòng và trổ bông Lúa trồng nhiều vụ trong năm và đó là nguồn thức ăn dồi dào cho sâu cuốn lá nhỏ tuy vậy mật độ của sâu non phụ thuộc vào giống lúa, giai đoạn phát triển, thời vụ gieo cấy và chế độ phân bón Mật số sâu cuốn lá nhỏ phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu Nhiệt độ thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ phát triển là 25 – 29 0C và ẩm độ thích hợp > 80 % Đối với Miền Nam nước ta thời tiết rất thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ phát triển đặc biệt là vụ Đông Xuân Trên vụ lúa Đông Xuân có thể có 2 lứa sâu cuốn lá nhỏ phát triển, lứa 1 xuất hiện sau khoảng 30 ngày sau khi cấy, lứa này có mật số cao gây hại nhiều có thể làm giảm năng suất
2.2.3 Thiên địch sâu cuốn lá nhỏ
Một số thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ như Ong đa phôi kí sinh sâu cuốn lá
Copodosomopsis nacoleiae, nấm Beauveria bassiana, Nấm bột Nomuraea rileyi, chuồn chuồn kim Agruonemis femina, dế nhảy Metioche vittaticollis, virus NPV (chi
cục BVTV TP.HCM, 2009)
Nguyễn Văn Hành (1998), ghi nhận 20 loài thiên địch, trong đó có 2 loài ký sinh trứng, 7 loài kí sinh sâu non, 3 loài kí sinh nhộng và 7 loài bắt mồi ăn thịt Trung bình
tỉ lệ kí sinh vào khoảng 10 % cao nhất đạt 40 %
2.2.4 Các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ
Biện pháp canh tác từ khâu làm đất, bón phân hợp lý đặc biệt đối với phân đạm, thời vụ trồng, mật độ gieo cấy, chế độ nước, vệ sinh đồng ruộng
Biện pháp sinh học dựa vào tính đa dạng sinh học, sâu cuốn lá nhỏ có rất nhiều kí sinh đặc biệt là loại ong và nấm, vi khuẩn nên con người lợi dụng thả thêm ong kí sinh, trứng trên đồng ruộng, phun nấm và vi khuẩn trên đồng ruộng vào giai đoạn thích hợp
Trang 24Biện pháp hóa học là biện pháp cuối cùng sử dụng khi thời tiết thuận lợi cho sâu bệnh bùng phát mà các biện pháp khác không đủ sức khống chế Khi sử dụng biện pháp hóa học cần thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng để tiết kiệm chi phí mà hiệu quả phòng trừ sâu cuốn lá vẫn cao Có thể sử dụng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800ZSWP, Cheif 260EC phun khi sâu non tuổi 1 – 2 sẽ có được hiệu quả cao
Thành phần thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ hiện nay có rất lớn trên đồng ruộng,
do vậy cần điều tra đánh giá vai trò của thiên địch trước khi dùng thuốc Không nên xịt thuốc trong giai đoạn 40 ngày đầu sạ (Chi cục BVTV TP.HCM, 2009)
2.3 Gi ới thiệu một số thuốc thí nghiệm
2.3.1 Chief 260EC
Hoạt Chất: Fipronil + Chlorfluazuron
Đặc điểm: Chief 260EC có tính lưu dẫn, Độ độc nhóm 3, tiếp xúc và vị độc nên trừ hiệu quả sâu cuốn lá nhỏ trên lúa, sâu tơ, sâu xanh trên bắp cải và sâu xanh da láng trên đậu phộng Chief 260EC còn kích thích cây trồng phát triển nhanh hơn
Hướng dẫn sử dụng: Liều lượng 16 ml/bình 16 lít cho tất cả các đối tượng Lượng nước phun 400 – 500 lít/ha Phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng
Thời gian cách ly là 7 ngày
2.3.2 Success 120SC
Hoạt Chất: Spinosad (94,6 %)
Đặc điểm: Là thuốc vi sinh, có nguồn gốc từ nhóm nấm Actynomycete Là loại thuốc có tính chất tiếp xúc vị độc Thuốc rất ít độc với người, gia súc, cá và ong mật Nhóm độc III, LD50 qua miệng > 5.000 mg/kg
Hướng dẫn sử dụng: pha 8 ml/ bình 16 lít Phun 4 – 5 bình cho 1.000 m2tuỳ giai đoạn sinh trưởng của cây trồng Không pha thuốc chung với thuốc trừ nấm Phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng
Thời gian cách ly là 7 ngày
2.3.3 Silsau 5.5EC
Hoạt Chất: Abamectin 5,5 g/lít
Trang 25Đặc điểm: Thuốc trừ sâu thuộc nhóm thuốc thế hệ mới có nguồn gốc sinh học diệt trừ hữu hiệu nhiều loại sâu kháng thuốc Thuốc đặc trị sâu cuốn lá, nhện gié, sâu đục bẹ, bọ trĩ hại lúa
Hướng dẫn sử dụng: Liều lượng 15 – 20 ml pha bình 16 lít, phun 2 bình 16 lít trên 1.000 m2 Phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng
Thời gian cách ly là 7 ngày
2.3.4 Virtako 40WG
Hoạt Chất: Chlorantraniliprole + Thiamethoxam, độ độc nhóm III
Đặc điểm:Thuốc lưu dẫn mạnh, thấm sâu nhanh hiệu lực kéo dài 2 – 3 tuần Gây
tê liệt hệ cơ, sâu ngừng ăn, hoạt động yếu ớt vài giờ sau khi nhiễm thuốc và chết sau 1 – 2 ngày Thuốc đặc trị sâu cuốn lá và sâu đục thân trên lúa
Hướng dẫn sử dụng: Liều lượng 75 g/ha Pha 1 gói 1,5 g/bình 8 lít hoặc gói 3 g/bình 16 lít Phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng
Thời gian cách ly: 7 ngày
Hình 2.4 Các loại thuốc dùng trong thí nghiệm
Trang 26Chương 3
3.1 N ội dung nghiên cứu
Tìm hiểu hiện trạng canh tác lúa vụ Đông Xuân ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
nhằm làm cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu về sâu cuốn lá lúa nhỏ
Điều tra thành phần sâu cuốn lá nhỏ và mức độ gây hại của chúng tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
Khảo sát đặc điểm sinh học của các loài sâu cuốn lá nhỏ hại lúa chính
Khảo sát hiệu lực trừ sâu cuốn lá lúa nhỏ của một số thuốc BVTV trong điều kiện ngoài đồng
3.2 Th ời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1 Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiện từ 1/2012 đến 07/2012
3.2.2 Địa điểm thực hiện
Khu ruộng lúa vụ Đông Xuân tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
Phòng thí nghiệm bộ môn BVTV – Khoa Nông Học – Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
3.3 Đặc điểm khu vực thí nghiệm
3.3.1 Đặc điểm khí hậu thời tiết khu vực thí nghiệm
Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô Mùa nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa (từ tháng 5 – tháng 11) Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định Khí
hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô Mùa
nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa (từ
Trang 27tháng 5 – tháng 11) Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,40 0C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 – 80 %, tốc độ gió 1,7 m.s-1 và thổi điều hoà trong năm Tây Ninh
chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô
Bảng 3.1 Thời tiết khu vực tỉnh Tây Ninh trong thời gian tiến hành thí nghiệm
Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn Nam Bộ
3.3.2 Đặc điểm đất đai, địa hình khu vực thí nghiệm
Huyện Bến Cầu nằm ở phía nam tỉnh Tây Ninh, phía bắc giáp huyện Châu Thành, phía đông là huyện Gò Dầu, phía nam là huyện Trảng Bàng, phía tây và tây nam là tỉnh Svay Rieng (Vương quốc Campuchia)
Tây Ninh có 05 loại đất chính với tổng diện tích 402.817 ha, trong đó:
Nhóm đất xám có khoảng 344.928 ha, chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 85,63 %
diện tích đất tự nhiên, phân bố ở địa hình cao; đặc điểm chung là thành phần cơ giới
nhẹ, dễ thoát nước, phù hợp với nhiều loại cây trồng
Nhóm đất phèn: Tổng diện tích đất phèn có khoảng: 25.359 ha, chiếm 6,3 % diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ven sông Vàm Cỏ Đông
Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm đất này chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 6.850 ha, chiếm 1,7 % tổng diện tích tự nhiên được phân bố vùng đồi núi ở huyện Tân Biên, Tân
ại đất này thích hợp cho việc trồng rừng, cây công nghiệp
Trang 28Nhóm đất phù sa: Đất phù sa ở Tây Ninh có khoảng 1.775 ha, chiếm 0,44 % diện tích đất tự nhiên
Nhóm đất than bùn chôn vùi: Đất này có diện tích 1.072 ha, chiếm 0,27 % diện tích tự nhiên nằm xen các vùng đất phèn men theo hạ lưu trũng của sông Vàm Cỏ Đông
3.4 V ật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Vật liệu thí nghiệm
Ruộng trồng lúa, sâu cuốn lá nhỏ
30 mẫu phiếu điều tra về tình hình gây hại và các biện pháp phòng trừ sâu cuốn
lá nhỏ của 30 hộ nộng dân trồng lúa tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
Vật dụng bắt và giữ mẫu: hộp nhựa, túi nilon, giấy thấm giữ ẩm, cồn 700
.
Vật dụng điều tra: sổ ghi chép, kính lúp, máy ảnh kỹ thuật số,…
Vật dụng nuôi sâu: hộp nhựa, bông thấm, giấy hút ẩm, keo, băng keo, lưới vải
trắng, lúa dùng nuôi sâu
Dụng cụ quan sát trong phòng thí nghiệm: kính lúp, kính lúp soi nổi
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu
3.4.2.1 Điều tra về hiện trạng canh tác, mức độ gây hại sâu cuốn lá nhỏ hại lúa tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
Phương pháp điều tra
Điều tra bằng phương pháp dùng phiếu (30 phiếu) Phiếu điều tra soạn sẵn, gồm các câu hỏi được phỏng vấn có liên quan đến tình hình sản xuất, mức độ gây hại sâu
cuốn lá nhỏ và các biện pháp phòng trừ
Mục đích của quá trình điều tra để hiều rỏ tình trạng sản xuất lúa tại huyện Bến
Cầu, tỉnh Tây Ninh, mức độ gây hại của sâu cuốn lá và tình hình sử dụng thuốc BVTV
tại địa phương
Trang 29 Ch ỉ tiêu ghi nhận
Gồm các nội dung sau:
- Thông tin chung (diện tích trồng, thời vụ, )
- Kĩ thuật canh tác (bón phân, mật độ, )
- Chăm sóc và BVTV: thời điểm phun thuốc, loại thuốc, liều lượng phun, số lần phun
Chi tiết tham khảo phiếu điều tra nông hộ sản xuất lúa đính kèm ở phụ lục 1
3.4.2.2 Điều tra thành phần sâu cuốn lá nhỏ và mức độ gây hại trên vụ Đông Xuân t ại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
Điều tra thành phần loài sâu cuốn lá
Phương pháp điều tra
Cách điều tra: Tiến hành chọn 3 ruộng ở 3 xã khác nhau, điểu tra không cố định, mỗi ruộng có diện tích trên 3.000 m2
(hình 3.1)
- Trên mỗi ruộng điều tra chọn 5 điểm cheo góc, diện tích mỗi điểm điều tra là
1 m2
- Quan sát từ xa đến gần, quan sát tổng quát trước ghi nhận tất cả các thành
phần sâu hại và thiên địch
- Đếm mật số và thu tất cả sâu non sâu cuốn lá nhỏ về nuôi trong phòng thí nghiệm Sau khi sâu non phát triển thành thành trùng tiến hành làm mẫu
- Gửi mẫu, thông tin, hình ảnh cho Cô Nguyễn Thị Chắt giám định và phân
loại
Ch ỉ tiêu theo dõi
- Ghi nh ận tổng quát tình hình sâu hại và thiên địch
- S ố lượng sâu non hóa nhộng
- T ỉ lệ sâu non chết
- Tỉ lệ sâu non chết do kí sinh
Trang 30- Thành phần các loài sâu cuốn lá sau khi phân loại
L ịch điều tra
Điều tra theo lịch 1 lần/tháng
Hình 3.1 Ruộng điều tra
Điều tra mức độ gây hại của sâu cuốn lá
Phương pháp điều tra
Cách điều tra: Tiến hành chọn 3 ruộng ở 3 xã khác nhau, điều tra cố định, mỗi
ruộng có diện tích trên 3.000 m2
- Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc tịnh tiến không lặp lại (hình 3.2)
- Điều tra từ lúc lúa gieo đến khi thu hoạch
- Điểm điều tra: 1 m2, tính khi điều tra cách bờ ruộng là 2 m
Trang 31Hình 3.2 Sơ đồ điều tra mức độ gây hại
Ch ỉ tiêu theo dõi
Điều tra định kì 10 ngày một lần và điều tra ngày từ đầu vụ
Nhân nuôi sâu cu ốn lá trong phòng thí nghiệm khảo sát đặc điểm hình thái, sinh h ọc của sâu cuốn lá nhỏ chính (có thể là loài mới)
Đặc điểm hình thái và sinh học được xác định bằng phương pháp nuôi sâu cá thể trong phòng thí nghiệm
T ạo nguồn ban đầu
Bắt tất cả sâu non ngoài ruộng điều tra về phòng thí nghiệm để nuôi tạo nguồn thành trùng ban đầu
- Mẫu thu về để riêng từng hộp có nắp đã dán lưới thông hơi phía trên Nuôi sâu non bằng lá lúa cho đến khi sâu non hóa nhộng Thu nhộng cùng ngày bỏ vào cùng
hộp cho đến khi vũ hóa
Trang 32- Khi thành trùng mới vũ hóa, nuôi bằng mật ong 10 % đến khi thành trùng đẻ trứng
Nghiên c ứu thành trùng
- Thu từng cặp thành trùng (một đực và một cái) mới vũ hóa cùng ngày, sau đó thả từng cặp thành trùng vào hộp nhựa có lưới vải bao quanh bên ngoài, bên trong có
trồng cây lúa và cho thành trùng ăn thêm bằng nước mật ong 10 % và theo dõi
- Số trứng được đẻ của con cái: Xác định bằng cách đếm số trứng con cái đẻ từ lúc bắt đầu đẻ đến khi ngưng đẻ (n=30)
- Sau khi chết giải phẫu bụng thành trùng để đếm số trứng không đẻ được.(n=20)
- Thời gian đẻ trứng của thành trùng được xác định bằng số ngày từ khi thành trùng đẻ cho đến khi ngưng đẻ.(n=30)
- Tuổi thọ thành trùng được xác định bằng số ngày từ khi thành trùng được vũ hóa cho đến khi chết (n=20)
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Thời gian tiền đẻ trứng của thành trùng (thời gian dinh dưỡng thêm)
+ Thời gian đẻ trứng của thành trùng
+ Thời gian sau đẻ trứng của thành trùng
+ Màu sắc, kích thước thành trùng
+ Số lượng trứng đẻ trên 1 con cái
+ Tuổi thọ của thành trùng đực và cái
- Lịch theo dõi: theo dõi mỗi ngày
Nghiên c ứu trứng
- Thu trứng mới đẻ cùng ngày để riêng, số lượng trứng theo dõi từ 100 trứng trong 3 đợt để theo dõi tỉ lệ nở trứng
Trang 33- Đặt trứng trên giấy mềm trong hộp có đường kính 9 cm, chiều cao 11 cm và tiến hành theo dõi
- Tỉ lệ trứng nở (%) = (Tổng số trứng nở/ Tổng số trứng quan sát) x 100
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Màu sắc, kích thước trứng
+ Thời điểm trứng nở, thời gian ủ trứng
+ Xác định tỉ lệ trứng nở: Tiến hành quan sát 100 trứng đẻ cùng ngày trong 3 đợt để theo dõi tỉ lệ trứng nở
+ Tỉ lệ trứng nở (%) = (Tổng số trứng nở / Tổng số trứng quan sát) x 100
- Lịch theo dõi: theo dõi mỗi ngày
Nghiên c ứu sâu non
- Thu 30 sâu non nở cùng ngày nuôi trong hộp có đường kính 9 cm, chiều cao
11 cm và theo dõi
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Số lần lột xác, thời gian phát triển mỗi tuổi
+ Kích thước sâu non các tuổi
+ Kích thướt vỏ đầu sâu non
+ Thời gian phát triển của sâu non
+ Tỷ lệ hóa nhộng
+ Màu sắc sâu non
- Lịch theo dõi: theo dõi mỗi ngày
Trang 34Tỉ lệ vũ hóa (%) = ( Số nhộng vũ hóa/ Số nhộng quan sát) x 100
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Màu sắc nhộng thay đổi, kích thước nhộng
+ Thời gian phát triển của nhộng
+ Tỷ lệ thành trùng vũ hóa
- Lịch theo dõi: theo dõi mỗi ngày
3.5 Xác định hiệu quả phòng trừ của một số loại thuốc trừ sâu đối với sâu cuốn lá nhỏ trên giống lúa OM 6976 tại xã An Thạnh, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
Địa điểm: xã An Thạnh, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẩu nhiên hoàn toàn, đơn yếu tố,
5 nghiệm thức là các thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa, 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại có diện tích 150 m2 (bảng 3.2 và hình 3.3)
Bảng 3.2 Các loại thuốc được xử lý trong thí nghiệm
Trang 353.5.2 Phương pháp lấy chỉ tiêu
Ở mỗi ô thí nghiệm, điều tra 5 điểm chéo góc cố định, mỗi điểm có kích thước 0,5 x 0,5 m Đếm tất cả các lá có sâu non sâu cuốn lá nhỏ còn sống trên mỗi điểm, rồi qui về đơn vị tính là con/m2
Lấy chỉ tiêu 1 ngày trước khi xử lí thuốc và 1, 3, 5, 7, 10, 14 ngày sau khi xử lí thuốc
3.5.3 Chỉ tiêu theo dõi
Số sâu non sâu cuốn lá nhỏ còn sống trước khi xử lí thuốc (con/m2
)
Số sâu non sâu cuốn lá nhỏ còn sống sau khi xử lí thuốc (con/m2
)
Trang 36Hiệu lực của các loại thuốc thí nghiệm Hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Henderson – Tilton:
Kết quả khảo nghiệm hiệu lực thuốc được chuyển đổi theo công thức arcsin căn x
xử lí thống kê theo phương pháp ANOVA 2 bằng phần mềm MSTATC (version 1.2), dùng trắc nghiệm phân hạng LSD với độ tin cậy 95%
Trang 37Chương 4
4.1 K ết quả hiện trạng sản xuất lúa ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
Sau khi tiến hành điều tra phỏng vấn 30 hộ nông dân trồng lúa tại huyện Bến
Cầu, tỉnh Tây Ninh, chúng tôi đã ghi nhận một số thông tin về sản xuất lúa được trình bày trong bảng 4.1
Bảng 4.1 Thông tin hiện trạng canh tác lúa tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, năm
Trang 38Về diện tích trồng lúa, từ kết quả điều tra diện tích trung bình là 1,93 ha/hộ Trong đó, hộ có diện tích cao nhất là 8 ha và thấp nhất là 0,5 ha Trong đó số hộ nông
dân có diện tích canh tác từ 0,5 – 2,9 ha là nhiều nhất, chiếm 83,3 % Kế tiếp là từ 3 – 5,4 ha, chiếm 10 % Tiếp theo, các hộ có diện tích canh tác 5,5 – 8 ha chiếm 6,7 % Có thể nói đây là khoảng diện tích phù hợp để các nông hộ đầu tư, thực hiện tốt việc quản
lí, chăm sóc
Qua bảng 4.1, ta thấy thâm niên trồng lúa của nông dân trong vùng là rất lâu Trong đó hộ có thâm niên trồng lúa từ 5 – 10 năm chiếm 26,67 %; tỉ lệ cao nhất là nông dân có kinh nghiệm canh tác từ 11 – 15 năm với 50 %; có 23,33 % hộ có kinh nghiệm trồng lúa 16 – 20 năm Có thể nói thâm niên trồng lúa là 1 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của người nông dân
Về thời vụ trồng, có 28 hộ canh tác 2 vụ (Đông Xuân, Hè Thu) chiếm 93,33 %
Có 2 hộ sản xuất đuợc 3 vụ chiếm 6,67 % , Có thể đặc điểm vùng đất một số khu vực trong huyện Bến Cầu không bị ảnh hưởng của lũ hàng năm nên người dân trồng luân
canh với cây hoa màu
Bảng 4.1 cho ta thấy có sự chênh lệch lớn năng suất giữa các hộ Hộ có năng suất cao nhất là 8 tấn.ha-1và thấp nhất là 5 tấn.ha-1 Sự chênh lệch trên có thể là do kĩ thuật canh tác, quản lí sâu bệnh giữa các hộ khác nhau Với năng suất như trên thì cây lúa đã mang lại lợi nhuận cho người nông dân từ 10 – 30 triệu đồng/ha/vụ Trong đó, lợi nhuận từ 10 – 19 triệu đồng/ha/vụ chiếm 60 % và mức lợi nhuận từ 20 – 30 triệu đồng/ha/vụ chiếm 40 %
Có thể nói kỹ thuật canh tác là một trong những yếu tố quyết định kết quả trong
sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật canh tác tốt thì người nông dân sẽ đạt được năng suất
và lợi nhuận cao và ngược lại Vì vậy, Chúng tôi đã tiến hành điều tra về hiện trạng
biện pháp kĩ thuật canh tác lúa của nông dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh Kết quả này được trình bày trong bảng 4.2 như sau:
Trang 39Bảng 4.2 Biện pháp kĩ thuật canh tác lúa tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, năm 2012
Trang 40Về cơ cấu cây trồng, có thể do địa hình vùng đất thấp, gần sông Vàm Cỏ Đông thì số nông dân đa số sản xuất chuyên canh về cây lúa là chủ yếu với 25 hộ chiếm 83
% còn lại 5 hộ sản xuất xen canh với cây hoa màu chiếm tỉ lệ 17 %
Về phương pháp gieo sạ, tất cả nông dân đều sạ bằng tay và lượng giống sạ có
sự chênh lệch rõ rệt Có thể ở những khu vực đất có lượng phù sa cao, cây lúa có khả năng đẻ nhánh mạnh thì nông dân thường gieo với lượng giống ít Ngược lại, đối với
những khu vực đất kém màu mỡ thì nông dân gieo với lượng giống từ trung bình đến dày Trong bảng, có 18 nông dân gieo với lượng giống 90 – 120 kg/ha, chiếm tỉ lệ cao
nhất 60 % Tiếp theo, có 8 hộ gieo với lượng giống từ 130 – 160 kg.ha chiếm tỉ lệ 26,67 % Với lượng giống từ 170 – 200 kg/ha thì có 4 hộ gieo chiếm tỉ lệ 13,3 %
Theo điều tra, có 7 loại giống được nông dân gieo sạ Phần lớn các hộ nông dân
sử dụng giống OM6976 với 11 hộ (chiếm 36,7 %); tiếp đến là giống IR50404 với 8 hộ (chiếm 26,7 %); giống OM4218 được 4 hộ sử dụng (chiếm 13,3 %), 3 hộ sử dụng
giống OM5451 (chiếm 10%), giống OM9520 chiếm 6,7 %, 2 giống OM4900 và OM6261 chiếm 3,3 %
Có thể nói phân bón là 1 trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng
suất của lúa Tất cả nông dân sản xuất lúa đều sử dụng phân bón vô cơ, không có hộ sử
dụng phân hữu cơ Các loại phân bón được nông dân chọn là Urê, Lân, DAP, NPK Trong đó, tất cả 30 hộ dân đều sử dụng phân bón NPK; 18 hộ dung phân DAP chiếm
60 %; 12 hộ sử dụng phân Urê chiếm 40 %; 9 hộ sử dụng phân lân chiếm 30 %
Về số lần bón phân, có 22 hộ bón thúc 3 lần/vụ chiếm tỉ lệ 76,7 %, còn lại có 7
hộ bón thúc 4 lần/vụ chiếm tỉ lệ 23,3 %
Canh tác là biện pháp quan trọng để cây trồng đạt năng suất cao tuy nhiên để bảo vệ được năng suất đó cũng cần phải sử dụng các biện pháp BVTV để phòng trừ các loại sâu hại Như vậy việc nhận biết và có các biện pháp BVTV để phòng trừ các
loại sâu hại là rất cần thiết Kết quả điều tra về công tác BVTV của nông dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh năm 2012 được ghi nhận ở bảng 4.3