Trong những năm gần đây nhà nước ta đã thấy được tầm quan trọng của cây bắp trong nền kinh tế của đất nước, vì thế nên đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc trồng bắp nhất l
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA SÁU GIỐNG BẮP LAI TRIỂN VỌNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012 TẠI PLEIKU - TỈNH GIA LAI
Sinh viên thực hiện: LÊ VIẾT TÂM Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2008 – 2012
Tháng 07/2012
Trang 2KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA SÁU GIỐNG BẮP LAI TRIỂN VỌNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012
TẠI PLEIKU - TỈNH GIA LAI
Tác giả
LÊ VIẾT TÂM
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông học
Giảng viên hướng dẫn:
T.S TRẦN THỊ DẠ THẢO
Tháng 07/2012
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Những năm tháng trên giảng đường đại học là những năm tháng vô cùng quý báu và quan trọng đối với em Thầy cô đã tận tâm giảng dạy, trang bị những hành trang kiến thức để em có đủ tự tin bước vào đời
Xin chân thành cảm ơn:
Cha Mẹ và gia đình đã luôn luôn động viên khích lệ, hỗ trợ về tinh thần vật chất
và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho con trong suốt thời gian qua
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm T.p Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học cùng toàn thể quý Thầy Cô đã tận tình dạy bảo những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc:
T.S Trần Thị Dạ Thảo, giảng viên bộ môn Cây Lương Thực, khoa Nông Học đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này với tất cả tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình
Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tp HCM, tháng 07 năm 2012 Sinh viên thực hiện
Lê Viết Tâm
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát sự sinh trưởng – phát triển và năng suất của sáu giống bắp lai triển vọng vụ Xuân Hè năm 2012 tại Pleiku – Gia lai”
Địa điểm : thực hiện tại phường Thắng lợi thành phố Pleiku, tỉnh Gia lai
Thời gian: thực hiện từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2012
Mục tiêu của đề tài là khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận, và năng suất của sáu giống bắp lai đơn để tuyển chọn và
bổ sung vào cơ cấu giống bắp ở địa phương Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố (giống) gồm 6 giống (G49, NK72, NK67, CP333, C919
và giống đối chứng là CP888) mỗi giống tương ứng với một nghiệm thức, và với 4 lần lặp lại Diện tích mỗi ô là 15 m2, mật độ trồng 51.282 cây/ha Tổng diện tích thí nghiệm 360 m2 (chưa có hàng bảo vệ) Các chỉ tiêu theo dõi được thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm giống ngô tiêu chuẩn ngành 10 TCN341 – 2006
Kết quả thí nghiệm cho thấy các giống có năng suất biến động từ 4266 – 6275 kg/ha, thời gian sinh trưởng từ 108 – 113 ngày, nhiễm sâu bệnh nhẹ Trong đó có hai giống là NK67 và CP333 là có triển vọng nhất, tỏ ra thích nghi với sinh thái của địa phương có năng suất lần lượt là 6275 kg/ha, 5744 kg/ha
Trang 5
MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA i
LỜI CẢM TẠ ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ix
Ch ương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích đề tài 1
1.3 Yêu cầu 2
1.4 Giới hạn đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây bắp 3
2.2 Giá trị kinh tế của cây bắp 4
2.2.1 Bắp làm cây lương thực cho người 4
2.2.2 Bắp làm thức ăn cho gia súc 4
2.2.3 Bắp làm nguyên liệu cho nghành công nghiệp 5
2.2.4 Bắp làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh 5
2.4 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới 5
2.5 Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam 6
2.5.1 Sản xuất bắp ở Việt Nam 6
2.5.2 Các kết quả nghiên cứu và ứng dụng về giống bắp lai tại Việt Nam 7
2.5.3 Tình hình sản xuất bắp tại Gia Lai 9
2.5.4 Các phương pháp lai tạo 9
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 10
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm 10
3.1.1 Thời gian 10
Trang 63.1.2 Địa điểm: 10
3.1.3 Điều kiện khí hậu và thời tiết trong thời gian thí nghiệm 10
3.2 Vật liệu thí nghiệm 10
3.2.1 Đất thí nghiệm 10
3.2.2 Giống 11
3.2.3 Phân bón 11
3.2.4 Thuốc bảo vệ thực vật 11
3.2.5 Các vật dụng khác 11
3.3 Phương pháp thí nghiệm 11
3.3.1 Bố trí thí nghiệm 11
3.3.2 Quy mô thí nghiệm 12
3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 12
3.4.1 Thời gian sinh trưởng phát, phát dục 12
3.4.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng 12
3.4.3 Khối lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô 14
3.4.4 Đặc điểm hình thái trái 14
3.4.5 Các yếu tố cấu thành năng suất 14
3.5 Quy trình kỹ thuật canh tác 15
3.6 Phương pháp xử lý số liệu 15
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển 16
4.2 Động thái và tốc độ sinh trưởng chiều cao cây 19
4.2.1 Động thái phát triển chiều cao cây 19
4.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 20
4.3 Số lá và tốc độ ra lá 22
4.3.1 Số lá 22
4.3.2 Tốc độ ra lá 23
4.4 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá 24
4.4.1 Diện tích lá 24
4.4.2 Chỉ số diện tích lá 26
4.5 Một số đặc điểm về thân cây 27
Trang 74.6 Đặc điểm trái 28
4.7 Khối lượng chất khô 30
4.8 Các yếu tố cấu thành năng suất 30
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
5.1 Kết luận 34
5.2 Kiến nghị 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
PHỤ LỤC 36
Trang 8DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CIMMYT Trung tâm cải tiến ngô và lúa mì Quốc tế
(International Maize and Wheat Improvement Center)
CV Hệ số biến động (Coefficentt of Variation)
NSLL Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần một số chất dinh dưỡng trong bắp, gạo và khoai lang 4
Bảng 2.2: Thành phần hóa học trong thân lá và lõi bắp (% chất khô) 4
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất bắp ở các nước trên thế giới năm 2010 5
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 7
Bảng 2.5: Các vùng sản xuất bắp ở Việt Nam năm 2006 7
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất bắp ở Gia Lai giai đoạn 1995 – 2010 9
Bảng 3.1 Điều kiện khí hậu thời tiết trong thời gian thực hiện đề tài 10
Bảng 3.2 Đặc điểm đất đai khu thí nghiệm 10
Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng và phát dục (NSG) của 6 giống bắp lai thí nghiệm vụ Xuân Hè năm 2012 tại Pleiku – tỉnh Gia Lai 17
Bảng 4.2: Chiều cao cây (cm) ở giai đoạn sinh trưởng của 6 giống bắp lai thí nghiệm vụ Xuân Hè năm 2012 tại Pleiku – tỉnh Gia Lai 19
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày) của 6 giống bắp lai thí nghiệm vụ Xuân Hè năm 2012 tại Pleiku – tỉnh Gia Lai 21
Bảng 4.4: Số lá (lá/cây) của 6 giống bắp lai thí nghiệm vụ Xuân Hè năm 2012 tại Pleiku – tỉnh Gia Lai 22
Bảng 4.5: Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày) của 6 giống bắp lai thí nghiệm vụ Xuân Hè năm 2012 tại Pleiku – tỉnh Gia Lai 23
Bảng 4.6: Diện tích lá (dm2/cây) ở các thời kỳ sinh trưởng của 6 giống bắp lai thí nghiệm vụ Xuân Hè năm 2012 tại Pleiku – tỉnh Gia Lai 25
Bảng 4.7: Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) của 6 giống bắp lai thí nghiệm ở các giai đoạn sinh trưởng tại Pleiku – tỉnh Gia Lai 26
Bảng 4.8: Đặc điểm thân cây của 6 giống bắp lai thí nghiệm vụ Xuân Hè năm 2012 tại Pleiku – tỉnh Gia Lai 27
Bảng 4.9: Đặc điểm trái của 6 giống bắp lai thí nghiệm vụ Xuân Hè năm 2012 tại Pleiku – tỉnh Gia Lai 28
Bảng 4.10: Khối lượng chất khô (g/cây) và tốc độ tích lũy chất khô (g/cây/ngày) của 6 giống bắp lai thí nghiệm tại Pleiku – tỉnh Gia Lai 30
Bảng 4.11: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 6 giống bắp lai thí nghiệm vụ Xuân Hè năm 2012 tại Pleiku – tỉnh Gia Lai 30
Trang
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 4.1: Hình ảnh tổng quan khu thí nghiệm giai đoạn 15 NSG 16
Hình 4.2: Hình ảnh cây bắp ở giai đoạn tung phấn phun râu 18
Hình 4.3 Hình trái giống CP888 33
Hình 4.4 Hình trái giống G49 33
Hình 4.5 Hình trái giống NK72 33
Hình 4.6 Hình trái giống NK67 33
Hình 4.7 Hình trái giống CP333 33
Hình 4.8 Hình trái giống C919 33
Đồ thị 4.1: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của sáu giống bắp thí nghiệm 32
Trang 11Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Bắp (Zea mays L.) là một trong ba cây lấy hạt quan trọng trong nền nông
nghiệp toàn cầu Có vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, làm nguyên liệu cho các nghành công nghiệp, hàng hóa xuất khẩu và ngoài
ra còn làm nguyên liệu cho ngành sản xuất nhiên liệu sinh học (Trần Thị Dạ Thảo, 2009)
Trong những năm gần đây nhà nước ta đã thấy được tầm quan trọng của cây bắp trong nền kinh tế của đất nước, vì thế nên đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc trồng bắp nhất là tạo ưu thế lai trong việc sản xuất giống để tạo ra những giống có năng suất cao, và phẩm chất tốt, từ đó nhiều giống bắp lai được tạo thành Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống khác nhau về nguồn gốc như giống địa phương, giống lai tạo trong nước, giống nhập nội từ nước ngoài có năng suất và thời gian sinh trưởng khác nhau, vì vậy trước khi đưa giống bắp mới vào sản xuất thì cần phải được khảo nghiệm để chọn ra những giống bắp có năng suất cao, nhiễm sâu bệnh nhẹ phù hợp với điều kiện sinh thái ở từng vùng là điều rất cần thiết
Để đáp ứng nhu cầu trên, đề tài: “Khảo sát sự sinh trưởng - phát triển và năng suất của sáu giống bắp lai triển vọng vụ Xuân Hè năm 2012 tại Pleiku – tỉnh Gia Lai” được tiến hành
1.2 Mục đích đề tài
Tuyển chọn ra những giống bắp lai có năng suất cao, nhiễm sâu bệnh nhẹ, có thời gian sinh trưởng ngắn thích nghi với điều kiện sinh thái tại Gia Lai
Trang 121.3 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về đặc điểm nông học, năng suất, tình hình nhiễm sâu bệnh, đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của 6 giống bắp lai tham gia thí nghiệm
1.4 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên thí nghiệm chỉ được tiến hành trên
6 giống bắp lai trong đó có một giống đối chứng và được tiến hành tại phường Thắng
Lợi – Pleiku – tỉnh Gia lai trong một vụ để rút ra kết luận sơ bộ
Trang 13Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây bắp
Bắp thuộc họ hòa thảo Gramineae, tộc Maydeae, chi Zea L, loài Zea mays, có tên khoa học là Zea mays L
Họ: Họ hòa thảo (Gramineae) có bộ rễ chùm, lá mọc thành hai dãy, gân lá song
song, bọc lá chẻ dọc, có thìa lìa, mấu đốt đặc, hoa mọc thành bông nhỏ, có mày
Tộc: Maydeae hoa đực và hoa cái mọc ở những bông nhỏ khác nhau trên cùng
Chi Zea có một loài duy nhất Zea mays nhưng có rất nhiều giống và được chia
thành nhiều loài phụ khác nhau dựa vào đặc điểm cấu trúc hạt
Các loài phụ của bắp
Stt Tên tiếng việt Tên khoa học
1 Bắp răng ngựa Zea mays var indentata Sturt
2 Bắp đá Zea mays var indurata Sturt
3 Bắp nổ Zea mays var everta Sturt
4 Bắp bột Zea mays var amylacea Sturt
5 Bắp đường Zea mays var saccharata Sturt
6 Bắp bọc Zea mays var tunicata Sturt
7 Bắp nếp Zea mays var ceratina Kulesh
8 Bắp đường bột Zea mays var amylacea saccharata Sturt
9 Bắp bán răng ngựa Zea mays var semiindentata Kulesh
(Trích dẫn theo Trần Thị Dạ Thảo, 2009)
Trang 142.2 Giá trị kinh tế của cây bắp
2.2.1 Bắp làm cây lương thực cho người
Hiện nay bắp là cây cung cấp lương thực rất quan trọng đối với con người, bắp cung cấp nhiều năng lượng và có hàm lượng protit và lipid hơn hẳn gạo và khoai lang nên toàn thế giới sử dụng 21% sản lượng bắp làm lương thực cho con người Bắp có giá trị về lương thực do bắp có hàm lượng dinh dưỡng cao so với một số cây khác
Bảng 2.1 Thành phần một số chất dinh dưỡng trong bắp, gạo và khoai lang
Loại thức
ăn
Thành phần dinh dưỡng(% chất khô)
Calo/kg thức ăn
Chất khoáng Tinh bột Protid Lipid Bắp 1,30 78,90 11,60 5,30 3540
Gạo 1,18 72,50 7,70 2,20 3500
Khoai lang 1,00 27,90 1,60 0,50 1080
(Trần Thị Dạ Thảo, 2009) Trên thế giới hiện nay sử dụng khoảng trên 100 triệu tấn hạt bắp/năm để làm lương thực Tất cả các nước trồng bắp nói chung đều ăn bắp ở các mức độ khác nhau
2.2 2 Bắp làm thức ăn cho gia súc
Bắp cũng là thức ăn rất quan trọng cho gia súc Trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc của hầu hết các nước trên thế giới có khoảng 70% tinh bột là từ cây bắp Cả thế giới sử dụng gần 400 triệu tấn hạt bắp để làm thức ăn cho gia súc Ngoài việc cung cấp tinh bột cho gia súc thì cây bắp còn là thức ăn xanh, ủ chua cho gia súc như thân, lá và lõi bắp cũng có giá trị dinh dưỡng cao
Bảng 2.2: Thành phần hóa học trong thân lá và lõi bắp (% chất khô)
Thành phần Cây xanh không bắp Cây già không bắp Lõi bắp
Trang 152.2 3 Bắp làm nguyên liệu cho nghành công nghiệp
Ngoài việc làm nguyên liệu chính cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc thì bắp còn là nguyên liệu chính cho các nhà máy rượu, cồn, tinh bột, glucoza, bánh kẹo, điều chế acid acetid… Lõi bắp có thể điều chế ra chất cách điện, các chất làm nguyên liệu chế nhựa hóa học, bẹ bắp có thể dùng để đang thảm… Hiện nay thì trên thế giới
có khoảng 670 mặt hàng của các nghành công nghiệp lương thực – thực phẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ chế biến từ bắp (Trích Trần Thị Dạ Thảo, 2009)
2.2.4 Bắp làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh
Bắp còn là cây cung cấp thực phẩm dùng để ăn tươi (luộc, nướng…) hay đóng hộp để xuất khẩu do có hàm lượng dinh dưỡng cao Ngoài ra có thể dùng bắp rau (bắp bào tử) ở dạng bắp non để làm rau cao cấp, nghề này đem lại hiệu quả rất cao ở Thái
Lan và Đài Loan (Trần Thị Dạ Thảo, 2009)
Bắp có thể chế biến thành các bài thuốc có tác dụng tốt cho sức khỏe, chống suy dinh dưỡng và trị bệnh như chống oxy hóa, tiết niệu, tim mạch, có lợi cho hệ tiêu hóa Theo Đông y thì các bộ phận của bắp đều được dùng làm thuốc với công dụng lợi thủy, trừ thấp, tiêu thũng góp phần trừ một số bệnh như sốt rét, bướu cổ… Theo Tây y thì bắp chứa nhiều kali có tác dụng tăng bài tiết mật, giảm dililubin trong máu…
2.4 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới
Bắp được trồng trên 160 quốc gia trên thế giới, với diện tích khoảng 120 triệu
ha, trồng ở nhiều vùng sinh thái và ở các độ cao khác nhau Hiện nay, trên thế giới bắp đứng thứ nhất về sản lượng và năng suất, thứ ba về diện tích so với các cây trồng khác (Trần Thị Dạ Thảo, 2009)
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất bắp ở các nước trên thế giới năm 2010
Quốcgia Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) HoaKỳ 32.960.400 9,59 316.165.000 TrungQuốc 32.519.900 5,45 177.548.600 Brazil 12.814.800 4,37 56.060.400 ẤnĐộ 7.180.000 1,95 14.060.000 Mêxico 71.48.050 3,25 23.301.900 ThếGiới 161.821.251 5,21 844.358.253
(Nguồn: FAOSTAT)
Trang 16Có được kết quả trên là do ứng dụng rộng rãi ưu thế lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật vào canh tác Đặc biệt khoảng
từ 10 năm gần đây cùng với những thành tựu mới trong chọn tạo giống lai nhờ kết hợp với phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học thì việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây bắp đă góp phần đưa sản lượng cây bắp vượt lên hẳn so với các giai đoạn trước
2.5 Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam
2.5.1 Sản xuất bắp ở Việt Nam
Năng suất bắp ở Việt Nam trong những năm 1960 năng suất chỉ đạt trên 1 tấn/ha, với diện tích hơn 200 nghìn ha Đầu những năm 1980 năng suất cũng chỉ đạt 1,1 tấn/ha và sản lượng hơn 400.000 tấn do vẫn trồng các giống bắp địa phương và kỹ thuật canh tác lạc hậu Từ những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống bắp cải tiến đã được đưa vào sản xuất ở nước ta, góp phần nâng cao năng suất lên gần 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990 Nghành sản suất bắp nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt từ đầu những năm
1990 đến nay (Phan Xuân Hào, 2008)
Theo kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng giai đoạn cây trồng 1986 –
2005 (hợp phần giống cây trồng – DANIDA), năng suất và sản lượng bắp Việt Nam liên tục tăng với tốc độ cao Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm về diện tích là 7,5% về năng suất là 6,7% và về sản lượng là 24,5%, cao hơn nhiều so với giai đoạn
1975 – 1985 (4,2%; 3,95%; 10,0%) Diện tích năm 2004 cao hơn so với năm 1985 là 2,3 lần và sản lượng tăng 5,9 lần Nguyên nhân chính làm là do thay đổi giống bắp mới và kỹ thuật canh tác tiên tiến hơn
Diện tích, năng suất và sản lượng bắp ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 được trình bày qua bảng 2.4
Trang 17Bảng 2.4: Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010
Năm Diện tích
(ngàn ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (ngàn tấn/ha)
Bảng 2.5: Các vùng sản xuất bắp ở Việt Nam năm 2006
Vùng sản xuất Diện tích (ha) Sản lượng
2.5.2 Các kết quả nghiên cứu và ứng dụng về giống bắp lai tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, nhiều công ty nước ngoài như công ty CP (Thái Lan), Syngenta (Thụy sỹ), Bioseed (Ấn độ), Monsanto (Mỹ) đã đưa vào Việt Nam thử nghiệm một số giống bắp lai ưu tú, kết hợp các Viện và công ty giống trong nước cũng tạo thành công một số giống bắp lai có năng suất cao đưa vào sản xuất đã góp phần nâng cao sản lượng bắp ở nước ta
Trang 18Chương trình chọn tạo giống bắp lai ở nước ta đã được bắt đầu từ những năm
60 của thế kỷ 20, nhưng quá trình nghiên cứu và thử nghiệm không đạt kết quả như mong muốn Do nguồn vật liệu ban đầu và các giống bắp lai có nguồn gốc
ôn đới dài ngày không thích hợp với điều kiện nhiệt đới, ngắn ngày ở nước ta
Từ năm 1973, một loạt các giống bắp thụ phấn tự do ra đời và được trồng rộng rãi như: TSB1, TSB2, LS, HL-36, Q-2 Sự ra đời của các giống bắp thụ phấn tự do
như là một bước đệm, tạo tiền đề cho sự phát triển chương trình giống bắp lai Chương trình chọn tạo giống thụ phấn tự do ngoài tác dụng trực tiếp là phục vụ sản xuất thì các giống này còn là nguồn vật liệu quý giá phục vụ cho chương trình chọn tạo giống bắp lai
Năm 1992 - 1993, Sự ra đời của các giống bắp lai không quy ước do Viện nghiên cứu bắp Quốc gia lai tạo, đã đánh dấu quá trình chuyển tiếp từ giống thụ phấn
tự do sang giống lai Giá thành của các giống này rẻ, thích nghi với điều kiện khó khăn
và đầu tư thấp, cho năng suất 4 - 8 tấn/ha như các giống: LS-4, LS-5 (chín sớm), LS-6 (chín trung bình) và LS-7, LS-8 (chín muộn)
Giai đoạn 1993 – 1995 là giai đoạn quan trọng nhất được đánh dấu bằng sự ra đời của các giống bắp lai quy ước mang tên LVN (lai Việt Nam) của Viện Nghiên cứu bắp chọn tạo và một số các giống bắp lai của các cơ quan khác Trong đó LVN 10 đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và sản lượng bắp của cả nước
Giai đoạn gần đây nhất, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã chọn tạo ra một số giống bắp lai đơn và đã được chấp nhận trong sản xuất: Giống VN25-29 (La Đức Vực và ctv., 2002), giống lai đơn ngắn ngày V98-1 và trung ngày V2002 (Phạm Thị Rịnh và ctv., 2003 – 2004), giống bắp lai đơn VN112 (La Đức Vực
và ctv., 2007)
Hiện nay, Viện nghiên cứu ngô lai tạo chủ yếu định hướng vào việc lai tạo ra các giống bắp chín sớm và chín trung bình có tiềm năng năng suất cao phù hợp với trình độ thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng Đồng thời áp dụng phương pháp tạo dòng đơn bội kép bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn hoặc noãn chưa thụ tinh để tạo dòng thuần rút ngắn thời gian Họ đã thu được kết quả hết sức khả quan là tạo thành công 9 dòng đơn bội kép có thể tham gia vào quá trình lai thử tiếp theo
Trang 192.5.3 Tình hình s ản xuất bắp tại Gia Lai
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất bắp ở Gia Lai giai đoạn 1995 – 2010
Năm (1000 ha) Diện tích Năng suất (tấn/ha) (1000 tấn) Sản lượng
2.5.4 Các phương pháp lai tạo
Bắp lai quy ước (Conventional Hybrid): là giống lai giữa các dòng thuần, gồm có các kiểu lai sau:
Trang 20Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm
3.1.1 Thời gian
Thời gian thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân Hè năm 2012 (từ 13/02/2012 – 13/06/2012)
3.1.2 Địa điểm:
Thí nghiệm được tiến hành tại phường Thắng Lợi – Pleiku – Gia Lai
3.1.3 Điều kiện khí hậu và thời tiết trong thời gian thí nghiệm
Bảng 3.1 Điều kiện khí hậu thời tiết trong thời gian thực hiện đề tài
Tháng/năm Nhiệt độ không
(Phòng phân tích Đất - Nước - Cây trồng khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm
Tp Hồ Chí Minh, 2012)
Trang 213.2.2 Giống
Gồm 6 giống bắp lai đơn, có thời gian sinh trưởng khoảng từ 90 đến 115 ngày Nghiệm thức Tên giống Nguồn gốc
1(đ/c) CP888 Công ty TNHH hạt giống CP VN
2 G49 Công Ty Syngenta-Thái Lan
3 NK 72 Công Ty Syngenta-Thái Lan
4 NK67 Công ty TNHH Syngenta VN
5 CP333 Công ty TNHH hạt giống CP VN
6 C919 Công ty Cargill-Mỹ
3.2.3 Phân bón
Công thức bón phân cho 1 ha: 150 N: 80 P2O5: 80K2O
Quy ra dạng thương phẩm: 326 kg Urea: 500 kg super lân: 133 kg KCl
Trang 223.3.2 Quy mô thí nghiệm
Tổng số ô thí nghiệm: 6 x 4 = 24 ô
Diện tích mỗi ô: 3m x 5m = 15m2
Tổng diện tích các ô thí nghệm: 24 ô x 15m2
= 360m2Diện tích hàng bảo vệ: 150m2
Diện tích toàn khu thí nghiệm: 510m2
Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 65 cm, cây cách cây 30cm tương ứng với mật độ 51.282cây/ha
3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi được thực hiện theo phương pháp của Viện nghiên cứu ngô Quốc gia
3.4.1 Thời gian sinh trưởng phát, phát dục
- Thời gian sinh trưởng: tính từ khi mọc mầm đến khi thu hoạch được 50% số cây
- Ngày mọc mầm: ghi nhận khi có trên 50% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất
- Giai đoạn 3 – 4 lá thật: ghi nhận khi có trên 50% số cây có 3 – 4 lá thật
- Giai đoạn 7 – 9 lá thật: ghi nhận khi có trên 50% số cây có 7 – 9 lá thật
- Ngày tung phấn: ghi nhận khi có trên 50% số cây có hoa nở được 1/3 trục chính
- Ngày phun râu: ghi nhận khi có trên 50% số cây có râu nhú dài từ 2 – 3 cm
- Ngày chín sinh lý: ghi nhận khi có trên 75% số cây bắp có lá bi bắt đầu chuyển sang vàng khô hoặc 50% số bắp có chấm đen ở chân hạt
3.4.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng
Theo dõi trên 5 cây đại diện/ô và thực hiện cho 4 lần lặp lại
Động thái tăng trưởng chiều cao và tốc độ sinh trưởng chiều cao cây
- Bắt đầu thực hiện vào 20 NSG cho đến khi cây trổ cờ, định kỳ 10 ngày/lần
- Đo bằng phương pháp vuốt lá: đo từ cổ rễ đến chóp lá cao nhất (cm/cây/ngày)
- Độ tăng trưởng chiều cao cây được tính theo công thức:
∆h = (h2 – h1)/∆t
Trong đó: ∆h : tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm/cây/ngày)
h1: chiều cao cây (cm) đo lần trước
h2 : chiều cao cây (cm) đo lần sau
∆t : thời gian giữa 2 lần đo
Trang 23a : chiều rộng lá (dm) đo chổ rộng nhất của lá
b : chiều dài lá (dm) đo từ cổ lá đến chót lá
Trang 243.4.3 Khối lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô
Khối lượng chất khô (g/cây)
Mỗi nghiệm thức (giống) chọn 3 cây đại diện: cân trọng lượng tươi, băm nhỏ thân, rễ, lá, hạt, trộn đều Lấy 200gr mẫu, sấy khô kiệt ở 90 0C… cân lại và tính trọng lượng chất khô của cây (chỉ tiêu này được thực hiện ở giai đoạn thu hoạch)
Tốc độ tích lũy chất khô (gr/cây/ngày), (∆p)
∆p = trọng lượng chất khô của cây / thời gian sinh trưởng
3.4.4 Đặc điểm hình thái trái
Mỗi nghiệm thức đo 5 trái đại diện, thực hiện cho 4 lần lặp lại (đo lúc thu hoạch) Đo chiều dài sinh học (cm), chiều dài kết hạt (cm), đường kính trái (cm), đường kính lõi (cm)
Trạng thái bắp: ghi nhận theo độ đồng đều của chiều dài trái, màu sắc, sâu đục trái, tỷ lệ hạt trên trái mà phân cấp: Cấp 1: (Tốt), cấp 2: (Khá), cấp 3 (Trung bình), cấp 4: (Kém), cấp 5: (Rất kém)
Độ che phủ lá bi: cho điểm từ 1 – 5: (Rất kín, kín, hơi hở, hở, rất hở)
3.4.5 Các yếu tố cấu thành năng suất
Các yếu tố cấu thành năng suất:
Số trái hữu hiệu trên cây = ∑ trái hữu hiệu/ ∑ cây thu hoạch
Số hàng trên trái: mỗi ô chọn 5 trái đại diện và thực hiện cho 4 lần lặp lại
Số hạt trên hàng: mỗi ô chọn 5 trái đại diện và thực hiện cho 4 lần lặp lại
Trọng lượng 1000 hạt (g): quy về ẩm độ 15%
Tỷ lệ hạt/ trái = (% trọng lượng hạt x 100)/ trọng lượng trái
Công thức tính năng suất:
Năng suất lý thuyết:
NSLT(kg/ha) = [(bắp hh/cây) x (mật độ cây/ha) x (số hàng/trái) x (số hạt/hàng)
x (P 1000 hạt(A0
15% ))]/ 106
Năng suất lý thực thu:
NSTT(kg/ha) = P bắp giữa 2 hàng x (100-A0
/100-15) x (tỷ lệ hạt/trái) x (10000/S)
Trong đó: P (g): Khối ượng
A0(%): độ ẩm khi thu hoạch
Trang 25S (m2): diện tích 2 hàng giữa
3.5 Quy trình kỹ thuật canh tác
a Làm đất
Dọn sạch cỏ dại, phơi ải khoảng 15 – 20 ngày sau đó cày xới lại cho đất
nhuyễn rồi tiến hành phân lô
b Bón phân
Bón lót toàn bộ phân lân và phân hữu cơ
Bón thúc được chia làm 3 đợt:
- Bón thúc lần 1: khi bắp được 3 – 4 lá bón 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali
- Bón thúc lần 2: khi bắp được 7 – 9 lá bón 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali
- Bón thúc lần 3: khi bắp chuẩn bị trổ cờ: 1/3 lượng đạm
c Gieo hạt
Tưới nước đủ ẩm trước khi gieo một ngày, xẻ rãnh, bón lót toàn bộ phân lân
và phân hữu cơ, lấp đất dày 2 – 3 cm trước khi gieo hạt
Gieo theo hốc, mỗi hốc gieo 2 hạt sâu khoảng 3 – 4 cm Mỗi ô thí nghiệm gieo 4 hàng
d Chăm sóc
Tỉa cây : 13 – 15 NSG tiến hành tỉa cây và dặm cây
Khi bắp được 3 – 4 lá: vun xới nhẹ quanh gốc kết hợp với bón thúc lần 1 Khi bắp được 7 – 9 lá: vun xới và diệt cỏ dại kết hợp với bón thúc lần 2 Khi bắp được 12 – 14 lá: vun xới và diệt cỏ dại kết hợp với bón thúc lần 3
Trang 26Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển
Thời gian sinh trưởng của cây bắp được tính từ khi gieo đến khi chín trái hoàn toàn Thời gian sinh trưởng ngắn hay dài khác nhau tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh, trung bình từ 105 – 115 ngày Để hoàn thành chu kỳ sống thì cây bắp phải trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng và giai đoạn phát dục tiếp nối nhau một cách liên tục
Thời gian sinh trưởng là yếu tố rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất Biết được thời gian sinh trưởng sẽ thuận lợi trong việc bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp cho từng mùa vụ, cũng như việc tác động các biện pháp kỹ thuật vào từng giai đoạn sinh trưởng nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tối ưu, phát huy tiềm năng và năng suất của giống, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất
Hình 4.1: Hình ảnh tổng quan khu thí nghiệm giai đoạn 15 NSG
Giai đoạn mọc mầm: Ở giai đoạn này hạt giống chủ yếu dựa vào chất dinh dưỡng có trong hạt, nên chất lượng hạt giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt Tùy vào điều kiện ngoại cảnh cũng ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt Nhiệt độ trung bình thích hợp cho hạt nảy mầm khoảng từ 25 – 30
Trang 270C, ẩm độ đất thích hợp khoảng 70 % kết hợp với đất tơi xốp, thoáng khí là những điều kiện tốt nhất cho hạt nảy mầm Qua bảng 4.1 cho thấy thời gian mọc mầm chủ yếu là 6 ngày, riêng giống G94 và NK67 có thời gian mọc mầm là 5 ngày Giống đối chứng CP888 có thời gian mọc mầm là 5 ngày
Giai đoạn 3 – 4 lá: Các giống bắp thí nghiệm phát triển tốt đạt 3 – 4 lá từ 13 –
14 NSG Các giống G49, NK67, C919 đạt 3 – 4 lá sau 13 ngày, còn giống NK72, CP333 đạt 3 – 4 lá bằng với giống đối chứng là 14 NSG
Giai đoạn 7 – 9 lá: Các giống bắp thí nghiệm hoàn thành giai đoạn này dao động khoảng từ 33 – 35 NSG Giống đối chứng đạt giai đoạn này vào 35 NSG, giống NK72, CP333, C919 đạt được sau 34 ngày, và giống G49 và NK67 đạt giai đoạn này trước giống đối chứng là 33 NSG
Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng và phát dục (NSG) của 6 giống bắp lai thí nghiệm vụ
Xuân Hè năm 2012 tại Pleiku – tỉnh Gia Lai
Trang 28Hình 4.2: Hình ảnh cây bắp ở giai đoạn tung phấn phun râu
Giai đoạn tung phấn: Giai đoạn này các giống bắp lai trong thí nghiệm biến động từ 63 – 69 ngày Giống tung phấn sớm nhất là giống G49, NK67 (63 NSG), giống tung phấn muộn nhất là giống đối chứng CP888 (69 NSG), các giống còn lại dao động từ 64 – 68 NSG
Giai đoạn phun râu: Giai đoạn này thời gian phun râu của các giống bắp thí nghiệm khác nhau rất có ý nghĩa Dao động từ 64 – 72 ngày, giống đối chứng CP888
có thời gian phun râu chậm nhất là 72 ngày Giống có thời gian phun râu sớm nhất là G49 (64 NSG), các giống còn lại có thời gian phun râu từ 65 – 70 NSG
Giai đoạn chín: Giai đoạn này giai đoạn kết thúc chu kỳ sinh trưởng của cây, các giống dao động từ 108 – 113 ngày Giống chín sớm nhất là giống G49 (108 NSG), giống chín muộn nhất là giống đối chứng CP888 (113 NSG), các giống còn lại chín từ
109 – 112 NSG
Trang 294.2 Động thái và tốc độ sinh trưởng chiều cao cây
4.2.1 Động thái phát triển chiều cao cây
Chiều cao cây thể hiện đặc tính sinh học của từng giống bắp, các giống bắp khác nhau thì có chiều cao cây khác nhau Chiều cao cây phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng của cây, ngoài sự phụ thuộc vào đặc tính của từng giống thì nước, ẩm độ, nhiệt
độ, biện pháp canh tác, điều kiện khí hậu cũng ảnh hưởng đến chiều cao cây của mỗi giống
Bảng 4.2: Chiều cao cây (cm) ở giai đoạn sinh trưởng của 6 giống bắp lai thí nghiệm
vụ Xuân Hè năm 2012 tại Pleiku – tỉnh Gia Lai
NT Giống Giai đoạn sinh trưởng (NSG)
Giai đoạn 30 NSG: Chiều cao giữa các giống đã có sự khác biệt, ở giai đoạn này giống có chiều cao phát triển cao nhất là giống NK67 (89,58 cm), và có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng CP888 (71,05 cm), giống C919 (70,60 cm) có chiều cao thấp hơn giống đối chứng CP888(71,05 cm) và không
có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng, các giống còn lại có chiều cao biến động từ 75,21 – 82,23 cm
Trang 30Giai đoạn 40 NSG: Giai đoạn này chiều cao các giống đã bắt đầu phát triển mạnh do bộ rễ ăn sâu, hệ thống rễ phân bố mạnh và phân hóa đều trong đất Giống đối chứng CP888 có chiều cao cây (146,73 cm), các giống còn lại có chiều cao biến động
từ 148,84 – 157,45cm
Giai đoạn 50 NSG: Giai đoạn này bộ rễ bắp đã phát triển hoàn chỉnh, các giống bước vào giai đoạn trổ cờ, chất dinh dưỡng chủ yếu tập trung nuôi các cơ quan sinh sản nhưng chiều cao vẫn tiếp tục tăng Giống đối chứng CP888 có chiều cao cây (211,38 cm), các giống còn lại chiều cao cây biến động từ 211,02 – 217,20 cm
Giai đoạn 60 NSG: Lúc này cây bắp đang trong giai đoạn trổ cờ chiều cao cây vẫn đang phát triển Giống đối chứng CP888 có chiều cao cây (218,36 cm), các giống còn lại có chiều cao từ 216,37 – 222,20 cm
Hiện nay, xu hướng chọn giống và lai tạo giống thường chọn những giống bắp
có chiều cao cây trung bình, tán gọn chống đỗ ngã và tăng mật độ trên một diện tích trồng
4.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây là chỉ tiêu đánh giá tốc độ tăng trưởng chiều cao cây qua từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau Qua đó tác động những biện pháp
kỹ thuật canh tác phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng để giúp cây sinh trưởng tốt nhất và cho năng suất cao
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống bắp thí nghiệm tăng dần theo thời gian và hầu hết đạt cao nhất vào giai đoạn 30 – 40 NSG sau đó giảm dần và ngừng hẳn Giai đoạn này cây phát triển cả về phần trên và phần dưới mặt đất và tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng Giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao nhất là giống C919 (7,83 cm/cây/ngày), giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp nhất
là NK67 (6,50 cm/cây/ngày), giống đối chứng CP888 có chiều cao cây ở giai đoạn này đạt 7,57 (cm/cây/ngày), các giống còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 7,25 – 7,53 (cm/cây/ngày)
Trang 31Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày) của 6 giống bắp lai thí
nghiệm vụ Xuân Hè năm 2012 tại Pleiku – tỉnh Gia Lai
NT Giống Giai đoạn sinh trưởng (NSG)
Mọc-20 20-30 30-40 40-50 50-60 1(đ/c) CP888 0,94 5,22 7,57 6,47 0,70
Qua bảng 4.3 cho thấy:
Giai đoạn mọc – 20 NSG: tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp biến động từ 0,94 – 1,18 (cm/cây/ngày), các giống thí nghiệm đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao hơn so với giống đối chứng CP888 (0,94 cm/cây/ngày), giai đoạn này giống
có chiều cao cây cao nhất là giống G49 (1,18 cm/cây/ngày)
Giai đoạn 20 – 30 NSG: giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng nhanh so với giai đoạn trước Giống đối chứng CP888 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây là (0,94 cm/cây/ngày), giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao nhất là NK67 (6,70 cm/cây/ngày), giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp nhất là C919 (5,06 cm/cây/ngày), các giống còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 5,53 – 5,85 cm/cây/ngày
Giai đoạn 40 – 50 NSG: giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống bắt đầu giảm và dao động từ 5,97 – 6,47 cm/cây/ngày Giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao nhất là giống đối chứng CP888 (6,47 cm/cây/ngày), giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp nhất là giống G49 (5,97 cm/cây/ngày), các giống còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 6,21 – 6,46 cm/cây/ngày
Giai đoạn 50 – 60 NSG: ở giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống thí nghiệm giảm rõ rệt, chỉ dao động từ 0,47 – 0,70 cm/cây/ngày Giống đối chứng CP888 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao nhất ở giai đoạn này (0,70 cm/cây/ngày), giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp nhất ở giai đoạn này là
Trang 32NK67 (0,47 cm/cây/ngày), các giống còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 0,50 – 0,56 cm/cây/ngày
Bảng 4.4: Số lá (lá/cây) của 6 giống bắp lai thí nghiệm vụ Xuân Hè năm 2012 tại
Pleiku – tỉnh Gia Lai
NT Giống Giai đoạn sinh trưởng (NSG)
Qua bảng 4.4 cho thấy: số lá của các giống tăng dần qua các giai đoạn phát triển
và đi vào ổn định sau 55 NSG
Giai đoạn 15 NSG: số lá của các giống đã khác biệt, biến động từ 3,18 – 3,49lá/cây Giống có số lá cao nhất là NK67 (3,49 lá/cây), tiếp đó là G49 (3,44 lá/cây)
và có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng CP888 (3,18 lá/cây) Các giống còn lại có số lá dao động từ 3,18 – 3,32 lá/cây, và không có sự khác biệt về mặt thống kê so với giống đối chứng
Trang 33Giai đoạn 25 NSG: số lá trên cây tiếp tục tăng, biến động từ 5,80 – 6,59 lá/cây Giống đối chứng CP888 (5,75 lá/cây), giống có số lá trên cây cao nhất là giống NK67 (6,59 lá/cây) và có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng Các giống còn lại dao động từ 5,80 – 6,09 lá/cây và không có sự khác biệt về mặt thống kê so với giống đối chứng
Giai đoạn 35 NSG: số lá của các giống tiếp tục tăng mạnh, biến động từ 11,61 – 14,22 lá/cây Giống đối chứng CP888 giai đoạn này (13,14 lá/cây)
Giai đoạn 45 NSG: giai đoạn này số lá vẫn tiếp tục tăng, biến động từ 16,36 – 18,48 cm, giống đối chứng CP888 ở giai đoạn này có (16,54 lá/cây)
Giai đoạn 55 NSG: giai đoạn này số lượng lá/cây đã ổn định, Giống đối chứng CP888 giống ở giai đoạn này (18,45 lá/cây), và các giống còn lại biến động từ 16,60 – 18,82 lá/cây
4.3.2 Tốc độ ra lá
Tốc độ ra lá biểu hiện khả năng sinh trưởng cuả các giống cây qua từng thời kỳ sinh trưởng Tốc độ ra lá tăng chậm ở thời kỳ đầu, sau đó tăng nhanh dần đến giai đoạn trổ cờ rồi giảm dần và ngừng hẳn Tốc độ ra lá ảnh hưởng bởi các yếu tố khí hậu, điều kiện đất đai và các biện pháp kỹ thuật
Bảng 4.5: Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày) của 6 giống bắp lai thí nghiệm vụ Xuân Hè năm
2012 tại Pleiku – tỉnh Gia Lai
NT Giống Giai đoạn sinh trưởng (NSG)
Mọc-15 15-25 25-35 35-45 45-55 1(đ/c) CP888 0,21 0,26 0,73 0,34 0,20
Trang 34Giai đoạn mọc – 15 NSG: tốc độ ra lá của các giống không có sự khác biệt, và biến động từ 0,21 – 0,23 (lá/cây/ngày), giống NK67 ở giai đoạn này có tốc độ ra lá cao nhất (0,23 lá/cây/ngày), giống đối chứng CP888 và giống C919 có tốc độ ra lá là (0,21 lá/cây/ngày), các giống còn lại có tốc độ ra lá là (0,22 lá/cây/ngày)
Giai đoạn 15 – 25 NSG: tốc độ ra lá của các giống thí nghiệm bắt đầu tăng lên, giống có tốc độ ra lá cao nhất là NK67 (0,31 lá/cây/ngày), tốc độ ra lá của giống đối chứng CP888 (0,26 lá/cây/ngày), các giống còn lại có tốc độ ra lá dao động từ 0,25 – 0,28 lá/cây/ngày
Giai đoạn 25 – 35 NSG: giai đoạn này hầu như các giống thí nghiệm có tốc độ
ra lá đạt đỉnh cao nhất dao động từ 0,50 – 0,84 lá/cây/ngày Giống có tốc độ ra lá cao nhất là CP333 (0,84 lá/cây/ngày), giống có tốc độ ra lá thấp nhất ở giai đoạn này là NK67 (0,50 lá/cây/ngày), giống đối chứng có tốc độ ra lá là 0,73 lá/cây/ngày các giống còn lại có tốc độ ra lá dao động từ 0,67 – 0,76 lá/cây/ngày
Giai đoạn 35 – 45 NSG: tốc độ ra lá của các giống giảm sút, tốc độ ra lá dao động từ 0,22 – 0,69 lá/cây/ngày Giống đối chứng CP888 ở giai đoạn này giảm còn 0,34 lá/cây/ngày Giống có tốc độ ra lá cao nhất là NK72, NK67 (0,69 lá/cây/ngày), giống có tốc độ ra lá thấp nhất là CP333 (0,22 lá/cây/ngày) Giống còn lại đều có tốc
độ ra lá cao hơn giống đối chứng
Giai đoạn 45 – 55 NSG: tốc độ ra lá của các giống giảm còn từ 0,02 – 0,20 lá/cây/ngày Giống đối chứng CP888 ở giai đoạn này có tốc độ ra lá cao nhất (0,20 lá/cây/ngày), tiếp đó là giống G49 (0,15 lá/cây/ngày) và C919 ( 0,10 lá/cây/ ngày) Các giống còn lại có tốc độ ra lá là 0,02 lá/cây/ngày
Trang 35Bảng 4.6: Diện tích lá (dm2/cây) ở các thời kỳ sinh trưởng của 6 giống bắp lai thí nghiệm vụ Xuân Hè năm 2012 tại Pleiku – tỉnh Gia Lai
NT Giống Thời kỳ sinh trưởng (NSG)
/cây
Thời kỳ 40 NSG: thời kỳ này diện tích lá của các giống đã tăng lên và có sự khác biệt giữa các giống Giống có diện tích lá thấp nhất là giống đối chứng CP888 (31,54 dm2/cây), giống có diện tích lá cao nhất là giống NK67 (36,90 dm2/cây), sau đó
là giống G49 (35,73 dm2/cây) có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng Các giống còn lại có diện tích lá từ 31,90 – 33,29 dm2