triển vọng trong vụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh” đã được tiến hành tại Trại thực nghiệm Khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
VÀ PHẨM CHẤT CỦA BẢY GIỐNG BẮP NẾP (Zea mays var
ceratina Kulesh.) TRIỂN VỌNG TRONG VỤ XUÂN HÈ NĂM
Trang 2KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM
CHẤT CỦA BẢY GIỐNG BẮP NẾP (Zea mays var ceratina Kulesh.)
TRIỂN VỌNG TRONG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012 TẠI THỦ ĐỨC –
Trang 3Xin gửi lời cảm ơn đến các anh ở trại Thực nghiệm Khoa Nông học và các bạn
đã động viên, giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Tp Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012
Sinh viên Mai Phúc Hậu
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài ” Khảo sát sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của bảy
giống bắp nếp (Zea mays var ceratina Kulesh.) triển vọng trong vụ Xuân Hè năm
2012 tại Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh” đã được tiến hành tại Trại thực nghiệm Khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3/2012 đến tháng 6/2012 nhằm chọn ra những giống bắp nếp có năng suất cao, phẩm chất tốt,
ít đổ ngã, nhiễm sâu bệnh nhẹ và phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng
Thí nghiệm gồm 6 giống bắp nếp (MX2, MX4, MX6, MX10, Victory 924 và HN88) và bắp Nù là giống đối chứng được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố bốn lần lặp lại, mỗi nghiệm thức là một giống
Kết quả thí nghiệm cho thấy,
Các giống bắp nếp thí nghiệm thuộc giống ngắn ngày (82 – 87 ngày), giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là MX4 (82 ngày)
Các giống tham gia thí nghiệm có sức sinh trưởng khá tốt, 2 giống có khả năng chống đổ ngã tốt là Victory 924 và HN88 với tỉ lệ đổ ngã 1,3 % và 2,5 %
Giống nhiễm sâu đục thân nhẹ là HN88 (điểm 2); giống nhiễm sâu đục bắp nhẹ
là HN88 (điểm 1) Tất cả các giống đều bị nhiễm bệnh rỉ sắt từ nặng đến rất nặng (điểm 4 – điểm 5); giống HN88 và MX10 nhiễm bệnh khô vằn nhẹ với tỉ lệ bệnh lần lượt là 2,5 % và 4,4 %
Giống HN88 có năng suất trái tươi có lá bi cao nhất (14270 kg/ha) HN88 và Victory 924 là hai giống có năng suất trái tươi không có lá bi cao nhất lần lượt là 8867 kg/ha và 8000 kg/ha và năng suất hạt khô cao nhất là 4889 kg/ha và 4425 kg/ha nhưng giống có phẩm chất hạt ngon nhất là MX10 và MX4
Giống có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chống đổ ngã, nhiễm sâu bệnh nhẹ và phẩm chất khá là HN88 và Victory 924
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách các chữ viết tắt xiii
Danh sách các bảng ix
Danh sách các hình và biểu đồ xi
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu 2
1.3 Yêu cầu 2
1.4 Giới hạn đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây bắp 3
2.1.1 Phân loại thực vật 3
2.1.2 Nguồn gốc bắp nếp 3
2.1.3 Đặc điểm bắp nếp 5
2.2 Tầm quan trọng của cây bắp trong nền kinh tế 5
2.2.1 Bắp làm lương thực cho người 5
2.2.2 Bắp làm thức ăn chăn nuôi 6
2.2.3 Bắp làm thực phẩm 6
2.2.4 Bắp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp 7
2.3 Tình hình nghiên cứu bắp nếp trên thế giới 8
2.4 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới 10
2.5 Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam 10
2.6 Tình hình sản xuất bắp ở Đông Nam Bộ 11
2.7 Tình hình nghiên cứu bắp nếp ở Việt Nam 13
Trang 62.8 Sơ lược một số giống bắp nếp được sử dụng trong thí nghiệm 14
2.8.1 Giống bắp nếp MX2 14
2.8.2 Giống bắp nếp MX4 14
2.8.3 Giống bắp nếp MX6 14
2.8.4 Giống bắp nếp MX10 15
2.8.5 Giống bắp nếp Victory 924 15
2.8.6 Giống bắp nếp HN88 16
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm 17
3.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết và đặc điểm đất đai khu thí nghiệm 17
3.2.1 Tình hình khí hậu, thời tiết trong thời gian thí nghiệm 17
3.2.2 Đặc điểm đất đai khu thí nghiệm 18
3.3 Vật liệu thí nghiệm 18
3.3.1 Giống 18
3.3.2 Phân bón 19
3.3.3 Dụng cụ thí nghiệm 19
3.4 Phương pháp thí nghiệm 19
3.4.1 Bố trí thí nghiệm 19
3.4.2 Quy mô thí nghiệm 20
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 21
3.5.1 Thời gian sinh trưởng và phát dục 21
3.5.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng 22
3.5.2.1 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 22
3.5.2.2 Động thái và tốc độ ra lá 22
3.5.2.3 Diện tích và chỉ số diện tích lá 22
3.5.3 Đặc điểm hình thái cây 23
3.5.4 Tình hình sâu bệnh 23
3.5.5 Các đặc trưng về hình thái trái 24
3.5.6 Khối lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô 25
3.5.7 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 25
Trang 73.6 Quy trình kĩ thuật canh tác 27
3.7 Phương pháp xử lí số liệu 27
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển 28
4.1.1 Giai đoạn mọc mầm 28
4.1.2 Giai đoạn tung phấn – phun râu 28
4.1.3 Giai đoạn chín sữa 29
4.1.4 Giai đoạn chín sáp 30
4.1.5 Giai đoạn chín sinh lí 30
4.1.6 Thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu 30
4.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng 31
4.2.1 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 31
4.2.1.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây 31
4.2.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 33
4.2.2 Động thái và tốc độ ra lá 35
4.2.2.1 Động thái ra lá 35
4.2.2.2 Tốc độ ra lá 36
4.2.3 Diện tích và chỉ số diện tích lá 38
4.2.3.1 Diện tích lá 38
4.2.3.2 Chỉ số diện tích lá 39
4.3 Đặc điểm hình thái cây 41
4.3.1 Chiều cao thân chính 41
4.3.2 Chiều cao đóng trái 42
4.3.3 Tỉ lệ chiều cao đóng trái trên chiều cao thân 42
4.3.4 Đường kính thân 42
4.3.5 Tỉ lệ đổ ngã 43
4.4 Tình hình sâu bệnh 43
4.4.1 Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis) 43
4.4.2 Sâu đục bắp (Heliothis armigera) 44
4.4.3 Bệnh rỉ sắt do nấm Puccinia polysora 44
4.4.4 Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani 45
Trang 84.5 Các đặc trưng về hình thái trái 45
4.5.1 Chiều dài trái 46
4.5.2 Chiều dài kết hạt 47
4.5.3 Đường kính trái 47
4.5.4 Đường kính lõi 47
4.5.5 Độ che kín của lá bi 47
4.6 Khối lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô 49
4.6.1 Khối lượng chất khô 49
4.6.2 Tốc độ tích lũy chất khô 50
4.7 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trái tươi 50
4.7.1 Khối lượng trung bình trái có lá bi và không có lá bi 50
4.7.2 Năng suất lí thuyết trái tươi có lá bi và không có lá bi 50
4.7.3 Năng suất thực thu trái tươi có lá bi và không có lá bi 52
4.8 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt khô 52
4.8.1 Số trái hữu hiệu trên cây 52
4.8.2 Số hạt/hàng 52
4.8.3 Số hàng/trái 54
4.8.4 Khối lượng 1000 hạt 54
4.8.5 Năng suất lí thuyết hạt khô 54
4.8.6 Năng suất thực thu hạt khô 54
4.9 Phẩm chất hạt 55
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 57
5.1 Kết luận 57
5.2 Đề nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
PHỤ LỤC 60
Trang 9DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCĐT Chiều cao đóng trái
NSLT Năng suất lí thuyết
NSTT Năng suất thực thu
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần một số chất chính trong bắp, gạo, khoai lang 5
Bảng 2.2: Thành phần hoá học trong thân, lá, lá bi, lõi bắp và cây bắp ủ chua 6
Bảng 2.3: Giá trị dinh dưỡng của bắp rau so với các loại rau khác 7
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất bắp trên thế giới giai đoạn 2005 – 2010 10
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 11
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất bắp của các tỉnh Đông Nam Bộ năm 2009 – 2010 12
Bảng 2.7: Chất lượng ăn tươi của giống bắp nếp MX6 và Nếp Nù 15
Bảng 3.1: Điều kiện khí hậu, thời tiết trong thời gian thực hiện đề tài 17
Bảng 3.2: Đặc điểm lí hoá của khu đất thí nghiệm 18
Bảng 3.3: Danh sách các giống 19
Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng và phát dục (NSG) của 7 giống bắp nếp vụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 29
Bảng 4.2: Chiều cao cây (cm) của 7 giống bắp nếp vụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 31
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây ngày) của 7 giống bắp nếpvụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 33
Bảng 4.4: Số lá (lá) của 7 giống bắp nếpvụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 35
Bảng 4.5: Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày) của 7 giống bắp nếpvụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 37
Bảng 4.6: Diện tích lá (dm2) của 7 giống bắp nếp vụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 39
Bảng 4.7:Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2đất) của 7 giống bắp nếp vụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 40
Bảng 4.8: Đặc điểm thân của 7 giống bắp nếpvụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 41
Bảng 4.9: Tình hình sâu hại của 7 giống bắp nếpvụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 44
Trang 11Bảng 4.10: Tình hình bệnh hại của 7 giống bắp nếp vụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ
Đức – Tp Hồ Chí Minh 45
Bảng 4.11: Đặc điểm trái của 7 giống bắp nếp vụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức –
Tp Hồ Chí Minh 46
Bảng 4.12: Khối lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô của 7 giống bắp nếp vụ
Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 49
Bảng 4.13: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trái tươi của 7 giống bắp nếp
vụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 51
Bảng 4.14: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt khô của 7 giống bắp nếp
vụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 53
Bảng 4.15: Phẩm chất hạt của 7 giống bắp nếp vụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức –
Tp Hồ Chí Minh 56
Trang 12DANH SÁCH CÁC H ÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 3.1: Toàn cảnh khu thí nghiệm 21
Hình 4.1: Dạng trái của 7 giống bắp nếp thí nghiệm 48
Hình 1: Khu thí nghiệm 30 NSG 60
Hình 2: Khu thí nghiệm giai đoạn trổ cờ 60
Hình 3: Sâu đục thân và triệu chứng gây hại 61
Hình 4: Triệu chứng gây hại sâu đục bắp 61
Hình 5: Bệnh khô vằn 62
Hình 6: Bệnh rỉ sắt 62
Hình 7: Giống Nù (Đ/C) 63
Hình 8: Giống MX2 63
Hình 9: Giống MX4 63
Hình 10: Giống MX6 63
Hình 11: Giống MX10 64
Hình 12: Giống Victory 924 64
Hình 13: Giống HN88 64
Biểu đồ 1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây 65
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 65
Biểu đồ 3: Động thái ra lá 65
Biểu đồ 4: Tốc độ ra lá 66
Biểu đồ 5: Diện tích lá 66
Biểu đồ 6: Chỉ số diện tích lá 66
Biểu đồ 7: Năng suất bắp tươi có lá bi 67
Biểu đồ 8: Năng suất bắp tươi không có lá bi 67
Biểu đồ 9: Năng suất hạt khô 68
Trang 13Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Bắp (Zea mays L.) là một trong ba cây cốc quan trọng nhất cung cấp lương thực
cho loài người và thức ăn gia súc Bắp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu Với vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho người, thức ăn cho chăn nuôi, bắp còn cung cấp nguyên liệu các ngành công nghiệp lương thực, thực phẩm, dược phẩm
và công nghiệp nhẹ, đặc biệt là nguyên liệu lí tưởng cho năng lượng sinh học Bắp là một trong những cây trồng có khả năng cơ giới hoá cao và có nhiều giá trị kinh tế, cùng với tính thích ứng rộng nên bắp đã được hầu hết các nước trên thế giới gieo trồng Năm 2010, bắp đứng đầu về sản lượng và năng suất trong nhóm cây lương thực của thế giới với sản lượng đạt 844,4 triệu tấn trên diện tích 161,9 triệu ha, năng suất bình quân 5,2 tấn/ha (FAOSTAT, 2012)
Ở Việt Nam bắp được trồng phổ biến và là cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau lúa Mặc dầu là cây lương thực thứ hai sau lúa nhưng do truyền thống lúa nước, cây bắp không được chú trọng nên chưa phát huy được tiềm năng của nó ở Việt Nam Những năm gần đây nhờ có những chính sách khuyến khích của Đảng, Chính phủ và nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật, đặc biệt về giống nên cây bắp đã có những bước tiến đáng kể trong tăng trưởng về diện tích, năng suất và sản lượng Năm 2010, diện tích đạt 1126,9 nghìn ha, sản lượng 4606,8 nghìn tấn, năng suất 4,1 tấn/ha (FAOSTAT, 2012)
Ở nước ta, ngoài nhu cầu sử dụng tươi như là thực phẩm thì tinh bột bắp nếp
(Zea mays var ceratina Kulesh.) còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm Trong hạt bắp nếp ngoài hàm lượng tinh bột cao thì còn có một số
Trang 14acid amin quan trọng như tryptophan, lysine, leucine, tyrosine Do đó, hạt bắp nếp thích hợp cho chế biến thức ăn dinh dưỡng, bột ngũ cốc.
Giống là yếu tố hàng đầu để tăng năng suất bắp Hiện nay trên thị trường có nhiều giống bắp nếp khác nhau về thời gian sinh trưởng, năng suất và phẩm chất Tuy nhiên, không ít giống mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao, do không thích nghi với điều kiện sinh thái và phương thức canh tác từng vùng Để tuyển chọn những giống bắp nếp
có năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với đặc điểm sinh thái địa phương, đề tài
”Khảo sát sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của bảy giống bắp nếp
(Zea mays var ceratina Kulesh.) triển vọng trong vụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành
Theo dõi các chỉ tiêu về đặc điểm nông học, tình hình nhiễm sâu bệnh, các yếu
tố cấu thành năng suất, năng suất và phẩm chất hạt của các giống thí nghiệm
1.4 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn và giới hạn về kinh phí nên chỉ tiến hành thí nghiệm trên bảy giống bắp nếp trong vụ Xuân Hè tại quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh và rút ra kết luận sơ bộ.
Trang 15Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây bắp
2.1.1 Phân loại thực vật
Bắp nếp có tên khoa học là Zea mays var ceratina Kulesh thuộc họ hòa thảo (Gramineae), bộ rễ chùm, lá mọc thành hai dãy, gân lá song song, bọc lá chẻ dọc, có
thìa lìa, mấu đốt đặc, hoa mọc thành bông nhỏ có mày
Tộc Maydeae: hoa đực và hoa cái ở những vị trí khác nhau trên cùng một cây,
thân đặc, có sáp
Chi Zea: hạt mọc ở trục bông (lõi bắp) ở phía bên cây, sau khi chín hạt to và mày nhỏ
Loài Zea mays: nhánh mẹ phát triển vòi nhụy (râu) rất dài, số hàng hạt tương
đối nhiều, xếp song song trên trục bông (Trần Thị Dạ Thảo, 2008)
2.1.2 Nguồn gốc bắp nếp
Theo Bear (1944) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) đột biến đầu tiên của bắp nếp có lẽ đã xảy ra vào năm 1936, mặc dầu nó không được quan sát cho tới năm 1938 Bắp nếp đã được chú ý đầu tiên vào năm 1938
Một thời gian lâu có giả thuyết cho rằng, bắp nếp có nguồn gốc ở Đông Nam Á
mà Trung Quốc, Miến Điện và Philippin là quê hương đầu tiên của nó Nhưng sau đó người ta thấy rằng đó là kết quả của một đột biến thông thường của các giống bắp răng ngựa biểu hiện gen wx và gắn liền với các điều kiện trồng trọt không bình thường, chúng có thể xuất hiện ở các vùng khác nhau của quả đất (Grebense, 1954) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000)
Trang 16Joseph Berger (1962) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) cho rằng bắp nếp được tìm thấy phần lớn ở Bắc Miến Điện, Philippin, Đông Trung Quốc và Manchuria
Theo Lưu Trọng Nguyên (1965) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) bắp nếp là một loài phụ hình thành sau khi đã nhập bắp vào Trung Quốc, không có tài liệu chính xác về thời gian xuất hiện loài này Địa điểm xuất hiện có thể là Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây hoặc tỉnh Vân Nam Do bắp này có nguồn gốc ở Trung Quốc
nên thường gọi là bắp nếp Trung Quốc (Zea mays sinensis)
Kupzow (1972) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) cho rằng bắp đá (Zea mays
var indurata Sturt.) có lẽ là những dạng cây gốc để sinh ra bắp nếp Bắp nếp được hình thành ở Miến Điện rồi phổ biến khắp vùng Đông Nam Á và sau đó được đem từ đấy sang Mĩ và Liên Xô (vào nửa đầu thế kỉ XX)
Robert và ctv (1976) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) cho rằng một nhà truyền giáo của giáo hội Scotland ở Trung Quốc đã gởi mẫu bắp nếp đầu tiên đến Mĩ năm 1908 Collins (1909) đã đặt cho gen wx là waxy Theo các tác giả này, mặc dù Trung Quốc là nguồn gốc nguyên thuỷ của bắp nếp nhưng những đột biến về bắp nếp
thường xảy ra ở giống bắp răng ngựa (Zea mays var indentata Sturt.) tại Mĩ
Alexander và Watson (1977 và 1988) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) cho rằng bắp nếp (waxy corn) được mang đến Mĩ từ Trung Quốc vào năm 1908 và được duy trì như là một sự bí ẩn về di truyền Tên của nó được xuất phát từ sự xuất hiện sáp của nội nhũ khi cắt ngang mặt lát cắt
Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của bắp nếp Theo Ustimenko và Bakumovsky (1983) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) bắp nếp là một đột biến của giống bắp răng ngựa Bắc Mĩ
Zobel (1992) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) cũng cho rằng bắp nếp được khám phá từ bắp của Trung Quốc Theo Zobel, sự phát triển tinh bột trong phân tử amylopectin được kiểm soát bởi gen nếp đột biến (wx) Việc sản xuất tinh bột bắp nếp lần đầu tiên mang tính thương mại hoá đã xảy ra vào năm 1942
Trang 172.1.3 Đặc điểm bắp nếp
Hạt bắp nếp có dạng tròn, nhẵn, có màu vàng, trắng đục, tím Khi hạt bắt đầu khô ở thời kì chín hoàn toàn, mặt cắt trong như sáp Phần ngoài của hạt rất cứng, mày chủ yếu là trắng Tinh bột nội nhũ của hạt rất chặt và chiếm khoảng 60,0 % trong đó 100,0 % là amylopectin (Trần Thị Dạ Thảo, 2008)
Tất cả nội nhũ của hạt là tinh bột có dạng mạch nhánh Sau khi bị thuỷ phân tinh bột dễ hình thành dextrin dạng keo Khi gặp iot tinh bột bắp nếp có màu tím đỏ khác với phản ứng của tinh bột nội nhũ bắp đá và bắp răng ngựa nếu gặp iot có màu xanh
Hạt bắp nếp dễ tiêu hoá, thích hợp với việc dùng làm thức ăn gia súc và làm nguyên liệu nấu rượu Khi còn non bắp nếp thường dùng làm rau Tinh bột của bắp nếp dính, có thể dùng để hồ vải hoặc dùng làm keo dán, cũng có thể dùng thay cho gạo nếp để chế các loại bánh
Bắp nếp có tính dẻo thơm được sử dụng dưới dạng luộc, nướng, nấu chè, nấu xôi
2.2 Tầm quan trọng của cây bắp trong nền kinh tế
2.2.1 Bắp làm lương thực cho người
Bảng 2.1: Thành phần một số chất chính trong bắp, gạo, khoai lang (% chất khô)
Loại thức ăn Chất
xơ
Chất khoáng Protein
Chất béo
Tinh bột
Năng lượng (cal/1kg thức ăn)
(Ustimenko và ctv, 1983) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2008) Trên thế giới, bắp là cây cung cấp lương thực rất quan trọng Hiện nay cả thế giới sử dụng khoảng trên 100,0 triệu tấn hạt bắp/năm để làm lương thực
Trang 18Vì bắp có giá trị dinh dưỡng cao nên toàn thế giới sử dụng 21,0 % sản lượng bắp làm lương thực cho người Tất cả các nước trồng bắp nói chung đều ăn bắp ở mức
độ khác nhau Phương thức sử dụng bắp làm lương thực cho người rất đa dạng, phụ thuộc vào vùng địa lí và tập quán
2.2.2 Bắp làm thức ăn chăn nuôi
Hiện nay, bắp là thức ăn gia súc rất quan trọng Cả thế giới sử dụng gần 400,0 triệu tấn hạt bắp để làm thức ăn cho gia súc Trong thức ăn hỗn hợp của hầu hết các nước trên thế giới có khoảng 70,0 % chất tinh là từ bắp
Ngoài việc cung cấp chất tinh, cây bắp còn là thức ăn xanh và ủ chua lí tưởng cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa do thân, lá và lõi bắp cũng có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là vào thời kì chín sữa
Bảng 2.2: Thành phần hoá học trong thân, lá, lá bi, lõi bắp và cây bắp ủ chua
Thành phần Cây xanh
không bắp
Cây già không bắp Lõi bắp
Lá bi bắp xanh Cây ủ chua
Trang 19Bảng 2.3: Giá trị dinh dưỡng của bắp rau so với các loại rau khác (từ 100,0 gam phần
2.2.4 Bắp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
Ngoài việc bắp làm nguyên liệu chính cho nhà máy thức ăn gia súc tổng hợp, bắp còn là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu, cồn, tinh bột, glucoza, bánh kẹo Điều chế acid acetic Lõi bắp có thể chế ra chất cách điện, các chất làm nguyên liệu chế nhựa hoá học Từ bẹ lá có thể dùng để đan thảm Hiện nay, trên thế giới đã
có khoảng 670 mặt hàng của các ngành công nghiệp lương thực – thực phẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ chế biến từ bắp
Trang 202.3 Tình hình nghiên cứu bắp nếp trên thế giới
Vào năm 1936, các nhà khoa học tại Iowa Agricultural Experiment Station nhận
ra rằng những đặc tính của bắp nếp hơi giống đặc tính của tinh bột Tapioca và đã bắt đầu phát triển những dòng bắp nếp (Stanley, 1977) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000)
Brimhall và Hixon (1939, 1942) và Morgan (1940) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) đã tìm thấy ở bắp có 2 loại tinh bột có những đặc tính hoá hồ khác nhau
Ngôn ngữ ”amylose” và ”amylopectin” được sử dụng cách đây khoảng 50 năm
để mô tả thành phần mạch thẳng hay nhánh của tinh bột (Hallauer, 1994) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) Hallauer cũng xác định được trọng lượng phân tử của Amylopectin > 2 x 107
Kupzow (1972) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) cho rằng tinh bột bắp nếp không có amylose, chỉ gồm toàn amylopectin Phân tử amylopectin lớn gấp 2 – 5 lần phân tử amylose, khi nở ra phân tử này giữ nước chặt hơn và giữ được nhiều nước hơn Trong công nghiệp bánh kẹo người ta rất thích loại tinh bột này, chính vì vậy nên nhu cầu về hạt bắp nếp khá cao
Tại trường đại học Illinos, Hatfield và Braman (1972) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) đã so sánh bắp nếp với bắp thường trong 2 thí nghiệm về sự chuyển hoá
và sinh trưởng với những con cừu non và bò đực non thấy rằng sử dụng bắp nếp trong khẩu phần thức ăn của gia súc có sự tăng trọng có ý nghĩa so với bắp thường
Theo Lưu Trọng Nguyên (1972) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000), tất cả nội nhũ hạt là tinh bột dãy nhánh của sừng, sau khi bị thuỷ phân dễ hình thành dextrin dạng keo, gặp iot có màu tím đỏ, khác phản ứng của tinh bột nội nhũ bắp đá và bắp răng ngựa với iot Tinh bột của 2 dạng bắp này có khoảng 78,0 % tinh bột dãy nhánh
và khoảng 22,0 % tinh bột dãy chính nên gặp iot có màu xanh, soi ra ánh sáng thấy hạt không trong, cứng, nhẵn, không bóng
Robert và ctv (1976) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) cho rằng bắp nếp đã được phát triển như là một cây trồng đặc biệt được sử dụng trong hỗn hợp làm bánh,
hồ và các công dụng công nghiệp khác đòi hỏi tinh bột có mạch nhánh Robert thấy
Trang 21rằng hạt bắp nếp có nhiều tinh bột hơn bắp răng ngựa Nói chung, trong tinh bột bắp
có khoảng 72,0 % amylopectin và 28,0 % amylose
Brink và Abegg (1926) cũng như Alexander và Roy (1977) (Trích dẫn Trần Thị
Dạ Thảo, 2000) đã thông báo rằng tinh bột của bắp nếp khác với tinh bột của bắp bình thường về thành phần của amylopectin và chuỗi phân tử có dạng mạch nhánh
Alexander và ctv (1977) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) cho biết một chương trình lai tạo lớn đã được khởi sự vào năm 1937 nhằm đưa gen wx vào những cây bắp có năng suất cao Công việc đã do Sprague và các đồng sự tiến hành đầu tiên tại trường Đại học ở bang Iowa
Alexender (1988) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) cho rằng sự nhân giống bắp nếp tập trung trên phương pháp lai ngược (backcross), sử dụng giống bố mẹ tốt và thu hồi thế hệ sau hoàn thiện hơn Vì thế, trong những năm trước đây năng suất của bắp nếp tương đương bắp răng ngựa Tuy nhiên, những thành tựu trong lai tạo bắp
răng ngựa đã làm cho bắp nếp có thể không đạt năng suất cao bằng bắp răng ngựa (Zea
mays var indentata) hiện tại mặc dầu chất lượng hạt khá Henderson (1974), Baman
và ctv (1973) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) thấy bắp nếp tốt hơn bắp răng ngựa trong việc nuôi cừu non
Các thí nghiệm về so sánh năng suất giữa các giống giống nếp, bắp răng ngựa
và bắp có hàm lượng amylose cao đã được thực hiện bởi Joy Lowcock, Doug George
và Rob Fletcher tại trường đại học Queensland và công ty sản xuất hạt giống Pacific Seeds (Úc) năm 1998 cho thấy rằng giống bắp có hàm lượng amylose cao có năng suất thấp hơn hẳn so với bắp nếp và bắp răng ngựa Kết quả thí nghiệm tại Horticultural Field (trường đại học Queensland): giống bắp răng ngựa có năng suất hạt khô trung bình là 3,6 tấn/ha, trong đó P 3398 có năng suất cao nhất (4,4 tấn/ha) Giống bắp nếp
có năng suất trung bình là 4,0 tấn/ha trong đó Waxy 80 có năng suất 4,2 tấn/ha Giống bắp có hàm lượng amylose cao có năng suất thấp nhất (từ 2,7 đến 2,8 tấn/ha) Kết quả thí nghiệm tại Pacific Seeds cho thấy, giống bắp răng ngựa có năng suất hạt khô trung bình cao nhất đạt 5,5 tấn/ha trong đó Pac 143 có năng suất 6,8 tấn/ha Giống bắp nếp
có năng suất trung bình là 5,5 tấn/ha trong đó Waxy 80 có năng suất 5,8 tấn/ha Giống
Trang 22bắp có hàm lượng amylose cao có năng suất thấp nhất (từ 3,6 đến 4,2 tấn/ha) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000)
2.4 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới
So với nhiều loại cây trồng khác, bắp là cây có lịch sử trồng trọt tương đối trẻ Mãi đến thế kỉ 15 mới nhập vào Châu Âu và đầu thế kỉ 16 nhập vào Châu Á nhưng bắp đã phát triển và toả rộng với tốc độ khá nhanh đến các nước trên thế giới
Năm 2010, thế giới có 161,9 triệu ha sản xuất bắp với năng suất 5,2 tấn/ha đã đạt được sản lượng 844,4 triệu tấn Trong đó, châu Mỹ có diện tích sản xuất bắp lớn nhất thế giới với 63,1 triệu ha, kế đến là châu Á là 53,7 triệu ha, châu Phi 30,9 triệu ha, châu Âu 14,1 triệu ha và châu Úc 0,0812 triệu ha
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất bắp trên thế giới giai đoạn 2005 – 2010
Năm Diện tích
(triệu ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
2.5 Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam
Bắp đã được đưa vào Việt nam khoảng 300 năm trước (Ngô Hữu Tình, 1997) Bắp là cây lương thực quan trọng được xếp thứ 2 sau lúa Nó cũng là một cây trồng rất
có ý nghĩa cho sự phát triển chăn nuôi, bắp đã được trồng gần như khắp cả nước
Trang 23− Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Những năm gần đây, nhờ chính sách khuyến khích phát triển của nhà nước và tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là giống, cây bắp có những bước tiến đáng kể về diện tích, năng suất, sản lượng Năm 2010, diện tích trồng bắp là 1126,9 nghìn ha,
năng suất 4,1 tấn/ha, sản lượng 4606,8 nghìn tấn
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010
(nghìn ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
2.6 Tình hình sản xuất bắp ở Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ gồm có 5 tỉnh và một thành phố là Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh Tổng diện tích của vùng là 2,2 triệu ha chiếm khoảng 20,3 % tổng diện tích đất cả nuớc
Trang 24Đông Nam Bộ có 9 nhóm đất chính, trong đó đất xám (Acrisols) và đất đỏ (Ferralsols) là 2 nhóm đất chính, chiếm 75,0 % diện tích vùng Đông Nam Bộ nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn nhất nước và là vùng thích hợp cho sản xuất nông nghiệp Nhiệt độ trung bình hằng năm đạt từ 26,0 – 27,0 0C, lượng mưa hằng năm cao
từ 1800,0 – 2400,0 mm Do khí hậu thuận lợi, vùng Đông Nam Bộ sản xuất nhiều loại nông sản có giá trị như tiêu, điều, cao su, cà phê, mía và bắp
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất bắp của các tỉnh Đông Nam Bộ năm 2009 – 2010
Tỉnh
Diện tích (nghìn ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
2.7 Tình hình nghiên cứu bắp nếp ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, do kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh đi đôi với nhu cầu sử dụng các sản phẩm sạch, không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của người dân cũng tăng lên, đã tạo cơ hội lớn cho việc phát triển của bắp thực phẩm như bắp nếp, bắp đường và bắp rau Do nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng cần có những giống bắp nếp có độ dẻo, thơm ngọt, hương vị đậm đà Chính vì vậy nên việc nghiên cứu và sử dụng các loại hạt giống bắp nếp lai ở nước ta mới được chú trọng Các cơ quan và các công ty sản xuất hạt giống trong nước cũng nắm bắt được nhu cầu trên, đã
Trang 25đưa ra một số giống bắp nếp được trồng thí điểm ở nhiều địa phương bước đầu đã có nhiều thành công và được thị trường chấp nhận MX2, MX4, MX6, MX10 là các giống bắp nếp lai thế hệ mới của công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam Một số sản phẩm bắp nếp Nù của các công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Địa, Công ty Lương Nông, Công ty giống cây trồng Miền Trung, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thần Nông Giống bắp nếp TN 168, TN 177 của Công ty Trang Nông Công ty trách nhiệm hữu hạn Syngenta Việt Nam có các giống Wax 44, Wax 48, Wax 50
Một số kết quả nghiên cứu về giống bắp nếp trong nước:
Nguyễn Kiều Dân (2010), đã cho thấy 2 giống bắp nếp VINO 602 và VINO
19069 (Công ty giống cây trồng Việt Nông) là 2 giống có tiềm năng năng suất và phát triển tốt ở vùng đất xám bạc màu Thủ Đức Giống VINO 19069 có năng suất cao còn VINO 602 có phẩm chất tốt dùng để ăn tươi
Trần Thị Kiều Oanh (2009), cho thấy giống bắp nếp Long Xuyên là giống ít sâu bệnh hại, phẩm chất tốt và năng suất cao thích hợp với điều kiện tại xã Gia Canh – Định Quán – Đồng Nai
Trần Thanh Mỹ (2007), cho thấy 2 giống bắp nếp có ưu thế về năng suất so với giống đối chứng Wax44 và các giống còn lại là MX6 và MX10
Nguyễn Văn Bình (2006), cho thấy 2 giống có năng suất, phẩm chất cao nhất trong bộ giống đã thí nghiệm tại Tây Ninh đó là NSSC1 và NSSC2 (Công ty cổ phần
giống cây trồng Miền Nam)
Nguyễn Văn Long (2005), cho thấy 2 giống NSSC1 và NSSC3 (Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam) có năng suất cao và phù hợp với điều kiện canh tác tại huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang
Trang 262.8 Sơ lược một số giống bắp nếp được sử dụng trong thí nghiệm
2.8.1 Giống bắp nếp MX2
Nguồn gốc: Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam
MX2 là giống bắp lai không qui ước được tạo ra từ tổ hợp lai SNC06 x SN1, trong đó SNC06 và SN1 là các giống bắp nếp thụ phấn tự do đã được chọn lọc, được công nhận là giống quốc gia năm 2005
Tại các tỉnh miền Nam năng suất trung bình của MX2 đạt 8,8 tấn lột vỏ/ha; tại duyên hải miền Trung và Tây Nguyên đạt hơn 11,0 tấn/ha
2.8 2 Giống bắp nếp MX4
Nguồn gốc: Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam
MX4 là giống bắp lai không qui ước được tạo ra từ tổ hợp lai SNC07 x SN1, trong đó SNC07 và SN1 là các giống bắp nếp thụ phấn tự do đã được chọn lọc, được công nhận tạm thời năm 2004 theo Quyết định số 2182 QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 7 năm 2004
Tại các tỉnh miền Nam năng suất trung bình của MX4 đạt 8,7 tấn lột vỏ/ha Tại Hà Giang, MX4 rất phù hợp với điều kiện thời tiết ở vùng cao núi đá, cây
có chiều cao vừa phải nên chịu đựng được sương muối và gió lốc, dễ trồng, không tốn
công chăm sóc nhiều như giống bắp nếp của địa phương, thời gian sinh trưởng ngắn, trồng khoảng 2,5 tháng đã cho thu hoạch với năng suất đạt từ 15,0 – 17,0 tấn/ha
2.8 3 Giống bắp nếp MX6
Nguồn gốc: Do Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam lai tạo từ tổ hợp các dòng bắp nếp truyền thống của Việt Nam MX6 đã được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức theo quyết định số 19 /QĐ-TT/CLT ngày 07/02/2012
Tại miền Bắc, năng suất trái tươi lột vỏ đạt 9,0 tấn/ha Tại miền Trung năng suất hạt khô trung bình đạt 5,1 tấn/ha, vượt hơn đối chứng nếp Nù là 33,9% Tại miền Nam năng suất trái tươi lột vỏ trung bình đạt 7,0 – 8,0 tấn/ha cao hơn so với giống đối chứng nếp Nù là 32,3%
Trang 27Theo đánh giá của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia, MX6 có chất lượng ăn tươi ngon, ngọt, thơm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng
Bảng 2.7: Chất lượng ăn tươi của giống bắp nếp MX6 và Nếp Nù
Giống Độ dẻo (1 – 5) Vị ngọt (1 – 5) Mùi thơm (1 – 5)
Tại Hải Dương, MX6 cho thu hoạch tập trung, tỷ lệ bắp loại 1 trên 95,0 %, hạt màu trắng sữa, ăn tươi dẻo, ngọt, thơm đặc trưng, năng suất ăn tươi có vỏ đạt 18,0 – 19,0 tấn/ha
2.8.4 Giống bắp nếp MX10
Ngày 2/10/2007, Bộ NN-PTNT đã ký quyết định số 2881/QĐ-BNN-TT công nhận giống bắp nếp lai đơn F1 MX10 của Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam là giống cây trồng mới được phép đưa vào sản xuất kinh doanh
Tại Cần Thơ, MX10 sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh sọc lá (bạch tạng) khá tốt, độ đồng đều cao, tỷ lệ trái loại 1 trên 90,0 %, ăn ngon, mềm, dẻo và thơm
Tại Ninh Thuận, giống bắp nếp lai MX10 sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh khô vằn, đốm lá rất tốt, sau trồng từ 62 – 65 ngày là có thể thu hoạch trái tươi, độ đồng đều trái và cây rất cao, cho thu hoạch tập trung, dạng trái hơi nù, hạt trắng sữa, ăn tươi ngon, mềm, dẻo, ngọt thơm đặt trưng rất phù hợp với thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng
Trang 28đổ ngã Thời gian sinh trưởng ngắn Trái to, hạt màu trắng, bóng, đẹp, bắt mắt Hạt đóng phủ kín đầu cùi, vị mềm, dẻo.
độ đồng đều rất cao, tỷ lệ bắp loại 1 trên 95,0 %
Tóm lại, trên thế giới và ở Việt Nam, bắp là một cây lương thực có tầm quan
trọng trong nền kinh tế với khá nhiều công dụng Diện tích, năng suất và sản lượng đang gia tăng theo thời gian; trong đó, bắp nếp đã chiếm một vị trí quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất trên thế giới và ở trong nước
Trang 29Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm đã được tiến hành từ tháng 3/2012 đến tháng 6/2012, tại trại thực nghiệm khoa Nông học – trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
3.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết và đặc điểm đất đai khu thí nghiệm
3.2.1 Tình hình khí hậu, thời tiết trong thời gian thí nghiệm
Bảng 3.1: Điều kiện khí hậu, thời tiết trong thời gian thực hiện đề tài
Tổng lượng mưa (mm)
ẩm độ không khí, số giờ nắng và lượng mưa tương đối cao nên thích hợp cho cây bắp
Trang 30vươn lóng giúp cây phát triển tốt Tuy nhiên, nhiệt độ và lượng mưa cao trong cuối tháng tư có thể làm ảnh hưởng đến sự thụ phấn, thụ tinh của cây Nhiệt độ trong tháng năm cao, độ ẩm và số giờ nắng tương đối; lượng mưa thấp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chín sinh lí Tuy nhiên, lượng mưa thấp trong tháng này gây bất lợi cho quá trình tích luỹ dinh dưỡng vào hạt trong giai đoạn chín sữa, do vậy cần cung cấp nước đầy đủ cho cây Lượng mưa cao trong tháng sáu không thuận lợi cho quá trình chín sinh lí và khâu thu hoạch
3.2.2 Đặc điểm đất đai khu thí nghiệm
Bảng 3.2 cho thấy, đất khu thí nghiệm thuộc sa cấu cát pha thịt; có độ chua hơi chua; hàm lượng dinh dưỡng như chất hữu cơ, đạm tổng số trung bình; lân dễ tiêu, magie và kali giàu, canxi nghèo Với điều kiện này cây bắp vẫn sống và phát triển bình thường nhưng để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt thì cần bổ sung vôi để nâng pH đất, tăng hàm lượng canxi; bón lót phân chuồng nâng cao lượng chất hữu cơ trong đất
và bón thêm phân NPK để tăng lượng đạm
Bảng 3.2: Đặc điểm lí hoá của khu đất thí nghiệm
Trang 31Bảng 3.3: Danh sách các giống
NT1 (đ/c) Nù TPTD Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang NT2 MX2 Lai đơn Công ty Cổ phần giống cây trồng Miền Nam NT3 MX4 Lai đơn Công ty Cổ phần giống cây trồng Miền Nam NT4 MX6 Lai đơn Công ty Cổ phần giống cây trồng Miền Nam NT5 MX10 Lai đơn Công ty Cổ phần giống cây trồng Miền Nam NT6 Victory 924 Lai đơn Công ly liên doanh hạt giống Đông Tây NT7 HN88 Lai đơn Công ty giống cây trồng trung ương
3.3.2 Phân bón
Công thức phân bón/ha: 120 N : 60 P2O5 : 90 K2O
Phân hữu cơ: 10 tấn/ha
Trang 32Diện tích toàn khu thí nghiệm: 570 m2
Chiều biến thiên
Trang 333.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Theo tiêu chuẩn 10TCN 340-98 (Quy phạm khảo nghiệm giống ngô của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)
Cây theo dõi: chọn ngẫu nhiên 5 cây của 2 hàng giữa ở mỗi ô thí nghiệm
3.5.1 Thời gian sinh trưởng và phát dục
Ngày mọc mầm: ghi nhận khi có trên 50 % số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt
Ngày chín sáp: ghi nhận khi có trên 75 % số cây có bắp chín sáp
Hình 3.1: Toàn cảnh khu thí nghiệm
Trang 34Ngày chín sinh lí: ghi nhận khi có trên 75 % số cây có lá bi bắt đầu chuyển sang màu vàng khô hay chân hạt có chấm đen
3.5.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng
3.5.2.1 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
Bắt đầu đo vào 10 NSG, định kì 7 ngày đo 1 lần, đến khi cây hết tăng trưởng Tốc độ tăng truởng chiều cao cây (∆H) được tính theo công thức:
∆H (cm/cây/ngày) = (H2 – H1)/T Trong đó: H1: Chiều cao cây đo lần trước (cm); H2: Chiều cao cây đo lần kế tiếp (cm); T: Thời gian giữa 2 lần đo (ngày)
3.5.2.2 Động thái và tốc độ ra lá
Bắt đầu đếm vào 10 NSG và kết thúc khi cây trổ cờ, định kì 7 ngày đếm 1 lần
Lá được tính khi thấy rõ cổ lá Mỗi lần đếm có đánh dấu bằng cách cắt hình chữ
V trên mép lá, để tiện cho đếm số lá khi đếm lần sau
Tốc độ ra lá (∆L) được tính theo công thức :
∆L (lá/cây/ngày) = ( SL2 – SL1)/T Trong đó: SL1: Số lá đếm lần trước (lá); SL2: Số lá đếm lần kế tiếp (lá); T: Thời gian giữa 2 lần đếm (ngày)
3.5.2.3 Diện tích và chỉ số diện tích lá
14 NSG bắt đầu đo và kết thúc khi thu hoạch, định kì 14 ngày theo dõi 1 lần Phương pháp đo: Chiều dài lá: tính từ gốc đến ngọn của phiến lá; chiều rộng lá:
đo ở phần rộng nhất của phiến lá
Diện tích lá (S) được tính theo công thức Ivanor:
S (dm2) = a x b x k Trong đó: a: Chiều dài lá (dm); b: Chiều rộng lá (dm); k: Hệ số (k = 0,7)
Chỉ số diện tích lá (LAI) được tính theo công thức:
Trang 35LAI (m2 lá/m2 đất) = S1 x TSC/Sđ Trong đó: S1:diện tích lá (m2); TSC: tổng số cây trên ô; Sđ: diện tích mỗi ô (m2
)
3.5.3 Đặc điểm hình thái cây
Chiều cao thân chính (cm): Tiến hành đo khi bắp phun râu được 12 ngày, đo từ sát gốc đến điểm phân nhánh cờ đầu tiên
Chiều cao đóng trái (cm): Đo từ sát gốc đến mắt đốt mang trái đầu tiên vào giai đoạn chín sữa
Tỷ lệ chiều cao đóng trái/Chiều cao thân (%) = (Chiều cao đóng trái x 100)/Chiều cao thân
Đường kính thân (cm): Đo cách gốc 25 cm, khi cây chín sáp
Tỷ lệ đổ ngã (TLĐN) (%): Đếm số cây nghiêng 30 độ trở lên so với phương thẳng đứng của cây: TLĐN (%) = (Số cây đổ ngã x 100)/Số cây theo dõi
3.5.4 Tình hình sâu bệnh
Sâu đục bắp (Heliothis armigera) (Điểm)
Đếm số cây bị đục thân, đục bắp Theo dõi vào giai đoạn chín sữa, sau đó tính
tỷ lệ theo công thức: Tỷ lệ sâu hại (%) = (Số cây bị hại/Tổng số cây điều tra) x 100
Trang 36Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani
Mức độ gây hại được tính bằng công thức:
+ Tỉ lệ bệnh (%) = (Số cây bị bệnh/Tổng số cây trên ô) x 100 + Chỉ số bệnh (%) = [(4n1 + 3n2 + 2n3 + n4)/4N] x 100
Trong đó:
N: Tổng số cây điều tra
n1: Số cây bị bệnh cấp 4 (vết bệnh lên trái)
n2: Số cây bị bệnh cấp 3 (vết bệnh lên lá thứ 1 dưới lá mang trái)
n3: Số cây bị bệnh cấp 2 (vết bệnh lên lá thứ 2 dưới lá mang trái)
n4: Số cây bị bệnh cấp1 (vết bệnh lên lá thứ 3 dưới lá mang trái)
Bệnh rỉ sắt do nấm Puccinia polysora (Điểm)
Nhiễm rất nặng (Trên 50 % diện tích lá bị bệnh) 5
3.5.5 Các đặc trưng về hình thái trái
Chiều dài trái: đo từ đầu trái đến cuối trái kể cả phần đuôi chuột
Đường kính trái, đường kính lõi: đo phần giữa trái
Chiều dài kết hạt: đo từ đầu trái đến phần cuối trái có hạt lớn trung bình
Khối lượng trái chưa bóc lá bi, khối lượng trái đã bóc lá bi
Độ che kín của lá bi: Được đánh giá theo thang điểm từ 1 – 5
Trang 37• Điểm 1: vỏ bao kín, chặt và dài hơn đầu trái bắp
• Điểm 2: vỏ bi dài hơn đầu bắp nhưng không chặt
• Điểm 3: vỏ bi chỉ bằng đầu bắp, bao không kín có thể nhìn thấy lõi nhưng chưa nhìn thấy hạt
• Điểm 4: vỏ bi chỉ bằng đầu trái bắp, bao không kín có thể nhìn thấy hạt
• Điểm 5: vỏ bi ngắn hơn đầu bắp, không có khả năng bao kín trái bắp và
phủ kín hạt, nhìn rõ phần đầu trái bắp
3.5.6 Khối lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô
Khối lượng chất khô (g): Chọn 3 cây đại diện trên một nghiệm thức sau đó cân khối lượng tươi, băm nhỏ rễ, thân, lá Lấy 200 gam mẫu, sấy đến khi khối lượng không đổi, cân lại và tính khối lượng khô, thực hiện lúc thu hoạch
Tốc độ tích lũy chất khô (P) (g/cây/ngày):
P = Khối lượng chất khô/Thời gian sinh trưởng
3.5.7 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Các yếu tố cấu thành năng suất
Số trái hữu hiệu/cây: Tổng số trái thu hoạch/Tổng số cây thu hoạch
Số hàng/trái: Đếm số hàng trên 1 trái
Số hạt/hàng: Mỗi trái chọn 3 hàng ngẫu nhiên, đếm số hạt rồi tính trung bình
Tỷ lệ hạt/trái (%): (Khối lượng hạt/Khối lượng trái) x 100
Khối lượng 1000 hạt (g): Sấy khô hạt đến khi đạt ẩm độ 14 %, rồi cân khối lượng
Năng suất trái tươi: đánh giá ở thời kì bắp chín sữa
Năng suất lí thuyết
NSLT có lá bi (kg/ha) = Số trái HH x Khối lượng trái có lá bi x Mật độ cây/ha
Trang 38NSLT không có lá bi (kg/ha) = Số trái HH x Khối lượng trái không có lá bi x Mật độ cây/ha
Năng suất thực thu
NSTT có lá bi (kg/ha) = (Khối lượng trái có lá bi x 10000)/S
NSTT không có lá bi (kg/ha) = (Khối lượng trái không có lá bi x 10000)/S Trong đó: S: diện tích 1 ô thí nghiệm (m2
)
Năng suất hạt khô: đánh giá ở thời kì chín sinh lí
Năng suất lí thuyết được tính ở ẩm độ hạt 14 %
NSLT (kg/ha) = Mật độ cây/ha x Số trái hữu hiệu/cây x Số hàng/trái x Số hạt/hàng x Khối lượng 1000 hạt ở ẩm độ 14 % x 10-6
Năng suất thực thu được tính ở ẩm độ hạt 14 %
Trang 393.6 Quy trình kĩ thuật canh tác
− Chuẩn bị đất: Dọn sạch cỏ dại, tàn dư thực vật, dùng máy cày sâu 25 – 30
cm, phay nhỏ, bừa phẳng Dùng dây đo và chia thành 4 lô, mỗi lô là một lần lặp lại, và chia 7 ô thí nghiệm trên mỗi lô, rạch 4 hàng trên mỗi ô thí nghiệm để gieo hạt
− Kỹ thuật gieo: mỗi hốc gieo 2 hạt, sâu 3 – 4 cm Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 25 cm Mật độ: 57143 cây/ha
− Phân bón/ha: 120 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O; phân hữu cơ: 10 tấn + Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ và phân lân
+ Bón thúc lần 1: khi cây được 3 – 4 lá: 1/5N + 1/5 K2O
+ Bón thúc lần 2: khi cây 7 – 9 lá: 2/5 N + 2/5 K2O
+ Bón thúc lần 3: khi cây chuẩn bị trổ cờ: 2/5 N + 2/5 K2O
Mỗi lần bón kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc và lấp phân Bón theo hốc cách gốc 10 – 15 cm
− Chăm sóc: thường xuyên theo dõi sinh trưởng phát triển của cây, tỉa, dặm, đảm bảo mật độ, xới xáo, làm cỏ, vun gốc, phòng trừ sâu bệnh
3.7 Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu thu thập được tổng hợp lại và tính toán bằng Microsoft Excel, phân tích thống kê bằng MSTATC và biểu đồ được vẽ bằng phần mềm Microsoft Excel
Trang 40Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển
Thời gian sinh trưởng là yếu tố quan trọng trong việc chọn giống bắp cho một vùng sinh thái nhất định Nó có ý nghĩa trong việc bố trí cây trồng, thời vụ và có biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp để đáp ứng kịp thời nhu cầu của cây trồng Mặt khác, việc xác định đúng thời gian sinh trưởng của cây bắp giúp chúng ta bố trí thời vụ thích hợp, tận dụng tốt điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu của từng vùng, xây dựng mạng lưới cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp một cách hợp lí và phát huy tốt đặc tính của giống nhằm tạo điều kiện cho sản xuất đạt hiệu quả cao
4.1.1 Giai đoạn mọc mầm
Giai đoạn này cây con phát triển chủ yếu dựa vào chất dinh dưỡng dự trữ có trong hạt Do đó, chất lượng hạt giống là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng mọc mầm của hạt Tuy nhiên, điều kiện ngoại cảnh cũng ảnh hưởng đến khả năng mọc mầm Qua kết quả ở bảng 4.1, cho thấy hầu hết các giống mọc mầm ở 4,0 NSG, giống MX2 mọc mầm sớm nhất (3,0 NSG), giống HN88 mọc mầm chậm nhất (6,0 NSG)
4.1.2 Giai đoạn tung phấn – phun râu
Trong giai đoạn này, bắp rất mẫn cảm với sự thiếu nước và ảnh hưởng trực tiếp đến sự thụ phấn, thụ tinh Thiếu nước làm rút ngắn thời gian trổ cờ – tung phấn, phun râu chậm, chất lượng hạt phấn giảm Vì vậy cần phải cung cấp đầy đủ nước cho bắp ở giai đoạn này
Thời gian từ khi gieo đến khi tung phấn của các giống biến thiên mạnh từ 44,0 đến 50,3 NSG (Bảng 4.1) Trong đó, giống HN88 có thời gian tung phấn muộn nhất