Các chỉ tiêu theo dõi: thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, đường kính thân, số lá, diện tích và chỉ số diện tích, trọng lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô,
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
BẮP LAI VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012 TẠI THỦ ĐỨC – TP HỒ CHÍ MINH
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRƯƠNG MINH NHA
NGÀNH: NÔNG HỌC
KHÓA: 2008 - 2012
Tháng 08/2012
Trang 2KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA BẮP
LAI VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012 TẠI THỦ ĐỨC – T P HỒ CHÍ MINH
Tác giả
TRƯƠNG MINH NHA
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông học
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS Trần Thị Dạ Thảo
Tháng 07/2012
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Con xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ người đã sinh thành và dưỡng dục, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con có thể theo học và hoàn thành khóa học này
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến cô Trần Thị Dạ Thảo đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề tài cho đến khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa và các thầy cô Khoa Nông Học trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, cung cấp kiến thức trong suốt thời gian học tại trường và tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài
Xin gửi lời cảm ơn đến các anh ở trại Thực nghiệm Khoa Nông Học và các bạn
đã động viên, giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Tháng 07 năm 2012
Sinh viên Trương Minh Nha
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài ” Khảo sát sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của bảy giống bắp lai
(Zea mays L.) trong vụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh” đã được tiến hành tại Trại thực nghiệm Khoa Nông Học – Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3/2012 đến tháng 7/2012
Thí nghiệm gồm 7 giống bắp lai CP333, NK66, DK414, DK9955, NK67, DK6919 và giống C919 là giống đối chứng được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố bốn lần lặp lại, mỗi nghiệm thức là một giống
Phương pháp theo dõi được thực hiện theo quy trình của quy phạm khảo nghiệm giống ngô 10TCN 341: 2006 Các chỉ tiêu theo dõi: thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, đường kính thân, số lá, diện tích và chỉ số diện tích, trọng lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô, tình hình nhiễm sâu bệnh hại, đặc điểm thân, đặc điểm trái, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Các giống bắp lai thí có thời gian sinh trưởng từ 95 ngày đến 106 ngày
Giống nhiễm sâu đục thân nhẹ là NK67 và DK414 (điểm 1), giống nhiễm sâu đục bắp nhẹ là CP333 và NK67 (điểm 1) Giống DK9955 vừa nhiễm nhẹ bệnh rỉ sắt (điểm 2) vừa nhiễm nhẹ bệnh khô vằn (9,1%)
Các giống tham gia thí nghiệm có sức sinh trưởng khá tốt Giống có tỉ lệ đổ ngã thấp là NK67 (1,5%), CP333 (1,6%), C919 (1,6%)
Ba giống có năng suất cao tỏ ra thích nghi với điều kiện địa phương là NK67 đạt 7899 kg/ha, giống DK9955 đạt 7294 kg/ha, CP333 đạt 7026 kg/ha
Tóm lại, giống có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chống đổ ngã, nhiễm nhẹ sâu bệnh là NK67, DK9955, CP333
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách các chữ viết tắt vii
Danh sách các bảng ix
Danh sách các hình và biểu đồ xi
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích – yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
1.3 Giới hạn đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây bắp 3
2.1.1 Phân loại bắp 3
2.1.2 Lịch sử phát triển 4
2.2 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới và trong nước 5
2.2.1 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới 5
2.2.2 Tình hình sản xuất bắp trong nước 6
2.3 Tình hình nghiên cứu và lai tạo giống bắp trên thế giới và trong nước 7
2.3.1 Tình hình nghiên cứu lai tạo bắp trên thế giới 7
2.3.2 Tình hình nghiên cứu lai tạo bắp trong nước 8
2.4 Tầm quan trọng của cây bắp trong nền kinh tế 9
2.4.1 Bắp làm lương thực cho người 9
2.4.2 Bắp làm thức ăn cho gia súc 9
2.4.3 Bắp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp 9
2.4.4 Bắp làm thực phẩm và thuốc 9
Trang 62.5 Đặc điểm của một số giống bắp lai thí nghiệm 11
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Vật liệu thí nghiệm 15
3.2 Phương pháp nghiên cứu 15
3.2.1 Điều kiện thí nghiệm 15
3.2.1.1 Đặc điểm đất đai khu thí nghiệm 15
3.2.1.2 Đặc điểm khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm 16
3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 17
3.2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 18
3.2.3.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển 18
3.2.3.2 Các đặc điểm thân 19
3.2.3.3 Tình hình sâu bệnh 20
3.2.3.4 Các đặc trưng về hình thái trái bắp 21
3.2.3.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 21
3.2.3.6 Khối lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô 22
3.2.4 Quy trình canh tác 22
3.2.4 Thu hoạch 23
3.2.5 Phương pháp xử lý và thống kê số liệu 23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển 24
4.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng 26
4.2.1 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 26
4.2.1.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây 26
4.2.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 29
4.2.2 Động thái và tốc độ ra lá 30
4.2.2.1 Động thái ra lá 31
4.2.2.2 Tốc độ ra lá 34
4.2.3 Diện tích và chỉ số diện tích lá 35
4.2.3.1 Diện tích lá 35
4.2.3.2 Chỉ số diện tích lá 38
4.3 Đặc điểm hình thái cây 40
Trang 74.3.1 Chiều cao thân chính 40
4.3.2 Chiều cao đóng trái 41
4.3.3 Tỉ lệ chiều cao đóng trái trên chiều cao thân 42
4.3.4 Đường kính gốc 42
4.3.5 Tỉ lệ đổ ngã 42
4.3.6 Trạng thái cây 42
4.4 Tình hình sâu bệnh 43
4.4.1 Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis) 43
4.4.2 Sâu đục bắp (Heliothis armigera) 43
4.4.3 Bệnh rỉ sắt 44
4.4.4 Bệnh khô vằn 45
4.5 Các đặc trưng về hình thái trái 45
4.5.1 Chiều dài trái 45
4.5.2 Chiều dài kết hạt 46
4.5.4 Đường kính lõi 47
4.5.3 Đường kính trái 47
4.5.5 Độ bọc kín của lá bi 48
4.5.6 Màu sắc và dạng hạt 48
4.6 Khối lượng chất khô và tốc độ tích luỹ chất khô 48
4.6.1 Khối lượng chất khô 48
4.6.2 Tốc độ tích luỹ chất khô 46
4.7 Các yếu tố cấu thành năng suất 49
4.7.1 Số trái hữu hiệu trên cây 49
4.7.2 Số hạt/hàng 50
4.7.3 Số hàng/trái 50
4.7.4 Khối lượng 1000 hạt 50
4.8.5 Năng suất lí thuyết 50
4.7.6 Năng suất thực thu 51
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52
5.1 Kết luận 52
5.2 Đề nghị 52
Trang 8TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC 56
Trang 9DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCĐT Chiều cao đóng trái
NSLT Năng suất lí thuyết
NSTT Năng suất thực thu
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các loài phụ của bắp 3
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất bắp trên thế giới giai đoạn 2005 - 2010 5
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 7
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất bắp của các tỉnh Đông Nam Bộ năm 2009 – 2010 9
Bảng 2.5 Thành phần một số chất dinh dưỡng trong bắp, gạo, khoai lang 9
Bảng 2.6 Bảng so sánh tỉ lệ chất xơ trong một số thực phẩm thông dụng 11
Bảng 3.1: Danh sách các giống bắp thí nghiệm và nguồn gốc chọn tạo 15
Bảng 3.2: Đặc điểm lý hóa tính của khu đất tại nơi thí nghiệm 16
Bảng 3.3: Tình hình thời tiết, khí hậu tháng 3/2012 – tháng 6/2012 16
Bảng 4.1 Thời gian sinh trưởng của 7 giống bắp lai tại Tp Hồ Chí Minh 25
Bảng 4.2a Chiều cao cây (cm) của 7 giống bắp lai vụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 27
Bảng 4.2b Chiều cao cây (cm) của 7 giống bắp lai vụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 28
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 7 giống bắp lai qua các giai đoạn sinh trưởng Tp Hồ Chí Minh (cm/cây/ngày) 29
Bảng 4.4a Số lá (lá) của 7 giống bắp laivụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 32
Bảng 4.4b Số lá (lá) của 7 giống bắp laivụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 33
Bảng 4.5 Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày) của 7 giống bắp laivụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 34
Bảng 4.6a Diện tích lá (dm2/cây) của 7 giống bắp lai vụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 36
Bảng 4.6b Diện tích lá (dm2/cây) của 7 giống bắp lai vụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 37
Bảng 4.7aChỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) của 7 giống bắp lai vụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 39
Trang 11Bảng 4.12: Khối lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô của 7 giống bắp lai vụ
Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 49
Bảng 4.13: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 7 giống bắp lai vụ Xuân
Hè năm 2012 tại Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh 51
Trang 12DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1: Ruộng thí nghiệm giai đoạn mọc mầm 56
Hình 2: Ruộng thí nghiệm 24 NSG 56
Hình 3: Ruộng thí nghiệm giai đoạn tung phấn 56
Hình 4: Ruộng thí nghiệm giai đoạn phun râu 56
Hình 5: Ruộng thí nghiệm giai đoạn 90 NSG 57
Hình 6: Triệu chứng sâu đục thân 57
Hình 7: Triệu chứng bệnh khô vằn 57
Hình 8: Triệu chứng bệnh rỉ sắt 57
Hình 9: Giống đối CP333 58
Hình 10: Giống NK66 58
Hình 11: Giống DK414 58
Hình 12: Giống DK9955 58
Hình 13: Giống NK67 59
Hình 14: Giống DK6919 59
Hình 15: Giống đối chứng C919 59
Hình 16: Hình dáng trái 7 giống bắp lai thí nghiệm 59
Hình 17: Đường kính trái 7 giống bắp thí nghiệm 59
Biểu đồ 1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây 60
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 60
Biểu đồ 3: Động thái ra lá 61
Biểu đồ 4: Tốc độ ra lá 61
Biểu đồ 5: Diện tích lá 61
Biểu đồ 6: Năng suất 7 giống bắp lai thí nghiệm 62
Trang 13Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề:
Bắp (Zea mays L.) là một trong những cây lương thực quan trọng của con người
Ngoài việc cung cấp lương thực cho con người, bắp còn làm thức ăn cho gia súc, làm thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu
Ở Việt Nam, cây bắp là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa, có tiềm năng
mở rộng diện tích với diện tích canh tác năm 2010 là 1.126,9 nghìn ha, sản lượng 4.606,8 nghìn tấn, năng suất 4,09 tấn/ha (Tổng cục thống kê, 2012) Tuy nhiên, sản xuất bắp ỏ Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại như năng suất thấp hơn so với bình quân của thế giới, giá thành sản xuất cao, sản lượng chưa đáp ứng đủ nhu trong nước, mỗi năm phải nhập hàng ngàn tấn bắp hạt để làm thức ăn cho chăn nuôi Vì vậy, cần có những biện pháp kĩ thuật thích hợp để cải thiện năng suất bắp
Để góp phần tăng năng suất bắp, ngoài những yếu tố như: phân bón, nước tưới, thời vụ trồng thích hợp, kĩ thuật chăm sóc thì yếu tố giống cũng đóng góp một phần rất quan trọng
Giống là yếu tố hàng đầu để tăng năng suất bắp lai Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại giống khác nhau Tuy nhiên, không ít giống mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao, do không thích nghi với điều kiện sinh thái và phương thức canh tác từng vùng
Để tìm ra những giống bắp lai có năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt, phù hợp với đặc điểm sinh thái và phương thức canh tác của từng vùng sinh thái thì phải qua khảo nghiệm tuyển chọn giống
Vì vậy đề tài: “Khảo sát sự sinh trưởng – phát triển và năng suất của bắp
lai vụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành
Trang 15Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây bắp
Các nhà khoa học Koernicke (1873), Vonsturtevant (1899), Kuleshow (1933)
và Grepenscikow (1949) đã dựa vào đặc điểm cấu trúc hạt phân ra làm 9 loài phụ (Trần Thị Dạ Thảo, năm 2008)
Bảng 2.1 Các loài phụ của bắp
1 Bắp răng ngựa Zea mays var indentata Sturt
2 Bắp đá Zea mays var indurata Sturt
3 Bắp nổ Zea mays var everta Sturt
4 Bắp bột Zea mays var amylacea Sturt
5 Bắp đường Zea mays var saccharata Sturt
6 Bắp bọc Zea mays var tunicata Sturt
7 Bắp nếp Zea mays var ceratina Kulesh
8 Bắp đường bột Zea mays var amylacea saccharata Sturt
9 Bắp bán răng ngựa Zea mays var semiindentata Kulesh
(Trần Thị Dạ Thảo, 2008)
Trang 16Bắp được phân bố trên địa bàn rất rộng từ vĩ độ 580Bắc đến 380Nam, từ độ cao
1 – 2 m đến 3.620 m so với mặt biển, từ khí hậu vùng xích đạo nóng, mưa nhiều đến vùng lạnh ôn đới Bắp được phân bố trên địa bàn rộng như vậy, nên qua chọn lọc tự nhiên đã phân ly và hình thành nhiều dạng khác nhau Đồng thời qua chọn lọc nhân tạo cũng đã tạo nên nhiều dạng khác nhau về hình thái, màu sắc, tính chất, yêu cầu sinh lý tùy mục đích sử dụng
Dựa vào cách chọn tạo, có 2 nhóm giống bắp là bắp thụ phấn tự do và bắp lai
Bắp thụ phấn tự do
Bao gồm các giống bắp tuyển chọn từ giống bắp địa phương hoặc nhập nội, hạt giống tạo thành từ thụ phấn tự do, không qua lai tạo Đặc điểm của hạt giống nhóm này là khả năng thích ứng cao, sản xuất được trong điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt Hạt vụ trước có thể làm giống cho vụ sau Nhược điểm là độ đồng đều không cao và năng suất thấp (trung bình 3 – 4 tấn/ha) (Nguyễn Đăng Nghĩa và Nguyễn Mạnh Chinh,
2008)
Bắp lai
Bắp lai là các giống được tạo do lai tạo Ưu điểm nổi bật của giống bắp lai là năng suất cao (trung bình 5 – 6 tấn/ha, có khi 8 – 10 tấn/ha), độ đồng đều cao, thích hợp với điều kiện thâm canh cao Nhược điểm là khả thích ứng kém hơn các giống thụ
phấn tự do, hạt giống chỉ dùng một vụ, giá thành hạt giống cao Các giống bắp lai chia
làm 2 nhóm: giống bắp lai không quy ước và giống bắp lai quy ước Giống bắp lai không quy ước gồm các giống lai giữa 2 giống thụ phấn tự do, lai giữa một giống thụ phấn tự do với một dòng thuần hoặc với một giống lai quy ước Giống bắp lai quy ước
là giống lai giữa các dòng thuần tự phối, gồm giống lai đơn (A x B) và lai ba (A x B) x (C) (Nguyễn Đăng Nghĩa và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008)
2.1.2 Lịch sử phát triển
Từ trung tâm phát sinh ở miền Trung Nam Mexico cây bắp đi về phía Nam và định vị ở Peru thành lập trung tâm phát sinh thứ cấp Sau đó, bắp lan truyền xuống các nước phía Nam châu Mỹ đồng thời từ Mexico cây bắp tiến lên phía Bắc sang Hoa Kỳ đươc thuần hóa và lan rộng khắp Hoa Kỳ (Trần Thị Dạ Thảo, 2008)
Trang 17Vào ngày 5/11/1492 khi đoàn thám hiểm của Christopher Columbus phát hiện
ra cây bắp tại nội địa Cuba Columbus đã mang bắp về châu Âu trồng đầu tiên ở Tây Ban Nha năm 1493 Từ đây, cây bắp lan sang Bồ Đào Nha, Ý,…sau đó đến Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Đức (1517), Ấn Độ và Indonesia (1521), Trung Quốc (1516) (Trần Thị Dạ Thảo, năm 2008)
Cây bắp vào Việt Nam được giả thiết từ Trung Quốc hoặc Ấn Độ vào khoảng năm 1682 – 1723 (Trần Thị Dạ Thảo, 2008)
2.2 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới và trong nước
2.2.1 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới
So với nhiều cây trồng khác, bắp là cây trồng có lịch sử trồng trọt tương đối trẻ Mãi đến thế kỷ 15 mới nhập vào châu Âu và đầu thế kỷ 16 mới nhập vào châu Á, nhưng bắp đã phát triển và lan rộng khá nhanh đến các nước trên thế giới (Trần Thị Dạ Thảo, 2008)
Kết quả trên có được là nhờ áp dụng rộng rãi ưu thế lai trong công tác chọn giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp khoa học kĩ thuật canh tác Đặc biệt từ 10 năm nay, cùng với những thành tựu mới trong chọn tạo giống lai nhờ kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học đã góp phần đưa sản lượng bắp trên thế giới vượt qua lúa mì và lúa nước
Bảng 2.2 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới giai đoạn 2005 – 2010
Diện tích Năng suất Sản lượng
Năm (tấn/ha) (triệu tấn) (triệu ha)
Trang 182.2.2 Tình hình sản xuất bắp trong nước
Bắp đã được đưa vào Việt nam khoảng 300 năm trước (Ngô Hữu Tình, 2007) Bắp là cây lương thực quan trọng được xếp thứ 2 sau lúa Nó cũng là một cây trồng rất
có ý nghĩa cho sự phát triển chăn nuôi, bắp đã được trồng gần như khắp cả nước
Ở Việt Nam có 8 vùng sản xuất bắp chính (Trần Thị Dạ Thảo, 2008)
− Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Những năm gần đây, nhờ chính sách khuyến khích phát triển của nhà nước và tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là giống, cây bắp có những bước tiến đáng kể về diện tích, năng suất, sản lượng Việc sử dụng rộng rãi các giống bắp lai với 8 vùng sản xuất tập trung đã tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển (Trần Thị Dạ Thảo, 2008) Năm 2010 diện tích trồng bắp là 1,1 triệu ha, năng suất 4,09 tấn/ha, sản lượng 4,6 triệu tấn
Năm 1991, diện tích trồng bắp lai chưa đến 1% tổng diện tích trồng bắp nói chung, năm 2007 giống bắp lai chiếm 95% trong số hơn 1 triệu ha Năng suất bắp nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế giới trong 20 năm qua Năm 1980 năng suất bắp nước ta chỉ bằng 34% năng suất trung bình chung của thế giới, năm 1990 bằng 42%, năm 2005 bằng 73%, năm 2007 bằng 81% (Phan Xuân Hào, 2008)
Trang 19Bảng 2.3 Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010
(1000 ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
2.3 Tình hình nghiên cứu và lai tạo giống bắp trên thế giới và trong nước
2.3.1 Tình hình nghiên cứu lai tạo bắp trên thế giới
Theo thông tấn xã Việt Nam (2010), các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu cao cấp quốc gia Mexico (CINVESTAV) vừa lai tạo và thử nghiệm thành công giống bắp mới có khả năng chịu khô hạn cao hơn 20% so với các giống hiện hành tại nước này Thành công trên mang lại niềm hy vọng góp phần giải quyết vấn đề lương thực các vùng khô cằn hiện đang chiếm 50% diện tích đất trồng (Thông Tấn Xã Việt Nam, năm 2010)
Nghiên cứu lai tạo giống bắp hiện nay đang bước sang một giai đoạn phát triển mới nhờ vào sự hỗ trợ của khoa học công nghệ tiên tiến giúp cho việc tạo ra giống mới nhanh chóng hơn và chất lượng tốt hơn Với việc ứng dụng công nghệ gen, có thể chuyển các gen ngoại lai để cho ra các sản phẩm đa dạng có gen kháng sâu bệnh, kháng hạn, kháng lạnh, kháng mặn như giống bắp Bt kháng sâu đục thân của Công ty Monsanto Trong những năm gần đây, các nhà khoa học thế giới đã đưa ra những phương pháp tạo dòng đơn bội kép bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn hoặc noãn chưa thụ tinh để rút ngắn thời gian tạo giống mới (chủ yếu là thời gian tạo dòng thuần
bố mẹ) Kỹ thuật nuôi cấy phôi non đã sử dụng nhằm tạo ra nguyên liệu ban đầu phục
vụ kỹ thuật chuyển gen và phân lập gen Gần đây, CIMMYT (International Maize and
Trang 20Wheat Improvement Center) đẩy mạnh chương trình tạo giống bắp chất lượng protein cao và đã đạt được những kết quả quan trọng
2.3.2 Tình hình nghiên cứu lai tạo bắp trong nước
Chương trình chọn tạo giống bắp lai ở nước ta đã được bắt đầu từ những năm
60 của thế kỷ 20, nhưng quá trình nghiên cứu và thử nghiệm không đạt kết quả như mong muốn Do nguồn vật liệu ban đầu và các giống bắp lai có nguồn gốc
ôn đới dài ngày không thích hợp với điều kiện nhiệt đới, ngắn ngày ở nước ta
Từ năm 1973, Với những định hướng đúng đắn mà Viện Nghiên cứu ngô Quốc gia đã đưa ra, chỉ sau 15 - 20 năm, một loạt các giống bắp thụ phấn tự do ra đời và được trồng rộng rãi sản xuất như: TSB1, TSB2, LS, HL-36, Q-2 Sự ra đời của các giống bắp thụ phấn tự do như là một bước đệm, tạo tiền đề cho sự phát triển chương trình giống bắp lai Chương trình chọn tạo giống thụ phấn tự do ngoài tác dụng trực tiếp là phục vụ sản xuất thì các giống này còn là nguồn vật liệu quý giá phục vụ cho chương trình chọn tạo giống bắp lai
Năm 1992 - 1993, Sự ra đời của các giống bắp lai không quy ước do Viện nghiên cứu ngô Quốc gia lai tạo, đã đánh dấu quá trình chuyển tiếp từ giống thụ phấn
tự do sang giống lai Giá thành của các giống này rẻ, thích nghi với điều kiện khó khăn
và đầu tư thấp, cho năng suất 4 - 8 tấn/ha như các giống: LS-4, LS-5 (chín sớm), LS-6 (chín trung bình) và LS-7, LS-8 (chín muộn)
Giai đoạn 1993 – 1995 là giai đoạn quan trọng nhất được đánh dấu bằng sự ra đời của các giống bắp lai quy ước mang tên LVN (lai Việt Nam) của Viện Nghiên cứu ngô Quốc gia chọn tạo và một số các giống bắp lai của các cơ quan khác Trong đó LVN10 đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và sản lượng bắp của
cả nước
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã kéo theo sự phát triển của vùng sản xuất Mục đích sản xuất bắp hàng hóa với sản lượng cao, quy mô lớn nhằm phục vụ nhu cầu thị trường cần phải có biện pháp hữu hiệu như đưa các giống bắp mới
có nhiều ưu thế vào sản xuất bỏ các giống bắp cũ năng suất thấp Trong sản xuất nông nghiệp giống đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng
Trang 21cây trồng nói chung và bắp nói riêng Tuy nhiên, mỗi vùng sinh thái khác nhau thì phản ứng của cây trồng khác nhau Nên muốn phát huy hiệu quả của mỗi giống cần phải trồng chăm sóc ở những nơi thích hợp về đất đai, khí hậu, thời tiết, điều kiện kinh
tế xã hội của từng vùng Vì vậy, các giống mới phải được đưa ra khảo nghiệm ở các vùng khác nhau để có nhận xét kết luận đúng đắn
B ảng 2.4 Tình hình sản xuất bắp của các tỉnh Đông Nam Bộ năm 2009 – 2010
Tỉnh Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn)
2009 2010 2009 2010 2009 2010 Đồng Nai 54,4 47,7 57,7 59,2 313,9 282,4
2.4 Tầm quan trọng của cây bắp trong nền kinh tế
2.4.1 Bắp làm lương thực cho người
Bảng 2.5 Thành phần một số chất dinh dưỡng trong bắp, gạo, khoai lang
Loại thức
ăn
Thành phần dinh dưỡng
Calo/kg thức ăn
Chất khoáng
% chất khô
Tinh bột % chất khô
Protide % chất khô
Lipide % chất khô Bắp 1,3 78,9 11,6 5,3 3540 Gạo 1,2 72,5 7,7 2,2 3500 Khoai lang 1,0 27,9 1,6 0,5 1080 (Trần Thị Dạ Thảo, 2008)
Trang 22Theo Trần Thị Dạ Thảo (2008), bắp có nhiều năng lượng, protide và lipide hơn hẳn gạo và khoai lang nên thế giới sử dụng 21% bắp làm luơng thực
Bắp là cây lương thực nuôi sống gần 1/3 dân số thế giới Các nước Trung Mỹ, Nam Á, Châu Phi sử dụng bắp làm lương thực chính Các nước khác sử dụng bắp làm lương thực như: Đông Nam Phi (85%), Tây Trung Phi (80%) (Hữu Tình, 2007)
2.4.2 Bắp làm thức ăn cho gia súc
Bắp là nguồn thức ăn cho gia súc quan trọng nhất hiện nay Hầu như 70% tinh bột trong thức ăn gia súc là bắp Thân bắp tận thu là nguồn thức ăn xanh cho thú nhai lại
2.4.3 Bắp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
Bắp là nguyên liệu để sản xuất rượu, cồn, tinh bột, glucose, bánh kẹo, acid acetid Lõi bắp làm nguyên liệu chế nhựa hóa học Từ bẹ lá có thể dùng để đan thảm
2.4.4 Bắp làm thực phẩm và thuốc
Bắp làm thực phẩm để ăn tươi, đóng họp xuất khẩu Bắp có lợi cho tim mạch, tiết niệu, chống lão hóa Trong quá trình tìm hiểu tập quán sinh hoạt và điều kiện sức khoẻ của những người Mỹ nguyên thuỷ - những cư dân đầu tiên sống ở Châu Mỹ, các nhà khoa học thuộc Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ đã khám phá ra rằng những người Indian này đã không hề bị bệnh cao huyết áp, cũng không có ai bị xơ vữa động mạch
do thức ăn chính của họ thời bây giờ là bắp Kết luận này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu gần đây khi cho thấy chính các loại ngủ cốc giàu chất xơ như bắp, lúa mạch đen, gạo lứt đã cải thiện tình trạng mở trong máu, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, tai biến mạch não Bắp kích thích tiêu hoá và giúp tăng cường chuyển hoá
cơ bản Thành phần của bắp nguyên hạt bao gồm nhiều sinh tố tự nhiên nhóm B như B1, B2, B6, Niacin và một số khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể Đặc biệt một số
vi chất đã có tỉ lệ vượt trội hơn ở bắp khi so sánh với gạo lứt Bắp nằm trong số những nguồn Carbohydrat được khuyên dùng cho những bệnh nhân tiểu đường Chỉ số đường huyết thấp và tỉ lệ chất xơ cao của bắp giúp tăng cường cảm giác no đồng thời làm chậm hấp thu và chuyển hoá đường Bắp tăng cường hoạt động của ruột già Bắp có tỉ
lệ chất xơ cao hơn nhiều so với gạo trắng, mì, sữa…Chất xơ không bị tiêu hoá, không
Trang 23bị hấp thu sẽ góp phần tạo ra chất bã, thành phần chủ yếu của phân Khi chất xơ bã đạt tới một định lượng nhất định sẽ kích thích thành ruột sinh ra nhu động ruột Ngoài việc thúc đẩy nhanh sự lưu thông trong ruột già làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất gây ung thư với niêm mạc ruột, chất xơ còn có khả năng tập hợp và kết dính những chất độc hại nầy để bài tiết theo phân ra ngoài (Võ Hà, Giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của bắp)
Bảng 2.6 Bảng so sánh tỉ lệ chất xơ trong một số thực phẩm thông dụng
Thực phẩm % Chất xơ
Gạo trắng Bắp nguyên hạt
Chuối
Khoai Tây Táo cả vỏ Cam
2.5 Đặc điểm của một số giống bắp lai thí nghiệm
Giống NK 66 Có nguồn gốc Thái Lan do công ty Syngenta nghiên cứu nhập
nội và chuyển giao Giống được tạo từ tổ hợp lai giữa 2 dòng ngô có nguồn gốc nhiệt đới NP5024/NP5063.Giống được khảo nghiệm từ năm 2002 – 2005 Được Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn công nhận giống quốc gia năm 2005 Thời gian sinh trưởng trung bình, 93 – 98 ngày ở vùng Đông Nam Bộ và 100 – 105 ngày ở vùng cao nguyên Nam Trung Bộ Chiều cao cây trung bình 200 – 225 cm, chiều cao đóng bắp
110 – 120 cm Dạng hình cây gọn, ít đổ ngã Giống nhiễm bệnh khô vằn từ nhẹ đến trung bình, nhiễm bệnh rỉ sắt trung bình Tỉ lệ hạt/bắp cao từ 77 – 78%, dạng hạt nửa
đá màu vàng cam nhạt Tiềm năng năng suất cao 100 – 120 tạ/ha Giống này được trồng nhiều ở Đắc Lắc đạt năng suất trung bình 70 – 85 tạ/ha (Giống ngô lai đơn NK66, http://tailieu.vn/ xem-tai-lieu/giong-ngo-lai-don-nk66.435908.html)
Trang 24Giống CP333 Là giống ngô lai kép (tên trong khảo nghiệm là H13V00) có
nguồn gốc từ Thái Lan được chọn tạo từ tổ hợp AT080/AT003//AC014/AC007 Giống
đã đưa vào sản xuất đại trà ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia…Giống CP333 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm chín sớm, từ 90 – 100 ngày Giống CP333 có chiều cao cây trung bình, dao động từ 195 – 210 cm, có độ che phủ bắp khá tốt Dạng hạt của CP333 thuộc dạng đá và bán đá có hạt màu vàng cam
CP333 có đường kính bắp 4,6 cm, có 14 – 16 hàng hạt Tỷ lệ hạt/bắp của CP333 trung bình các điểm đạt 77 – 79%, khối lượng 1.000 hạt dao động từ 290 – 300 gam Hiện nay, CP333 được trồng nhiều ở Thanh Hóa, ngệ An, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ (Giống ngô lai kép CP333, http:// tailieu.vn/xem-tai-lieu/giong-ngo-lai-kép-c.p.333.43 5.html)
Giống NK 67 Do công ty TNHH Syngenta Việt Nam là tác giả đã được Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn công nhận chính thức vào năm 2008 cho sản xuất trên phạm vi cả nước Giống ngô lai NK67 với đặc điểm nổi trội là kiểu cây gọn, góc lá nhỏ, màu sắc hạt đẹp, kháng bệnh rỉ sắt trung bình và đặc biệt là độ kết hạt rất cao trong điều kiện khô hạn Thời gian sinh trưởng chỉ từ 95 – 97 ngày Cứng cây chống đổ tốt, chiều cao cây 190 – 210 cm, lá bi mỏng bao kín bắp, khi chín thân lá còn xanh (có thể tận dụng làm thức ăn cho trâu bò), hạt đóng múp đầu chiều cao đóng bắp
68 – 75 cm, chiều dài bắp 18 – 20 cm, 14 – 16 hàng, số hạt/hàng 38 – 40 hạt , tỉ lệ hạt/bắp cao (90%), trọng lượng 1000 hạt 300 – 320 gam, màu hạt vàng cam , bóng đẹp, hàm lượng tinh bột tương đối cao, đặc biệt cây thân đứng lá gọn có thể trồng với mật độ dày 57.000 – 71.000 cây/ha, tiềm năng năng suất cao 11 – 12 tấn/ha Hiện nay, được trồng nhiều ở Đắc Lắc (Thanh Hòa, Giống ngô lai mới NK66 ghi điểm với người dân Đà Bắc)
Giống DK 9955 Do Công ty Monsanto Mỹ tại Việt Nam nhập khẩu Giống đã
được công nhận cho sản xuất thử tại các vùng trồng ngô trên cả nước theo Quyết định
số 49/QĐ-TT-CLT ngày 15 tháng 3 năm 2010 DK9955 có dạng cây gọn, tán lá đứng, chiều cao cây và chiều cao đóng bắp trung bình, trạng thái cây và bắp khá tốt Đặc biệt, giống ngô DK9955 có bộ rễ chân kiềng phát triển nên khả năng chống đổ khá; nhiễm nhẹ – trung bình bệnh khô vằn, cháy lá nhiễm nhẹ bệnh rỉ sắt Giống ngô
Trang 25DK9955 có bắp kín lá bi, khả năng kết hạt tốt; hạt màu vàng, dạng bán răng ngựa Năng suất khá cao và ổn định ở tất cả các vùng trồng ngô trên cả nước, tỷ lệ hạt trên lõi đạt 80% Giống ngô lai đơn DK9955 thuộc nhóm giống trung ngày, thời gian sinh trưởng 97 – 100 ngày ở Nam Bộ, 105 – 110 ngày ở Tây Nguyên Hiện nay, được trồng nhiều ở Đắc Lắc và Đông Nam Bộ (Võ Văn Long, Giống ngô đơn có năng suất cao khả năng chống chịu tốt)
Giống C919 Giống ngô lai C919 được nhập nội từ Công ty Monsanto Thái
Lan, được công nhận giống năm 1999 cho các tỉnh phía Nam và năm 2002 theo Quyết định số 5309 QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 11 năm 2002 cho phổ biến ở các tỉnh phía Bắc Giống ngô lai đơn C919 có thời gian sinh trưởng:
- Ở các tỉnh phía Bắc: vụ Xuân 110 – 120 ngày, vụ Đông 110 – 115 ngày;
- Duyên hải miền Trung, vụ Đông xuân là 105 – 110 ngày, vụ Hè thu 90 – 95 ngày Chiều cao cây 191,7 cm, chiều cao đóng bắp 90 cm, bộ lá thoáng gọn Chiều dài bắp
16 – 18 cm, đường kính bắp 4,5 cm, có 14 – 16 hàng hạt, tỷ lệ hạt/bắp 76,8%, khối lượng 1000 hạt 290 – 300 g, dạng hạt bán răng ngựa, màu vàng đẹp, lá bi bao kín bắp Chịu úng, chịu rét, chống đổ và nhiễm nhẹ sâu bệnh Năng suất trung bình 60 – 70 tạ/ha Hiện nay, được trồng phổ biến trong cả nước (Giống ngô lai C919, http://tailie u.vn/xem-tai-lieu/giong-ngo-lai-c919.492732.html)
Giống DK 414 Là giống có nguồn gốc từ Thái Lan Được tạo ra từ tổ hợp lai
MAOO2/MBOO4 Được công ty Monsanto Việt Nam nhập nội và phát triển Giống được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn công nhận chính thức vào năm 2005 cho các tỉnh phía Bắc Có thời gian sinh trưởng trung bình, ở phía Bắc vụ Xuân 110 –
115 ngày, vụ Đông từ 105 – 110 ngày Chiều cao cây trung bình 200 – 220 cm, chiều cao đóng bắp từ 100 – 110 cm, bộ lá thoáng, lá xanh bền Bắp hình trụ, kết hạt tốt, bắp dài 18 – 19 cm, đường kính 4,5 –5 cm, có 12 – 14 hàng hạt, tỷ lệ hạt/bắp đạt trên 78,5% Màu hạt vàng, dạng hạt bán răng ngựa, khối lượng 1000 hạt là 320g Tiềm năng năng suất từ 10-11 tấn/ha Hình dạng cây đẹp, sinh trưởng khỏe, lá bi bao chặc kín đầu trái Khả năng chịu hạn, chống đỗ ngã tốt, nhiễm nhẹ bệnh gỉ sắt và bệnh khô vằn Hiện nay, được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc (Giống ngô lai DK414, http:// tailieu.vn/xem-tai-lieu/giong-ngo-lai-dekalb-414-dk-414-.492747.html)
Trang 26Giống DK 6919 Có tên đăng ký khảo nghiệm là TH 8134, là giống bắp lai đơn
do Công ty Monsanto (Mỹ) lai tạo từ tổ hợp lai D9603Z x D4121Z Giống đã được đưa vào sản xuất ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á như: Thái Lan, Philipines,… Giống DK6919 đã được khảo nghiệm chính thức ở Việt Nam từ năm
2010 Tỉ lệ hạt đạt 81,5% DK6919 có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 90 ngày, bắp
có cùi nhỏ, hạt đóng dày và chân sâu nên năng suất cao Tiềm năng năng suất trên 13 tấn Hiện nay, được trồng nhiều ở các tỉnh như Đắc Lắc, Bắc Ninh…(Trần Thanh, Giống ngô lai mới DK6919)
Trang 27Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu thí nghiệm
Bảng 3.1 Danh sách các giống bắp thí nghiệm và nguồn gốc chọn tạo
STT Mã hoá Tên giống Kiểu lai Nguồn gốc
1 NT1 CP333 Lai kép C.ty TNHH hạt giống CP - Thái Lan
2 NT2 NK66 Lai đơn Syngenta - Thái Lan
3 NT3 DK414 Lai đơn Monsanto - Thái Lan
4 NT4 DK9955 Lai đơn Monsanto (Mỹ)
5 NT5 NK67 Lai đơn Syngenta - Thái Lan
6 NT6 DK6919 Lai đơn Monsanto (Mỹ)
7 NT7 (đ/c) C919 Lai đơn Monsanto - Thái Lan
Phân bón: Công thức phân bón/ha: Phân chuồng 7-10 tấn + 180N + 80P2O5 + 80K2O
Quy ra dạng thương phẩm: 391 kg Ure – 500 kg Super lân - 133 kg KCl/ha
Các vật dụng khác: viết, giấy, thước, cân, máy đo ẩm độ…
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Điều kiện thí nghiệm
3.2.1.1 Đặc điểm đất đai khu thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện tại Trại thực nghiệm khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh, đất thí nghiệm thuộc đất xám bạc màu
Đất thí nghiệm có sa cấu cát pha thịt, hơi chua; chất hữu cơ và đạm tổng số trung bình; giàu lân dễ tiêu; nghèo canxi, magie và kali Với điều kiện này cây bắp vẫn
Trang 28sống và phát triển bình thường nhưng để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt thì cần
bổ sung vôi để nâng pH đất, tăng hàm lượng canxi; bón lót phân chuồng nâng cao
lượng chất hữu cơ trong đất và bón thêm phân hóa học như đạm, lân, kali
Bảng 3.2 Đặc điểm lý hóa tính của khu đất tại nơi thí nghiệm
3.2.1.2 Đặc điểm khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm đựơc tiến hành từ tháng 03 năm 2012 đến tháng 07 năm 2012
Bảng 3.3: Tình hình thời tiết, khí hậu tháng 3/2012 – tháng 6/2012
Tháng Nhiệt độ (o
C) Độ ẩm không
khí (%)
Số giờ nắng (giờ)
Tổng lượng mưa (mm)
Trang 29Nhận xét: Trong tháng ba có số giờ nắng và nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm, tuy nhiên, lượng mưa và ẩm độ không khí thấp, do đó cần phải cung cấp nước đầy đủ cho hạt nảy mầm Tháng tư có nhiệt độ, ẩm độ không khí, số giờ nắng và lượng mưa tương đối cao nên thích hợp cho cây bắp vươn lóng giúp cây phát triển tốt Tuy nhiên, nhiệt độ và lượng mưa cao trong cuối tháng tư có thể làm ảnh hưởng đến sự thụ phấn, thụ tinh của cây Nhiệt độ trong tháng năm cao, độ ẩm và số giờ nắng tương đối; lượng mưa thấp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chín sinh lí Tuy nhiên, lượng mưa thấp trong tháng này gây bất lợi cho quá trình tích luỹ dinh dưỡng vào hạt trong giai đoạn chín sữa, do vậy cần cung cấp nước đầy đủ cho cây Lượng mưa cao trong tháng sáu không thuận lợi cho quá trình chín sinh lí và khâu thu hoạch
Sơ đồ bố trí thí nghiệm của 7 giống bắp lai
Chiều biến thiên
Trang 30- Diện tích ô thí nghiệm: 15 m2
= 5 m x 3 m
- Tổng diện tích thí nghiệm: 420 m2
- Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần lặp lại: 0,5 m
- Khoảng cách giữa các lần lặp lại (khối): 1,0 m
- Xung quanh khu thí nghiệm có hàng bảo vệ
3.2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Tất cả các chỉ tiêu được theo dõi trên 5 cây đại diện được chọn ngẫu nhiên ở hai hàng giữa của mỗi ô và thực hiện cho 4 lần lặp lại (theo phương pháp của Viện nghiên cứu ngô Quốc gia)
3.2.3.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển
Ngày mọc mầm: ngày có trên 50% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất Ngày tung phấn: ngày có trên 50% số cây có hoa nở được 1/3 trục chính
Ngày phun râu: ngày có trên 50% số cây có râu nhú ra dài từ 2 – 3 cm
Ngày chín sinh lý: khi 75 số cây có lá chuyển màu vàng khô hay chân hạt có chấm đen
Chiều cao cây (cm)
Bắt đầu đo từ 10 NSG, định kỳ 7 ngày/lần đến khi cây ngừng tăng trưởng, đo
từ gốc đến chóp lá
Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày)
Động thái tăng truởng chiều cao cây (∆H) được tính theo công thức
∆H ( cm/cây/ngày ) = ( H2 – H1 )/ T Trong đó:
H1: Chiều cao cây đo lần trước (cm)
H2: Chiều cao cây đo làn sau (cm) T: Thời gian giữa 2 lần đo (ngày)
Số lá trên cây
Sử dụng sơn để đánh dấu, theo dõi bắt đầu từ 10 NSG, định kỳ 7 ngày/lần đến khi cây trổ cờ Lá được tính khi có cổ lá
Trang 31Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày)
Tốc độ ra lá (∆L) được tính theo công thức:
∆L (lá/cây/ngày) = ( SL2 – SL1)/T Trong đó:
SL1: Số lá đếm lần trước (lá)
SL2: Số lá đếm lần sau (lá) T: Thời gian giữa 2 lần đếm (ngày)
Diện tích lá (S) (dm 2
/cây)
Bắt đầu đo từ 15 NSG, định kỳ 10 ngày 1 lần đến trước lúc thu hoạch
Phương pháp đo:
+ Chiều dài lá: tính từ cổ lá đến ngọn của phiến lá
+ Chiều rộng lá: đo ở phần rộng nhất của phiến lá
Diện tích lá (S) được tính theo công thức IVANOV: S = A x B x K (dm2
/cây) Trong đó:
A: Chiều dài lá (cm) B: Chiều rộng lá (cm) K: Hệ số (K = 0,7)
Chỉ số diện tích lá (LAI)
Chỉ số diện tích lá được tính theo công thức:
LAI (m2 lá/m2 đất) = (S1 x Mật độ cây/ha)/1000Trong đó:
S1: diện tích lá 1 cây (m2
)
3.2.3.2 Các đặc điểm thân
Chiều cao thân chính (cm): Tiến hành đo khi bắp phun râu được 15 ngày, đo từ
cổ rễ đến điểm phân nhánh cờ đầu tiên của 5 cây ngẫu nhiên trong ô thí nghiệm
Chiều cao đóng trái (cm): Đo cùng cây với cây đo chiều cao, đo từ mặt đất đến đốt mang trái đầu tiên
Tỷ lệ chiều cao chiều cao đóng trái/chiều cao cây (%)
Trang 32Đường kính thân (cm): Đo đoạn thân cách mặt đất từ 10 – 15 cm Đo 5 cây ngẫu nhiên trong ô thí nghiệm lúc gần thu hoạch
Tỷ lệ đổ ngã (%): Đếm số cây nghiêng 30 độ trở lên so với chiều thẳng đứng của cây
Tỉ lệ đổ ngã (%) = Số cây đổ ngã/Tổng số cây điều tra x 100
Trạng thái cây: Đánh giá sự sinh trưởng, mức độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, sâu bệnh của các cây trong ô vào giai đoạn chín sáp theo thang điểm
Cách cho điểm Thang điểm
Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis)
Sâu đục bắp (Heliothis armigera)
Đếm số cây bị đục thân, đục bắp trên 1 ô thí nghiệm Theo dõi vào giai đoạn chín sữa, sau đó tính tỷ lệ theo công thức, và đánh giá theo thang điểm
Tỷ lệ sâu hại (%) = Số cây bị hại/Tổng số cây điều tra x 100
Cách cho điểm Thang điểm
Trang 33Bệnh khô vằn (do nấm Rhizoctonia solani)
Mức độ gây hại được tính bằng công thức:
+ Tỉ lệ bệnh (%) = (Số cây bị bệnh/Tổng số cây điều tra) x 100
+ Chỉ số bệnh (%) = [(4n1 + 3n2 + 2n3 + n4)/ 4N] x 100
Trong đó:
N: Tổng số cây điều tra
n1: Số cây bị bệnh cấp 4 (vết bệnh lên trái)
n2: Số cây bị bệnh cấp 3 (vết bệnh lên lá thứ 1 dưới lá mang trái)
n3: Số cây bị bệnh cấp 2 (vết bệnh lên lá thứ 2 dưới lá mang trái)
n4: Số cây bị bệnh cấp1 (vết bệnh lên lá thứ 3 dưới lá mang trái)
Bệnh rỉ sắt (do nấm Puccinia polysora)
Mức độ gây hại được đánh giá theo thang điểm sau:
Mức độ gây hại Thang điểm
Không nhiễm (Không có lá bệnh) 1
Nhiễm nhẹ (>5 – 15 % diện tích lá bị bệnh 2
Nhiễm vừa (>15 – 30 % diện tích lá bị bệnh) 3
Nhiễm nặng (>30 – 50 % diện tích lá bị bệnh) 4
Nhiễm rất nặng (Trên 50 % diện tích lá bị bệnh 5
3.2.3.4 Các đặc trưng về hình thái trái bắp
Chiều dài trái: Đo từ đầu trái có hạt đến cuối trái, đo 5 trái/lần lặp lại
Đường kính trái và đường kính lõi: Đo phần to nhất của trái và lõi
Màu sắc hạt, dạng hạt
Độ bọc kín của lá bi: Được đánh giá theo thang điểm từ 1 – 5
Điểm 1: vỏ bao kín, chặt và dài hơn đầu dài bắp
Điểm 2: vỏ bi dài hơn đầu trái bắp nhưng không chặt
Điểm 3: vỏ bi chỉ bằng đầu trái bắp, bao không kín có thể nhìn thấy lõi nhưng chưa nhìn thấy hạt
Điểm 4: vỏ bi chỉ bằng đầu trái bắp, bao không kín có thể nhìn thấy hạt
Trang 34Điểm 5: vỏ bi ngắn hơn đầu trái bắp, không có khả năng bao kín bắp và phủ
kín hạt, nhìn rõ phần đầu trái bắp
3.2.3.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Số trái hữu hiệu/cây: Tổng số trái thu hoạch/Tổng số cây thu hoạch
Số hàng hạt/trái: Đếm số hàng trên 5 trái, tính trung bình
Số hạt/hàng: Số hạt được đếm trên hàng có chiều dài trung bình
Tỷ lệ hạt/trái: Cân khối lượng 10 trái mẫu trong 1 ô rồi tách hạt đem cân khối
lượng hạt và tính theo công thức:
Tỷ lệ hạt/trái (%): Khối lượng hạt/Khối lượng trái) x 100
Khối lượng 1000 hạt (g):Cân khối lượng 1000 hạt bắp rồi quy về độ ẩm 14%
Ẩm độ hạt (%): Khi thu hoạch, lấy hạt của 10 trái mẫu rồi đo bằng máy đo ẩm
độ harvest hand
Năng suất lý thuyết NSLT (kg/ha) ở ẩm độ 14%
NSLT = Mật độ cây/ha x trái hữu hiệu/cây x Số hạt/hàng x số hàng/trái x P1000x
Ao: Ẩm độ hạt lúc thu hoạch (%) T: Tỷ lệ hạt/ trái tươi (%)
P1000: Khối lượng 1000 hạt
3.2.3.6 Khối lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô
Khối lượng chất khô (g/cây): Mỗi ô lấy 5 cây cân khối lượng, băm nhỏ, trộn
đều, lấy 200g mẫu đem sấy khô đến khi khối lượng không đổi và cân Từ đó tính khối
lượng chất khô cho từng cây
Tốc độ tích lũy chất khô (TĐTLCK) được tính bằng công thức:
TĐTLCK (g/cây/ngày) = Khối lượng chất khô/Thời gian sinh trưởng
Trang 353.2.4 Quy trình canh tác
− Thời vụ: vụ Xuân Hè
− Ngày gieo giống: 3/2012
− Chuẩn bị đất: Dọn sạch cỏ dại, tàn dư thực vật, dùng máy cày sâu 25– 30cm, phay nhỏ, bừa phẳng Dùng dây đo và chia thành 4 băng lớn, mổi băng là một lần lặp lại, và chia 7 ô thí nghiệm trên mổi băng Rạch mương thoát nước rộng 0,5m Rạch mỗi ô thí nghiệm 4 hàng để gieo hạt
− Kỹ thuật gieo: mỗi hốc gieo 2 hạt, sâu 4 – 5 cm
− Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 25cm
− Chăm sóc: thường xuyên theo dõi sinh trưởng phát triển của cây, tỉa dặm, đảm bảo mật độ, xới xáo, làm cỏ, vun gốc, phòng trừ sâu bệnh khi cây xuất hiện
3.2.4 Thu hoạch
Thu hoạch khi bắp chín sinh lí (chân hạt có vết đen hay 75% số cây có lá bị khô) Thu hoạch 2 hàng giữa mỗi ô đem cân khối lượng để tính năng suất
3.2.5 Phương pháp xử lý và thống kê số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm MSTATC và các biểu đồ được vẽ bằng phần mềm Microsoft Excel
Trang 36Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển
Thời gian sinh trưởng của cây bắp được tính từ khi gieo tới lúc chín hoàn toàn,
ở các tỉnh phía nam đối với các giống bắp lai mới thì thời gian sinh trưởng dài ngắn khác nhau tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh Sự sinh trưởng của cây bắp trải quan nhiều thời kỳ nối tiếp nhau một cách liện tục: mọc mầm, cây con, vươn cao và phân hóa cơ quan sinh sản, chín
Thời gian sinh trưởng là yếu tố quan trọng trong việc chọn giống bắp cho một vùng sinh thái nhất định Nó có ý nghĩa trong việc bố trí cây trồng, thời vụ và có biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp để đáp ứng kịp thời nhu cầu của cây trồng Mặt khác, việc xác định đúng thời gian sinh trưởng của cây bắp giúp chúng ta bố trí thời vụ thích hợp, tận dụng tốt điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu của từng vùng, xây dựng mạng lưới cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp một cách hợp lí và phát huy tốt đặc tính của giống nhằm tạo điều kiện cho sản xuất đạt hiệu quả cao
Giai đoạn mọc mầm: Thời gian nảy mầm được ghi nhận khi có trên 50% số cây
có bao lá mầm lên khỏi mặt đất Giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính giống, nhiệt độ và ẩm độ đất khi gieo Trước khi gieo hạt giống đã được ngâm ủ, do đó thời gian nảy mầm của các giống tương đối được rút ngắn
Qua bảng 4.1 nhận thấy tất cả các giống nảy mầm từ 3 – 4 NSG, 3 giống mọc mầm sớm hơn giống đối chứng là CP333, DK414, DK9955 (3NSG) do chất lượng hạt giống tốt và độ ẩm thích hợp đã tạo điều kiện hạt nảy mầm mạnh và đều Các giống còn lại có thời gian mọc mầm tương đương với giống đối chứng Giai đoạn này cây con phát triển chủ yếu dựa vào chất dinh dưỡng dự trữ có trong hạt do vậy cần có chế
độ chăm sóc hợp lí để cây con phát triển tốt đặc biệt là ẩm độ và dinh dưỡng
Trang 37Giai đoạn tung phấn: Giai đoạn này cây bắp gần như đã tích lũy đủ một số chất dinh dưỡng cần thiết nên việc hút dinh dưỡng ở giai đoạn này thấp hơn so với các giai đoạn khác.Tuy nhiên, ở giai đoạn này cây bắp rất cần nước, nếu thiếu mước sẽ làm giảm năng suất rõ rệt Qua bảng 4.1 cho thấy thời gian tung phấn của các giống khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê Thời gian từ khi trồng đến khi tung phấn dao động 55,5 đến 66,3 ngày, các giống CP333, NK66, NK67, DK414, DK9955, DK6919 có thời gian tung phấn sớm và có sự khác biệt về mặt thống kê so với giống đối chứng (C919)
Bảng 4.1 Thời gian sinh trưởng của 7 giống bắp lai tại Tp Hồ Chí Minh
Giai đoạn sinh trưởng - phát dục (NSG)
NT Giống Mọc mầm Tung phấn Phun râu Chín sinh lí
Giai đoạn chín sinh lí: Đây là giai đoạn cuối cùng trong vòng đời của cây bắp Thân lá chuyển sang màu vàng, lá bi khô, cây ngừng hút chất dinh dưỡng, chủ yếu là
Trang 38quá trình thoát hơi nước, cô đặc chất dự trữ, lượng nước trong hạt bắp giảm dần Hạt đạt khối lượng khô tối đa của nó hoặc sự tích lũy chất khô tối đa Lớp tinh bột cũng đã hoàn toàn tiến đến cùi và chân hạt xuất hiện vết chấm đen Giai đoạn này cây cần nhiệt
độ không khí cao Việc xác định chính xác được giai đoạn này sẽ giúp được sự bố trí mùa vụ hợp lí Thời gian chín của các giống bảng 4.1 biến động từ 94,5 đến 105,3 ngày Có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê về thời gian chín giữa giống C919 (đ/c) với các giống CP333 (94,5 NSG), NK67 (100,8 NSG), NK66 (101,0 NSG) và không khác biệt so với giống DK414 (101,5 NSG), DK6919 (102,3 NSG), DK9955 (103,5 NSG)
Thời gian sinh trưởng của cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, thời tiết, khí hậu, kĩ thuật canh tác của từng vùng…Tuy nhiên, trong cùng điều kiện canh tác và biện pháp canh tác như nhau thì các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau
4.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng
4.2.1 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
4.2.1.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây
Giai đoạn 10 NSG: Giai đoạn này cây chủ yếu sinh trưởng nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ có trong nội nhũ hạt, rễ chưa phát triển Do đó, động thái tăng trưởng chiều cao của các giống còn chậm, biến động trong khoảng 18,1 – 20,8 cm Trong đó, giống đối chứng C919 có chiều cao cây cao nhất Qua bảng 4.2a cho thấy các giống có chiều cao cây có sự khác biệt không ý nghĩa thống kê
Giai đoạn 17 NSG: Trong giai đoạn này bộ rễ của cây đã phát triển, cây sinh trưởng nhờ vào sự hấp thu dinh dưỡng bên ngoài thông qua bón lót và bón thúc đợt một Do vậy, động thái tăng trưởng chiều cao cây trong giai đoạn này tăng Qua bảng 4.2a thì chiều cao cây trong giai đoạn này biến động từ 34,4 đến 40,1 cm, chiều cao cây của 2 giống DK414 (35,3 cm) và DK9955 (34,4 cm) có sự khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng C919 (40,1 cm), các giống còn lại có chiều cao tương đương và không
có khác biệt về mặt thống kê so với đối chứng C919
Trang 39Bảng 4.2a Chiều cao cây (cm) của 7 giống bắp lai vụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức
Giai đoạn 24 NSG: Chiều cao cây tiếp tục tăng, biến động từ 51,5 cm đến 61,2
cm, chiều cao cây của 3 giống NK66 (53,5 cm), CP333 (51,5 cm) và DK9955 (54 cm)
có sự khác biệt ý nghĩa so với đối chứng C919 (40,1 cm) Các giống còn lại có chiều cao tương đương với giống đối chứng
Giai đoạn 31 NSG: Giai đoạn này cây bắp đã qua lần bón thúc 2 nên chiều cao tăng mạnh Giống NK67, DK9955 có chiều cao tương đương với giống đối chứng, giống NK66 có chiều cao cây thấp nhất có sự khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng Các giống còn lại khác biệt không có ý nghĩa so với đối chứng
Giai đoạn 38 NSG: Chiều cao cây của các giống tăng mạnh Giai đoạn này cây bắt đầu vươn lóng Giống có chiều cao cây cao nhất là NK67 (146, 6 cm) và sự khác
Trang 40biệt không có ý nghĩa đối với DK9955, C919 (đ/c), nhưng lại khác biệt rất có ý nghĩa
so với các giống NK66, DK414, DK6919, CP333
Giai đoạn 45 NSG: Ở giai đoạn này cây cần nước nhiều, tiếp tục vươn lóng, chiều cao tăng vọt Giống có chiều cao cây cao nhất là giống NK67 (190,2 cm) và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng, các giống còn lại thì chiều cao cây khác biệt không có ý nghĩa thống kê Giống có chiều cao cây thấp nhất là giống NK66 (166,7 cm)
Giai đoạn 52 NSG: Trong giai đoạn này cây chuẩn bị trổ cờ, tung phấn nên chiều cao tăng mạnh nhất Giống có chiều cao cây cao nhất vẫn là NK67 (237,3 cm), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng C919 (217,5 cm) Các giống còn lại có chiều cao tương đương và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng
Bảng 4.2b Chiều cao cây (cm) của 7 giống bắp lai vụ Xuân Hè năm 2012 tại Thủ Đức
4 DK9955 134,4AB 179,8AB 231,1AB 257,8 AB