1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng chỉ số CVI (COASTAL VULNERABILITY INDEX) để xác định mức độ dễ bị tổn thương bờ biển phục vụ nghiên cứu xói lở bồi tụ đường bờ vịnh nha trang khánh hòa

121 388 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 7,21 MB

Nội dung

Sử dụng chỉ số CVI (COASTAL VULNERABILITY INDEX) để xác định mức độ dễ bị tổn thương bờ biển phục vụ nghiên cứu xói lở bồi tụ đường bờ vịnh Nha Trang Khánh Hòa

Trang 1

KHOA ĐỊA CHẤT -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA CHẤT BIỂN

SỬ DỤNG CHỈ SỐ CVI (COASTAL VULNERABILITY INDEX) ĐỂ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ

DỄ BỊ TỔN THƯƠNG BỜ BIỂN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU XĨI LỞ

- BỒI TỤ ĐƯỜNG BỜ VỊNH NHA TRANG - KHÁNH HỊA

Trang 2

LỜI CẢM ƠN



Đề tài khóa luận tốt nghiệp là kết quả của quá trình học tập không ngừng nghỉ

và đã góp phần tổng hợp, ôn lại những kiến thức đã học, đó cũng là cột mốc đánh dấu kết thúc quá trình học tập, rèn luyện tại trường đại học Để hoàn thành được

đề tài này em không bao giờ quên được ơn sinh thành của bố, mẹ; công lao dưỡng dục của các bậc thầy cô; sự giúp đỡ tận tình của các thầy, các anh trong phòng Địa chất và Địa mạo biển tại Viện Hải Dương Học Nha Trang cũng như sự chia sẻ, giúp đỡ của bạn bè

Nhân dịp này con xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ đã sinh thành, nuôi con khôn lớn và tạo tất cả điều kiện tốt nhất cho con ăn học trong suốt 4 năm qua đại học

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths Phạm Bá Trung - phòng Địa chất và Địa mạo biển, Viện Hải Dương Học Nha Trang và Ths Ngô Trần Thiện Quý –

bộ môn Trầm tích và Địa chất biển, khoa Địa chất, trường Đại học Khoa Học Tự

Nhiên Hồ Chí Minh và là những người thầy luôn luôn tận tình quan tâm và hướng dẫn em từ những buổi đầu tiên thực hiện đề tài Bên cạnh đó, em cũng gửi lời cám

ơn đến tập thể phòng Địa chất – Địa mạo biển, phòng Vật lý biển – Viện Hải Dương Học Nha Trang đã giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian qua để em có thể hoàn thành tốt đề tài khóa luận của mình

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Địa chất – trường Đại học Khoa Học Tự nhiên đã trang bị cho em những kiến thức không thể thiếu làm hành trang vào cuộc sống sau này

Cuối cùng xin cám ơn đến tập thể lớp chuyên ngành Địa chất biển nói riêng

và lớp 13DCH nói chung, các bạn là những người luôn sẻ chia và gắn bó với mình trong học tập cũng như trong cuộc sống

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

BÙI MINH CHUNG

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 5

MỤC LỤC



DANH MỤC HÌNH ẢNH 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 11

LỜI MỞ ĐẦU 12

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 12

1.2 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 14 1.2.1 Đối tượng nghiên cứu 14

1.2.2 Mục tiêu 14

1.2.3 Nội dung 14

2.1 TÀI LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 15

2.1.1 Các nguồn tài liệu 15

2.1.2 Phương pháp nghiên cứu 16

2.1.3 Tiến độ thực hiện 17

3.1 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 18

3.1.1 Ý nghĩa khoa học 18

3.1.2 Ý nghĩa thực tiễn 18

PHẦN CHUNG 19

CHƯƠNG 1 20

TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 20

1.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 20

1.1.1 Vị trí địa lý 20

1.1.3 Đặc điểm thủy văn 23

1.1.4 Đặc điểm hải văn [18] 23

1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI [1] 24

1.2.1 Dân cư 24

1.2.2 Kinh tế 25

1.2.3 Giao thông 26

1.2.4 Hạ tầng cơ sở 26

1.2.5 Các hoạt động ngư nghiệp và hoạt động sử dụng nguồn nước biển 26

1.2.6 Tài nguyên biển 27

CHƯƠNG 2 29

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC VÀ VÙNG LÂN CẬN 29

Trang 6

2.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất biển [5] 29

2.1.1 Khảo sát địa vật lý – địa chất 29

2.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến đặc điểm địa hình, địa mạo 32

2.1.3 Các nghiên cứu về trầm tích Đệ Tứ 35

2.2 Địa tầng [17] 37

2.2.1 Địa tầng trước Đệ tứ 37

2.2.2 Địa tầng Đệ tứ 37

2.2.3 Đệ Tứ không phân chia (Q) 39

2.2.4 Magma xâm nhập 39

2.3 Lịch sử phát triển địa chất địa chất vùng biển Bình Cang – Nha Trang [21] 42

PHẦN 43

CHUYÊN ĐỀCHƯƠNG 3 43

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ 44

CHỈ SỐ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG BỜ BIỂN (CVI) 44

3.1 Giới thiệu 44

3.2 Cơ sở và nguyên tắc chỉ số CVI 45

3.2.1 Địa mạo 49

3.2.2 Thay đổi đường bờ (bồi tụ/xói lở) 49

3.2.3 Độ dốc đường bờ 50

3.2.4 Độ cao sóng trung bình 50

3.2.6 Tốc độ thay đổi mực nước biển tương đối 51

3.3 Cơ sở và nguyên tắc xây dựng bản đồ chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (CVI) vịnh Nha Trang 53

CHƯƠNG 4 55

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO 55

KHU VỰC VỊNH NHA TRANG 55

4.1 Đặc điểm hình thái địa hình địa mạo vùng bờ vịnh Nha Trang 55

4.2 Độ dốc 65

4.3 Biến động đường bờ các bãi tự nhiên và nhân tạo 67

4.3.1 Biến động đường bờ các bãi tự nhiên 67

4.3.2 Biến động đường bờ do hoạt động lấn biển 76

4.3.3 Mức độ dễ bị tổn thương bờ biển theo biến số biến động đường bờ 86

CHƯƠNG 5 88

ĐẶC ĐIỂM THỦY ĐỘNG LỰC – BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 88

5.1 Đặc điểm gió, bão, sóng, thủy triều 88

5.1.1 Gió và bão 88

Trang 7

5.1.3 Thủy triều 1005.2 Đặc điểm dòng chảy cho hai trường gió mùa điển hình 1035.3 Biến đổi khí hậu và nước biển dâng khu vực 104CHƯƠNG 6: XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG (CVI) VỊNH NHA

TRANG 1096.1 Kết quả tính toán 1096.1.1 Mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (CVI) trong mùa gió mùa Đông Bắc 1096.1.2 Mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (CVI) trong mùa gió mùa Tây Nam 113KẾT LUẬN 116

ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 117TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang

Hình 2.1: Bản đồ địa chất khu vực nghiên cứu 41 Hình 3.1: Sơ đồ quy trình tính toán chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ

Hình 4.7 Ảnh Google Earth chụp ngày 15/3/2015 tại khu vực phía

Nam bãi biển Nha Trang và đường bờ vào năm 1990, 2000 và 2015

Hình 4.10 Khu vực lấn biển khu du lịch Rusalka 77 Ảnh 4.9 Hoạt động san lấp lấn biển tại khu du lịch Rusalka 77 Hình 4.11 Khu vực lấn biển tại Đường Đệ, Vĩnh Hòa 79 Ảnh 4.10 Kè vuông góc với bờ tại khu vực lấn biển Vĩnh Hòa 79

Ảnh 4.11 Một góc khu đô thị lấn biển An Viên 81

Trang 9

Hình 4.13 Khu vực lấn biển gần Hòn Đỏ 82

Hình 4.16 Sơ đồ biến đổi bờ biển đường bờ năm 1967, đường bờ

Hình 5.8 Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương bờ biển theo biến số sóng

gió mùa Tây Nam

Hình 5.11 Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương bờ biển theo biến số tốc độ

mực nước biển dâng tương đối

108

Hình 6.1 Biểu đồ tích lũy chỉ số mức độ dễ bị tổn thương CVI tháng

gió mùa Đông Bắc

110

Hình 6.2 Bản đồ chỉ số mức độ dễ bị tổn thương (CVI) tháng gió mùa

Đông Bắc

111

Hình 6.3 Biểu đồ tích lũy chỉ số mức độ dễ bị tổn thương CVI tháng

gió mùa Tây Nam

113

Hình 6.4 Bản đồ chỉ số mức độ dễ bị tổn thương (CVI) tháng gió mùa

Tây Nam

114

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang Bảng 1: Các ảnh viễn thám tại khu vực nghiên cứu bãi tắm Nha Trang

Bảng 5.2 Phân loại và tính điểm trọng số cho biến số độ cao sóng trung

bình khu vực Nha Trang trong 2 mùa gió điển Đông Bắc và Tây Nam 97 Bảng 5.3 Thống kê mức độ dễ bị tổn thương bờ biển theo biến số độ

cao sóng trung bình tháng gió mùa Đông Bắc vịnh Nha Trang 98 Bảng 5.4 Thống kê mức độ dễ bị tổn thương bờ biển theo biến số độ

cao sóng trung bình tháng gió mùa Tây Nam vịnh Nha Trang 98 Bảng 5.5 Nguy cơ ngập đối với tỉnh Khánh Hòa

105 Bảng 6.1 Chiều dài (km) và tỷ lệ (%) các mức độ dễ bị tổn thương bờ

Bảng 6.2 Chiều dài (km) và tỷ lệ (%) các mức độ dễ bị tổn thương bờ

Trang 11

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CVI – Coastal Vulnerability Index

CSoVI – Coastal Social Vulnerability Index

DSAS - Digital Shoreline Analysis System

DEM – Digital Elevation Model

ĐCTV – Địa chất thủy văn

E: East

ENE: East North East

ESE: East South East

GIS – Geographic Information System

IPCC - Intergovernmental Panel on Climate Change

KHCN – Khoa học công nghệ

N: North

NDVI – Normalized Difference Vegetation Index

NE: North East

NNE: North North East

PGS.TS – Phó giáo sư, tiến sỹ

RSL – Relative sea level

SE: South East

SoVI – Social Vulnerability Index

SSE: South South East

SW: South West

UBND - Ủy ban Nhân dân

USGS – United States Geological Survey

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU



1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Vịnh Nha Trang nằm phía Đông thành phố Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa với tổng diện tích 249,65km2 và được đánh giá là một trong 29 vịnh biển đẹp nhất trên thế giới Trong đó, diện tích mặt biển: 211,85km2 và diện tích các đảo trong vịnh: 37,80km2, đường bờ biển (kể cả các đảo) dài khoảng hơn 107km Vịnh Nha Trang nằm trong vòng cung bờ biển thành phố Nha Trang, phía Bắc giáp Bãi Tiên, phía Đông tiếp giáp với vùng lãnh hải Việt Nam và phía Nam giáp mũi Cù Hin –

là ranh giới của vịnh Nha Trang và cửa ngõ phía Bắc vào vịnh Nha Trang (2466/

QĐ – UBND Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, 2011) Vịnh Nha Trang với lợi thế

về vị trí địa lý và có tiềm lực kinh tế phát triển, đã được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch lớn, có vai trò quan trọng tạo động lực thúc đẩy phát triển chung của cả nước, đặc biệt là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Vịnh Nha Trang sở hữu tài nguyên vị thế quan trọng trong phát triển kinh tế, du lịch, giao thông vận tải Do đó, những vấn đề nghiên cứu cơ bản về đặc điểm địa chất, địa mạo, xu thế biến động đường bờ trong khu vực cần được quan tâm đúng mức nhằm đưa ra những giải pháp quản lý tổng hợp đới bờ biển một cách hợp lý và bền vững

Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21 Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 – 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm [2] Theo kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Bộ Tài Nguyên và Môi trường năm 2016, nếu mực nước biển dâng 100cm, khoảng 1,49% diện tích tỉnh Khánh Hòa có nguy cơ bị ngập Trong đó, thành phố Nha Trang (2,27% diện tích), thành phố Cam Ranh (4,27% diện tích), Vạn Ninh (3,59% diện tích) có nguy cơ ngập

cao [2] Vùng bờ biển luôn là đối tượng nhạy cảm nhất với những thay đổi kể cả

với các hợp phần trong một đới bờ biển, đồng thời từ các điều kiện từ bên ngoài như biến đổi khí hậu và nước biển dâng Điều này cũng dẫn đến địa hình bờ biển rất dễ bị tổn thương do mực nước biển dâng Chính vì vậy, trong những năm gần

Trang 13

đây, các nhà khoa học đã đưa ra các mô hình đánh giá khả năng dễ bị tổn thương

bờ biển do mực nước biển dâng được gọi là chỉ số dễ bị tổn thương bờ biển (CVI – Coastal Vulnerability Index), Thieler – Klose [33] và Ozyurt và Ergin Ozyurt

và Ergin cho rằng, đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của bờ biển là một công cụ được các nhà nghiên cứu bờ biển sử dụng để làm sáng tỏ nhiều vấn đề cần thiết cho quản lý đới bờ cả ở hiện tại và trong tương lai Flather và Williams đã nghiên cứu sự thay đổi của thủy triều, sóng bão và mực nước đã ảnh hưởng từ sự thay đổi mực nước biển, trong khi Nicholls và Tol đã phân tích yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng mực nước biển dâng Phương pháp chỉ số CVI đã được phát triển bởi Gornitz, nnk (1990) Những biến số được xác định tại thời điểm đó là: địa hình (relief), loại đá (rock type), cảnh quan (landform), dịch chuyển kiến tạo thẳng đứng (vertical tectonic movement), thay đổi đường bờ, mực triều trung bình và độ cao sóng trung bình Sau đó chỉ số CVI lại được điều chỉnh bởi Gornitz, nnk (1994) bao gồm 7 biến số vật lý thuộc biển/đất liền và 6 biến số thuộc yếu tố khí hậu Có rất nhiều thay đổi đối với biến số của chỉ số CVI Tổ chức United States Geological Survey (USGS) đã sử dụng chỉ số CVI cho việc đánh giá mức độ dễ bị tổn thương khu vực bờ biển trên toàn khu vực bờ biển của Mỹ (United States) (Thieler, 2000, Thieler and Hammer-Klose, 1999, 2000) Một vài quốc gia phát triển đã sử dụng phương pháp đánh giá tổn thương bờ biển như: Canada (Shaw et al., 1998), Australia (Abuodha &Woodroffe, 2006), Spain (Ojeda – Zujaret et al., 2008), Greece (Alexandrakis et al., 2009), Turkey (Ozyurt & Ergin, 2010), and India (Kumar et al., 2008; Wahyudi et al., 2009; Rositasari et al., 2011; Kasim, 2011) [33]

Tại Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu dựa trên chỉ số CVI để xác định mức độ dễ bị tổn thương bờ biển như công trình nghiên cứu của PGS.TS Vũ Văn Phái, nnk, 2011 đã sử dụng chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển để nghiên cứu biến đổi bờ biển tỉnh Bình Thuận [25] Ngoài ra, đề tài: Nghiên cứu biến động đường bờ biển phục vụ quản lý tai biến xói lở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – luận văn thạc sỹ của Bùi Quang Dũng, năm 2012 cũng đã áp dụng chỉ số tổn thương CVI

để nghiên cứu mức độ dễ bị tổn thương bờ biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Từ những nghiên cứu trên, áp dụng và xác định được nguy cơ của mực nước biển dâng lên

Trang 14

khu vực đới bờ và trên những đảo trong vịnh Nha Trangbằng phương pháp này là cần thiết và mới để nghiên cứu mức độ dễ bị tổn thương bờ biển trong khu vực đới

bờ với phương pháp sử dụng kết hợp giữa chỉ số CVI và GIS.Trên cơ sở đó, “Sử dụng chỉ số CVI (Coastal Velnerability Index) để đánh giá sơ bộ mức độ dễ bị tổn thương bờ biển phục vụ nghiên cứu xói lở - bồi tụ đường bờ biển vịnh Nha Trang – Khánh Hòa” dưới tác động của mực nước biển dâng được thực hiện với

mục đích thành lập bản đồ và phân tích mức độ dễ bị tổn thương bờ biển theo từng cấp độ của bờ biển vịnh Nha Trang dựa trên các yếu tố: địa mạo, tốc độ biến động đường bờ, độ dốc bờ, tốc độ thay đổi mực nước biển dâng tương đối, độ cao sóng trung bình và độ cao triều trung bình để phục vụ cho nghiên cứu xói lở, bồi tụ và quản lý đới bờ trong khu vực Sau đó, kết hợp với những ứng dụng của công nghệ GIS trong quản lý bờ biển để phát triển hợp lý, bền vững khu vực vịnh Nha Trang hiện tại và trong tương lai

1.2 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đới bờ biển thuộc khu vực vịnh Nha Trang

1.2.2 Mục tiêu

- Xác định mức độ dễ bị tổn thương bờ biển vịnh Nha Trang

1.2.3 Nội dung

Để đạt được mục tiêu, quá trình nghiên cứu thực hiện các nội dung sau:

- Đặc điểm địa hình địa mạo đới bờ vịnh Nha Trang (xác định các yếu tố địa mạo, độ dốc của bờ)

- Tốc độ biến đổi đường bờ biển vịnh Nha Trang (xói lở hay bồi tụ)

- Yếu tố thủy động lực trong vịnh Nha Trang (độ cao trung bình thủy triều,

độ cao sóng trung bình, tốc độ thay đổi mực nước biển tương đối)

- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc tính toán chỉ số CVI

- Thành lập bản đồ chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (CVI) trong khu vực vịnh Nha Trang – Khánh Hòa

Trang 15

2.1 TÀI LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 2.1.1 Các nguồn tài liệu

- Các tài liệu được sử dụng trong báo cáo này bao gồm các loại bản đồ có liên quan như: bản đồ địa hình đáy vịnh Nha Trang và lân cận tỷ lệ 1/50.000; bản đồ địa mạo đáy vịnh Nha Trang và lân cận tỷ lệ 1/50.000

do phòng Địa chất và địa mạo biển – Viện Hải dương học thành lập vào

năm 2015

- Đã sử dụng các kết quả tính toán đặc trưng của trường sóng trong vịnh Nha Trang bằng mô hình MIKE-21 do phòng Vật lý biển – Viện Hải dương học thành lập năm 2015 Ngoài ra, báo cáo cũng sử dụng số liệu thủy triều được tính toán trong khu vực vịnh Nha Trang từ bảng thủy triều của khu vực, số liệu tốc độ tăng mực nước biển được lấy từ kết quả tính toán qua vệ tinh trong khu vực Biển Đông theo Kịch bản biển đổi

khí hậu năm 2016 của Bộ Tài nguyên và môi trường

- Đã sử dụng kết quả tính toán biến động đường bờ khu vực bãi Nha Trang trong giai đoạn năm 2000 – 2015 do phòng Địa chất và Địa mạo biển –

Viện Hải dương học Nha Trang thành lập vào năm 2016

- Tài liệu các ảnh viễn thám bao gồm: ảnh Lansat-7, ETM chụp ngày 14/04/2000 có độ phân giải 30m, kênh toàn sắc có độ phân giải 15m; ảnh Landsat_8, OLI/TIS C1 Level-1 chụp trong các ngày 23/09/2015, ngày 18/04/2016, ngày 21/04/2017 có độ phân giải 30m, kênh toàn sắc có độ

Trang 16

2.1.2 Phương pháp nghiên cứu

2.1.2.1 Phương pháp sử dụng chỉ số CVI tính toán mức độ dễ bị tổn

2.1.2.2 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu

Thu thập các tài liệu liên quan đến phương pháp chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (CVI) trong nước và quốc tế cũng như những tài liệu về khu vực vịnh Nha Trang bao gồm tài liệu nghiên cứu, bản đồ địa chất, bản đồ địa hình, bản

đồ địa mạo, các báo cáo đo vẽ bản đồ, dữ liệu ảnh viễn thám qua các thời kỳ, mức

độ thay đổi mực nước biển của khu vực nghiên cứu

2.1.2.3 Phương pháp tổng hợp tài liệu, xử lý số liệu

Phân tích và xử lý những tài liệu có trước về các yếu tố địa hình, địa mạo, yếu tố thủy động lực khu vực từ đó thành lập bản đồ chỉ số mức độ dễ bị tổn thương

bờ biển vịnh Nha Trang do mực nước biển dâng

2.1.2.4 Phương pháp viễn thám và GIS

Trong phương pháp này sử dụng các ảnh viễn thám (Lansat ETM, TIRS), các loại bản đồ và các phần mềm GIS (Mapinfo, Envi, ArcGIS…) để nắn chỉnh hình học, tính toán tốc độ biến động đường bờ bãi biển Nha Trang và thành lập sơ đồ tốc độ biến động đường bờ khu vực nghiên cứu Ảnh viễn thám được tải

OLI-về đã tiến hành nắn chỉnh hình học bằng phần mềm Envi Sau đó, sử dụng công cụ Lansat Toolbox trong ArcGIS để giải đoán đường bờ khu vực nghiên cứu [27] [29] [32] [36] [43] Trong phạm vi nghiên cứu này đã bỏ qua việc hiệu chỉnh đường bờ với mực thủy triều tại khu vực, sử dụng mô-dun DSAS [39] tính toán được biến động đường bờ biển tại khu vực nghiên cứu bãi tắm Nha Trang và bãi tắm Đồng

Trang 17

Đế Các bước xử lý ảnh, xác định đường bờ bằng công cụ Landsat Toolbox trong phần mềm ArcGIS được trình bày tóm tắt trong bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Tóm tắt các bước xử lý ảnh, xác định đường bờ bằng công cụ Landsat

Toolbox [7]

1 Tải và giải nén dữ liệu Download dữ liệu ảnh Landsat từ trang

U.S Geological Survey [41]

3 Phân tích ánh sáng, độ ẩm Phân tích độ sáng nhất, tối nhất, độ ẩm ướt

từ các band ảnh

4 Tính toán chỉ số thực vật

(NDVI)

Tính toán chỉ số thực vật trên vùng ảnh đã cắt

5 Tạo cấp cho đất và nước Phân cấp ảnh ra làm 10 cấp

6 Phân loại đất và nước Phân cấp lại cho hai cấp đất và nước

7 Tạo đường bờ Xác định đường bờ từ hai cấp đất và nước

8 Kiểm tra lại và hiệu chỉnh

đường bờ

Kiểm tra lại độ chính xác của kết quả phân tích Sửa lại kết quả phân tích nếu có sai lệch giữa đường bờ bà ảnh

2.1.3 Tiến độ thực hiện

- Tháng 03 – 04/2017: Tổng quan tài liệu

- Tháng 04 – 05/2017: Phân tích, xử lý số liệu, vẽ các sơ đồ, bản đồ

- Tháng 05 – 06/2017: Viết báo cáo tổng kết

- Tháng 07/2017: Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài

Trang 18

3.1 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.1 Ý nghĩa khoa học

- Xác định mức độ dễ bị tổn thương bờ biển vịnh Nha Trang do mực nước biển dâng

3.1.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Phục vụ công tác nghiên cứu xói lở, bồi tụ bờ biển khu vực vịnh Nha Trang

- Bổ sung tài liệu nghiên cứu bờ biển vịnh Nha Trang trong việc quản lý tổng hợp bờ biển trong hiện tại và cả tương lai

Trang 19

PHẦN CHUNG

Trang 20

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

1.1.1 Vị trí địa lý

Vịnh Nha Trang kéo dài từ Bãi Tiên đến Sông Lô và từ bờ ra đảo Hòn Dung Đảo Hòn Lớn (Hòn Tre) là đảo lớn nhất, án ngữ phía Đông vịnh Phía Đông Nam vịnh là một số đảo nhỏ nằm rải rác tạo thành một vành đai chắn sóng hướng Đông

và Đông Nam (tổng cộng là 19 đảo) Chiều dài (song song dọc bờ) vào khoảng 16

km, chiều rộng (vuông góc với bờ) xấp xỉ 13 km Vịnh thông với biển ngoài bằng

2 cửa: cửa chính phía Đông Bắc, cửa nhỏ hơn phía Đông Nam [7] Cách thành phố

Hồ Chí Minh 400km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A và có tọa độ trong hệ lưới chiếu VN2000 – WGS84 zone 49nằm trong giới hạn tọa độ: kinh độ khoảng

304 000 đến 323 000 và vĩ độ trong khoảng 1 361 000 đến 1 345 000 (hình 1.1)

Trang 21

Hình 1.1 Vị trí khu vực nghiên cứu

Trang 22

1.1.2 Đặc điểm khí hậu [1]

Nha Trang có khí hậu nhiệt đới xavan chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa; so với các vùng phía Bắc thì mùa đông ít lạnh hơn, mùa khô nóng kéo dài hơn; so với các vùng phía Nam thì mùa mưa muộn hơn Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 8, trong mùa khô xuất hiện thời kỳ mưa tiểu mãn vào khoảng trung tuần tháng 5 đến hạ tuần tháng 6 Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào trung tuần tháng 12, tập trung vào hai tháng

10 và 11, lượng mưa các tháng này thường chiếm trên 50% tổng lượng mưa trong năm Những đặc trưng chủ yếu của khí hậu Nha Trang là: nhiệt độ cao đều quanh năm (250 – 260), sự phân mùa khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) và ít bị ảnh hưởng của bão

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 26,30C, nhiệt độ trung bình cao nhất vào các tháng 5, 6, 7, 8 Nhiệt độ cao tuyệt đối năm là 37,40C, nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12, tháng 1 và 2 năm sau (15,80C) Tổng nhiệt độ năm khoảng 9 600 – 9 7000C và ít biến đổi

- Nắng: tổng số giờ nắng trung bình năm là 2 570 giờ Về mùa khô, số giờ

nắng cao hơn mùa mưa, trung bình tháng từ 220 – 280 giờ, mỗi ngày trung bình có từ 7 – 9 giờ Vào mùa mưa, trung bình tháng có từ 150 – 210 giờ nắng, mỗi ngày có trung bình 5 – 7 giờ

- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 79% Tháng có độ ẩm cao

nhất là tháng 10 với 83%, độ ẩm thấp nhất trong năm là 33%

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm 1 356 mm Mùa mưa bắt đầu từ

tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 dương lịch, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1 025 mm) Khoảng 10 – 20% số năm mùa mưa bắt đầu

từ tháng 7, 8 hoặc kết thúc sớm vào tháng 11

- Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm ở Nha Trang là 1 431 mm/năm Tổng

lượng bốc hơi trung bình nhiều năm dao động từ 1 000 – 1 100 mm/năm Trong 3 tháng (từ tháng 6 – 8), mỗi tháng lượng bốc hơi đạt tới 120 – 150

mm, vượt quá lượng mưa các tháng này Thời kỳ bốc hơi ít nhất là các tháng mùa mưa từ tháng 10 – 12, lượng bốc hơi chỉ khoảng 60 – 80mm

Trang 23

- Gió: Gió là một trong những nhân tố khí hậu quan trọng nhất, phản ánh các

điều kiện hoàn lưu khí quyển và tác động nhiều đến thiên nhiên Chế độ gió

ở Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung là sự luân chuyển các hướng gió theo hai mùa trong năm rất rõ rệt Mùa đông chịu ảnh hưởng của tín phong Đông Bắc, với không khí thịnh hành là nhiệt đới Thái Bình Dương Gió mùa mùa hạ đến theo hai luồng: một luồng từ phía Tây, Tây Nam thổi tới qua các dãy núi Campuchia và Hạ Lào đã đem lại thời tiết khô nóng trong các tháng mùa hạ, thường gọi là gió Tây khô nóng Luồng thứ hai là một phần của tín phong nam bán cầu thổi đến theo hướng Nam hoặc Đông Nam, sau khi trải qua quãng đường dài trên biển, luồng không khí này đã đem lại thời tiết mát mẻ hơn vào các tháng cuối mùa hạ

1.1.3 Đặc điểm thủy văn

- Lượng nước ngọt đổ vào vịnh Nha Trang chủ yếu từ hai con sông là sông Cái

và sông Quán Trường với lưu lượng trung bình 2 226 km3/năm nhưng tập

trung chủ yếu từ tháng 10 đến tháng 12 chiếm 63,4% [3]

- Sông Cái Nha Trang: là sông lớn nhất tỉnh Khánh Hòa có diện tích lưu vực

2 000 km2 Sông có chiều dài 75km, bắt nguồn từ đỉnh Chư Tgo cao 1475m Đoạn hạ lưu thuộc địa phận thành phố Nha Trang có chiều dài khoảng 10km, chảy qua các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, phường Ngọc Hiệp, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vĩnh Phước và

đổ ra biển Lưu lượng nước bình quân: Q0=55,70m3/s; lưu lượng nước mùa kiệt: Qk = 7,32m3/s Sông Cái Nha Trang là nguồn cung cấp nước chủ yếu

cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và cho sản xuất công nghiệp, du lịch,

dịch vụ, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt dân cư (thành phố Nha Trang)

- Sông Quán Trường: có chiều dài 15km, chảy qua địa phận các xã Vĩnh

Trung, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Phước Đồng Sông chia thành 2 nhánh: nhánh phía Đông có chiều dài 9km (nhánh chính) và nhánh phía Tây (nhánh phụ) dài 6km Lưu lượng nước bình quân Q0 = 20,40m3/s; lưu lượng nước mùa kiệt: Qk= 2,90 m3/s [1]

1.1.4 Đặc điểm hải văn [18]

Trang 24

- Sóng: Sóng có hai hướng chính ứng với hai mùa gió Đông Bắc và Tây Nam

[4] Sóng Đông Bắc phát triển vào các tháng 10, 11, 12, 1, 2 và 3, sóng Tây

Nam phát triển vào các tháng 6, 7, 8 và 9 Trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc thì khu vực ngoài khơi vịnh Nha Trang có sóng tác động mạnh Nhìn chung, sóng trong vịnh chịu ảnh hưởng sâu sắc của sóng vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ

- Thủy triều: Thủy triều vịnh Nha Trang chủ yếu là nhật triều Trong năm,

các tháng 11, 12, 1, 2 luôn luôn xuất hiện cực đại mực nước và các tháng 6,

7, 8 luôn xuất hiện cực tiểu mực nước, vì ngoài các lực tạo triều, dao động mực nước ven bờ còn do tác động của các quá trình dâng, rút mực nước từ các trường gió mùa và bão Thời gian triều lên thường kéo dài hơn thời gian triều rút

- Dòng chảy biển: trong vịnh Nha Trang, vùng sát bờ còn chịu tác động của

dòng chảy do sóng tạo ra và dòng chảy sông Còn ở vùng ven bờ từ độ sâu lớn hơn 5m nước trở ra, dòng chảy có sự khác biệt theo mùa: vào mùa gió Đông Bắc, dòng chảy cả tầng mặt và ở tầng sâu 5m đều có hướng chủ đạo là Đông Bắc – Tây Nam và chuyển hướng Tây Bắc – Đông Nam chảy xuống phía Nam tại Mũi Chụtt với tốc độ từ 30 – 50cm/s, còn vào mùa gió Tây Nam, dòng chảy có hướng chủ đạo là Tây Nam – Đông Bắc và tốc độ có giá trị nhỏ hơn (khoảng 30 – 40cm/s trên mặt, giảm xuống khoảng 20 – 30cm/s

ở tầng sâu 5m) (Trần Văn Chung, 2014) [20] Đặc điểm dòng chảy ven bờ vịnh Nha Trang chủ yếu phụ thuộc vào từng đợt gió mùa, hơn 50% tốc độ dòng chảy nằm trong khoảng 10 – 20cm/s, còn lại là phân bố trong khoảng 0

÷ 10cm/s Chính chế độ gió và địa hình với nhiều đảo nhỏ đã tạo nên sự phân hóa dòng chảy phức tạp trong khu vực vịnh Nha Trang đặc biệt là hình thành các xoáy nhỏ, quy mô và vị trí tương đối của xoáy này thay đổi theo mùa phụ

thuộc vào chế độ gió trong vùng vịnh [3]

1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI [1]

1.2.1 Dân cư

Trang 25

Năm 2010, dân số trung bình toàn thành phố có 394 455 người, trong đó dân

số thành thị chiếm 74,6%, dân số nông thôn chiếm 25,4% Mật độ dân số trung bình toàn thành phố là 1 562 người/km2 Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các phường nội thành, ven biển và ven các trục đường giao thông Nơi có mật độ dân cư cao chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm thành phố các phường Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phước Tân, Phước Tiến, Tân Lập; khu vực có mật độ thấp

là các phường Vĩnh Nguyên, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hải, Ngọc Hiệp; một số xã ngoại đô như Vĩnh Lương, Phước Đồng, mật độ chỉ có khoảng 320 – 370 người/km2

và có đóng góp cho tỉnh Đặc biệt kết cấu hạ tầng đô thị được cải thiện đạt tiêu chí nâng cấp Nha Trang trở thành đô thị loại I Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao hơn Quốc phòng được tăng cường, anh ninh chính trị, trật tự

an toàn xã hội được giữ vững; hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn

Hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị, du lịch đã và đang tiếp tục phát triển và phát huy hiệu quả Nha Trang là đầu mối giao thương hàng hóa của cả tỉnh, là điểm mua sắm hấp dẫn thu hút du khách thập phương, khách quốc tế; là trung tâm khai thác, chế biến thủy hải sản lớn, sản lượng thủy hải sản của thành phố chiếm 41,7% tổng sản lượng toàn tỉnh; là trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Nha Trang còn là địa bàn thu hút dân cư và lao động từ các địa phương trong tỉnh

và vùng lân cận đến học tập, nghiên cứu, làm việc Nha Trang luôn phát huy thế mạnh là đầu tàu trong phát triển các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao v.v Nha Trang đã và đang phát huy tốt vai trò là trung tâm tỉnh lỵ, có tác

Trang 26

động phát triển lan tỏa đến các địa phương khác trong tỉnh, đóng góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội chung toàn tỉnh

1.2.3 Giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố phát triển khá toàn diện tương đối thuận tiện và đa dạng, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy Thời gian qua, Tỉnh đã đầu tư xây dựng và nâng cấp nhiều tuyến đường quan trọng, góp phần thay đổi bộ mặt thành phố theo hướng văn minh, hiện đại, có tác động tích cực đến thành phố Nha Trang

Đường thủy: Trên địa bàn thành phố Nha Trang có một số cảng:

• Cảng Nha Trang: đã được đầu tư xây dựng nâng cấp cầu tàu 20.000 DWT, có

độ sâu trước bến -11,8m, có khả năng tiếp nhận tàu hàng có trọng tải lớn đến 20.000 DWT và tàu khách du lịch cỡ lớn; được sử dụng như một cảng đa chức năng phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa

• Cảng Hải Quân: phục vụ học tập cho Học viện Hải Quân và huyện đảo Trường

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng Thành phố

đã tập trung nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông, cấp thoát nước, xử lý nước

và rác thải, hệ thống cấp điện, bưu chính viễn thông và công viên cây xanh Hạ tầng xã hội được từng bước quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu nâng cao đời sống nhân dân và góp phần thúc đẩy văn hóa, du lịch, dịch vụ phát triển Công tác quản lý Nhà nước về đất đai đạt được những bước tiến bộ, đã hoàn thành

và công bố công khai quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 ở 15 xã, phường

1.2.5 Các hoạt động ngư nghiệp và hoạt động sử dụng nguồn nước biển

Trang 27

Tổng sản lượng thủy sản năm 2010 đạt 38.926 tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 38.621 tấn, tăng bình quân 6,4%/năm; sản lượng tôm nuôi đạt 295 tấn Khai thác và đánh bắt xa bờ được khuyến khích đầu tư phát triển Toàn thành phố hiện có 2.893 tàu thuyền với tổng công suất 166.000 CV, trong đó tàu thuyền

có công suất lớn (≥ 90CV) đủ điều kiện khai thác xa bờ 480 chiếc với 85.000CV; tàu nhỏ khai thác ven bờ (≤ 20CV) chiếm tỷ lệ khá cao, gần 1.500 chiếc Diện tích nuôi trồng thủy sản biến động giảm do thực hiện các dự án, từ 480ha với sản lượng

500 tấn; năm 2010 còn 430ha Nghề nuôi cá lồng trên biển bước đầu tạo ra hướng

đi mới góp phần tăng thu nhập cho ngư dân Nghề đăng - một nghề truyền thống của ngư dân Nha Trang, sản lượng hàng năm đạt 200-250 tấn, trong đó cá thu xuất khẩu chiếm khoảng 60% Đã hoàn thành dự án Quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản vịnh Nha Trang tại 05 đảo: Bích Đầm, Đầm Bấy, Vũng Ngán, Hòn Một và Hòn Miễu (Trí Nguyên)

1.2.6 Tài nguyên biển

Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm

có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới, có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ Đặc biệt vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao với 350 loài rạn san hô, có 40% số loài san hô trên thế giới

Tài nguyên biển Nha Trang mang nhiều giá trị kinh tế cho phép phát triển tổng hợp kinh tế biển: có tiềm năng to lớn về du lịch ven bờ, du lịch biển đảo; có tiềm năng phát triển kinh tế cảng; đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản và bảo tồn sinh thái biển

Bãi biển Nha Trang nằm ngay trung tâm thành phố, có chiều dài trên 10km Ngoài ra trong vịnh Nha Trang còn tập trung nhiều đảo lớn, nhỏ có tiềm năng phát triển du lịch vui chơi giải trí trên đảo, thám hiểm dưới nước Đặc biệt, đảo Hòn Tre

là đảo lớn, quanh đảo có nhiều bãi đẹp như Bãi Trũ, Bãi Tre, Bích Đầm, khu bảo tồn biển Hòn Mun… Với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu ôn hòa gắn với nhiều di tích lịch sử và công trình văn hóa như Tháp

Trang 28

Bà, dinh thự Bảo Đại, chùa Long Sơn v.v là những nơi lý tưởng cho mùa du lịch kéo dài Nha Trang đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, đặc biệt là loại hình du lịch biển – đảo rất hấp dẫn, lôi cuốn du khách trong

và ngoài nước

- Vịnh Nha Trang là nơi có điều kiện thuận lợi hình thành các cảng hàng hóa, cảng

du lịch, thương mại và quốc phòng Hiện nay, trên địa bàn thành phố đang khai thác cảng Nha Trang vào vận chuyển hàng hóa, du khách, ngoài ra còn có cảng quân sự của trường Học viện Hải quân và cảng đưa đón khách du lịch Cầu Đá Sự phát triển kinh tế cảng sẽ kéo theo một loại các ngành dịch vụ khác

- Biển Nha Trang còn có tiềm năng lớn về đánh bắt thủy sản với nhiều loại thủy hải sản quý như cá thu, cá mú, cá chẽm, tôm hùm, tôm sú, cua biển, cá ngựa, mực… Trữ lượng hải sản vùng biển Nha Trang – Khánh Hòa ước khoảng trên 100 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%): Khả năng khai thác cho phép hàng năm khoảng 30 nghìn tấn

- Ngoài ra, vịnh Nha Trang có rất nhiều đảo còn là nơi trú ngụ của loài chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoảng 2.000 kg yến sào Đây là một đặc sản quý

mà không phải tỉnh nào trong nước cũng có thể có được Nó không chỉ góp phần cho xuất khẩu, mà còn là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến dược liệu bổ dưỡng cao cấp

Trang 29

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC VÀ VÙNG LÂN CẬN 2.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất biển [5]

2.1.1 Khảo sát địa vật lý – địa chất

Việc điều tra nghiên cứu biển và địa chất biển đã được nghiên cứu Ngay từ thời đại phong kiến, các triều vua cũng đã thực hiện các chuyến hành trình trên biển và các đảo Thời kỳ Pháp thuộc cũng rất chú ý khảo sát biển Sau Cách mạng tháng 8 và nhất là sau 1954 công việc nghiên cứu biển đã được tiến hành với các quy mô khác nhau Tuy nhiên sau năm 1975 đến nay công tác này mới được đẩy mạnh Có thể chia khảo sát địa vật lý và địa chất biển Việt Nam thành hai giai đoạn trước và sau năm 1975

Giai đoạn trước năm 1975

Biển Đông của Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học

từ nhiều năm nay Trước Cách mạng tháng 8/1945, với sự thành lập Viện Hải dương học Đông Dương (1922), một số hoạt động khảo sát vùng biển đã được tiến hành Từ năm 1923 – 1927 tàu De Lanessan (Pháp đã thực hiện các cuộc điều tra xác định độ sâu đáy biển và thu mẫu trầm tích tầng mặt đáy biển ở vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở Biển Đông) Năm 1930 người Pháp đã tiến hành

đo đạc độ sâu, khảo sát địa hình các khu vực biển nông ven bờ như vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Phú Quốc… Năm 1949, hải quân Mỹ lập bản đồ địa hình đáy biển và Shepard F.D đã có những đóng góp đầu tiên về nghiên cứu trầm tích tầng mặt Biển Đông

Các khảo sát địa vật lý – địa chất biển được tiến hành từ đầu những năm 50 xong chỉ được triển khai quy mô từ sau khi phát hiện được triển vọng dầu khí

Các công trình nghiên cứu địa vật lý – địa chất vùng thềm lục địa phía Bắc được khởi đầu bằng chương trình điều tra cơ bản tổng hợp ở vùng vịnh Bắc Bộ (1959 – 1963), lần đầu tiên đã khảo sát có hệ thống địa chấn nông và thu thập các mẫu trầm tích đáy tầng mặt ở vịnh Bắc Bộ Năm 1963, Eemy cũng đã tiến hành

Trang 30

nghiên cứu vùng biển Nam Việt Nam song vẫn chưa đồng bộ Việc điều tra địa chất, địa hình vùng ven bờ khu vực Đầm Hà – Móng Cái (1967 – 1969) và vùng ven bờ Quảng Ninh – Hải Phòng (1971 – 1972) đã được Viện Nghiên cứu biển tiến hành Một số hoạt động về khảo sát công trình xây dựng cầu cảng, chính trị, luồng lạch… được Công ty khảo STS thiết kế đường bộ tiến hành (1959 – 1975) Trên phạm vi thềm lục địa phía Nam, chương trình điều tra cơ bản NAGA (1959 – 1961) với sự phối hợp giữa chính quyền miền Nam và Viện Hải Dương Học Scrips California (USA) đã cho những số liệu quý về điều kiện tự nhiên, địa hình đáy biển, vật lý thủy văn… Trong các năm 1967 – 1969 đã triển khai các khảo sát địa vật lý do Hải quân Mỹ tiến hành Năm 1967, Hải quân Mỹ đã đo từ hàng không trên toàn bộ lãnh thổ và vùng ven biển miền Nam Việt Nam Năm 1968, không quân Mỹ đo từ hàng không đồng bằng sông Cửu Long và ven biển

Các khảo sát vùng biển khơi và các quần đảo có được tiến hành song còn rời rạc, đó là khảo sát của tàu Galathea (Thụy Điển, 1951), Challenger II (Anh, 1952), Sbokallsi (Liên Xô, 1961) Việc khai thác phosphorit được tiến hành ở đảo Song

Tử Tây thuộc Trường Sa trước 1930 (Krempf, 1930), các khảo sát địa chất về quần đảo Hoàng Sa được công bố khá sớm (Saurin, 1955, 1957, 1958) Các khảo sát địa vật lý – địa chất trên khu vực quần đảo Trường Sa và vùng nước sâu cũng được bắt đầu từ năm 1967 do cơ quan Hải Dương học của Hải quân Mỹ tiến hành (Parker, 1971, 1974)

Nói chung, các khảo sát địa chất – địa vật lý thời kỳ trước 1975 có thể coi là giai đoạn đầu của hoạt động điều tra nghiên cứu biển ở nước ta Các kết quả đạt được đã cho những tài liệu bước đầu rất đáng quý về điều kiện tự nhiên, địa hình đáy biển, thủy văn… Tuy nhiên các khảo sát này thường có quy mô hẹp, ở mức độ khảo sát còn sơ lược

Giai đoạn sau năm 1975

Từ sau 1975, bắt đầu một giai đoạn mới của đất nước thống nhất, công tác khảo sát địa vật lý – địa chất biển được đẩy mạnh trong phạm vi cả nước Bên cạnh các hoạt động của các ngành như khảo sát tiềm năng khoáng sản biển đới ven bờ

Trang 31

(Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam), tìm kiếm thăm dò dầu khí (Tổng Công

ty Dầu khí), khảo sát đáy biển và cấu trúc sâu (Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia), nhà nước đã có chủ trương xây dựng các chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước với sự tham gia đông đảo của các cơ quan, các nhà khoa học nghiên cứu biển các nước Các hình thức liên kết và hợp tác quốc tế để đẩy mạnh các nghiên cứu biển, đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò dầu khí được tăng cường

Trong những năm 1979, 1987, với sự hợp tác của Liên Xô (cũ), tàu POISK

đã khảo sát địa vật lý ở vùng vịnh Thái Lan, bồn trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn, tàu Iskatel khảo sát chi tiết trên một số cấu tạo Tổng số khối lượng là trên 16.500km tuyến địa vật lý Các kết quả khảo sát đã khẳng định sự tồn tại của các đơn vị cấu trúc lớn và làm sáng tỏ thêm triển vọng dầu khí của thềm lục địa Năm

1983 – 1984, tàu khảo sát địa chấn Gambursev đã tiến hành đo 4.000km tuyến địa vật lý nghiên cứu vùng lún chìm sâu của bồn trũng Cửu Long và một số cấu tạo thuộc lô 16 Năm 1985, tàu Malugin đã khảo sát 2.700km tuyến địa chấn ở vùng cấu tạo Đại Hùng và cấu tạo lân cận thuộc lô 11 Trong chương trình SEATAR, tàu Sonne đã khảo sát nhiều lượt khu vực quần đảo Trường Sa, cận trũng nước sâu Palawan (1981-1983) Các kết quả thu được đã phát hiện 5 mặt không chỉnh hợp trong lớp phủ trầm tích: Creta, Eocen, Oligocen, Miocen hạ và Miocen thượng Ngoài các hoạt động khảo sát với mục đích tìm kiếm thăm dò dầu khí, trong chương trình hợp tác Việt Nam – Liên Xô (1980 – 1990) một số chuyến khảo sát với các tàu khảo sát Vulcanolog, Nesmeianov, Vinogradov, Gagarinski cũng đã được tiến hành Ở vùng biển Phú Khánh – Thuận Hải, các tàu này đã đo 30 tuyến địa vật lý, kết quả khảo sát đã cho những thông tin ban đầu về cấu trúc địa chất tầng mặt đáy của vùng thềm và sườn lục địa, phát hiện các cấu tạo dạng điapia và hang núi lửa ngầm, Năm 1990 – 1992, tàu Gagarinski đã khảo sát và lập bản đồ từ trọng lực, tỷ lệ 1:50.000 ở thềm lục địa Việt Nam

Tháng 5 năm 1993, trong đề án hợp tác giữa trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Pari VI, tàu Atlanta (Pháp) đã thực hiện chuyến khảo sát “Ponaga” với việc đo trọng lực, đo từ, và địa chấn nông kết hợp lấy mẫu tầng mặt theo mạng

Trang 32

lưới tuyến khá dày ở vùng biển miền Trung và Đông Nam, thu được các lát cắt địa chấn vùng rìa thềm và sườn lục địa Ngoài ra, trong thời gian này các công ty dầu khí như Shell, IPL, BL, BHP…, đã tìm kiếm dầu khí trên vùng thềm lục địa miền Trung Công ty NOPEC đã tiến hành đo địa vật lý gồm địa chấn sâu, đo từ, và trọng lực theo các mạng lưới tuyến khu vực từ Đà Nẵng đến Bắc Tư Chính (lô 122 – 132)

Năm 1995, Bộ quốc phòng Cộng hòa Liên bang Nga đã xây dựng hải đồ Biển Đông tỷ lệ 1:500.000 Đây là nguồn số liệu được thu thập với kỹ thuật hiện đại đưa

ra bản đồ có độ chính xác cao Trong giai đoạn 1990 – 1995, các đề án nghiên cứu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Tư Chính… cũng đã được triển khai

Trong đề án điều tra địa chấn, tìm kiếm các khoáng sản rắn ở ven bờ Việt Nam, các đợt khảo sát địa vật lý với các phương pháp địa chấn phản xạ liên tục độ phân giải cao, từ và đo sâu hồi âm đã được Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tiến hành ở các khu vực khác nhau như vùng Hàm Tân – Thuận Hải (1991), Đà Nẵng – Đèo Ngang (1993), Đèo Ngang – Nga Sơn (1994), Hà Tiên – Cà Mau (1995), Nga Sơn – Hải Phòng (1996), Hải Phòng – Móng Cái (1997), Cà Mau – Bạc Liêu (1998), Bạc Liêu – Vũng Tàu (1999)

Trong những năm gần đây, công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí trên vùng thềm lục địa vẫn được tiến hành liên tục, trong đó đặc biệt là áp dụng phương pháp hiện địa như địa chấn 3D, khoan sâu… khảo sát chi tiết các khu vực có triển vọng dầu khí thuộc các bồn trũng trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn, Sông Hồng, Malay Thổ Chu… ngoài ra việc khảo sát địa chất và đánh giá triển vọng dầu khí ở các vùng nước sâu xa bờ như các bồn trũng Phú Khánh, Tư Chính – Vũng Mây, vùng quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa… cũng đang được quan tâm

2.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến đặc điểm địa hình, địa mạo

Từ những năm 1934, người Pháp đã tiến hành đo đạc và vẽ bản đồ địa hình đáy biển một số khu vực Biển Đông, song tài liệu lúc đó rất sơ lược và thiếu chính xác Năm 1962, Viện Hải Dương học Trung Quốc cũng tiến hành vẽ bản đồ địa hình đáy biển Nam Trung Hoa, trong đó có vùng thềm lục địa Việt Nam Có thể

Trang 33

nói đây là những bản đồ địa hình đáy biển đầu tiên được vẽ theo số liệu đo đạc và

có ý nghĩa tham khảo cho việc mở các luồng lạch đi lại trên biển cũng như các công trình nghiên cứu về sau

Năm 1962, bản đồ vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 do Hải quân Việt Nam xuất bản và vào năm 1980, 1981 được biên vẽ lại trên cơ sở những số liệu đo đạc Một số tờ bản đồ địa hình đáy biển ở vùng ven bờ tỷ lệ 1:00.000, 1:200.000 cũng đã được thành lập (các tờ bản đồ từ cửa Bà Lạt đến cửa Đáy tỷ lệ 1:100.000 tại vĩ tuyến 160, từ cửa Ba Lạt đến cửa Hội An tỷ lệ 1:200.000, từ mũi Kê Gà đến mũi Kỳ Vân tỷ lệ 1:100.000…) Trong những năm 1980 – 1989, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam đã vẽ Hải đồ vùng Biển Đông ở các tỷ lệ 1:400.000 và 1:500.000 Trong những năm 1980 – 1994 các tàu khảo sát của Viện Hàn Lâm khoa học Liên

xô như: Volcanalog, Nesmeianov, Gagarinski đã khảo sát các khu vực khác nhau của thềm lục địa Việt Nam, tiến hành đo sâu hồi âm, góp phần làm sáng tỏ địa hình đáy biển khu vực nghiên cứu

Năm 1985, trong chương trình nghiên cứu biển 48 – 06, bản đồ đẳng sâu thềm lục địa Việt Nam đã được xây dựng ở tỷ lệ 1:1.00.000 (Hồ Đắc Hoài, 1985) Đây là bản đồ đầu tiên khái quát về địa hình vùng lãnh hải rộng lớn của đất nước

ta

Năm 1989 – 1990, Cục đo đạc và Bản đồ đã thành lập bản đồ địa hình Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 Trong đó địa hình đáy biển được thành lập theo tài liệu bản

đồ vùng biển phía Nam Việt Nam tỷ lệ 1:2.000.000 do Xí nghiệp Bản đồ in năm

1989 và bản đồ Biển Đông tỷ lệ 1:4.000.000 do Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước

in năm 1986 Đây là bản đồ địa hình chính thức được sử dụng trong các cơ quan nhà nước

Các nghiên cứu địa mạo trên đất liền được quan tâm từ nhiều năm nay song việc triển khai nghiên cứu chúng với vùng biển thì chỉ mới bước đầu Trong những năm thập kỷ 80, việc nghiên cứu địa mạo biển chỉ mới tập trung chủ yếu ở đới bờ Các tác giả Lưu Tỳ (1985), Nguyễn Thế Tiệp (1990, 1995) đã quan tâm đến các kiểu bờ biển, hệ thống thềm biển và lịch sử phát triển địa hình đới bờ…, thành lập bản đồ địa mạo khái quát về hình thái và nguồn gốc địa hình đáy biển vịnh Bắc Bộ

Trang 34

tỷ lệ 1:2.000.000 Năm 1986, những nét đặc trưng nhất về đặc điểm địa mạo thềm lục địa Đông Dương và các vùng kế cận đã được phác họa (Lưu Tỳ, 1985)

Trong chương trình nghiên cứu biển giai đoạn 1991 – 1995, bản đồ địa mạo thềm lục địa Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 được thành lập Trên bản đồ Nguyễn Thế Tiệp và các tác giả khác đã phân chia ra 20 kiểu địa hình ở thềm lục địa, 8 kiểu sườn lục địa, 2 kiểu chân lục địa và trũng sâu Biển Đông Bản đồ địa mạo được xây dựng theo nguyên tắc kiến trúc – hình thái đã phản ánh một bức tranh tương đối đầy đủ về các kiểu hình thái và kiến trúc của đáy biển, diễn giải cơ chế thành tạo cũng như thời gian thành tạo của chúng (Bùi Công Quế, 1995) Trong đề tài KHCN 06 – 12, các tác giả đã chỉnh lý bổ sung phân chia thành 30 kiểu địa hình trên bản đồ địa mạo Biển Đông Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 (Bùi Công Quế, 2000) Nhìn chung, các kiểu địa hình được phân chia đã gắn được với cấu trúc địa chất, phản ánh sự thể hiện của cấu trúc địa chất trên địa hình Đặc điểm địa mạo

bờ biển và đới ven bờ vùng biển Việt Nam cũng đã được khái quát trong công trình của Trần Đức Thạnh (1997)

Từ những năm 1990 đến nay, trong nhiệm vụ điều tra địa chất và khoáng sản biển ở đới ven bờ, các bản đồ địa mạo tỷ lệ 1: 500.000 đới ven bờ (0:50m) từ Móng Cái đến Hà Tiên đã được thành lập (Nguyễn Biểu và nnk, 1989, 1999) Những bản

đồ này đã góp phần làm sáng tỏ đặc điểm địa hình, địa chất, tích tụ sa khoáng cũng như môi trường địa chất đới ven bờ

Trong công trình nghiên cứu của mình, Nguyễn Văn Tạc (1996), cũng đã phân tích các tác nhân chính tham gia vào việc tạo thành địa hình, phân chia các kiểu cấu trúc – hình thái địa hình và lập bản đồ địa mạo tỷ lệ 1:1.000.0000 thềm lục địa Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Bên cạnh những công trình nghiên cứu về địa hình, địa mạo đáy biển, các công trình nghiên cứu về đảo ở thềm lục địa Việt Nam cũng có ý nghĩa quan trọng góp phần làm sáng tỏ điều kiện hình thành Biển Đông cũng như phát huy tiềm năng kinh tế của lãnh hải nước ta Saurin (1957) đã quan tâm đến nguồn gốc cuội trên đảo Hoàng Sa Lê Đức An (1995) đã nghiên cứu hệ thống đảo ven bờ phục vụ

Trang 35

quản lý tổng hợp vùng biển Việt Nam Đỗ Tuyết và nnk (1976 – 1978) đã ghi nhận

về sự có mặt của các thềm biển ở đảo Bạch Long Vĩ và nghiên cứu một số nét về địa mạo của quần đảo Trường Sa Nguyễn Thế Tiệp (1999) nghiên cứu đặc điểm địa mạo vùng biển quần đảo Hoàng Sa và vùng biển kế cận đã phân chia ra 5 kiểu địa hình thềm lục địa, 11 kiểu địa hình sườn lục địa, 2 kiểu địa chân lục địa, và 2 kiểu đáy biển sâu ở khu vực quần đảo này Lại Huy Anh (1991) đã nghiên cứu khá chi tiết các đặc điểm hình thái địa hình đảo ven bờ như độ dốc, độ chia cắt ngang, mức độ chia cắt sâu với mục đích sử dụng hợp lý các đảo này

Tóm lại, việc nghiên cứu địa hình địa mạo thềm lục địa Việt nam đã cho những bức tranh khái quát về địa mạo của thềm lục địa, cung cấp những tài liệu quý giá phục vụ cho các chuyên đề nghiên cứu khác nhau

Trong công trình của mình, Shepard (1949) đã đưa ra sơ đồ khái quát về sự phân bố trầm tích vùng thềm lục địa Việt Nam Niino và Emery (1961) đã thu mẫu tại một số trạm ở vịnh Thái Lan và thềm lục địa phía Nam đưa ra sơ đồ khái quát

sự phân bố trầm tích tầng mặt và khoanh một số điểm lộ đá Saurin (1962) đã mô

tả kiểu trầm tích molas thu được ở một trạm ngoài khơi biển Nha Trang Năm

1965, Hải quân Mỹ đã đưa ra bảng số liệu thành phần chất đáy trên cơ sở khảo sát

ở 132 trạm ở thềm lục địa phía Nam Tàu Kyoshin Maru N052 (1968 – 1969) đã tiến hành khảo sát vùng vịnh Thái Lan và vùng ngoài khơi Vũng Tàu Kết quả đã đưa ra được sơ đồ phân bố trầm tích tầng mặt vùng biển khảo sát Parke (1971)

Trang 36

cũng đã đề cập đến loại trầm tích biến dạng và chưa biến dạng phủ trên ở Biển Đông

Đối với vùng bờ biển miền Trung và miền Nam, đã có một số công trình điều tra tổng hợp về địa mạo và trầm tích tầng mặt (Trịnh Phùng, 1985, 1991; Trịnh Thế Hiếu, 1987, 1996) Trong các công trình này, các tác giả đã nêu lên được những nét đặc trưng của các kiểu trầm tích, phân vùng môi trường trong khu vực nghiên cứu và làm sáng tỏ điều kiện thành tạo trầm tích đáy biển Việc xác định ranh giới địa tầng và tuổi trong Đệ Tứ cũng đã được một số tác giả quan tâm như Nguyễn Ngọc (1996), Ma Văn Lạc, Nguyễn Địch Dỹ (1979, 1995)

Trong đề tài KHCN06-11, Nguyễn Biểu, Trần Nghi và các tác giả khác đã làm sáng tỏ đặc điểm địa chất Đệ Tứ, cổ địa lý tướng đá trong Pliocen Đệ Tứ thềm lục địa Việt Nam và thành lập các bản đồ địa chất Đệ Tứ, bản đồ cổ địa lý tướng

đá và môi trường trầm tích tỷ lệ 1:1.000.000 (Mai Thanh Tân, 2000) Các kết quả nghiên cứu được công bố chỉ ra một loạt vấn đề cần giải quyết như phân bố các thành tạo Đệ Tứ, tính chu kỳ trầm tích với sự dao động mực nước biển, liên kết địa tầng tài liệu địa chấn phản xạ thềm lục địa, liên kết tài liệu địa chấn nông và địa chấn phản xạ ngoài khơi…

Nghiên cứu địa chất công trình liên quan đến các công trình xây dựng trên biển cũng đã được quan tâm trong những năm gần đây Tài liệu phân tích mẫu trong giếng khoan và tài liệu đo địa vật lý tầng nông (địa chấn phản xạ liên tục phân giải cao, quét sườn, đo hồi âm…) được tổng hợp trong các báo cáo riêng phục

vụ xây dựng các giàn khoan Các báo cáo ĐCTV phục vụ đặt giếng khoang ở các cấu tạo Bạch hổ, Rồng, Đại Hùng, Tê Giác, Vôi, Đại Bàng, Rồng Đôi, Anh Vũ…

và một số giếng khoan khác ở các lô 17, 05, 15 ở thềm lục địa phía Nam được công

ty Vietsopetro, Enterpise TOTAL, BP, JVPC, FINA… tiến hành trong khoảng thời gian 1984 – 1995

Ở các đảo như quần đảo Trường Sa và một số đảo khác việc khảo sát điều kiện xây dựng trên nền đá yếu và nền san hô cũng bước đầu được quan tâm

Trang 37

2.2 Địa tầng [17]

Trong khu vực nghiên cứu, đặc điểm địa tầng của gồm có địa tầng trước Đệ

tứ, địa tầng Đệ tứ, địa tầng Đệ tứ không phân chia (Q) và các phức hệ magma xâm nhập

2.2.1 Địa tầng trước Đệ tứ

Giới Mesozoi

Jure thượng

- Hệ tầng đèo Bảo Lộc (J3đbl) (Nguyễn Xuân Bao và nnk, 2000) Trong phạm

vi nghiên cứu, các đá phun trào hệ tầng đèo Bảo Lộc chỉ phân bố ở phía Tây Bắc thành phố Nha Trang, tại khu vực Núi Chùa Thành phần chủ yếu là các

đá andesitdacit và các tuf của chúng Các đá có màu xám tới xám đen, kiến trúc porphyr hoặc mảnh vụn, cấu tạo khối với bề dày khoảng 300–400m

Creta

- Hệ tầng Nha Trang (Knt) (Nguyễn Đức Thắng và nnk, 1994) Phân bố diện

rộng trên khắp khu vực nghiên cứu, chúng có mặt ở phía Bắc thành phố Nha Trang, tại khu vực núi Hòn Ngang, núi Cô Tiên; về phía Tây thành phố Nha Trang, tại Phú Nông, xóm Hạ, Thủy Tú (Vĩnh Thái), Phước Trung (Phước Đồng); ở phía Nam, tại núi Chụtt, Hòn Ông, phía Đông núi Cầu Hin và trên các đảo trong vịnh như Hòn Miễu, Hòn Một, Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Mát Thành phần thạch học bao gồm các đá ryolit, trachyrylitdacit, andesit và tù của chúng màu xám sáng, xám nâu, cấu tạo dòng chảy, dạng khối đặc xít Đôi nơi có sạn kết, cát kết arkos, cát kết tuf, bột kết tuf, có bề

dày khoảng 500 – 600m

2.2.2 Địa tầng Đệ tứ

Thống Holocen – Phụ thống hạ - trung

- Trầm tích sông biển (amQ21-2) Phân bố trên diện rộng và kéo dài từ phía Nam

xã Vĩnh Hiệp dọc theo bờ phía Tây sông Lư Cẩm thuộc phía Đông xã Vĩnh Thái, và dải hẹp ở phía Nam phường Vĩnh Hải Thành phần trầm tích là bột,

sét, cát, ít cuội sỏi, màu xám với bề dầy từ 2 đến 11m

Trang 38

Thống Holocen – Phụ thống trung

- Trầm tích biển (mQ2 ) Phân bố rải rác trong khu vực nghiên cứu, là các thành tạo nhỏ hẹp tại phía Đông Nam và Đông Bắc phường Vĩnh Hải, phía Nam xã Vĩnh Thái, và trên các đảo trong vịnh như phía Đông Nam Hòn Miễu, phía Tây Hòn Mun và các cung bờ lõm của đảo Hòn Tre Tại xã Phước Đồng chúng được phân bố thành diện rộng và kéo dài từ phía Bắc ra đến bờ biển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Thành phần trầm tích là cát thạch anh màu

xám trắng, xám vàng, cát pha, sét pha, có bề dày từ 2 – 9m

Thống Holocen – Phụ thống trung – thượng

- Trầm tích biển (mQ22-3) Phân bố thành diện rộng ở phía Đông thành phố Nha Trang, kéo dài từ xã Vĩnh Hiệp ra đến Vạn Thạnh và xuống đến hết phường Vĩnh Nguyên Hòn Miễu chỉ thấy diện nhỏ hẹp tại cung bờ lõm phía Đông Bắc Thành phần trầm tích là cát thạch anh, ít cuội sỏi, mảnh vỏ sò, dày 4 –

10m

- Trầm tích sông biển (amQ22-3) Phân bố dọc theo bờ phía Đông sông Lư Cẩm

từ Phú Nông xuống đến phường Phước Long, khu bờ Nam sông Cái và bãi bồi Ngọc Thảo Thành phần trầm tích bao gồm cát, bột, sét, ít sỏi sạn, bề dày

khoảng 3 – 9m

- Trầm tích biển đầm lầy (mbQ22-3) Phân bố chủ yếu ở phía Nam khu vực nghiên cứu, kéo dài từ phía Nam xã Vĩnh Thái dọc sông Tắc xuống đến phía Tây Bắc Vĩnh Trường Thành phần gồm bột sét cát, mùn xác thực vật, mảnh

vỡ mullusca, san hô, bề dày từ 2 – 8m

Trang 39

- Trầm tích biển (mQ2 ): Phân bố thành diện nhỏ hẹp dọc bờ biển xã Vĩnh Hải, Vĩnh Thọ, khu vực cửa Sông Lô và Cửa Bé (Vĩnh Trường), ở đảo Hòn Tre chúng được phân bố chủ yếu tại các cung bờ lõm phía Bắc Thành phần trầm

tích gồm cát, cuội, sỏi, đôi nơi có mảnh vụn san hô, bề dày 1 – 4m

2.2.3 Đệ Tứ không phân chia (Q)

Các thành tạo Đệ Tứ không phân chia được phân bố rải rác khắp vùng nghiên cứu

- Tích tụ tàn tích eluvi (eQ): Phân bố với diện tích nhỏ hẹp ở xóm Hạ (Vĩnh

Thái) – phía Tây sông Lư Cầm, nằm xen kẽ với trầm tích sông biển, tuổi Holocen trung – thượng Thành phần gồm cát, sét, ít dăm sạn và mảnh đá, với bề dày 0,5 – 11,5m

- Trầm tích sườn tích (dQ): Phân bố ở dọc phía Tây quốc lộ 1A, đoạn Nhà

Máy Sợi lên đến ngã ba Đèo Rù Rì bọc về phía Bắc của Đắc Lộc Thành phần

là tảng lăn, dăm sạn và cát bột, có bề dày 2 – 9m

- Trầm tích lũ tích – sườn tích (pdQ): Phân bố thành từng dải dưới chân các

sườn núi như phía Nam và phía Bắc núi Cầu Hin khu vực Phước Hà, Phước Trung (Phước Đồng) và chân các núi ở phía Bắc sông Cái như núi Vĩnh Phước, Vĩnh Hải, Vĩnh Hòa Thành phần gồm cát lẫn sét, các mảnh đá và ít tảng lăn

2.2.4 Magma xâm nhập

- Phức hệ Đèo Cả (G-GSy/Kđc2) Phân bố chủ yếu tại các đảo trong vịnh Nha Trang như Hòn Dung, Hòn Câu, phía Đông Hòn Tre, và phần lớn diện tích ở phía bắc Hòn Một, phía Tây Hòn Mun Thành phần đá chủ yếu là granit, granosienit biotit hạt vừa màu hồng xám, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình

và kiến trúc dạng porphyr với ban tinh felspat kiềm màu hồng kích thước 1 –

2cm

- Phước hệ Cà Ná (Gy/K2cn): Phân bố rải rác trong khu vực nghiên cứu, tại

phía Nam núi Hòn Ngang, các núi ở phía Bắc sông Cái; phía Tây núi Cầu

Trang 40

Hin, phía Nam thành phố Nha Trang Trong khu vực nghiên cứu, phức hệ này chỉ thấy pha 1: là các đá granitalaskit, granitbiotit có muscovit hạt vừa đến lớn, màu xám trắng, hồng nhạt khi bị phong hóa, cấu tạo khối, đôi khi

xuất hiện kiến trúc porphyr Pha đá mạch: granit porphyr

- Phức hệ Cù Mông (Gby/Ecm): Phân bố với diện tích nhỏ hẹp ở khu vực núi

Hòn Ngang, phía Bắc thành phố Nha Trang Thành phần thạch học là đá

mạch gabodabas, diabas

Ngày đăng: 28/05/2018, 17:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Nha Trang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Nha Trang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
7. Nguyễn Thành Luân, Nguyễn Hoàng Sơn, Trần Thanh Tùng, 2014. Nghiên cứu biến động vùng cửa Sông Cái, Nha Trang qua các tư liệu viễn thám (Giai đoạn 1999 – 2013). Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường, số 45 (6/2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường
14. Phạm Sỹ Hoàn, nnk, 2015, Nghiên cứu các đặc trưng của trường sóng trong vịnh Nha Trang bằng mô hình MIKE-21. Tuyển tập nghiên cứu biển. Tập 21, số 2. Tr 1-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập nghiên cứu biển
16. Phạm Văn Thơm, Phạm Bá Trung, Trần Văn Bình, 2012. Hoạt động lấn biển ảnh hưởng đến cảnh quan vùng bờ tỉnh Khánh Hòa. Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế“Biển Đông 2012”, Nha Trang, 12 – 14/9/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế "“Biển Đông 2012”
21. Trịnh Phùng, nnk, 1979. Đặc điểm địa mạo và trầm tích vịnh Bình Cang – Nha Trang. Tuyển tập nghiên cứu biển, tập 1, phần 2. Viện nghiên cứu biển, Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập nghiên cứu biển, tập 1, phần 2
22. Trịnh Thế Hiếu, 1981. Đặc điểm trầm tích các bãi cát hiện đại ven bờ biển Phú Khánh. Tuyển tập nghiên cứu biển, tập II Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập nghiên cứu biển
24. Võ Thịnh, nnk, 2013. Các kiểu bờ biển khu vực Phú Yên – Khánh Hòa và vấn đề dự báo xu thế biến động bờ biển trong bối cảnh mực nước biển dâng. Tuyển tập báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học địa chất biển toàn quốc lần thứ 2.Tr. 251-259 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học địa chất biển toàn quốc lần thứ 2
27. Vũ Thị Thìn, Phạm Văn Duẩn, Nguyễn Văn Thị, 2015. Nghiên cứu xây dựng quy trình xử lý ảnh vệ tinh Landsat8 trong ArcGIS. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 1 – 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp
30. Doukakis, E 2005. Coastal vulnerability and risk parameters. European Water. 11(12): 3 – 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European Water
31. Dwarakish, G. S A., Natesan, U., Asano, T., Kakinuma, T., Venkataramana, K., Babita, M. K. 2009. Coastal velnerability assessment of the future sea level rise in Udupi coastal zone of Karnataka state, west coast of India. Ocean &Coastal Management (52 (9): 467 – 478 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ocean & "Coastal Management
36. Richard C. Daniels, GISP. Using ArcMap to Extract Shorelines from Lansat TM & ETM + Data or “Remote Sensing for the Masses”. Thirty-second ESRI International Users Conference Proceedings, San Diego Sách, tạp chí
Tiêu đề: Remote Sensing for the Masses”. "Thirty-second ESRI International Users Conference Proceedings
37. Temitope D.T. Oyedotun, 2014. Shoreline Geometry: DSAS as Tool for Historical Trend Analysis. Geomorphological Techniques, Chap 3, Sec 2.2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Geomorphological Techniques
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016. Kịch bản biến đổi khí hậu 2016. Nhà xuất bản tài nguyên – môi trường và bản đồ Việt Nam Khác
3. Hà Thanh Hương, nnk. 2013. Hoàn lưu ven bờ vịnh Nha Trang. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 29, số 2S, tr 65 – 71 Khác
4. Lê Đình Mầu, Nguyễn Văn Tuân, Phạm Thị Phương Thảo, 2010. Đặc điểm phân bố các đặc trưng sóng tại vịnh Nha Trang trong các trường gió mùa điển hình. Tuyển tập nghiên cứu biển, tập XVII. Tr. 9 – 17 Khác
5. Mai Thanh Tân, nnk, 2003. Biển Đông: Địa chất – Địa vật lý biển (tập 3). Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội Khác
6. Nguyễn Kim Vinh, 2010. Nghiên cứu đặc điểm biến động mực nước biển trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện đại. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T10 (2010). Số 2. Tr 31 – 43 Khác
9. Phạm Bá Trung, Lê Đình Mầu, 2011. Hiện trạng xói lở-bồi tụ tại các cửa sông ven biển tỉnh Phú Yên. Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc lần thứ V, Q3, 519-527 Khác
10. Phạm Bá Trung, Lê Đình Mầu, Lê Phước Trình, 2012. Đặc điểm xói lở - bồi tụ tại dải ven biển Đông đồng bằng sông Cửu Long, Hội nghị quốc tế Biển Đông, Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ, trang 155-163 Khác
11. Phạm Bá Trung, Lê Phước Trình, Nguyễn Hữu Sửu. Những đặc trưng xói lở – bồi tụ và biến đổi địa hình vùng Cửa Đại (Hội An) qua 2 năm 1999 – 2001.Tuyển tập nghiên cứu biển Tập XIII. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật 2003 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w