1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và định giá cổ phiếu ở việt nam

39 113 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 251,5 KB

Nội dung

Giữ tiền là tự đánh mất tiền Con đường làm giàu là đầu tư Đừng nên giữ tiền mà tạo ra tiền, Mà tốt nhất là đầu tư vào cổ phiếu (TTCK). Thật vậy TTCK là một thị trường rất sôi động, thu hút nhiều nhà đầu tư với nguồn vốn khổng lồ. Bất cứ ai muốn đầu tư vào đó trước hết phải đầu tư cho mình những kiến thức cần thiết liên quan đến thị trường chứng khoán. Một trong những kiến thức cần thiết và cực kỳ quan trọng đối với nhà đầu tư và kinh doanh chứng khoán đó là phân tích và định giá chứng khoán hay nói một cách cụ thể hơn đó là phân tích và định giá cổ phiếu. Biểu hiện của đầu cơ, xưa cũng như nay, bao giờ cũng là mua rẻ bán đắt, nhưng người ta lại hiểu không thống nhất về nguyên nhân và tác động của nó. Trước đây người ta nghĩ rằng đắt rẻ là do nhà đầu cơ quyết định. Vậy đầu cơ là hành vi lũng đoạn thị trường để trục lợi. Ngày nay, với tư duy kinh tế thị trường, người ta hiểu được đắt rẻ là do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Mua khi rẻ, bán khi đắt là phù hợp quy luật. Đầu cơ trở thành một loại hoạt động kinh tế không chỉ tham gia điều hoà cung cầu hàng hoá, mà còn góp phần điều hoà giá cả thị trường.Tuy nhiên cần thấy rằng đầu cơ không phải luôn đi theo chiều thuận như thế, không phải lúc nào cũng mua được rẻ, bán được đắt, luôn có lãi mà thậm chí có khi bị lỗ. Có một điều cần phải thừa nhận đó là: mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư trên lĩnh vực này luôn rất cao.Để tiến hành được các hoạt động mua bán, trao đổi các cổ phiếu trên thị trường, bản thân chúng phải được định giá. Chính vì thế mà, phân tích và định giá cổ phiếu được đề cao do mục đích cuối cùng của nó đó là đưa ra giá trị thực của cổ phiếu ở hiện tại và dự báo về giá cổ phiếu trong tương lai. Dự đoán thành công xu hướng giá cổ phiếu là mục tiêu của bất cứ nhà đầu tư nào trên thị trường. Nhân thực được điều đó, em đã quyết định chọn đề tài: ”Phân tích và định giá cổ phiếu ở Việt Nam”. Đề tài chỉ đứng trên góc độ phân tích lý luận và dẫn chứng một số thực trạng trong 2 năm 1617 trên thị trường chứng khoán từ đó đưa ra những giải pháp và phương hướng mở rộng phát triển thị trường.

Trang 1

MỤC LỤC

2 LỜI MỞ ĐẦU 3

- Các loại cổ phiếu: 5

Trang 2

7 TTGD CK TPHCM : Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hổ Chí Minh

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

- Giữ tiền là tự đánh mất tiền

- Con đường làm giàu là đầu tư

- Đừng nên giữ tiền mà tạo ra tiền,

Mà tốt nhất là đầu tư vào cổ phiếu (TTCK)

Thật vậy ! TTCK là một thị trường rất sôi động, thu hút nhiều nhà đầu

tư với nguồn vốn khổng lồ Bất cứ ai muốn đầu tư vào đó trước hết phảiđầu tư cho mình những kiến thức cần thiết liên quan đến thị trường chứngkhoán Một trong những kiến thức cần thiết và cực kỳ quan trọng đối vớinhà đầu tư và kinh doanh chứng khoán đó là phân tích và định giá chứngkhoán hay nói một cách cụ thể hơn đó là phân tích và định giá cổ phiếu.Biểu hiện của đầu cơ, xưa cũng như nay, bao giờ cũng là mua rẻ bán đắt,nhưng người ta lại hiểu không thống nhất về nguyên nhân và tác động của

nó Trước đây người ta nghĩ rằng đắt rẻ là do nhà đầu cơ quyết định Vậyđầu cơ là hành vi lũng đoạn thị trường để trục lợi Ngày nay, với tư duykinh tế thị trường, người ta hiểu được đắt rẻ là do quan hệ cung cầu trên thịtrường quyết định Mua khi rẻ, bán khi đắt là phù hợp quy luật Đầu cơ trởthành một loại hoạt động kinh tế không chỉ tham gia điều hoà cung cầuhàng hoá, mà còn góp phần điều hoà giá cả thị trường.Tuy nhiên cần thấyrằng đầu cơ không phải luôn đi theo chiều thuận như thế, không phải lúcnào cũng mua được rẻ, bán được đắt, luôn có lãi mà thậm chí có khi bị lỗ

Có một điều cần phải thừa nhận đó là: mức độ rủi ro của hoạt động đầu tưtrên lĩnh vực này luôn rất cao.Để tiến hành được các hoạt động mua bán,trao đổi các cổ phiếu trên thị trường, bản thân chúng phải được định giá.Chính vì thế mà, phân tích và định giá cổ phiếu được đề cao do mục đíchcuối cùng của nó đó là đưa ra giá trị thực của cổ phiếu ở hiện tại và dự báo

về giá cổ phiếu trong tương lai Dự đoán thành công xu hướng giá cổ phiếu

là mục tiêu của bất cứ nhà đầu tư nào trên thị trường

Nhân thực được điều đó, em đã quyết định chọn đề tài: ”Phân tích và

định giá cổ phiếu ở Việt Nam” Đề tài chỉ đứng trên góc độ phân tích lý

luận và dẫn chứng một số thực trạng trong 2 năm 06-07 trên thị trườngchứng khoán từ đó đưa ra những giải pháp và phương hướng mở rộng pháttriển thị trường

Trang 4

Để thực hiện đề án này, em đã sử dụng những phương pháp sau :

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Chương 1: Phân tích và định giá cổ phiếu

- Chương 2 : Những đánh giá và giải pháp của thực trạng VN nhữngnăm gần đây

Qua những nội dung của đề án nay sẽ giúp phần nào trong việc đưa racác quyết định mua, bán của các nhà đầu tư Cũng như cung cấp cho chúng

ta những kiến thức bổ ích về lĩnh vực TTCK, một nội dung không thể thiếutrong chương trình học của chuyên ngành Tài chính ngân hàng

Không những thế những đánh giá và bình luận trên nhiều góc độ (Nhànước, quản lý thị trường, nhà đầu tư) về thực trạng của nước ta hiện naycũng giúp cho thị trường này có những biện pháp khắc phục yếu kém, ápdụng các phương thức phân tích và định giá mới của các nước đi trước đểngày càng hoàn thiện, mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác quốc tế tronglĩnh vực này

Tuy nhiên, với thời gian có hạn, kiến thức và sự hiểu biết còn hạn chếnên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những sai sót Em kính mong nhậnđược sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của thầy hướng dẫn để đề án trở nênthiết thực và hiệu quả hơn Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

CHƯƠNG 1:

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU.

I Một số kiến thức sơ bản:

Đầu tư chứng khoán cũng giống như các hình thức đầu tư khác, rủi ro

và lợi ích luôn tồn tại song song.Để thành công trong lĩnh vực, nhà đầu tưcần biết rõ về đối tượng mà mình đầu tư Những kiến thức cơ bản sau sẽgiúp bạn tiến những bước đầu tiên trên con đường kiến tiền - kiếm tiềntrên thị trường chứng khoán

1 Chứng khoán là gì?

* Chứng khoán: là hàng hoá trên thị trường chứng

khoán, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và một số loạikhác, như quyền mua cổ phiếu mới, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyềnlựa chọn

* Cổ phiếu:là chứng từ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của

người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của một Công ty cổ phần.Người sở hữu cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông của Công ty cổ phần đó

- Các loại cổ phiếu:

động kinh doanh của công ty Người sở hữu cổ phiếu phổ thông đượctham gia họp Đại hội đồng cổ đông và được bỏ phiếu quyết địnhnhững vấn đề quan trọng nhất của công ty, được quyền bầu cử vàứng cử vào Hội đồng quản trị của công ty

hữu nó không được tham gia bầu cử và ứng cử vào Hội đồng quảntrị, nhưng lại có quyền được hưởng thu nhập cố định hàng năm theomột tỷ lệ lãi suất cố định không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty,được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ đông phổ thông và được ưutiên chia tài sản còn lại của công ty khi công ty thanh lý, giải thể

chính tổ chức phát hành mua lại bằng nguồn vốn của mình

bán ra cho các nhà đầu tư trên thị trường

nhà đầu tư trên thị trường và công ty đã thu về được toàn bộ tiền bán

số cổ phiếu đó

trường và do các cổ đông đang nắm giữ

Trang 6

- Đặc điểm của cổ phiếu:

Cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng Tuy nhiêntính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Thứ nhất, kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành (công ty có cổphiếu niêm yết) Nếu tổ chức phát hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả,trả cổ tức cao, cổ phiếu của công ty sẽ thu hút nhà đầu tư và cổ phiếu thực

sự dễ mua bán trên thị trường Ngược lại nếu công ty làm ăn kém hiệu quảkhông trả cổ tức hoặc cổ tức thấp, cổ phiếu của công ty sẽ giảm giá và khóbán

+ Thứ hai là mối quan hệ cung cầu trên thị trường chứng khoán: Thịtrường cổ phiếu cũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối củaqui luật cung cầu Giá cổ phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vàochất lượng công ty mà còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư.Tuy một loại cổ phiếu rất tốt nhưng thị trường đang bão hòa nguồn cung(nhiều hàng bán) thì cổ phiếu đó cũng khó tăng giá Ngược lại khi thịtrường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ phiếu chất lượng kém hơncũng có thể bán dễ dàng

Tính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực sự,nếu như tính thanh khoản giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu chuyển cổ phiếuthành tiền mặt khi cần thiết thì tính lưu thông giúp chủ sở hữu cổ phiếuthực hiện được nhiều hoạt động như thừa kế tặng cho để thục hiện nghĩa vụtài sản của mình

Cổ phiếu có tính tư bản giả tức là cổ phiếu có giá trị như tiền Tuynhiên cổ phiếu không phải là tiền và nó chỉ có giá trị khi được đảm bảobằng tiền Mệnh giá của cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu

Khi đã phát hành cổ phiếu không còn đem lại rủi ro cho tổ chức pháthành mà rủi ro lúc này thuộc về chủ sở hữu cổ phiếu Nguyên nhân là dogiá trị của cổ phiếu do các nguyên nhân khách quan quyết định: kết quảkinh doanh của tổ chức phát hành cổ phiếu, tình hình chính trị,kinh tế xãhội của quốc gia và toàn thế giới, hơn nữa còn bị ảnh hưởng bởi tâm lý của

số đông nhà đầu tư khi nắm bắt các thông tin không chính xác

Trang 7

* Trái phiếu:là một loại chứng khoán xác định nghĩa vụ trả nợ (cả vốn

gốc và lãi) của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu.Người sở hữu trái phiếu sẽ trở thành trái chủ, tức là chủ nợ của tổ chức pháthành (có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương hay các Công ty)

Thị trường chứng khoán là một thị trường mà nơi các Công ty pháthành cổ phiếu cho những người muốn đầu tư vào các Công ty đó và là nơicác nhà đầu tư (và các nhà đầu cơ) mua và bán chứng khoán vì mục tiêu lợinhuận Thị trường chứng khoán có thể là tập trung hoặc phi tập trung Hìnhthái điển hình của thị trường chứng khoán là Sở giao dịch chứng khoán(tiếng Anh gọi là Stock Exchange) Tại Sở giao dịch chứng khoán, các lệnhmua và bán chứng khoán được khớp để hình thành giá giao dịch Thị trường chứng khoán phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (tiếngAnh gọi là Over the counter) Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiếnhành qua mạng lưới các Công ty chứng khoán phân tán trên khắp đất nước

và được kết nối với nhau thông qua mạng điện tử Giá trên thị trường nàyhình thành theo phương thức thoả thuận

3 Chức năng của TTCK

a Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế:

Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiềnnhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó gópphần mở rộng sản xuất xã hội Thông qua TTCK, Chính phủ và chínhquyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích

sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của

xã hội

b Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng:

TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh vớicác cơ hội lựa chọn phong phú Các loại chứng khoán trên thị trường rấtkhác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư cóthể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích củamình

c Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán:

Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sởhữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn Khả năngthanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối vớingười đầu tư Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư.TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản củacác chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao

Trang 8

d Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp:

Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phảnánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánhhoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũngtạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm

e Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩmô:

Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạybén và chính xác Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mởrộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấycác dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế Vì thế, TTCK được gọi là phong vũbiểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thựchiện các chính sách kinh tế vĩ mô Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua

và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách

và quản lý lạm phát Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chínhsách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho

sự phát triển cân đối của nền kinh tế

4.Cơ cấu Thị trường Chứng khoán:

Xét về sự lưu thông của chứng khoán trên thị trường, TTCK có hai loại:

a Thị trường sơ cấp:

Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành Trên thịtrường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thôngqua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành

b Thị trường thứ cấp:

Là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường

sơ cấp.Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán

cả được hình thành theo phương thức đấu giá

Trang 9

2 Nguyên tắc công bằng:

Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủnhững qui định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trongviệc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những qui định đó

3 Nguyên tắc công khai:

Chứng khoán là loại hàng hoá trừu tượng nên TTCK phải được xây dựngtrên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt Theo luật định, các tổ chức pháthành có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ thường xuyên

và đột xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch,các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan

4 Nguyên tắc trung gian:

Nguyên tắc này có nghĩa là các giao dịch chứng khoán được thực hiệnthông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán Trên thị trường

sơ cấp, các nhà đầu tư không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từcác nhà bảo lãnh phát hành Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp

vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoángiúp các khách hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thựchiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình

5 Nguyên tắc tập trung:

Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao dịch và trên thịtrường OTC dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước vàcác tổ chức tự quản

Là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK Nhà đầu

tư có thể được chia thành 2 loại:

- Nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham giamua bán trên TTCK với mục đích kiếm lời

- Nhà đầu tư có tổ chức: là các định chế đầu tư thường xuyên mua bánchứng khoán với số lượng lớn trên thị trường

Các định chế này có thể tồn tại dưới các hình thức sau: công ty đầu tư,công ty bảo hiểm, Quỹ lương hưu, công ty tài chính, ngân hàng thươngmại và các công ty chứng khoán

Trang 10

3 Các công ty chứng khoán:

Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảmnhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lý quỹđầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh

4 Các tổ chức có liên quan đến TTCK:

thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt nam

trường và ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịchchứng khoán trên Sở phù hợp với các quy định của luật pháp và UBCK

phục vụ các giao dịch chứng khoán

- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là công ty chuyên cung cấp dịch

vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn vàtheo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt

II Phân tích chứng khoán:

Nói đến phân tích chứng khoán là nói đến phân tích cổ phiếu – phântích cổ phiếu thường Đây là công cụ cần thiết và quan trọng đối với ngườiđầu tư và kinh doanh chứng khoán, bởi mục tiêu của phân tích chứngkhoán là nhằm:

-Xác định giá trị của chứng khoán

-Xác định giá mua và giá bán của chứng khoán

-Xác định các yếu tố để ghép các chứng khoán vào danh mục đầu tư Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của việc phân tích là đưa ra dự báo vềgiá cổ phiếu trong tương lai.Dự đoán thành công xu hướng giá cổ phiếu làmục tiêu của bất cứ nhà đầu tư nào trên thị trường

Quá trình dự đoán phải làm sang tỏ 3 vấn đề:

-Những cổ phiếu nào sẽ lên giá

-Chúng lên giá bao nhiêu

-Mất bao lâu thì chúng đạt dược mức tăng giá như vậy

Về cơ bản, phân tích cổ phiếu có thể chia làm 2 loại: phân tích cơ bản

và phân tích kĩ thuật

1 Phân tích cơ bản:

Những người theo trường phái phân tích cơ bản cho rằng giá trị thựccủa một công ty có mối quan hệ mật thiết với các đặc tính tài chính, bởivậy họ phân tích cổ phiếu dựa vào các giả thuyết sau:

Trang 11

- Mối quan hệ giữa giá trị và các yếu tố tài chính là có thể đo lườngđược.

- Mối quan hệ này ổn định trong một khoảng thời gian dài và các sailệch sẽ được điều chỉnh vào một thời điểm thích hợp

- Phân tích cơ bản chính là sự phân tích thực trạng tài chính của công

ty (phân tích tài chính).Phương pháp này dựa vào các hệ số tài chính

Cùng với quá trình phân tích các báo cáo tài chính, việc phân tích và

sử dụng các hệ số tài chính là những nội dung quan trọng để định giá cổphiếu vào đầu tư chứng khoán

Quá trình phân tích sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy được điều kiện tàichính chung của doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp hiện đang ở trong tìnhtrạng rủi ro mất khả năng thanh toán, hay đang làm ăn tốt và có lợi thếtrong kinh doanh khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc đốithủ cạnh tranh

Việc sử dụng hệ số tài chính trong phân tích đầu tư vốn trên thịtrường chứng khoán sẽ tạo ra chi phí thấp mà hiệu quả lại cao hơn, và việcnày cũng đúng ngay cả trên thị trường tiền tệ khi các ngân hàng tài trợ vốncho doanh nghiệp thông qua cấp tín dụng Đối với những nhà quản lý, việc

sử dụng hệ số tài chính để giám sát quá trình kinh doanh, nhằm đảm bảocông ty sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẵn có và tránh lâm vào tình trạngmất khả năng thanh toán

Thông qua các hệ số tài chính, nhà quản lý thấy được tình trạng tàichính và hoạt động của công ty có được củng cố không và liệu các hệ sốnói chung của nó tốt hơn hay tồi tệ hơn so với hệ số của các đối thủ cạnhtranh Khi các hệ số này thấp hơn các chuẩn mực nhất định, thì có giải phápkiểm soát, khắc phục trước khi phát sinh các vấn đề nghiêm trọng Ngoài

ra, việc phân tích các hệ số tài chính cũng cho phép nhà đầu tư hiểu rõ hơnmối quan hệ giữa bảng cân đối tài sản và các báo cáo tài chính (ví dụ như

để tính toán thu nhập trên đầu tư của một công ty cần phải lấy số liệu tổngtài sản từ bảng cân đối kế toán và số liệu lợi nhuận ròng từ báo cáo thunhập)

Hệ số tài chính được phân chia thành 4 nhóm dựa trên các tiêu chí về hoạtđộng, khả năng thanh toán, nghĩa vụ nợ và khả năng sinh lời của công ty

Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc mức độ dễ dàng chuyển đổi tàisản thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn Việc quản lý khả năngthanh toán bao gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản vàcác nguồn tiền mặt khác nhằm tránh mất khả năng thanh toán mang tính

Trang 12

chất kỹ thuật Việc xác định khả năng thanh toán là quan trọng, nó quyếtđịnh đến nghĩa vụ nợ của công ty, do vậy sử dụng hệ số thanh toán đượcxem là cách thử nghiệm tính thanh khoản của công ty Trong thực tế hệ sốthanh toán được sử dụng nhiều nhất là hệ số khả năng thanh toán hiện tại

và hệ số khả năng thanh toán nhanh (hay còn gọi là hệ số thử axít)

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản lưuđộng và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn củacông ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là mối tương quan giữa các tài sảnlưu hoạt và các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo khả năng thanh toán nhanhsau khi tài sản đã được loại bỏ bởi các hàng tồn kho và tài sản kém tínhthanh khoản

Các hệ số hoạt động xác định tốc độ mà một công ty có thể tạo rađược tiền mặt nếu có nhu cầu phát sinh Bao gồm các hệ số thu hồi nợtrung bình, hệ số thanh toán trung bình, hệ số hàng lưu kho

Hệ số thu hồi nợ trung bình biểu thị thông qua kỳ thu hồi nợ trungbình của một công ty sẽ cho biết công ty đó phải mất bao lâu để chuyển cáckhoản phải thu thành tiền mặt

Kỳ thu hồi nợ trung bình = Các khoản phải thu / (Doanh số bán chịuhàng năm /360 ngày)

Hệ số thanh toán trung bình biểu thị thông qua thời hạn thanh toántrung bình, phản ánh mối tương quan giữa các khoản phải trả đối với tiềnmua hàng chịu mỗi năm

Thời hạn thanh toán trung bình = Các khoản phải trả / (Tiền mua chịuhàng năm/360 ngày)

Hệ số hàng lưu kho biểu thị số lượng hàng đã bán trên số hàng còn lưukho, hệ số này cho thấy khả năng dùng vốn vào các hàng hoá luân chuyểncao, tránh được lưu kho bởi các mặt hàng kém tính lưu hoạt

Hệ số hàng lưu kho = Giá trị hàng đã bán tính theo giá mua / Giá trịhàng lưu kho trung bình

Trang 13

đáo hạn Tình trạng nợ của công ty được thể hiện qua các hệ số: hệ số nợ;

hệ số thu nhập trả lãi định kỳ; hệ số trang trải chung

Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản đượctài trợ bằng nợ Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít

và ngược lại hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao

Hệ số nợ = Tổng số nợ/Tổng tài sản

Hệ số nợ được phản ánh thông qua hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E) và

hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA) Hệ số nợ trên vốn cổ phần biểuthị tương quan giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần Mức cao thấp của hệ số nàyphụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh tế khác nhau

Hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E)= (Nợ dài hạn + Giá trị tài sản đithuê)/ Vốn cổ phần

Hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA) so sánh tương quan nợ vớitổng tài sản của một công ty, và có thể cho biết những thông tin hữu ích vềmức độ tài trợ cho tài sản bằng nợ dài hạn của một công ty, hệ số này có thểdùng để đánh giá hiệu ứng đòn bẩy tài chính của một công ty

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ Việc tìm xem một công ty có thể thựchiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng, và người ta đã sử dụng hệ

số thu nhập trả lãi định kỳ Hệ số này đánh giá khả năng sử dụng thu nhậphoạt động (thu nhập trước thuế và lãi- EBIT) để trả lãi của một công ty, hệ

số này cho biết công ty có khả năng đáp ứng được các nghĩa vụ trả nợ lãiđến mức nào, thông thường hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khảnăng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ càng lớn

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ= EBIT/ Chi phí trả lãi hàng năm

Tóm lai là, phân tích định giá cp thông qua phương pháp phân tích cácbáo cáo tài chính giúp ta hiểu được tình hình của công ty dự đoán xu thếcủa nó ,tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tới nó và ảnh hưởng như thếnào???qua đó , ta có thể nhận biết chính xác hơn khả năng bị phá sản ,độrủi ro của công ty, và mức độ nhậy cảm của công ty đó với các nhân tố trênthị trường!!!

2 Phân tích kĩ thuật:

Phân tích kỹ thuật là một trong những phương pháp rất được coi

trọng của các nhà đầu tư quốc tế Tuy nhiên, tại TTCK VN, phương phápnày mới được “lên ngôi” gần đây khi các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhàđầu tư không chuyên đã trải qua nhiều “sóng gió” và tự học hỏi, nâng cao

kiến thức của mình

Trang 14

Phân tích kỹ thuật cho phép nhà đầu tư có thể mua bán mau chóngvới một số vốn tương đối nhỏ trong một thời gian ngắn Muốn trở thành

"tín đồ" của trường phái phân tích kỹ thuật thì phải chấp nhận quy định:Giá cổ phiếu là kết quả của tất cả những yếu tố kinh tế như xu hướng thịtrường, tâm lý khách hàng, môi trường chính trị, tin tức lẫn tin đồn, khảnăng phát triển, lời lỗ của Cty niêm yết Vì vậy, các "cao thủ" trongtrường phái này chỉ cần chơi và tỷ lệ "trúng" khoảng 70 - 80% Bởi phươngpháp này có ưu điểm là phân tích rõ lúc nào thị trường lên "đỉnh" và lúcnào thị trường xuống "đáy" Phương pháp này rất hiệu quả với các nhà đầu

tư muốn đánh trung và ngắn hạn"

*Các định dạng trên đồ thị:

Một biểu đồ chứng khoán là một bức tranh về lịch sử giá cả Mới chỉliếc nhìn; một nhà đầu tư có thể thấy được vận động đã qua của giá cả vàthu được viễn tượng có giá trị Một khi một biểu đồ đã được thiết lập vàduy trì; qua thời gian các mô thức (định dang) khác nhau xuất hiện Mỗi

mô thức nói lên một diễn biến khác nhau và một mô thức nào đó là có giátrị hơn những cái khác

Đỉnh-đầu-vai là một mô hình cơ bản thể hiện dấu hiệu về thời điểmđảo chiều của xu thế (xu hướng) tăng giá chứng khoán Nó gồm 3 giai đoạntăng giá - tạo thành 3 đỉnh tượng trưng cho đầu (ở giữa) và hai vai Giaiđoạn một (vai trái), giá tăng mạnh, khối lượng giao dịch lớn, sau đó có mộtđợt giá giảm với khối lượng giao dịch thấp hơn Giai đoạn hai (đầu) là giaiđoạn tăng giá lần thứ hai với khối lượng giao dịch lớn hơn, giá tăng caohơn giai đoạn tăng giá trước Đợt giảm giá thứ hai đạt gần với mức giảmcủa đợt giá giảm trước.Giai đoạn ba (vai phải), giá và khối lượng giao dịchtăng lên nhưng kém giai đoạn trước (giai đoạn hai) Đợt giá giảm cuối cùngxuống thấp nhất, giảm khoảng 3% so với đợt giảm giá ở giai đoạn hai.Lúcnày là giai đoạn giá giảm Tuy nhiên, vẫn có khả năng hạn hữu là giá sẽkhông giảm tiếp mà bước vào giai đoạn tăng giá mới

Các quyết định đầu tư khi giá cổ phiếu đã ở phía bên phải của đầu vàhai vai sẽ là không hợp lý, từ khi nhà đầu tư phát hiện dược một lần nữa xuhướng đổi chiều tại điểm cuối của đồ thị

- Khoảng nhảy vọt :

Khi chiều hướng bình thường của giá cổ phiếu bỗng thay đổi đột ngộtbởi một lượng giao dịch lớn được thực hiện thì giá có thể sẽ lên nếu nhưquá trình chuyển động đang ở hướng lên và giá sẽ xuống nếu quá trìnhchuyển động đang theo hướng xuống

Trang 15

-Vạch đường kẻ ngang :

Đây là trường hợp giá của một cổ phiếu chuyển động theo cách bámvào một trục vô hình nằm ngang (giá biến đổi trong một biên độ giao độnghẹp qua một thời gian) Nếu nó bứt phá khỏi đường kẻ ngang theo hướnglên là biểu hiện giá tăng, và bứt phá hướng xuống thì giá sẽ giảm

- Các đỉnh dốc lên và dốc xuống :

Khi các đỉnh giá cao mới và thấp mới cao hơn hoặc thấp hơn đỉnh cũthì chiều hướng đó được coi là chiều hướng vận động của giá

*Các chỉ tiêu phân tích kĩ thuật :

- Sức mạnh tương đối : nhằm thẩm định chỉ số của cổ phiếu

- Biến động giá cả : chiều hướng diễn biến của giá

- Bề rộng của thị trường : quá trình biến động của một chỉ số thị trường

- Khối lượmg giao dịch : Khối lượng các loại chứng khoán tăng giá

- Tỷ số option : là tỷ số giữa các quyền chọn bán đang lưu hành so vớiquyền chọn mua đang lưu hành.Các nhà đầu tư xem xét độ lệch của tỷ sốnày so với các tiêu chuẩn lịch sử để dự báo các vận động của thị trường

- Quyền lợi khống : là tổng số lượng cổ phiếu hiện được bán khống trênthị trường

- Số bình quân di động : là mức bình quân của chỉ số trong một thờigian nhất định

=> Chỉ nên đầu tư khi phân tích cơ bản và nhiều lý thuyết phân tích kĩthuật cho cùng một kết luận về hướng đi của một cổ phiếu và bản thân thịtrường Dùng phân tích cơ bản để quyết định mua cổ phiếu của công tynào, dùng phân tích kĩ thuật để quyết định mua vào thời điểm nào

Trang 16

III. Định giá cổ phiếu:

1 Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E:

Định giá CP áp dụng phương pháp P/E là phương pháp thông dụng

và phổ biến nhất, phù hợp với tất cả NĐT, đặc biệt rất hiệu quả đối với cácNĐT cá nhân vì phương pháp này có ưu điểm dễ tính và dễ hiểu

NĐT cần xác định liệu một CP của Cty có giá trị gấp bao nhiêu lần thunhập hiện tại của nó, giá CP trên thị trường là đắt hay rẻ có phản ánh đúnggiá trị nội tại của CP

*Các nhân tố ảnh hưởng tới P/E

-EPS (thu nhập trên mỗi CP): Tỉ lệ tăng trưởng EPS càng cao thì hệ số

P/E có xu hướng cao theo

-Hệ số đòn bẩy tài chính: Nguồn vốn của Cty được hình thành từ vốn

nợ và vốn chủ sở hữu, nên khi một Cty có hệ số đòn bẩy tài chính cao thìP/E của Cty đó sẽ thấp hơn so với một Cty khác tương đương trong ngành

-P/E toàn thị trường: P/E toàn thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới P/E

riêng lẻ của từng loại CP Điều này chúng ta có thể thấy rất rõ tại TTCK

VN khi TTCK điều chỉnh tăng hay giảm thì đa số các Cty đơn lẻ cùng tănghoặc cùng giảm dẫn đến P/E của các Cty này tăng giảm theo

-P/E của các CP cùng ngành: Phần lớn CP của các Cty trong cùng một

ngành thường có xu hướng biến động cùng chiều Cách so sánh nhanh nhất

để biết CP một Cty trong ngành là cao hay thấp là so sánh P/E của Cty vớiP/E trung bình ngành

-Lãi suất thị trường: Giá cả các loại CK chịu tác động nhiều từ yếu tố

lãi suất Nếu lãi suất thị trường cao sẽ dẫn đến giá CK và hệ số P/E thấphơn vì giá trị hiện tại của các khoản thu nhập tương lai của Cty sẽ thấp hơn

do phải chiết khấu ở mức lãi suất cao

*Lựa chọn EPS:

Ta có thể lấy EPS của Cty trong 12 tháng gần nhất hoặc 4 quý gần nhất.Nếu lấy thị giá hiện tại của CP chia cho EPS tương ứng ta sẽ sẽ thu đượcP/E hiện tại Nếu ta lấy EPS dự tính của năm sau hoặc trung bình của 3 đến

5 năm ta sẽ thu được P/E gọi là P/E tương lai

Chỉ số nào tốt hơn? Tỉ lệ P/E hiện tại có ưu điểm là nó phản ánh tìnhhình thực tế vì mẫu số EPS là con số thực tế đã được kiểm toán Tuy nhiên,nhược điểm của nó là lợi nhuận này chắc chắn sẽ thay đổi trong tương lai

Do đó, bằng cách ước tính lợi nhuận trong tương lai, chỉ số P/E tương lai

dự đoán được cả mức tăng trưởng của DN

Mặc dù con số ước tính này có thể không chính xác, ít nhất nó cũnggiúp các NĐT có cơ sở để tham khảo ra quyết định đầu tư Trên thực tế để

Trang 17

định giá phục vụ cho mục đích đầu tư trong thời gian trung và dài hạn thìNĐT nên sử dụng EPS trung bình ước tính của Cty 3 đến 5 năm tới *Lựa chọn P/E trong định giá CP:

Khi sử dụng phương pháp định giá bằng P/E ta có thể lựa chọn một

trong các cách sau:

- Xác định hệ số P/E theo công thức:

Với: Re- tỉ lệ chiết khấu; g- tốc độ tăng trưởng thu nhập; b- tỉ lệ chia

cổ tức D1: Cổ tức tại năm dự đoán

Sau đó nhân hệ số P/E này với thu nhập dự kiến của Cty để đạt đượcmức giá dự kiến hợp lý

- Xác định hệ số P/E bình quân của nhóm Cty tương đương trong ngành

về kỹ thuật, mạng lưới khách hàng, quy mô, cơ cấu vốn và nhân hệ số nàyvới thu nhập dự kiến của Cty để có mức giá hợp lý

- Xác định hệ số P/E trung bình các Cty tương đương cùng ngành cácnước trong khu vực và nhân hệ số này với thu nhập dự kiến để có mức giáhợp lý

Xem xét CP có ý định đầu tư đắt hay rẻ không chỉ đơn thuần dựa vào

hệ số P/E mà cần phải kết hợp nhiều yếu tố và phương pháp khác để có kếtquả chính xác hơn Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, vẫn có thể

sử dụng hệ số P/E như một phương pháp tham khảo để đưa ra các quyếtđịnh đầu tư hợp lý

2 Định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng cổ tức:

Xác định giá trị nội tại cổ phiếu là một vấn đề rất phức tạp và phảimất nhiều thời gian nghiên cứu để có thể hiểu đúng và áp dụng một cáchhiệu quả trong đầu tư

Trước tiên chúng ta sẽ tim hiểu một số khái niệm cơ bản liên quan -Lãi và rủi ro:

Để tối đa hóa giá cổ phiếu, các giám đốc tài chính cũng như nhà đầu

tư cần hiểu và xác định được hai yếu tố cơ bản: lãi (return) và rủi ro (risk) Lãi của một khoản đầu tư trong một khoảng thời gian được tính bởitổng số tiền được phân phối trong kỳ cộng với các khoản tăng giá trị trong

kỳ, tất cả chia cho giá trị đầu tư đầu kỳ Ví dụ: Công ty Hoana muốn xácđịnh lãi của cổ phiếu REE mà Công ty mua 1 năm trước với giá 38.000đồng và giá hiện tại là 82.000 đồng Trong kỳ, Công ty nhận được cổ tức(sau thuế) là 1.400 đồng Tỷ lệ lãi đầu tư cổ phiếu REE trong năm là baonhiêu?

K = (1.400 đ + (82.000 - 38.000))/38.000 = 119%

Trang 18

Rủi ro là khả năng sảy ra việc lỗ tài chính hay chính thống hơn là sựbiến động của các khoản lãi lỗ gắn liền với một tài sản Ví dụ, một tráiphiếu chính phủ 1 triệu đồng, đảm bảo cho người sở hữu nó một khoản lãi80.000 đồng sau 1 năm mà coi như không có rủi ro, vì không có sự biếnđộng của khoản lãi Một khoản đầu tư cổ phiếu thường 1 triệu đồng, trongcùng khoảng thời gian như trên có thể kiếm được khoản lãi biến động từ 0đến 200.000 đồng, nó rất rủi ro, vì sự biến động lớn của lãi của cổ phiếu.Một khoản lãi từ tài sản gần chắc chắn hơn, ít có sự biến động hơn và dovậy rủi ro ít hơn

Đo lường rủi ro: Độ lệch chuẩn (Standard deviation) là chỉ số thống

kê phổ biến để chỉ mức rủi ro của một tài sản; nó đo lường sự phân tánxung quanh giá trị mong muốn (expected value), giá trị lãi của tài sản mà

+ Ks= Tỷ lệ lãi yêu cầu trên tài sản;

+ Rf = Tỷ lệ lãi không có rủi ro (risk- free of interest): thường được lấybằng tỷ lệ lãi trái phiếu chính phủ ngắn hạn 3 tháng

+ Rf = K* + IP = Tỷ lệ lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát ước tính

Nếu tỷ lệ lạm phát ước tính năm 2017 của đồng Việt Nam là 6%, tỷ lệlãi suất thực là 2% thì tỷ lệ lãi không có rủi ro là Rf = 2% + 6% = 8% + bs = Hệ số rủi ro beta: Thước đo liên quan đến rủi ro mà không thể triệttiêu từ việc đa dạng hóa đầu tư Một chỉ số chỉ mức độ thay đổi lãi của mộttài sản trước sự thay đổi lãi thị trường Nếu lãi của một cổ phiếu bằng mộtnửa so với lãi thị trường, thì bs = 0,5 Nó ước tính sẽ thay đổi bằng 0,5 %của 1% thay đổi trong lãi của danh mục thị trường Nếu một cổ phiếu có 2lần thay đổi so với thị trường (b =2) sẽ mong đợi 2% thay đổi lãi của nócho 1% thay đổi lãi của danh mục thị trường Hệ số rủi ro beta của quá khứcho các cổ phiếu có thể tính được bằng khoa học thống kê Ở các nướcthường có các tài liệu công bố công khai về hệ số bs này Lưu ý rằng, hệ sốrủi ro quá khứ có thể không đúng cho tương lai

+ Km = Lãi thị trường (Market return) là lãi trên toàn bộ các chứngkhoán được lưu hành

Trang 19

+ Km-Rf = Tỷ lệ thưởng rủi ro (Risk Premium) là phần thưởng mà nhàđầu tư phải nhận được cho việc chấp nhận rủi ro bình quân liên quan đếncác danh mục tài sản đầu tư của thị trường

Ví dụ: Công ty X muốn xác định tỷ lệ lãi yêu cầu trên tài sản, cổ phiếuHAS mà chúng có hệ số beta, chỉ số rủi ro tài sản là bh =1,2 Tỷ lệ lãikhông rủi ro là Rf = 8% (= 2%+6%); Lãi của các cổ phiếu trên thị trường là

Km = 15% Thay vào công thức trên ta có:

Kh = Rf + [bh x (Km-Rf)] = 8% + [1,2 x (15%-8%)]

= 8% +8,4% =16,4%

Những thay đổi trong việc không muốn rủi ro (Risk aversion): nhà đầu

tư không muốn rủi ro (kinh tế, chính trị, xã hội), họ yêu cầu tăng lãi khi cácrủi ro tăng lên

Những thay đổi trong dự đoán lạm phát: giả sử hiện nay do giá xăngdầu tăng mạnh, lạm phát tăng thêm 2% so với dự đoán ban đầu là 6% Kếtquả tất yếu là tất cả các tỷ lệ lãi cũng tăng tương ứng 2% Trong trường hợp

đó, Rf1 = 10% (tăng từ 8% lên 10%), Km1 = 17% (tăng từ 15% lên 17%)Thay vào công thức trên ta có:

Kh1 = 10% + [1,2 x (17%-10%)] = 10% + 8,4% = 18,4%

So sánh Kh = 16,4% và Kh1 = 18,4%, ta thấy sự thay đổi 2% trong lãiyêu cầu của tài sản Kh đúng bằng thay đổi trong tỷ lệ lạm phát 2% -Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức (Dividend Discount Model) Giá trị cổ phiếu thường là giá trị hiện tại (present value) của tất cả cácdòng tiền cổ tức tương lai mà nó hy vọng được cung cấp trong toàn bộ thờigian tương lai vô hạn định của nó Mặc dù nhà đầu tư có thể kiếm lãi bằngviệc bán cổ phiếu với giá cao hơn giá mua ban đầu, nhà đầu tư đã thực sựbán cái gì? Đó là bán quyền đối với các khoản cổ tức trong tương lai Vớicác cổ phiếu mà nó không hy vọng được trả cổ tức trong tương lai thấytrước được, những cổ phiếu này có giá trị đối với các cổ tức trong tương lai

xa từ kết quả của việc bán công ty hay thanh lý các tài sản của nó Do vậy

từ góc độ xác định giá trị, chỉ có các khoản cổ tức là liên quan Phươngtrình cơ bản để xác định giá trị cổ phiếu là:

P = Dt/Ks x Dn/(1 + Ks)

Trong đó:

+ P: giá trị cổ phiếu thường;

+ Dt: cổ tức mỗi cổ phiếu hy vọng nhận được ở cuối năm t

+ Ks: tỷ lệ lãi yêu cầu trên cổ phiếu thường;

Ngày đăng: 28/05/2018, 13:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình nhập môn Tài chính tiền tệ. NXB Bộ giáo dục và đào tạo Khác
2. Bùi Trí Dũng (biên soạn). Đầu tư chứng khoán. Nhà xuất bản tài chính 2002 Khác
3. TS. Lý Vinh Quang (chủ biên). Chứng khoán và phân tích đầu tư chứng khoán. NXB Thống Kê Khác
4. Noly Trần Hồ (biên dịch). Thị trường chứng khoán và cổ phiếu.NXB Thống Kê 2001 Khác
5. Tạp chí chứng khoán VN 6. Tài liệu trên mạng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w