Ảnh hưởng của môi trường quản trị tới hoạt động quản trị của công ty CocaCola Việt Nam. LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, Việt Nam đang trong tình hình hội nhập kinh tế, phát triển đất nước . Với nền kinh tế đang được cải thiện, có nhiều đổi mới, đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần phải nắm bắt hiểu rõ để thích nghi và thay đổi để phát triển. Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô dù ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Nhóm 12 nhận được sự phân công nghiên cứu về chương 1,2 của quản trị học, nhận thấy được sự cấp thiết của việc nghiên cứu “ Ảnh hưởng của môi trường quản trị tới hoạt động quản trị của doanh nghiệp”, nhóm chúng em xin phép được nghiên cứu về đề tài trên cùng với lien hệ thực tiễn về công ty CocaCola Việt Nam. Do trên đây là một đề tài rộng lớn nên không tránh khỏi thiếu sót, mong cô và các bạn góp ý để nhóm có thể hoàn thiện bài thảo luận của nhóm 12. I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Khái niệm môi trường quản trị Theo quan điểm hệ thống, môi trường là tập hợp các phân hệ, các phần tử, các hệ thống khác không thuộc hệ thống đang xét nhưng có quan hệ tác động đến hệ thống. Ví dụ: Con cá sống trong nước ngọt, tổ chức hoạt động trong một thể chế xã hội... vậy môi trường hoạt động của tổ chức bao gồm toàn bộ các yếu tố bên ngoài có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến quyết định hay hoạt động của tổ chức đó. Theo tiếng Anh: môi trường (enviroment): Là điều kiện hoàn cảnh tác động lên con người hoặc tổ chức. Cần lưu ý, môi trường quản trị là môi trường kinh tế xã hội (socialeconomic enviroment), chứ không phải là môi trường tự nhiên (Natural Enviroment). ) Phân loại môi trường quản trị Tùy theo các góc độ tiếp cận khác nhau, người ta có thể phân môi trường quản trị ra
Trang 1Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Trang 22 Địa Điểm: Ghế đá trước thư viện
Mặc dù nhóm có các bạn Trung Quốc, tuy không hiểu hết được những gìnhóm trưởng đã truyền đạt nhưng hầu hết đều có tinh thần đóng góp, hamhọc hỏi, nhiệt tình trong việc tham gia họp nhóm
Các bạn Việt Nam tranh luận, đưa ra những ý kiến bổ ích về đề tài, có tinhthần giúp đỡ cao cho những bạn du học sinh người Trung Quốc
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU 4
I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
1 Khái niệm môi trường quản trị 6
2 Ảnh hưởng của môi trường quản trị tới hoạt động của doanh nghiệp chung 8
2.1 Môi trường vĩ mô 8
2.1.1 Yếu tố kinh tế 8
2.1.2 Yếu tố văn hóa - xã hội 10
2.1.2 Các yếu tố chính trị, pháp luật, lãnh đạo và quản lý của Nhà nước 13
2.1.4 Yếu tố tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ 14
2.1.5 Yếu tố thiên nhiên 15
2.2 Môi trường vi mô 16
2.2.1 Đối thủ cạnh tranh 16
2.2.3 Khách hàng 18
2.2.4 Chính phủ 19
2.2.5 Các nhóm áp lực 19
II GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY COCA-COLA 19
1 Sơ lược hình thành 19
2 Lịch sử hình thành 20
3 Cơ cấu tổ chức của Coca-Cola Việt Nam 21
4 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh 21
5 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới Coca-Cola 22
5.1 Yếu tố kinh tế 22
5.2 Yếu tố công nghệ 22
5.3 Yếu tố văn hóa –Xã hội 23
5.4 Yếu tố tự nhiên 24
5.5 Môi trường chính trị pháp luật 25
III Thuận lợi, khó khăn và giải pháp cho Coca-Cola Việt Nam 25
1 Thuận lợi 25
2 Khó khăn 26
3 Giải pháp 27
Trang 5KẾT LUẬN 28 Danh mục tài liệu tham khảo 29
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, Việt Nam đang trong tình hình hội nhập kinh tế, phát triển đất nước Với nềnkinh tế đang được cải thiện, có nhiều đổi mới, đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thứccho các doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp cần phải nắm bắt hiểu rõ để thích nghi và thayđổi để phát triển Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô dù ảnh hưởng trực tiếp hay giántiếp đều ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động quản trị của doanh nghiệp Nhóm 12 nhận được
sự phân công nghiên cứu về chương 1,2 của quản trị học, nhận thấy được sự cấp thiết củaviệc nghiên cứu “ Ảnh hưởng của môi trường quản trị tới hoạt động quản trị của doanhnghiệp”, nhóm chúng em xin phép được nghiên cứu về đề tài trên cùng với lien hệ thựctiễn về công ty Coca-Cola Việt Nam
Do trên đây là một đề tài rộng lớn nên không tránh khỏi thiếu sót, mong cô và các bạngóp ý để nhóm có thể hoàn thiện bài thảo luận của nhóm 12
Trang 6I CƠ SỞ LÝ THUYẾT
hệ thống khác không thuộc hệ thống đang xét nhưng có quan hệ tác động đến
hệ thống Ví dụ: Con cá sống trong nước ngọt, tổ chức hoạt động trong một thểchế xã hội vậy môi trường hoạt động của tổ chức bao gồm toàn bộ các yếu tốbên ngoài có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến quyết định hay hoạt động của
*) Phân loại môi trường quản trị
Tùy theo các góc độ tiếp cận khác nhau, người ta có thể phân môi trường quản trị rathành nhiều loại Môi trường quản trị là sự vận động tổng hợp, tương tác lẫn nhau giữacác yếu tố và lực lượng bên ngoài hệ thống quản trị nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp,hoặc gián tiếp đến hoạt động quản trị của một tổ chức Các yếu tố đó được hình thànhtheo ba nhóm dưới đây:
Nhóm yếu tố môi trường vĩ mô: nhóm này có tác động trên bình diện rộng và lâu dài Đốivới một doanh nghiệp Chẳng hạn, chúng tác động đến cả ngành sản xuất kinh doanh, và
do đó cũng có tác động đến doanh nghiệp và chiến lược quản trị kinh doanh của doanhnghiệp Nhóm này bao gồm:
- Các yếu tố kinh tế vĩ mô
- Các yếu tố xã hội
- Các yếu tố văn hóa
Trang 7- Các yếu tố về nhân khẩu, dân số.
- Các yếu tố thuộc về hệ thống chính trị, về sự lãnh đạo và quản lý của Nhà nước
- Các yếu tố công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Nhóm các giới chức địa phương và công chúng
- Nhóm yếu tố môi trường nội bộ: Đó là các yếu tố môi trường vi mô nhưng lạinằm trong tổ chức, chúng có ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên và rất quan trọngtới các hoạt động quản trị của chính ngay tổ chức đó Các yếu tố này sẽ giúp chomột tổ chức xác định rõ ưu nhược điểm của mình, đưa ra các biện pháp nhằmgiảm bớt nhược điểm và phát huy ưu điểm đạt được một cách tối đa Nhóm nàybao gồm:
+ Các yếu tố thuộc về tài chính
+ Các yếu tố thuộc về nhân sự
+ Các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất
+ Các yếu tố thuộc về văn hóa tổ chức
Các nhóm nói trên luôn tác động qua lại lẫn nhau, tạo ra môi trường quản trị củamột tổ chức Quản trị gia phải nhận thức đầy đủ, chính xác các yếu tố môi trường
Trang 8để soạn thảo chiến lược và sách lược quản trị cho đúng đắn, giúp tổ chức tồn tại vàphát triển.
Phân tích ảnh hưởng của môi trường quản trị là một vấn đề hết sức rộng lớn và phứctạp, ở đây chúng tôi chỉ đề cập và phân tích ảnh hưởng chủ yếu của một số yếu tố đếncác hoạt động quản trị của các tổ chức, doanh nghiệp
2.1 Môi trường vĩ mô
(2) Lạm phát
Yếu tố lạm phát tiền tệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định chiến lược và sáchlược kinh doanh Nếu lạm phát gia tăng sẽ làm tăng giá cả yếu tố đầu vào kết quả dẫn tới
sẽ là tăng giá thành và tăng giá bán Nhưng tăng giá bán lại khó cạnh tranh Mặt khác, khi
có yếu tố lạm phát tăng cao, thì thu nhập thực tế của người dân lại giảm đáng kể và điềunày lại dẫn tới làm giảm sức mua và nhu cầu thực tế của người tiêu dùng Nói cách kháckhi có yếu tố lạm phát tăng cao thì thường khó bán được hàng hóa dẫn tới thiếu hụt tàichính cho sản xuất kinh doanh, việc tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh khó thực thi
Trang 9được Vì vậy việc dự đoán chính xác yếu tố lạm phát là rất quan trọng trong điều kiệnnước ta hiện nay.
(3) Tỷ giá hối đoái và lãi suất cho vay
Cả hai yếu tố này cũng đều có tác động đến giá thành sản phẩm - dịch vụ của doanhnghiệp Thường thì doanh nghiệp nào cũng có mối quan hệ trên thương trường quốc tế,nếu không là đầu tư với nước ngoài thì cũng phải mua nguyên vật liệu, hàng hóa hoặcmáy móc từ nước ngoài Tỷ giá hối đoái chiếm vị trí trung tâm trong những tác động lêncác hoạt động này và nhất là nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và giá bán sản phẩmcủa doanh nghiệp Vì thế, việc dự báo tỷ giá hối đoái là rất quan trọng trong việc hoạchđịnh và tổ chức thực hiện các hoạt động quản trị kinh doanh nói chung và các chiến lượccùng sách lược quản trị kinh doanh nói riêng
Yếu tố lãi suất cho vay của ngân hàng cũng có ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt độngquản trị ở mỗi doanh nghiệp Trên thực tế các doanh nghiệp thường đi vay thêm vốn ởngân hàng để mở rộng sản xuất hoặc sử dụng trong việc mua bán, do đó lãi suất cho vaycao hay thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố đầu vào, đầu ra ở mỗi doanh nghiệp.Điều này cũng có nghĩa là ảnh hưởng của lãi suất cho vay đến giá thành, giá bán và tácđộng đến sức mua thực tế về hàng hóa cùng dịch vụ của doanh nghiệp, có tác động rấtlớn đến việc hoạch định và thực thi các chiến lược và chính sách quản trị kinh doanh.Chính vì vậy mà khi vạch ra một chiến lược quản trị kinh doanh, đặc biệt là chiến lượcquản trị tài chính, doanh nghiệp thường lưu ý đến yếu tố này
(4) Tiền lương và thu nhập
Chi phí về tiền lương là một khoản chi phí rất lớn ở hầu hết mọi doanh nghiệp, nó ảnhhưởng đến chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh của các đơn vị này Chi phí tiền lươngcàng cao thì giá thành sẽ càng tăng, dẫn đến những bất lợi cho doanh nghiệp trong vấn
đề cạnh tranh Mức lương quá thấp lại không khuyến khích người lao động nhiệt tìnhlàm việc Một chính sách về tiền lương đúng đắn có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ,động cơ, tinh thần làm việc của người lao động Các hoạt động về quản trị trong mỗi
tổ chức chỉ thực sự có hiệu lực và hiệu quả khi quyền lợi vật chất của những ngườitham gia vào quá trình này được bảo đảm Điều này cũng giải thích vì sao Đảng vàNhà nước ta rất chăm lo giải quyết vấn đề chính sách lương bổng nhằm vừa bảo đảmmức sống sự công bằng và đảm bảo khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanhphát triển
Trang 10So với mức lương của người lao động ở các nước phát triển thì mức lương ở nước ta và các nước chưa phát triển khác là khá thấp Các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư ở các nước mới phát triển, trong đó có nước ta, do giá nhân công ở các nước này rẻ, làm giảm chi phí sản xuất, dẫn đến giá thành giảm, nâng cao khả năng tăng lợi nhuận của họ Các hoạt động về đầu tư đến lượt nó lại tạo ra một môi trường kinh doanh cũng như quản trị kinh doanh thuận lợi và mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.2.1.2 Yếu tố văn hóa - xã hội
(1) Dân số
Để sản xuất hay kinh doanh, các nhà quản trị cần phải sử dụng đến nguồn nhân lực,
để bán được hàng họ cần đến khách hàng Để hoạch định chiến lược phát triển củamỗi công ty, người ta phải xuất phát từ cả hai yếu tố ảnh hường này Nói một cáchkhác, dân số và mức gia tăng dân số ở mỗi thị trường, ở mỗi quốc gia luôn luôn là lựclượng có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi hoạt động về quản trị sản xuất và quản trịkinh doanh ở mỗi doanh nghiệp
Thông thường các nhà quản trị phải phân tích cơ cấu dân số trên cơ sở giới tính, tuổitác để phân khúc và xác định thị trường mục tiêu, phải xác định được nhu cầu thực tế
về sản phẩm hàng hoá của mình và dựa vào đó để quyết định kế hoạch sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Sự dịch chuyển dân số từ vùng này sang vùng khác; từ địa phương này sang địaphương khác cũng là những yếu tố tác động đến các hoạt động hoạch định về cácchiến lược và chính sách quản lý nguồn nhân lực, chiến lược thị trường và các chiếnlược sản xuất kinh doanh hỗ trợ khác trong vùng không gian kinh doanh hiện có.Chẳng hạn sự di chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị nhanh đã làm bùng nổ cácnhu cầu nhà ớ, mở rộng đường xá, các hàng hóa tiêu dùng v.v Chính những điềunày đến lượt nó lại buộc các nhà hoạch định chiến lược và chính sách kinh doanh phải
có những chủ trương và chính sách kinh doanh cho phù hợp
(2) Văn hóa
Văn hóa là một phạm trù phức tạp với nhiều định nghĩa khác nhau Ở đây, chúng taxem văn hóa như một hiện tượng tồn tại khách quan trong xã hội loài người Mỗi conngười, mỗi nhà quản trị, mỗi tổ chức đều thuộc về một nền văn hóa cụ thể Dưới ảnhhưởng của mỗi nền văn hoá, nhân cách, đạo đức, niềm tin, thái độ, hệ thống các giátrị.v.v ở mỗi người được hình thành và phát triển Như vậy văn hóa quản trị nóichung và phong cách cùng phương pháp quản trị ở mỗi doanh nghiệp nói riêng sẽ bịảnh hưởng trực tiếp bởi những nền văn hóa mà những nhà quản trị của họ thuộc về
Trang 11các nền văn hóa đó Qua nghiên cứu, người ta cũng thấy rằng, văn hóa là một trongnhững yếu tố chủ yếu tác động, chi phối hành vi ứng xứ của người tiêu dùng, chi phốihành vi mua hàng của khách hàng Thêm vào đó, tình cảm gia đình, sự hiểu biết xãhội, trình độ học vấn vẫn là điều xuất phát khi mua sắm hàng hóa - dịch vụ, nghĩa
là chi phối việc soạn thảo chiến lược và sách lược kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp cụthể
Trong mỗi nền văn hóa lại có các nhánh văn hóa.Ví dụ trong nền văn hóa của người ViệtNam chúng ta thấy có nhánh văn hóa của người dân tộc thiểu số, nhánh văn hóa củangười miền Nam, nhánh văn hóa của người miền Trung và nhánh văn hóa của ngườimiền Bắc.v.v Sự hiện diện của các nhánh văn hóa cũng có những ảnh hưởng khá sâu sắctới các hoạt động về quản trị trên cả ba phương diện nhà quản trị, đối tượng quản trị vàmôi trường quản trị
Thí dụ Việt Nam có 7 vùng (nhánh ) văn hóa và 25 tiểu vùng Mỗi vùng có một tập quánriêng, cảm nhận cái đẹp khác nhau, dẫn đến thị hiếu tiêu dùng khác nhau Đây là một vấn
đề cần lưu ý đối với các quản trị gia khi tuyển và sử dụng nhân viên cũng như khi việchoạch định và thực hiện các chính sách kinh doanh trong các vùng và tiểu vùng văn hóađó
(3) Nghề nghíệp
Chuyên môn hóa và hợp tác hóa lao động xã hội là một qui luật tất yếu trong quá trìnhphát triển của mỗi nước, mỗi khu vực và trên toàn thế giới Ở nơi nào nền kinh tế xã hộiphát triển mạnh mẽ thì trình độ chuyên môn hóa lao động và hợp tác hóa lao động càngcao và ngược lại.Điều này cũng có nghĩa là xã hội ngày càng phát triển thì tính chuyênmôn hóa và đa dạng hóa về nghề nghiệp ngày càng mạnh Nghề nghiệp khác nhau sẽ dẫnđến những đòi hỏi về phương tiện và công cụ lao động chuyên biệt khác nhau Ngoài ra
do ngành nghề khác nhau mà những nhu cầu tiêu dùng về ăn ở đi lại vui chơi giải trí.v.v.cũng khác nhau Để đáp ứng các nhu cầu khác nhau về nghề nghiệp trong xã hội, các nhàquản trị ở mỗi doanh nghiệp phải tính đến toàn bộ những ảnh hưởng của các yếu tố vừanêu đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược và sách lược kinh doanh của mình.(4) Tâm lý dân tộc
Tình cảm quê hương, tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí ngoan cường, tínhhiếu học, lòng nhân nghĩa vị tha luôn luôn là những yếu tố tinh thần thuộc về tâm lýdân tộc Chúng có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến cách suy nghĩ và hành động củamỗi nhà quản trị cũng như của mỗi con người bị quản trị, mà nó còn có ảnh hưởng sâusắc đến phong cách tiêu dùng, ảnh hưởng đến sự hình thành các khúc thị trường khác
Trang 12nhau và chính những điều này buộc các nhà quản trị phải cân nhắc, tính toán trong cácquyết định quản trị kinh doanh của mình.
Thí dụ nước ta có 54 dân tộc, qui mô dân số mỗi dân tộc khác nhau, quan điểm tiêudùng của mỗi dân tộc cũng khác nhau và nhu cầu tiêu dùng cũng có những điểm khácnhau Tất cả những yếu tố này đòi hỏi các doanh nghiệp phải soạn thảo các chiến lượcsản xuất kinh doanh khác nhau cho phù hợp với tâm lý, thị hiếu của các dân tộc anh
em đó
(5) Phong cách và lối sống
Xã hội là bức tranh muôn màu do các cá thể với các phong cách và lối sống khác nhautạo nên Dẫu không có hai người cùng giống nhau tuyệt đối về một phong cách hay lốisống, nhưng nhìn chung, ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào cũng tồn tại những phongcách và lối sống tiêu biểu cho nơi đó hay thời điểm đó Mỗi phong cách và lối sống lại
có những đặc trưng riêng của mình về cách mỗi cá thể suy nghĩ, hành động và thểhiện ra thế giới bên ngoài Chính điều này đến lượt nó lại chi phối rất mạnh đến việchình thành những nhu cầu về chủng loại, chất lượng, số lượng, hình dáng, mẫu mã của hàng hóa, dịch vụ đặc trưng cho các phong cách và lối sống đó Như vậy muốnkinh doanh có hiệu quả, các nhà quản trị không thể không điều chỉnh các hoạt độngcủa mình phong cách và lối sống của xã hội đương thời và xã hội tương lai sắp đến.Thí dụ phong cách sống của phụ nữ phương Tây khác phụ nữ Việt Nam đã dẫn đến sựtiêu dùng hàng hóa dịch vụ khác nhau và điều này lại buộc các nhà quản trị phảihoạch định và thực hiện các chiến lược về hàng hóa và dịch vụ khác nhau cho hai loạiđối tượng đó
(6) Hôn nhân và gia đình
Hôn nhân và gia đình trong cuộc sống của mỗi con người có một vị trí và vai trò hếtsức quan trọng Hôn nhân và gia đình là qui luật tất yếu và muôn thuở của xã hội loàingười Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội và chính điều này nói lên sự gắn bó chặtchẽ giữa các hoạt động quản trị và các nhà quản trị với hôn nhân và gia đình củamình Không thể có một nhà quản trị nào yên tâm làm việc, nếu gia đình nhà mình cóvấn đề bất ổn Không có người nhân viên nào toàn tâm toàn ý để làm việc có hiệu quảnếu cuộc sống trong gia đình của họ không được bảo đảm v.v Tất cả những điều nàynói lên rằng, hôn nhân và gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng
và hiệu quả của mọi người, từ giám đốc cho đến một người công nhân lao động bìnhthường trong mỗi doanh nghiệp
Trang 13Hôn nhân và gia đình không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các nhà quảntrị ở mỗi doanh nghiệp mà nó cũng còn có những ảnh hưởng rất sâu sắc tới việc hìnhthành nhiều loại nhu cầu trong xã hội như: nhà ở, ti vi, máy giặt, giường tủ, bàn ghếv.v và các mặt hàng khác có liên quan đến các hộ gia đình Các nhà quản trị khivạch ra và tổ chức thực hiện các chiến lược và sách lược kinh doanh càng không đượcphép bỏ qua tác động của những yếu tố này trong các hoạt động của mình.
Thí dụ tỉ lệ hôn nhân gia tăng sẽ có ảnh hưởng đến nhu cầu về nhà ở Qui mô của các
hộ gia đình có ảnh hưởng đến nhu cầu về kích cỡ của các loại tivi, dung tích của cácloại tủ lạnh v.v
(7) Tôn giáo
Tôn giáo ra đời từ rất sớm trong lịch sử phát triển của loài người Ngày nay có rất nhiềuloại tôn giáo trên thế giới, tuy nhiên chỉ tính số lượng các tín đồ của ba loại tôn giáo chủyếu là: đạo Thiên chúa, đạo Phật và đạo Hồi thì chúng ta đã thấy một con số rất khổng lồ.Mỗi tôn giáo đều có những quan niệm, niềm tin và thái độ riêng về cuộc sống, về cách cư
xử giữa các tín đồ với nhau và với mọi người Tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức,
tư cách, văn hóa và lối sống của không chỉ chính bản thân của các nhà quản trị mà cả tớinhững cán bộ công nhân viên dưới quyền quản lý của họ Các hoạt động lãnh đạo và điềuhành của các nhà quản trị không thể không tính tới ảnh hưởng của yếu tố tôn giáo trongnhận thức, ứng xử, chấp hành và thực thi các quyết định của những người dưới quyền.Không chỉ có vậy chúng ta còn thấy rằng, tâm lý của người tiêu dùng cũng không nằmngoài những ảnh hưởng rất sâu sắc của tôn giáo Ngày rằm người dân theo đạo Phật ănchay, tránh việc sát sinh và mua nhiều loại đồ thơ cúng, người dân theo đạo Hồi kiêng ăn
và sử dụng những thứ hàng hóa từ lợn và thịt lợn, người dân theo đạo Thiên chúa muasắm rất nhiều loại hàng hóa để tổ chức ngày lễ Giáng sinh v.v Tất cả những điều nàyảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định và thực hiện các chủ trương chính sách kinhdoanh của các nhà quản trị Những ai nhanh nhạy, hiểu biết sâu sắc về tôn giáo thì đều cóthể tìm ra những cơ hội trong các hoạt động quản trị kinh doanh của mình
2.1.2 Các yếu tố chính trị, pháp luật, lãnh đạo và quản lý của Nhà nước
Đối với các hoạt động về quản trị kinh doanh ở các doanh nghiệp, Chính phủ đóng vai tròkhá quan trọng: vừa có thể thúc đẩy vừa có thể hạn chế việc kinh doanh Chính phủ cóthể thúc đẩy bằng cách khuyến khích việc mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp thông qua việc trợ cấp cho các ngành công nghiệp được lựa chọn, ưutiên về thuế trong những hoàn cảnh nhất định, bảo vệ một vài ngành kinh doanh thôngqua những biểu thuế suất đặc biệt, hay bằng cách trợ giúp việc nghiên cứu và triển khai
Trang 14Nhà nước cũng có thể hạn chế và điều chỉnh việc kinh doanh thông qua các bộ luật, nghịđịnh, thông tư và các quyết định như bộ Luật Lao Động, Luật Thương Mại, Luật DoanhNghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Bảo Vệ Môi Trường v.v Cácchính sách về lương bổng, tài chính, tiền tệ (chính sách quản lý tiền mặt, chế độ thu chi
và sử dụng ngân sách, cán cân thanh toán, nguồn cung cấp tiền, việc kiểm soát về khảnăng tín dụng thông qua chính sách tài chính) đều có những ảnh hưởng rất lớn đến cáchoạt động về kinh doanh nói chung và quản trị kinh doanh nói riêng ở tất cả mọi doanhnghiệp
Trong những ảnh hưởng từ chính sách của nhà nước, thì các chính sách về thuế có ảnhhưởng trực tiếp nhiều nhất đến việc cân đối thu chi, lời lỗ và chính sách kinh doanh ở mỗidoanh nghiệp Mọi hoạt động về quản trị nói chung và quản trị tài chính nói riêng ở mỗidoanh nghiệp đầu bị chi phối không trực tiếp thì gián tiếp từ các chính sách về thuế củanhà nước Thí dụ như nếu các khoản thuế về lợi nhuận kinh doanh quá cao, thì sự khuyếnkhích đi vào kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh sẽ có xu thế giảm xuống, và những nhàđầu tư sẽ tìm kiếm chỗ khác để họ đầu tư Nếu các khoản thuế được đánh vào việc bánhàng, thì giá cả sẽ tăng lên và dân chúng sẽ có xu hướng mua ít đi, điều này cũng có ảnhhưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy công việc quản trịkinh doanh ở các doanh nghiệp cần phải chấp hành đầy đủ các chủ trương chính sách củaĐảng và Nhà nước và nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định hiện hành của pháp luật làmột đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan
2.1.4 Yếu tố tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ
Kinh doanh là tìm cách thỏa mãn nhu cầu của thị trường, nhưng nhu cầu của thị trườnglại thay đổi liên tục cho nên các nhà doanh nghiệp phải thường xuyên áp dụng tiến bộkhoa học - kỹ thuật và công nghệ mới để đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách hàng.Ngày nay không có một doanh nghiệp sản xuất nào muốn tồn tại và phát triển lại khôngdựa vào việc áp dụng những thành tựu tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ.Khoa học kỹ thuật và công nghệ càng tinh vi thì càng cho phép các nhà doanh nghiệp sảnxuất được nhiều loại hàng hóa phù hợp hơn với những nhu cầu của con người hiện đại.Công nghệ thường xuyên biến đổi, công nghệ tiên tiến liên tục ra đời, chúng tạo ra các cơhội cũng như nguy cơ rất lớn cho các doanh nghiệp Nhìn chung những tiến bộ của khoahọc - kỹ thuật và công nghệ thể hiện tập trung ở những phương diện sau:
- Lượng phát minh sáng chế và cải tiến khoa học kỹ thuật tăng lên nhanh chóng
- Bùng nổ về cuộc cách mạng về thông tin và truyền thông;
- Rút ngắn thời gian ứng dụng của các phát minh sáng chế;