Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào từ góc độ Sử học nghiên cứu một cách có hệ thống, tương đối toàn diện từ chủ trương, chính sách, cách thức tổ chức đấu th
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
MÃ SỐ: 9229013
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN TRỌNG VĂN
NGHỆ AN, 5 – 2018
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu sử dụng trong luận án do chính tôi khai thác từ nhiều nguồn Đề tài nghiên cứu và các kết luận của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ
TRẦN HỮU THẮNG
Trang 4DANH MỤC TỪ TIẾNG VIỆT VIẾT TẮT
Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
TTLT QG II Trung tâm lưu trữ quốc gia II
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình một thành phố ở Đông Dương 36
Bảng 3.1 Khối lượng đào đất của Xáng múc tính trung bình trong một năm 75
Bảng 4.1 Kết quả khai hoang lập làng ở Nam Kỳ tính đến năm 1836 107
Bảng 4.2 Khối lượng đất đào kênh và diện tích lúa trong những năm 1880 – 1930 121
Bảng 4.5 Năng suất lúa ở các Xứ của Liên bang Đông Dương (tạ/ha) 126
Bảng 4.6: Vận chuyển nông sản trên hệ thống kênh đào ở Tây Nam Bộ 133
Bảng 4.8: Diễn biến sản xuất lúa ở Đông Dương (tấn) 135
Trang 6DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, LƯỢC ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
Lược đồ 3.1 Chiều dài kênh đào ở Nam Kỳ những năm 1880 – 1930 96 Lược đồ 4.1 Sự chiếm hữu ruộng đất của người Pháp và địa chủ thân Pháp 141 Lược đồ 4.2 Tăng dân số ở Nam Kỳ trong những năm 1880 - 1937 145 Biểu đồ 4.1 Năng suất lúa ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới đầu thế kỉ
XX 124 Biểu đồ 4.2 Lượng gạo xuất khẩu (tấn) ở Nam Kỳ từ cảng Sài Gòn giai đoạn 1860 – 1919 136
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Ý nghĩa thực tiễn và khoa học 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 3
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu 5
3.2.1 Về không gian địa lý 5
3.2.2 Về thời gian 7
3.2.3 Nội dung nghiên cứu 7
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 8
4.1 Nguồn tài liệu 8
4.2 Phương pháp nghiên cứu 9
5 Đóng góp của Luận án 9
6 Bố cục của luận án 10
NỘI DUNG 11
Chương 1 11
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 11
1.1 Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước 11
1.2 Những công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài 22
1.3 Nhận xét về tình hình nghiên cứu vấn đề 31
1.4 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 33
Chương 2 34
THỦY NÔNG VÙNG TÂY NAM BỘ THỜI NHÀ NGUYỄN (1802 - 1867) 34
Trang 82.1 Khái quát điều kiện tự nhiên 34
2.2 Khái quát tình hình khai hoang và thủy lợi vùng Tây Nam Bộ trước thế kỷ XIX 37
2.3 Công cuộc đào, vét kênh rạch 41
2.3.1 Mục đích của nhà Nguyễn trong việc đào, vét kênh rạch 41
2.3.2 Phương thức đào, vét kênh rạch 43
2.4 Một số kênh đào tiêu biểu 50
Tiểu kết chương 2 60
Chương 3 62
THỦY NÔNG VÙNG TÂY NAM BỘ THỜI THUỘC PHÁP (1867 – 1945) 62
3.1 Thực dân Pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ cho công cuộc khai thác Nam Kỳ 62
3.2 Mục đích của thực dân Pháp trong việc đào, vét kênh rạch 65
3.3 Công cuộc đào, vét kênh rạch 68
3.3.1 Tổ chức đấu thầu 68
3.3.2 Phương thức đào, vét kênh rạch 71
3.3.3 Hệ thống kênh đào tiêu biểu 75
3.4 Tổ chức quản lý các công trình thủy nông 96
3.5 Một số nhận xét về công cuộc đào, vét kênh rạch của thực dân Pháp 100
Tiểu kết chương 3 103
Chương 4 104
TÁC ĐỘNG CỦA THỦY NÔNG ĐỐI VỚI KINH TẾ VÀ XÃ HỘI 104
VÙNG TÂY NAM BỘ (1867 - 1945) 104
4.1 Tác động của thủy nông đối với kinh tế, xã hội thời nhà Nguyễn (1802 - 1867) 104
4.1.1 Đối với kinh tế 104
Trang 94.1.1.1 Góp phần khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác 104
4.1.1.2 Cải thiện giao thông đường thuỷ 107
4.1.1.3 Thúc đẩy hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá 110
4.1.2 Đối với xã hội 112
4.2 Tác động của kênh đào đối với kinh tế, xã hội vùng Tây Nam Bộ thời thuộc Pháp (1867 - 1945) 117
4.2.1 Đối với kinh tế 117
4.2.1.1 Đẩy mạnh khai hoang và tăng nhanh diện tích trồng lúa 117
4.2.1.2 Góp phần cải thiện chất lượng nước, tăng năng suất cây lúa 122
4.2.1.3 Kênh đào góp phần tạo nên con đường lúa gạo Tây Nam Bộ - Sài Gòn – Chợ Lớn 127
4.2.2 Đối với xã hội 139
4.2.2.1 Vài nét chính về sở hữu ruộng đất 139
4.2.2.2 Thúc đẩy quá trình di cư tăng nhanh dân số ở Nam Kỳ 143
Tiểu kết chương 4 147
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 156
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
Tiếng Việt 157
Trang 101
MỞ ĐẦU
1 Ý nghĩa thực tiễn và khoa học
1.1 Trong khoảng một phần tư thế kỷ trở lại đây, đã có nhiều công trình
nghiên cứu về kinh tế, chính trị và xã hội thời Nguyễn từ nhiều ngành khoa học khác nhau, nhất là khoa học lịch sử Tuy nhiên, số công trình khoa học nghiên cứu
về thủy lợi, thủy nông mà cụ thể nghiên cứu về việc tổ chức, thực hiện đào vét kênh rạch, đắp đê để ngăn chặn lũ lụt, chống triều dâng, giải quyết việc tưới tiêu cho đồng ruộng, nhằm đẩy mạnh chính sách trọng nông của các chúa Nguyễn nhất
là dưới triều Nguyễn từ đầu thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX chưa nhiều, và cũng mới dừng lại ở ghi chép Trong bối cảnh chung đó, việc nghiên cứu riêng về thuỷ nông ở vùng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ1 cũng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các nhà sử học trong và ngoài nước
Như vậy, đây thực sự còn là một khoảng trống khi nghiên cứu về tình hình kinh tế nông nghiệp nói chung và thuỷ nông nói riêng dưới thời nhà Nguyễn Do
đó, việc chọn đề tài “Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945”, là
nhằm góp phần vào việc nghiên cứu về nhà Nguyễn nói chung và chính sách thuỷ nông của nhà Nguyễn nói riêng ít nhất từ năm 1802 cho đến khi người Pháp đánh chiếm toàn bộ vùng đất Nam Kỳ lục tỉnh (1867)
1.2 Đầu năm 1862, quân Pháp đã đánh chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam
Kỳ, triều Nguyễn buộc phải ký với thực dân Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
Cũng từ thời gian này, người Pháp với chủ trương “vừa đánh vừa khai thác”, vì
thế, bên cạnh gấp rút xây dựng một bộ máy thống trị kiểu thực dân, để duy trì
1 Trong mục Phạm vi nghiên cứu, cụ thể là Về không gian địa lý, chúng tôi đã lý giải về sử dụng danh
xưng là "Tây Nam Bô” Từ nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng: trãi qua nhiều giai đoạn lịch sử vùng Nam
Bộ có nhiều tên gọi khác nhau, mà đáng lưu ý là sau năm 1945 cho đến nay danh xưng Nam Bộ thường được dùng rộng rãi, và nó đã phán ánh tương đối đầy đủ những nét văn hóa, lịch sử, đặc biệt là xu thế phát triển của lịch sử dân tộc, đồng thời còn thể hiện tình cảm của con người đối với vùng đất này, Vì thế, trong luận án chúng tôi nhiều lần dùng xưng danh Nam Bộ thay cho danh xưng Nam Kỳ cũng là lý do đó
Trang 112
quyền thống trị thì họ còn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm thực hiện mục đích khai thác thật nhanh, thật hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nguồn nhân công dồi dào ở vùng đất Nam Kỳ Trong đó, phải kể đến nguồn lợi từ việc chuyển nhượng đất trồng lúa; mua bán, xuất khẩu lúa gạo đã thu về cho các tập đoàn tư bản Pháp siêu lợi nhuận Trong điều kiện mới đó, chính quyền thuộc địa ở Nam Kỳ mà trực tiếp là Thống đốc Nam Kỳ và Tham biện ở các tỉnh cần phải đầu tư ngân sách cho việc cải tạo các công trình thuỷ nông có từ thời Nguyễn cũng như xây dựng các công trình thuỷ nông mới Từ việc đầu tư ngân sách, tổ chức cải tạo hệ thống thuỷ nông cũ, quy hoạch khảo sát và xây dựng hệ thống thuỷ nông mới giai đoạn 1867 - 1945, đã có tác động đến nhiều mặt trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở Nam Bộ nói chung và vùng Tây Nam Bộ nói riêng
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào từ góc
độ Sử học nghiên cứu một cách có hệ thống, tương đối toàn diện từ chủ trương, chính sách, cách thức tổ chức đấu thầu, xây dựng hay cải tạo các công trình thuỷ nông, cho đến việc nêu lên sự tác động của thủy nông đối với kinh tế và xã hội trong khoảng thời gian trên Trong khi đó, phương thức, phương tiện thi công, cách thức quản lý, khai thác, thuỷ nông của người Pháp suốt thời kỳ thống trị ở vùng Tây Nam Bộ vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu từ góc độ Sử học và một
số ngành khoa học khác
Do đó, việc chọn đề tài “Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm
1945”, chúng tôi hy vọng sẽ tái hiện lại một cách sinh động về bức tranh thuỷ nông
ở vùng này dưới thời thuộc Pháp
1.3 Một vấn đề đáng quan tâm khác là: cho đến nay vẫn chưa có một công
trình nghiên cứu sử học nào nghiên cứu một cách tương đối toàn diện về tác động của thuỷ nông ở Tây Nam Bộ từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế (1802) cho đến năm 1945 Trước công cuộc đổi mới của đất nước, không ít công trình nghiên cứu
Sử học ở trong nước thường chú trọng đến việc phê phán nhà Nguyễn duy trì chính
Trang 123
sách trọng nông hay “bế quan toả cảng” Nhưng trên thực tế, suốt từ năm 1802 đến
trước khi Pháp đánh chiếm Nam Kỳ lục tỉnh thì chính sách trọng nông mà Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức thực thi ở vùng đất này đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là an ninh - quốc phòng Để có được những thành quả đó, các công trình thuỷ nông nhà Nguyễn xây dựng suốt gần bảy thập kỷ đã góp phần không nhỏ giúp triều đại này giữ vững độc lập và chủ quyền vùng đất Nam Bộ
Mặt khác, tuy đã có một số công trình nghiên cứu về chính sách thống trị của người Pháp ở vùng Tây Nam Bộ, trong đó có đề cập ít nhiều đến chính sách thuỷ nông của họ Song, việc đánh giá những tác động từ hệ thống thuỷ nông này đối với kinh tế, xã hội lại chưa được đánh giá một cách thỏa đáng
1.4 Đó là chưa kể kinh nghiệm trong việc đấu thầu, tổ chức thi công, sử
dụng kỹ thuật tiên tiến, khai thác, quản lý, hoặc có thể là những hậu quả do thủy nông mang lại trong thời thuộc Pháp Qua đó, đưa ra những bài học kinh nghiệm đối với việc xây dựng hệ thống thuỷ nông ở Nam Bộ trong bối cảnh hiện nay
Từ những ý nghĩa thực tiễn và khoa học trên, chúng tôi quyết định chọn tên
đề tài: “Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945”, làm đề tài luận
án Tiến sỹ để nghiên cứu
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát nguồn tài liệu tin cậy, luận án tập trung nghiên cứu về mục đích và quá trình thi công các công trình thuỷ nông ở Tây Nam Bộ từ thời nhà Nguyễn (1802 - 1867) đến thời thuộc Pháp (1867 - 1945) Từ đó, luận án rút ra một
số nhận xét về phương thức đào kênh qua hai hình thái kinh tế, xã hội khác nhau
Một nội dung trọng tâm khác là nêu ra và đánh giá những tác động của thuỷ nông đối với kinh tế, xã hội ở Tây Nam Bộ trong khoảng thời gian đề tài xác định
Trang 134
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Thứ nhất, hệ thống các tư liệu, tài liệu nghiên cứu về thủy nông vùng Tây
Nam Bộ
Thứ hai, khái quát tình hình khai hoang và thuỷ lợi ở vùng Tây Nam Bộ
trước thế kỷ XIX
Thứ ba, trình bày một cách có hệ thống chính sách thuỷ lợi, hoạt động đào
vét kênh rạch và nghiên cứu phương thức đào kênh ở Tây Nam Bộ của nhà Nguyễn
từ năm 1802 đến năm 1867
Thứ tư, tập trung trình bày hệ thống kênh đào vùng Tây Nam Bộ thời thuộc
Pháp (1867 - 1945) trên các phương diện: mục đích thi công các công trình thuỷ nông, quá trình đào vét kênh rạch, phương thức đào kênh, và rút ra một số nhận xét
về hoạt động đào, vét kênh rạch
Thứ năm, đi sâu nghiên cứu tác động của kênh đào đối với kinh tế, xã hội
vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thủy nông là bao gồm hệ thống sông, kênh rạch, ao hồ nước, thiên nhiên
và các công trình nhân tạo như kênh đào, đê, đập, cống, hồ chứa nước ngọt, dùng trong thủy lợi, tưới tiêu phục vụ trong nông nghiệp, giao thông vận tải Nhưng trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu hệ thống kênh đào,
vì kênh đào là một hoạt động nổi bật nhất của hệ thống thủy nông ở Nam Bộ, khác với Trung Bộ và Bắc Bộ thủy nông là các công trình chủ yếu là đê, đập, cống, hồ chứa nước Hơn nữa, hệ thống kênh đào ở Tây Nam Bộ trong quá khứ cũng như hiện tại đã và đang góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất phương Nam, để lại nhiều dấu ấn lịch sử nơi đây
Trang 145
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Về không gian địa lý
Năm 1698, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu
vào kinh lược đất phương Nam, lấy “xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, dựng dinh
Phiên Trấn” [19; 12] Vùng đất phương Nam, nay là Nam Bộ thuộc phủ Gia Định
Năm 1802, Nguyễn Ánh đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định Đứng đầu trấn Gia Định là các quan lưu trấn thống quản cả 4 dinh và 1 trấn: dinh Phiên Trấn, dinh Trấn Biên, dinh Trấn Định, dinh Vĩnh Trấn và trấn Hà Tiên
Đến năm 1808, vua Gia Long lại cho đổi Gia Định trấn thành Gia Định thành và dinh Phiên Trấn thành trấn Phiên An, dinh Trấn Biên thành trấn Biên Hòa, dinh Trấn Định thành trấn Định Tường, dinh Vĩnh Trấn thành trấn Vĩnh Thanh, trấn Hà Tiên vẫn giữ như cũ
Năm 1832, giải thể Gia Định thành, đổi 5 trấn thành 6 tỉnh: trấn Biên Hòa đổi thành tỉnh Biên Hòa, trấn Phiên An đổi thành tỉnh Phiên An, trấn Vĩnh Thanh đổi ra 2 tỉnh Vĩnh Long và An Giang, trấn Định Tường đổi thành tỉnh Định Tường, trấn Hà Tiên đổi thành tỉnh Hà Tiên Đến năm 1834, gọi chung 6 tỉnh là Nam Kỳ Lục tỉnh
Năm 1836, đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định Ba tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường thuộc Đông Nam Kỳ; 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên thuộc Tây Nam Kỳ [22, 610 - 613]
Năm 1867, Pháp chia Nam Kỳ thành 24 hạt thanh tra Năm 1868, Nam Kỳ chia thành 27 hạt tham biện Đến năm 1872, Nam Kỳ còn lại 18 hạt tham biện Năm 1876, Nam Kỳ có 19 hạt tham biện [22; 617]
Ngày 20/12/1899, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên “hạt” (arrondissement) thành “tỉnh” (province), Nam Kỳ chia thành 3 miền: Miền Đông gồm 4 tỉnh: Bà Rịa, Biên Hòa, Tây Ninh, Thủ Dầu Một; Miền Trung gồm 9 tỉnh: Chợ Lớn, Gia Định, Mỹ Tho, Gò Công, Tân An, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Sa
Trang 15Hiện nay, Nam Bộ gồm 19 tỉnh/thành, từ Bình Phước xuống đến Kiên Giang, chia thành 2 khu vực địa lý: Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh /thành: Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, TP
Hồ Chí Minh Tây Nam Bộ gồm 13 tỉnh/thành: Long An1, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau
Trong luận án, chúng tôi sử dụng khái niệm vùng "Tây Nam Bộ” theo cách
gọi ngày nay Địa danh này sẽ phản ánh đầy đủ hơn hệ thống kênh đào từ sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông (trừ tỉnh Tây Ninh), sông Vàm Cỏ đến sông Tiền, sông Hậu Như vậy, chúng tôi tập trung nghiên cứu hệ thống kênh đào nằm trong vùng Tây Nam Bộ của 13 tỉnh/thành ngày nay, đó là: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu,
Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ
1 Trong thời gian 1954-1975, dưới thời Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Long An luôn được xếp vào Đông Nam
Bộ (lúc ấy gọi là “Miền Đông Nam Phần” Từ sau năm 1975, Long An mới nhập vào Tây Nam Bộ Tuy nhiên, xét về mặt địa lý, Long An gần hơn với Tây Nam Bộ hơn là Đông Nam Bộ; do có địa hình thấp dần
từ đông bắc xuống tây nam, ở giữa là khu vực đồng bằng, phía tây nam là khu vực trũng Đồng Tháp Mười khá rộng lớn [82; 67- 68]
Trang 16Tuy nhiên, để có sự nhận định toàn cảnh về thuỷ lợi và thuỷ nông, chúng tôi
có dành một phần nội dung trình bày ngắn gọn về thuỷ lợi ở vùng Tây Nam Bộ trước thế kỷ XIX
3.2.3 Nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau đây:
- Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, hoạt động khai hoang và làm thuỷ lợi ở vùng Tây Nam Bộ cuối thế kỷ XIX
- Tập trung phục dựng một cách có hệ thống về thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ thời nhà Nguyễn (1802 - 1867) và thời thuộc Pháp (1867 - 1945)
- Trên cơ sở những nội dung đã được trình bày trong luận án, chúng tôi dành chương 4 để phân tích, đánh giá tác động của thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ đối với kinh tế, xã hội Sự tác động của thủy nông trong kinh tế, chúng tôi chỉ giới hạn trong kinh tế nông nghiệp, đó là: tăng diện tích canh tác lúa, thau chua rửa phèn làm thay đổi chất lượng nước, tăng năng suất và sản lượng lúa, lợi ích trong giao thông thương mại, hình thành con đường lúa gạo Tây Nam Bộ - Sài Gòn – Chợ Lớn Về xã hội, chúng tôi chú trọng nghiên cứu sự ra đời các khu vực dân cư theo những tuyến kênh đào, thay đổi trong sở hữu đất đai và những biến động về dân số
Cuối cùng, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm về quá trình đấu thầu, xây dựng, sử dụng, quản lý hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ để làm
Trang 178
tài liệu tham khảo cho các cấp chính quyền địa phương trong công cuộc xây dựng
và phát triển hệ thống thuỷ nông hiện nay
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu
Để hoàn thành luận án, chúng tôi dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau:
Tài liệu tiếng Việt, chúng tôi sử dụng chủ yếu các bộ chính sử của Quốc sử
quán triều Nguyễn như: Châu bản triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí.v.v v
Về tài liệu tiếng Pháp, chúng tôi chủ yếu tiếp cận và khai thác nguồn tư liệu
lưu tại TTLT QG I (Hà Nội), Thư viện Quốc gia Việt Nam (Hà Nội), TTLT QG II (TP HCM), Thư viện Viễn Đông Bác Cổ (Elcole Francaise d’Extrême – Orien – EFEO, Tp HCM), Thư viện Quốc gia Pháp (Bibliothèque Nation de France - BnF) Phần lớn trong đó là tài liệu gốc liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài
Bên cạnh đó là nguồn tài liệu được ghi chép bằng tiếng Pháp và tiếng Việt,
đó là Địa chí, có đề cập trực tiếp đến một số vấn đề như thống kê tên các kênh đào,
hệ thống những tuyến giao thông kênh đào, cung cấp số liệu diện tích ruộng đất ở nhiều tỉnh Tây Nam Bộ Tất cả nguồn tài liệu này, sẽ giúp cho chúng tôi nghiên cứu chi tiết hơn và đưa ra những kết luận làm sáng tỏ thực trạng phát triển thuỷ nông thời nhà Nguyễn cũng như thời thuộc Pháp
Nguồn tài liệu nghiên cứu:
Chúng tôi tham khảo các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, đó là: Luận án và Luận văn về thuỷ lợi, về tác động của thuỷ lợi trong phát triển kinh tế,
xã hội của giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1945
Một nguồn tài liệu khác mà chúng tôi cho rằng rất quan trọng cần phải được khai thác là sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu, các bài viết đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành kinh tế - xã hội thời nhà Nguyễn và thời thuộc Pháp
như: Buletin économique de L’indochine, Eveil Économque de L’indochine, các
Trang 189
tạp chí chuyên ngành lịch sử hiện nay ở Việt Nam là Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,
tạp chí Xưa và nay.v.v v
Tài liệu điền dã:
Tác giả đã thực hiện nhiều lần điền dã và nhiều chuyến khảo sát trên một số tuyến kênh đào và tuyến dân cư ở tỉnh Long An, Tiền Giang và tỉnh An Giang, đến các bảo tàng như: Long An, Sóc Trăng, An Giang, để sưu tập thêm tư liệu
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học đặt ra, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp liên ngành, thống kê, tổng hợp, hệ thống hoá, so sánh, điền dã khảo sát thực địa, phỏng vấn, để tìm ra nhiều nguồn tư liệu khác nhau
5 Đóng góp của Luận án
Trên cơ sở sưu tầm, lựa chọn, xử lý các nguồn tài liệu khác nhau, đặc biệt là các bộ Quốc sử của nước ta và nguồn tài liệu được lưu giữ tại TTLT QG II tại Tp HCM, luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm phong phú thêm khối tư liệu liên quan đến công tác thủy nông cũng như về kinh tế, xã hội của Tây Nam Bộ trong giai đoạn 1802 -1945
Thông qua việc trình bày khái quát về chính sách khai hoang, thuỷ lợi ở Tây Nam Bộ trước thế kỷ XIX và tập trung làm rõ chính sách, biện pháp, phương thức đào kênh, thời nhà Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1867, luận án góp phần thiết thực vào việc nghiên cứu đánh giá về vương triều Nguyễn nói chung và chính sách phát triển nông nghiệp của triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử nước ta ở Tây Nam Bộ nói riêng
Trên cơ sở nguồn tài liệu, luận án nghiên cứu về chính sách, biện pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thuỷ nông, đồng thời nêu lên sự tác động của thủy nông trong một số phương diện của kinh tế và xã hội ở vùng Tây Nam Bộ suốt hơn tám thập kỷ (1867 - 1945) của người Pháp, từ góc độ Sử học
Trang 1910
Luận án là công trình nghiên cứu lịch sử đầu tiên ở Việt Nam phục dựng lại bức tranh toàn cảnh, tương đối chi tiết về thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ qua hai hình thái kinh tế và xã hội khác nhau, đó là: thời nhà Nguyễn phong kiến (1802 - 1867) và thời kỳ thuộc Pháp (1867 - 1945)
Tuy mới chỉ là những phân tích, đánh giá bước đầu về tác động của thuỷ nông đối với kinh tế, xã hội trong khoảng thời gian 1802 – 1945, nhưng luận án đã góp phần khỏa lấp khoảng trống trong nghiên cứu về Tây Nam Bộ nói chung và hướng nghiên cứu tiếp cận về thuỷ nông trong không gian địa lý ấy nói riêng
Kết quả nghiên của đề tài giúp thế hệ người Việt Nam hôm nay hiểu được vấn đề thuỷ nông ở Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945 Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu để các nhà hoạch định chính sách, các cấp chính quyền địa phương tham khảo khi quy hoạch, xây dựng, phát triển thuỷ nông vùng này trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay Cùng đó, luận án còn
là tài liệu tốt đối với việc biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương, ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học phổ thông
6 Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của luận án gồm 4 chương:
Chương 1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Chương 2 Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ thời nhà Nguyễn (1802 - 1867)
Chương 3 Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ thời thuộc Pháp (1867 - 1945)
Chương 4 Tác động của thuỷ nông đối với kinh tế, xã hội vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945
Trang 2011
NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Liên quan tới đề tài này, từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu
đề cập về thuỷ nông; nghiên cứu về kinh tế, xã hội ở Việt Nam nói chung cũng như
ở vùng Tây Nam Bộ nói riêng trong hai giai đoạn: nhà Nguyễn (1802 - 1867) và thời thuộc Pháp (1867 - 1945)
1.1 Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước
* Các sách nghiên cứu:
Có nhiều tác giả trong nước quan tâm và nghiên cứu về các lĩnh vực: thủy lợi, địa lý, lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội v.v Với năng lực có hạn, chúng tôi đã tiếp cận một số nội dung tài liệu có đề cập đến đề tài của luận án, gồm có:
Tác giả Đào Trinh Nhất với tác phẩm Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào
Nam Kỳ, do tác giả xuất bản năm 1924 ở Hà Nội Về nội dung tác phẩm, ngoài việc
đề cập đến vai trò của người Hoa trong lĩnh vực thương mại, công nghệ trong buổi đầu Nam Kỳ mới khai hoang, phục hóa Tác phẩm còn cung cấp những thông tin về chủ trương và biện pháp của chính quyền thực dân Pháp trong việc khai thác đất đai ở Nam Kỳ như vấn đề thủy lợi, di dân từ Bắc Kỳ, Trung Kỳ vào Nam Kỳ, sản xuất lúa gạo v.v
Tác giả Phan Khánh là một kỹ sư cao cấp trong ngành thuỷ lợi, sau ngày thống nhất đất nước, ông được cử vào Miền Nam công tác Bằng nhiệt huyết, đam
mê nghề, ông đã từng tham gia phác hoạ, thiết kế nhiều công trình thuỷ lợi ở ĐBSCL Là một người hay ghi chép, viết sách nên Phan Khánh đã xuất bản nhiều
sách liên quan đến kênh đào như: Sơ thảo lịch sử thuỷ lợi Việt Nam từ tháng 8 –
1945 đến tháng 12 năm 1995, nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia – Hà Nội – 1997; Đồng bằng sông Cửu Long - Lịch sử và lũ lụt, nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội
– 2001; 300 năm Nam Bộ làm thủy lợi, nhà xuất bản Nông nghiệp – Tp.HCM –
Trang 2112
2004 Với tư cách là một nhà khoa học thủy lợi, nghiên cứu hệ thống kênh đào dưới góc độ lịch sử, Phan Khánh đã cung cấp cho độc giả một tổng quan về điều kiện tự nhiên, hệ thống kênh đào tiêu biểu, tác động của kênh đào trong phát triển kinh tế
và xã hội ở ĐBSCL Năm 2014, nhà xuất bản Thời Đại đã xuất bản cuốn Lịch sử
thuỷ lợi Việt Nam do ông chủ biên Là cuốn sách được tác giả đầu tư rất nghiêm
túc, cung cấp nhiều thông tin mới về những thành tựu thuỷ lợi của Việt Nam Cuốn sách gồm 17 chương, tác giả tập trung trình bày về các giai đoạn phát triển thuỷ lợi của Việt Nam từ những con đê trong thư tịch cổ (chương 1), thời kỳ phong kiến tự chủ (938) đến năm 1995 Riêng ở chương 7 – Công tác thuỷ nông triều Nguyễn và đào kênh ở Nam Kỳ đợt đầu của Pháp Ở chương này, Phan Khánh đã khái quát quá trình đào kênh của nhà Nguyễn ở toàn vùng Nam Bộ, đặc biệt dưới triều vua Minh Mạng nhiều đại công trình thuỷ nông đã hoàn thành như kênh Rạch Giá – Long Xuyên, kênh Bảo Định, kênh Vĩnh Tế, kênh Ruột Ngựa, Chương 8, tác giả nêu lên hoạt động đào vét kênh rạch thời thuộc Pháp ở ĐBSCL Từ hoạt động đào kênh rạch đã mang lại cho người Pháp “lợi nhuận vượt sức tưởng tượng” Tiếp theo
là sự đầu tư cho công việc đào kênh ở Nam Bộ của chính quyền thực dân từ sau năm 1930 Phần tổng luận, tác giả nêu bật các vấn đề chính như: Vai trò và vị trí của thuỷ lợi trong lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam; Quá trình phát triển thuỷ lợi và
sự tác động qua lại giữa thuỷ lợi với kỹ thuật sản xuất và tổ chức xã hội; Vai trò của nhân dân trong các giai đoạn phát triển của thuỷ lợi Việt Nam; Nhà nước có giai cấp với công cuộc thuỷ lợi Các công trình nghiên cứu của Phan Khánh đã phản ánh được những nét cơ bản nhất về thuỷ lợi Việt Nam Song, ở góc độ là người chuyên môn về kỹ thuật thuỷ lợi nên trong các tác phẩm của tác giả chưa làm
rõ lên được yếu tố địa lí học, sử học, chỉ nặng về liệt kê số liệu mà không chú trọng nêu lên mục đích, miêu tả, đánh giá, so sánh kênh đào giữa các giai đoạn Nguồn tài liệu tham khảo chưa phong phú, đầy đủ, chẳng hạn như chưa khai thác được Châu Bản triều Nguyễn, tài liệu phủ thống đốc Nam Kỳ Vẫn còn nhiều chỗ khiếm
Trang 22triển vùng Nam Bộ Trong những số đó, tiêu biểu nhất là: Lịch sử khẩn hoang miền
Nam, Nxb Trẻ Tp.HCM, 1997; Đất Gia Định xưa, nhà xuất bản trẻ, Tp.HCM; Sài Gòn xưa – Dấu ấn 300 năm tiếp cận với Đồng bằng sông Cửu Long, nhà xuất bản
trẻ Tp.HCM, 2008; Lịch Sử khẩn hoang Miền Nam, Nxb Trẻ TpHCM, 2009
Những tác phẩm của tác giả chỉ đưa ra nhiều số liệu thống kê khối lượng đào kênh, hoặc miêu tả hoạt động đào kênh rất ngắn gọn ở tỉnh An Giang, Hậu Giang và Rạch Giá thời thuộc Pháp Khi tiếp cận nguồn tài liệu này, chúng tôi càng có thêm nguồn
tư liệu liên quan đến nội dung của Luận án
triển vùng đất Nam Bộ (Từ khởi thủy đến năm 1945), là công trình khoa học công
phu Nội dung cuốn sách được chia làm 3 phần chính, đó là: Phần thứ nhất: Vùng đất Nam bộ từ khởi thủy đến đầu thế kỷ XVII; Phần thứ hai: Vùng đất Nam bộ thời
kỳ từ đầu thế kỷ XVII đến năm 1858; Phần thứ ba: Vùng đất Nam bộ thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và thống trị (1958 - 1945) Bằng các cứ liệu lịch sử, các tác giả
cố gắng trình bày về quá trình khai phá, xác lập chủ quyền, xây dựng và phát triển cũng như quá trình bảo vệ vùng đất Nam bộ của các thế hệ người Việt Nam Chúng tôi xác định: Các tác giả là những người nghiên cứu, giảng dạy sử học, vì thế, đây
là công trình nghiên cứu chuyên sâu và rộng về vùng Nam Bộ, có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn sâu sắc
Tác giả Phan Huy Lê (chủ nhiệm đề tài), đề án Khoa học xã hội cấp Nhà
nước, Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, tháng 10/11/2016 tại
Trang 2314
Hà Nội, tác giả đã tiến hành Báo cáo Tổng quan nghiên cứu, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam chủ trì Đề án “Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ”
được triển khai từ cuối năm 2007, nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, quá trình lịch
sử và các đặc trưng kinh tế, xã hội, văn hoá vùng đất Nam Bộ của Việt Nam từ cội nguồn đến ngày nay Đề án bao gồm 11 đề tài nghiên cứu chuyên sâu của các nhà
khoa học Tháng 12/2016, Nxb Thế Giới in thành bộ sách có tên Lịch sử vùng đất
Nam Bộ, gồm 12 tập Với sự phong phú về nội dung nghiên cứu của tập sách, vì
thế, chúng tôi chỉ chọn ra một số tập có liên quan trực tiếp và gián tiến đến Luận án
như: Tập I: Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái (Trương Thị Kim Chuyên chủ biên); Tập IV: Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Nguyễn Quang Ngọc); Tập V: Từ năm 1859 đến năm 1945 (Đoàn Minh Huấn và Nguyễn Ngọc Hà đồng chủ
biên) Đây là công trình nghiên cứu tập hợp nhiều nhà khoa học uy tín, nội dung nghiên cứu trên nhiều khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,… là tài liệu tham khảo đáng tin cậy của luận án
Tác giả Nguyễn Đình Tư, Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ 1859 –
1954 (tập 2), Nxb Tổng hợp TP.HCM, 2016, là công trình nghiên cứu trên nhiều
lĩnh vực về kinh tế, xã hội Nam Kỳ thời thuộc Pháp, cụ thể: Chương 1 – Khai thác nông nghiệp (từ trang 9 đến trang 36), tác giả có đề cấp đến hoạt động đào kênh của người Pháp ở Nam Kỳ thông qua nguồn tư liệu khai thác ở TTLT QG II (TP.HCM) Chương 2 – Khai thác giao thông vận tải, ở chương này tác giả trình bày khá chi tiết về các loại đường giao thông mà trong đó các tuyến đường thuỷ kênh đào đề cập đến cơ bản đầy đủ Ở Chương 3 – Khai thác công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tác giả nghiên cứu khá chi tiết về thị trường lúa gạo ở Nam Kỳ Mặc dù, đây là một công trình nghiên cứu khá quy mô trong nhiều lĩnh vực nhưng không đi sâu vào nghiên cứu một mảng và chỉ mang tính tổng hợp từ nhiều tư liệu khác nhau Tuy nhiên, những nội dung mà tác giả nêu lên giúp chúng tôi có thêm nguồn tư liệu quý về thuỷ lợi và kinh tế Nam Kỳ thời thuộc Pháp
Trang 2415
Bộ sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập được hoàn thành trên cơ sở Chương
trình nghiên cứu trọng điểm cấp bộ (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), do Viện sử học là cơ quan chủ trì, PGS.TS NCVCC Trần Đức Cường làm Chủ nhiệm và Tổng chủ biên, cùng với tập thể các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, Nghiên cứu viên cao cấp (NCVCC), Nghiên cứu viên chính và Nghiên cứu viên của Viện sử học thực hiện Bộ sử này cung cấp tương đối toàn diện về các nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, của Việt Nam từ thời kỳ nguyên thủy cho đến năm 2000 Thế nhưng để phục vụ cho nội dung có liên quan đề tài luận án, chúng tôi quan tâm khai thác một số tập chủ yếu sau đây:
- Tập 4 do Trần Thị Vinh chủ biên, giai đoạn từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII Ở Chương 3, các tác giả tập trung nghiên cứu quá trình khai hoang đất Nam Bộ; Chương IV và Chương V, với nội dung tương đối đầy đủ trên các mặt kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong
- Tập 4, Trương Thị Yến (chủ biên), từ năm 1802 đến năm 1858 Ở tập này, chúng tôi tập trung khai thác Chương IV – Chế độ ruộng đất, ngoài ra, nhóm tác giả còn phản ánh quá trình xây dựng các công trình thủy lợi để phục khai hoang trên khắp cả nước trong giai đoạn nghiên cứu Chương VI – Thương nghiệp, ở chương này đã cung cấp một bức tranh tổng quan hoạt động nội thương và ngoại thượng Việt Nam nói chung và vùng Nam Bộ nói riêng
- Tập 6 do Võ Kim Cương chủ biên, từ năm 1858 đế năm 1896 Toàn bộ tập này cung cấp nội dung về tình hình nước ta trước khi Pháp xâm lược, quá trình xâm lược của thực dân Pháp ở Việt, bước đầu thực dân Pháp tiến hành đầu tư hạ tầng kỹ thuật để khai thác thuộc địa Đáng lưu ý trong Chương V, lĩnh vực thủy lợi
và thương mại được đề cập, tuy rằng chỉ ở mức độ khái quát
- Tập 7, Tạ Thị Thúy (chủ biên), thời gian từ năm 1897 đến năm 1918, đây
là tập mà nhóm tác giả nghiên cứu sâu về khai thác thuộc địa của thực dân Pháp kể
Trang 2516
từ sau khi Paul Doumer lên làm toàn quyền Đông Dương Các diện mạo kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến Trong đó, chủ trương đầu tư vốn để phát triển hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ cho công cuộc tư bản hóa thuộc địa được các tác giả quan tâm nghiên cứu
- Tập 8, Tạ Thị Thúy (chủ biên), từ năm 1919 đến năm 1930, toàn bộ tập sách tập trung phản ánh Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất Với sự kiệt quệ tài chính trong chiến tranh, thực dân Pháp tiến hành vơ vét của cải ở thuộc địa Để thực hiện được ý đồ này, người Pháp đã tăng cường củng cố bộ máy cai trị từ trung ương xuống địa phương
để đảm bảo cho việc thu thuế Trong đầu tư, với Chương trình Albert Sarraut, tổng
số chi ngân sách trong 11 năm (1920 - 1930) là 319.884.000 đồng (khoảng 3.547.171.000 francs lưu hành) Trong số này, gần 1/3 được đầu tư vào nông nghiệp, còn lại 2/3 là đầu tư cho các công trình công cộng Như vậy, trong bối cảnh mới, vấn đề xây dựng các công trình thủy nông chắc rằng sẽ tiếp tục được đầu tư
- Tập 9 do Tạ Thị Thúy chủ biên, từ năm 1930 đến năm 1945 Các chương I đến V, tiếp tục nghiên cứu và phản ánh chính sách của thực dân Pháp ở thuộc địa Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau chính quyền thực dân tăng cường vơ vét của cải để
bù đắp cho cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) và đồng thời tích trữ cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 Hệ thống các công trình công cộng trong khoảng thời gian này bị hạn chế xây dựng mới, chủ yếu là tu sửa lại Trong điều kiện đó, hệ thống thủy lợi Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng sẽ không được chú trọng đầu tư như trước đây
Theo chúng tôi, được tiếp cận và khai thác Bộ sách Lịch sử Việt Nam xuất
bản trong năm 2017 là một điều may mắn, đồng thời với một lượng tri thức rất đồ
sộ được công bố là cơ sở khoa học để chúng tôi phục vụ cho luận án Song, với năng lực có hạn nên chúng tôi chỉ tiếp cận và khai thác những nội dung có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tên đề tài
Trang 2617
Bên cạnh đó, trong vòng hơn 30 năm trở lại đây, nhiều công trình nghiên cứu
về kinh tế, xã hội vùng Tây Nam Bộ có giá trị khoa học và thực tiễn đã được xuất
bản, cụ thể là: Một số vấn đề khoa học xã hội về đồng bằng sông Cửu Long, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội 1982; Đồng bằng sông Cửu Long của Lê Minh, Nxb Tp HCM, 1984; Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Huỳnh Lứa (chủ biên), Nxb Tp HCM, 1987; Nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long của Dương Hồng Hiên, Nxb Tp HCM, 1989; Đồng bằng sông Cửu Long - Nghiên cứu phát triển, Nguyễn Công Bình (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995; Sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) của tác giả Võ Văn Sen,
Nxb Tp HCM, 1996; Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam của Vũ Huy Phúc, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội 1996; Góp thêm tư liệu Sài Gòn - Gia Định từ 1859 – 1945, tác giả Nguyễn Phan Quang, Nxb Trẻ Tp HCM, 1998; Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam
thời thuộc địa (1858 - 1945), tác giả Nguyễn Văn Khánh, Nxb Đại học quốc gia,
Hà Nội, 1999; tác giả Nguyễn Phan Quang, Việt Nam cận đại những sử liệu mới
(tập 3) - Sóc Trăng (1867 -1945), Nxb Văn Nghệ Tp HCM và Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng, 2000 v.v
Theo chúng tôi, nguồn tài liệu này có nhiều ưu điểm chẳng hạn như các tác giả nghiên cứu, phát hiện và đưa ra nhiều kết quả mới, đồng thời lĩnh vực nghiên cứu cũng rộng hơn, vì thế, đã cung cấp cho người đọc nhiều tri thức mới
* Luận văn, luận án:
Cùng nghiên cứu về kinh tế, xã hội một số tỉnh riêng lẻ ở Nam Kỳ có khá nhiều luận án, luận văn, nhưng chúng tôi chỉ tham khảo những đề tài có liên quan
về thuỷ lợi, thuỷ nông, giao thông kênh đào, kinh tế nông nghiệp, dân cư, sở hữu ruộng đất, trong đó tiêu biểu như:
- Trần Thị Mai (1998), Kinh tế Sóc Trăng thời Pháp thuộc 1867 – 1945,
Luận án Tiến sỹ lịch sử Tác giả đã nghiên cứu toàn diện nền kinh tế của tỉnh Sóc
Trăng thời Pháp thuộc, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, phản ánh hoạt động mua
Trang 2718
bán lúa gạo và xuất khẩu lúa gạo ở khu vực miền Tây Nam Bộ Trong luận án này, tác giả chưa nêu lên đầy đủ tầm quan trọng của thuỷ lợi để canh tác - sản xuất lúa
và chuyên chở lúa gạo từ tỉnh Sóc Trăng lên Sài Gòn - Chợ Lớn và ngược lại
- Lê Huỳnh Hoa (2002), Cảng Sài Gòn và biến đổi kinh tế Nam Kỳ thời Pháp
thuộc (1860 - 1939), Luận án Tiến sĩ lịch sử, lưu trữ tại Trường Đại học sư phạm
Tp HCM Trong nội dung luận án, tuy rằng tác giả không trực tiếp nghiên cứu về thủy nông, nhưng một số thông tin về giao thông đường thủy cũng như các kết quả nghiên cứu về kinh tế, xã hội là nguồn tài liệu rất quý báu Bên cạnh đó, một hệ thống các bảng, biểu, sơ đồ miêu tả về xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kỳ thông qua thương cảng Sài Gòn đã được tác giả thể hiện khá đầy đủ Như vậy, luận án Tiến sĩ của tác giả Lê Huỳnh Hoa là một tư liệu tốt để chúng tôi tham khảo phục vụ cho nội dung của luận án
- Phạm Đức Hảnh (2009), Lịch sử kênh đào Nam Bộ thời nhà Nguyễn từ thế
kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, Luận văn Thạc sỹ lịch sử Đây là công trình đầu tiên
nghiên cứu một cách có hệ thống về lịch sử đào kênh thời nhà Nguyễn trên vùng Nam Bộ Tuy nhiên, do yêu cầu của đề tài nên tác giả cũng chỉ đề cập đến lịch sử hình thành hệ thống kênh đào chứ chưa quan tâm đến vai trò giao thông vận tải của
nó Thời gian nghiên cứu của luận văn này chỉ dừng lại trong gia đoạn thời kỳ nhà Nguyễn, đồng thời, Luận văn đi sâu trình bày về lịch sử hình thành hệ thống kênh đào trong khi Luận án lại đi sâu nghiên cứu những vấn đề: mục đích đào kênh và làm rõ vai trò của hệ thống kênh đào trong phát triển kinh tế - xã hội Trong nội dung về lịch sử hình thành các con kênh, chúng tôi đã kế thừa và tham khảo, đối chiếu nhiều nguồn tài liệu, đặc biệt là Châu bản triều Nguyễn, ngược lại, tác giả Luận văn chưa quan tâm và khai thác tư liệu gốc này Riêng đối với nội dung: vai trò của hệ thống kênh đào, vì không phải là đối tượng nghiên cứu chính nên đề tài
Lịch sử kênh đào Nam Bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, tác
giả trình bày khá sơ lược, chỉ kể ra một số kênh đào mang tính đại diện Vì vậy,
Trang 2819
chưa phản ánh hết bản chất của vấn đề đặt ra, chưa thấy được phương thức đặc trưng trong lựa chọn giải pháp để khai hoang đất Nam Bộ
- Nguyễn Sinh Hương (2010), Vai trò của hệ thống kênh đào ở Đồng bằng
sông Cửu Long nửa đầu thế kỉ XIX (1802 – 1858), Luận văn Thạc sỹ lịch sử Là
công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về vai trò của kênh đào ở ĐBSCL Tuy nhiên, tác giả chỉ chủ yếu quan tâm đến hệ thống kênh đào ở vùng Tứ giác Long Xuyên với các vai trò chính: an ninh quốc phòng, xác lập chủ quyền lãnh thổ, phát triển kinh tế và xã hội trên vùng đất mới khai hoang, hình thành nền văn
minh sông nước Ở mục “Vai trò phát triển kinh tế”, tác giả có ghi nhận vai trò của
hệ thống kênh đào đối với việc phát triển giao thông, thương nghiệp (3 trang), nhưng chỉ đề cập đến giao thông vận tải nói chung chứ chưa tập trung vào lĩnh vực
cụ thể như vận chuyển lúa gạo, hình thành con đường lúa gạo
- Phạm Hồng Thắng (2012), Thuỷ nông tỉnh Tiền Giang từ năm 1975 đến
năm 2010, Luận văn Thạc sỹ lịch sử Tác giả chủ yếu đề cập đến kênh đào tỉnh
Tiền Giang giai đoạn trước 1975, nhưng rất sơ lược, trong khi đó vai trò kênh đào ở Tiền Giang là điểm nối giữa miền Tây Nam Bộ với Sài Gòn – Chợ Lớn
- Lê Công Lý (2012), Dấu ấn văn hóa của con đường lúa gạo miền Tây – Sài
Gòn Tác giả tập trung nghiên cứu con đường vận chuyển lúa gạo trên kênh rạch từ
Miền Tây lên Sài Gòn – Chợ Lớn, mang đậm dấu ấn nghiên cứu về văn hoá, văn minh lúa gạo của con người Phần lớn của Luận văn, tác giả khai thác ảnh hưởng kênh đào trong vận chuyển lúa gạo và một số hàng hoá khác Kênh rạch là đầu mối các chợ, thu mua và tập trung những nhà máy xay lúa Thông qua việc tìm hiều Luận văn này, chúng tôi có thêm nguồn tư liệu để đánh giá đầy đủ, khách quan hơn
về tác động của giao thông kênh đào, một nét đặc trưng vùng Tây Nam Bộ
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo thêm một số luận án khác như: Kinh tế
Hà Tiên- Rạch Giá thời Pháp thuộc (1867 - 1939) của Nguyễn Thúy Dương bảo vệ
Trang 29+ Huỳnh Lứa, Vài nét về cuộc di chuyển dân cư và khai thác những vùng đất
mới ờ Đồng Nai - Gia Định trong các thế kỳ XVII – XVIII, Tạp chí nghiên cứu lịch
sử (NCLS), năm 1978, số 3 (180), tr 33-45
+ Lê Văn Năm, Sản xuất hàng hóa và thương nghiệp ờ Nam Bộ từ thế kỷ
XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX, Tạp chí NCLS, năm 1988, số 3-4 (240-241), tr
54-60; Số 5-6 (242-243), tr 80-85; Tình hình định cư, khai phá vùng Châu Đốc -Hà
Tiên hồi thế kỷ XIX, Tạp chí NCLS, năm 2000, số 2 (309), tr 51-58;
+ Nguyễn Phan Quang, Sài Gòn và thị trường lúa gạo Nam Kỳ (1860-1938), Tạp chí NCLS, năm 2000, số 5 (312), tr 33-42; Người Hoa trên thị trường lúa gạo
Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1859-1945), Tạp chí NCLS, năm 2002, số 1 (320), tr
77-87
+ Nguyễn Thuỳ Dương, Tình hình kinh tế Nam Kỳ, Tạp chí NCLS, năm
2000, số 3 (310), tr 80-89; Tìm hiểu các loại ngân sách của thực dân Pháp trên
địa bàn Hà Tiên - Rạch Giá (1867-1914), NCLS, năm 2001, số 1 (314), tr 68-72
+ Phạm Quang Trung, Sác luật 21-7-1925 của thực dân Pháp với vấn đề sở
hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ ở Nam Kỳ trong thời kỳ Pháp thuộc, Tạp chí
NCLS, năm 1988, số 3-4 (240-241), tr 61-67, 86.v.v.v
Trang 3021
Tuy số lượng bài viết không nhiều, có đề cập nhưng không chuyên sâu về thủy nông ở Đồng bằng sông Cửu Long Song, những bài viết này cung cấp cho chúng tôi có thêm luận cứ về quá trình khẩn hoang vùng đất Nam Bộ và những chính sách, biện pháp của nhà Nguyễn trong việc xây dựng hệ thống kênh đào ở đây vào nửa đầu thế kỷ XIX
* Hội thảo khoa học:
Đã có nhiều hội thảo khoa học với nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của
thuỷ lợi Đáng lưu ý nhất là các hội thảo: Lịch sử hình thành và phát triển kênh
Vĩnh Tế, do Viện KHXH tại TP.HCM phối hợp với tỉnh ủy, UBND tỉnh An Giang
tổ chức vào năm 1999 Trong hội thảo này, hầu hết các công trình nghiên cứu về kênh Vĩnh Tế với nhiều góc độ khác nhau, từ quá trình đào kênh này cho đến vai trò của kênh Vĩnh Tế đối với an ninh – quốc phòng, chuyên chở trong giao thương
mua bán, thau chua rửa phèn, ; Kỷ yếu hội thảo khoa học (2008), Chúa Nguyễn và
vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, Nxb Thế
Giới, Hà Nội v.v Ở hội thảo này, các công trình không đi sâu nghiên cứu thủy lợi
trực tiếp nhưng có nhiều công trình có nghiên cứu gián tiếp đến thủy lợi và vai trò của thủy lợi trong phát triển kinh tế và xã hội ở Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ
XIX; Kỷ yếu hội thảo khoa học (2013), Quá trình khai hoang và phát triển vùng
Đồng Tháp Mười – tỉnh Tiền Giang từ năm 1993 đến năm 2013 Hội thảo đã có sự
đề cập đến vai trò của thủy lợi đối với sự khai hoang và phát triển vùng Đồng Tháp Mười trong quá khứ cũng như hiện tại, có nhiều tác giả cho rằng: kênh đào là khâu đột phá trong khai hoang và phát triển vùng đất phèn v.v
* Tài liệu địa chí sau năm 1975:
Nhằm có thêm nguồn tư liệu phong phú và đa dạng, chúng tôi khai thác tài
liệu Địa chí nghiên cứu về các tỉnh Tây Nam Bộ sau năm 1975, tiêu biểu như:
Trần Bạch Đằng (1996), Địa chí Đồng Tháp Mười, Nxb Chính trị Quốc gia; Trần Thanh Phương, Minh Hải địa chí, Nxb Mũi Cà Mau 1985 và Cửu Long địa
Trang 3122
chí, Nxb Cửu Long 1988; Trần Thạch Phương, Địa chí Long An, Nxb Long An
1989 và Địa chí Bến Tre, Nxb Khoa học Hà Nội; Nhiều tác giả (2002), Địa chí Cần
Thơ, Tỉnh ủy, Ủy ban ND tỉnh Cần Thơ xuất bản; nhiều tác giả (2012), Địa chí tỉnh Sóc Trăng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nhiều tác giả (2014), Địa chí tỉnh Đồng Tháp, Nxb Trẻ, TP HCM v.v
Sau khi tiếp cận nguồn tư liệu này, chúng tôi đã có nhận định như sau: thế mạnh của nguồn địa chí náy là được nghiên cứu và xuất bản cùng với quá trình đổi mới của đất nước nên có nhiều vấn đề, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế - xã hội được giới nghiên cứu quan tâm, cùng đó là có nhiều tư liệu mới được khai thác Ngoài
ra, sự nhận định trong kết quả nghiên cứu cũng mới hơn
1.2 Những công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài
* Các sách nghiên cứu:
Thời Pháp thuộc, nhiều tác giả người Pháp xuất phát từ những mục đích khác nhau đã bỏ nhiều công sức để nghiên cứu về vùng đất Nam Bộ Họ là những nhà chuyên nghiên cứu nhưng cũng có trường hợp là nhà chính khách, có thể liệt kê sau đây những công trình tiêu biểu như:
Jean Baptiste Paul Beau - Paul Beau (1857 - 1926), là Toàn quyền Đông Dương nhiệm kỳ 1902 – 1907 Ông đã viết cuốn sách: Situation de L'indochine de
1902 à 1907, tập 1 - 2, xuất bản năm 1908 Sách gồm 19 Phụ lục (Annexe), mỗi
một Phụ lục nghiên cứu một vấn đề như nông nghiệp, thương nghiệp, giáo dục, giao thông, thế nhưng chúng tôi chú trọng Phụ lục thứ 19 – Các công trình công cộng (Travaux publics), bởi vì, tác giả có đề cập đến những nội dung liên quan đến
đề tài của luận án Tuy tác giả không chú trọng nghiên cứu sâu về lĩnh vực thuỷ nông vùng Tây Nam bộ, nhưng các thông tin từ sách này càng có thêm cơ sở khoa học để luận án khảo cứu
Trang 3223
A.A Pouyenne, là Tổng thanh tra công chính Đông Dương từ năm 1904 đến năm 1911, tài liệu liên quan đến thuỷ lợi, thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ được ông ghi chép trong một số cuốn sách nhưng có hai cuốn sách chúng tôi đáng lưu ý:
- Voies d'eau de la Cochinchine – Đường thủy Nam Kỳ, Imprimerie
Nouvelle, Sai Gon 1911 Chương 1: Tổng quan (Généralités) Chương 2: Chuyển động của nước trong các sông và kênh rạch của Nam Kỳ (Mouvement des eaux dans les rivieres et canaux de Cochinchine) Chương 4: Công việc đào bới (Exécution des travaux de dragages), thiết bị nạo vét hiện tại ở Nam Kỳ, Chương 5: Công cuộc nạo vét thực hiện ở Nam Kỳ (Travaux de dragage exécutés en Cochinchine),… Đây là cuốn sách nghiên cứu có tính bài bản về giao thông kênh đào của Nam Kỳ, ngoài hệ thống sông, rạch tự nhiên Như vậy, đây là tài liệu phản ánh nhiều yếu tố dẫn đến sự ra đời hệ thống kênh đào, góp phần của nó làm tăng thêm tính đa dạng trong giao thông đường thuỷ ở vùng sông nước Tây Nam Bộ
- Les travaux publics de l’Indochine – Các công trình công chánh Đông
Dương Cuốn sách gồm 8 chương, chia thành ba nhóm vấn đề chính: thứ nhất, công
việc có lợi ích trực tiếp, đó là các công trình phục vụ trong nông nghiệp nhằm cải
tạo đất canh tác; thứ hai, lợi ích gián tiếp, bao gồm các công trình về thông tin liên lạc, đường giao thông, kênh mương, đường sắt, đường biển và cảng sông; thứ ba,
các hoạt động của dịch vụ hành chính công và quản lý, những công việc liên quan đến sự phát triển các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Phnôm Pênh, Viêng Chăn và nhiều đô thị khác ở Đông Dương
Trong chương 3: L'hydraulique agricole en Indochine (tạm dịch: Thuỷ nông Đông Dương), được trình bày từ trang 95 đến trang 127, có kèm theo hình ảnh những công trình lớn đang thi công như thuỷ lợi cho vùng cao: đập nước ở Bắc Kỳ (Tonkin), ở Trung Kỳ (Annam) và ở Lào; nạo vét kênh rạch ở Nam Kỳ và Campuchia Tuy chỉ hơn 30 trang (trang 95 – trang 123) giành cho lĩnh vực Thuỷ nông, nhưng tài liệu này đã giới thiệu được một số công trình thủy nông tiêu biểu,
Trang 3324
số vốn đầu tư của chính phủ thuộc địa, nêu lên được sự tác động của thủy nông đối với kinh tế và xã hội, mà đáng quý nhất đó là các con số thống kê về diện tích đất canh tác tăng nhanh ở những nơi có được đầu tư cho thuỷ nông Từ nội dung của cuốn sách này, đã giúp chúng tôi có sự so sánh về đặc điểm các công trình thuỷ lợi vùng Bắc Bộ và Trung Bộ với vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở nước ta
Tác giả Albert Pierre Sarraut, đầu thập niên 1920, khi đó ông là Bộ trưởng
bộ thuộc địa, đã đề ra Chương trình phát triển thuộc địa dưới sự đầu tư và kiểm soát của Chính phủ Pháp Trong cuốn sách "La mise en valeur des colonies françaises" (tạm dịch: Sự phát triển thuộc địa của Pháp, xuất bản năm 1923), sách
có độ dày 717 trang, gồm hai phần chính: phần thứ nhất - Những nguyên nhân và điều kiện cho sự phát triển (7 chương), tác giả nhìn thấy được sự giàu có của thuộc địa ở châu Phi, Châu Á, thế nhưng cần một phương thức mới hơn để phát triển và khai thác có hiệu quả xứ thuộc địa Trong phần thứ hai – Chương trình phát triển thuộc địa, gồm 13 chương Các chương này chủ yếu nêu lên sự đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển các khu dân cư ở thuộc địa Trong đó, chúng tôi quan tâm
và khai thác chương 3 – Indochine (Xứ Đông Dương), vì đây là nội dung có liên quan đến tên đề tài của luận án Ngoài ra, tác giả của cuốn sách cũng tập hợp được một số lượng lớn bản đồ về các nước thuộc địa, bản đồ về cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng v.v
Victo Delahaye (1928), La plaine des joncs et sa mise en valeur - Vùng
Đồng Tháp Mười và phát triển của nó, đây là Luận án tiến sỹ Địa lý học Là một
đội trưởng bộ binh thuộc địa, phóng viên bảo tàng tự nhiên quốc gia, nghiên cứu sau đại học về Lịch sử và Địa lý, Tiến sỹ của Đại học Rennes Ông sớm có mặt trong hành trình xâm lược của thực dân Pháp ở Nam Kỳ Do có dịp hành quân nhiều nơi ở Tây Nam Bộ, trong đó có ĐTM Đây là vùng đất mà trong sử liệu ghi chép rất ít Tới khi thực dân Pháp bình định được ba tỉnh Tây Nam Kỳ thì nó mới được biết đến do Võ Duy Dương xây dựng căn cứ chống Pháp nơi đây Cuốn sách
Trang 3425
là một công trình nghiên cứu khá nghiêm túc, tương đối đầy đủ về địa lí, thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn, sông ngòi, kênh rạch, con người và kinh tế nông nghiệp của ĐTM Mặc dù, Victo Delahaye không đi sâu miêu tả về đào, nạo vét kênh rạch nhưng các lĩnh vực được đề cập đến trong cuốn sách là nguồn sử liệu quý giá giúp chúng tôi có thêm luận cứ khoa học để hoàn thành luận án Đồng thời, tài liệu này rất quan trọng trong việc làm sáng tỏ hơn đối tượng thủy nông vùng ĐTM mà
nguồn sử liệu còn khiếm khuyết của thế kỷ trước
Tác giả Yves Henry trong cuốn L’Economic agricole de l’ Indochine, xuất
bản năm 1932, tuy không đi sâu nghiên cứu thủy lợi ở Việt Nam và Đông Dương nhưng cuốn sách đã cung cấp tư liệu làm sáng tỏ một số mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu mà điển hình là lúa gạo Dùng đó, tác giả cũng phản ánh hoạt động buôn bán lúa gạo diễn ra rất sôi nổi ở Nam Kỳ Cụ thể là những hiệu buôn Pháp xuất khẩu gạo ở Sài Gòn như: Hiệp hội thương mại Pháp ở Đông Dương, Tổng công ty thương mại và hàng hải Extrême-Orient, Hiệp hội gạo Đông Dương Trong tài liệu này, tác giả còn nghiên cứu quá trình chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ người Việt
và người Pháp ở nông thôn Việt Nam nói chung và tại Nam Kỳ nói riêng Ngoài ra, vấn đề về kỹ thuật trồng lúa, sử dụng công cụ trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cuối tk XIX đến đầu tk XX cũng được tác giả quan tâm nghiên cứu
Gouvernement générale de l'Indochine (1930), Dragages de Cochinchine –
Canal RachGia – HaTien, mã số M 19/6193, Thư viện quốc gia Việt Nam Cuốn
sách có 91 trang, tác giả viết về hoạt động đào kênh và tác động của kênh đào trong phát triển kinh tế Rạch Giá – Hà Tiên Sách chia làm 3 chương: Chương 1 - Lịch sử nạo vét Nam Kỳ (Historique des dragages de Cochinchine); Chương 2 – Nạo vét và phát triển của Nam Kỳ (Les dragages et le development de la Cocchinchine); Chương 3 – Kênh Rạch Giá – Hà Tiên, mô tả chung về kênh (Canal Rach Gia à Ha Tien, description générale du canal) Điểm nổi bật của cuốn sách này là kèm theo nhiều hình ảnh về chiếc xáng múc, kênh rạch được nạo vét, các biểu đồ phản ánh
Trang 3526
xuất khẩu gạo của Nam Kỳ nói riêng và xứ Đông Dương nói chung, bản đồ giao thông thủy Nam Kỳ, cùng hai bài phát biểu của toàn quyền Đông Dương (P Pasquier) và Thống đốc Nam Kỳ (J Krautheimer) Xét về tổng thể, cuốn sách không những thiên về ghi chép sử liệu đào kênh Rạch Giá – Hà Tiên, mà còn đưa
ra nhiều số liệu về vốn đầu tư, số mét khối đào được, tổng chiều dài kênh đào, phản ánh toàn cục nạo vét kênh rạch của thực dân Pháp ở Nam Kỳ từ năm 1866 đến năm
1917 Với tham vọng của chính quyền thực dân, họ đắc ý cho mình là lực lượng có công tạo ra những dòng kênh xanh, đem lại lợi ích về kinh tế và xã hội mà người
bản địa phải “ghi ơn” Điểm mạnh của tài liệu là khai thác thống kê số liệu, vai trò của người Pháp trong cuộc đào bới kênh rạch, Nhưng hạn chế của cuốn sách này
là chưa nêu rõ mục đích, tiến trình đào kênh, sự tham gia đóng góp của người dân địa phương nơi có kênh đào đi qua Mặc dù vậy, chúng tôi xác định nó là tài liệu gốc, bổ ích để khai thác phục vụ luận án Với những thông tin có được từ cuốn sách, luận án sẽ làm sáng tỏ thêm vai trò của kênh đào trong giao thông thương mại
và cả sự đóng góp xương máu của nhân dân ta trên những tuyến kênh đào
Aumiphine Jean Pierre (1994), Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở
Đông Dương (1859 - 1939), bản dịch của Đinh Xuân Lâm, xuất bản: Hội khoa học
Lịch sử Việt Nam Đây là Luận án tiến sỹ sử học của J.P Aumiphine Tác giả đã phác họa lên được một bức tranh toàn cảnh về những hoạt động đầu tư kinh tế, tài chính của Chính phủ Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa Trong công trình
này, J.P Aumiphin đã “khai thác các số liệu thống kê tài chính một công việc khó
khăn vì các bảng thống kê rất hiếm hoi, hầu như không có, đòi hỏi tác giả phải tiến hành đối chiếu, so sánh nhiều nguồn một cách thận trọng” [2; 5] Mặt khác, ông cũng đã nêu lên những biến chuyển sâu sắc của kinh tế Đông Dương qua hai chương trình khai thác thuộc địa trước khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939) Về các khoản đầu tư của tư bản tư nhân và tư bản nhà nước trong các công trình công chính ở Đông Dương đối với thuỷ nông, giao thông đường thuỷ, đường
Trang 3627
sắt, bến cảng cho đến đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và khai khoáng sản, được tác giả trình bày khá chi tiết Tuy J.P Aumiphin không nghiên cứu sâu về thủy nông và tác động của nó đối với kinh tế - xã hội, nhưng công trình của tác giả là một tài liệu tham khảo rất tốt của luận án Từ đó, chúng tôi càng có
cơ sở khoa học khi đưa ra nhận định về số liệu đầu tư tài chính và kinh tế của Pháp
trong lĩnh vực thuỷ nông, nông nghiệp ở Tây Nam Kỳ
Pierre Brocheux (2009), Une histoire économique du Viet Nam 1850 – 2007,
Les indes Savantes Cuốn sách có nội dung liên quan đến kinh tế Việt Nam là chương 2 và chương 3, trong đó ở chương 3 tác giả tập trung vào các ngành nông nghiệp và thương mại trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam Các khoảng đầu tư cho lĩnh vực thuỷ lợi và nông nghiệp ở Nam Kỳ được tác giả quan tâm nghiên cứu Theo chúng tôi, đối tượng thuỷ lợi, giao thông thương mại đường thuỷ và nông nghiệp ở Nam Kỳ được phản ánh trong cuốn sách này vẫn chưa tương xứng với những gì mà vùng đất Nam Bộ nói chung và vùng Tây Nam Bộ nói riêng đã đóng góp trong bối cảnh chung của kinh tế nước ta thời thuộc Pháp
Tác giả Paul Doumer, với hồi ký Xứ Đông Dương (L’Indochine francaise),
xuất bản 2016 Đây là cuốn sách khá thú vị viết về toàn xứ Đông Dương mà nội dung có độ tin cậy cao Bởi vì, tác giả có một thời gian làm Toàn quyền Đông Dương (1897 - 1902), rồi làm Tổng thống Pháp (1931 - 1932) Cuốn sách có 7 chương Về nội dung cuốn hồi ký, Paul Doumer đề cập đến nhiều lĩnh vực thuộc kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội, đến những chuyển biến nhiều diện mạo ở Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ, ở Lào và Khơ-mer Chúng tôi đặc biệt lưu ý đến Chương III – Nam Kỳ (từ trang 112 - 176), tuy tác giả không ghi chép nhiều, hay trực tiếp đề cập đến thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ, nhưng một số thông tin quý báu trong lĩnh vực thuỷ nông được nhắc tới là cơ sở khoa học để luận án tham khảo
Với số lượng nhiều công trình nhiên cứu của các tác giả được đề cập ở trên, theo chúng tôi, đây là những nguồn sử liệu quý giá đáng tin cậy để luận án khai
Trang 3728
thác Tuy nhiên, để tăng tính chuyên sâu và khách quan, luận án cần phải tham khảo thêm những công trình nghiên cứu thuộc các vấn đề về kinh tế - xã hội, chẳng
hạn như: Paddy et riz de la Cochinchine của Albert Coquerel Irap Aroy Lion 1911;
Le problème de la population et des subsistances en Indochine, xuất bản năm 1938; L’evolution économique de l’ Inclochine Francaise của Ch Robequain, xuất
bản năm 1939.v.v
* Các báo và tạp chí khoa học:
Một nguồn tư liệu được coi là khá tin cậy nữa là các công trình nghiên cứu
về kinh tế, xã hội được tiếp tục công bố trên nhiều Tạp chí quốc tế, trong đó tiêu
biểu nhất là tạp chí Annales de géographie (Tạp chí Địa lý) của Pháp, thành lập
năm 1891 và người sáng lập là ông Paul Vidal de la Blache Từ năm 1891 – 2016, với sự tham gia của nhiều nhà địa lý Pháp và người nước ngoài, Tạp chí đã xuất bản được 708 số Nội dung nghiên cứu của các tác giả đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về những tiến bộ trong nghiên cứu và tư duy địa lý toàn cầu Trong đó có một số nhà địa lý nổi tiếng tham gia vào việc thực hiện các số khác nhau như: Augustin Bernard, Jacqueline Beau – Garnier và Yves Lacoste Qua khai thác
tư liệu từ Tạp chí Annales de géographie, chúng tôi mạn phép nhận định: trong suốt tất cả các số phát hành của Tạp chí chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu chuyên về
đề tài thuỷ nông ở Việt Nam nói chung và thuỷ nông ở Tây Nam Bộ nói riêng Tuy vậy, vẫn có một số tác giả có đề cập đến công việc đào kênh, vai trò của kênh đào đối với sản xuất lúa gạo, vấn đề dân cư ở Đông Dương và ở Nam Kỳ (Việt Nam), trong đó có một số tác giả với các bài nghiên cứu nổi bật như:
- Ch R (1932), Les dragages de Cochinchine (tập 41, số 233, tr 554-558)
Ở bài viết này, tác giả nghiên cứu vấn đề giao thông thuỷ được phân bố theo khu vực địa lý, đặc điểm thuỷ triều của sông ngòi và kênh rạch ở Nam Kỳ Đặc biệt, R
Ch, có nêu lên tác động của kênh đào trong việc sản xuất lúa gạo và giao thông thương mại đường thuỷ Ngoài ra, tác giả còn đưa ra nhiều số liệu về vốn đầu tư,
Trang 3829
khối lượng đào kênh chủ yếu ở Tây Nam Bộ để nói lên thành tựu của người Pháp trong việc xây dựng, cải tạo thuỷ lợi ở vùng đất này Tác giả đã cho thấy, hệ thống kênh đào ở Tây Nam Bộ đã kết nối với sông ngòi, kênh rạch của vùng, từ đây tạo ra một hệ thống giao thông thủy lộ trọng yếu nhằm tạo điều kiện để vận chuyển hàng hoá từ Tây Nam Bộ lên Sài Gòn - Chợ Lớn, góp phần đưa nông phẩm Việt Nam ra với thế giới
- H Hauser (1895), Situation de L'indochine française au commencement de
1894 (Tình hình Đông Dương thuộc Pháp đầu năm 1894), tập 4, số 15, trang 233 –
236 Trong bài nghiên cứu, tác giả đưa ra các số liệu về canh tác ruộng đất, xuất khẩu lúa gạo và tình hình dân số ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ
- Maurice Zimmeermann (1901), Travaux publics en Indo-Chine: Ports
Programme d'irrigations, tập 10, số 52, trang 382 – 383 Tuy chỉ là bài nghiên cứu
có dung lượng ngắn nhưng tác giả đã thống kê được một số công trình thuỷ nông
chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ (Việt Nam) nằm trong các Dự án thuỷ lợi của toàn
quyền Đông Dương (Paul Doumer) Cùng đó tác giả có đề cập lướt qua Dự án đào
kênh ở Đồng Tháp Mười, tỉnh Tân An và Sa Đéc trong những năm 1896 – 1899
- Maurice Zimmermann (1911), La situation économique et l'outillage
actuels de l'Indochine française (Tình hình về kinh tế và thiết bị hiện tại ở Đông
Dương thuộc Pháp), tập 20, số 109, trang 90 – 92 Công trình nghiên cứu đã cung cấp cho người đọc và giới học thuật về hoạt động xuất nhập khẩu của Đông Dương những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX Nhiều mặt hàng được xuất khẩu nhưng sản phẩm thế mạnh của Nam Kỳ vẫn là lúa gạo
- A Choveaux (1924), L'hydraulique agricole en Indochine (tạm dịch: Dẫn
nước trong nông nghiệp Đông Dương), tập 33, số 181, trang 87 – 88 Tác giả đã nghiên cứu một hệ thống sông ngòi, kênh rạch, cùng đó là đập chứa nước, trong đó kênh đào đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc dẫn thuỷ nhập điền ở các cánh đồng tại Bắc – Trung – Nam Bộ (Việt Nam)
Trang 3930
- Pierre Gourou (1939), Les exportations de riz de la péninsule indochinoise
(Xuất khẩu gạo từ bán đảo Đông Dương), tập 48, số 272, trang 218 Mặc dù, nội dung nghiên cứu ngắn gọn nhưng tác giả đã cung cập được các số liệu xuất khẩu gạo ở Đông Dương trong nhũng năm 1926 -1937, để từ đó so sánh với các nước trên thế giới và một số nước trong khu vực Đông Nam Á
Còn nhiều công trình nghiên cứu được đăng trên Tạp chí biên niên địa lý có nội dung liên quan gián tiếp và trực tiếp với đề tài của luận án nên chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật, khai thác Như vậy, Tạp chí này như một kho tư liệu có bề dày lịch sử,
có không gian, nội dung nghiên cứu rộng và khá phong phú
Ngoài ra, có thêm một số Tạp chí, báo khác chúng tôi cần tham khảo như:
Bulletin économique de L’indochine (Tập san kinh tế Đông Dương), Annuaire économique de L’indochine (Niên giám kinh tế Đông Dương), L’Eveil économique
de L’indochine (Sự thức tỉnh kinh tế Đông Dương), Juornal Officeied de L’indochine Francaise (Công báo của Đông Dương thuộc Pháp), là những tài liệu
được các tác giả người Pháp ghi chép liên quan đến kinh tế nông nghiệp, đến thủy nông ở Đông Dương Theo chúng tôi, những nội dung được ghi chép và miêu tả từ các tạp chí này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo tin cậy, tương đối phong phú đối với
đề tài của luận án
* Địa phương chí trước 1945:
Đây là những công trình nghiên cứu, ghi chép lại các nội dung cơ bản nhất
về tình hình kinh tế và xã hội của từng tỉnh thuộc Tây Nam Bộ, tiêu biểu
là: Monographie de la province de Mỹ Tho, xuất bản 1902 tại Sài Gòn;
Monographie de la province d'Hà Tiên 1901, xuất bản ở Sài Gòn; Monographie de
la province de Chaudoc 1902, xuất bản ở Sài Gòn; Monographie de 1' Ile de Phú Quốc 1903, xuất bản ở Sài Gòn; Monogaphie de la province de Sa Đéc, xuất bản
1903 ở Sài Gòn; Monographie de la province de Soctrang, năm 1904 ở Sài Gòn;
Monographie de la province de LongXuyen, 1905 xuất bản ở Sài Gòn;
Trang 4031
Monographie de la province de Rachgia 1905, xuất bản ở Sài Gòn; Monographie
de la province de Vinh Long, xuất bản 1911 v.v Những công trình này rất có giá trị
về tư liệu và sử liệu, chúng góp phần hiểu rõ hơn về kinh tế, xã hội Tây Nam Bộ nếu có sự chắc lọc, loại bỏ những quan điểm đánh giá chủ quan thực dân và cả của người nghiên cứu
Trong khả năng có thể, chúng tôi đã tiếp cận được nhiều tư liệu tiếng Pháp
đó là những công trình nghiên cứu có nội dung liên quan trực tiếp, kể cả gián tiếp được các tác giả xuất bản bằng sách, công bố trên các Tạp chí, báo, địa chí Từ nguồn tư liệu này, chúng tôi cho rằng, tuy chưa đầy đủ nhưng tương đối để thực hiện đề tài luận án Không ngừng lại ở đây, trong quá trình thực hiện luận án chúng tôi tiếp tục cập nhật, bổ sung thêm nguồn tư liệu để luận án hoàn thiện hơn
1.3 Nhận xét về tình hình nghiên cứu vấn đề
Qua việc nghiên cứu nguồn tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến đề
tài "Thủy nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945”, từ tổng quan nghiên
cứu giúp chúng tôi rút ra một số nhận xét, đó là:
Thứ nhất, đối với tình hình nghiên cứu của các tác giả trong nước: từ sau
năm 1975, giới Sử học đã có nhiều tác giả công bố các công trình nghiên cứu thuộc giai đoạn lịch sử cận đại Việt Nam Nội dung chủ yếu tập trung phản ánh vào các phương diện chính trị, nhiều nghiên cứu tập trung vào phân hoá giai cấp xã hội, nghiên cứu các phong trào giải phóng dân tộc Theo đó, các công trình nghiên cứu
đi theo hướng phê phán triều Nguyễn trong các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là triều Nguyễn để mất nước vào tay thực dân Pháp Nghiên cứu trong giai đoạn thuộc Pháp, giới nghiên cứu cũng tập trung phê phán chính sách khai thác
và bóc lột thuộc địa của tư bản thực dân Pháp, phản ánh nhiều những hạn chế của công cuộc tư bản hoá mà người Pháp tiến hành ở Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng