Do đó, việc chọn đề tài “Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945”, là nhằm góp phần vào việc nghiên cứu về nhà Nguyễn nói chung và chính sách thuỷ nông của nhà Nguyễnnói riêng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Trang 2Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Trọng Văn
Vào hồi … giờ … ngày …… tháng …… năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Trường Đại học Vinh
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong khoảng một phần tư thế kỷ trở lại đây, đã có nhiều công trình nghiêncứu về kinh tế, chính trị cũng như xã hội thời Nguyễn từ nhiều ngành khoa học khácnhau, nhất là khoa học lịch sử Tuy nhiên, số công trình khoa học nghiên cứu về thủy lợi,thủy nông mà cụ thể nghiên cứu về việc tổ chức, thực hiện đào vét kênh rạch, đắp đê đểngăn chặn lũ lụt, chống triều dâng, giải quyết việc tưới tiêu cho đồng ruộng, nhằm đẩymạnh chính sách trọng nông của các chúa Nguyễn nhất là dưới triều Nguyễn từ đầu thế
kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX chưa nhiều, và cũng mới dừng lại ở ghi chép Trong bốicảnh chung đó, việc nghiên cứu riêng về thuỷ nông ở vùng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam
Bộ cũng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các nhà sử học trong và ngoàinước
Như vậy, đây thực sự còn là một khoảng trống khi nghiên cứu về tình hình kinh tếnông nghiệp nói chung và thuỷ nông nói riêng dưới thời nhà Nguyễn Do đó, việc chọn
đề tài “Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945”, là nhằm góp phần
vào việc nghiên cứu về nhà Nguyễn nói chung và chính sách thuỷ nông của nhà Nguyễnnói riêng ít nhất từ năm 1802 cho đến khi người Pháp đánh chiếm toàn bộ vùng đất Nam
Kỳ lục tỉnh (1867)
1.2 Đầu năm 1862, quân Pháp đã đánh chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ,triều Nguyễn buộc phải ký với thực dân Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862) Cũng từ thời
gian này, người Pháp với chủ trương “vừa đánh vừa khai thác”, vì thế, bên cạnh gấp rút
xây dựng một bộ máy thống trị kiểu thực dân, để duy trì quyền thống trị thì họ còn đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm thực hiện mục đích khai thác thật nhanh, thậthiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nguồn nhân công dồi dào ở vùng đấtNam Kỳ
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào từ góc độ Sửhọc nghiên cứu một cách có hệ thống, tương đối toàn diện từ chủ trương, chính sách,cách thức tổ chức đấu thầu, xây dựng hay cải tạo các công trình thuỷ nông, cho đến việcnêu lên sự tác động của thủy nông đối với kinh tế và xã hội trong khoảng thời gian trên.Trong khi đó, phương thức, phương tiện thi công, cách thức quản lý, khai thác, thuỷnông của người Pháp suốt thời kỳ thống trị ở vùng Tây Nam Bộ vẫn còn đặt ra nhiềuvấn đề cần nghiên cứu từ góc độ Sử học và một số ngành khoa học khác
1.3 Một vấn đề đáng quan tâm khác là: cho đến nay vẫn chưa có một công trìnhnghiên cứu sử học nào nghiên cứu một cách tương đối toàn diện về tác động của thuỷnông ở Tây Nam Bộ từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế (1802) cho đến năm 1945.Trước công cuộc đổi mới của đất nước, không ít công trình nghiên cứu Sử học ở trongnước thường chú trọng đến việc phê phán nhà Nguyễn duy trì chính sách trọng nông hay
“bế quan toả cảng” Nhưng trên thực tế, suốt từ năm 1802 đến trước khi Pháp đánh
chiếm Nam Kỳ lục tỉnh thì chính sách trọng nông mà Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị,
Trang 4Tự Đức, thực thi ở vùng đất này đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cả về kinh tế, chính trị,
xã hội, đặc biệt là an ninh - quốc phòng
Mặc khác, tuy đã có một số công trình nghiên cứu về chính sách thống trị củangười Pháp ở vùng Tây Nam Bộ, trong đó có đề cập ít nhiều đến chính sách thuỷ nôngcủa họ Song, việc đánh giá những tác động từ hệ thống thuỷ nông này đối với kinh tế,
xã hội lại chưa được đánh giá một cách thỏa đáng
1.4 Đó là chưa kể kinh nghiệm trong việc đấu thầu, tổ chức thi công, sử dụng kỹthuật tiên tiến, khai thác, quản lý, hoặc có thể là những hậu quả do thủy nông mang lạitrong thời thuộc Pháp Qua đó, đưa ra những bài học kinh nghiệm đối với việc xây dựng
hệ thống thuỷ nông ở Nam Bộ trong bối cảnh hiện nay
Từ những ý nghĩa thực tiễn và khoa trên, chúng tôi quyết định chọn tên đề tài:
“Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945”, làm đề tài luận án Tiến sỹ
để nghiên cứu
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát nguồn tài liệu tin cậy, luận án tập trung nghiên cứu về mụcđích, chủ trương và quá trình thi công các công trình thuỷ nông ở Tây Nam Bộ từ thờinhà Nguyễn (1802 - 1867) đến thời thuộc Pháp (1867 - 1945) Từ đó, luận án rút ra một
số nhận xét về phương thức đào kênh qua hai hình thái kinh tế, chính trị, xã hội khácnhau
Một nội dung trọng tâm khác là nêu ra và đánh giá những tác động của thuỷ nôngđối với kinh tế, xã hội ở Tây Nam Bộ trong khoảng thời gian đề tài xác định
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cụ thểsau đây:
Thứ nhất, hệ thống các tư liệu, tài liệu nghiên cứu về thủy nông thủy nông vùng
Tây Nam Bộ
Thứ hai, khái quát tình hình khai hoang và thuỷ lợi ở vùng Tây Nam Bộ trước thế
kỷ XIX
Thứ ba, trình bày một cách có hệ thống chính sách thuỷ lợi, hoạt động đào vét
kênh rạch và nghiên cứu phương thức đào kênh ở Tây Nam Bộ của nhà Nguyễn từ năm
1802 đến năm 1867
Thứ tư, tập trung trình bày hệ thống kênh đào vùng Tây Nam Bộ thời thuộc Pháp
(1867 - 1945) trên các phương diện: chính sách thuỷ nông, quá trình đào, vét kênh rạch,phương thức đào kênh, và rút ra một số nhận xét về hoạt động này
Thứ năm, đi sâu nghiên cứu những tác động của kênh đào đối với kinh tế, xã hội
vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thủy nông là bao gồm hệ thống sông, kênh rạch, ao hồ nước, thiên nhiên và cáccông trình nhân tạo như kênh đào, đê, đập, cống, hồ chứa nước ngọt, dùng trong thủy
Trang 5lợi, tưới tiêu phục vụ trong nông nghiệp, giao thông vận tải Nhưng trong khuôn khổ củaluận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu hệ thống kênh đào, vì kênh đào là một hoạtđộng nổi bật nhất của hệ thống thủy nông ở Nam Bộ, khác với Trung Bộ và Bắc Bộ thủynông là các công trình chủ yếu là đê, đập, cống, hồ chứa nước Hơn nữa, hệ thống kênhđào ở Tây Nam Bộ trong quá khứ cũng như hiện tại đã và đang góp phần quan trọngtrong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất phương Nam, để lại nhiều dấu
ấn lịch sử nơi đây
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Về không gian địa lý
Năm 1802, Nguyễn Ánh đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định Đứng đầu trấnGia Định là các quan lưu trấn thống quản cả 4 dinh và 1 trấn: dinh Phiên Trấn, dinh TrấnBiên, dinh Trấn Định, dinh Vĩnh Trấn và trấn Hà Tiên…
Năm 1832, giải thể Gia Định Thành, đổi 5 trấn thành 6 tỉnh: trấn Biên Hòa đổithành tỉnh Biên Hòa, trấn Phiên An đổi thành tỉnh Phiên An, trấn Vĩnh Thanh đổi ra 2tỉnh Vĩnh Long và An Giang, trấn Định Tường là tỉnh Định Tường, trấn Hà Tiên đổithành tỉnh Hà Tiên Đến năm 1834, gọi chung 6 tỉnh là Nam Kỳ Lục tỉnh
Năm 1867, Pháp chia Nam Kỳ thành 24 hạt thanh tra Năm 1868, Nam Kỳ chiathành 27 hạt tham biện Đến năm 1872, Nam Kỳ còn lại 18 hạt tham biện Năm 1876,Nam Kỳ có 19 hạt tham biện…
Từ giữa năm 1945, địa danh Nam Bộ được thay cho địa danh Nam Kỳ, để chỉ mộtphần của đất nước ở phía Nam Năm 1946, khi Pháp trở lại chiếm Nam Bộ, họ đã sửdụng lại tên gọi Nam Kỳ Năm 1948, Nam Kỳ được Pháp gọi là Nam Phần Đến năm
1949 thì đổi thành Nam Việt
Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên Nam Việt thành Nam Phần.Sau 30/4/1975, tên gọi “miền Nam” theo nghĩa rộng được đổi thành “các tỉnh phíaNam”, còn “miền Nam” theo nghĩa hẹp thì thay bằng Nam Bộ
Hiện nay, Nam Bộ gồm 19 tỉnh / thành, từ Bình Phước xuống đến Kiên Giang,chia thành 2 khu vực địa lý: Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh/thành: Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, TP Hồ ChíMinh Tây Nam Bộ gồm 13 tỉnh / thành: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long,Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, KiênGiang, Cà Mau
Trong luận án, chúng tôi sự dụng khái niệm vùng "Tây Nam Bộ” theo cách gọi
ngày nay Địa danh này sẽ phản ánh đầy đủ hơn hệ thống kênh đào từ sông Vàm Cỏ Tây,Vàm Cỏ Đông (trừ tỉnh Tây Ninh), sông Vàm Cỏ đến sông Tiền, sông Hậu, Như vậy,chúng tôi chỉ nghiên cứu hệ thống kênh đào nằm trong vùng Tây Nam Bộ của13tỉnh/thành, đó là: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh,
An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố CầnThơ
3.2.2 Về thời gian
Trang 6Thời gian nghiên cứu của đề tài là từ năm 1802 đến năm 1945 Trong đó, chúngtôi chia thời gian nghiên làm hai giai đoạn, cụ thể như sau:
- Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1867, tương ứng vớikhoảng thời gian nhà Nguyễn khẳng định độc lập và chủ quyển ở vùng đất này
- Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1867 đến năm 1945, tương ứng với thờigian người Pháp thôn tính và duy trì nền thống trị
Tuy nhiên, để có sự nhận định toàn cảnh về thuỷ lợi và thuỷ nông, chúng tôi códành một phần nội dung trình bày ngắn gọn về thuỷ lợi ở vùng Tây Nam Bộ trước thế kỷXIX
3.2.3 Nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau đây:
- Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, hoạt động khai hoang và làm thuỷ lợi
ở vùng Tây Nam Bộ cuối thế kỷ XIX
- Tập trung phục dựng một cách có hệ thống về thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ thờinhà Nguyễn (1802 - 1867) và thời thuộc Pháp (1867 - 1945)
- Trên cơ sở những nội dung đã được trình bày trong luận án, chúng tôi dành hẳnchương 4 để phân tích, đánh giá những tác động của thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ đốivới kinh tế, xã hội Sự tác động của thủy nông trong kinh tế, chúng tôi chỉ giới hạn trongkinh tế nông nghiệp, đó là: tăng diện tích canh tác lúa, thau chua rửa phèn làm thay đổichất lượng nước, tăng năng suất và sản lượng lúa, lợi ích trong giao thông thương mạinhư vận chuyển lúa gạo, hình thành con đường lúa gạo Tây Nam Bộ - Sài Gòn – ChợLớn Đối với xã hội, chúng tôi chú trọng nghiên cứu sự ra đời các khu vực dân cư theonhững tuyến kênh đào, sự thay đổi trong sở hữu đất đai và những biến động về dân số
Cuối cùng, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm về quá trình đấu thầu, xâydựng, sử dụng, quản lý hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ để làm tài liệu thamkhảo cho các cấp chính quyền địa phương trong công cuộc xây dựng và phát triển hệthống thuỷ nông hiện nay
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu
Để hoàn thành luận án, chúng tôi dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau:
Tài liệu tiếng Việt, chúng tôi sử dụng chủ yếu các bộ chính sử của Quốc sử quán
triều Nguyễn như: Châu bản triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí,Gia Định thành thông chí.v.v v
Về tài liệu tiếng Pháp, chúng tôi chủ yếu tiếp cận và khai thác nguồn tư liệu lưu
tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia II (TP Hồ Chí Minh), Thư viện Viễn Đông Bác Cổ(Elcole Francaise d’Extrême – Orien – EFEO, Tp HCM), Thư viện Quốc gia Việt Nam(Hà Nội), Thư viện Quốc gia Pháp (Bibliothèque Nation de France - BnF) Phần lớntrong đó là tài liệu gốc liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài
Bên cạnh đó là nguồn tài liệu được ghi chép bằng tiếng Pháp và tiếng Việt, đó làĐịa chí…
Nguồn tài liệu nghiên cứu:
Trang 7Chúng tôi tham khảo các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, đó là: Luận án
và Luận văn về thuỷ lợi, về tác động của thuỷ lợi trong phát triển kinh tế, xã hội của giaiđoạn từ năm 1802 đến năm 1945
Một nguồn tài liệu khác mà chúng tôi cho rằng rất quan trọng cần phải được khaithác là sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu, các bài viết đã được công bố trên các
tạp chí chuyên ngành kinh tế - xã hội thời nhà Nguyễn và thời thuộc Pháp như: Buletin économique de L’indochine, Eveil Économque de L’indochine, các tạp chí chuyên ngành lịch sử hiện nay ở Việt Nam là Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tạp chí Xưa và nay.v.v…v…
Tài liệu điền dã:
Tác giả đã thực hiện nhiều lần điền dã và nhiều chuyến khảo sát trên một số tuyếnkênh đào và tuyến dân cư ở tỉnh Long An, Tiền Giang và tỉnh An Giang, đến các bảotàng như: Long An, Sóc Trăng, An Giang, để sưu tập thêm tư liệu
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để giaỉ quyết các nhiệm vụ khoa học đặt ra, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch
sử và phương pháp lôgic Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp liên ngành,thống kê, tổng hợp, hệ thống hoá, so sánh, điền dã khảo sát thực địa, phỏng vấn, để tìm
ra nhiều nguồn tư liệu khác nhau
5 Đóng góp của Luận án
Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm phong phú thêm khối tư liệu liên quanđến công tác thủy nông cũng như bộ mặt kinh tế, xã hội của Tây Nam Bộ trong giaiđoạn 1802 -1945
Luận án góp phần thiết thực vào việc nghiên cứu đánh giá về vương triều Nguyễnnói chung và chính sách phát triển nông nghiệp của triều đại phong kiến cuối cùng tronglịch sử nước ta ở Tây Nam Bộ nói riêng
Luận án nghiên cứu về chính sách, biện pháp, phương pháp, cải tạo, xây dựng hệthống thuỷ nông, đồng thời nêu lên sự tác động của thủy nông trong một số phương diệncủa kinh tế và xã hội ở vùng Tây Nam Bộ suốt hơn tám thập kỷ (1867 - 1945) của ngườiPháp, từ góc độ Sử học
Luận án là công trình nghiên cứu lịch sử đầu tiên ở Việt Nam phục dựng lại bứctranh toàn cảnh, tương đối chi tiết về thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ qua hai hình tháikinh tế - xã hội khác nhau là: thời nhà Nguyễn phong kiến (1802 - 1867) và thời kỳthuộc Pháp (1867 - 1945)
Luận án góp phần vào việc khoả lấp một khoảng trống trong nghiên cứu về TâyNam Bộ nói chung và hướng nghiên cứu tiếp cận về thuỷ nông trong không gian địa lý
ấy nói riêng
Kết quả nghiên của đề tài giúp thế hệ người Việt Nam hôm nay hiểu được vấn đềthuỷ nông ở Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945 Đồng thời, từ kết quả nghiên cứucủa đề tài có thể là tài liệu để các nhà hoạch định chính sách, các cấp chính quyền địaphương tham khảo khi quy hoạch, xây dựng, phát triển thuỷ nông vùng Tây Nam Bộtrong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay Cùng đó, luận án còn là tài liệu tốt
Trang 8đối với việc biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương, ở các trường Đại học, Cao đẳng,Trung học phổ thông.
6 Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính củaluận án gồm 4 chương:
Chương 1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Chương 2 Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ thời nhà Nguyễn (1802 - 1867)
Chương 3 Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ thời thuộc Pháp (1867 - 1945)
Chương 4 Tác động của thuỷ nông đối với kinh tế, xã hội vùng Tây Nam Bộ từ năm
1802 đến năm 1945
NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Những công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài
Đã có nhiều công trình, nghiên cứu về Đông Dương trên các lĩnh vực địa lý, lịch
sử, dân cư, hành chính, kinh tế, xã hội của từng xứ, trong đó có Nam Kỳ của Việt Nam.Trong khả năng có hạn, chúng tôi chỉ tiếp cận được một số công trình của tác giả ngườiPháp Các nghiên cứu đi sâu vào kinh tế thuộc địa trên các mặt điều kiện lịch sử, chủ
Trang 9trương và chính sách của Chính phủ Pháp đối với kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp,tài chính, giao thông vận tải,
Như vậy, từ nguồn tư liệu tiếng Pháp trong khả năng tiếp cận được, chúng tôikhẳng định: chưa có một công trình nào nghiên cứu xuyên suốt và tương đối toàn diện
về thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945, sẽ là cơ sở khoa học đểchúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài Vì thế, đề tài cần được đi sâu nghiên cứu, phân tích
và lý giải thỏa đáng
1.2 Những công trình nghiên cứu của tác giả trong nước
Những công trình Nghiên cứu trong giai đoạn thuộc Pháp, giới nghiên cứu cũngtập trung phê phán chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của tư bản thực dân Pháp,phản ánh nhiều những hạn chế của công cuộc tư bản hoá mà người Pháp tiến hành ởĐông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng
Từ sau năm 1975, giới Sử học đã có nhiều tác giả công bố các công trình nghiêncứu thuộc giai đoạn lịch sử cận đại Việt Nam Nội dung chủ yếu tập trung phản ánh vàocác phương diện chính trị, nhiều nghiên cứu tập trung vào phân hoá giai cấp xã hội,nghiên cứu các phong trào giải phóng dân tộc Theo đó, các công trình nghiên cứu đitheo hướng phê phán triều Nguyễn trong các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, đặcbiệt là triều Nguyễn để mất nước vào tay thực dân Pháp
Từ khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới cho đến nay, giới nghiên cứu sử họcViệt Nam nhìn nhận khách quan hơn đối với những vấn đề còn “khoảng trống”, trong
đó, có sự nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế, xã hội thời nhà Nguyễn độc lập và thờithuộc Pháp
Từ những phân tích trên, chúng tôi có thể nhận định: đề tài nghiên cứu về "Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945”, vẫn còn chứa đựng nhiều vấn đề
cần làm sáng tỏ bởi giới khoa học, các nhà nghiên cứu, cũng như đang thu hút sự chú ý
của tầng lớp trí thức Từ đó, chúng tôi khẳng định việc chọn đế tài "Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945” để nghiên cứu là một hướng đề tài mới của khoa
học lịch sử
Chương 2 THỦY NÔNG VÙNG TÂY NAM BỘ THỜI NHÀ NGUYỄN (1802 - 1867) 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên
Vị trí, địa hình, địa chất, đất đai:
Về vị trí, vùng Tây Nam Bộ hay còn gọi là vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp
cận và giáp ranh với các địa phận sau đây: hướng Bắc giáp ranh với Campuchia; hướngNam giáp biển Đông; hướng Tây giáp vịnh Thái Lan; hướng Đông là hệ thống sôngVàm Cỏ.v.v
Địa hình, vùng Tây Nam Bộ được hình thành trên một tam giác châu, nơi chuyển
tiếp giữa biển và lục địa, Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình
là 3 - 5m, có khu vực chỉ cao 0,5 - 1m so với mặt nước biển
Trang 10Đất đai, đất chia làm 3 nhóm chính: Đất phù sa, đất phèn, nhóm đất xám,
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch tự nhiên:
Hệ thống sông rạch vùng này bao gồm sông chính Cửu Long Phần hạ lưu củasông chảy vào Nam Bộ dài khoảng 250 km, chảy theo hai nhánh lớn là sông Tiền vàsông Hậu Ngoài ra, còn có sông Vàm Cỏ và hệ thống kênh mương chảy theo hướng BắcNam Cùng đó còn có một hệ thống sông nhỏ ở phía Nam, đổ ra Vịnh Thái Lan, đó làcác sông: Giang Thành (cũng gọi là Kiên Giang), sông Cái Lớn, sông Cái Bé, sông MỹThanh, sông Ông Đốc, sông Cửa Lớn, sông Gành Hào, sông Bảy Háp, sông Trèm Trẹm,sông Cái Tàu.v.v.v
cũng là trở ngại lớn đối với sản xuất và phát triển xã hội của vùng Từ thực tế đó, “trị chua phèn” và “trị thuỷ” luôn là những vấn đề đặt ra cho nhiều thế hệ con người từ lúc
bắt đầu tiếp cận và khai phá vùng này
2.2 Khái quát tình hình khai hoang và thủy lợi ở vùng Tây Nam Bộ trước thế
kỷ XIX
* Khái quát tình hình khai hoang:
Từ thế kỷ XVII, ở vùng đất Nam Bộ bắt đầu xuất hiện người Việt đi khai hoang
Họ bao gồm nhiều thành phần nhưng đông nhất là nông dân nghèo khổ phải “tha phương cầu thực” từ Miền Trung vào đây lập nghiệp do đất đai phì nhiêu và rộng lớn.
Đến cuối thế kỷ XVII, có cả người Hoa do Dương Ngạn Địch và Trần ThượngXuyên đứng đầu xin phép chúa Nguyễn khai hoang Mỹ Tho và Biên Hoà; ở Hà TiênMạc Cửu thống lĩnh một nhóm người Hoa, được phép của Chúa Nguyễn đến khaihoang, mở đầu cho công cuộc khẩn hoang vùng Tây Nam Bộ
Trong các thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, địa bàn cư trú của lưu dân người Việt
Trang 11được mở rộng dọc theo sông Vàm Cỏ Tây, sông Tiền và các cù lao trên sông Nhữngđịa điểm đầu tiên được khai phá ở đây gồm Tân An, vùng Ba Giồng, vùng Gò Công….Đầu thế kỷ XVIII, vùng Nam Bộ tiếp tục khai hoang dần mở rộng vào sâu nội địatheo các kênh rạch và theo tiến trình xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn
Sau khi đánh bại quân Tây Sơn (năm 1788), năm 1790, Nguyễn Ánh cho đặt thêm
Sở Đồn điền ở Gia Định càng thúc đẩy mạnh hơn quá trình khai hoang, phục hóa ở vùngĐồng bằng sông Cửu Long
Năm 1802, Nguyễn Ánh thống nhất quốc gia lập ra triều đại phong kiến nhàNguyễn Các vua đầu thời nhà Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị đã thựchiện nhiều chính sách nhằm củng cố nền độc lập thống nhất của đất nước, phát triểnkinh tế - xã hội Đối với Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng, nhà Nguyễn đã
có những chính sách riêng biệt thể hiện sự ưu đãi của nhà nước đối với vùng đất mà họcho là nơi khởi nghiệp để lấy lại quyền lực Một trong những chính sách của nhàNguyễn ở đây là đẩy mạnh việc khẩn hoang và miễn giảm thuế cho dân để khuyếnkhích khẩn hoang, lập làng …
Như vậy, công cuộc khai phá của người Việt trước thế kỷ XIX đã tạo tiền đề chocác Chúa Nguyễn làm chủ được vùng đất Nam Bộ, đồng thời, cũng tạo ra được nhữngnguồn lực to lớn để thống nhất đất nước, lập ra triều Nguyễn
* Khái quát về tình hình làm thuỷ lợi:
Có một điểm đặc biệt trong quá trình khai hoang vùng đất Nam Bộ trước thế kỷXIX đó là, diễn ra cùng với cuộc tranh chấp giữa Chúa Nguyễn với Chân Lạp, giaotranh giữa quân Tây Sơn với quân Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn đánh bại âm mưuxâm lược vùng Nam Bộ của quân Xiêm
Vì thế, trong thời gian này đã có chủ trương đào, vét kênh rạch để vừa phục vụcho hoạt động quân sự, đàm bảo an ninh – quốc phòng, nhưng cũng tạo điều kiệnthuận lợi cho việc khai hoang của lưu dân người Việt,
Tóm lại, từ hoạt động xây dựng các công trình thuỷ lợi ban đầu ở vùng Nam Bộ
đã nổi lên một số đặc điểm như sau: thuỷ lợi ở đây chủ yếu là đào kênh, vét mương,hay là đào nối hai ngòi kênh với nhau tạo thành một con kênh theo ý muốn của conngười; vấn đề đào, vét kênh rạch ngay từ đầu chưa có chủ trương lâu dài và rõ ràng,
mà chỉ nẩy sinh từ ý tưởng phục vụ những yêu cầu trước mắt, đó là quân sự, an ninh quốc phòng
2.3 Công cuộc đào, vét kênh rạch
2.3.1 Mục đích của nhà Nguyễn trong việc đào, vét kênh rạch
Từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, có thể nhận định rằng: hệ thống thuỷ nông thờinhà Nguyễn ở vùng Tây Nam Bộ với các mục đích chính như sau:
Thứ nhất, buổi đầu khai hoang do chú trọng vào an ninh quốc phòng, đặc biệt là ở
“vùng biên” nên vua và quan triều Nguyễn nhận thấy việc đào là cấp thiết
Thứ hai, các công trình thuỷ nông dần dần giữ vai trò giao thương, đó là nhiều
tuyến giao thông thuỷ đạo được hình thành giúp kết nối giữa các vùng trong đồng bằngvới nhau
Trang 12Thứ ba, một số vùng như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên còn hoang hóa,
giao thông chủ yếu dựa vào đường thủy bằng sông, kênh rạch thiên nhiên Vấn đề thoátúng, rửa phèn trở nên cần thiết, đồng thời, nhu cầu nối liền các vùng với nhau từ RạchGiá – Hà Tiên, An Giang, Cần Thơ, Mỹ Tho đến trung tâm Gia Định nhằm huy độngnguồn nhân lực để khai phá và phát triển đất Nam Bộ
Tóm lại, từ những yêu cầu về mục đích an ninh - quốc phòng, về lâu dài là phục
vụ dân sinh, đặc biệt với khát vọng chinh phục vùng đất mới đã làm điểm xuất phát vàđộng lực để nhà Nguyễn đưa ra các chủ trương đào, vét kênh rạch ở vùng đất Nam Bộ
2.3.2 Một số kênh đào tiêu biểu
Kênh Thoại Hà:
Tháng 11 – 1817, vua Gia Long sai trấn thủ Nguyễn Văn Thuỵ điều động dân Hán(Việt) dân Di (Miên) 1.500 người vét sông Tam Khê Hơn một tháng sông xong, nganghơn 10 trượng, sâu 18 thước Vua khen công của Thuỵ, đặt tên sông là Thuỵ Hà Ở phíađông sông có núi Lạp Sơn, cũng đặt tên núi Thuỵ Sơn, cấm dân không được chặt câycối
Kênh Vũng Cù – Bảo Định:
Năm 1705 Vân trường hầu (Nguyễn Cửu Vân) chủ trương đắp lũy dài từ quán ThịCai đến chợ Lương Phú, đào hai đầu tận cửa sông Vũng Cù và sông Mỹ Tho, dẫn nướcchảy đến, làm hào mương ngoài lũy để củng cố cuộc phòng ngự
Năm kỉ Mão (1818), Gia Long vua xuống chỉ dụ…sai trấn thủ Định Tường BửuThiện Hầu Nguyễn Văn Phong đem dân phu trong trấn đào vét lại
Đến 1835, vua Minh Mạng cho đổi tên kênh Bảo Định thành là Trí Tường Giang(sông Trí Tường), có tạc bia đá dựng nơi bờ sông thôn Phú Kiết Năm Thiệu Trị thứ sáulại đổi tên thành sông An Định
Kênh Vĩnh Tế:
Ngày rằm tháng Chạp năm 1819, khởi công đào kênh Vĩnh Tế
Nhưng do thời tiết không thuận lợi, lại có dịch bệnh nên vua Minh Mạng (1820),hoãn đào kênh Vĩnh Tế
Đến năm 1822, công việc đào kênh vẫn chưa xong Tháng 10 năm 1822, để chuẩn
bị cho đợt tiếp theo, vua Minh Mạng đã sai Lê Văn Duyệt, phụ tá gồm thống chếNguyễn Văn Thụy và Phan Văn Tuyên huy động lực lượng đào tiếp Vì vậy, tháng 3 nămQuý Mùi (1823), hoạt động đào kênh Vĩnh Tế lại tiếp tục, đợt này do Tổng trấn GiaĐịnh thành Lê Văn Duyệt chỉ huy Song, do nhiều nguyên nhân nên công việc đào kênhthêm một lần nữa bị hoãn
Tháng 2 năm 1824, vua Minh Mạng hạ lệnh cho đào tiếp kênh Vĩnh Tế Trong đợtđào này, lấy dân binh thuộc các trấn thành và nước Chân Lạp
Trang 13Giáp thân, Minh Mạng thứ 5 (1824), mùa hạ tháng 5, việc đào kênh Vĩnh Tếxong Vua bèn sai hữu ty dựng bia để ghi (1828), cùng đó ra lệnh ban thưởng trọng hậucho Thoại Ngọc Hầu cùng các quan có công và quốc vương Chân Lạp…
Tóm lại, từ những tư liệu chúng tôi khẳng định rằng: kênh Vĩnh Tế là một kỉ lục về kênh đào và là một đại công trình thuỷ nông ở Việt Nam thời cận đại.
Kênh Bà Bèo – Rạch Chanh:
Nhằm ngăn chặn và tiêu diệt mối họa là quân Nguyễn Ánh, nên năm Ất – Tị( 1785 ) Đô đốc Trấn của Tây Sơn, nhân có ngòi nhỏ ở hai đầu, đào mở một con sôngngang,…thành một đường kênh đi tắt, rất được mau lẹ, nay có nhiều người qua lại Còn
vì sao kênh Rạch Chanh còn gọi tên khác là Bà Bèo? Là vì con kênh chảy xuyên quamột cái bàu lớn chứa đầy Bèo nên được gọi là kênh Bàu Bèo, sau đó, người dân địaphương đọc lệch thành kênh Bà Bèo
Kênh Trà Cú - Thủ Đoàn - Lợi Tế:
Năm 1829, Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt huy động dân binh đào theo ngòi
cũ, nối thông với sông Vàm Cỏ Đông, dài 1.220 trượng (tương đương 5km, cộng vớikhoảng 5km của vàm Thủ Đoàn có sẵn là 10km chiều dài), rộng 9 trượng (tươngđương 30m), sâu 1 trượng (tương đương 3,3m) Vua Minh Mạng thấy kênh chảy thông,bèn đặt tên là Lợi Tế
Đào kênh Long An nối sông Tiền với sông Hậu:
Về mục đích đào kênh này được vua Thiệu Trị khẳng định khai đào kênh để giữvững biên cương
Tháng 6 năm 1842, tổng đốc Lê Văn Đức dâng biểu xin đào Tháng 10 Quý Mão
(1843), Tổng đốc An Hà Nguyễn Công Nhàn, thự Tổng đốc Long Tường Nguyễn TriPhương, Tuần phủ An Giang Nguyễn Công Trứ tâu xin cho đào kênh Tân Châu
Tháng 4 - 1844, kênh được đào lần thứ hai, vừa một tháng thì kênh đào xong (dài1,3km, bề mặt rộng khoảng 14m, đáy rộng 8m, sâu hơn 2m) Vua ban thưởng cho tất cảnhững người tham gia đào kênh để ghi nhận sự cống hiến của họ
2.4 Phương thức đào, vét kênh rạch
* Về ý tường và chỉ huy đào kênh:
Dưới triều Nguyễn, để đào kênh không phải là ý tưởng của một cá nhân mà lànằm trong kế hoạch trị thuỷ, củng cố quốc phòng, đồng thời đẩy mạnh khai hoang lập ấpcho toàn vùng Tây Nam Bộ của vua và triều đình
Trang 14Để chỉ huy cho hoạt động đào, vét kênh rạch ở Nam Bộ là do tầng lớp quan lại,phần lớn xuất thân từ võ tướng, các quan đứng đầu địa phương bằng sự hiểu biết và kinhnghiệm của mình tổ chức đào với sự nhất trí của triều đình
* Về quy mô kênh đào:
Phần lớn hệ thống kênh đào vùng Tây Nam Bộ trong giai đoạn 1802 – 1867, phầnlớn là có quy mô lớn (kênh đào thường có độ sâu từ 3 – 5m và bề rộng từ 30 – 40m)nhằm hướng đến phục vụ sản xuất nông nghiệp, tăng cường giao thông thương mại vàphân bố gần từ những đô thị đã phát triển như Tân An, Mỹ Tho cho đến vùng biên giớiChâu Đốc và Hà Tiên
* Khảo sát và thiết kế:
Có ba công đoạn chính, cụ thể:
Thứ nhất, khảo sát và đo đạc, đây là công việc được giao cho một viên quan trựctiếp thực hiện và công đoạn này tiến hành nhiều lần vì chiều dài con kênh có nhiều đoạn,
đi qua nhiều nơi khác nhau nên cần đo đạc chính xác để vẻ bản đồ
Thứ hai, vẽ bản đồ được tiến hành có thể song song với đo đạc Hầu hết các kênh
sau khi đo đạc xong và hoàn tất khâu thi công đều phải lập, vẽ bản đồ con kênh để dânglên vua
Thứ ba, cắm cọc tiêu và phát cỏ hai bên bờ kênh, do công cụ còn rất thô sơ nên
con người chủ yếu sử dụng các biện pháp thủ công nhưng rất sáng tạo, phù hợp vớinhững nơi hoang vắng, sình lầy ở đoạn kênh đi qua
Sau khi hoàn thành công việc đào kênh những người đứng đầu còn phải viết sớ và
vẽ cả hoạ đồ dâng lên vua Sau cùng là vua sẽ hạ Chiếu đặt tên cho con kênh và banthưởng những người có công trong việc đào kênh
* Lực lượng, công cụ đào kênh:
Lực lượng tham gia đào kênh: có nhiều thành phần khác nhau, như: binh lính triều
đình đang tại ngũ, nông dân, trai tráng khỏe mạnh trong vùng nơi con kênh đi qua hoặcđược huy động từ nhiều địa phương khác đến và họ được gọi chung là dân binh, dân phuhay phu đào kênh Cũng có trường hợp là người phạm tội được tổ chức đi đào kênh.Thời vua Gia Long và vua Minh Mạng huy động cả người dân và các quan chức ngườiCao Miên đến thi công
Công cụ đào kênh: phần nhiều công cụ đào kênh được nhà nước trang bị đầy đủ
cho nhân công Bên cạnh đó, các lò rèn cũng được hình thành ngay tại công trường Các