1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

QUY TRÌNH TÂM PHÁP - Tỳ khưu Chánh Minh biên soạn

261 399 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 261
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Trong đời sống ở kiếp sau, khi tâm này tức là tâm Tục sinh sanh lên lần thứ hai, bấy giờ được gọi là tâm hữu phần bhavaṅgacitta và chỉ nhận lấy một trong ba cảnh trên mà thôi.. Nhưng khi

Trang 1

Phật Giáo Nguyên Thuỷ

***

QUY TRÌNH TÂM PHÁP

Tỳ khưu Chánh Minh biên soạn

DL 1997 - PL 2541

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

KỲ VIÊN TỰ, một đạo tràng tiêu biểu của Hệ phái Nam Tông, Đại đức Tăng Định thường mở các khóa Giáo lý căn bản Phật học cho hàng Phật tử

Tôi may duyên đảm nhận giảng về tâm lộ (cittavīthi), chúng tôi dựa vào các tư liệu:

− Siêu lý Sơ học của Cố Đại Trưởng lão Tịnh Sự soạn lập

− Thắng Pháp Tập Yếu Luận của Hòa thượng Thích Minh Châu dịch

− Vi Diệu pháp khái lược của Trưởng Lão Nārada soạn (bản dịch của ông Phạm kinh Khánh)

− Các tư liệu luận A-tỳ-đàm của Đại đức Giác Chánh như: Vi Diệu Pháp Nhập môn - Siêu Lý Học

− Sách Thanh Tịnh Đạo dịch từ Pāli ngữ của Đại đức Ngộ Đạo và đối chiếu với bản dịch từ tiếng Anh của Sư cô Thích Nữ Trí Hải

− Các bản Sớ giải của chư huynh đệ dịch “đó đây” Đặc biệt phần lớn nương vào BIỆN GIẢI TÂM PHÁP trong Paramatthajotika do Sư Giác Nguyên chuyển từ Thái ngữ sang Việt ngữ

Từ những vốn quý ấy, chúng tôi soạn thành quyển QUY TRÌNH TÂM PHÁP để giảng dạy cho học viên

Trang 3

Trong “mảnh vườn nhỏ hẹp” chúng tôi không thể trình bày rộng hơn những vấn đề được đề cập, mặt khác những tư liệu về Luận A-tỳ-đàm (Abhidhamma) còn khiêm tốn nên dù

cố gắng cũng không thể tránh khỏi những sai sót Kính mong những bậc cao minh niệm tình hoan hỷ chỉ giáo thêm

Trong tập sách này chúng tôi bắt buộc phải sử dụng nhiều danh từ chuyên môn của môn học A-tỳ-đàm và phần lớn dùng thuật ngữ Siêu lý do Cố Đại Trưởng lão Tịnh Sự dịch với hai ý:

− Tri ân cố Đại Trưởng lão, vì Ngài đã mang bộ môn Siêu lý học phổ biến rộng rãi trong hàng Phật tử tại Việt Nam

Và cũng nhờ đó tôi được duyên lành học hỏi môn Phật học cao siêu này

− Đa số các học viên Siêu Lý đã quen với các thuật ngữ

ấy, do các Cao đồ của Ngài Tịnh Sự giảng dạy, nên dễ dàng nắm bắt và lãnh hội yếu lý

Tuy chúng tôi cố gắng giải trình minh bạch, nhưng không sao tránh khỏi đôi chỗ luộm thuộm, một lần nữa kính mong các bậc cao minh hoan hỷ

Kính tri ân chư vị Thầy tổ cùng chư huynh đệ đã giúp tư liệu hoàn thành soạn phẩm này

Chúng tôi cũng không quên ghi nhận công đức của các gia đình phật tử nhiệt tình ủng hộ từ công sức đến tài vật, giúp chúng tôi thành tựu giáo trình như : Gia đình bà Trần Hữu Độ, gia đình Nguyễn Đức Văn - Diệu Quý, gia đình

Lê Long Hồ - Diệu Kiến, gia đình Phật tử Huỳnh Ngọc Sanh, Phật tử Như Huệ

Mong quả an lạc sớm kết quả tốt đẹp đến các vị ấy theo như ý nguyện

Kỉnh cáo

Trang 4

NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO

SAMMASAMBUDDHASSA

Cung kính đảnh lễ Đức Thế Tôn bậc Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác



Trang 6

CHƯƠNG I BÀI 1

TÂM LỘ(Cittavīthi)

Nghĩa là mỗi pháp uẩn có điểm tương đồng, đồng thời

có điểm dị biệt và toàn bộ những mắc lưới ấy liên kết vào nhau chặt chẽ mật thiết

Đây là điểm đặc thù trong Giáo pháp của Đấng Như Lai Tạng Luật nêu rõ về Giới, Tạng Kinh phần lớn trình bày

về Định và Tạng Luận làm hiển lộ phần Tuệ

Luận A-tỳ-đàm (Abhidhamma) phần lớn trình bày về chơn pháp (paramatthadhamma), còn gọi là Siêu lý pháp

Toàn bộ Siêu lý pháp được quy tụ vào sáu bộ lục, đó là:

− Cha vatthu (sáu vật)

− Cha dvāra (sáu môn)

Trang 7

− Cha ārammaṇa (sáu cảnh)

− Cha viññāṇa (sáu thức)

− Cha vīthi (sáu quy trình, hay sáu diễn hoạt)

− Cha visayappavatti (sáu diễn tiến của cảnh)

Thức hiện khởi được là do sự góp mặt của Vật, Môn và Cảnh Vật - môn - cảnh là ba pháp đóng vai trò quan trọng đối với Thức trong cõi ngũ uẩn (pañcakkhandha), riêng cõi

tứ uẩn (catutthakkhandha) thì chỉ có cảnh và môn là chủ yếu

Sáu thức là: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức

Sáu vật là: Nhãn vật, nhĩ vật, tỷ vật, thiệt vật, thân vật

Trang 8

- Tỷ vật - tỷ môn có chi pháp là thần kinh tỷ (ghānapasāda)

- Thiệt vật - thiệt môn có chi pháp là thần kinh thiệt (jīvhāpasāda)

- Thân vật – thân môn có chi pháp là thần kinh thân (kāyapasāda)

Nāmavīthi là sự diễn hoạt của danh pháp

Chữ VĪTHI xuất nguyên từ VI + căn I là đi, vīthi là một lối đi Ở đây được dùng theo nghĩa “một diễn tiến”

Nói đến Siêu lý pháp là nói đến danh và sắc Có ba danh pháp là: tâm (citta), tâm sở (cetasika) và Níp-bàn (nibbāna) (tuy chế định – paññatti - cũng là danh pháp, nhưng không

có thực tính pháp (sabhāva dhamma), vì mượn chơn pháp

để định đặt ra ngôn từ cùng ý nghĩa)

Níp-bàn là pháp Vô vi (asaṅkhāradhamma) không có

sự SINH - DIỆT, dĩ nhiên không thể có sự diễn hoạt, còn tâm

sở (cetasika) tuy sanh khởi tùy thuộc vào tâm nhưng lại bất định do có những cảnh riêng biệt Cũng chính tâm đó nhưng tâm sở lúc có lúc không, như tâm sân chẳng hạn có khi có tâm sở “ganh tỵ” (issā) đôi khi lại không, hay như tâm thiện Dục giới, tâm sở Chánh ngữ lúc có lúc lại không

Trang 9

Vì tâm sở không có quy luật cố định nên chúng không

có sự diễn hoạt

Như thế, chỉ có tâm pháp (cittadhamma) và sắc pháp (rūpadhamma) mới có quy trình diễn hoạt, gọi là cittavīthi (lộ tâm ) và rūpavīthi (lộ sắc)

Và đây là sự nghiên cứu về hệ thống diễn hoạt của danh pháp trong bộ Abhidhammatthasaṅgaha phần Pavattisaṅgaha

2. Phân giải tóm lược

a) VẬT (vatthu): Là nơi nương của tâm thức, còn gọi là trú căn Khi tâm sanh lên thì phải có chỗ trú, chính nơi tâm trú gọi là vật và cũng chính tại nơi đây tâm diệt đi Nói gọn lại: “Vật là nơi tâm sinh lên, trú và diệt (chính tại nơi đó)”, Vật chính là loại sắc pháp do nghiệp (kamma) tạo thành ở cõi ngũ uẩn

b) MÔN (drāra): Là cửa, lối đi vào - đi ra

Tâm được sinh lên do bốn nhân là:

− Cảnh thinh do nhĩ môn dẫn vào

− Cảnh mùi do tỷ môn dẫn vào

− Cảnh vị do thiệt môn dẫn vào

− Cảnh xúc do thân môn dẫn vào

Trang 10

Và năm môn này cũng chính là năm vật

Riêng cảnh pháp thì đa dạng có khi sắc pháp làm cảnh,

có khi danh pháp làm cảnh

Theo quy luật thì sắc pháp yếu hơn danh pháp, khi danh pháp làm cảnh cho tâm, sắc Ý vật (hadayavatthu) không đủ sức mạnh dẫn cảnh danh pháp vào dòng tâm thức, nên ý vật không thể là ý môn, ý môn phải là danh pháp mới có khả năng thâu nhận cảnh pháp (cả danh lẫn sắc)

Ý môn chính là 19 tâm tục sinh (paṭisandhiviññāṇa), như vậy có 5 sắc môn và một danh môn

Từ cơ sở này, tâm lộ (cittavīthi) được phân thành hai

mô thức: tâm lộ Ngũ môn (pañcadvāracittavīthi) và tâm lộ Ý môn (manodvàracittavīthi)

c) THỨC (viññāṇa): Nói gọn “Thức là sự biết cảnh” Năm đôi thức: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt và thân thức chỉ bắt lấy năm trần cảnh theo từng loại tương ứng (tức là nhãn thức chỉ bắt lấy cảnh sắc, nhĩ thức chỉ bắt lấy cảnh thinh ) không nhầm lẫn cảnh với nhau, những tâm còn lại gọi là Ý thức Tổng cộng có 89 tâm (hay 121 tâm), trong đó ngoại trừ năm đôi thức, còn lại là 79 tâm (hay 111 tâm) thuộc ý thức Trong 79 tâm (hay 111 tâm) thuộc về ý thức lại chia làm hai loại là: 19 tâm làm phận sự tái tục (paṭisandhikiccaṃ) được gọi là tâm Chủ (mūlabhavaṅgacitta: Tâm hữu phần

cơ bản)

Tâm Chủ là loại tâm không nhận cảnh nào khác ngoài một trong ba cảnh: cảnh nghiệp (kammārammaṇa), cảnh nghiệp tướng (kammanimittārammaṇa) và cảnh sanh thú tướng (gatinimittārammaṇa)

Trang 11

Một trong ba cảnh này xuất hiện khi chúng sanh sắp lâm chung ở kiếp trước, tạo điều kiện cho tâm Tục sinh sanh lên, khởi đầu kiếp sống mới

Trong đời sống ở kiếp sau, khi tâm này (tức là tâm Tục sinh) sanh lên lần thứ hai, bấy giờ được gọi là tâm hữu phần (bhavaṅgacitta) và chỉ nhận lấy một trong ba cảnh trên mà thôi

Những tâm nhận lấy cảnh ngoài ba cảnh trên, gọi là tâm Khách (vimūlacitta)

Nên ghi nhận rằng: Trong 19 tâm Chủ, chỉ có 9 tâm Tục sinh về cõi cõi Sắc giới và cõi Vô sắc giới là thuần tính, đó là 5 tâm quả Sắc giới và 4 tâm quả Vô sắc giới

Còn 10 tâm còn lại là 2 tâm Quan sát xả thọ và 8 tâm Quả dục giới hữu nhân (sahetuvipāka kāmaviññāṇa) đôi khi vẫn bắt cảnh ngoài ba cảnh Chủ, nên chúng trở là tâm Khách vào thời điểm ấy

d) CẢNH (ārammaṇa): Là đối tượng bị tâm biết, nói gọn có sáu cảnh là năm cảnh trần (cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh mùi, cảnh vị, cảnh xúc) và cảnh pháp

Nhưng khi nói theo sự diễn hoạt của cảnh (visayappavatti) thì cảnh được trình bày theo hai mô thức: cảnh Chủ (là loại cảnh khởi lên giúp cho tâm Chủ sanh khởi) khởi lên không cần một kích thích nào ngòai sức mạnh của nghiệp cận tử ở kiếp trước tạo thành, tức là nói đến ba cảnh: cảnh nghiệp, cảnh nghiệp tướng và cảnh sanh thú tướng, đây

là loại cảnh dành riêng cho tâm hữu phần cơ bản (bhavaṅgacitta)

Mô thức thứ hai là cảnh Khách hay cảnh ngoại quan, là loại cảnh khởi lên do sự trợ duyên của ngoại lực từ bên trong hay bên ngoài, như khi suy nghĩ đến kẻ thù phát sanh tâm sân (kẻ thù là cảnh khởi lên từ bên trong), hoặc nhìn thấy vàng

“nổi máu tham” (vàng là cảnh phát sanh ở bên ngoài)

Trang 12

Cảnh ngoại quan có sáu loại theo hai mô thức: khởi lên

từ bên ngòai và khởi lên từ bên trong

Khởi lên từ bên ngoài có ba cảnh:

− Cảnh rất lớn (atimahantārammaṇa)

− Cảnh lớn (mahantārammaṇa)

− Cảnh nhỏ (parittārammanṇa)

Đây là ba cảnh của tâm lộ Ngũ môn

Khởi lên từ bên trong có ba cảnh

− Cảnh rất rõ (ativibhūtārammaṇa)

− Cảnh rõ (vibhūtārāmmaṇa)

− Cảnh không rõ (avibhūtārammaṇa)

Đây là ba cảnh của tâm lộ Ý môn

Nếu tính thêm hai cảnh của Ngoại lộ tâm pháp là cảnh rất nhỏ (atiparittārammaṇa) của lộ Ngũ môn và cảnh mơ hồ (Ati-avibhūtārammaṇa) của lộ Ý môn, thành ra 8 cảnh cả thảy

Trang 14

BÀI 2

NGŨ MÔN TÂM LỘ(Pañcadvāracittavīthi)

“ Chúng sanh có nghiệp là thai tạng”

Ở cõi năm uẩn, do nghiệp lực trợ duyên tạo tác, khiến chúng sanh nhận lấy một số sắc pháp do nghiệp tạo thành, gọi là sắc nghiệp (kammaja rūpa) Trong nhóm sắc nghiệp

ấy, một số có công năng thâu bắt năm trần cảnh (sắc, thinh, mùi, vị và xúc) giúp cho tâm sanh khởi, năm loại sắc nghiệp làm phận sự này gọi là năm giác quan: Mắt, tai, mũi, lưỡi và thân (là nhãn vật, nhĩ vật, tỷ vật, thiệt vật và thân vật)

Mỗi sắc thần kinh chỉ thâu bắt được 1 trần cảnh tương ứng và làm nơi trú cho loại tâm tương ứng (như thần kinh nhãn chỉ nhận cảnh sắc và làm chỗ trú cho nhãn thức, thần kinh nhĩ chỉ nhận cảnh thinh và làm chỗ trú cho nhĩ thức, tương tự như thế đối với tỷ, thiệt và thần kinh thân)

Khi sắc thần kinh thâu bắt trần cảnh đưa vào bên trong, sắc thần kinh ấy trở thành môn (dvāra), khi tâm sanh lên nương trú sắc nào, sắc ấy gọi là vật (vatthu)

Sự diễn hoạt của tâm thức xuyên qua năm môn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân môn) gọi chung là tâm lộ ngũ môn

Khi trình bày về sự diễn hoạt của danh pháp (nāmavīthi), Ngài Giáo Thọ sư Anuruddha(1) có đề cập đến hai thời điểm (kāla) là thời bình nhật (pavattikāla) và

(1) Tác giả bộ Abhidhammatthasaṅgaha – Thắng pháp tập yếu luận.

Trang 15

thời Tục sinh (paṭisandhikāla), giữa hai thời này là thời cận tử (upamaraṇakāla)

Trước tiên trình bày tâm lộ thời bình nhật

LỘ NGŨ MÔN THỜI BÌNH NHẬT

I ĐỊNH NGHĨA:

Trước tiên nói về thời (kāla) tức là thời gian, thông thường có ba thời là thời quá khứ (atītākāla), thời vị lai (anāgatakāla) và thời hiện tại (paccupannākāla)

Nhưng theo Siêu lý pháp, thời được quy định là kiếp sống của một chúng sanh, tức là ám chỉ tuổi thọ của chúng sanh ấy

Đơn vị cực kỳ nhỏ mà không có một ví dụ nào có thể so sánh được, gọi là sát-na (khaṇa), khi sát-na đầu tiên khởi lên cho một kiếp sống mới, được gọi là sát-na thời Tục sinh (paṭisandhikāla khaṇa) hay còn gọi là sát-na Sinh (jātikhaṇa), sát-na cuối cùng chấm dứt 1 kiếp sống, gọi là sát-

na thời Tử (maraṇakālakhaṇa) hay sát-na Tử (maraṇakhaṇa) Từ sát-na thứ hai kế tiếp sau sát-na Sinh cho đến sát-na trước sát-na Tử, gọi là thời bình nhật (pavattikāla)

Nên ghi nhận rằng: sát-na chính là đơn vị tuổi thọ của một cái tâm, một cái tâm sinh lên rồi diệt đi trong một thời gian cực ngắn, thời gian ấy gọi là sát-na (khaṇa)

Mỗi sát-na lại chia thành ba sát-na tiểu (cūlakkhaṇa) bằng nhau, gọi là uppādakhaṇa (tiểu sát-na Sinh), ṭhitikhaṇa (tiểu sát-na Trụ) và bhaṇgakhaṇa (tiểu sát-na Diệt), ý ám chỉ ba khoảng thời gian Sinh - Trụ - Diệt của tâm đều bằng nhau

Trang 16

Tâm lộ ngũ môn thời bình nhật là quy trình diễn hoạt của tâm thức xuyên qua năm sắc môn trong thời bình thường

II CÁC DỮ KIỆN CỦA TÂM LỘ NGŨ MÔN

1. Nhân sanh lộ ngũ môn

Tâm lộ ngũ môn là gọi chung khi tâm nhận lấy năm trần làm cảnh, thực ra “trong một thời điểm chỉ một tâm sanh lên và trong một thời điểm tâm chỉ nhận biết một cảnh”

Nghĩa là trong cùng một thời điểm không thể có hai tâm cùng sanh khởi, cũng không thể có trường hợp tâm cùng một lúc biết hai cảnh

Phân tích rõ hơn thì có tất cả năm tâm lộ nhận lấy năm trần làm cảnh, đó là:

− Lộ nhãn môn nhận lấy cảnh sắc

− Lộ nhĩ môn nhận lấy cảnh thinh

− Lộ tỷ môn nhận lấy cảnh mùi

− Lộ thiệt môn nhận lấy cảnh vị

− Lộ thân môn nhận lấy cảnh xúc

Và năm đôi thức sanh khởi theo lộ tương ứng, những tâm ngoài ra thì bất định

Lộ nhãn môn có bốn nhân sanh là:

− Cakkhupasāda: Tinh nhãn (còn gọi là thần kinh nhãn hay con ngươi)

− Rūpāramaṇa: có cảnh sắc cụ thể trước mặt

− Āloka: Có đủ ánh sáng cần thiết

Trang 17

− Manasikāra: có sự chú ý đến cảnh sắc

Lộ nhĩ môn có bốn nhân sanh là:

− Sotapasāda: Tinh nhĩ (còn gọi là thần kinh nhĩ)

− Saddārammaṇa: Có cảnh thinh rõ ràng

− Ākāsa: Có khoảng trống, tức là không bị vật cách âm

− Manasikāra: Có sự chú ý đến cảnh thinh

Lộ tỷ môn có bốn nhân sanh là:

− Ghānapasāda: Tinh tỷ (còn gọi là thần kinh tỷ)

− Gandhārammaṇa: Có cảnh mùi hiện diện

− Vāya: phải có sự chuyển động của gió

− Manasikāra: Phải có sự chú ý đến cảnh mùi

Lộ thiệt môn có bốn nhân sanh là:

− Jhāpasāda: Tinh thiệt (còn gọi là thần kinh thiệt)

− Rasārammaṇa: Có cảnh vị hiện bày

− Āpo: Phải có nước thấm hòa vị chất

− Manasikāra: Phải có sự chú ý

Lộ thân môn có bốn nhân là:

− Kāyapasāda: Tinh thân (còn gọi là thần kinh thân)

− Phoṭṭhabbārammaṇa: Phải có cảnh xúc (nóng, lạnh, mềm cứng, êm xốc )

− Pathavī: Có chất cứng (thadda) của đất

− Manasikāra: có sự chú đến cảnh xúc

Như vậy, lộ ngũ môn sanh lên do 20 nhân, cũng nên ghi nhận rằng: 4 nhân sanh lộ nhãn môn chính là 4 nhân sanh

Trang 18

nhãn thức, 4 nhân sanh lộ nhĩ môn chính là 4 nhân sanh nhĩ thức… sở dĩ gọi là nhân sanh tâm lộ ngũ môn vì nhắm vào năm đôi thức làm cơ bản cho tâm lộ ngũ môn đối với năm cảnh trần

2. Cảnh của lộ ngũ môn

Dĩ nhiên đối với tâm lộ ngũ môn thì năm trần chính là cảnh, nhưng tùy theo sức mạnh của nhân sanh tâm lộ, nên cảnh có sự khác biệt nhau

Theo Siêu lý pháp phần chavisayappavatti (sự diễn hoạt sáu cảnh), cảnh của lộ ngũ môn có ba hay bốn loại là tùy thuộc vào nhân sanh

− Khi bốn nhân sanh có sức mạnh tương ứng với nhau đầy

đủ, cảnh có sức mạnh lớn trội, gọi là cảnh rất lớn (atimahantārammaṇa)

− Nếu một trong bốn nhân trợ sanh yếu, gọi là cảnh lớn (mahantārammaṇa)

− Nếu có nhiều nhân trợ sanh yếu kém, cảnh này gọi là cảnh nhỏ (parittārammaṇa)

− Nếu cả bốn nhân đều ở trong tình trạng yếu kém thì cảnh này gọi là cảnh rất nhỏ (atiparittārammaṇa)

Trong bốn loại cảnh này, chủ yếu Cảnh rất lớn và cảnh lớn, vì hai cảnh này mới khởi sanh được tâm đổng lực (javanacitta)

Chính những tâm đổng lực này tạo thiện nghiệp hay bất thiện nghiệp và lưu lại chủng tử (bīja) cho quả vào thời vị lai Tâm Khách trong lộ ngũ môn chỉ đơn thuần là tâm Dục giới (kāmavacaracitta), nên tâm đổng lực chính là đổng lực Dục giới, gồm: 8 tâm tham, 2 tâm sân, 2 tâm si (gọi chung là 12 tâm bất thiện), 8 tâm thiện dục giới, 8 tâm Hạnh

Trang 19

hữu nhân(1) (hay tâm Tố) dục giới và tâm Sinh tiếu, tổng cộng

Tiếp theo là nói đến tính chất của năm cảnh trần

Mỗi cảnh trần có hai loại: Tốt và Xấu, tùy theo mức độ tốt - xấu, được phân thành bốn loại như sau: Cảnh rất tốt (atiṭṭhārammaṇa), cảnh tốt (iṭṭhārammaṇa), cảnh xấu và cảnh rất xấu (hai cảnh này) gọi chung là cảnh Bất toại ý (aniṭṭhārammaṇa)

Ba loại cảnh này nhân với hai cảnh chủ yếu (rất lớn - lớn) thành ra có sáu cảnh

Nếu tính rộng là nhân với ba (thêm cảnh nhỏ) thành 9 cảnh, riêng cảnh “rất nhỏ” vì quá muội lược không thể hiện bày tính Tốt hay Xấu, nên được gọi là ngoại lộ

Tiếng Visayappavatti là diễn biến của cảnh, visaya ở đây đồng nghĩa với ārammaṇa (cảnh)

Các bản sớ giải định nghĩa danh từ này là:

Visayānaṃ dvāresu:

“Sự phát hiện cảnh trước môn” hay là:

Visayesu ca cittānaṃ pavatti:

“Sự khởi sanh tâm trước cảnh (được) phát hiện”

Ở đây dùng nghĩa thứ nhất

( 1 ) là tâm của vị A-la-hán

Trang 20

Vì sao cảnh xấu và cảnh cực xấu lại gom làm một? Vì rằng đối với cảnh tốt hay cảnh rất tốt đều khởi sinh những tâm quả thiện, nhưng nếu cảnh rất tốt có thể làm khởi sinh tâm Quan sát hỷ thọ quả thiện, còn cảnh xấu hay rất xấu cũng chỉ khởi sanh tâm Quan sát thọ xả quả bất thiện mà thôi, nên gom chung làm một là như vậy

Trong Cảnh đồ (visayappavatti) diễn tiến của tâm theo

mô thức: Cảnh rất lớn, cảnh lớn, cảnh nhỏ và cảnh rất nhỏ

3. Số lượng tâm lộ ngũ môn thời bình nhật

Căn cứ vào cảnh đồ (visayappatti), có 75 lộ khởi lên qua năm môn, cách tính như sau:

− Cảnh rất lớn: 1 lộ, có 7 loại tâm khách

− Cảnh lớn: 2 lộ, có 6 loại tâm khách

− Cảnh nhỏ: 6 lộ, có 5 loại tâm khách

− Cảnh rất nhỏ: 6 lộ, không có tâm khách, chỉ có tâm hữu phần Rúng động (bhavaṅgacalana)

Tổng cộng: có 15 lộ nhân với 5 môn thành 75 lộ

Nếu y cứ vào sát-na tâm sanh khởi trong tâm lộ, thì có được 100 lộ như sau:

Trang 21

(manodvāravīthi) Nếu gọi theo thức, có tên là lộ nhãn thức (cakkhuviññāṇavīthi), lộ nhĩ thức (sotaviññāṇavīthi) Lộ ý thức (manoviññāṇavīthi)

Trang 22

Gọi là lộ nhãn môn cảnh rất lớn, là khi cảnh sắc chiếu vào nhãn vật, đồng sanh với hữu phần Vừa qua, làm khởi sanh tâm khách sau hai sát-na Rúng động kế tiếp

Lộ nhãn môn cảnh rất lớn diễn hoạt theo ba phương thức: chót Na cảnh, chót đổng lực và chót hữu phần Khách

Trang 23

T: Tiếp thâu (saṃpaṭicchana)

Q: Quan sát hay Suy đạc (santīraṇa)

P: Đoán định hay Phán đoán (Voṭṭhapana)

Trang 24

- Người : có cho 8 hạng người (4 phàm + 4 Thánh Quả)

- Cõi : 11 cõi Dục giới

3. Diễn giải

Dòng hữu phần (bhavaṅga) đang bình lặng trôi êm ả theo qui luật của tâm Chủ (mūlabhavaṅga), cảnh sắc lọt vào thần kinh nhãn (cakkhupasāda) chiếu thẳng vào tiểu sát-na Sinh (uppādakhaṇa) của tâm hữu phần, sát-na tâm này được gọi là tâm hữu phần Vừa qua (atītabhavaṅga)

Cảnh sắc có thể chiếu vào tiểu sát-na Trụ (ṭhītikhaṇa), hay tiểu sát-na Diệt (bhaṇgakhaṇa) hay không?

Điều này không thể được, vì rằng sự sinh, diệt của tâm rất nhanh, hầu như chỉ nhận thức được hai sát-na tiểu là Sinh

- Diệt mà thôi, nên một số Giáo Thọ sư bảo rằng: “Tâm chỉ có hai sát-na tiểu là Sinh và Diệt, nhưng phân thành sinh, trụ, diệt để dễ hiểu”

Do đó, khi cảnh sắc chạm vào sát-na hữu phần thì xem như chạm vào tiểu sát-na Sinh, nếu chạm vào tiểu sát-na Diệt thì xem như đã qua sát-na tâm khác, vì tâm vốn sinh diệt không gián đoạn (Vô gián duyên)

Tiếp theo, cảnh sắc làm dao động sát-na hữu phần kế tiếp, sát-na hữu phần này gọi là hữu phần Rúng động (bhavaṅgacalana), rồi cảnh sắc lại làm dao động đến hữu phần kế tiếp nữa, bấy giờ cảnh Chủ bị sức mạnh của cảnh sắc lấn áp, không thể khởi lên giúp cho tâm hữu phần sinh lên, dòng tâm hữu phần (dòng tâm Chủ) chấm dứt ở đây, do đó sát-na hữu phần thứ ba có tên gọi là hữu phần Dứt dòng (bhavagaṅgupaccheda)

Thật ra, cả hai sát-na hữu phần Rúng động và Dứt dòng đều bị cảnh Sắc làm dao động, nhưng sau sát-na Rúng động thứ hai, tâm Chủ không thể sanh khởi lên nên gọi là hữu phần Dứt dòng cho dễ hiểu

Trang 25

Vì sao phải trải qua hai hữu phần Dao động? Vì tâm sanh diệt cực nhanh, cảnh mới muốn cắt đứt cảnh cũ để cho tâm khách sanh khởi phải có ít nhất là hai sát-na hữu phần Dao động, khi ấy sức mạnh cảnh Khách mới có đủ năng lực cắt đứt cảnh Chủ Ví như người chạy nhanh, không thể ngừng ngay được, muốn ngừng gấp cũng phải chúi đầu về trước hai bước nữa, sau đó mới đứng hẳn được

Khi sát-na hữu phần Dứt dòng diệt đi, cảnh sắc hoàn toàn “chiếm ngự” dòng tâm thức Kể từ đây, một loạt tâm Khách khởi lên để nhận cảnh sắc cho đến khi cảnh này không còn sức mạnh tác động đến cảnh Chủ, cảnh Chủ lại khởi lên

và tâm hữu phần lại tái hiện khởi

Có bảy lọai tâm khách khởi lên để thích ứng với cảnh sắc trong mô thức này

(pañcadvāravajjana), tâm này có phận sự (kicca) “mở cửa”

để nhận lấy cảnh sắc, rồi diệt đi tạo điều kiện cho nhãn thức (cakkhuviññāṇa) sanh khởi, khi nhãn thức diệt đi, lần lượt tâm Tiếp thâu, tâm Quan sát và tâm Đoán định sanh lên theo thứ tự để làm phận sự riêng đối với cảnh sắc (nên nhớ tâm này diệt đi, tâm khác mới sanh lên)

Tâm Tiếp thâu có phận sự nhận lấy cảnh trọn vẹn, tâm Quan sát có phận sự xem xét cảnh, tâm Đoán định (voṭṭhapanacitta) thì phán đoán cảnh để tạo điều kiện cho đổng lực sanh khởi

Chữ Voṭṭhapana là hợp từ của VI+ava+ tha , nghĩa là

“bắt cứng vào”, “dựa trên”, theo nghĩa trắng là đặt xuống một cách trọn vẹn

Nghĩa là chính ngay lúc ấy bản chất của cảnh được xác định một cách trọn vẹn, dịch là Đoán định hay Phán đóan

Trang 26

Sau sát-na Đoán định là bảy sát-na tâm đổng lực (javanacitta) sanh khởi liên tục để ứng xử với cảnh, chính nghiệp dị thục được tạo ra tại nơi đây

Dứt luồng đổng lực là hai sát-na Na cảnh sanh lên để hưởng cảnh còn dư sót, sát-na Na cảnh thứ 2 diệt đi thì cảnh sắc cũngdiệt vì hết tuổi thọ, nhường cho cảnh Chủ sanh lên, hửu phần cơ bản lại tái hiện, chấm dứt một tiến trình diễn họạt của tâm thức đối với cảnh sắc

Có ví dụ tiến trình diễn họạt của lộ này như sau

Có người đang nằm ngũ dưới gốc cây xoài, gió thổi qua làm trái xoài rụng, người ấy bị âm thanh do trái xoài rơi xuống kích thích, ngồi dậy đưa mắt hướng về tiếng động, nhìn thấy trái xoài, bước đến nhặt lấy, xem xét trái xoài như thế nào, thấy xoài chín không bị hư, y ăn trái xoài, ăn xong lại chép miệng nếm hương vị xoài còn dư sót Rồi nằm xuống ngũ tiếp

Nằm ngũ dưới gốc xoài ví như hữu phần

Trái xoài rụng ví như hữu phần Vừa qua,

Bị âm thanh kích thích ví như hữu phần Rúng động Giật mình thức giấc, ngồi dậy ví như hữu phần Dứt dòng

Đưa mắt hướng về tiếng động ví như Hướng ngũ môn Nhìn thấy trái xoài ví như nhãn thức

Bước đến nhặt ví như Tiếp thâu

Săm soi xem xét ví như Quan sát

Thấy xoài chín lại không bị hư ví như Đoán định

Ăn trái xoài ví như đổng lực

Ăn xong còn chép miệng ví như Na cảnh,

Trang 27

Nằm xuống ngũ tiếp ví như hữu phần cơ bản lại hiện khởi

Tâm Hướng ngũ môn và nhãn thức ngoài phận sự riêng còn có phận sự làm cho cảnh lộ rõ, ba tâm Tiếp thâu, Quan sát và Đoán định có thêm phận sự “hoàn chỉnh cảnh”, đổng lực thì hưởng cảnh trọn vẹn, còn Na cảnh hưởng cảnh sắc còn

dư sót, ví như Đức Vua đã dùng xong món vật thực thỏa thích, người hầu của Vua sẽ dùng món vật thực dư tàn ấy Tâm đổng lực (javanacitta) ra sao?

Danh từ Javana xuất nguyên từ ju là chạy nhanh Đây là một danh từ kỹ thuật rất quan trọng, thông thường có nghĩa là nhanh lẹ như javanahaṃsa (con thiên nga nhanh nhẹn) hay javanapaññā (nhanh trí)

Trong Abhidhamma danh từ này được dùng theo ý nghĩa thuần túy kỹ thuật, Ngài Santakicco (Tịnh Sự) dịch là đổng lực, để chỉ cho ý nghĩa “nhanh nhẹn – javana” nhưng tiềm ẩn một sức mạnh, vì chính nơi đây đã lưu giữ hạt giống nghiệp (bījakamma) cho quả dị thục sau này, ngoại trừ đổng lực của vị A-la-hán

Bà Rhys Davids viết : “ Tôi đã trải qua suốt nhiều giờ để suy tư về danh từ javana và rốt cùng bỏ đi danh từ apperception để tìm một chữ khác thích ứng hơn, hoặc để nguyên danh từ javana mà không dịch ”

Ở đây Javana gọi là chạy vì suốt trong tâm lộ, nó sinh diệt liên tục bảy (hay năm) sát-na, nó là một loại tâm, cùng

“đeo níu” một cảnh Tuy bảy sát-na đổng lực có bản chất giống nhau, nhưng tiềm lực mạnh yếu lại khác nhau

Ở tâm lộ ngũ môn, javanacitta luôn luôn là tâm Dục giới, đó là 29 tâm (12 tâm bất thiện, 8 tâm đại thiện, 8 tâm

Trang 28

đại Hạnh và tâm Sinh tiếu), không thể có tâm Đáo đại(1) hay tâm Siêu thế trong lộ ngũ môn

Ngoại trừ 8 tâm đại Hạnh (tâm đổng lực Dục giới của vị A-la-hán) với tâm Sinh tiếu có tính phi nhân phi quả (nahetuka navipāka) nên không cho quả dị thục về sau Chính trong giai đoạn này nghiệp thiện được tạo ra từ tâm thiện hay nghiệp bất thiện được hình thành từ tâm bất thiện Như khi gặp kẻ thù tư tưởng thù hận phát sanh, thế là nghiệp bất thiện được tạo ra từ tâm sân, nhưng với người có trí, có niệm vẫn có thể khởi lên tâm từ bi với kẻ thù, thế là nghiệp thiện được hình thành từ tâm vô sân

Chính vì thế, Đức Phật có dạy trong Kinh Pháp Cú rằng:

“Làm điều ác do ta

Làm cho ta ô nhiễm, do ta

Do ta, không làm điều bất thiện

Do ta, tự làm cho mình thanh tịnh”

(PC165)

Trong 7 sát-na đổng lực, sát-na thứ nhất có sức mạnh kém nhất vì sanh khởi trước tiên, không có tiềm lực đồng chủng nâng đỡ, yếu kém thứ hai là sát-na thứ 7, tuy có tiềm lực trước nâng đỡ nhưng đã muội lược và sắp diệt

Mạnh nhất là sát-na thứ 4 vì là sát-na Quyền (trong 7 đổng lực), bốn sát-na còn lại khó mà xác định

Ta nên hiểu rằng: Javana thiện hay javana bất thiện là phần tích cực tạo thành nghiệp hữu (kammabhava), nó tạo điều kiện cho kiếp sống vị lai

( 1 ) Mahaggatā, là những tâm thiền thiện hoặc tâm thiền của vị A-la-hán, gọi là tâm thiền Hạnh(jhānakriyacitta)

Trang 29

4. Phân tích

Lộ nhãn môn cảnh rất lớn chót Na cảnh có đầy đủ mười bảy sát-na tâm, cảnh sắc cũng vừa tròn tuổi thọ đồng diệt với sát-na tâm Na cảnh thứ hai

Nên biết rằng: danh pháp chỉ tồn tại một sát-na, trái lại sắc pháp có tuổi thọ gấp 17 lần danh pháp, Pāli có dẫn giải: Kathaṃ ? Uppādaṭṭhitibhaṅgavasena

Khaṇattayaṃ ekacittakkhaṇaṃ nāma

Tāni pana sattarasacittakkhaṇāni

Rūpadhammānāmāyu

“Như thế nào? Một sát-na tâm gồm ba giai đoạn sinh, trụ và diệt Mười bảy sát-na (tâm) như thế là tuổi thọ của một sắc pháp.”

17 sát-na cả, các Ngài bảo rằng:

“Hai sắc Biểu tri (viññattirūpa) là Thân biểu tri (kāyaviññatti) và Ngữ biểu tri (vācāviñ!ñatti) cùng với bốn sắc Tướng trạng (Sinh - Tiến - Dị -Diệt) không tồn tại suốt

17 sát-na”

Trang 30

Hai sắc Biểu tri đồng sanh đồng diệt với tâm, gọi theo Dukamātikā và Mahantaraduka là: Pháp đồng hành với tâm (Cittasahabhunodhammā)

Còn sắc Tướng trạng chúng không phải là sắc pháp chân

đế, chúng chỉ là biến trạng của sắc thành tựu (nipphannarūpa)

mà thôi, nên không thể tính tuổi thọ như các sắc pháp khác Mỗi sát-na tâm có ba sát-na tiểu (sinh - trụ - diệt), nên đời sống sắc pháp là 51 sát-na tiểu (so với tâm), nên sát-na Trụ của sắc pháp có đến 49 sát-na tiểu, đây là sự khác biệt giữa sát-na Trụ của danh và sắc.”

Lộ nhãn môn cảnh rất lớn chót Na cảnh có được 46 tâm khách dục giới (là 54 tâm Dục giới trừ bốn đôi thức còn lại), hiện khởi cho 8 hạng người (4 phàm nhân và 4 Thánh Quả) ở trong 11 cõi Dục giới

Cách phân loại người theo Siêu lý

Theo Siêu lý, người được phân theo sát-na tâm, như sau:

- Chúng sanh tục sinh bằng tâm Quan sát thọ xả quả bất thiện (akusalavipākāhetuka upekkhāsahagataṃ santīranacittaṃ), gọi là người Khổ

- Chúng sanh tục sinh bằng tâm Quan sát thọ xả quả thiện (kusalavipākāhetuka upekkhāsahagataṃ santīranacittaṃ), gọi là người Lạc vô nhân

- Chúng sanh tục sinh bằng tâm quả thiện Dục giới hữu

ñāṇavippayuttacittaṃ), gọi là người Nhị nhân

- Chúng sanh tục sinh bằng tâm quả thiện có trí (kusalavipāka ñāṇasaṃpayuttacittaṃ), gọi là người Tam nhân

Bốn hạng người này gọi chung là phàm nhân

Trang 31

- Sát-na Sơ đạo được gọi là người Sơ đạo

- Sát-na Nhị Đạo được gọi là người Nhị đạo

- Sát-na Tam đạo được gọi là người Tam đạo

- Sát-na Tứ đạo được gọi là người Tứ đạo

Bốn người này gọi chung là người Đạo Tuy gọi là người thật ra ám chỉ sát-na Đạo, nói cách khác “người Đạo chỉ tồn tại 1 sát-na Đạo mà thôi”

- Bậc Tu-đà-huờn gọi là người Sơ quả

- Bậc Tư-đà-hàm gọi là người Nhị quả

- Bậc A-na-hàm gọi là người Tam quả

- Bậc A-la-hán gọi là người Tứ quả

Bốn người này gọi chung là người Quả

Vì sao gọi là Chặng (ṭhāna)?

Chặng là khoảng thời gian mà tâm khách làm xong phận

sự riêng của mình đối với cảnh, khi “công tác hoàn thành” thì diệt đi, nhường cho loại tâm khác sanh lên làm phận sự riêng nối tiếp, ví như người cày xong, thì giao lại cho người bừa, khi bừa xong thì giao lại cho người gieo mạ

Cứ mổi loại tâm khách thực hiện một phận sự riêng, nên mỗi lọai tâm khách là một chặng Như tâm Hướng ngũ môn

có phận sự khai mở năm cửa, tâm Hướng ý môn có phận sự khai mở cửa ý, hay làm phận sự “quyết định” cảnh trong lộ ngũ môn

Như vậy, 7 sát-na đổng lực là chặng thứ 6, hai sát-na Na cảnh là chặng thứ 7, năm sát-na tâm khách đầu (từ tâm Hướng ngũ môn đến sát-na tâm Đoán định), mỗi sát-na là một chặng

Trang 32

Sát-na Đoán định chính là tâm Hướng ý môn (manodvāvajjanacitta), chính tâm này là điều kiện chủ yếu khởi sanh luồng đổng lực thiện hay bất thiện

Tác ý khéo (yoniso manasikāra) để tâm thiện khởi sanh hay tác ý không khéo (ayoniso manasikāra) làm cho bất thiện tâm sanh khởi là do tâm Hướng Ý môn tạo tác vào thời điểm này

Gọi là hữu phần Vừa qua (HPVQ), là tâm hữu phần trôi qua trong giai đoạn cảnh ngũ đã có nhưng chưa đối chiếu với năm môn

Gọi là hữu phần Rúng động (bhavaṅgacalana) là tâm hữu phần bị dao động do hấp lực của cảnh ngũ, khi cảnh ngũ chiếu vào sắc thần kinh

Gọi là hữu phần Dứt dòng (bhavaṅgupaccheda) là tâm hữu phần nhận cảnh Chủ lần cuối, nhường cho cảnh Khách chen vào “cắt đứt” cảnh Chủ trong một lộ trình tâm Hữu phần Dứt dòng cũng chính là tâm Hữu phần Rúng động lần thứ hai

Ba sát-na: hữu phần Vừa qua, hữu phần Rúng động và hữu phần Dứt dòng là tâm Chủ, 14 sát-na còn lại trong tâm lộ gọi là tâm Khách

Nói về sắc pháp chúng cũng có ba giai đoạn là: sinh - trụ

- diệt

Sinh là tiểu sát-na đầu tiên, diệt là tiểu sát-na cuối cùng (là sát-na tiểu thứ 51), như vậy giai đoạn Trụ của chúng được

kể từ sát-na tiểu thứ hai đến sát-na tiểu thứ 50

Vì sao đời sống sắc pháp dài hơn đời sống danh pháp? Nói đến sắc pháp là nói đến thô thể, cho dù đó là sắc nương từ tứ đại (sắc y sinh - upādāyarūpa), cũng là tinh chất của tứ đại (đất, nước, lửa, gió), khi sắc tứ đại tồn tại thì chúng

Trang 33

tồn tại, khi sắc tứ đại diệt thì chúng diệt, tứ đại lại là một pháp chủng (dhamma jāti) thô

Danh pháp lại là một tế thể, chúng có bản chất tinh tế lại cực kỳ phù du Nên sắc pháp có tuổi thọ dài hơn danh pháp

Ngay cả sắc pháp cũng vậy, nếu loại sắc nào có bản chất tinh tế hơn cũng có tuổi thọ ngắn hơn, như sắc Biểu tri, sắc Tướng trạng (lakkhaṇarūpa)

Sắc Tướng trạng có bốn là: sắc Sinh có tuổi thọ là 1

sát-na tiểu, sắc Tiến có tuổi thọ là 24 sát-sát-na tiểu (từ sát-sát-na tiểu thứ 2 đến sát-na tiểu thứ 25), sắc Dị cũng có tuổi thọ như thế (từ sát-na tiểu thứ 27 đến sát-na tiểu thứ 50), sắc Diệt là sát-

Trợ sanh nhãn thức là sắc thần kinh nhãn ở giai đoạn trụ (ṭhitipatta), gọi là Ṭhitipattanīpa có 49 đoàn sắc thần kinh nhãn, 49 đoàn sắc thần kinh này được tính từ sát-na diệt của tâm Hướng ngũ môn trở về trước đến sát-na Diệt của tâm hữu phần thứ 17 (xem hình vẽ)

b17 b16 b15 b14 b13 b12 b11 b10 b9 b8 b7 b6 b5 bV bR bD p ooo ooo ooo ooo ooo ooo ooo ooo ooo ooo ooo ooo ooo ooo ooo ooo ooo

Trang 34

bV : sát-na hữu phần Vừa qua (atītabhavaṅga)

bR : sát-na hữu phần Rúng động (bhavaṅgacalana)

bD : sát-na hữu phần Dứt dòng (bhavaṅgupaccheda)

P : Hướng ngũ môn (pañcadvāravajjana)

Vì sao gọi là đoàn sắc thần kinh nhãn?

Vì rằng: Sắc thần kinh nhãn là tinh chất của tứ đại, nên không thể đơn độc hiện khởi, nó luôn luôn đi chung với 8 sắc

là : tứ đại, sắc cảnh sắc, sắc cảnh mùi, sắc cảnh vị và sắc vật thực, gọi là đoàn bất ly Như vậy, đoàn thần kinh nhãn gồm 9 sắc là 8 sắc bất ly với sắc thần kinh nhãn

Trong 49 đòan thần kinh nhãn ở giai đoạn trụ, có 1 đòan sanh vào thời điểm tiểu sát-na Sinh của HPVQ, đoàn thần kinh nhãn này có tuổi thọ đồng với cảnh sắc, có tên là “thần kinh nhãn có tuổi thọ vừa vặn (với cảnh sắc)” (majjhimāyukacakkhupasāda)

Các Giáo Thọ sư tiền bối bảo rằng: “Trợ sanh nhãn thức chỉ có Majjhimāyukacakkhupasāda”, nhưng các Giáo Thọ sư đời sau cho rằng: “Cả 49 đoàn nhãn ở giai đọan Trụ đều có thể làm duyên trợ sanh cho nhãn thức được cả” Hàng học Phật nên ghi nhận cả hai ý kiến trên để nghiên cứu

Trang 37

3- Phân tích

Tâm lộ này có được:

- Sát-na: 12 sát-na tâm khách

- Chặng: 6 chặng tâm khách

- Thứ tâm : 38 thứ tâm khách (12 tâm bất thiện +10 t vô nhân (trừ 4 đôi thức ngoài ra) +8 tâm đại thiện + 8 tâm đại Hạnh)

- Người : 8 hạng người (4 phàm + 4 Thánh quả)

- Cõi : 26 cõi năm uẩn (trừ 4 cõi Vô sắc + cõi Vô tưởng) 4- Biện giải

Lộ này tuy có cảnh rất lớn, nhưng không có tâm Na cảnh là vì:

Đối với chúng sanh nào có tâm không ái luyến cảnh sắc, tức là cảnh sắc dù có cực tốt nhưng không thể hấp lực được tâm, khi ấy tâm đổng lực không “níu kéo” cảnh sắc trở thành cảnh khắn khít, như trường hợp người không thích màu hồng cho dù màu này có rực rỡ cũng không làm cho y dính mắc, hay như vị Phạm Thiên không đắm nhiễm trước cảnh sắc chẳng hạn

Do đó, cảnh lực không đủ mạnh để ngăn cản cảnh Chủ sanh khởi, dù rằng nó còn tuổi thọ đến hai sát-na và sau khi đổng lực thứ bảy diệt đi, cảnh Chủ cắt đứt được cảnh sắc, làm sanh khởi tâm hữu phần cơ bản

Trang 38

Làm việc Tục sinh (paṭisandhikiccaṃ) có 19 tâm, nhưng mỗi chúng sanh chỉ có được một trong số 19 tâm Tục sinh mà thôi, sát-na kế tiếp tâm Tục sinh (cũng chính loại tâm này) sanh khởi để duy trì kiếp sống của chúng sanh, có tên gọi là bhavaṅga (hữu phần), vì có phận sự “duy trì đời sống của dòng tâm thức”

Trong 19 tâm Tục sinh, có 9 tâm đưa tái sinh về cõi Đáo đại (là 5 tâm quả Sắc giới + 4 tâm quả Vô sắc giới), 10 tâm còn lại đưa tái sinh về cõi Dục

Hữu phần Khách chính là 1 trong 10 tâm hữu phần Dục giới ấy, nhưng không phải là hữu phần cơ bản

Tại sao ?

Vì hữu phần cơ bản nhận cảnh Chủ, còn hữu phần này lại nhận cảnh riêng (không là cảnh Khách cũng không là cảnh Chủ), có loại thọ riêng, nên gọi là hữu phần Khách

Hữu phần Khách vừa đóng vai trò CHỦ lại vừa là người KHÁCH, có ví dụ như sau: có người đi đến thăm bạn, gặp lúc bạn vắng nhà, vừa lúc ấy lại có người khác đến tìm bạn của y,

y đóng vai trò CHỦ để tiếp người khách mới, như vậy y vừa là CHỦ cũng vừa là KHÁCH

Trang 39

V R D K 5 N T Q P C C C C C C C A bh

bh

2- BIỂU ĐỒ TÂM LỘ:

A: āgantukabhavaṅga: Hữu phần Khách

Trong tâm lộ này có được:

- Sát-na: 12 sát-na tâm khách

- Chặng: 6 chặng tâm khách (hữu phần Khách không được kể là một chặng)

- Thứ tâm : 11 thứ tâm khách (2 tâm Hướng môn, 2 tâm Tiếp thâu, 3 tâm Quan sát, 2 nhãn thức và 2 đổng lực sân)

- Cõi: 7 cõi vui Dục giới (cõi người + 6 cõi trời Dục),

- Người: 4 hạng người (người Nhị nhân, người Tam nhân, người Sơ quả và người Nhị quả Tất cả 4 hạng người này đều tục sinh bằng tâm đại quả hỷ thọ và ở cõi Dục)

3- LUẬN VỀ HỮU PHẦN KHÁCH

a- Nhân sanh hữu phần khách

Hữu phần khách sanh lên do đủ ba nhân:

- Người Dục giới tái tục bằng tâm đại quả hỷ thọ (vipākasomanassasahagatacittaṃ)

Trang 40

Cảnh sắc chiếu vào dòng hữu phần, làm khởi sanh tâm

lộ, tâm lộ có đổng lực sân

Đổng lực sân có sức mạnh tác động đến dòng hữu phần tạo điều kiện cho tâm Na cảnh sanh khởi

Đối với người tục sinh bằng tâm quả xả thọ thì điều này

dễ dàng, nhưng đối với người tục sinh bằng tâm quả hỷ thọ lại không được, vì tâm Na cảnh chính là tâm hữu phần (hỷ thọ) nhận cảnh của đổng lực đồng thời có liên hệ với thọ (vedanā) đổng lực, mà đổng lực là thọ ưu Hai loại thọ này đối nghịch nhau nên Na cảnh không thể sanh khởi

Đối với đổng lực sân, nếu có Na cảnh thì Na cảnh phải là

xả thọ Vì trong ba loại thọ: ưu - hỷ - xả, thì xả thọ là loại xả quân bình, nghĩa là nó có thể nối tiếp theo ưu thọ hoặc hỷ thọ, nhưng giữa thọ ưu và thọ hỷ thì không có sự nối tiếp được

Vào thời điểm này sức mạnh Ưu thọ tác động mạnh, nhưng tâm hữu phần cơ bản hỷ thọ không thể sanh lên Một loại tâm khác sanh lên để “hòa giải” hai xung lực, đồng thời

“bắt cầu” cho hữu phần cơ bản sanh khởi, sát-na này có tên gọi là āgantuka (người vừa đến), ví như hai người đang xung đột, chợt thấy người lạ đến lập tức im lặng Thuật ngữ Siêu lý gọi sát-na này là hữu phần Khách (āgantukabhavaṅga), bản thân nó cũng là loại tâm hữu phần nhưng không phải hữu phần cơ bản trong tâm lộ

Để thực hiện phận sự “hòa giải” nó phải là xả thọ (như

đã trình bày ở trên)

Tóm lại loại tâm quả nào sinh lên để điều hòa ưu và hỷ thọ, đồng thời giúp cho hữu phần cơ bản hỷ thọ dễ dàng sinh lên nối tiếp, tâm ấy gọi là hữu phần Khách

Nói cách khác, tâm hữu phần Khách chính là loại tâm Na cảnh xả thọ, chỉ khác là: “Na cảnh hưởng cảnh của đổng

Ngày đăng: 23/05/2018, 18:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w