1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015

182 350 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 182
Dung lượng 2,97 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, tới thời điểm này đã có một số những công trình nghiên cứu về vai trò của ASEAN nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về vai trò cụ thể của thể chế nà

Trang 2

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Hoàng Khắc Nam

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ

CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN

Luận án Tiến sĩ

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

trong luận án là trung thực Các kết luận của luận án chưa từng được cá nhân hoặc

tổ chức nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Lêna

Trang 4

Danh mục các từ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4

5 Ý nghĩa của luận án 7

6 Bố cục luận án 8

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9

1.1 Các công trình lý luận về vai trò trong quan hệ quốc tế 9

1.2 Các công trình nghiên cứu về vai trò của ASEAN trong khu vực Đông Á 19

1.2.1 Công trình của các tác giả nước ngoài 19

1.2.2 Công trình của các tác giả trong nước 25

1.3 Nhận xét, đánh giá 27

Chương 2: LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ 31

2.1 Quan niệm về vai trò chủ thể trong các lý luận quan hệ quốc tế 31

2.1.1 Chủ nghĩa Hiện thực 31

2.1.2 Chủ nghĩa Tự do 33

2.1.3 Chủ nghĩa Kiến tạo 35

2.2 Các lý thuyết về vai trò 38

2.2.1 Lý thuyết Vai trò (Role theory) 38

2.2.2 Cách tiếp cận trên cơ sở Phân tích Mạng lưới Xã hội 42

2.3 Các cách thức thực thi vai trò của ASEAN dưới góc nhìn Phân tích Mạng lưới Xã hội 47

2.3.1 Mở rộng liên kết 48

2.3.2 Giữ khả năng điều phối 49

2.3.3 Duy trì tính trung lập để đảm bảo khả năng kết nối 50

2.3.4 Tăng cường liên kết nội khối 52

2.3.5 Đảm bảo tính chính danh cho các hoạt động của Hiệp hội 52

2.4 Nhận xét 53

2.4.1 Nhận xét chung 53

2.4.2 Khung phân tích về vai trò của ASEAN 54

Tiểu kết chương 2 58

Trang 5

3.1 Giai đoạn thứ nhất (1991 - 1997): định hình vai trò 63

3.1.1 Các yếu tố tác động tới vai trò của ASEAN 63

3.1.2 Các hoạt động nhằm định hình vai trò của ASEAN trong hợp tác

an ninh - chính trị Đông Á giai đoạn 1991-1997 68

3.2 Giai đoạn thứ hai (1998-2007): củng cố vai trò 75

3.2.1 Các yếu tố tác động tới vai trò của ASEAN 76

3.2.2 Các hoạt động nhằm củng cố vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh - chính trị Đông Á giai đoạn 1998-2007 79

3.3 Giai đoạn thứ ba (2008-2015): đẩy mạnh vai trò trung tâm 97

3.3.1 Các yếu tố tác động tới vai trò của ASEAN 97

3.3.2 Nỗ lực đẩy mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác an ninh - chính trị Đông Á giai đoạn 2008-2015 102

Tiểu kết Chương 3 111

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO VỀ VIỆC THỰC HIỆN VAI TRÒ AN NINH CỦA ASEAN TRONG HỢP TÁC AN NINH - CHÍNH TRỊ

ĐÔNG Á 113

4.1 Đánh giá quá trình thực hiện vai trò an ninh của ASEAN trong hợp tác

an ninh - chính trị Đông Á từ sau 1991 đến 2015 113

4.1.1 Đối với khu vực Đông Nam Á 115

4.1.2 Đối với khu vực Đông Á và các nước đối tác đối thoại có liên quan

tới khu vực 117

4.2 Dự báo về khả năng thực hiện vai trò của ASEAN đến 2025 122

4.2.1 Các yếu tố tác động tới vai trò của ASEAN đến 2025 122

4.2.2 Dự báo về vai trò của ASEAN đến năm 2025 136

4.3 Khuyến nghị đối với ASEAN nhằm duy trì vai trò trung tâm của ASEAN

trong các hợp tác an ninh - chính trị khu vực Đông Á đến 2025 139

4.3.1 Khuyến nghị chung 139

4.3.2 Khuyến nghị đối với Việt Nam 143

Tiểu kết chương 4 145

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

Trang 6

Area

Hiệp định Khu vực Mậu dịch

tự do ASEAN - Trung Quốc

Tự do đa phương của ASEAN

Community

Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN

Trang 7

12 ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN

Community

Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN

đối thoại

Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand

PMC

ASEAN Post Ministerial Conference

Hội nghị Sau Hội nghị

Bộ trưởng Ngoại giao

Thái Bình Dương

Readiness and Training

Chương trình Phối hợp Huấn luyện và Sẵn sàng Chiến đấu trên Biển

and Confidence - Building Measures in Asia

Hội nghị về Tương tác và Các biện pháp Xây dựng Lòng tin tại Châu Á

International Studies

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế

South China Sea

Bộ quy tắc ứng xử của các bên

ở Biển Đông

of Parties in the South China Sea

Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông

Trang 8

26 EAS East Asia Summit Hội nghị Cấp cao Đông Á

(Gerakin Aceh Merdeka)

Phong trào Giải phòng Aceh

Organization

Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

chủ nghĩa khủng bố trên biển

Regional Cooperation

Hiệp hội Nam Á vì Sự Hợp tác Khu vực

Trang 9

44 SCO Shanghai Cooperation

Organization

Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thành lập vào năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được biết tới như một cơ chế hợp tác khu vực tương đối thành công và có ảnh hưởng nhất định trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ASEAN được ghi nhận với những thành quả trong việc duy trì ổn định khu vực, thúc đẩy sự phát triển kinh

tế và nhất là quá trình thể chế hoá hợp tác khu vực Đặc biệt, từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hiệp hội dần đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nên kiến trúc an ninh khu vực Đông Á Năm 1994, ASEAN lập ra Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), một cơ chế đa phương cho phép các quốc gia lớn, nhỏ trong khu vực cùng nhau thảo luận, tìm kiếm và thực hiện các giải pháp xây dựng lòng tin Sau ARF, Hiệp hội tiếp tục cùng các đối tác xây dựng nên một loạt các cơ chế khác như Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) (2005), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) (2010), Diễn đàn An ninh Biển mở rộng (EAMF) (2012) Dù chỉ với mười nước thành viên vừa và nhỏ trong khu vực Đông Nam Á và chịu nhiều tác động của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,

và Ấn Độ, ASEAN đã dần khẳng định được vai trò của mình trong hợp tác an ninh - chính trị khu vực

Cũng từ sau Chiến tranh Lạnh, trong các nghiên cứu QHQT và phát biểu của giới chính khách trên thế giới, vai trò của Hiệp hội bắt đầu được quan tâm và đề cập

tới ASEAN xuất hiện với một loạt thuật ngữ như vị trí "lãnh đạo" (leader), “trung tâm” (centrality), “người cầm lái” (driver), "người quản lý" (manager), thậm chí là nhóm "thay đổi giá trị" (norm entrepreneur, norm brewery), hay là “người đối thoại” (interlocutor) Các nghiên cứu đưa ra nhiều lập luận từ nghi ngờ cho tới ủng

hộ và phần nào lý giải cho các vai trò này của ASEAN Nhưng phần lớn các bài viết này không cung cấp một cơ sở lý thuyết hoàn chỉnh nào giúp hiểu rõ đặc điểm vai trò của Hiệp hội, cơ sở hình thành nên vai trò này, và sự thay đổi theo thời gian của vai trò ấy trong bối cảnh một Đông Á đầy biến động Không chỉ các học giả nghiên cứu về ASEAN, bản thân Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á cũng không hề có

Trang 11

một văn bản chính thức nào luận giải một cách rõ ràng về vai trò mà Hiệp hội này muốn hướng tới ngoài việc sử dụng những từ, cụm từ như “người cầm lái”, “trung tâm” hay “lãnh đạo” Chính sự không rõ ràng về mặt thuật ngữ, thiếu tính hệ thống

và toàn diện trong việc xem xét vai trò của ASEAN trong các hợp tác an ninh - chính trị khu vực Đông Á kể từ sau Chiến tranh Lạnh cũng như sự biến đổi trong vai trò của ASEAN trên thực tế khiến chủ đề nghiên cứu về vai trò của ASEAN luôn được quan tâm

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, tới thời điểm này đã có một số những công trình nghiên cứu về vai trò của ASEAN nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu

về vai trò cụ thể của thể chế này trong các hợp tác an ninh khu vực Đông Á Các nghiên cứu chủ yếu xem xét về vai trò của ASEAN trong các hợp tác nói chung trong khu vực Công trình đề cập tới ASEAN trong lĩnh vực an ninh chính trị thì còn nhiều ý kiến khác nhau

Trong khi đó, ASEAN có một ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực an ninh - chính trị ASEAN là tổ chức khu vực duy nhất của Đông Nam Á, là cơ chế giúp duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực ASEAN đồng thời là kênh hợp tác quốc tế cả trong và ngoài khu vực, góp phần đem lại thêm nhiều sự ủng hộ quốc tế đối với an ninh của Việt Nam Về định hướng tham gia trong

ASEAN, Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ: Việt Nam “…chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” (Ban tuyên giáo Trung Ương, 2011) Với định hướng

này, việc tham gia trong ASEAN trở thành một trong những trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Trong bối cảnh chủ nghĩa khu vực Đông Á tăng lên, QHQT của khu vực ngày một phức tạp, vai trò của ASEAN trong lĩnh vực an ninh - chính trị ngày càng trở nên thiết yếu đối với Đông Nam Á và Việt Nam

Vì thế, một nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của ASEAN cùng cơ sở hình thành và những yếu tố tác động tới vai trò đó là cần thiết và có tính cấp thiết Việc nghiên cứu này giúp nhận biết vị trí và khả năng của tổ chức này đối với an ninh-chính trị khu vực Đông Á cũng như Việt Nam

Trang 12

Với những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Vai trò của ASEAN

trong hợp tác an ninh - chính trị Đông Á từ sau 1991 đến 2015” là đề tài nghiên

cứu của luận án

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ năm, phân tích và dự báo về vai trò của ASEAN tới năm 2025 Trên cơ

sở đó, đƣa ra khuyến nghị cho ASEAN và Việt Nam trong việc duy trì vai trò của tổ chức này đối với hợp tác an ninh-chính trị Đông Á

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của Luận án là vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh-chính trị Đông Á

3.2 Phạm vi của đề tài

Phạm vi không gian: Khu vực Đông Á Trong đó, “Khu vực Đông Á” đƣợc hiểu trong Luận án bao gồm Đông Nam Á và Đông Bắc Á Tuy nhiên, khi phân

Trang 13

tích các nhân tố tác động tới ASEAN và hợp tác an ninh - chính trị ở khu vực Đông

Á, luận án có mở rộng phạm vi nghiên cứu sang một số nước liên quan như Mỹ, Úc,

Ấn Độ, Nga,

Phạm vi thời gian: Từ sau năm 1991 đến năm 2015 Trong đó, mốc sau 1991 được lấy làm mốc mở đầu căn cứ vào thời điểm kết thúc Chiến tranh Lạnh khi toàn

bộ QHQT thế giới, trong đó có ASEAN và Đông Á đều thay đổi mạnh mẽ Mốc

2015 được lấy làm thời điểm kết thúc luận án là khi ASEAN bước vào thời kỳ phát triển mới với việc ra đời Cộng đồng ASEAN

Phạm vi nội dung: Tập trung vào ASEAN với tư cách là một chủ thể quan hệ quốc tế cùng các thể chế do ASEAN xây dựng

Phạm vi lĩnh vực: Luận án tập trung vào các hoạt động của ASEAN trong lĩnh vực hợp tác an ninh - chính trị Trong đó, hợp tác an ninh ở đây tập trung vào các quan hệ an ninh truyền thống

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Lý thuyết Phân tích Mạng lưới Xã hội (Social Network Analysis - SNA) được

tác giả luận án lựa chọn là cơ sở lý luận chính Dựa trên các luận giải về vai trò của một chủ thể trong một mạng lưới của SNA, luận án phân tích và làm rõ vai trò của ASEAN, cơ sở hình thành nên vai trò này cũng như đặc điểm của nó Đồng thời, SNA được sử dụng để luận án đánh giá được cách thức trong việc nâng cao vai trò của Hiệp hội và đưa ra các khuyến nghị giúp Hiệp hội duy trì được vai trò này

Tuy nhiên, SNA không phải là lý thuyết duy nhất được áp dụng trong luận

án Dù chọn SNA là khung phân tích chính, luận án đan xen sử dụng một số những luận điểm chính của các lý thuyết QHQT phổ biến như Chủ nghĩa Hiện thực (CNHT), Chủ nghĩa Tự do (CNTD), Chủ nghĩa Kiến tạo (CNKT) và một lý thuyết gần đây bắt đầu được sử dụng trong các nghiên cứu chính sách là Lý thuyết Vai trò

(Role theory) Các lý thuyết này một mặt hỗ trợ SNA trong việc làm sâu sắc hơn các

cơ sở và đặc điểm trong vai trò của ASEAN, mặt khác đưa ra những gợi ý để từ đó Luận án xây dựng các định hướng chính sách cho ASEAN và Việt Nam

Trang 14

4.2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Các cách tiếp cận chính:

Cách tiếp cận các cấp độ phân tích trong QHQT nhằm tìm hiểu các nhân tố, điều kiện tác động tới sự hình thành và thay đổi vai trò của ASEAN trong hợp tác

an ninh - chính trị Đông Á trong phạm vi thời gian nghiên cứu

Cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Để tìm hiểu về vai trò của Hiệp hội trong

sự tác động qua lại tới hệ thống quốc tế khu vực cũng như cấu trúc của hệ thống đó Cách tiếp cận này còn giúp làm rõ bối cảnh và tình hình hợp tác an ninh - chính trị khu vực Đông Á

Cách tiếp cận lịch sử: để giúp xem xét sự biến đổi vai trò ASEAN qua các giai đoạn khác nhau từ sau 1991 đến 2015

Cách tiếp cận Mác - Lênin: Luận án được xây dựng dựa trên cách tiếp cận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin

Cách tiếp cận Phân tích Mạng lưới Xã hội (Social Network Analysis - SNA):

Đây là cách tiếp cận quan trọng của Luận án SNA góp phần tìm ra nguồn lực tạo nên vai trò của ASEAN, làm rõ cách thức nâng cao vai trò của ASEAN và bổ sung cho các lý thuyết Quan hệ Quốc tế (QHQT) khác trong việc đánh giá vai trò của Hiệp hội

Là một công trình nghiên cứu QHQT, Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu chung trong khoa học xã hội cũng như các phương pháp riêng trong ngành QHQT

Phương pháp phổ biến trong Khoa học Xã hội

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận án phân tích đặc điểm an ninh - chính trị của khu vực, và trong các quốc gia, từ đó tổng hợp để hình thành nên đặc điểm đặc trưng của các yếu tố nội khối và ngoại khối tác động lên ASEAN trong từng giai đoạn Phương pháp này cũng hỗ trợ tác giả luận án trong việc tìm kiếm sự thay đổi về vai trò của Hiệp hội qua thời gian

Phương pháp so sánh: Phương pháp này ngoài việc được sử dụng để tìm kiếm sự khác biệt khi áp dụng các lý thuyết khác nhau tiếp cận tới đối tượng nghiên cứu là “vai trò của ASEAN” còn giúp Luận án nhận ra các yếu tố chính tác động tới vai trò của Hiệp hội qua các giai đoạn Đồng thời, phương pháp so sánh

Trang 15

cũng giúp tác giả hiểu được mức độ cần thiết của ASEAN trong chính sách đối ngoại các quốc gia khu vực, góp phần đưa ra đánh giá và dự báo về vai trò của Hiệp hội

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trong quá trình thực hiện Luận án, tác giả đã tiến hành phỏng vấn (trực tiếp và bút vấn) các chuyên gia QHQT trong nước

và quốc tế để làm rõ một số các khái niệm còn tranh cãi khi đề cập tới ASEAN Đồng thời, trong quá trình tiến hành phỏng vấn này, tác giả Luận án cũng tìm hiểu quan điểm các học giả về tầm quan trọng của ASEAN trong chính sách đối ngoại của các quốc gia Đông Á

Phương pháp dự báo: Phương pháp dự báo cung cấp các kịch bản cho vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh - chính trị Đông Á tới năm 2025 Dựa vào các kịch bản này, luận án đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho ASEAN trong việc duy trì vai trò trung tâm kết nối của Hiệp hội trong các hợp tác an ninh - chính trị khu vực

Phương pháp cụ thể trong nghiên cứu QHQT:

Phương pháp lịch sử: Luận án kết hợp phương pháp lịch đại, đồng đại và phân kỳ để xem xét, thể hiện một cách có logic tiến trình liên tục và sự thay đổi về vai trò của ASEAN qua thời gian cũng như các yếu tố tác động tới vai trò này trong từng giai đoạn cụ thể

Phương pháp phân tích nội dung: Phương pháp phân tích nội dung định lượng (xem xét tần số xuất hiện của đơn vị từ, cụm từ) và định tính (phân tích nội hàm khái niệm) được áp dụng một cách có hiệu quả Phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm các khái niệm và cách hiểu về vai trò của ASEAN được thể hiện trong các nghiên cứu đi trước, phát biểu của chính khách, nhà nghiên cứu, và trong các văn bản chính thức của ASEAN

Phương pháp S.W.O.T.: phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu

để góp phần cùng phương pháp dự báo đưa ra triển vọng vai trò của ASEAN đến

2025 Phương pháp này cũng là một cơ sở để xây dựng khuyến nghị chính sách cho ASEAN và Việt Nam nhằm hạn chế những bất lợi và phát huy những lợi thế của ASEAN nhằm duy trì vị trí của Hiệp hội trong bối cảnh biến đổi của tình hình an ninh - chính trị khu vực

Trang 16

Phương pháp sơ đồ hoá: Tác giả luận án xây dựng 02 sơ đồ về vị trí của

cứu Lý thuyết Vai trò

5 Ý nghĩa của luận án

5.1 Về khoa học

Luận án tổng hợp các quan niệm về vai trò của chủ thể QHQT từ các lý thuyết QHQT khác nhau, cách tiếp cận khác nhau Qua đó, luận án đóng góp cho việc nghiên cứu lý luận về vai trò của chủ thể trong QHQT

Bên cạnh đó, công trình góp phần đưa ra cách tiếp cận mới có tính bổ sung để đánh giá vai trò chủ thể QHQT - đó là Phương pháp Phân tích Mạng

lưới Xã hội (Social Network Analysis - SNA) Ngoài ra, luận án đóng góp thêm lý

luận về tính chính danh như một yếu tố giúp làm nên vai trò của một chủ thể QHQT

Luận án tổng hợp và đánh giá sự chuyển biến về vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh - chính trị Đông Á trong suốt giai đoạn từ sau 1991 đến 2015 Đây cũng là đóng góp của luận án vào việc nghiên cứu QHQT ở Đông Á và Đông Nam

Á trong thời hiện đại

Trang 17

6 Bố cục luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và trích dẫn và phần phụ lục, luận án gồm 04 chương

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Tổng quan tình hình nghiên cứu của Luận án bao gồm hai phần (1) Các công trình lý luận về vai trò của chủ thể QHQT; và (2) Các công trình nghiên cứu về vai trò của ASEAN

Chương 2: CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CHỦ THỂ

TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ

Chương 2 của Luận án xem xét cơ sở lý luận về vai trò của chủ thể QHQT được tiến hành dựa trên một số các lý thuyết QHQT phổ biến như CNHT, CNTD, và CNKT Bên cạnh đó, một số các lý thuyết có bàn về vai trò của chủ thể trong QHQT như Lý thuyết về Vai trò, Lý thuyết Phân tích Mạng lưới Xã hội (SNA) cũng được phân tích nhằm tìm ra khung lý thuyết phù hợp nhất để hiểu về vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh - chính trị khu vực Đông Á từ sau 1991 đến 2015

Chương 3: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG

HỢP TÁC AN NINH - CHÍNH TRỊ ĐÔNG Á TỪ SAU 1991 ĐẾN 2015

Áp dụng khuôn khổ lý thuyết SNA, chương ba của luận án chỉ ra cơ sở hình thành nên vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Đồng thời, dựa trên cách tiếp cận SNA, Luận án làm rõ sự thay đổi của vai trò này cũng như các cách thức Hiệp hội áp dụng nhằm duy trì được vai trò này qua từng giai đoạn

Chương 4: ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO VỀ VIỆC THỰC HIỆN VAI TRÒ

AN NINH CỦA ASEAN TRONG HỢP TÁC AN NINH-CHÍNH TRỊ ĐÔNG Á

Dựa trên khung lý thuyết xác định từ Chương 2 Luận án, Chương 4 của Luận

án đánh giá về vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh - chính trị Đông Á từ sau

1991 đến 2015 Đồng thời, thông qua việc xác định các yếu tố có tác động tới vai trò của Hiệp hội, Luận án phân tích các kịch bản có thể xảy ra đối với vai trò của ASEAN đến năm 2025 Trên cơ sở đó, luận án đưa ra các khuyến nghị đối với ASEAN và Việt Nam nhằm duy trì vai trò này trong hợp tác an ninh - chính trị của Đông Á trong thời gian tới

Trang 18

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Tổng quan tình hình nghiên cứu của Luận án bao gồm hai phần (1) Các công trình lý luận về vai trò của chủ thể QHQT; và (2) Các công trình nghiên cứu về vai trò của ASEAN Trong đó, đối với tình hình nghiên cứu lý luận về vai trò của chủ thể QHQT, luận án tập trung vào các công trình liên quan đến vai trò chịu ảnh hưởng của các lý thuyết QHQT phổ biến (Chủ nghĩa Hiện Thực, Chủ nghĩa Tự do, Chủ nghĩa Kiến tạo) và một vài lý thuyết trong lĩnh vực khác có đề cập cụ thể tới

vai trò trong quan hệ xã hội như Lý thuyết Vai trò (Role theory), lý thuyết về vai trò trung tâm trong Phương pháp phân tích mạng lưới xã hội (Social Network Analysis - SNA) Phần nội dung này không có các công trình nghiên cứu trong nước Tại Việt

Nam, theo nghiên cứu của tác giả luận án, chưa có một nghiên cứu trực tiếp nào về

lý thuyết vai trò trong QHQT Đối với tình hình nghiên cứu về vai trò của ASEAN, các công trình được chia theo nhóm mức độ đánh giá vai trò của ASEAN cao hay thấp của các tác giả nước ngoài và trong nước

1.1 Các công trình lý luận về vai trò trong quan hệ quốc tế

“Vai trò” (role) là một khái niệm có nguồn gốc trong các nghiên cứu xã hội

học và tâm lý học Nghiên cứu về “vai trò” bắt đầu được quan tâm từ những năm

1930 với các công trình của tác giả Charles Horton Cooley (1922) với tựa đề

“Human Nature and the Social Order” (Bản chất Con người và Trật tự xã hội), Linton (1936) với “The study of Man: An Introduction” (Nghiên cứu về con người: Giới thiệu chung), và Mead (1934) cùng “Mind, self and society” (Nhận

thức, bản thân và xã hội) Các công trình đã xem xét thước đo vai trò của một chủ thể thông qua quan điểm xã hội với “nhận thức”, “quyền” và “nghĩa vụ” liên quan Trong các nghiên cứu này, Ralph Linton (1936) với định nghĩa về “vai trò” trong

chương sách có tựa đề “Status and role” (Vị thế và vai trò) được coi là xuất phát

Linton, một loạt các nghiên cứu khác bàn về “quyền” và “nghĩa vụ” của một cá

2 Theo Linton, vai trò được định nghĩa là một khía cạnh năng động của địa vị, là động lực cho địa vị và công

cụ để biến địa vị thành hành động Cũng theo định nghĩa này, địa vị được coi là vị trí của chủ thể trong xã hội

và vai trò là tập hợp quyền và nghĩa vụ của chủ thể nắm giữ vị trí đó (Linton, 1936)

Trang 19

nhân với vai trò xác định như Newcomb (1950) với bài viết có tựa đề “Role behaviors in the study of individual personality and of groups” (Các cách cư xử

của vai trò trong nghiên cứu về tính cách cá nhân và tính cách nhóm) Tuy nhiên, tới những năm 1960, có một sự chuyển hướng trong nghiên cứu về “vai trò” khi các học giả thay việc tập trung vào quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, bằng việc

này phần nào khiến khái niệm “vai trò” trở nên gần gũi hơn với nghiên cứu QHQT Khái niệm này chính thức bắt đầu được bàn tới trong nghiên cứu của học

giả K.J Holsti (1970) với tựa đề “National Role Conceptions in the Study of Foreign Policy” (Các quan niệm về vai trò quốc gia trong Nghiên cứu chính sách

Đối ngoại)

Tuy vậy, cho đến nay, việc nghiên cứu vai trò trong QHQT vẫn chủ yếu nằm trong các lý thuyết QHQT như Lý thuyết Hiện thực, Tự do, Kiến tạo Các bài nghiên cứu dựa trên các lý thuyết này không đưa ra một hệ thống khái niệm về vai trò, khuôn khổ hay tiêu chí đánh giá về vai trò cũng như yếu tố cấu thành nên vai trò của một chủ thể nói chung Vai trò của các chủ thể thường được xem xét, phân tích và đánh giá xen kẽ trong các nghiên cứu về các vấn đề QHQT Do không đồng nhất trong đối tượng, trọng tâm nghiên cứu, cách nhìn nhận QHQT, các lý thuyết này khác nhau ở đối tượng, đánh giá vai trò cũng như nhận thức về vai trò và mức

độ thành công, thất bại của một chủ thể trong QHQT Những điều này được thể hiện

ở các công trình chịu ảnh hưởng của các lý thuyết khác nhau như sau:

Các công trình liên quan đến vai trò chủ thể quan hệ quốc tế chịu ảnh hưởng của Chủ nghĩa Hiện thực

Với Chủ nghĩa Hiện thực các tác giả thường đồng nhất các khái niệm như vai trò, vị thế và quyền lực Lý luận về vai trò trong QHQT tế dưới góc độ phân tích của CNHT thường tập trung vào chủ thể là các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc Dựa trên các lý luận của CNHT, có thể nhận thấy yếu tố căn bản để tạo nên vai trò là quyền lực (CNHT Cổ điển) và/hoặc hệ thống quốc tế, cụ thể là vị trí

3 Theo Turner (2002) “vai trò” là khái niệm “thể hiện các giá trị (values) và khả năng một cá nhân có thể

thực hiện hoặc đem tới trong các tương tác với các chủ thể khác”

Trang 20

trong cấu trúc phân bố quyền lực (CNHT Mới) Hans Morgenthau (1947, 1948)

trong hai cuốn sách nổi tiếng của mình là “Scientific Man versus Power Politics” (Con người khoa học đối lại Chính trị học Quyền lực) và “Politics Among Nations: Struggle for Power and Peace” (Nền chính trị giữa các quốc gia: Cuộc

đấu tranh vì quyền lực và hòa bình) đã bàn tới vai trò và sự phát triển của các cường quốc qua lăng kính của quyền lực Tác giả này đồng thời phân chia vai trò

của các quốc gia trong QHQT thành vai trò duy trì quyền lực (keep power) với chính sách duy trì hiện trạng (status quo), vai trò gia tăng quyền lực (increase power) với chính sách dựa trên nền tảng là chủ nghĩa đế quốc, và thể hiện quyền lực (demonstrate power) cùng chính sách tạo nên uy tín (policy of prestige)

Ngoài Hans Mogenthau, không ít các nghiên cứu dựa trên CNHT có đề cập tới vai trò trong QHQT Một số các công trình từ các học giả CNHT Mới theo

thuyết Cân bằng Quyền lực (Balance of power theory) như các tác giả Stuart J Kaufman, Richard Little và William C Wohlforth (2007) với cuốn sách “The Balance of Power in World History” (Cân bằng quyền lực trong Lịch sử thế giới), Richard Little (2007) với “The balance of power in international relations: Metaphors, myths and models” (Cân bằng quyền lực trong QHQT: Phép ẩn dụ,

những câu chuyện tưởng tượng, và các mô hình), Cameron G Thies (2014) cùng

tác phẩm “The United States, Israel, and the Search for International Order Socializing States” (Mỹ, Israel và việc tìm kiếm các quốc gia được xã hội hoá theo trật tự quốc tế) và T.V Paul, James J Wirtz, Michel Fortmann với “Balance of power: theory and practice in the 21st century” (Cân bằng quyền lực: lý thuyết và

thực tế trong thế kỷ 21) Các nghiên cứu này phân tích vai trò của chủ thể QHQT

qua một số vai trò như vai trò cân bằng (balancer), gây hấn (aggressor), và bảo vệ (defender) Trong khi đó, một số khác các học giả Hiện thực khác thì luận bàn về vai trò bá quyền (hegemon), siêu cường (superpower) hay lãnh đạo (leader) của các

chủ thể QHQT với một số nghiên cứu nổi bật như: Robert Gilpin (1975) trong tác

phẩm “US power and the multinational corporation: the political economy of foreign direct investment” (Quyền lực Mỹ và tập đoàn đa quốc gia: kinh tế chính trị thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài), John Mearsheimer (2001) với “The Tragedy

Trang 21

of Great Power Politics”, hay Cronin Bruce (2001) với bài viết “The paradox of hegemony: America's ambiguous relationship with the United Nations” (Nghịch lý

của quyền bá chủ: Mối quan hệ không rõ ràng giữa Mỹ và Liên Hợp Quốc) Bên cạnh đó, Organski, A.F.K (1958, 1981) đại diện của nhóm học giả theo thuyết

Chuyển dịch quyền lực (Power transition theory) cũng đưa lại những phân tích

đáng chú ý có liên quan tới vai trò trong QHQT Với hai công trình tiêu biểu như

cuốn sách “World Politics” (Nền chính trị thế giới) xuất bản năm 1958, và “The war ledger” (Cuốn sổ tổng hợp về chiến tranh) xuất bản năm 1981

Các công trình liên quan đến vai trò chủ thể quan hệ quốc tế chịu ảnh hưởng của Chủ nghĩa Tự do

Với Chủ nghĩa Tự do, ngoài vai trò của quốc gia, vai trò của các chủ thể phi quốc gia như tổ chức quốc tế, công ty xuyên quốc gia, các thể chế khu vực, … đã được lý thuyết này rất chú ý Robert Keohane là học giả có nhiều đóng góp về lý luận và thực tiễn về “vai trò” thông qua lăng kính của CNTD Trong công trình viết

chung cùng Joseph S Nye năm 1977 có tựa đề “Power and Interdependence: World Politics in Transition” (Quyền lực và Sự phụ thuộc lẫn nhau: Chính trị thế giới

trong chuyển đổi), Keohane cùng cộng sự đã cụ thể hoá vai trò của thể chế khu vực

trong QHQT bao gồm vai trò thiết lập chương trình nghị sự (agenda - setter), diễn đàn cho việc hình thành liên minh (arenas for coalition formation), và diễn đàn cho các hoạt động chính trị của các nước yếu (arenas for political action by weak states) Sau đó, với hai cuốn sách nổi tiếng “After Hegemony: Cooperation and Discord in the World Political Economy” (Hậu bá quyền: hợp tác và bất hòa trong kinh tế chính trị thế giới) xuất bản năm 1984 và “International Institutions and State Power: Essays in International Relations Theory” (Thể chế quốc tế và Quyền

lực quốc gia: Các bài luận về Lý thuyết Quan hệ quốc tế) xuất bản năm 1989, Keohane tiếp tục tạo nên những lý luận cơ sở quan trọng cho Chủ nghĩa Tự do mới

về vai trò của chủ thể phi quốc gia, bản chất và tác động của sự phụ thuộc lẫn nhau trong nền chính trị thế giới Đặc biệt, Robert Keohane cũng tham gia một nghiên cứu khác với Lisa Martin (1995) nhằm phản bác lại quan điểm của các nhà lý luận Hiện thực về việc có sự phân tách giữa kinh tế và chính trị cũng như việc coi nhẹ

Trang 22

vai trò của các chủ thể phi quốc gia Công trình này có tựa đề “The Promise of Internationalist Theory” (Lời hứa của Lý thuyết Thể chế) Tương tự, kết hợp với

Andrew Moravcsik và Anne-Marie Slaughter (2000), Keohane có bài viết

“Legalized dispute resolution: Interstate and transnational." (Các giải pháp xung đột được hợp pháp hoá: liên quốc gia và xuyên quốc gia) Bài viết tập trung chi tiết

vào vai trò của các thể chế hợp tác trong đó có các cơ chế và hệ thống pháp luật

Các lý luận về “Vai trò trong quan hệ quốc tế” cũng được bổ sung với các nghiên cứu thực tế dựa trên thuyết Tự do của Kenneth W Abbott cùng cộng sự về

“International organizations as orchestrators” (Các tổ chức quốc tế với vai trò người điều phối), Eward, A Comor (1997) với bài viết "The United States and the global information infrastructure: Orchestrator, Functionary, or Mediator?" (Mỹ

và hạ tầng thông tin toàn cầu: người điều phối, thực thi hay trung gian?”), Haas,

P.M., Keohane, R O., cùng Levy, M A với nghiên cứu có tựa đề “Institutions for the earth: sources of effective international environmental protection” (Các thể chế

cho trái đất: nguồn gốc cho việc bảo vệ môi trường toàn cầu một cách hiệu quả)

Tương tự, Tews Henning với hai công trình nghiên cứu trường hợp là “Germany as

a Civilian Power: The Western Integration of East Central Europe 1989-1997”

(Đức với vai trò là một quyền lực dân sự: Quá trình hội nhập Phương Tây của

Trung Đông Âu giai đoạn 1989-1997) và “Between deepening and widening: Role conflict in Germany's enlargement policy” (Giữa việc làm sâu sắc hơn và mở rộng:

xung đột về vai trò trong chính sách mở rộng của Đức) Các nghiên cứu này đã cung cấp những cơ sở thực tế cho lý luận về vai trò của một quốc gia trong xu hướng hội nhập, phát triển Một số các khái niệm như vai trò đẩy mạnh hội nhập

khu vực (a promoter of regional integration), thúc đẩy phát triển của một quốc gia (a champion of development), đối tác phát triển (partner for developer) được sử

dụng khi mô tả về vai trò của Đức

hưởng của Chủ nghĩa Kiến tạo

Đối với Chủ nghĩa Kiến tạo, vai trò của chủ thể QHQT cũng không phải là nội dung được tách riêng biệt hay là trọng tâm nghiên cứu Tuy nhiên, một số các

Trang 23

nghiên cứu của các nhà lý luận thuyết Kiến tạo có giá trị trong việc nghiên cứu về

vai trò Một vài công trình như “Constructing national interests: the logic of US national security in the post-war era” (Xây dựng lợi ích quốc gia: logic của an ninh

quốc gia Mỹ thời hậu chiến) xuất bản năm 1993 của tác giả Jutta Eleonore Weldes,

hai bài viết của tác giả John Gerard Ruggie “Wandering in the void: Charting the UN's new strategic role” (Lang thang trong khoảng trống: định hình vai trò chiến lược mới của Liên hợp quốc) xuất bản năm 1993 và "The past as prologue? Interests, identity, and American foreign policy." (Quá khứ là phần mở đầu? Lợi

ích, bản sắc và chính sách đối ngoại Mỹ) xuất bản năm 1997, và cuốn sách của tác

giả Peter J Katzenstein (1996), “The culture of national security: Norms and identity in world politics” (Văn hoá của an ninh quốc gia: các chuẩn mực và bản sắc trong chính trị thế giới) Tuy vậy, nổi bật nhất phải kể đến cuốn sách “Social theory

of international politics” (Lý thuyết xã hội của chính trị học quốc tế) của Alexander Went (1999) với ba mô hình văn hoá vô chính phủ (culture of anarchy) của Hobbe,

Locke và Kant cùng vai trò tương ứng của các chủ thể là một nghiên cứu có giá trị Công trình này tạo nên nền tảng cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa bản sắc và vai trò Đồng thời, tác phẩm còn là tiền đề cho các nghiên cứu Kiến tạo xác định vị trí, và tính chất mà xã hội gán cho một quốc gia

Tuy nhiên, câu hỏi về mối liên hệ giữa vai trò và bản sắc vẫn là câu hỏi chưa

có lời giải đáp Những nỗ lực trong việc làm rõ các tranh cãi được thể hiện qua các

công trình như cuốn sách “Norms, identity, and culture in national security” (Các

chuẩn mực , bản sắc và văn hoá trong an ninh quốc gia) của Ronald L Jepperson

(1996), “Social construction of international politics: identities & foreign policies Moscow 1955 and 1999” (Kiến tạo xã hội của nền chính trị quốc tế : bản sắc và

chính sách đối ngoại của Mát-xơ-cơ-va năm 1955 và 1999) của tác giả Ted Hopf

(2002), “Branding nordicity models, identity and the decline of exceptionalism”

(Xây dựng các mô hình thương hiệu Bắc Âu, bản sắc và sự suy tàn của chủ nghĩa

ngoại lệ) của tác giả Christopher S Browning (2007), “Words and deeds: Foreign assistance rhetoric and policy behavior in the Netherlands, Belgium, and the United

Trang 24

Kingdom” ( Lời nói và hành động: Lập luận về hỗ trợ nước ngoài và hành xử mang

tính chính sách của Hà Lan, Bỉ và Anh) được viết bởi Marijke Breuning (2011) …

Bên cạnh dòng chủ đạo nghiên cứu về vai trò trong các lý thuyết QHQT, một vài lý thuyết xã hội học cũng được áp dụng vào nghiên cứu vai trò trong QHQT

Các công trình liên quan đến vai trò chủ thể quan hệ quốc tế chịu ảnh hưởng của Lý thuyết Vai trò (Role theory)

Lý thuyết về Vai trò được áp dụng chủ yếu trong phân tích chính sách đối

ngoại (foreign policy analysis) cũng như một số nghiên cứu QHQT Tuy vậy, việc

áp dụng lý thuyết này không nhiều và còn gây tranh cãi Như đã đề cập ở trên, việc nghiên cứu về vai trò trong QHQT được chính thức bắt đầu với bài viết của học giả

Kalevi J Holsti (1970) trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế (International Studies Quarterly) có tựa đề “National role conceptions in the study of foreign policy” (Các

nhận thức về vai trò quốc gia trong nghiên cứu chính sách đối ngoại) Nghiên cứu của Holsti đặt nền móng cho Lý luận về vai trò khi tìm ra mối liên hệ giữa đơn vị và

cấu trúc (agent-structure) thông qua các biến như: vị trí của quốc gia (position), quan niệm về vai trò của bản thân chủ thể (ego‟s role conception) và nhận thức về vai trò đó của các chủ thể bên ngoài (alter‟s prescription) Không những tổng hợp

các khái niệm về vai trò được sử dụng trong các nghiên cứu trước đó, công trình này còn đưa ra 17 vai trò của các quốc gia khi tham gia vào QHQT dựa trên kết quả phỏng vấn quan chức cấp cao của nhiều quốc gia được tiến hành trong hai năm

1966 và 1967 Bên cạnh nghiên cứu của Holsti, nhiều công trình khác cũng có giá trị trong việc bổ sung các lý giải và hình thành nên lý thuyết vai trò trong QHQT Một số các công trình tiêu biểu như hai tác phẩm của Stephan G Walker với tựa đề

“Symbolic Interactionism and International Politics: Role Theory‟s Contribution to International Organization” (Giao tiếp biểu tượng và Chính trị học quốc tế: Đóng

góp của Lý thuyết Vai trò đối với Tổ chức Quốc tế) xuất bản năm 1978 và

“National role conceptions and systemic outcomes” (Những quan niệm về vai trò quốc gia và kết quả mang tính hệ thống) năm 1978, “Roles and reasons in foreign policy decision making” (Các vai trò và lý do trong việc đưa ra quyết định về chính

Trang 25

sách đối ngoại) của Martin Hollis và Steve Smith (1986) Các công trình được kể tên trên đã chỉ ra một hệ thống các biến độc lập quyết định tới vai trò và việc thực hiện vai trò của một quốc gia

Thông qua mô hình xây dựng dựa trên tương tác giữa các biến này, không ít các nghiên cứu được tiến hành Một số ví dụ như tuyển tập các bài phân tích về vai trò của Liên Xô/Nga, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Trung Quốc và Canada trong Thế kỷ 20 trong cuốn sách được hiệu đính bởi học giả Philippe G Le Prestre (1997)

(Những nghiên cứu về Vai trò trong thời kỳ Hậu Chiến tranh Lạnh: Các chính sách

đối ngoại trong giai đoạn chuyển đổi), hay cuốn sách “The European Union's roles

in international politics: concepts and analysis” (Các vai trò của Liên minh Châu

Âu trong nền chính trị quốc tế: các khái niệm và phân tích) của hai tác giả Ole Elgström và Michael Smith (2006) Cùng với các nghiên cứu này, không ít các công trình khác quay lại sử dụng các khái niệm được nêu bởi Holsti (1970) nhằm phân

tích về vai trò của các quốc gia hiện nay như tác phẩm “The struggle for a national identity in post-soviet Russia” (Cuộc đấu tranh vì bản sắc dân tộc tại Nga thời kỳ Hậu Xô Viết) của tác giả Glenn Chafetz (1996) hay “Beyond IR theories: The case for national role conceptions” (Ngoài các lý thuyết QHQT: Trường hợp nghiên cứu

về các quan niệm của vai trò quốc gia) của Richard Adigbuo (2007) Tương tự, các công trình của Mlada Bukovansky (1997), Amy L Catalinac (2007) … cũng là các nghiên cứu có giá trị tham khảo về việc bổ sung và áp dụng Lý thuyết vai trò trong QHQT

Nhìn chung, Lý thuyết vai trò thường tập trung vào các nội dung liên quan tới việc một quốc gia xác định vai trò của mình, xung đột giữa các vai trò của quốc gia đó, các yếu tố hạn chế tới vai trò hoặc gần đây là một số ít nghiên cứu về nhóm các vai trò của quốc gia (trường hợp của EU hoặc Liên hợp quốc) Chưa từng có một nghiên cứu nào sử dụng lý thuyết Vai trò đối với trường hợp ASEAN

Khi nghiên cứu về vai trò của chủ thể trong QHQT, có một cách tiếp cận gần đây bắt đầu được áp dụng đó là thông qua phương pháp Phân tích Mạng lưới

Xã hội (SNA)

Trang 26

Các công trình liên quan đến vai trò chủ thể quan hệ quốc tế chịu ảnh hưởng của Phân tích Mạng lưới Xã hội (SNA)

Phương pháp này vốn là cách tiếp cận mang tính xã hội được áp dụng trong nghiên cứu QHQT vào những năm 1960, 1970 khi xem xét tác động của các mối quan hệ mang tính mạng lưới trong các hoạt động thương mại, giữa các thành viên trong các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các quan hệ song phương và đa phương trong hệ thống quốc tế Trong các nội dung của SNA, lý luận về “vai trò trung tâm”

(centrality) của một chủ thể trong mạng lưới là nội dung đáng chú ý khi xem xét về

vai trò trong QHQT

Về mặt thứ tự, nghiên cứu của Alex Bavelas cùng cộng sự tại Phòng thí

nghiệm về các Nhóm mạng lưới (Group Networks Labortary) tại Viện Công nghệ

Massachusetts (MIT) cuối những năm 1940 đã mở đường cho việc xem xét vai trò trung tâm và ảnh hưởng của vai trò này tới một nhóm Dựa trên các báo cáo của

Bavelas (1950) và cộng sự, Linton C Freeman với công trình “Centrality in Social Networks” (Vị trí trung tâm trong các mạng lưới xã hội) xuất bản năm 1979 thực sự

tạo nên cầu nối giữa SNA và ngành QHQT Bên cạnh Bavelas và Freeman, một học giả có đóng góp quan trọng trong việc đưa SNA trở thành một phương pháp có khả năng áp dụng trong nghiên cứu QHQT đó là Zeev Maoz Một số công trình của Maoz

như hai bài viết “Network Centrality and International Conflict, 1816-2001: Does it Pay to Be Important?” (Vai trò trung tâm của mạng lưới và Xung đột quốc tế, 1816- 2001: Liệu có quan trọng?) năm 2004 và “International Relations: A network approach” (QHQT: theo cách tiếp cận mạng lưới) trong sách “New directions for international relations: confronting the method-of-analysis problem” (Hướng đi mới

đối với nghiên cứu QHQT: Đối mặt với các vấn đề mang tính phương pháp phân

tích) xuất bản năm 2005; hoặc cuốn sách “Networks of nations: The evolution, structure, and impact of international networks, 1816-2001” (Các mạng lưới quốc

gia: quá trình phát triển, cấu trúc và tác động của các mạng lưới quốc tế) xuất bản

năm 2010 Bên cạnh đó, chương Ba của cuốn sách “Social Network Analysis: Methods and Applications” (Phân tích mạng lưới xã hội: Các phương pháp và cách

áp dụng) của Stanley Wasserman và Katherine Faust (1994) với tựa đề “Centrality

Trang 27

and Prestidge” (Vai trò trung tâm và uy tín) cũng như bài viết “Network analysis for international relations” (Phân tích mạng lưới trong nghiên cứu QHQT) của hai tác

giả Hafner-Burton M Emilie và Kahler Miles (2009) là các công trình lý luận đáng tham khảo khi xem xét về “vai trò trung tâm” của lý thuyết SNA

Trên cơ sở các lý thuyết về vai trò trung tâm trong mạng lưới của SNA như vậy, một số học giả đã áp dụng cách tiếp cận này trong nghiên cứu vai trò trong

QHQT Nghiên cứu của Steven J Brams (1966) có tựa đề “Transaction flows in the international system” (Các dòng giao dịch trên thị trường quốc tế) là một trong số

các tác phẩm đầu tiên áp dụng SNA có bàn tới vai trò trung tâm Tương tự như vậy,

“International linkages and environmental sustainability: The effectiveness of the regime network” (Các mối liên hệ quốc tế và tính bền vững môi trường: Hiệu quả của mạng lưới” của tác giả Hugh Ward (2006); "Intergovernmental Organizations and the Kantian Peace A Network Perspective” (Các mạng lưới liên chính phủ và

quan điểm về mạng lưới hoà bình theo thuyết Kant) của Hugh Ward và Han

Dorussen (2008); “A new world order” (Trật tự thế giới mới) và “America‟s edge: Power in the networked century” (Góc sắc của Mỹ: Quyền lực trong một thế kỷ

được kết nối) của Annie Marie Slaughter (2009) là những công trình điển hình về nghiên cứu vai trò của một chủ thể QHQT dựa trên cách tiếp cận vai trò trung tâm của SNA Đặc biệt, năm 2014, học giả Mely Caballero-Athony đã có bài viết

“Understanding ASEAN‟s centrality: bases and prospect in an evolving regional architecture” (Hiểu về vai trò trung tâm của ASEAN: nền tảng và triển vọng trong

cấu trúc đang lên của khu vực) Trong bài viết này, tác giả có đề cập tới việc sử dụng lý thuyết về vai trò trung tâm của SNA để hiểu về khái niệm “trung tâm” thường được sử dụng trong các nghiên cứu gắn với ASEAN Tuy nhiên, việc áp dụng SNA vào nghiên cứu vai trò trong QHQT vẫn còn ít ỏi cả về chất và lượng

Như vậy, xét về lý luận vai trò trong QHQT, nếu khẳng định là không có lý thuyết nào là không chính xác Tuy nhiên, thực tế đặt ra là Lý thuyết Vai trò hay các

lý thuyết phổ biến trong nghiên cứu QHQT như CNHT, CNTD và CNKT hoặc không đưa ra được một khuôn khổ, mẫu hình cho việc xác định vai trò của một chủ thể hoặc mô hình đưa ra còn nhiều tranh cãi và khó xác định Hơn nữa, do cách nhìn

Trang 28

nhận về QHQT khác nhau, các lý thuyết này thường dựa vào hệ tiêu chí đánh giá vai trò riêng của mình Điều này đã dẫn đến sự thiếu hụt và không giải thích được nhiều trường hợp khác nhau

1.2 Các công trình nghiên cứu về vai trò của ASEAN trong khu vực Đông Á

1.2.1 Công trình của các tác giả nước ngoài

Trên thế giới, các nghiên cứu về vai trò của ASEAN trong khu vực Đông Á thường được chia thành các nhóm như sau:

Nhóm thứ nhất là các bài viết có quan điểm đánh giá thấp vai trò của ASEAN Cụ thể, các bài viết này cho rằng ASEAN chỉ là một sản phẩm của cạnh

tranh nước lớn, là công cụ cân bằng (balancing) hoặc phù thịnh (bandwagon) của

nước lớn trong khu vực hơn là một chủ thể QHQT độc lập và có khả năng đóng vai trò quan trọng

Robyn Lim (1998) trong bài viết “The ASEAN Regional Forum: building on sand” (Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN: Công trình được xây dựng trên nền cát)

cùng không ít học giả cho rằng ASEAN hiện tại đang bị chia rẽ bởi Trung Quốc Những gì ASEAN đang tiến hành sẽ càng làm gia tăng khoảng cách các nước này với Mỹ và khiến ASEAN trở nên gần gũi với Trung Quốc và từ đó vai trò của ASEAN sẽ giảm Quan điểm này cũng được nhắc lại trong một số các nghiên cứu

của Ji Guoxing (1998) “China versus South China sea security” (Trung Quốc đối lại An ninh Biển Đông), John Funston (1999) “Challenges facing ASEAN in a more complex age” (Những thách thức ASEAN phải đối mặt trong một thời kỳ phức tạp hơn), Barry Buzan (2003) với “Security architecture in Asia: the interplay of regional and global levels?” (Kiến trúc an ninh Châu Á: phải chăng là sự tương tác giữa khu vực và toàn cầu?), David Kang (2003) trong “Geting Asian wrong: the need for a new analytical framework” (Nhận định sai về Châu Á: sự cần thiết phải

có một khung phân tích mới), và Alice D Ba (2006) “Who's socializing whom? Complex engagement in Sino-ASEAN relations” (Ai xã hội hoá ai? Mối quan hệ

phức tạp giữa Trung Quốc - ASEAN) Trong đó, David Kang tin rằng trật tự khu vực Châu Á sở dĩ có thể duy trì là vì các quốc gia đều chấp nhận mối quan hệ thứ

Trang 29

bậc với vai trò Trung Quốc là cốt lõi Điều này đồng nghĩa với việc tương lai của các quốc gia Đông Á sẽ xoanh quanh trục là Trung Quốc và chấp nhận một trật tự khu vực dưới sự ảnh hưởng của quốc gia này Tương tự như vậy, Barry Buzan và

D Alice lập luận thay bằng việc bị ảnh hưởng bởi các nước trong khu vực, Trung Quốc giờ đây đang biến các cơ chế đa phương của khu vực thành công cụ để thực hiện các tham vọng của mình

Không bàn tới ảnh hưởng của riêng Trung Quốc, hai công trình của Jürgen

Rüland (2011) “Southeast Asian regionalism and global governance": multilateral utility" or" hedging utility"?” (Chủ nghĩa khu vực Đông Nam Á và quản trị toàn cầu:

cơ chế “tiện ích đa phương” hay “nước đôi”?) và Ralf Emmers (2012) là

“Cooperative Security and the Balance of Power in ASEAN and the ARF” (An ninh

hợp tác và Cân bằng quyền lực trong ASEAN và ARF) thì khẳng định việc hình thành nên ASEAN thực ra là công cụ nhằm cân bằng quyền lực bên trong nội bộ các quốc gia thành viên cũng như bên ngoài đối với các cường quốc Đây đồng thời là lý

do khiến ASEAN không thể giải quyết các xung đột, khủng hoảng trong khu vực

Một nhóm các học giả khác khi nghiên cứu về an ninh Đông Á, dù cho rằng tình hình an ninh chính trị của khu vực này không chỉ là câu chuyện về cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn, nhưng cũng không đánh giá cao vai trò của ASEAN Những học giả này cho rằng an ninh của khu vực Đông Á sẽ dựa trên một trật tự phân cấp quốc gia hơn là hình thức hợp tác đa phương có tính ôn hoà mà ASEAN

xây dựng Nội dung này được phân tích trong các tác phẩm như “The ASEAN regional forum: material and ideational dynamics” (Diễn đàn an ninh ARF: những

động lực vật chất và tinh thần) của William Tow và Cameron J Hill (2002),

“Between balance of power and community: the future of multilateral security

cooperation in the Asia Pacific” (Giữa cân bằng quyền lực và cộng đồng: tương lai

của hợp tác an ninh đa phương trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương) của John

G Ikenberry và Jitsuo Tsuchiyama (2002), cuốn “Asian security order: instrumental and normative features” (Trật tự an ninh Châu Á: các khía cạnh công

cụ và quy chuẩn) của Muthiah Alagapa (2003), và “Regions and powers: the structure of international security” (Các khu vực và quyền lực: cấu trúc của nền an

ninh quốc tế ) của Barry Buzan và Ole Waever (2003)

Trang 30

Bên cạnh đó, không ít học giả nhìn vào những hạn chế trong mô hình hoạt động, phát triển và mở rộng của ASEAN để đưa đến kết luận về tính bất khả thi cho ASEAN trong việc đóng vai trò thúc đẩy các hoạt động hợp tác trong khu vực Các

công trình của Leifer là ví dụ tiêu biểu Trong hai nghiên cứu là “The Truth about the Balance of Power” (Sự thật về Cân bằng quyền lực) năm 1996 và “The ASEAN peace process: a category mistake” (Tiến trình hoà bình ASEAN: một sai lầm về phạm trù?) năm 1999, Leifer lý giải “vai trò trung tâm về ngoại giao lạ thường” của

Hiệp hội là kết quả của yếu tố bên ngoài mà không phải từ khả năng của Hiệp hội Sau đó, thông qua việc chứng kiến những khó khăn về chính trị, ngoại giao và kinh

tế mà ASEAN vấp phải sau cuộc khủng hoảng năm 1997, Leifer (2005) trong “The Limits to ASEAN‟s Expanding Role” (Hạn chế của vai trò mở rộng của ASEAN)

cũng cảnh báo rằng cần phải cẩn trọng khi cho rằng những kinh nghiệm mang tính thể chế của ASEAN có thể được coi là mẫu hình cho các khu vực khác

Tương tự như vậy, một số nghiên cứu thậm chí còn chỉ trích mạnh mẽ sự thiếu tương xứng của ASEAN đối với tất cả các mặt từ chính trị, kinh tế, văn hóa,

bản sắc tôn giáo và đặc biệt là an ninh khu vực Cụ thể là bài viết “Making process, not progress: ASEAN and the evolving East Asian regional order” (Nhấn mạnh về

cách thức, không phải tiến triển: ASEAN và trật tự khu vực đang hình thành tại Đông Á) của David M Jones và Michael L.R Smith (2007) Một vài nghiên cứu khác so sánh mô hình hoạt động của ASEAN và Liên minh Châu Âu (EU) để thấy

được những thất bại của ASEAN Ví dụ như “ASEAN‟s imitation community”

(Cộng đồng bắt chước của ASEAN) viết bởi David M Jones và Michael L.R Smith

(2003), “Diffusing (inter-) regionalism: the EU as a model of regional integration”

(Chủ nghĩa (liên) khu vực lan toả: phải chăng EU là mô hình cho hội nhập khu

vực?) của Tanjia Börzel và Thomas Risse (2009), “Institutionalizing ASEAN: celebrating Europe through network governance” (Thể chế hoá ASEAN: tán dương

mô hình Châu Âu thông qua quản trị mạng lưới) của Anja Jetschke (2009) Bài viết đáng chú ý nhất về vai trò của ASEAN trong tương lai là nghiên cứu với tựa đề

„Ripe for rivalry” (Chín muồi cho sự đối địch) của Aaron Friedberg Friedberg nhấn

mạnh rằng vì Đông Á thiếu đi một cơ chế ổn định như Châu Âu, với mức độ hội

Trang 31

nhập và thể chế khu vực cao và có khả năng quản trị và giảm thiểu xung đột, nên chắc chắn Đông Á sẽ rơi vào tình trạng rối loạn Cũng với cách nhìn nhận bi quan

về ASEAN, trong một bài thuyết trình năm 2014 với tựa đề “The Myth of ASEAN's Centrality” (Chuyện hoang đường về vai trò trung tâm của ASEAN), học giả

Weatherbee không ngần ngại khẳng định rằng ASEAN sao có thể đóng vai trò trung tâm khi tổ chức này không có trung tâm hoặc lãnh đạo

Cùng trong nhóm các công trình đánh giá thấp vai trò của ASEAN, có một

số công trình không hoàn toàn phủ nhận nhưng không tuyệt đối tin tưởng vào vai trò của ASEAN trong khu vực Các nghiên cứu này chấp nhận rằng ASEAN đóng vai trò đáng kể trong hợp tác khu vực Tuy nhiên, các học giả này cho rằng vai trò này không phải tạo ra bởi ASEAN mà do bối cảnh khu vực, cụ thể là cạnh tranh quyền lực của các nước lớn Đó có thể là các nước lớn trong khu vực Đông Nam Á hay là các nước lớn trong khu vực Đông Á (Mỹ - Trung Quốc - Nhật Bản) Một số

tác phẩm nổi bật như “Still in the “Drivers‟ Seat”, But for How Long? ASEAN‟s Capacity for Leadership in East-Asian International Relations” (Vẫn trong vai trò

Cầm lái, nhưng còn kéo dài bao lâu? Khả năng của ASEAN trong việc giữ vai trò

lãnh đạo QHQT tại Đông Á) của Jones Lee (2010), “Why Does a Small Power Lead? ASEAN Leadership in Asia-Pacific Regionalism” (Tại sao các quyền lực nhỏ

đóng vai trò lãnh đạo? Vai trò lãnh đạo của ASEAN trong Chủ nghĩa khu vực Châu

Á - Thái Bình Dương) của Kim Min Hyung (2012), “ASEAN Integration in 2030: United States Perspectives” (Hội nhập ASEAN năm 2030: Quan điểm của Mỹ) viết

bởi Pek Koon Heng (2012) Hoặc ASEAN đóng vai trò lãnh đạo trong một số các hợp tác về kinh tế, không phải hợp tác về an ninh - chính trị như một nghiên cứu của học giả Benjamin Ho (2012) trong báo cáo của Trường Nghiên cứu Quốc tế

Rajaratnam (Singapore) có tựa đề “ASEAN‟s centrality in a rising Asia” (Vai trò

trung tâm của ASEAN trong một Châu Á đang lên) Hay, Hiệp hội dù là người lãnh đạo trong các cơ chế hợp tác khu vực nhưng điều này không đồng nghĩa với việc ASEAN tiếp tục đóng vai trò đó trong tất cả các lĩnh vực khác như theo phân tích

của Richard Stubbs (2014) trong "ASEAN's leadership in East Asian building: strength in weakness” (Vai trò lãnh đạo của ASEAN trong xây dựng khu

region-vực Đông Á: sức mạnh nằm trong sự yếu ớt)

Trang 32

Các công trình đánh giá cao vai trò của ASEAN

Nhóm các nghiên cứu thứ hai về ASEAN là những người tin rằng ASEAN

là một mô hình thành công Các học giả nhóm này đầy lạc quan khi cho rằng Hiệp hội đang dần trở thành cơ sở cho trật tự khu vực mở rộng hoặc thậm chí là “động

lực cho chủ nghĩa khu vực mới” Các bài viết cụ thể như “Constructing a security community in Southeast Asia: ASEAN and the problem of regional order” (Xây

dựng một cộng đồng an ninh tại Đông Nam Á: ASEAN và vấn đề trật tự khu vực)

và “Will Asia's past be its future?” (Liệu quá khứ của Châu Á có trở thành tương lai?) của tác giả Amitav Acharya (2001, 2003), hay “ASEAN Way” (Phương thức ASEAN) của David Capie và Paul Evans (2003), và “Deconstructing the ASEAN security community: a review essay” (Lý giải về Cộng đồng an ninh ASEAN) của

Nicholas Khoo (2004) Trong nhóm các học giả này, Acharya có lẽ là người lạc quan nhất Ở một số những bài viết của mình, Acharya lập luận rằng chủ nghĩa khu vực Châu Á sẽ không trở thành công cụ của các cường quốc nhằm khẳng định

quyền lực của mình mà trái lại, Châu Á với hạt nhân là ASEAN sẽ “ngày càng có khả năng tự điều chỉnh các vấn đề bất ổn của mình thông qua việc chia sẻ các giá trị chung, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và mối gắn kết thể chế ngày càng gia tăng” (Acharya, 03/04, tr.150) Một số tác giả qua nghiên cứu về Diễn đàn an ninh

khu vực ASEAN (ARF) thì cho rằng Đông Nam Á đã tìm ra một khuôn khổ nguyên tắc dần định hình luật chơi khu vực, khiến cho các quốc gia có thể quan sát và dự báo được những thay đổi (có thể) của các nước còn lại trong khu vực

Luận điểm này được làm rõ trong các bài viết “Conflict management strategies in ASEAN: perspectives for SAARC” (Các chiến lược quản trị xung đột của ASEAN: quan điểm dành cho SAARC) của Rajshree Jetly (2003), “The relevance of the ASEAN Regional Forum (ARF) for regional security in the Asia-Pacific” (Sự phù

hợp của Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN với nền an ninh khu vực Châu Á -

Thái Bình Dương) của tác giả Dominic Heller (2005), và “Establishment of the ASEAN Regional Forum: constructing a „talking shop‟or a „norm brewery‟?”(Việc thành lập Diễn đàn An ninh Khu vực ARF: xây dựng nên một

“diễn đàn” hay “cơ chế ấp ủ các chuẩn mực ”?”) của Hiro Katsumata (2006)

Trang 33

Cũng theo các tác giả này, cho dù ARF có gặp nhiều chỉ trích vì nói nhiều hơn làm thì cơ chế này cũng có những thành công nhất định trong việc thúc đẩy hợp tác an ninh đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống, đặc biệt trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ sau thảm hoạ (Haacke, J., 2009) Không ít các học giả dự báo

về sự xuất hiện một cộng đồng an ninh sơ khai tại khu vực Đông Nam Á dựa trên

cơ sở chung về bản sắc và lợi ích của các nước Đông Nam Á Lấy ví dụ như học

giả Donald K Emmerson (2005) với bài viết “Security, community, and democracy in Southeast Asia: Analyzing ASEAN” (An ninh, cộng đồng và dân chủ tại Đông Nam Á: Phân tích ASEAN), Amitav Acharya (2009) với “Arguing about ASEAN: what do we disagree about?” (Luận bàn về ASEAN: chúng ta bất đồng ở

đâu?) hoặc một công trình đã đề cập tới ở trên về Xây dựng cộng đồng an ninh tại Đông Nam Á cũng của học giả này

Thú vị hơn, một số học giả có xu hướng tìm hiểu về trật tự hoặc cấu trúc an

ninh khu vực với trung tâm là ASEAN Trong nghiên cứu về “Great Power and Hierarchical Order in Southeast Asia” (Các siêu cường và hệ thống trật tự Đông

Nam Á) (Goh, 2007) đã nhấn mạnh tới vai trò của các nước Đông Nam Á trong khu vực thông qua việc phân tích tiến trình lôi kéo các cường quốc tham gia vào các cộng đồng khu vực và trói buộc các cường quốc này trong một mạng lưới trao đổi

và các mối quan hệ được gọi là “Omni-enmeshment” mà nhiều người vẫn thường gọi nôm na là mê hồn trận quốc tế Theo Goh, các nước ASEAN thực tế chủ động

một cách chiến lược hơn bất kỳ ai có thể tưởng tượng về các quốc gia nhỏ và hạn chế trong việc tối đa hóa tính linh hoạt của mình Cũng với cách nhìn lạc quan về ASEAN, Acharya mô tả quá trình ASEAN dần trở thành trung tâm của trật tự khu

vực (trật tự này được mô tả qua khái niệm mượn của xã hội học là “chủ nghĩa cộng tác nhóm” (consciationalism) Trong đó, ASEAN tạo ra nền tảng của một cộng

đồng an ninh Cùng với sự tương tác và phụ thuộc về kinh tế, Đông Nam Á sẽ hình thành nên một trật tự mà xung đột sẽ bị kiềm chế không phải bởi quyền lực nước lớn mà bởi những tính toán thiệt hơn giữa xung đột và hợp tác, hoà bình (Acharya, A., 2014) Ngoài ra, một số nghiên cứu về vai trò của ASEAN sử dụng các lý thuyết

như “nước đôi” (hedging) trong “Power, trust, and network complexity: three

Trang 34

logics of hedging in Asian security” (Quyền lực, niềm tin và phức hợp mạng lưới:

ba logic chiến lược nước đôi trong nền an ninh Châu Á) của Van Jackson (2014),

hay chủ động cân bằng ảnh hưởng nước lớn trong “The balance of great-power influence in contemporary Southeast Asia” John David Ciorciari (2009) và đặc biệt

là cách tiếp cận Phân tích mạng lưới xã hội (Social Network Analysis),… để tìm ra

“bí mật” đằng sau vai trò của ASEAN trong khu vực Các nhà nghiên cứu thuộc nhóm thứ hai (ủng hộ ASEAN) sử dụng một loạt phép ẩn dụ để chỉ về vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị khu vực Ví dụ như: vị trí "lãnh đạo"

(leader), “trung tâm” (centrality), “người cầm lái” (driver), "người quản lý" (manager), “người đối thoại” (interlocutor), “người nhóm họp” (convenor), thậm chí là nhóm "thay đổi giá trị" (norm entrepreneur, norm brewery)

1.2.2 Công trình của các tác giả trong nước

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã được tiến hành từ khá lâu Một số nghiên cứu được biết tới từ trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN như nghiên cứu của tác giả Vũ Đăng Dũng (1993) về

“ASEAN và một cơ cấu an ninh Đông Nam Á”, hay tác giả Nguyễn Phương Bình (1994) với “Vai trò của ASEAN trong việc xây dựng cơ chế an ninh khu vực” Trong đó, tác giả Nguyễn Phương Bình đã đưa ra khái niệm “hạt nhân liên kết” để

mô tả về vai trò của Hiệp hội Đây là một phát hiện khá mới của tác giả này trong bối cảnh năm 1994 khi ASEAN mới bắt đầu thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kết nối với các đối tác đối thoại của mình Các nghiên cứu về vai trò, thành tựu hay vị thế của ASEAN xuất hiện nhiều hơn sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội và thường được xuất bản trùng với các mốc phát triển của Hiệp hội (giai đoạn ASEAN tròn 30, 35 hay 40 năm tuổi…) Một số các công trình tiêu

biểu như bài tạp chí “ASEAN hướng về tương lai” của tác giả Phạm Cao Phong (1997), “Vai trò của ASEAN đối với các nước thành viên và đối với khu vực Châu Á

- Thái Bình Dương” của tác giả Nguyễn Phương Bình (2000), “ASEAN trong hành trình 35 năm qua và chặng đường phía trước”, “ASEAN - những cột mốc trên tiến trình phát triển” của Giáo sư Vũ Dương Ninh (2007) và bài nghiên cứu “ASEAN 45 năm: thành tựu và những vấn đề đặt ra” viết bởi tác giả Nguyễn Duy Dũng (2012)

Trang 35

Sau năm 2000 tới gần với thời điểm kết thúc nghiên cứu của luận án, các công trình phân tích sâu về vai trò của ASEAN phần lớn được tiến hành bởi các học giả như Vũ Dương Ninh, Nguyễn Thu Mỹ, Trần Khánh, Hoàng Khắc Nam, Phạm Quang Minh, Luận Thuỳ Dương, Phạm Đức Thành Một số các công trình tiêu

biểu như nghiên cứu “Việt Nam - ASEAN mười năm đồng hành trên chặng đường hội nhập quốc tế” của tác giả Vũ Dương Ninh (2005), “Quá trình xây dựng thể chế khu vực Đông Á và ASEAN+3” và “Hợp tác đa phương ASEAN+3: vấn đề và triển vọng” của tác giả Hoàng Khắc Nam (2003, 2008), “ASEAN trong cục diện chính trị thế giới mới” của hai tác giả Trần Khánh, Phạm Hồng Tiến (2006), “Vai trò của ASEAN trong hợp tác đa phương về an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” của Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Anh Chương (2010), “Vai trò của ASEAN trong cấu trúc khu vực Đông Á và tư duy đối ngoại Việt Nam” của Lê Viết Duyên (2012),

“Vai trò của ASEAN trong kiến tạo cấu trúc an ninh mới ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” của hai tác giả Trần Khánh và Đỗ Quốc Toản (2013), và “Vai trò của ASEAN trong ngăn ngừa xung đột ở Biển Đông” viết bởi tác giả Trần Khánh… Các

nghiên cứu tập trung phân tích lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức, vai trò nói chung của ASEAN trong các hợp tác ở khu vực Đông Á, mối quan hệ của ASEAN với các nước lớn trong khu vực và các khó khăn, thách thức Hiệp hội phải đối mặt trong việc duy trì vị thế của mình Trong các nghiên cứu vừa kể tên, bài viết của hai tác giả Trần Khánh và Đỗ Quốc Toản là một công trình khá thú vị Hai học giả đưa ra gợi ý về các yếu tố để ASEAN tiếp tục đóng vai trò trụ cột trong duy trì

và phát huy hiệu quả các cơ chế hướng tâm của Hiệp hội trong kiến tạo cấu trúc an ninh mới Đó là (1) khả năng, thực lực của ASEAN và (2) việc chấp nhận vai trò này của các nước lớn Các luận điểm của bài viết có phảng phất dấu ấn của các

tranh cãi có liên quan tới lý thuyết lãnh đạo (leadership) và là những gợi ý đáng suy

ngẫm khi bàn tới vai trò của ASEAN Cũng cùng đề cập tới duy trì vai trò của Hiệp

hội, hai bài viết về “Sức đề kháng khu vực - triết lý an ninh của ASEAN” năm 2002

và “Phản ứng chính sách của ASEAN trước sự biến động địa chính trị Đông Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI” năm 2010 của tác giả Nguyễn Thu Mỹ là hai công

Trang 36

trình rất đáng tham khảo Dù viết vào hai thời điểm không gần nhau, nhưng những luận bàn trong hai nghiên cứu này rất quan trọng và làm sáng tỏ hơn những nỗ lực của ASEAN nhằm duy trì sự tồn tại và khẳng định mình như một thực thể không thể thiếu trong các vấn đề khu vực

Đặc biệt, một số công trình dù đối tượng nghiên cứu chính không phải là

“vai trò của ASEAN” nhưng cũng đề cập tới vai trò và những nỗ lực của Hiệp hội

trong việc duy trì vai trò trong khu vực Điển hình như bài viết “Cấu trúc khu vực

và vấn đề mở rộng cấu trúc khu vực ở Châu Á - Thái Bình Dương” của tác giả Nguyễn Hùng Sơn (2010), và “Về cấu trúc an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” của tác giả Nguyễn Nam Dương (2011)

Nghiên cứu về “vai trò của ASEAN” trong phạm vi không gian Đông Á, hai

luận án Tiến sỹ với tiêu đề “Vai trò của ASEAN trong trật tự Đông Á tới năm 2020

và định hướng chính sách đối ngoại Việt Nam” của Nguyễn Hùng Sơn (2013) (Học viện Ngoại Giao) và "Vai trò của ASEAN trong tiến trình hợp tác và liên kết ở khu vực Đông Á" của NCS Tôn Thị Ngọc Hương (2015) (Học viện Ngoại Giao) là các

công trình đáng chú ý Đây là hai công trình phân tích và đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống vai trò của ASEAN đối với trật tự khu vực Đông Á Tuy nhiên,

do đối tượng nghiên cứu của đề tài là “vai trò của ASEAN” trong nhiều lĩnh vực với phạm vi nghiên cứu là “trật tự khu vực Đông Á” hoặc "tiến trình hợp tác và liên kết" ở khu vực Đông Á nói chung nên công trình luận án kể trên chỉ dành một góc viết không nhiều cho việc xem xét về vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh - chính trị Đông Á

1.3 Nhận xét, đánh giá

Thông qua các công trình nghiên cứu về lý luận vai trò trong QHQT và vai trò của ASEAN của các tác giả trong nước và quốc tế, có thể nhận thấy một số những đặc điểm sau:

Về những điểm luận án kế thừa, việc nghiên cứu vai trò của ASEAN của

các tác giả nước ngoài là khá phong phú Các nghiên cứu này chủ yếu dựa trên cách tiếp cận của CNHT, CNTD và CNKT Với những cơ sở nhận thức không giống nhau, các nghiên cứu có cách nhìn nhận khác nhau về vai trò của ASEAN trong khu

Trang 37

vực Đông Á Một số hoài nghi, số khác lại ca ngợi về vai trò của Hiệp hội Không ít công trình chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu trong xây dựng vai trò của ASEAN Nhờ những đặc điểm trên, các nghiên cứu này đưa lại cho luận án cái nhìn đa chiều cũng như một số các tiêu chí đánh giá hữu ích để nhìn nhận về vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh - chính trị Đông Á

Bên cạnh đó, dựa vào các nghiên cứu có áp dụng Lý thuyết Vai trò, có thể nhận thấy gợi ý về hướng tiếp cận đối với việc nghiên cứu vai trò của một chủ thể

Trong số các công trình của các tác giả nước ngoài, tác giả luận án đặc biệt chú ý tới bài viết của Mely Caballero - Anthony (2014) Dù chỉ là bài viết ngắn nhưng với nội dung có đề cập tới việc áp dụng lý luận vai trò trung tâm của SNA trong việc xem xét vai trò của ASEAN, đây là một gợi ý mới mẻ, đáng quan tâm Cho tới nay, chưa có nghiên cứu nào về vai trò của ASEAN theo cách tiếp cận này Công trình của Mely Caballero - Anthony mới chỉ giới thiệu mà chưa vận dụng vào phân tích Sau khi nghiên cứu về lý thuyết SNA và thực tiễn hoạt động của ASEAN, tác giả Luận án nhận thấy cách tiếp cận của SNA hoàn toàn có thể sử dụng như cách tiếp cận bổ sung trong phân tích vai trò của Hiệp hội Lý do bởi SNA có thể giúp chỉ ra cách thức ASEAN tạo nên khả năng có được vai trò trong khu vực, thậm chí là vai trò trung tâm Đây là cách tiếp cận mới giúp luận án hiểu rõ thêm về bản chất vai trò cũng như cách thức duy trì, nâng cao vai trò của Hiệp hội Trên cơ

sở đó, luận án sẽ sử dụng lý thuyết này nhằm đưa ra những gợi ý cho việc củng cố vai trò của Hiệp hội trong giai đoạn tiếp theo

Tương tự với các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài, các tác phẩm

và công trình nghiên cứu trong nước về vai trò của ASEAN cũng khá phong phú Các công trình của các tác giả trong nước có giá trị tham khảo rất tốt và đóng góp nhiều cho luận án trên nhiều phương diện

Về những điểm luận án bổ sung, khi bàn tới lý luận về vai trò của một chủ

thể trong QHQT và vai trò của ASEAN, các công trình đi trước vẫn còn một số những lưu ý như sau:

4

Nội dung này được phân tích kỹ hơn trong chương tiếp theo của luận án

Trang 38

Đầu tiên, về mặt lý luận, cho tới nay vẫn chưa có hệ thống lý thuyết thống nhất nào được coi là hữu hiệu trong việc nghiên cứu về vai trò của chủ thể trong QHQT Như đề cập ở trên, việc nghiên cứu thường được áp dụng với một số các lý thuyết QHQT chủ yếu Mỗi lý thuyết có cách nhìn vai trò trong QHQT khác nhau với những hệ tiêu chí riêng Do vậy, các nghiên cứu về vai trò của chủ thể theo các lý thuyết QHQT này thường bị chi phối bởi quan điểm riêng của các lý thuyết nên dễ bị phiến diện và không đầy đủ Trên thực tế, việc áp dụng từng lý thuyết này vào nghiên cứu vai trò của ASEAN đều khó trả lời câu hỏi tại sao ASEAN lại có vai trò, thậm chí là vai trò trung tâm Tuy nhiên, một số tiêu chí đánh giá vai trò của các lý thuyết này là hữu ích trong việc đánh giá vai trò trong QHQT nói chung, vai trò của ASEAN nói riêng

Tiếp theo, dù đã có Lý thuyết về vai trò nhưng lý thuyết này không được sử dụng một cách rộng rãi trong việc nghiên cứu QHQT mà chỉ được dùng mang tính tham khảo trong nghiên cứu chính sách đối ngoại và giới hạn ở một vài nghiên cứu QHQT Một số cản trở về cấp độ phân tích, về tính đại diện của mẫu nghiên cứu, về

sự mơ hồ trong xác định thế nào là bản sắc hay sự thay đổi trong nhận thức nội bộ của các quốc gia, khiến lý thuyết này khó trở thành khuôn khổ phổ biến cho các nghiên cứu vai trò trong QHQT Liên quan tới luận án, với đối tượng nghiên cứu là ASEAN vốn là một tổ chức liên chính phủ có đặc tính đa dạng cao, việc xác định nhận thức về vai trò của Hiệp hội trong quan niệm của các nước khác cũng như của các thành viên là khó xác định chính xác

Ngoài ra, khi bàn về vai trò của ASEAN, các tác phẩm và công trình nghiên cứu trong nước chưa thực sự rõ ràng về cách tiếp cận và tiêu chí đánh giá Các học giả dùng những khái niệm khác nhau để chỉ về vai trò nói chung và vai trò của ASEAN Bên cạnh đó, các học giả cũng dùng các khái niệm không giống nhau trong cách gọi tên vai trò của chủ thể ASEAN, ví dụ như vai trò cầu nối, vai trò điểm hẹn, vai trò trung tâm, vai trò cân bằng chiến lược, vai trò cầm lái, vai trò xây dựng… Một số lượng đáng kể công trình tiếp cận đối tượng nghiên cứu thông qua phương pháp nghiên cứu lịch sử, xem xét các thành tựu và những hạn chế của Hiệp hội và từ đó đánh giá về vai trò của ASEAN mà không dựa trên cơ sở lý thuyết nào

Trang 39

Cuối cùng, một điểm đáng lưu ý khác trong các nghiên cứu lịch sử khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu là “vai trò của ASEAN”, các nghiên cứu này thường nghiên cứu trong một giai đoạn nhất định mà chưa quan tâm nhiều đến sự thay đổi vai trò của Hiệp hội qua thời gian

Với những đặc điểm của các công trình nghiên đi trước như vậy, Luận án tiến sĩ mong muốn sẽ bổ sung và đóng góp một công trình lý luận mới với khung lý thuyết rõ ràng về cơ sở hình thành nên vai trò của ASEAN và quá trình chuyển biến vai trò của Hiệp hội trong hợp tác an ninh - chính trị Đông Á trong giai đoạn từ

1991 đến 2015

Trang 40

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CHỦ THỂ

TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ

Như đã trình bày trong Chương Một của Luận án, vai trò của chủ thể QHQT

là một chủ đề không mới Xét về góc độ lý thuyết, việc xem xét về vai trò của chủ thể QHQT đã được tiến hành dựa trên một số các lý thuyết phổ biến như Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa Tự do, và Chủ nghĩa Kiến tạo Bên cạnh đó, Lý thuyết về Vai trò gần đây được áp dụng trong nghiên cứu chính sách của các quốc gia và Lý thuyết Phân tích Mạng lưới Xã hội (SNA) cũng là những lý thuyết có bàn tới vai trò của chủ thể trong QHQT Tuy vậy, các lý thuyết có quan niệm khá khác nhau về tiêu chí đánh giá vai trò và không phải tiêu chí nào cũng áp dụng hoàn toàn thích hợp đối với trường hợp vai trò của ASEAN trong các hợp tác an ninh - chính trị khu vực Đông Á

2.1 Quan niệm về vai trò chủ thể trong các lý luận Quan hệ quốc tế

cứ dựa trên sự so sánh các thành tố tạo nên sức mạnh quốc gia như quân sự, kinh tế, dân số, diện tích đất đai Đây là lý do vì sao các nhà lý luận của lý thuyết này không đánh giá cao vai trò của ASEAN - một nhóm các quốc gia không có các thành tố trên đủ lớn để có được quyền lực mạnh, đồng nghĩa với việc không có vai trò nào đó trong vấn đề an ninh Một điểm thứ hai của lý thuyết này là quan niệm coi xung đột là tuyệt đối, là bản chất của QHQT nên CNHT không đánh giá cao hợp tác Các học giả của Thuyết Hiện thực cho rằng các hình thức hợp tác chỉ là tạm thời và là giai đoạn ngừng nghỉ giữa các xung đột Theo đó, vốn là một cách thức

Ngày đăng: 22/05/2018, 09:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. ASEAN (2010), "Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAn lần thứ 16 "Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động"", Bộ ngoại giao Việt Nam,http://www.mofahcm.gov.vn/mofa/ctc_quocte/un/nr090311103654/nr090311140642/ns100410234839, (ngày truy cập 23/11/2016) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAn lần thứ 16 "Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động
Tác giả: ASEAN
Năm: 2010
2. Ban Tuyên giáo Trung Ƣơng (2011), Tài liệu học tập các văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu học tập các văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung Ƣơng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
3. Nguyễn Phương Bình (1994), "Vai trò của ASEAN trong việc xây dựng cơ chế an ninh khu vực", Nghiên cứu quốc tế 4, tr.30-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của ASEAN trong việc xây dựng cơ chế an ninh khu vực
Tác giả: Nguyễn Phương Bình
Năm: 1994
4. Nguyễn Phương Bình (2000), "Vai trò của ASEAN đối với các nước thành viên và đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương", Nghiên cứu quốc tế 3, tr.12-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của ASEAN đối với các nước thành viên và đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
Tác giả: Nguyễn Phương Bình
Năm: 2000
5. Nguyễn Nam Dương (2011), "Về cấu trúc an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương", Nghiên cứu Quốc tế 3, tr.119-133 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về cấu trúc an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Tác giả: Nguyễn Nam Dương
Năm: 2011
6. Nguyễn Duy Dũng (2012), "ASEAN 45 năm: thành tựu và những vấn đề đặt ra", Nghiên cứu Đông Nam Á 8, tr.3-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ASEAN 45 năm: thành tựu và những vấn đề đặt ra
Tác giả: Nguyễn Duy Dũng
Năm: 2012
7. Vũ Đăng Dũng (1993), "ASEAN và một cơ cấu an ninh Đông Nam Á", Nghiên cứu quốc tế 4, tr.8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ASEAN và một cơ cấu an ninh Đông Nam Á
Tác giả: Vũ Đăng Dũng
Năm: 1993
8. Lê Viết Duyên (2012), "Vai trò của ASEAN trong cấu trúc khu vực Đông Á và tƣ duy đối ngoại Việt Nam", Nghiên cứu Quốc tế 1, tr.15-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của ASEAN trong cấu trúc khu vực Đông Á và tƣ duy đối ngoại Việt Nam
Tác giả: Lê Viết Duyên
Năm: 2012
9. Tôn Thị Ngọc Hương (2015), "Vai trò của ASEAN trong tiến trình hợp tác và liên kết ở khu vực Đông Á", Luận án Tiến sĩ Học viện Ngoại giao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của ASEAN trong tiến trình hợp tác và liên kết ở khu vực Đông Á
Tác giả: Tôn Thị Ngọc Hương
Năm: 2015
10. Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Anh Chương (2010), "Vai trò của ASEAN trong hợp tác đa phương về an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương", Nghiên cứu Đông Nam Á 12, tr.28-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của ASEAN trong hợp tác đa phương về an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Tác giả: Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Anh Chương
Năm: 2010
11. Trần Khánh (2014), "Vai trò của ASEAN trong ngăn ngừa xung đột ở Biển Đông", Nghiên cứu Trung Quốc 11, tr.73-85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của ASEAN trong ngăn ngừa xung đột ở Biển Đông
Tác giả: Trần Khánh
Năm: 2014
12. Trần Khánh, Đỗ Quốc Toản (2013),"Vai trò của ASEAN trong kiến tạo cấu trúc an ninh mới ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương", Nghiên cứu Đông Nam Á 17, tr.3-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của ASEAN trong kiến tạo cấu trúc an ninh mới ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Tác giả: Trần Khánh, Đỗ Quốc Toản
Năm: 2013
13. Trần Khánh, Phạm Hồng Tiến (2006), "ASEAN trong cục diện chính trị thế giới mới", Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới 7, tr.23-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ASEAN trong cục diện chính trị thế giới mới
Tác giả: Trần Khánh, Phạm Hồng Tiến
Năm: 2006
14. Nguyễn Thu Mỹ (2002), "Sức đề kháng khu vực - triết lý an ninh của ASEAN", Nghiên cứu Đông Nam Á 9, tr.6-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức đề kháng khu vực - triết lý an ninh của ASEAN
Tác giả: Nguyễn Thu Mỹ
Năm: 2002
15. Nguyễn Thu Mỹ (2008), Hợp tác ASEAN+3: quá trình phát triển, thành tựu và triển vọng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác ASEAN+3: quá trình phát triển, thành tựu và triển vọng
Tác giả: Nguyễn Thu Mỹ
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2008
16. Nguyễn Thu Mỹ (2010), "Phản ứng chính sách của ASEAN trước sự biến động địa chính trị Đông Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI", Nghiên cứu Đông Nam Á 4, tr.27-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phản ứng chính sách của ASEAN trước sự biến động địa chính trị Đông Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI
Tác giả: Nguyễn Thu Mỹ
Năm: 2010
17. Hoàng Khắc Nam (2008), Hợp tác đa phương ASEAN+3: vấn đề và triển vọng, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác đa phương ASEAN+3: vấn đề và triển vọng
Tác giả: Hoàng Khắc Nam
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2008
18. Đào Huy Ngọc (1997), ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam
Tác giả: Đào Huy Ngọc
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
19. Vũ Dương Ninh (2007), "ASEAN- Những cột mốc trên tiến trình phát ", Tạp chí Cộng Sản 8, tr.106-111 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ASEAN- Những cột mốc trên tiến trình phát
Tác giả: Vũ Dương Ninh
Năm: 2007
20. Vũ Dương Ninh (2005), "Việt Nam - ASEAN: Mười năm đồng hành trên chặng đường hội nhập quốc tế", Nghiên cứu Đông Nam Á 4, tr.12-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam - ASEAN: Mười năm đồng hành trên chặng đường hội nhập quốc tế
Tác giả: Vũ Dương Ninh
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w