1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của loại thức ăn sống đến tỷ lệ sống và sinh trưởng cá giò rachycentron canadum (linnaeus,1766) từ 2 đến 25 ngày tuổi tại ninh thuận

74 258 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 2,42 MB

Nội dung

Thí nghiệm ảnh hưởng của loại và lượng thức ăn sống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của ấu trùng cá giò giai đoạn cá từ hai ngày tuổi đến sáu ngày tuổi .... Thí nghiệm ảnh hưởng của loại và

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐẶNG VĂN HIỆP

“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI THỨC ĂN SỐNG ĐẾN TỶ

LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CÁ GIÒ Rachycentron Canadum

(Linnaeus, 1766) TỪ 2 ĐẾN 25 NGÀY TUỔI TẠI NINH THUẬN”

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐẶNG VĂN HIỆP

“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI THỨC ĂN SỐNG ĐẾN TỶ

LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CÁ GIÒ Rachycentron Canadum

(Linnaeus, 1766) TỪ 2 ĐẾN 25 NGÀY TUỔI TẠI NINH THUẬN”

Phòng Đào tạo Sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các nguồn thông tin trích dẫn trong luận văn này được chỉ rõ nguồn gốc

Người viết

Đặng Văn Hiệp

Trang 4

iv

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Viện Nuôi trồng Thủy sản, phòng Đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu tại trường trong những năm qua

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Lê Anh Tuấn, Th.S Phan Văn Út và quý thầy cô đã giảng dạy, tận tụy hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn

Tôi vô cùng biết ơn Hội đồng đã góp những ý kiến quý báo, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình làm luận văn

Tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ninh Thuận, Lãnh đạo và tập thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận, Trung tâm giống Hải sản cấp I Ninh Thuận đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như quá trình thực hiện bố trí thí nghiệm để tôi hoàn thành luận văn này

Con xin được cảm ơn bố mẹ, người đã sinh thành và dày công nuôi dưỡng, chăm sóc con những lúc ốm đau, nâng đỡ con trong những lúc gặp khó khăn thì con mới được nên người như ngày hôm nay

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến vợ con, bạn bè đã quan tâm và động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong cuộc sống tạo động lực thúc đẩy tôi hoàn thành luận văn này

Vì điều kiện và thời gian thực hiện có hạn, kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên báo cáo không thể tránh những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo, các kỹ thuật viên và bạn bè để báo cáo được hoàn chỉnh hơn Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Khánh Hòa, tháng 7 năm 2017

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC HÌNH x

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 11

MỞ ĐẦU……… 3

1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Một số đặc điểm sinh học của cá giò 4

1.1.1 Đặc điểm hình thái, cấu tạo 4

1.1.2 Đặc điểm phân loại 4

1.1.3 Đặc điểm phân bố và cư trú 5

1.1.4 Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái 7

1.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng 7

1.1.5.1 Nhu cầu protein và các acid amin 8

1.1.5.2 Nhu cầu lipid và các acid béo không no 10

1.1.6 Tính ăn và tập tính bắt mồi 21

1.1.7 Lượng thức ăn và tần suất cho ăn 22

1.1.8 Đặc điểm sinh sản 22

1.1.9 Những nghiên cứu về thức ăn cho cá giò 23

1.1.9.1 Thức ăn tươi 23

1.1.9.2 Những nghiên cứu về thức ăn công nghiệp 24

1.1.10 Tác dụng thịt cá giò đối với con người 16

1.2 Tình hình sản xuất giống cá giò trên thế giới 17

1.3 Tình hình sản xuất cá giò ở Việt Nam 18

2 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………… ………30

2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 30

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 30

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu Error! Bookmark not defined.0

Trang 6

vi

2.1.3 Thời gian nghiên cứu 30

2.2 Phương pháp thực hiện thí nghiệm 31

2.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 31

2.3.1 Hệ thống thí nghiệm 31

2.3.2 Nguồn nước thí nghiệm 31

3.3.3 Cá thí nghiệm 32

3.3.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng 32

3.3.5 Thí nghiệm ảnh hưởng của loại và lượng thức ăn sống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của ấu trùng cá giò giai đoạn cá từ hai ngày tuổi đến sáu ngày tuổi 32

2.3.6 Thí nghiệm ảnh hưởng của loại và lượng thức ăn sống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của ấu trùng cá giò giai đoạn cá sau 6 ngày tuổi 33

2.3.7 Chăm sóc và quản lý ấu trùng 34

2.3.8 Phương pháp thu mẫu và phân tích số liệu 35

2.3.8.1 Phân tích mẫu thức ăn 35

2.3.8.2 Thu mẫu và phân tích mẫu nước 35

2.3.9 Phương pháp thu thập số liệu 35

2.3.10 Phân tích và xử lý số liệu 35

3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37

3.1 Ảnh hưởng của loại và lượng thức ăn sống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của ấu trùng cá giò giai đoạn cá từ 2 đến 6 ngày tuổi 37

3.1.1 Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm cá giai đoạn 2-6 ngày tuổi 37

3.1.2 Ảnh hưởng của lượng thức ăn sống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của ấu trùng cá giò giai đoạn cá từ 2 đến 6 ngày tuổi 37

3.1.3 Ảnh hưởng của loại thức ăn sống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của ấu trùng cá giò giai đoạn cá từ 2 đến 6 ngày tuổi 29

3.2 Ảnh hưởng của loại và lượng thức ăn sống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của ấu trùng cá giò giai đoạn cá từ 6 đến 25 ngày tuổi 41

3.2.1 Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm cá giai đoạn 6-25 ngày tuổi 41

3.2.2 Ảnh hưởng của lượng thức ăn sống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của ấu trùng cá giò giai đoạn cá từ 6 đến 25 ngày tuổi 42

3.2.3 Ảnh hưởng của loại thức ăn sống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của ấu trùng cá giò giai đoạn cá từ 6 đến 25 ngày tuổi 45

4.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 39

Trang 7

4.1 KẾT LUẬN 39 4.2 ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 8

viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

L1: Chiều dài cá ở lần đo thứ nhất

L2: Chiều dài cá ở lần đo thứ hai

LG: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá TL: Chiều dài toàn thân

TLS: Tỷ lệ sống của cá

SL: Chiều dài tiêu chuẩn

W1: Khối lượng cá ở lần đo thứ nhất

W2: Khối lượng cá ở lần đo thứ hai

WG: Tốc độ tăng trưởng tương đối của cá

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Nhu cầu protein của một số loài cá 9

Bảng 1.2 Nhu cầu acid amin của một số loài cá 21

Bảng 1.3 Thành phần dinh dưỡng của một số loại thực phẩm 26

Bảng 1.4 Thành phần dinh dưỡng của một số loại thức ăn tươi sống 27

Bảng 2.1 Các nghiệm thức thí nghiệm 22

Bảng 2.2 thành phần loại thức ăn chủ yếu 23

Bảng 3.1 Các yếu tố môi trường thí nghiệm cá giai đoạn từ 2 - 6 ngày tuổi……….27

Bảng 3.2 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ở các mật độ khác nhau với thức ăn 100%Luân trùng 38

Bảng 3.3 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ở các mật độ khác nhau với thức ăn 50%Luân trùng + 50%nauplii của Copepoda 28

Bảng 3.4 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng với hai loại thức ăn khác nhau ở mật độ 5 - 10con/ml 40

Bảng 3.5 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng với hai loại thức ăn khác nhau ở mật độ 10 - 15con/ml 40

Bảng 3.6 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng với hai loại thức ăn khác nhau ở mật độ 15 - 20con/ml 41

Bảng 3.7 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm cá giai đoạn 6 - 25 ngày tuổi 42

Bảng 3.8 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ở các mật độ cho ăn khác nhau với thức ăn 100%Coppepod 42

Bảng 3.9 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ở các mật độ cho ăn khác nhau với thức ăn 50%Coppepod + 50%nauplii của Artemia 43

Bảng 3.10 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ở các mật độ cho ăn khác nhau với thức ăn 100%nauplii của Artemia 44

Bảng 3.11 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng với ba loại thức ăn khác nhau ở mật độ 5 - 10con/ml 45

Bảng 3.12 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng với ba loại thức ăn khác nhau ở mật độ 10 - 15con/ml 46

Bảng 3.13 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng với ba loại thức ăn khác nhau ở mật độ 15 - 20con/ml 46

Trang 10

x

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Hình dạng bên ngoài cá Giò (Rachycentron canadum)……… 5

Hình 1.2 Phân bố địa lý của cá giò (Rachycentron canadum) 6

Hình 2.1 Trung tâm giống thủy sản cấp I Ninh Thuận 30

Hình 2.2 Hệ thống thùng nhựa để ƣơng nuôi cá giò 31

Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ƣơng nuôi ấu trùng 2 - 6 ngày tuổi.……….23

Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ƣơng nuôi ấu trùng 6 - 25 ngày tuổi… ………….24

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Cá giò (còn gọi là cá bớp) Rachycentron canadum (Linnaeus, 1766) là một

trong những loài cá biển có giá trị kinh tế cao Trước đây, giống cá giò chủ yếu là khai

thác ngoài tự nhiên: số lượng ít, kích thước cá không đồng đều, thường bị xây xát do

đánh bắt dẫn đến chất lượng giống không đảm bảo cũng như việc thả giống không chủ

động Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá giò trong điều

kiện nuôi nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho người sản xuất là việc rất cần thiết

Được sự đồng ý của Trường Đại học Nha Trang, Viện Nuôi trồng Thủy sản và

Trung tâm giống Hải sản cấp I Ninh Thuận tôi thực hiện đề tài: “NGHIÊN CỨU

ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI THỨC ĂN SỐNG ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH

TRƯỞNG CÁ GIÒ Rachycentron canadum (Linnaeus, 1766) TỪ 2 ĐẾN 25 NGÀY

TUỔI TẠI NINH THUẬN” Mục tiêu tổng quát của đề tài là góp phần xây dựng quy

trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá giò cung cấp nguồn giống chất lượng cho

người nuôi Mục tiêu cụ thể là: xác định mật độ và loại thức ăn (Luân trùng, kết hợp

Luân trùng với nauplii của Copepoda; Copepoda, nauplii của Artemia, kết hợp

Copepoda với nauplii của Artemia) phù hợp nhất để ương nuôi cá giò từ 2 - 25 ngày

tuổi

Đề tài gồm có các nội dung nghiên cứu như sau:

Nội dung 1: Ảnh hưởng của loại và lượng thức ăn sống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng

của ấu trùng cá giò giai đoạn cá từ 2 ngày tuổi đến 6 ngày tuổi

Nội dung 2: Ảnh hưởng của loại và lượng thức ăn sống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng

của cá giò giai đoạn cá sau 6 ngày tuổi đến 25 ngày tuổi

Đề tài được thực hiện thông qua 2 thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: 06 nghiệm thức là tổ hợp của 2 loại thức ăn (100%Luân trùng và

50%Luân trùng + 50%nauplii của Copepoda) với ba mức mật độ khác nhau (5

-10con/ml; 10 - 15 con/ml và 15 - 20con/ml) Mật độ cá thả ban đầu là 5con/L Các

nghiệm thức thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại

Thí nghiệm 2: 09 nghiệm thức là tổ hợp của 3 loại thức ăn và mức mật độ Ba

loại thức ăn bao gồm: 100%Copepoda, 100%nauplii của Artemia và 50%nauplii của

Artemia với 50%Copepoda Ba mức của yếu tố lượng (Mật độ) thức ăn bao gồm: 5 -

Trang 12

hợp hơn Cá giò ương nuôi giai đoạn 6 - 25 ngày tuổi được cho ăn thức ăn 50%nauplii

của Artemia + 50%Copepoda với mật độ 15 - 20con/ml cho kết quả sinh trưởng và tỷ

lệ sống cao nhất Qua nghiên cứu, đề tài khuyến cáo hệ enzyme tiêu hóa của cá giò nên được khảo sát để hiểu sâu hơn bản chất của vấn đề dinh dưỡng và thức ăn thích hợp cho các giai đoạn giống của cá giò

Từ khóa: cá giò, giai đoạn giống, ấu trùng, ương, Rachycentron canadum

Trang 13

MỞ ĐẦU

Cá Giò Rachycentron canadum (Linnaeus, 1766) là một trong những loài cá biển có

giá trị kinh tế cao Là đặc sản của vùng biển Việt Nam rất được ưa chuộng ở thị trường

trong và ngoài nước Trước đây, người ta nuôi cá giò chủ yếu là khai thác ngoài tự

nhiên: số lượng ít, cỡ cá không đồng đều, thường bị xây xát do đánh bắt dẫn đến chất

lượng giống không đảm bảo cũng như việc thả giống không chủ động Trước thực

trạng đó, việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá giò để gia hóa trong điều kiện

nuôi là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo tồn loài cá này, đồng thời nó cũng đem lại lợi

ích về mặt kinh tế cho người sản xuất là việc rất cần thiết Với đặc tính phàm ăn, có

khả năng sử dụng thức ăn tổng hợp, lớn nhanh, có khả năng chống chịu bệnh tương

đối tốt, cá giò rất thích hợp cho việc nuôi trong lồng bè biển

Được sự đồng ý của Trường Đại học Nha Trang, Viện Nuôi trồng Thủy sản và

Trung tâm giống Hải sản cấp I Ninh Thuận tôi thực hiện đề tài: “NGHIÊN CỨU

ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI THỨC ĂN SỐNG ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH

TRƯỞNG CÁ GIÒ Rachycentron canadum (Linnaeus, 1766) TỪ 2 ĐẾN 25

NGÀY TUỔI TẠI NINH THUẬN”

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát:

Góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá giò cung cấp

nguồn giống chất lượng cho người nuôi

Mục tiêu cụ thể:

Xác định mật độ và loại thức ăn: Luân trùng, kết hợp Luân trùng với nauplii

của Copepoda, Copepoda, nauplii của Artemia, kết hợp Copepoda với nauplii của

Artemia phù hợp nhất để ương nuôi cá giò từ 2 - 25 ngày tuổi

Nội dung nghiên cứu:

Nội dung 1: Ảnh hưởng của loại và lượng thức ăn sống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng

của ấu trùng cá giò giai đoạn cá từ 2 ngày tuổi đến 6 ngày tuổi

Nội dung 2: Ảnh hưởng của loại và lượng thức ăn sống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng

của cá giò giai đoạn cá sau 6 ngày tuổi đến 25 ngày tuổi

Trang 14

14

1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số đặc điểm sinh học của cá giò

1.1.1 Đặc điểm hình thái, cấu tạo

Cá giò có thân thuôn dài gần như hình ống, đầu dài hơi dẹp, bằng và rộng, miệng nhô ra phía trước, hàm dưới nhô dài hơn hàm trên Răng nhung mọc thành đai ở

cả hai hàm, xương lá mía và xương khẩu cái Mắt nhỏ, không có mí mắt, màng mỡ mắt chạy vòng quanh mắt Cá không có vây răng cưa ở gốc vây đuôi Vây đuôi cá cong tròn, khi trưởng thành lõm vào hình lưỡi liềm, thùy trên dài hơn thùy dưới Cá giò có hai vây lưng, vây lưng thứ nhất rất ngắn, có bảy đến chín tia vây cứng độc lập với nhau, giữa các gai cứng không có liên kết bằng màng vây; Vây lưng thứ hai dài, phía trước nhô cao lên Vây ngực nhọn, vây hậu môn đồng dạng với vây lưng thứ hai, đường bên hơi giống hình lượn sóng, đoạn sau thẳng (Nguyễn Tường Anh, 1999)

Cá giò có vây nhỏ, dính chặt vào da Chiều dài đầu bằng 4,84 - 6,35 lần đường kính mắt, 2,45 - 2,85 lần chiều rộng và 2,3 - 2,6 lần chiều dài hàm trên Chiều dài tiêu chuẩn chuẩn (SL) bằng 4,05 - 5,3 lần chiều dài đầu Chiều dài toàn thân (TL) bằng 5,5

- 8,1 chiều dài đầu (Cathleen Bester, “Biological Profilis of Cobia”; Nguyễn Đình

Mão, 1998) Lưng và hai sườn cá có màu nâu đậm, dọc thân có hai dải sáng bạc và

một dải màu đen rộng bằng đường kính mắt chạy dài từ mút hàm trên tới cuống đuôi Bụng có màu trắng sữa, vàng nhạt hoặc hơi xám (Briggs, 1974; Fowler 1936; Hardy,

1978; Smith, 1997) (Nguyễn Đình Mão, 1998) Công thức tia vây của cá như sau:

D1VII-IX; D228-33; AI-III,23-27; VII-14;C13 Cá giò không có bóng hơi, ruột thừa phân nhánh (Nguyễn Tường Anh, 1999; DANIDA-Bộ Thủy sản (dự án SUMA), 2003)

1.1.2 Đặc điểm phân loại

Cá giò được Linne phân loại năm 1766 với tên gọi Gasterosteus canadus (Linnaeus, 1766) Sau đó đổi thành Rachycentron canadus và sau cùng lấy tên là

Rachycentron canadum Năm 1826 Kaup đặt tên cho loài này là Rachycentron tyouskaup Năm 1905, Jordan gọi tên là Rachycentron pondicerrianum (Jordan, 1905)

Ngoài ra nó còn có một số tên khoa học khác như: Apolectuc niger (Block 1793),

Elacate atlantica (Cuvier & Valencinenes 1892) Nhưng khi nghiên cứu kỹ thì thực

chất chỉ là một loài và cho đến ngày nay trên thế giới mới chỉ tìm ra một loài duy nhất

của giống Rachycentron canadum (Chung Lân, 1969; Nguyễn Đình Mão, 1998)

Trang 15

Hình 1.1 Hình dạng bên ngoài cá giò (Rachycentron canadum)

Vị trí phân loại theo tài liệu FAO (1974) cá giò thuộc:

Tên tiếng Anh: Black king fish hoặc Cobia

Tên tiếng Việt: Cá giò

Tên khác: Cá bớp biển

Ngoài ra, cá giò còn có những tên khác nhƣ Jaman (Malaysia), Cobie (Tây Ban Nha), Peixe-sagento (Bồ đào Nha), Mafou (Pháp), Offiziersfisch (Đức), Okakala (Phần

Bester,“Biological Profile of Cobia”)

Trang 16

Vòng đời và phân bố sinh thái

Trứng cá giò và ấu trùng sống trôi nổi ở vùng biển khơi, sau đó nhờ sóng gió chúng di chuyển vào bờ, cửa sông, rạn san hô, vịnh nông hoặc những nơi có độ mặn thích hợp Khi đạt tới kích thước 13 - 15mm, chúng di chuyển ra biển nơi có độ mặn phù hợp và ở đó cho tới khi chiều dài cơ thể đạt 45 - 140mm thì quay trở lại sống ở gần bờ, thềm lục địa cho tới khi trưởng thành

Cá giò sống ở tầng mặt thường bắt gặp ở các rạng san hô nông Tuy nhiên, thường bắt được cá bằng lưới giã cào ở độ sâu 50m, đôi khi xuất hiện ở cả độ sâu 1.200m (Springer và Bullis, 1956) Chúng sống thành những khu vực riêng trên các nền đáy khác nhau ở quanh các rạng san hô của thềm lục địa, vũng vịnh, rừng ngập mặn, quanh các cọc hoặc vật nổi ven bờ biển Chúng thích cư trú gần những vùng có

Trang 17

cấu trúc làm gián đoạn dòng chảy như tàu mắt cạn, boong tàu, mỏ neo hoặc những tàu trôi dạt (DANIDA-Bộ Thủy sản (dự án SUMA), 2004; Nguyễn Đình Mão, 1998;

Cathleen Bester, “Biological Profile of Cobia”)

1.1.4 Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái

Cá giò là loài cá chịu sự ảnh hưởng rất lớn của nhiệt độ và ngưỡng nhiệt độ Ngưỡng nhiệt độ chịu đựng của chúng từ 16,80C - 320C (Dawson, 1971; Milstein &

Bộ Thủy sản (dự án SUMA), 2004; Nguyễn Đình Mão, 1998) Độ pH thích hợp của cá

là 7,5 - 8,3; Oxy hòa tan > 5,5mg/l và Nitrit trong nước dưới 1ppm (DANIDA-Bộ Thủy sản (dự án SUMA), 2004)

1.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng

Cá giò là loài cá dữ, bắt mồi chủ động, ăn thịt và rất phàm ăn Chúng có thể ăn liên tục trong ngày, tốc độ sử sụng thức ăn tương đối nhanh (DANIDA-Bộ Thủy sản (dự án SUMA), 2004; Nguyễn Đình Mão, 1998; Đỗ Văn Minh, 2003) Giai đoạn cá mới nở đến 3 ngày tuổi, dinh dưỡng bằng noãn hoàng Giai đoạn sau 3 ngày tuổi, ăn động vật phù du và các loại ấu trùng côn trùng, ấu trùng giáp xác, động vật thân mềm, các loại tôm, cá nhỏ Thức ăn ưa thích của cá giò là cua, ghẹ nên chúng còn có tên gọi khác là “Crabeater” (Randal, 1983) Knapp, 1981 đã tìm thấy trong dạ dày của cá giò

42% Calincetes và 46% là giáp xác nhỏ chủ yếu là tôm (Penaeidae) Còn Mile, 1949

đã xác định được 46 loại thức ăn trong dạ dày cá giò có tới 26 loại có nguồn gốc từ giáp xác (Nguyễn Đình Mão, 1998; Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2003) Khi đạt kích thước 10 - 12cm thì chúng sử dụng thức ăn như cá trưởng thành, ăn các loại cá, giáp xác, động vật thân mềm phù họp với cỡ miệng Cá giò thường tập trung thành đàn từ

03 - 100 con, bắt mồi khi di cư dọc vùng nước nông ven bờ Người ta còn phát hiện thấy chúng thường bơi theo các loài cá khác như cá đuối, cá mập, rùa và ăn bất cứ thứ

gì mà các loài này không ăn hết Cá giò có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, thông thường trứng mới nở có kích thước 1,33mm, sau 12 ngày đạt 1,1cm, sau 45 ngày tuổi đạt 08 -

Trang 18

18

10cm, sau 60 - 75 ngày tuổi đạt kích cỡ cá giống từ 12 - 15cm Cá giò sinh trưởng nhanh trong điều kiện nuôi dưỡng, từ cỡ cá giống 30g (70 - 75 ngày tuổi) có thể đạt 06

- 08 kg sau một năm nuôi

Những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá giò: Nhu cầu dinh dưỡng của

cá giò được hiểu theo nhiều nghĩa nhưng hầu hết trong thực nghiệm về khẩu phần ăn cho cá thì nhu cầu dinh dưỡng là nhu cầu tối ưu cho sinh trưởng của cá Những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá giò của các tác giả như: Chou và ctv (2001), Hassler (1975), Richard (1977), Lunger và ctv (2006, 2007), Craig (2005, 2006), Zhou

và ctv (2006), Wang (2006) các tác giả này nghiên cứu về dinh dưỡng và khẩu phần

thức ăn của cá giò chủ yếu từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn giống

1.1.5.1 Nhu cầu protein và các acid amin

Nhu cầu protein là lượng protein tối thiểu có trong thức ăn nhằm thỏa mãn yêu cầu các amino acid để đạt tăng trưởng tối đa Nhu cầu protein của động vật thủy sản thường lớn hơn động vật trên cạn, đây là một trong những nhân tố cho thấy các loài động vật thủy sản thường xuyên sử dụng những nguồn protein sống, có sẵn trong tự nhiên Nhu cầu protein của cá dao động trong khoảng từ 25 đến 60%, trung bình 30%, giáp xác từ 30 - 60%, đối với nhóm cá ăn động vật thì nhu cầu protein khoảng 40 - 60% Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do một số nhân tố khác nhau như: kích cỡ, độ tuổi, trạng thái sinh lý của cá, các yếu tố sinh thái, mật độ ương, khẩu phần thức ăn hàng ngày của cá, chất lượng protein trong thức ăn cũng như nguồn gốc protein (tỉ lệ protein và năng lượng, thành phần amino acid và khả năng tiêu hóa protein) (Lại Văn Hùng, 2004) Khi động vật thủy sản sử dụng thức ăn không có protein thì cơ thể giảm khối lượng, bởi vì chúng sẽ sử dụng protein của cơ thể để duy trì các chức năng hoạt động tối thiểu của cơ thể để tồn tại Trái lại nếu thức ăn được cung cấp quá nhiều protein thì protein dư không được cơ thể hấp thụ để tổng hợp protein mới mà sử dụng

để chuyển hóa thành năng lượng hoặc thải ra ngoài, thêm vào đó cơ thể còn phải tốn năng lượng cho quá trình tiêu hóa protein dư thừa, vì thế sinh trưởng của cơ thể giảm (Lại Văn Hùng, 2004) Nhu cầu protein của cá giai đoạn giống cao hơn so với cá ở giai đoạn trưởng thành, đối với các loài cá khác nhau thì nhu cầu protein trong thức ăn

cũng khác nhau: Cá nheo Iactalurus punctatus (32 - 36%), Cá mú sông

Epinepheluspunctatus (40 - 45%), cá hanh vàng Sparus aurata, cá vược mõm rộng Micropterussalmoides, cá măng biển Chanos chanos, cá hồi bạc Oncorhynchus kisutch

Trang 19

(40%), cá hanh đỏ Chrysophrys major (55%), cá bơn sao Pleuronectes platessa (50%),

cá mú chuột Cromileptes altivelis (> 44%)(Wilson, 1989) Theo nghiên cứu của Chou

và ctv (2001), khi nghiên cứu về nhu cầu protein trên cá giò giống ở Đài Loan, với các mức protein dao động từ 36 - 60%, kết quả sau 8 tuần thí nghiệm, mức protein tối ưu cho cá giò đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất là 44,5%, tác giả cũng cho rằng cá thương phẩm có nhu cầu protein từ 40 - 45%, khẩu phần thức ăn chủ yếu sử dụng Casein làm nguyên liệu chính Tuy nhiên nhu cầu về hàm lượng protein trong thức ăn của cá giò vẫn thấp hơn so với một số loài cá biển khác như nhu cầu protein của cá mú

(Epinephelus malabaricus) là 50%, cá mú hoa nâu (Epinephelusfuscoguttatus) 55%

(Lê Anh Tuấn, 2005a, 2005b) Nhu cầu về các acid amin không thay thế không có sự khác biệt đáng kể giữa các loài cá biển với nhau, mặc dù vậy những nghiên cứu về các nhu cầu acid amin cho ấu trùng cá biển không nhiều (Bengston, 1993)

Bảng 1.1 Nhu cầu protein của một số loài cá

Loài cá Khối lượng Nguồn protein

Protein tối ưu (%)

Trang 20

20

Cá giò cũng như các loài cá biển khác, chúng cũng có nhu cầu đối với 10 loại acid amin thiết yếu, tuy nhiên đối với các loại acid amin khác nhau thì nhu cầu của cá cũng khác nhau

Acid amin không thiết yếu là những acid amin mà cơ thể sinh vật tự tổng hợp được

từ thức ăn Chúng bao gồm: Alanin, Glycin, Serin, Tyrosin, Polin, Cystein, Cystin

Acid amin nhu cầu về amino acid thiết yếu được nghiên cứu nhiều bởi vì cá không thể tổng hợp được chúng mà phải lấy từ thức ăn Cũng như động vật bậc cao, các loài động vật thủy sản nói chung cần 10 loại amino acid, gồm: arginin, histidin, isoleucin, leucin, lysin, methionin, phenillalanin, threonin, tryptophan và valin (Halver, 1989)

Cá không thể dự trữ acid amin tự do Nếu như có một acid amin nào đó chưa được dùng ngay để tổng hợp protein thì sẽ được chuyển thành acid amin khác hoặc cung cấp năng lượng Trường hợp này (chuyển acid amin này thành acid amin khác hoặc cung cấp năng lượng), nếu xảy ra ở acid amin thiết yếu thành acid amin không thiết yếu hoặc cung cấp năng lượng thì rất lãng phí Do đó sự mất cân đối acid amin

sẽ dẫn đến lãng phí acid amin Thiếu cũng như thừa bất kỳ acid amin nào thì đều làm giảm hiệu quả sự dụng protein

1.1.5.2 Nhu cầu lipid và các acid béo không no

Nhu cầu lipid của động vật thủy sản được xác định dựa vào nhu cầu về năng lượng, acid béo cần thiết, phospholipid và cholesterol, đặc điểm sống và dự trữ lipid của loài, cá có nhu cầu năng lượng thấp hơn động vật trên cạn và có thể sử dụng lipid

để làm năng lượng Kết quả nghiên cứu về nhu cầu lipid trong thức ăn cho cá, hàm lượng lipid thay đổi tùy theo loài Ngoài ra nhu cầu này phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng và chất lượng, nguồn cung cấp lipid Nhìn chung, 10 - 20% lipid trong khẩu phần của cá cho tốc độ sinh trưởng tối ưu mà không tạo ra một cơ thể quá béo (Cowey

và Sargent, 1979) Hàm lượng lipid trong gan cá cao hơn khi cho ăn thức ăn có mỡ heo

so với các loại dầu khác Đối với cá biển, nhu cầu các acid béo không no (HUFA) rất cao để đạt được tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng tối đa (Tocher và ctv, 2003; Xu và ctv, 2006), HUFA đóng vai trò duy trì cấu trúc và chức năng của màng tế bào, tăng khả năng chịu các stress, giúp phát triển tốt thần kinh thị giác (Kanazawa, 1997) Cá biển không có khả năng chuyển đổi các acid béo mạch ngắn như: linolenic acid (18:2n-6) thành các acid béo không no mạch dài (HUFA) do thiếu một số loại enzyme

Trang 21

cần thiết vì thế việc bổ sung các acid béo này vào trong thức ăn là rất cần thiết Tuy nhiên các loài cá biển khác nhau thì có nhu cầu với EPA và DHA khác nhau như: cá trích Đại Tây Dương chỉ có nhu cầu đối với EPA (Tucker, 1992) còn cá tráp, cá cam thì chỉ có nhu cầu đối với DHA (Wanatabe, 1993) Cá biển đòi hỏi hàm lượng HUFA rất cao trong khẩu phần thức ăn (Faulk & Holt 2003), tổng hàm lượng DHA và EPA được đề nghị từ 8 - 12g/kg trong thức ăn khô của cá giò (Trích Chou và ctv, 2001) Tỷ

lệ EPA/DHA trong thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống cũng như tốc độ tăng trưởng của cá giò giai đoạn giống (Ding và ctv, 2008)

Bảng 1.2 Nhu cầu acid amin của một vài loài cá

- 2,3

- 5,0 2,0 0,5 3,0 32,0

4,2 2,1 4,1 5.4 5,3 3,2 5,0 5,6 8,4 4,1 1,0 4,1 38,0

4,2 1,7 3,1 3,4 5,1

- 3,2

- 5,7 3,6 1,0 2,8 28,0

4,2 2,1 2,3 3.4 5,7

- 3,1

- 6,5 3,9 0,8 3,6 38,5

1.1.6 Tính ăn và tập tính bắt mồi

Cá giò là động vật ăn thịt và rất ham ăn, chúng có thể ăn thịt đồng loại Ngoài

tự nhiên thức ăn chính của cá giò là cua, ghẹ, mực, cá và một số loại động vật khác sống ở biển Khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày cá giò thấy 42% là Callnectes, 46% là tôm (Darracott, A., 1977) Cá giò hoạt động suốt ngày đêm, chúng

Trang 22

22

thường bơi lội ở vùng đáy là cất pha lẫn vỏ sò, vùng rạn san hô và quanh các vật thể trôi nổi ngoài đại dương để săn mồi Khi nhiệt độ xuống thấp chúng thường bắt mồi kém (Vaught, S R., and Nakamura, E L., 1989)

1.1.7 Lượng thức ăn và tần suất cho ăn

Ngoài tính chất và thành phần thức ăn; giai đoạn phát triển và giống loài; điều kiện môi trường thì lượng thức ăn và tần suất cho ăn (Phương thức cho ăn) có ảnh hưởng lớn đến độ tiêu hóa thức ăn Khi khối lượng hức ăn càng lớn thì tốc độ tiêu hóa càng chậm và thức ăn không những làm chậm tốc độ tiêu hóa mà còn làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng Khi khối lượng thức ăn càng lớn, men tiêu hóa khó ngấm vào bên trong và mức độ ngấm không đều dẫn đến quá trình tiêu hóa chậm lại ảnh hưởng đến

độ tiêu hóa thức ăn (Lại Văn Hùng, 2004) Mức độ cũng là nhân tố quang trọng ảnh hưởng đến nhu cầu protein của cá Khi cho cá ăn ở mức độ giới hạn (tính theo trọng lượng thân) có thể làm tăng nhu cầu protein Nếu mức cho ăn thấp gần bằng mức cần thiết để duy trì cơ thể sẽ dẫn đến hệ số chuyển đổi thức ăn cao vầ tăng trưởng rất chậm hoặc bị ngừng lại Ngược lại, nếu dư thừa lượng thức ăn cũng làm cho hiệu quả chuyển hóa thức ăn kém do thức ăn bị hao hụt và sự tiêu hóa thức ăn giảm đi

Ngoài ra, theo Cho, Cowey và Watanable (1985), tăng nhịp cho ăn nhưng giảm lượng thức ăn của mỗi lần cho ăn còn có thể tránh làm giảm sút oxy hòa tan, tránh dư thừa thức ăn Thức ăn thừa vừa gây lãng phí, góp phần gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển, tất cả các thứ đó đều có thể gây bệnh

Griessinger (1986) thì cho ăn Artemia 3 lần và 4 lần trong ngày đêm Lượng cung cấp Artemia nói chung giữa các tác giả không có sự sai khác lớn, mật độ 5 - 15nauplii/ml (Charles W Bodemer, 1978) 1 - 5nauplii/ml (Manzi và Maddox, 1980); 5 - 10 nauplii/ml (Suharto)

1.1.8 Đặc điểm sinh sản

Tuổi và kích thước thành thục: Cá giò là loài cá đơn tính, tuy nhiên rất khó nhận biết rõ con đực và con cái, chỉ có thể nhận biết được trong mùa sinh sản Cá đực thành thục ở 2+, cá cái thành thục ở 3+ với khối lượng lần lược là 6 - 8kg và 8 - 12kg

Cá đực ở vịnh Chesapeake thành thục lần đầu ở kích thước 51,8cm và cá cái thành thục lần đầu ở kích thước 69,6cm (Richards, 1976) Ở Đài Loan, cá giò ở 1 tuổi đã sẵn sàng thành thục và có thể sinh sản tốt ở 1,5 tuổi (Liao I C và ctv, 2004) Các điều

Trang 23

kiện môi trường thích hợp để cá sinh sản tốt: nhiệt độ 270C, pH 8,0 - 8,2, độ mặn 30‰

- 32‰ (Đỗ Văn Minh và ctv, 2005)

Mùa vụ và sức sinh sản: Mùa vụ của cá sinh sản tùy thuộc vào chế độ nhiệt của từng vùng, từng năm, thường là bắt đầu đẻ vào cuối tháng 4 đến tháng 5 Cá giò thường tụ tập thành từng đàn lớn khi đẻ trứng vào tháng 5 đến tháng 9 hàng năm Mỗi lần đẻ thường kéo dài từ 9 - 12 ngày và chúng đẻ khoảng 20 lần trong một mùa Ở Đại Tây Dương cá bột xuất hiện vào giữa tháng 6 đến tháng 8 (Josseph et all, 1964; Richards, 1967) Cá giò thường đẻ trứng ở các vùng ven biển ngoài khơi, nơi có độ mặn cao, độ sâu và độ trong lớn (Springer & Bullis, 1956) Cá đẻ vào chiều tối và ban đêm, trứng và tinh trùng được phóng thích ra môi trường nước, khi đẻ thì màu sắc của

cơ thể cá chuyển từ màu nâu sang màu sáng hơn

Sức sinh sản: Sức sinh sản của cá giò khá lớn từ 1,9 - 5,4triệu trứng/L cá cái, tùy thuộc vào kích thước và tuổi của cá, cá càng lớn sức sinh sản càng cao Trứng cá giò thuộc dạng trứng trôi nổi, có khối lượng từ 2.300 - 3.800trứng/g Trứng non có đường kính 0,1 - 0,3mm, trứng trưởng thành từ 0,36 - 0,66mm, trứng chín 1,09 - 1,31mm và giọt dầu có kích thước là 0,29 - 0,44mm, trứng có màu vàng và các chấm melanin đen (Hassler & Rainville, 1975) Trứng thụ tinh có đường kính từ 1,16 - 1,42mm, giọt dầu có kích thước là 0,34 - 0,44mm, 24 - 36 giờ sau khi thụ tinh thì trứng nở (Joseph et al, 1964) Ấu trùng mới nở dài 2,5mm và chưa có sắc tố, một ngày tuổi dài 3mm, trong suốt, dọc lưng có một mảnh màu xanh nhạt và điểm mắt màu đen, tích cực vận động trên mặt nước Ngày tuổi thứ năm cá đạt 4 - 5mm, mắt có màu nâu đen, cơ thể có màu hơi vàng và các chấm đen rải rác Ngày thứ 10 đã có sự thay đổi lớn so với cá bột một ngày tuổi Miệng, đầu, mắt đã phát triển hoàn chỉnh, vây ngực hiện rõ, chưa có vay bụng, cơ thể có màu nâu nhạt và dài khoảng 5 - 10mm Sau 30 ngày tuổi cá đã giống cá trưởng thành: Vây đuôi xòe rộng dạng nan vạt, xuất hiện hai dải sắc tố màu vàng nhạt hai bên thân chạy dọc cơ thể từ đầu đến cuối đuôi Sau 59 ngày tuổi cá giống hệt như cá trưởng thành, đầy đủ các cơ quan và bộ phận, đạt kích thước 1,26 - 5,5cm

1.1.9 Những nghiên cứu về thức ăn cho cá giò

1.1.9.1 Thức ăn tươi

Ấu trùng cá giò rất thích ăn các loại động vật nổi, đặc biệt là Copepoda, phổ thức ăn của cá giò giống và cá trưởng thành rất rộng, thức ăn của chúng là các loại cá

Trang 24

24

nhỏ, giáp xác và các loại động vật không xương sống phân bố ở tầng đáy, thức ăn ưa thích nhất của chúng là cua nên chúng còn có tên gọi khác là „Crabeater‟ (Randall, 1983), khi kiểm tra dạ dày của cá giò cho thấy, 100% dạ dày đều có chứa giáp xác Knapp (1951) Nguyễn Quang Huy và cộng sự (2006) khi thử nghiệm cho cá giò giống

sử dụng 3 loại thức ăn khác nhau là: cá tạp xay và hai loại viên ẩm (VA1: 30,6P và 4,9%L; VA2: 34,2%P và 6,2%L) Kết quả cho thấy tăng trưởng về khối lượng của cả VA1 và VA2 đều cho kết quả tăng trưởng về khối lượng nhanh hơn cá tươi, trong đó

cá được cho ăn VA2 cho kết quả tăng trưởng tốt nhất Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá

ăn VA2 thấp nhất (1,45) nhưng không sai khác với cá ăn VA1 (1,55) (P>0,05) nhưng

cả hai chỉ số đó đều thấp hơn hệ số chuyển đổi thức ăn khi cho cá ăn cá tươi (3,45) (P<0,05) Hệ số thức ăn này có thể chấp nhận được khi so sánh với cá cùng cỡ được nuôi bằng thức ăn công nghiệp ở Đài Loan có hệ số FCR là 1,02 - 1,23 Nhìn chung ở Việt Nam hiện nay, việc sử dụng thức ăn tươi (cá tạp) trong nuôi thủy sản còn rất phổ biến, nhất là đối với những hộ nuôi với quy mô nhỏ, hộ kinh tế gia đình theo hình thức nuôi tự phát Sử dụng cá tạp sẽ làm cho hệ số thức ăn cao, giá thành sản phẩm gia tăng, ô nhiễm môi trường đồng thời nguồn cá tạp là một trong những nguyên nhân gây bệnh cho cá nuôi

1.1.9.2 Những nghiên cứu về thức ăn công nghiệp

Những nghiên cứu về thức ăn tổng hợp cho cá giò hiện nay còn rất hạn chế Một số loại thức ăn có trên thị trường chủ yếu của nước ngoài cung cấp với giá thành cao như INVE, CP Lui và ctv (2005) thử nghiệm thức ăn viên khô với 5 loại dầu khác nhau để bổ sung vào khẩu phần thức ăn cho cá giò giai đoạn giống, đó là dầu cá mòi, dầu đậu nành, dầu lạc, dầu bắp và mỡ bò Kết quả cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng của cá đạt giá trị cao nhất khi sử dụng dầu cá mòi, tiếp đến là dầu đậu nành Tốc độ tăng trưởng của cá thấp ở các lô thí nghiệm cho ăn dầu lạc, dầu bắp, mỡ bò và kết quả cũng cho thấy dầu cá mòi cung cấp nhiều acid béo không no rất cần thiếtcho sự phát triển của cá giò như EPA và DHA

Năm 2004, Zhou và ctv đã xác định khả năng tiêu hóa của cá giò giống đối với các loại nguyên liệu chế biến thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số tiêu hóa thức ăn cao nhất là bột cá và gluten của bột bắp Đối với các sản phẩm từ động vật và gluten bột bắp là 60,42% - 87,56%, bột đậu phộng (58,52% - 70,51%) Tác giả cũng khẳng định rằng cá giò có thể tiêu hóa tốt

Trang 25

protein và lipid từ động vật và thực vật Khả năng tiêu hóa protein từ động vật là 87,21% - 96,27% và từ thực vật là 88,97% - 94,42% Khả năng tiêu hóa lipid từ động vật là 91,59% - 96,86%, từ thực vật là 92,38% - 96,93% Khả năng sử dụng phospho trong nguyên liệu thức ăn của cá giò cũng khá cao, đối với photpho từ nguyên liệu động vật là 62,36% - 71,22% và nguyên liệu từ thực vật là 56,32% - 69,76% Sun (2006) cho biết khẩu phần thức ăn 9% trọng lượng thân cho cá giò là tốt nhất, và tác giả cũng chỉ ra rằng không có sự sai khác giữa tỷ lệ 9% và mức cho ăn thỏa mãn Từ kết quả nghiên cứu này, giúp người nuôi quản lý tốt tránh hiện tượng dư thừa thức ăn, giảm giá thành sản phẩm và cho tốc độ tăng trưởng tốt Chen (2005) khi tiến hành nghiên cứu thay thế một phần dầu cá bằng dầu bắp hoặc dầu hạt lanh trong khẩu phần thức ăn cho cá giò giống Kết quả cho thấy, việc bổ sung dầu cá trong thức ăn cho cá giò là rất cần thiết trong khẩu phần thức ăn Việc thay thế dầu cá bằng dầu bắp hay dầu hạt lanh hoặc sự kết hợp cả hai loại này đều làm giảm tốc độ tăng trưởng của cá cũng như giảm khả năng miễn dịch tự nhiên của cá Nguyễn Quang Huy và ctv (2006) khi nghiên cứu thử nghiệm sử dụng thức ăn công nghiệp EWOS và cá tạp để nuôi cá giò trên biển, kết quả cho thấy, cá được cho ăn thức ăn công nghiệp EWOS, tốc độ tăng trưởng cao hơn gần 2 lần so với lô cho ăn cá tạp, đồng thời giá thành để sản xuất ra 1kg thức ăn cá cũng rẻ hơn so với cá tạp Việc cho ăn thức ăn công nghiệp giúp các hộ nuôi chủ động trong kế hoạch sản xuất, đồng thời giảm thiểu được nguy cơ lây lan dịch bệnh từ thức ăn và làm giảm ô nhiễm môi trường Với mục đích làm giảm giá thành thức ăn và thay thế một phần nguồn protein từ bột cá ngày càng khan hiếm bằng các loại protein có nguồn gốc thực vật, Chou và ctv (2004) đã nghiên cứu sử dụng bột đậu nành để thay thế một phần protein trong bột cá trong thức ăn cho cá giò Kết quả cho thấy cá giò đạt tốc độ tăng trưởng tối ưu khi thay 16,9% protein bột cá bằng bột đậu nành Lunger (2005) cũng nghiên cứu sự thay thế bột cá trong khẩu phần ăn cho

cá giò bằng protein thực vật Tác giả cho rằng với mức thay thế 25% bột cá bằng bột đậu nành thì tốc độ tăng trưởng của cá gần như không đổi Những nghiên cứu này đã thay thế dần bột cá trong thức ăn cho cá giò Trong tương lai thức ăn công nghiệp trở thành nguồn thức ăn chính thay thế cá tạp khi cá tạp trở nên khan hiếm Kết quả

nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Phạm Đức Hùng

Trang 26

26

1.1.10 Tác dụng của cá giò đối với con người

Cá giò có thịt trắng, thơm, ngon, tỷ lệ thịt cao nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng dưới các hình thức như: tươi, đông lạnh hoặc hun khói Tại Mỹ, cá giò thường được đánh bắt bằng lưới rê, lưới vây và lưới kéo Đôi khi ở vịnh Mexico chúng bị mắt vào những lưới rà tôm Do sống thành đàn nhỏ nên mỗi lần như vậy, cá giò chỉ bị đánh bắt với số lượng ít Cho đến nay cá giò chưa bị xếp vào danh mục các loài cá cần được bảo vệ

Cá giò có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, đặc biệt là hàm lượng DHA và EPA trong thành phần thịt cá So với các loại thực phẩm có giá trị khác như thịt cá thu, cá ngừ hay thịt bò thì cá giò có hàm lượng DHA, EPA cao nhất cho nên sản phẩm này rất được ưa chuộng trên thế giới

Bảng 1.3.Thành phần dinh dưỡng của một số loại thực phẩm

(Nguồn: www.seafdec.org)

Cá giò chứa hàm lượng chất béo và protein rất cao, giàu các loại protein cao cấp và các loại acid béo không thay thế, chúng tác động đến việc làm giảm hàm lượng cholesterol, lượng đường và chất béo có trong máu Ngoài ra chúng còn ngăn ngừa một số bệnh như cho con người như bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp, bệnh gút Thịt cá giò còn chứa rất nhiều DHA (328 - 507mg/100g) là 8 một chất dinh dưỡng rất quan trọng để phát triển trí não, ngoài ra nó còn chứa EPA (280 - 485mg/100g), chất này có chức năng củng cố lượng máu

Loài Yếu tố Cá giò Cá ngừ Cá thu Thịt bò Thịt gà Thịt lợn

Trang 27

Bảng 1.4 Thành phần dinh dưỡng của một số loại thức ăn tươi sống

Nhóm đv phiêu sinh Protein Lipid Khoáng Năng lượng

áp suất thẩm thấu của tế bào, ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật và điều chỉnh các chức năng xung lực của thần kinh trung ương.Thịt cá giò có chứa chất anserine tương tự như trong thịt của cá ngừ và cá cờ, chúng có chức năng như một chất chống oxy hóa Chính nhờ những ưu điểm vượt trội trên mà thịt cá giò rất được ưa chuộng tại nhiều

nước trên thế giới (www.seafdec.org)

1.2 Tình hình sản xuất giống cá giò trên thế giới

Có thể nói Đài Loan là nước dẫn đầu trong sản xuất giống nhân tạo và nuôi cá giò Sản xuất giống đại trà cá giò ở Đài Loan thành công từ năm 1997 - 1998 (FAO, 2006) Với chi phí sản xuất tương đối thấp (xấp xỉ 2,4USD/kg cá thương phẩm) và giá bán hấp dẫn 5 - 6USA/kg (xuất sang Nhật Bản), cá giò nhanh chóng trở thành đối tượng nuôi phổ biến ở Đài Loan, chiếm 80% số lồng nuôi trên biển Loài cá này được xem là đối tượng tiềm năng cho phát triển nghề nuôi lồng biển của Đài Loan và được

dự báo là bộ phận quan trọng đối với ngành thủy sản của nước này (Su, M S và ctv, 2000)

Cá giò có tốc độ tăng trưởng nhanh, từ cỡ cá giống 30g (70 - 75 ngày tuổi) có thể đạt 6 - 8kg sau 1 năm nuôi lồng biển, thịt cá giò trắng thơm ngon, hàm lượng acid béo không no DHA và EPA cao hơn nhiều so với các đối tượng nuôi khác (Su, M S

và ctv, 2001) Với những ưu điểm trên đã tạo ra tiềm năng thị trường to lớn cho cá giò Cho đến nay, Đài Loan luôn là nước đứng đầu về sản xuất con giống và nuôi cá giò thương phẩm, tổng sản lượng cá giò năm 1999 là 1.800 tấn đến năm 2001 tăng lên 3.000 tấn, riêng năm 2002 sản lượng có giảm đi do sự bùng phát dịch bệnh (Liao, I C

và ctv, 2004) Cá giò đã và đang được sản xuất giống và nuôi thương phẩm tại một số nước như Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Austraylia, Trung Quốc, Malaysia, Singapo, Hàn

Trang 28

28

Quốc, Việt Nam,… Hiện tại khu vực Châu Á là khu vực tiêu thụ sản phẩm cá giò cao nhất thế giới Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành nuôi cá giò từ năm 1992, đến nay cá giò nhanh chóng chiếm ưu thế và trở thành loài nuôi công nghiệp trong hệ thống lồng

bè biển xa bờ Sự phát triển nhanh chóng của cá giò nuôi lồng, các vấn đề về sử dụng thức ăn cá tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến loại hình sản xuất này (FAO, 2006) Chính vì vậy, vấn đề nuôi cá giò trong hệ thống lồng bè biển xa bờ đang được Mỹ và Trung Quốc quan tâm đầu tư phát triển rất mạnh

1.3 Tình hình sản xuất cá giò ở Việt Nam

Việt Nam được xem là nước đứng “hàng thứ 3” trên thế giới về sản xuất và nuôi cá giò (Svennevig, 2001) Những năm gần đây, bên cạnh các đối tượng nuôi biển

khác như cá song (Epinephelus spp), cá hồng (Lujtanusspp), cá cam (Seriola

dummerili), tôm hùm (Panurilus spp), trai ngọc (Pinctada spp), … cá giò là đối tượng

nuôi hấp dẫn và được nuôi khá phổ biến ở các vùng kín gió ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An ở phía Bắc và Vũng Tàu, Kiên Giang ở khu vực phía Nam (Nguyễn Quang Huy và ctv, 2003)

Cá biển thực sự được nghiên cứu vào năm 1993 - 1996; đề tài nghiên cứu đầu tiên về cá biển: “Nghiên cứu công nghệ vận chuyển cá sống, vớt cá giống, sản xuất giống nhân tạo và nuôi một số loài cá biển” được triển khai do Viện nghiên cứu Hải sản chủ trì

Từ năm 1998 - 2000, đề tài thứ 2 được thực hiện do ông Đỗ Văn Khương (2001), “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam” Tuy đề tài có thành công trên đối tượng cá giò nhưng cũng chỉ giới hạn ở mức độ nghiên cứu, số lượng giống chưa đáp ứng được sản xuất đại trà

Theo thống kê của Bộ thủy sản, sản xuất giống cá biển đã có nhiều chuyển biến khá mạnh mẽ, năm 2001 Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học đã sản xuất được 20.000 con cá giò 4 - 6cm Năm 2002 và năm

2003 tại Hải Phòng, Nghệ An, Vũng Tàu và Khánh Hòa sản xuất được 280.000 con cá giò cỡ 7 - 8 cm Từ năm 2001 - 2003, được sự giúp đỡ của Dự án DANIDA, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã thực hiện thành công đề tài: “Nghiên cứu hoàn

thiện quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá giò (R Canadum)” do ông

Nguyễn Văn Minh chủ nhiệm đề tài Từ đó đến nay mỗi năm Viện nghiên cứu Nuôi

Trang 29

trồng thủy sản I là nơi sản xuất giống và xây dựng quy trình nuôi thương phẩm chuyển giao cho các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Phú Yên, Vũng Tàu,… mỗi năm sản xuất được khoảng 400.000 con cá giống 5 - 6cm cung cấp cho cơ sở nuôi Quá trình bắt đầu từ nuôi vỗ cá giò bố mẹ trong lồng lưới Ở tuổi thứ 2, cá giò có thể thành thục tuyến sinh dục Khi sinh sản, cho cá đẻ trong bể xi măng hoặc trong giai, ấp trứng

và ương ấu trùng trong bể composite hoặc bể xi măng Cá giò thường đẻ vào ban đêm, tập trung vào thời gian từ 21 - 24giờ Trứng được thu ngây sau khi đẻ, tách riêng và ấp

Ở ngày tuổi thứ 3, cá bắt đầu ăn sinh vật phù du cỡ nhỏ như Luân trùng, ấu trùng hầu, nauplii của Copepoda, tiếp đến là loại cỡ lớn như Copepoda trưởng thành, Artemia ấu trùng và trưởng thành, sau đó có thể luyện cho chúng ăn thức ăn hỗn hợp Giải quyết thức ăn tươi sống cho ấu trùng cá bằng việc nuôi tảo thuần trong túi nilong, nuôi luân trùng thâm canh trên bể nhỏ, gây nuôi sinh vật phù du trên ao đất vùng nước lợ Tỷ lệ

cá giống tính từ khi nở cỡ 12 - 15cm đạt 4 - 5%, thời gian ương từ 50 - 60ngày

Vì vậy, việc áp dụng quy trình sản xuất giống cá giò dễ dàng, thuận lợi và có điều kiện

mở rộng Cùng với đó sự phổ biến kĩ thuật nuôi và sản xuất giống qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo và tạp chí khoa học đây cũng là yếu tố giúp góp phần đẩy mạnh khâu sản xuất giống cá giò tại Việt Nam Tuy nhiên, sản xuất giống cần phải đi kèm với thực tế nuôi thương phẩm Đây cũng chính yếu tố quyết định đến qui mô sản xuất giống để cung cấp cho các trại nuôi thương phẩm

Qua tìm hiểu về tình hình sản xuất giống và nuôi cá giò, đây là loài cá có giá trị thương phẩm khá cao, và được ưa chuộng tại nhiều thị trường Tuy vậy, chi phí đầu tư trại nuôi cả về sản xuất giống và nuôi thương phẩm khá cao, tốn kém Ngoài ra

sự cạnh tranh từ những loài cá biển khác như cá chẽm, cá chim vây vàng, cá mú cùng với đòi hỏi một trình độ hiểu biết nhất định về kĩ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng mạnh đến tình hình nuôi và sản xuất cá giò tại nước ta

Trang 30

30

2 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Cá Giò Rachycentron canadum (Linnaeus, 1766) giai đoạn từ 2 ngày tuổi đến

25 ngày tuổi

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Trung tâm giống Hải sản cấp I Ninh Thuận thuộc khu sản xuất và kiểm định giống thủy sản tập trung An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

Cơ sở có tổng diện tích là 10ha bao gồm:

+ Khu xét nghiệm: có 3 phòng xét nghiệm bệnh tôm bằng phương pháp PCR + Trại sản xuất giống gồm 4 khu: 02 khu chuyên sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, với công suất thiết 50triệu con giống/năm; 01 khu chuyên sản xuất giống cá giò, với công suất thiết kế 100.000con giống/năm và 01 khu chuyên dùng để nghiên cứu các đối tượng giống thủy sản mới như các loại giáp xác, nhuyễn thể, cá biển,

+ Khu nuôi thương phẩm các đối tượng giống thủy sản và chuyên dùng sản xuất thức ăn tươi sống cho gống cá biển gồm có 09 ao Mỗi ao rộng từ1000m2 đến

2300 m2

Trang thiết bị: Có đầy đủ trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất đại trà các đối tượng giống thủy sản

Hình 2.1 Trung tâm giống thủy sản cấp I Ninh Thuận

2.1.3 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 04 đến tháng 9 năm 2016

Trang 31

2.2 Phương pháp thực hiện thí nghiệm

Cá từ 2 ngày tuổi: Mua trứng từ các cơ sở bán trứng tại Nha Trang đem về ấp

nở, sau đó chọn những con giống khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn tiến hành bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của loại và lượng thức ăn sống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của ấu trùng cá giò giai đoạn cá từ hai ngày tuổi đến sáu ngày tuổi và giai đoạn cá sau 6 ngày tuổi đến 25 ngày tuổi Trên cơ sở kết quả nghiên cứu xác định loại và lượng thức ăn

phù hợp nhất để đưa ra quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá giò

2.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Hệ thống thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí trong hệ thống thùng nhựa, thể tích 120lít/thùng Tất cả

các thùng đều được bố trí dây khí để cung cấp oxy cho cá

Hình 2.2 Hệ thống thùng nhựa để ương nuôi cá giò

2.3.2 Nguồn nước thí nghiệm

Nguồn nước mặn: Trại bơm trực tiếp từ biển vào hệ thống bể lọc thô qua tầng lọc ngược xuống bể chứa lắng Tại đây xử lý chlorine với nồng độ 30ppm sục khí mạnh trong vòng 48 giờ Sau đó tiến hành kiểm tra nước lại có còn dư lượng chlorine không Nếu không còn dư lượng chlorine thì chuyển vào bể ương nuôi

Nguồn nước ngọt: Sử dụng nước máy và nguồn nước giếng ngầm và được lắng lọc qua lắng lọc của trại sản xuất tôm sú giống

Nguồn nước lợ 32‰ - 33‰: Được pha từ hai nguồn nước trên

Luân trùng: mua tại Ninh Thuận sau đó làm giàu 100ppm (Dùng 10gram Selco S.parkle cho vào máy xây sinh tố, xây nhuyễn rồi cho vào thùng (xô) chứa 100lít nước)

Copepoda: Do Trung tâm giống Hải sản cấp I Ninh Thuận sản xuất

Artemia: Sử dụng trứng artemia Vĩnh Châu

Trang 32

32

3.3.3 Cá thí nghiệm

Sau khi cá nở được 2 ngày tuổi tiến hành chọn lọc những con giống khỏe mạnh, kích cỡ tương đối đồng đều, không mắc bệnh nguyên sinh động vật để đưa vào thùng ương nuôi thí nghiệm

3.3.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng

Về xác định tốc độ tăng trưởng tương đối thì dùng vợt vớt cá cho lên lame, sau

đó dùng giấy thấm nước cho cá khô rồi sử dụng panh gấp cá cho vào ký cân điện tử để

cân cá

Về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài thì dùng vợt vớt cá cho lên lame, sau

đó đưa vào kính hiển vi có để đo Kính hiển vi có trắc quang thị kính loại có thước đo

và được kết nối với máy tính chuyên dụng cho phòng xét nghiệm để đo chiều dài cá (Tất cả các số liệu đều được sử lý trên phần mềm Excel và phần mềm SPSS 16.0 for window)

3.3.5 Thí nghiệm ảnh hưởng của loại và lượng thức ăn sống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của ấu trùng cá giò giai đoạn cá từ hai ngày tuổi đến sáu ngày tuổi

Thí nghiệm được bố trí bằng các đơn vị thí nghiệm là 30 thùng nhựa, có lắp dây khí với 06 nghiệm thức là tổ hợp của 2 loại thức ăn (100%Luân trùng và 50%Luân trùng + 50%nauplii của Copepoda) và ba mức mật độ khác nhau (5 - 10con/ml; 10 -15con/ml và 15 - 20con/ml) Các nghiệm thức thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức Mật độ cá thả ban đầu là 5con/L

10-15 con/ml

15-20 con/ ml

Hai loại thức ăn là: 100%Luân trùng, 50%Luân trùng với 50%nauplii của Copepoda Ba lượng (mật độ) thức ăn bao gồm: 5 - 10con/ml; 10 - 15con/ml và 15 - 20con/ml

Trang 33

Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ương nuôi ấu trùng 2 - 6 ngày tuổi

2.3.6 Thí nghiệm ảnh hưởng của loại và lượng thức ăn sống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của ấu trùng cá giò giai đoạn cá sau 6 ngày tuổi

Thí nghiệm được bố trí trong 45 thùng nhựa, có lắp dây sục khí với 09 nghiệm thức là tổ hợp của 3 loại thức ăn (100%Copepoda, 100%nauplii của Artemia và 50%Copepoda với 50%nauplii của Artemia) Các nghiệm thức thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức Mật độ cá ban đầu thả là 5con/L

Bảng 2.2 Thành phần loại thức ăn chủ yếu

Luân trùng(50%) + nauplii của Copepoda(50%)

10 - 15 con/ml

5 - 10

con/ml

5 - 10 con/ml

10 - 15 con/ml

15 - 20 con/ml

ml

15 - 20 con/ml Luân trùng (100%)

Các chỉ tiêu đánh giá: tỷ lệ sống, sinh trưởng

Kết quả và đề xuất ý kiến

Trang 34

34

Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ương nuôi ấu trùng 6 - 25 ngày tuổi

Có ba mức của yếu tố loại thức ăn bao gồm: 100%Copepoda, 100%nauplii của Artemia và 50%nauplii của Artemia với 50%Copepoda Có ba mức của yếu tố lượng (Mật độ) thức ăn bao gồm: 5 - 10con/ml; 10 - 15con/ml và 15 - 20con/ml

2.3.7 Chăm sóc và quản lý ấu trùng

Từ 2 - 6 ngày tuổi, ấu trùng được cho ăn bằng thức ăn Luân trùng và nauplii của Copepoda, mỗi ngày 4lần vào lúc 6h; 10h; 14h và 17h, với mật độ lần lượt là 5 - 10con/ml; 10 - 15con/ml; 15 - 20con/ml nước

Trước khi cho ấu trùng cá ăn thì Luân trùng được làm giàu 100ppm (Dùng

thùng (xô) chứa 100lít nước) trước từ 6 - 12h, trong giai đoạn này không cần thay nước

Từ sau ngày thứ 6 ấu trùng cá được cho ăn bằng Copepoda, nauplii của Artemia và kết hợp Copepoda với nauplii của Artemia với mật độ lần lượt là 5 - 10con/ml; 10 - 15con/ml; 15 - 20con/ml

- Thời gian cho cá ăn: Cho cá ăn 4lần/ngày vào lúc 6h; 10h; 14h và 17h Cá được cho ăn bằng tay cho đến khi cá ăn thỏa mãn Sau khi cho cá ăn thỏa mãn khoảng

30 phút, tiến hành xi phong thức ăn thừa Kết hợp với xi phong thức ăn thừa hàng

Cá sau 6 ngày tuổi đến 25 ngày tuổi

Copepoda + nauplii Artemia

15 - 20 con/ml

5 - 10 con/ml

5 - 10 con/ml

10 - 15 con/ml

10 - 15 con/ml

15 - 20 con/ml

15 - 20 con/ml

Kết quả và đề xuất ý kiến

Trang 35

ngày, ta vệ sinh dây sục khí, bổ sung nước vào hệ thống thí nghiệm để bù lượng nước thất thoát do xi phong, hàng ngày kiểm tra cá, vớt bọt và thay nước 20%/ngày, định kì

3 ngày thay 70 - 80% nước

2.3.8 Phương pháp thu mẫu và phân tích số liệu

2.3.8.1 Phân tích mẫu thức ăn

Phân tích các thành phần cơ bản như: Protein thô, Lipid thô, Khoáng, Carbonhydrate (NFE) của các mẫu thức ăn thí nghiệm

Protein thô: phân tích theo phương pháp Kjenldal

Lipid thô: Phân tích theo phương pháp Folch – Úc với hỗn hợp dung môi

Carbonhydrate (NFE): bằng phương pháp loại trừ

Thành phần và hàm lượng acid béo: bằng phương pháp sắc ký khí

2.3.8.2 Thu mẫu và phân tích mẫu nước

Nhiệt độ: Đo 2lần/ngày vào lúc 6 giờ và 14 giờ, bằng nhiệt kế bách phân có độ chính xác 10C

Độ mặn: Đo 1lần/tuần, bằng khúc xạ kế (0 -100‰) có độ chính xác 1‰

Đo Oxy hòa tan: Đo 2lần/ngày, đo bằng máy đo oxy

pH: Đo 2lần/ngày, đo bằng máy đo pH

2.3.9 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp các kỹ thuật, các công nhân của Trung tâm giống Thu thập qua sổ nhật ký thực tập, qua theo dõi trực tiếp, cùng tham gia chăm sóc quản lý tại cơ sở sản xuất

Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập qua báo cáo khoa học, qua luận án, qua sách

vở, Internet, kinh nghiệm của các kỹ sư làm việc tại Trung tâm

Thu thập số liệu các yếu tố môi trường: Xác định các yếu tố môi trường bể ương nuôi theo hướng dẫn của tài liệu “Standard methods for the analysis of the water and waste water” APHA, 1989

2.3.10 Phân tích và xử lý số liệu

Xác định chỉ tiêu tăng trưởng:

x 100%

Trong đó: W2: Khối lượng cá lúc kết thúc thí nghiệm (g)

W1: Khối lượng cá lúc bắt đầu thí nghiệm (g)

t2: Thời gian kết thúc thí nghiệm (ngày)

Trang 36

36

t1: Thời gian bắt đầu thí nghiệm (ngày)

Độ lệch chuẩn (SD)

Trang 37

3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Ảnh hưởng của loại và lượng thức ăn sống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của ấu trùng cá giò giai đoạn cá từ 2 đến 6 ngày tuổi

3.1.1 Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm cá giai đoạn 2 - 6 ngày tuổi

Bảng 3.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm cá giai đoạn 02 - 06 ngày tuổi

Các yếu tố môi trường Trung bình ± Độ lệch chuẩn (SD)

Độ mặn luôn ổn định ở 32,57‰; Oxy hòa tan trung bình giữa các nghiệm thức dao động từ 4,34 - 4,80mg/L trong suốt thời gian thí nghiệm; nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 28,310C - 28,670C và pH dao động trong khoảng 8,16 - 8,35 Sự dao động của các yếu tố môi trường này đều nằm trong khoảng phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển bình thường của ấu trùng cá giò

3.1.2 Ảnh hưởng của lượng thức ăn sống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của ấu trùng

cá giò giai đoạn cá từ 2 đến 6 ngày tuổi

Qua bảng 3.2 ta thấy: cùng một loại thức ăn là Luân trùng, cá sau 6 ngày tuổi sinh trưởng tốt nhất khi được cung cấp lượng thức ăn có mật độ 15 - 20con/ml (đạt 0,4909cm chiều dài và khối lượng 0,0330g) và tỷ lệ sống cao nhất (đạt 93,00%) Kế đến là với lượng thức ăn có mật độ 10 - 15con/ml, cá sau 6 ngày tuổi có chiều dài đạt 0,4903cm, khối lượng đạt 0,0326g và tỷ lệ sống đạt 91,94% Cá tăng trưởng chậm nhất

là với lượng thức ăn có mật độ 5 - 10con/ml Cá sau 6 ngày tuổi có chiều dài đạt 0,4897cm, khối lượng đạt 0,0323g và tỷ lệ sống đạt 91,52% Sự khác biệt về sinh trưởng chiều dài của cá giò ương ở giai đoạn này giữa lượng thức ăn có mật độ 5 - 10con/ml và lượng thức ăn có mật độ 15 - 20con/ml là sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê (P < 0,05) Còn sự khác biệt về sinh trưởng chiều dài của cá giò ương ở giai đoạn

Ngày đăng: 21/05/2018, 09:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w