1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện của các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh nghệ an

84 357 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Đối với các nhân tố về đặc điểm nhà ở của hộ gia đình, số năm tuổi nhà ở của hộ gia đình có ảnh hưởng dương đến mức tiêu thụ điện của hộ ở tỉnh Nghệ An, nhưng tác động không có ý nghĩ th

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TS LÊ KIM LONG

Phòng Đào tạo Sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn Thạc sĩ kinh tế phát triển với đề tài: “Nghiên cứu

các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện của các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện Các số liệu thu

thập và kết quả phân tích trong luận án là trung thực, và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào khác

Khánh Hòa, tháng 10 năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Lực

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô của Khoa Kinh Tế và Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại Học Nha Trang Trong suốt quá trình theo học, Thầy Cô đã tận tình chỉ dạy và trao dồi cho tôi những kiến thức thật quý báu giúp tôi có nền tảng cơ bản để nhận định và tìm hiểu các vấn đề thực tế trong quá trình làm luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Ngọc Duy, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài Thầy đã giúp tôi định hướng nghiên cứu và dành cho tôi những lời khuyên quý báu, lời góp ý và phê bình sâu sắc giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc công ty Điện lực Nghệ An, đặc biệt là các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình lấy mẫu, chỉ dẫn cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Và sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, người thân, gia đình đã là chỗ dựa vững chắc giúp tôi vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để hoàn thành tốt luận văn này

Trân trọng!

Khánh Hòa, tháng 10 năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Lực

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ix

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1 Khái niệm liên quan 5

2.1.1 Khái niệm về hộ gia đình 5

2.1.2 Phân loại hộ gia đình 6

2.2 Khái niệm liên quan đến điện năng, sản xuất và tiêu thụ điện năng 6

2.3 Lý thuyết cầu 7

2.3.1 Cầu 7

2.3.2 Số lượng cầu 8

2.3.3 Đường cong cầu 9

2.3.4 Quan hệ giữa lượng cầu và các biến số khác 10

2.3.5 Hàm số cầu 10

2.4 Tổng quan tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện của hộ gia đình 12

2.4.1 Trong nước 12

2.4.2 Ngoài nước 13

2.5 Khung phân tích và các giả thuyết nghiên cứu 19

2.5.1 Khung phân tích 19

2.5.2 Các giả thuyết nghiên cứu 20

Tóm tắt chương 2 24

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

3.1 Quy trình và cách tiếp cận nghiên cứu 25

Trang 6

3.2 Mô hình hồi quy tuyến tính bội 26

3.3 Phương pháp chọn mẫu và xác định quy mô mẫu 28

3.4 Loại dữ liệu và thu thập dữ liệu nghiên cứu 28

3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu 29

Tóm tắt chương 3 29

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30

4.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu và điện lực tỉnh Nghệ An 30

4.1.1 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu 30

4.1.2 Ngành điện lực tỉnh Nghệ An 32

4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu 39

4.2.1 Thống kê mô tả các biến định lượng 39

4.2.2 Thống kê mô tả các biến định tính (biến giả) 40

4.3 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện 42

4.3.1 Kết quả phân tích hồi quy 42

4.3.2 Đánh giá mức độ phù hợp (giải thích) của mô hình 43

4.3.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình 43

4.3.4 Kiểm tra vi phạm các giả thiết hồi quy tuyến tính 44

4.3.5 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và thảo luận kết quả 48

4.3.6 Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu 53

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH 56

5.1 Kết luận 56

5.2 Một số hàm ý chính sách 58

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 61

5.3.1 Những hạn chế của đề tài 61

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Đo lường các biến trong mô hình thực nghiệm 27

Bảng 3.2: Tỷ lệ lấy mẫu tại các địa bàn 28

Bảng 4.1: Tình hình vận hành điện ở Nghệ An 33

Bảng 4.2: Tình hình quản lý vận hành các lộ trung áp ở Nghệ An 34

Bảng 4.3: Các chỉ tiêu cung cấp và sử dụng điện năng tại Nghệ An 38

Bảng 4.4: Các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện thực hiện năm 2013 đến 7/2015 39

Bảng 4.5: Thống kê mô tả các biến định lượng 40

Bảng 4.6: Phân phối tần suất của các biến định tính 41

Bảng 4.7: Kết quả phân tích hồi quy 42

Bảng 4.8: Tóm tắt mô hình 43

Bảng 4.9: Kết quả về mức độ phù hợp của mô hình 43

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến bằng hệ số VIF 45

Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Sprearman 46

Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 57

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Đường cong cầu 9

Hình 2.2: Khung phân tích của đề tài 20

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 25

Hình 4.1: Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An 30

Hình 4.2: Đồ thị phần dư chuẩn hóa 44

Hình 4.3: Phân tán phần dư chuẩn hóa theo thứ tự quan sát 47

Hình 4.4: Phân phối của sai số ngẫu nhiên 48

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Nghiên cứu này nhằm xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện của các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính với 251 quan sát để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện Mô hình ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện của các hộ gia đình ở tỉnh Nghệ An gồm có 12 biến độc lập, trong

đó có 8 biến định lượng và 4 biến định tính Các biến ảnh hưởng được chia thành

3 nhóm nhân tố: đặc điểm kinh tế - xã hội, nhà ở và trang thiết bị sử dụng của hộ gia đình Các kết quả kiểm định cho thấy nhìn chung mô hình nghiên cứu có độ tin cậy và phù hợp

Trong các nhân tố về đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ gia đình, thu nhập bình quân tháng của hộ gia đình và trình độ học vấn của chủ hộ gia đình có ảnh hưởng dương đến mức tiêu thụ điện của hộ và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Số người cư ngụ trong hộ gia đình ảnh hưởng một cách có ý nghĩa thống kê nhưng ngược chiều Trong khi đó, tuổi của chủ hộ tác động không có ý nghĩa thống kê

Đối với các nhân tố về đặc điểm nhà ở của hộ gia đình, số năm tuổi nhà ở của hộ gia đình có ảnh hưởng dương đến mức tiêu thụ điện của hộ ở tỉnh Nghệ

An, nhưng tác động không có ý nghĩ thống kê vì các gia đình khảo sát trong mẫu

có tuổi nhà khá trẻ Ngược lại, tổng diện tích nhà ở của hộ gia đình có ảnh hưởng ngược chiều đến mức tiêu thụ điện/người/tháng của hộ ở tỉnh Nghệ An và có ý nghĩa thống kê mức 1% Kết quả hồi quy các biến giả loại nhà ở cho thấy có sự khác biệt về mức tiêu thụ điện năng/người/tháng giữa hộ gia đình có nhà cấp IV

và cấp I, giữa nhà cấp III và cấp I, và nhà cấp IV và cấp III, nhưng bác bỏ sự khác nhau về mức tiêu thụ điện năng/người/tháng giữa hộ gia đình có nhà cấp II và cấp

I Khi xét đến tính chất vùng địa lý nhà ở của hộ gia đình cho thấy rằng các hộ gia đình sống ở thành phố Vinh có mức tiêu thụ điện năng cao hơn 65,2% so với các

hộ gia đình sống ở các huyện khác trong tỉnh

Trang 11

Có 2 nhân tố về trang thiết bị sử dụng điện trong hộ gia đình được xem xét trong mô hình hồi quy Trong đó, số lượng trang thiết bị sử dụng điện trong hộ gia đình có ảnh hưởng dương đến mức tiêu thụ điện của hộ và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Khi số lượng trang thiết bị sử dụng điện trong hộ gia đình (không tính đèn chiếu sáng) tăng lên 1%, mức tiêu thụ điện bình quân tháng/người trong hộ gia đình tăng thêm 0,451%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi Tuy nhiên, biến số lượng đèn chiếu sáng tiết kiệm điện năng trong hộ gia đình tác động không có ý nghĩa thống kê đến mức tiêu thụ điện/người/tháng của hộ, nhưng có dấu âm như mong đợi

Nghiên cứu cung cấp các gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng điện ở tỉnh Nghệ An Đối với ngành điện lực Nghệ An cần có các chính sách quản lý vận hành, điều tiết và phân bổ sản lượng điện đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện năng tăng cao trong tỉnh Các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ

An cần tiết kiệm điện để đảm bảo nguồn điện năng sử dụng trong mỗi gia đình của tỉnh đủ và ổn định Ngành điện lực Việt Nam nên đẩy mạnh phát triển thị trường phát điện ở Việt Nam cạnh tranh hoàn toàn

Từ khóa: Điện năng, mức tiêu thụ điện, hộ gia đình, Nghệ An

Trang 12

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng, nhu cầu năng lượng, đặc biệt là, nhu cầu về điện cho sản xuất và sử dụng tiêu dùng ngày càng tăng Dự báo nhu cầu năng lượng của cả nền kinh tế và các ngành sản xuất, dịch

vụ sẽ tăng khoảng 22 – 25%/năm (EVN, 2016) Để đảm bảo nguồn năng lượng này trong tương lai, cần triển khai nhiều dự án lớn nhằm xây dựng các nhà máy thuỷ điện và quan trọng hơn là cần phải tiết kiệm điện Tiết kiệm điện vừa có tác dụng giảm chi phí, đồng thời góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên trong điều kiện nguồn năng lượng chỉ có hạn

Hiện nay Việt Nam đứng tỉ lệ cao trong việc dùng cho ánh sáng sinh hoạt

so với các nước khác Một cuộc khảo sát ngành điện lực cho thấy đa số người dân

có suy nghĩ việc tiêu hao năng lượng điện do chủ yếu ở các thiết bị điện tử như máy lạnh, máy giặt, tivi, tủ lạnh…, nhưng thực tế mức tiêu thụ điện của đèn chiếu sáng trong sinh hoạt là đáng kể Nhằm giáo dục tư tưởng, ý thức hộ gia đình tiết kiệm điện, Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách kêu gọi, vận động sử dụng tiết kiệm điện trong sinh hoạt; nhiều mô hình “tiết kiệm”trong khu dân cư; hay việc thực hiện “Giờ trái đất” cũng là một trong những hành động

mà cả thế giới cùng nhau chung tay kêu gọi “tiết kiệm và sử dụng điện đúng mục đích” Bên cạnh đó, ở nước ta và trên thế giới có rất nhiều cuộc hội thảo khoa học, rất nhiều công trình nghiên cứu các thiết bị phục vụ cuộc sống hàng ngày sao cho thật sự tiết kiệm mà vẫn mang lại hiệu quả cho môi trường

Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng điện là quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân Dù vậy, xác định mức tiêu thụ như thế nào thì không dễ dàng cho

các hộ gia đình có những đặc điểm khác nhau Trong từng hộ gia đình, mức tiêu

thụ điện và mức chi trả tiền điện hàng tháng rất khác nhau vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: số người trong gia đình, thu nhập hàng tháng của gia đình, độ tuổi của các thành viên và tính chất công việc của họ… Để có cơ sở căn cứ khuyến

Trang 13

nghị chính sách giúp ngành điện lực xác định chính sách giá thích hợp, giúp hộ gia đình tiết kiệm điện năng hiệu quả, việc xác định được các nhân tố nào trong

hộ gia đình sẽ ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện năng và mức độ tác động của chúng là quan trọng

Những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về tiêu thụ điện năng Các nghiên cứu gần đây của Hoàng Minh Lâm (2013), Bedir và cs (2013), Zhou

và Teng (2013), Wiesmann và cs (2011), Jones và cs (2015)… Nhìn chung, các nghiên cứu đã hình thành khung lý thuyết cho việc thực hiện đề tài trong lĩnh vực này Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về những nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện của các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói

chung Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến

mức tiêu thụ điện của các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm đề tài

luận văn tốt nghiệp cho mình

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm đánh giá các nhân tố chính ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện của các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An Trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả khai thác

và sử dụng năng lượng điện ở tỉnh Nghệ An

Trang 14

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp các câu hỏi:

(1) Những yếu tố nào tác động đến mức tiêu thụ điện của các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An ?

(2) Những yếu tố đó tác động như thế nào đến mức tiêu thụ điện của các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An ?

(3) Những hàm ý chính sách nào nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng năng lượng điện ở tỉnh Nghệ An?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các nhân tố chính ảnh hưởng mức tiêu thụ điện của các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Đối tượng khảo sát trong đề tài là những hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu mức tiêu thụ điện của các hộ gia

đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Về mặt thời gian: Phần thực trạng luận văn sẽ đánh giá sự khai thác và sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn từ 2013 – 2015, và khảo sát đánh giá các nhân tố ảnh hưởng mức tiêu thụ điện của các hộ gia đình trong năm 2016

1.5 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu

Về khoa học: Hệ thống hoá về mặt lý luận và thực tiến về các nhân tố chính

ảnh hưởng mức tiêu thụ điện của các hộ gia đình Xây dựng mô hình nghiên cứu

về các nhân tố chính ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện của các hộ gia đình

Thực tiễn: Đề tài đánh giá được thực trạng mức tiêu thụ điện của các hộ gia đìnhđình vùng trên địa bàn tỉnh Nghệ An Kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà lãnh đạo có thể đưa ra chính sách phù hợp hỗ trợ các hộ gia đình vùng của

Trang 15

tỉnh Nghệ An sử dụng hợp lý mức tiêu thụ điện Ngoài ra, kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo để các nghiên cứu tiếp theo và cho giáo viên, sinh viên ngành Kinh tế phát triển

1.6 Kết cấu của luận văn

Nội dung chính của luận văn được kết cấu như sau:

Chương 1: Giới thiệu Chương này trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, cũng như ý nghĩa của nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết Chương này trình bày các khái niệm và lý thuyết liên quan, các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan, khung phân tích và các giả thuyết nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này giới thiệu các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận văn như quy mô mẫu nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, các công cụ dùng để phân tích số liệu,

Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu Nội dung chương này tập trung phân tích và thảo luận các kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và các hàm ý chính sách Chương này trình bày các kết luận rút ra từ nghiên cứu, cũng như đề xuất các hàm ý chính sách nhằm khai thác

và sử dụng điện năng hợp lý và tiết kiệm trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Trang 16

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái niệm liên quan

2.1.1 Khái niệm về hộ gia đình

Theo Phạm Thị Hương Dịu (2009) thì gia đình là nhóm người cùng huyết tộc và hôn nhân Gia đình hạt nhân: 1 vợ, 1 chồng và các con – là đơn vị cơ bản của xã hội Gia đình mở rộng gồm nhiều thế hệ khác nhau sống dưới một mái nhà Một gia đình có thể bao gồm nhiều hộ Gia đình có trách nhiệm và nghĩa vụ đảm bảo đời sống cho các thành viên của nhóm Gia đình là cơ sở của hộ vì chứa đựng các yếu tố để hình thành các loại hộ khác nhau Tác giả Hương Dịu đã phân biệt

hộ và gia đình như sau: (i) Gia đình: có mối tương quan về mặt xã hội như khía cạnh sinh học truyền thống, hôn nhân; (ii) Hộ: là một đơn vị kinh tế nhỏ nằm trong một nền kinh tế nói chung; (iii) Hộ được coi là Gia đình khi các thành viên có quan hệ huyết thống và hôn nhân; (iv) Gia đình được coi là Hộ khi các thành viên

có chung cơ sở kinh tế

Vương Thị Vân (2009) thì đưa ra 3 tiêu thức chính thường được nói đến khi định nghĩa khái niệm hộ gia đình: có quan hệ huyết thống và hôn nhân; cùng

cư trú; có cơ sở kinh tế chung Tác giả cũng cho rằng, đại đa số các hộ ở Việt Nam đều gồm những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống Vì vậy, khái niệm hộ thường được hiểu đồng nghĩa với gia đình, nhiều khi được gộp thành khái niệm chung là hộ gia đình

Trong khi đó, Võ Thành Nhân (2011) lại cho rằng hộ gia đình là một hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung trong một chỗ ở từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và có chung quỹ thu chi Hộ gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ là một đơn vị xã hội bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung (nhân khẩu) Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung Hộ gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những người trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai

Trang 17

2.1.2 Phân loại hộ gia đình

Hộ một người (01 nhân khẩu) Là hộ chi có một người đang thực tế thường trú tại địa bàn

Hộ hạt nhân: Là loại hộ chỉ bao gồm một gia đình hạt nhân đơn (gia đình

chỉ có 01 thế hệ) và được phân tổ thành: Gia đình có một cặp vợ chồng có con đẻ hoặc không có con đẻ hay bố đẻ cùng với con đẻ, mẹ đẻ cùng với con đẻ

Hộ mở rộng: Là hộ bao gồm gia đình hạt nhân đơn và những người có quan

hệ gia đình với gia đình hạt nhân Ví dụ: một người cha đẻ cùng với con đẻ và những người thân khác, hoặc một cặp vợ chồng với người thân khác;

Hộ hỗn hợp: Là trường hợp đặc biệt của loại Hộ mở rộng

2.2 Khái niệm liên quan đến điện năng, sản xuất và tiêu thụ điện năng

- Điện lực hay điện năng là năng lượng cung cấp bởi dòng điện Cụ thể,

nó là công cơ học thực hiện bởi điện trường lên các điện tích di chuyển trong nó Năng lượng sinh ra bởi dòng điện trong một đơn vị đo thời gian là công suất điện (Wikipedia, 2017)

- Sản xuất điện năng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình cung cấp điện

năng đến người tiêu dùng, các giai đoạn tiếp theo là truyền tải và phân phối điện năng Thực chất của sản xuất điện năng là sự biến đổi các dạng năng lượng khác sang năng lượng điện hay điện năng, dòng điện xuất hiện sau khi lưới điện được nối với mạng tiêu thụ (Wikipedia, 2017)

Điện năng được sản xuất ra theo nhiều cách khác nhau Phần lớn điện năng được sản xuất bởi máy phát điện tại các nhà máy điện, máy phát điện được nối với tuabin, chuyển động quay của tuabin dẫn đến chuyển động quay của máy phát điện và tạo ra điện Tuabin có thể được vận hành qua:

+ Hơi nước: năng lượng nhiệt qua quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch (như than, khí thiên nhiên hay dầu mỏ tại các nhà máy nhiệt điện) hay

Trang 18

từ phản ứng hạt nhân (như trong các nhà máy điện nguyên tử) làm nước bốc hơi, dưới áp suất cao làm quay tuabin

+ Nước: tại các nhà máy thủy điện, nước được tụ lại với thế năng lớn, năng lượng dòng chảy của nước lam quay tuabin

+ Gió: gió có thể trực tiếp làm quay tuabin

+ Khí nóng: tuabin có thể được vận hành trực tiếp từ các khí nóng trong quá trình đốt cháy khí thiên nhiên hay dầu

- Tiêu thụ điện năng: Khi dòng điện đi qua một điện trở, điện trở có thể bị

nóng lên và tỏa nhiệt ra môi trường được xem là điện năng được tiêu thụ (Wikipedia, 2017) Các máy biến năng có thể chuyển hóa điện năng cung cấp bởi dòng điện ra thành nhiều dạng năng lượng khác, như nhiệt năng trong ví dụ trên, quang năng (bóng đèn), động năng (động cơ điện) hay âm thanh (loa)

Các thiết bị dùng điện năng đã đi sâu vào cuộc sống trong xã hội loài người hiện đại và điện năng là một mặt hàng thiết yếu Điện năng thường được phân phối đến các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, cơ quan dưới đơn vị đo kilowatt giờ, với giá bán có thể thay đổi theo địa điểm, thời điểm trong ngày hay trong năm, và lượng tiêu thụ

- Bảo tồn năng lượng hay là tiết kiệm năng lượng là các hành vi sử

dụng năng lượng một cách hiệu quả hơn và có phương thức hiệu quả (Wikipedia, 2017) Trong khi bất kỳ dạng năng lượng nào cũng có thể được bảo tồn, điện là loại phổ biến nhất thường được đề cập đến khi nói về việc bảo tồn năng lượng

2.3 Lý thuyết cầu

2.3.1 Cầu

Nhu cầu, trong kinh tế học thường được hiểu là nhu cầu tiêu dùng hay còn

được gọi là sở thích tiêu dùng Trong kinh tế học, nhu cầu nếu không có khả năng tài chính để đáp ứng sở thích tiêu dùng đó, thì không thể gọi tắt nhu cầu là cầu

Trang 19

Cầu là nhu cầu cộng với khả năng thanh toán cho nhu cầu đó; là sự cần

thiết của một cá thể về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà cá thể sẵn sàng có

khả năng thanh toán cho hàng hóa hay dịch vụ đó Khi cầu của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại, ta có cầu thị trường Khi cầu

của toàn thể các cá thể đối với tất cả các mặt hàng gộp lại, ta có tổng cầu Tóm lại, thực chất Cầu là một thuật ngữ dùng để diễn đạt thái độ của người mua và khả năng mua về một loại hàng hóa

Khi chúng ta gia nhập thị trường hàng hóa, có hai yếu tố xác định chúng ta

có thể trở thành người mua (có nhu cầu) chứ không phải người đi ngắm hàng:

1 Yếu tố đầu tiên: sự ưa thích Yếu tố này quyết định, chúng ta có sẵn sàng chi tiền để mua món hàng đó hay không Nếu món hàng đó rẻ thì có thể mua chúng hoặc cũng có thể không thèm đếm xỉa nếu được cho không,

vậy cầu trong trường hợp này bằng không

2 Yếu tố thứ hai: khả năng tài chính Sự ưa thích chưa đủ để thúc đẩy ta trở thành người mua hàng Món hàng mà ta rất thích, nhưng lại quá nhiều tiền;

vậy cầu trong trường hợp này cũng là số không

Như vậy, cầu xoay quanh hai yếu tố: ý muốn sẵn sàng mua và khả năng tài

chính mà ta có Lưu ý rằng số lượng cầu hàng hóa tùy thuộc vào hai yếu tố kể trên

mà còn tùy thuộc vào thời giá nữa, vì nếu giá cả thay đổi thì khối lượng hàng hóa cầu cũng sẽ thay đổi

2.3.2 Số lượng cầu

Số lượng cầu về hàng hóa là số lượng mà người mua sẵn sàng mua trong một thời kỳ nào đó Sẵn sàng mua có nghĩa là người mua sẽ thực sự sẵn sàng trả

tiền cho số lượng cầu nếu nó là có sẵn Điều này rất quan trọng để phân biệt giữa

số lượng cầu và số lượng thực sự mua

Lượng một mặt hàng nào đó mà một cá thể có nhu cầu, khi có đủ ngân sách để mua tại một thời điểm nhất định với mức giá cả xác định của nó và mức giá cả xác định của các hàng hóa khác gọi là lượng cầu Như vậy, có thể thấy số

Trang 20

lượng cầu một mặt hàng phụ thuộc vào giá cả thị trường của chính nó, mức thu nhập của mỗi cá thể, và vào giá cả của các mặt hàng khác (nhất là các mặt hàng thay thế hoặc bổ sung cho nó), thậm chí vào cả thời điểm, thị hiếu của khách hàng,

kỳ vọng giá trong tương lai, quy mô dân số và thời tiết

2.3.3 Đường cong cầu

Trong kinh tế học, để cho đơn giản, người ta thường cố định các yếu tố như giá cả các mặt hàng khác, mức thu nhập của người tiêu dùng, thời tiết, v.v và chỉ tập trung vào xem xét quan hệ giữa giá cả một mặt hàng với lượng cầu về nó rồi biểu diễn quan hệ này bằng đường cong cầu Đường này được đặt trong một trục tọa độ hai chiều với trục tung là mức giá và trục hoành là lượng cầu Đường cong cầu của một mặt hàng bình thường sẽ là một đường dốc xuống phía phải, bởi vì quan hệ giữa giá cả và lượng cầu là quan hệ nghịch (Hình 2.1) Giá cả tăng thì lượng cầu giảm, còn khi giá cả giảm thì lượng cầu sẽ tăng lên Kinh tế học gọi

đó là sự dịch chuyển dọc theo đường cầu Mức độ nhạy cảm trong thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá cả của chính nó thay đổi gọi là độ co dãn của cầu theo giá cả

Nếu như sự dịch chuyển dọc theo đường cầu là do mức giá thay đổi trong khi các yếu tố khác không đổi, thì với mức giá cố định còn các yếu tố khác (thu nhập và sở thích của người tiêu dùng, giá cả các hàng hóa khác) thay đổi, cả đường cầu sẽ dịch chuyển

Hình 2.1: Đường cong cầu

Trang 21

2.3.4 Quan hệ giữa lượng cầu và các biến số khác

- Quan hệ giữa lượng cầu và thu nhập của người tiêu dùng: Nếu mặt

hàng mà người mua có nhu cầu là hàng hóa thông thường hoặc hàng hóa xa xỉ hay hàng hóa cao cấp, thì khi thu nhập của anh ta tăng, lượng cầu mặt hàng này cũng tăng Nếu là Hàng hóa thứ cấp, thì khi thu nhập của người mua tăng, lượng cầu mặt hàng lại giảm vì anh ta khá giả hơn nên sở thích thay đổi Mức độ nhạy cảm của thay đổi về lượng cầu của một mặt hàng khi thu nhập của người mua thay đổi gọi là độ co dãn của nhu cầu theo thu nhập

- Quan hệ giữa lượng cầu hàng hóa này với giá cả hàng hóa khác: Lượng

cầu một mặt hàng không chỉ chịu tác động từ giá cả của chính nó, mà còn từ giá

cả của các mặt hàng khác, giả định các yếu tố khác không thay đổi Lượng cầu một mặt hàng sẽ giảm, khi giá cả của những mặt hàng thay thế cho nó hạ xuống

Ví dụ, lượng cầu về rượu có thể giảm, nếu giá bia hạ xuống Lượng cầu một mặt hàng sẽ giảm, khi giá cả của những mặt hàng bổ sung cho nó tăng lên Ví dụ, lượng cầu về máy in có thể giảm, nếu giá mực in, giấy in, v.v tăng lên Mức độ nhạy cảm trong thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá cả các mặt hàng khác thay đổi, gọi là độ co dãn chéo của nhu cầu theo giá cả

- Quan hệ giữa lượng cầu với sở thích của người tiêu dùng: Giả định các

yếu tố khác không thay đổi, khi người tiêu dùng thay đổi sở thích của mình đối với mặt hàng nào đó, thì lượng cầu của hàng hóa đó sẽ thay đổi theo Ví dụ, nếu người tiêu dùng trở nên không thích đồ uống có ga, và giả định các yếu tố khác trong đó có giá cả mặt hàng này không đổi, thì lượng cầu về đồ uống có ga sẽ

giảm đi

2.3.5 Hàm số cầu

Đường cong cầu chỉ thể hiện được quan hệ giữa lượng cầu với mức giá

trong khi lượng cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa Hàm số cầu (hàm cầu)

là cách tốt hơn đường cong cầu để thể hiện quan hệ giữa lượng cầu của một mặt

Trang 22

hàng với các yếu tố quy định nó Hai hàm cầu dạng đơn giản là hàm cầu Hicks và hàm cầu Marshall

2.3.5.1 Hàm cầu Hicks

Hàm cầu Hicks (còn gọi là hàm cầu bù đắp, hàm cầu thỏa dụng cố định) thể hiện lượng cầu về một mặt hàng, là hàm số đồng thời của giá cả mặt hàng đó và mức thỏa dụng tối thiểu mà người mua muốn nhận được từ việc tiêu dùng mặt hàng Hay nói cách khác, hàm cầu Hicks là hàm số cho biết với mỗi mức giá

cả hàng hóa và một mức thỏa dụng xác định trước thì người tiêu dùng tối thiểu hóa chi tiêu sẽ có lượng cầu về tổ hợp hàng hóa bằng bao nhiêu Biểu diễn dạng công thức toán, hàm cầu Hicks sẽ là:

X = h(P,Ū) Trong đó, X là lượng cầu, P là mức giá cả, Ū là mức thỏa dụng cố định

2.3.5.2 Hàm cầu Marshall

Hàm cầu Marshall thể hiện lượng cầu về một mặt hàng, là hàm số đồng thời của giá cả các mặt hàng và thu nhập của người mua Một cách rõ ràng hơn, hàm cầu Marshall là hàm số biểu diễn quan hệ phụ thuộc của lượng cầu về một mặt hàng vào giá cả của mặt hàng đó và của các mặt hàng khác trong tổ hợp hàng mà người mua phải chọn lựa để tối đa hóa thỏa dụng, và vào thu nhập của người mua

Mối quan hệ giữa nhu cầu điện năng (mức tiêu thụ điện năng) của hộ gia đình và các nhân tố tác động là gần với mối quan hệ giữa các biến số trong hàm cầu Marshall Về mặt công thức toán, hàm cầu Marshall có thể được biểu diễn

như sau:

X = X(P X ,P Y ,M)

Trong đó, X là lượng cầu về một mặt hàng, PX giá của mặt hàng đó, PY là giá của các mặt hàng khác, và M là thu nhập của người mua Giá cả của các mặt hàng khác và thu nhập được xem là biến ngoại sinh Khi biểu diễn hàm cầu Marshall

Trang 23

bằng hình vẽ, đường cầu Marshall cũng có dạng như hình 2.1 (giả định mặt hàng đang xem xét là hàng hóa thông thường)

Khi giá mặt hàng tăng lên, lượng cầu giảm đi; và có thể thấy qua sự dịch chuyển dọc theo đường cầu (Hình 2.1) Khi thu nhập của người mua tăng lên, người ta tiêu dùng nhiều hơn; đường cầu dịch chuyển hẳn sang phải và lượng cầu tăng lên đối với mỗi mức giá Khi giá cả của mặt hàng khác tăng lên, đường cầu cũng sẽ dịch chuyển, song dịch sang hướng nào còn phụ thuộc vào việc mặt hàng khác đó là hàng bổ sung hay hàng thay thế cho mặt hàng đang xem xét Nếu là hàng bổ sung, thì đường cầu dịch sang trái, lượng cầu giảm đi đối với mỗi mức giá của mặt hàng đang xem xét Còn nếu là hàng thay thế, thì đường cầu dịch sang phải, lượng cầu tăng lên với mỗi mức giá của mặt hàng đang xem xét

Tuy nhiên, trong nghiên cứu này không xem xét yếu tố giá nên hàm cầu có biểu diễn các nhân tố ảnh hưởng đến mức điện tiêu thụ có thể viết lại như sau:

X = X(M, Z) Trong đó, Z là véc tơ các nhân tố khác ngoài giá và thu nhập ảnh hưởng đến mức

điện tiêu thụ của hộ gia đình

2.4 Tổng quan tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện của hộ gia đình

2.4.1 Trong nước

Vào thời điểm hiện tại, tác giả chưa tìm thấy công trình nào nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện hay nhu cầu điện năng của hộ gia đình theo tiếp cận kinh tế Tiếp cận theo hướng hành vi, tác giả tìm thấy 2 tài liệu luận văn cao học

- Đinh Lê Như Quỳnh (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành

vi sử dụng điện của khách hàng tại thành phố Nha Trang Nghiên cứu cũng khẳng định rằng, có 4 thành phần tác động đến ý định tiết kiệm điện tại thành phố Nha Trang là “ảnh hưởng xã hội”, “nhận thức hậu quả”, “nhận thức trách nhiệm” và

“giá điện” và đồng thời cũng có 5 biến tác động đến hành vi sử dụng điện bao

Trang 24

gồm “Nhận thức trách nhiệm” “Chuẩn mực đạo đức cá nhân”, “Thái độ”, “Giá điện” và “Ý định tiết kiệm điện” Bên cạnh đó, các thang đo lường đều thể hiện tốt các đặc điểm đo lường tâm lý

- Nguyễn Thị Ngọc Nương (2015) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến

ý định tiết kiệm điện của người dân ở huyện đảo Phú Quốc Nghiên cứu này chỉ dừng lại nghiên cứu ở mức độ ý định hành vi Mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm các yếu tố: thái độ; chuẩn chủ quan; nhận thức kiểm soát hành vi; nhận thức hậu quả; nhận thức trách nhiệm; chuẩn mực đạo đức cá nhân và giá điện (tổng cộng có 26 biến quan sát); và thành phần ý định tiết kiệm điện có 4 biến quan sát Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 7 thành phần các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện của người dân tại huyện đảo Phú Quốc đều có ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện

2.4.2 Ngoài nước

Ở nước ngoài, có khá nhiều nghiên cứu cứu liên quan đến đề tài Trong đó, điển hình là Jones và cs (2015) đã tổng hợp các nghiên cứu trước chỉ ra có 3 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện ở cấp hộ gia đình bao gồm: các yếu tố kinh tế - xã hội (liên quan đến đặc điểm của con người cư ngụ trong nhà như số người cư ngụ, thu nhập hộ gia đình hàng năm…); các yếu tố mô tả các đặc tính của nhà ở (ví dụ như loại nhà, số tầng, số phòng ngủ…); và các yếu tố liên quan đến trang thiết bị của hộ gia đình (đó là số lượng thiết bị, mức độ quyền sở hữu các thiết bị, nhu cầu điện năng của thiết bị và cách sử dụng các thiết bị điện của hộ)

2.4.2.1 Nhóm nhân tố về đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ gia đình

Các nhân tố kinh tế - xã hội (socio-economic factors) ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện của hộ gia đình có thể được phân loại như là: (i) số người cư ngụ; (ii) thành phần gia đình, trong đó có sự hiện diện của trẻ em, sự hiện diện của thanh thiếu niên, sự hiện diện của người lớn, số người lớn, và sự hiện diện của người cao tuổi (trên 65 tuổi); (iii) tuổi của người chịu trách nhiệm trong hộ gia đình (là người

Trang 25

có vai trò quyết định mức tiêu thụ và chi trả điện năng); (iv) tình trạng việc làm của người chịu trách nhiệm trong hộ gia đình; (v) trình độ học vấn của người chịu trách nhiệm trong hộ gia đình; (vi) phân loại tầng lớp của người chịu trách nhiệm trong

hộ gia đình; (vii) thu nhập hộ gia đình (Jones và cs, 2015)

- Số người cư ngụ trong hộ gia đình: Tác động của số người cư ngụ lên mức tiêu thụ điện của hộ gia đình đã được nghiên cứu rộng rãi Hầu hết các nghiên cứu trước đây đã xem xét rằng có hay không một mối quan hệ dương có ý nghĩa giữa quy mô của hộ gia đình và mức sử dụng điện, và cho thấy khi số người sống trong

hộ càng tăng thì điện năng tiêu thụ càng nhiều, nhưng có quan hệ ngược chiều với mức tiêu thụ trên đầu người (Bedir và cs, 2013; Wiesmann và cs, 2011; Tiwari, 2000; Zhou và Teng, 2013; Yohanis và Mondol, 2008; Genjo và cs, 2005; Lam, 1998; Cramer và cs, 1985; Haas và cs, 1998)

- Thành phần hộ gia đình: ảnh hưởng quan trọng của thành phần gia đình (ví dụ như trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và người cao tuổi) đến điện năng tiêu thụ trong gia đình đã được thừa nhận rộng rãi trong các nghiên cứu của (Wiesmann và cs, 2011; Bartiaux và Gram-Hanssen, 2005; Zhou và Teng, 2013; Wyatt, 2013; và Munley và Taylor, 1990) Ngược lại, các nghiên cứu khác cho thấy không có ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu điện (Bedir và cs, 2013; Bartiaux

và Gram-Hanssen, 2005)

- Tuổi của người chịu trách nhiệm trong hộ gia đình: người chịu trách nhiệm trong hộ gia đình (the household responsible person – HRP) là người có vai trò quyết định mức tiêu thụ và chi trả điện năng Người này có thể là chủ hộ hoặc vợ/chồng của chủ hộ hay là một người khác trong hộ Theo Yohanis và cs (2008), người chịu trách nhiệm gia đình chỉ ra hành vi của một hộ gia đình và do đó có ảnh hưởng lớn đến điện năng tiêu thụ Vì lý do này, độ tuổi của người chịu trách nhiệm và ảnh hưởng của nó lên tiêu thụ điện của gia đình là trọng tâm của một số nghiên cứu ở nước ngoài, và kết quả chỉ rằng những tác động tương tự nhau cho các độ tuổi khác nhau Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ đáng kể giữa tuổi người chịu trách nhiệm và mức tiêu thụ điện năng Mức tiêu thụ

Trang 26

cao hơn ở những hộ gia đình có độ tuổi người chịu trách nhiệm khoảng xấp xỉ trong khoảng từ 50 đến 65 năm Đối với các hộ gia đình có người chịu trách nhiệm dưới 50 tuổi và trên 65 tuổi thì mức tiêu thụ điện được báo cáo là thấp hơn

- Tình trạng việc làm của người chịu trách nhiệm trong hộ gia đình: Ảnh hưởng của tình trạng việc làm của người chịu trách nhiệm trong hộ đối với nhu cầu điện trong gia đình được báo cáo là không đáng kể (Yohanis và cs, 2008; Cramer và cs, 1985) Mặc dù Yohanis và cs (2008) không thấy bất kỳ ảnh hưởng quan trọng nào của tình trạng việc làm của người chịu trách nhiệm đối với tiêu thụ điện của gia đình tại Bắc Ailen, họ nhận thấy rằng những gia đình có những người thất nghiệp hoặc nghỉ hưu ở nhà thường có điện năng tiêu thụ nhỏ hơn so với những gia đình khác

- Trình độ giáo dục của người chịu trách nhiệm trong hộ gia đình: Có một

số các kết quả nghiên cứu khác nhau về ảnh hưởng trình độ học vấn của người chịu trách nhiệm đối với nhu cầu điện tiêu thụ trong hộ Gram-Hanssen và cs (2004) quan sát thấy rằng mức tiêu thụ điện giảm đáng kể với trình độ giáo dục ở Đan Mạch, trong đó các hộ gia đình có học thức cao hơn dường như sử dụng điện năng ít hơn đáng kể so với hộ gia đình có các thành viên ở mức độ trung học Các

hộ gia đình có trình độ học vấn tiểu học sử dụng điện trung bình cao hơn khoảng

200 kWh mỗi năm so với hộ gia đình có trình độ học vấn cao hơn Ngược lại, Zhou và Teng (2013) đã xác định rằng các gia đình có trình độ học vấn cao hơn tiểu học (lên đến 12 tuổi) ở Trung Quốc đã tiêu thụ điện năng cao hơn Leahy và Lyons (2010) báo cáo rằng những gia đình ở Ailen chỉ có trình độ giáo dục tiểu học (lên đến 12 tuổi) sử dụng điện năng ít hơn 6,4% mỗi tuần so với những người

đã tốt nghiệp trung học (18 tuổi) Theo Bedir và cs (2013) và Cramer và cs (1985), trình độ học vấn đã không ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng điện tại các gia đình ở Hà Lan và Hoa Kỳ

- Phân loại tầng lớp về kinh tế-xã hội của người chịu trách nhiệm trong hộ gia đình: Tác động ảnh hưởng của nhân tố này khác nhau giữa một số nghiên cứu Nhóm xã hội của người chịu trách nhiệm trong hộ gia đình đã được quan sát thấy

Trang 27

có một ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu điện nhà ở của người Ailen trong nghiên cứu của McLoughlin và cs (2012) Công trình này tìm thấy rằng những người có chuyên môn nghề nghiệp cao có khuynh hướng tiêu thụ nhiều điện hơn người có chuyên môn nghề nghiệp thấp, vì họ có xu hướng sống ở những căn hộ lớn hơn

và có nhiều thiết bị điện hơn và điều này có khả năng do tác động thu nhập của

họ cao hơn Trong khi đó Leahy và Lyons (2010) báo cáo rằng tình trạng tầng lớp kinh tế xã hội của người chịu trách nhiệm đã không ảnh hưởng đáng kể đến việc

sử dụng điện trong nhà của người Ailen

- Thu nhập hộ gia đình: Mối quan hệ giữa thu nhập hộ gia đình và tiêu thụ năng lượng điện là chủ đề nghiên cứu sâu rộng Một số lượng lớn các nghiên cứu

đã kết luận rằng tiêu thụ năng lượng điện tăng đáng kể với thu nhập (Bedir và cs, 2013; Sanquist và cs, 2012; Wiesmann và cs, 2011; Bartiaux và Gram-Hanssen, 2005; Tiwari, 2000; Parti và Parti, 1980; Zhou và Teng, 2013; Wyatt, 2013; Yohanis và Mondol, 2008; Genjo và cs, 2005; Lam, 1998; Santamouris và cs, 2007; Summerfield và cs, 2007; Cramer và cs, 1985; Louw và cs, 2008; Haas và

cs, 1998; và Munley và Taylor, 1990)

2.4.2.2 Nhóm nhân tố về đặc điểm nhà ở của hộ gia đình

Các nhân tố về đặc điểm nhà ở (dwelling factors) của hộ gia đình đã được nghiên cứu trong các công trình trước đây Những nhân tố này có thể bao gồm: (i) loại nhà ở; (ii) tuổi nhà ở; (iii) số phòng; (iv) số tầng và diện tích nhà; (v) sự hiện diện của các hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí (heating, ventilation, and air conditioning – HVAC)

- Loại nhà ở: Mối quan hệ giữa loại nhà ở và tiêu thụ điện năng trong các gia đình dân cư đã được nghiên cứu sâu rộng Một số lượng lớn các nghiên cứu

đã kết luận rằng tiêu thụ năng lượng điện gia tăng cùng với mức độ tách biệt của ngôi nhà, cho thấy rằng các gia đình cư trú trong các ngôi nhà tách rời tiêu thụ nhiều điện hơn nhà bán tách rời (các hộ ở ghép trong một khu đất hoặc tòa nhà)

và những gia đình sống trong ngôi nhà tách rời riêng biệt tiêu thụ điện nhiều hơn

Trang 28

các căn hộ chung cư (Bedir và cs, 2013; Wiesmann và cs, 2011; Bartiaux và Gram-Hanssen, 2005; Tiwari, 2000; Wyatt, 2013; Yohanis và Mondol, 2008)

- Tuổi nhà ở: Các nghiên cứu đã cho thấy mức tiêu thụ điện năng cao hơn ở những căn nhà mới hơn (Baker và Rylatt, 2008; Tiwari, 2000; Chong, 2012), vì thông thường các căn nhà mới lắp đặt hệ thống máy điều hòa không khí và các thiết

bị tiêu thụ điện cao khác Tuy nhiên, các nghiên cứu khác đã chứng tỏ điều ngược lại, nghĩa là sự giảm tiêu thụ điện trong các ngôi nhà mới bởi vì có các mô hình cách điện được cải tiến và sử dụng nhiều thiết bị gia dụng, thiết bị ánh sáng và điều hòa không khí hiệu quả hơn (Wiesmann và cs, 2011; Brounen và cs, 2012; Wyatt, 2013) Một số nghiên cứu khác cho rằng có tác động không đáng kể của tuổi nhà ở đến mức điện tiêu thụ trong các gia đình (Tso và Yau, 2007; Kavousian và cs, 2013; Hamilton và cs, 2013)

- Số phòng: Các nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa số lượng phòng (nói chung) trong gia đình và điện năng tiêu thụ (Bedir và cs, 2013; Baker và Rylatt, 2008; Tiwari, 2000) Leahy và Lyons (2010) đã xác định rằng nhà ở của Ailen chỉ có một hoặc hai phòng sử dụng điện ít hơn đáng kể so với nhà

có 5 phòng Tương tự, Bedir và cs (2013) cho thấy số phòng trong nhà của người

Hà Lan, đặc biệt là số phòng học/giải trí có tương quan dương với điện năng tiêu thụ Tiwari (2000) quan sát thấy rằng mỗi căn phòng tăng thêm trong nhà ở tại Ấn

Độ đã dẫn đến chi phí điện năng lên tới 11% Ngược lại, Brounen và cs (2012) xác định rằng một căn phòng tăng thêm trong nhà ở tại Hà Lan sẽ giảm điện năng tiêu thụ của 0,5%, trong khi, Wiesmann và cs (2011) nhận thấy rằng số lượng phòng của hộ gia đình ở Bồ Đào Nha không có ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu năng lượng điện

Đối với phòng ngủ, nghiên cứu trước đây đã cho thấy mối quan hệ đáng kể

và cùng chiều giữa số lượng phòng ngủ và tiêu thụ điện trong gia đình (Baker và Rylatt, 2008; Yohanis và Mondol, 2008; Hamilton và cs, 2013) Theo đó, sự gia tăng số lượng phòng ngủ dẫn đến nhu cầu năng lượng điện gia tăng

Trang 29

- Số tầng và diện tích nhà: Bartusch và cs (2012) xác định rằng số tầng của nhà ở tại nhà ở Thụy Điển không có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê nào đến mức tiêu thụ điện Trong khi đó, diện tích nhà ở ảnh hưởng quan trọng đến điện năng tiêu thụ Nghiên cứu trước đây luôn cho thấy rằng nhà ở có diện tích lớn hơn có điện năng tiêu thụ tuyệt đối cao hơn (Bartiaux và Gram-Hanssen, 2005; Gram-Hanssen và cs, 2004)

- Sự hiện diện của các hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí (HVAC): Một số tác giả đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của các HVAC khác nhau đối với tổng tiêu thụ điện của hộ gia đình (Bedir và cs, 2013; Baker và Rylatt, 2008) Các kết quả thống nhất đồng ý rằng sự ảnh hưởng cùng chiều có ý nghĩa thống kê đến mức sử dụng điện năng Larsen và Nesbakken (2004) ước tính sự khác biệt trong tiêu thụ điện giữa các hộ gia đình ở Na Uy sử dụng hệ thống HVAC khác nhau và thấy rằng tất cả các trường hợp đều có ảnh hưởng đáng kể đến điện năng tiêu thụ

2.4.2.3 Nhóm nhân tố về trang thiết bị sử dụng điện trong hộ gia đình

Các trang thiết bị sử dụng điện (appliance factors) trong hộ gia đình có thể bao gồm: thiết bị công nghệ thông tin (máy vi tính để bàn và laptop); thiết bị giải trí (ti vi, máy nghe nhạc, máy ghi hình, máy đĩa CD…); các thiết bị HVAC; các thiết bị nấu ăn; các thiết bị bảo quả thức ăn (tủ lạnh, tủ đá…); máy giặt, máy sấy; thiết bị vệ sinh nhà cửa (máy hút bụi…) Các nhân tố liên quan đến trang thiết bị

sử dụng điện trong hộ gia đình ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện năng là: (i) số lượng thiết bị sử dụng điện; (ii) quyền sở hữu của các thiết bị; (iii) cách sử dụng các thiết bị tiêu dùng điện năng (tần suất sử dụng); và (iv) nhu cầu điện năng của các thiết bị (Jones và cộng sự, 2015)

- Số lượng thiết bị: Mối quan hệ giữa tổng số thiết bị gia dụng và tiêu thụ điện được nghiên cứu sâu rộng Tổng số lượng thiết bị có tác động cùng chiều có

ý nghĩa đến nhu cầu điện trong hộ gia đình đã được nhiều tác giả thừa nhận Chẳng hạn, Nielsen (1993) xác định rằng gia tăng 1% số lượng các thiết bị gia dụng trong nhà ở Đan Mạch đã làm tăng 0,35% điện tiêu thụ Carlson và cs (2013) kết luận rằng 12 loại thiết bị sử dụng điện trong hộ gia đình ở Mỹ đã giải thích đến 80%

Trang 30

mức tiêu thụ điện, trong đó có 3 đến 5 loại thiết bị đã ảnh hưởng đến 50% số điện

sử dụng trong gia đình Theo nghiên cứu của Bedir và cs (2013), số lượng các thiết bị giải thích đến 21% sự khác biệt về điện năng tiêu thụ giữa các hộ gia đình

ở Hà Lan Ngoài ra, Cramer và cs (1985) đã quan sát thấy rằng vị trí của các thiết

bị trong nhà ở Mỹ cũng là một yếu tố góp phần quan trọng

- Vấn đề sở hữu thiết bị trong gia đình: Ở nước ngoài, có những thiết bị sử dụng trong gia đình có thể được sở hữu bởi chủ nhà hoặc có thể không được sở hữu bởi chủ nhà hoặc là đồng sở hữu Đa số các nghiên cứu cho thấy nếu hộ gia đình sử dụng các trang thiết bị do họ sở hữu sẽ có xu hướng sử dụng điện năng nhiều hơn (Bartiaux và Gram-Hanssen, 2005; Parti và Parti, 1980; Zhou và Teng, 2013; Genjo và cs, 2005)

- Tần suất sử dụng thiết bị: Theo Zhou và Teng (2013), số lượng dụng cụ chỉ phần nào phản ánh các ảnh hưởng của các thiết bị điện đến tiêu thụ điện trong nhà Các nghiên cứu cũng cần phải xem xét tần suất sử dụng thiết bị Bedir và cs (2013)

đã xác định rằng thời gian sử dụng thiết bị gia đình (bao gồm IT, giải trí, thiết bị giặt là, máy giặt và giặt là) giải thích 37% sự khác biệt về điện năng tiêu thụ giữa các hộ ở Hà Lan

- Nhu cầu điện năng của các thiết bị (mức tiêu hao điện năng): Ảnh hưởng của nhu cầu điện năng của thiết bị gia dụng đến tổng lượng điện tiêu thụ của hộ gia đình dân cư ít nghiên cứu (Jones và cộng sự, 2015) Kavousian và cs (2013) cho thấy rằng các hộ gia đình Mỹ sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện lại có nhu cầu sử dụng điện năng cao hơn Các tác giả cho rằng đây là kết quả của hiệu ứng ngược, có nghĩa rằng sự gia tăng hiệu quả của các thiết bị tiết kiệm năng lượng điện dẫn đến việc sử dụng gia tăng, do đó tăng mức tiêu thụ năng lượng tổng thể

2.5 Khung phân tích và các giả thuyết nghiên cứu

2.5.1 Khung phân tích

Xuất phát từ cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu, khung phân tích các nhân

tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An được trình bày trong hình 2.2.

Trang 31

Hình 2.2: Khung phân tích của đề tài 2.5.2 Các giả thuyết nghiên cứu

2.5.2.1 Thu nhập của hộ gia đình

Giả thuyết H1: Thu nhập của hộ gia đình có ảnh hưởng dương đến mức điện tiêu thụ bình quân đầu người của hộ gia đình

Cơ sở khoa học đề xuất giả thuyết: Giả thuyết H1 được ủng hộ bởi quan hệ giữa lượng cầu và thu nhập của người tiêu dùng trong lý thuyết cầu được trình bày ở trên Ngoài ra, giả thuyết cũng được khẳng định bởi nhiều công trình nghiên cứu trước như Bedir và cs (2013), Sanquist và cs (2012), Wiesmann và cs (2011), Bartiaux và Gram-Hanssen (2005), Tiwari (2000), Parti và Parti (1980), Zhou và Teng (2013), Wyatt (2013), Yohanis và Mondol (2008), Genjo và cs (2005), Lam (1998), Santamouris và cs (2007), Summerfield và cs (2007), Cramer và cs (1985), Louw và cs (2008), Haas và cs (1998) và Munley và Taylor (1990)

NHÂN TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI

Trang 32

2.5.2.2 Tuổi của chủ hộ gia đình

Giả thuyết H2: Tuổi của chủ hộ gia đình có ảnh hưởng dương đến mức điện tiêu thụ bình quân đầu người của hộ gia đình

Trong nghiên cứu này chủ hộ gia đình được xem là người chịu trách nhiệm trong hộ gia đình (là người có vai trò quyết định mức tiêu thụ và chi trả điện năng) Giả thuyết H2 được ủng hộ bởi kết quả nghiên cứu của Yohanis và cs (2008)

2.5.2.4 Số người trong hộ gia đình

Giả thuyết H4: Số người trong hộ gia đình có ảnh hưởng âm đến mức điện tiêu thụ bình quân đầu người của hộ gia đình

Cơ sở khoa học đề xuất giả thuyết H4 là từ kết quả của nhiều nghiên cứu trước (Bedir và cs, 2013; Wiesmann và cs, 2011; Tiwari, 2000; Zhou và Teng, 2013; Yohanis và Mondol, 2008; Genjo và cs, 2005; Lam, 1998; Cramer và cs, 1985; Haas và cs, 1998)

2.5.2.5 Tuổi nhà ở của hộ gia đình

Giả thuyết H5: Tuổi nhà ở của hộ gia đình có ảnh hưởng dương đến mức điện tiêu thụ bình quân đầu người của hộ gia đình

Cơ sở khoa học đề xuất giả thuyết H5 là từ kết quả của nhiều nghiên cứu (chẳng hạn Wiesmann và cs, 2011; Brounen và cs, 2012; Wyatt 2013; Bartusch

và cs, 2012; Parker 2003; Genjo và cs, 2005)

Trang 33

2.5.2.6 Tổng diện tích nhà ở của hộ gia đình

Giả thuyết H6: Tổng diện tích nhà ở của hộ gia đình có ảnh hưởng dương đến mức điện tiêu thụ bình quân đầu người của hộ gia đình

Cơ sở khoa học đề xuất giả thuyết H6 là từ kết quả nghiên cứu của Bartiaux

và Gram-Hanssen (2005) và Gram-Hanssen và cs (2004)

2.5.2.7 Loại nhà ở của hộ gia đình

Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng, nhà của gia đình hộ dân thường được chia thành 4 loại cơ bản sau;

Nhà cấp I có đặc điểm: Kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch có niên hạn sử dụng quy định trên 80 năm; Bao che nhà và tường ngăn cách các phòng bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch; Mái bằng bê tông cốt thép hoặc lợp ngói, có hệ thống cách nhiệt tốt; Vật liệu hoàn thiện (trát, lát, ốp) trong và ngoài nhà tốt; Tiện nghi sinh hoạt (bếp, xí, tắm, điện nước) đầy đủ, tiện lợi, không hạn chế số tầng;

Nhà cấp II có đặc điểm: Kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch có niên hạn sử dụng quy định trên 70 năm; Bao che nhà và tường ngăn cách các phòng bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch; Mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái ngói bằng Fibroociment; Vật liệu hoàn thiện trong ngoài nhà tương đối tốt; Tiện nghi sinh hoạt đầy đủ Số tầng không hạn chế

Nhà cấp III có đặc điểm: Kết cấu chịu lực kết hợp giữa bê tông cốt thép và xây gạch hoặc xây gạch Niên hạn sử dụng trên 40 năm; Bao che nhà và tường ngăn bằng gạch; Mái ngói hoặc Fibroociment; Vật liệu hoàn thiện bằng vật liệu phổ thông Tiện nghi sinh hoạt bình thường, trang bị xí, tắm bằng vật liệu bình thường Nhà cao tối đa là 2 tầng

Nhà cấp IV có đặc điểm: Kết cấu chịu lực bằng gạch, gỗ Niên hạn sử dụng tối đa 30 năm; Tường bao che và tường ngăn bằng gạch (tường 22 hoặc 11 cm); Mái ngói hoặc Fibroociment; Vật liệu hoàn thiện chất lượng thấp

Trang 34

Từ đặc điểm các loại nhà nói trên, đề tài đề xuất 3 giả thuyết gồm:

Giả thuyết H7: Hộ gia đình cư ngụ ở loại nhà cấp IV có mức điện tiêu thụ bình quân đầu người thấp hơn hộ gia đình cư ngụ ở loại nhà cấp I

Giả thuyết H8: Hộ gia đình cư ngụ ở loại nhà cấp III có mức điện tiêu thụ bình quân đầu người thấp hơn hộ gia đình cư ngụ ở loại nhà cấp I

Giả thuyết H9: Hộ gia đình cư ngụ ở loại nhà cấp II có mức điện tiêu thụ bình quân đầu người thấp hơn hộ gia đình cư ngụ ở loại nhà cấp I

2.5.2.8 Khu vực cư trú hoặc vùng cư trú của hộ gia đình

Giả thuyết H10: Các hộ gia đình cư ngụ ở thành phố Vinh có mức điện tiêu thụ bình quân đầu người cao hơn các hộ gia đình cư ngụ ở các huyện

Cơ sở khoa học đề xuất giả thuyết H10 là từ kết quả nghiên cứu của Wiesmann và cs (2011)

2.5.2.9 Thiết bị sử dụng điện năng trong hộ gia đình

Giả thuyết H11: Số lượng thiết bị sử dụng điện năng trong hộ gia đình có ảnh hưởng dương đến mức điện tiêu thụ bình quân đầu người của hộ gia đình

Cơ sở khoa học đề xuất giả thuyết H11 là từ kết quả nghiên cứu của Nielsen (1993), Carlson và cs (2013), Bedir và cs (2013)

2.5.2.10 Đèn chiếu sáng tiết kiệm điện năng trong hộ gia đình

Giả thuyết H12: Số lượng đèn chiếu sáng tiết kiệm điện năng trong hộ gia đình có ảnh hưởng âm đến mức điện tiêu thụ bình quân đầu người của hộ gia đình

Cơ sở khoa học đề xuất giả thuyết H10 là từ kết quả nghiên cứu của Bedir

và cs (2013) và Kavousian và cs (2013)

Trang 35

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã trình bày các khái niệm và lý thuyết có liên quan, và tổng quan tài liệu nghiên cứu trước ở trong và ngoài nước liên quan tới chủ đề nghiên cứu đề tài Từ cơ sở lý thuyết và tổng quan những nghiên cứu có liên quan tác giả

đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An Chương này cũng đã biện luận mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu để tiến hành xây dựng các giả thuyết nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi đặt ra

Trang 36

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình và cách tiếp cận nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành theo quy trình như sau:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp là vừa sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm

Xác định vấn đề, mục tiêu, nội dung và đối tượng nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Thiết kế bản câu hỏi

Phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm

Trang 37

Phỏng vấn chuyên gia: Dựa vào những nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện của hộ gia đình được tổng hợp từ các công trình nghiên cứu trước làm cơ sở

để tham vấn ý kiến của các chuyên gia đang công tác trong ngành điện lực Có 8 chuyên gia là lãnh đạo của ngành điện lực Nghệ An được lựa chọn để phỏng vấn

Thảo luận nhóm: Công việc thảo luận nhóm cũng được tiến hành để kiểm tra, bổ sung hay điều chỉnh lại những nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện của hộ gia đình cho phù hợp khi mà những nhân tố này đã được xác định trước

Cụ thể là để điều chỉnh những mục hỏi không rõ nghĩa khó trả lời, những câu hỏi còn trừu tượng, những từ ngữ chưa đạt yêu cầu, những câu hỏi có thể bị bỏ qua hay khó trả lời trung thực Nhóm thảo luận gồm 7 người là những thành viên trong ngành điện lực ở các huyện khảo sát (mỗi huyện một thành viên)

Điều tra thử: Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp với 30 gia đình theo cách lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra và hiệu chỉnh bản câu hỏi Bước này nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện của hộ gia đình ngoài những nhân

tố được đưa vào trong mô hình nghiên cứu đề xuất Sau phần nghiên cứu định tính các mục hỏi sẽ được chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp hơn, làm cơ sở cho việc hoàn thiện bản câu hỏi chính thức để tiến hành nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng bằng cách phát bản hỏi ngay khi bản câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu sơ

bộ để thu thập dữ liệu khảo sát

3.2 Mô hình hồi quy tuyến tính bội

Wiesmann và cộng sự (2011) cho rằng các nghiên cứu trước chưa chứng minh được dạng hàm số kinh tế lượng nào là tốt nhất trong nghiên cứu các nhân

tố tác động đến mức tiêu thụ điện năng Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng

mô hình kinh tế lượng dạng hàm số log-log được đề xuất bởi Wiesmann và cs (2011) nhằm xem xét mức ảnh hưởng của các nhân tố đến mức tiêu thụ điện năng của hộ gia đình ở tỉnh Nghệ An

Trang 38

= 𝛽0+ 𝛽1𝑙𝑛𝑇𝐻𝑈𝑁𝐻𝐴𝑃 + 𝛽2𝑙𝑛𝑇𝑈𝑂𝐼𝐻𝑂 + 𝛽3𝑙𝑛𝑇𝑅𝐼𝑁𝐻𝐷𝑂+ 𝛽4𝑙𝑛𝑆𝑂𝑁𝐺𝑈𝑂𝐼 + 𝛽5𝑙𝑛𝑇𝑈𝑂𝐼𝑁𝐻𝐴 + 𝛽6𝑙𝑛𝐷𝐼𝐸𝑁𝑇𝐼𝐶𝐻 + 𝛾1𝐷𝑁𝐻𝐴4+ 𝛾2𝐷𝑁𝐻𝐴3+ 𝛾3𝐷𝑁𝐻𝐴2 + 𝛾4𝐷𝑉𝑈𝑁𝐺 + 𝛽7𝑙𝑛𝑇𝐻𝐼𝐸𝑇𝐵𝐼

+ 𝛽8𝑙𝑛𝐷𝐸𝑁𝑆𝐴𝑁𝐺 + 𝜀 Trong đó, 𝛽𝑖 và 𝛾𝑗 là các hệ số hồi quy với 𝑖 = [0; 8] và 𝑗 = [1; 4]; 𝜀 là phần dư,

và mô tả đo lường các biến được trình bày trong trong bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1: Đo lường các biến trong mô hình thực nghiệm

Ký hiệu Định nghĩa biến Đơn vị đo lường Dấu kỳ vọng Nhóm

nhân tố

KWh/người/tháng

Biến phụ thuộc

Kinh tế

xã hội

Nhà ở

𝐷𝐼𝐸𝑁𝑇𝐼𝐶𝐻

Tổng diện tích sử dụng nhà ở (bao gồm diện tích tầng trệt và tầng lầu nếu nhà có nhiều tầng)

Biến giả khu vực cư trú hoặc vùng địa lý nhà ở của hộ

thiết bị

sử dụng điện

trong nhà của hộ gia đình

Cái

-

Trang 39

3.3 Phương pháp chọn mẫu và xác định quy mô mẫu

Mẫu nghiên cứu được thu thập theo phương pháp thuận tiện Vì giới hạn về chi phí và thời gian nên phương pháp này giúp dễ tiếp cận hộ gia đình Đối tượng lấy mẫu của nghiên cứu này là hộ gia đình ở thành phố Vinh và một số huyện của tỉnh Nghệ An

Nghiên cứu ước lượng mô hình hồi quy sử dụng dạng dữ liệu chéo sectional data) Theo Tabachnick & Fidell (2007), quy mô mẫu phải thỏa mãn công thức n ≥50 + 8k (với k là số biến độc lập trong mô hình) Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 12 biến độc lập, nên kích thức mẫu khảo sát là n ≥ 50 + 8x12 = 146 hộ gia đình Vậy số quan sát tối thiểu là 146 hộ gia đình Do tỉnh Nghệ An có diện tích rộng với 21 thành phố, thị xã và huyện, và nhằm tăng độ tin cậy cho ước lượng, tác giả sử đã điều tra hộ gia đình ở 7/21 thành phố, thị xã và huyện (chiếm 33,3%) và sử dụng cỡ mẫu là

(cross-251 hộ gia đình Tỷ lệ mẫu ở các địa bàn trong tỉnh như ở bảng 3.2

Bảng 3.2: Tỷ lệ lấy mẫu tại các địa bàn STT Thành phố, thị xã, huyện Số mẫu khảo sát Tỷ lệ

Trang 40

Dữ liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp có được thông qua phỏng vấn khảo sát trực tiếp

hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3.4.2 Thu thập dữ liệu

Bảng câu hỏi được thiết kế và sử dụng phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát với tổng số phiếu phát ra là 260 phiếu, thu về 251 phiếu, đạt tỷ lệ 96,5 % Nhằm đảm bảo tính bảo mật của người trả lời, trên bảng câu hỏi đã cam kết chỉ sử dụng thông tin cho mục đích nghiên cứu và cam kết bảo mật thông tin cho người trả lời

3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng 2 phương pháp phân tích chính gồm: thống kê mô tả

dữ liệu và phân tích hồi quy tuyến tính bội bằng phương pháp OLS để ước lượng hàm số dạng log-log nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến mức điện tiêu thụ của hộ gia đình Công cụ xử lý dữ liệu bằng phần mềm Excel và SPSS 24

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3, nghiên cứu đã xây dựng quy trình nghiên cứu; cách tiếp cận, cách xác định cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu và các phương pháp phân tích nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra

Ngày đăng: 21/05/2018, 09:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Điện lực Nghệ An (2016), “Báo cáo tình hình hoạt động SXKD của của phòng kinh doanh điện năng Điện lực Nghệ An năm 2011 – 2015”, Công ty Điện lực Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình hoạt động SXKD của của phòng kinh doanh điện năng Điện lực Nghệ An năm 2011 – 2015
Tác giả: Điện lực Nghệ An
Năm: 2016
4. Hoàng Minh Lâm (2013), “Kinh nghiệm thế giới về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm thế giới về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Tác giả: Hoàng Minh Lâm
Năm: 2013
6. Phạm Thị Hương Dịu (2009), Kinh tế hộ nông dân, khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ nông dân
Tác giả: Phạm Thị Hương Dịu
Năm: 2009
7. Võ Thành Nhân (2011), Phân tích thu nhập của hộ gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thu nhập của hộ gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi
Tác giả: Võ Thành Nhân
Năm: 2011
8. Vương Thị Vân (2009), Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ khoa Kinh tế, trường Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Vương Thị Vân
Năm: 2009
10. Baker KJ, Rylatt RM (2008), Improving the prediction of UK domestic energy-demand using annual consumption-data, Apply Energy, 85:475–82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Apply Energy
Tác giả: Baker KJ, Rylatt RM
Năm: 2008
12. Bartusch C, Odlare M, Wallin F, Wester L (2012), Exploring variance in residential electricity consumption: household features and building properties, Apply Energy 92:637–43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Apply Energy
Tác giả: Bartusch C, Odlare M, Wallin F, Wester L
Năm: 2012
13. Bedir M, Hasselaar E, Itard L. (2013), Determinants of electricity consumption in Dutch dwellings, Energy Build, 58:194–207 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Energy Build
Tác giả: Bedir M, Hasselaar E, Itard L
Năm: 2013
14. Brounen D, Kok N, Quigley JM (2012). Residential energy use and conservation: economics and demographics, European Economics Reviews, 56(5): 931–45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European Economics Reviews
Tác giả: Brounen D, Kok N, Quigley JM
Năm: 2012
15. Carlson DR, Scott Matthews H, Bergés M (2013), One size does not fit all: averaged data on household electricity is inadequate for residential energy policy and decisions, Energy Build, 64:132–44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Energy Build
Tác giả: Carlson DR, Scott Matthews H, Bergés M
Năm: 2013
16. Cramer JC, Miller N, Craig P, Hackett BM (1985), Social and engineering determinants and their equity implications in residential electricity use, Energy, 10 (12):1283–91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Energy
Tác giả: Cramer JC, Miller N, Craig P, Hackett BM
Năm: 1985
17. Chong H (2012), Building vintage and electricity use: old homes use less electricity in hot weather, European Economics Reviews, 56(5):906–30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European Economics Reviews
Tác giả: Chong H
Năm: 2012
18. Druckman A, Jackson T (2008), Household energy consumption in the UK: a highly geographically and socio-economically disaggregated model, Energy Policy, 36(8): 3177–92 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Energy Policy
Tác giả: Druckman A, Jackson T
Năm: 2008
19. Genjo K, Tanabe S, Matsumoto S, Hasegawa K, Yoshino H (2005), Relationship between possession of electric appliances and electricity for lighting and others in Japanese households, Energy Build, 37(3):259–72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Energy Build
Tác giả: Genjo K, Tanabe S, Matsumoto S, Hasegawa K, Yoshino H
Năm: 2005
20. Gram-Hanssen K, Kofod C, Petersen KN (2004), Different everyday lives: different patterns of electricity use. In: Proceedings of the ACEEE 2004 Summer Study, American Council for an Energy Efficient Economy, 7:74–85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Proceedings of the ACEEE 2004 Summer Study, American Council for an Energy Efficient Economy
Tác giả: Gram-Hanssen K, Kofod C, Petersen KN
Năm: 2004
21. Haas R, Biermayr P, Zoechling J, Auer H (1998), Impacts on electricity consumption of household appliances in Austria: a comparison of time series and cross- section analyses, Energy Policy, 26(13):1031–40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Energy Policy
Tác giả: Haas R, Biermayr P, Zoechling J, Auer H
Năm: 1998
22. Hamilton IG, Steadman PJ, Bruhns H, Summerfield AJ, Lowe R (2013), Energy efficiency in the British housing stock: energy demand and the Homes Energy Efficiency Database, Energy Policy, 60:462–80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Energy Policy
Tác giả: Hamilton IG, Steadman PJ, Bruhns H, Summerfield AJ, Lowe R
Năm: 2013
23. Jones, R. V., Fuertes, A., & Lomas, K. J. (2015), The socio-economic, dwelling and appliance related factors affecting electricity consumption in domestic buildings, Renewable and Sustainable Energy Reviews, 43, 901-917 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Renewable and Sustainable Energy Reviews, 43
Tác giả: Jones, R. V., Fuertes, A., & Lomas, K. J
Năm: 2015
24. Kavousian A, Rajagopal R, Fischer M (2013), Determinants of residential electricity consumption: using smart meter data to examine the effect of climate, building characteristics, appliance stock, and occupants’ behavior, Energy, 55:184–94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Energy
Tác giả: Kavousian A, Rajagopal R, Fischer M
Năm: 2013
25. Lam JC (1998), Climatic and economic influences on residential electricity consumption, Energy Conservation Management, 39(7):623–9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Energy Conservation Management
Tác giả: Lam JC
Năm: 1998

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w