1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính khu vực công việt nam

131 360 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

Tổng hợp các nhận định về những tác động đến tính minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính khu vực công ...11 Bảng 1.3 Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về các nhân tố tác động đến tí

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

NGUYỄN LÊ PHƯỢNG SANG

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO

TÀI CHÍNH KHU VỰC CÔNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh - 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

NGUYỄN LÊ PHƯỢNG SANG

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO

TÀI CHÍNH KHU VỰC CÔNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS VÕ VĂN NHỊ

TP Hồ Chí Minh - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên Báo cáo

tài chính khu vực công Việt Nam” do chính tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của người

hướng dẫn khoa học Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào

Tất cả những phần kế thừa từ các nghiên cứu trước tác giả đều trích dẫn và trình bày nguồn

cụ thể trong các mục tài liệu tham khảo

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017

Tác giả

Nguyễn Lê Phượng Sang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn này, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên của rất nhiều người, từ Quý Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng tri ơn đến Thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS Võ Văn Nhị đã hết lòng hỗ trợ, động viên và hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian và quá trình thực hiện Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô thuộc Khoa Kế toán Trường Đại học Kinh tế TP.HCM những người đã chỉ dạy tôi suốt quá trình học để tôi có đủ kiến thức thực hiện đề tài Ngoài ra, tôi xin gửi lới cám ơn sự giúp đỡ của các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán công, các bạn bè, đồng nghiệp đã hết lòng hỗ trợ, góp phần hoàn thành nội dung luận văn này

Sau cùng, xin gửi lời tri ân đến gia đình tôi – những người luôn bên cạnh cổ vũ, đã đồng hành và động viên giúp tôi có thêm nghị lực để hoàn thành luận án này

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017

Tác giả

Trang 5

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH ẢNH

DANH MỤC VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Những đóng góp của luận văn 3

7 Bố cục của luận văn 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Nghiên cứu những nhân tố tác động đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực Công ……… 4

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 4

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 11

1.2 Xác định khoảng trống cần nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả 18

1.2.1 Xác định khoảng trống cần nghiên cứu 18

1.2.2 Hướng nghiên cứu của tác giả 18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 20

2.1 Lý thuyết nền nghiên cứu những nhân tố tác động đến tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công 20

2.1.1 Lý thuyết quản lý công mới (New Public Management – NPM) 20

2.1.2 Lý thuyết Quỹ (Fund theory) 21

2.1.3 Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision usefulness theory): 22

2.1.4 Lý thuyết đại diện ( Agency theory) 23

Trang 6

2.2.1 Tổng quan về khu vực công: 24

2.2.2 Tổng quan về kế toán công 25

2.2.3 Tổng quan về Báo cáo tài chính khu vực công 27

2.3 Tổng quát về tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công 28

2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 28

2.3.2 Định nghĩa về tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực Công 29

2.3.3 Vai trò minh bạch thông tin BCTC khu vực công 30

2.3.4 Đặc điểm 31

2.3.5 Nội dung 32

2.3.6 Các điều kiện đảm bảo tính minh bạch 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 34

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 35

3.1Khung lý thuyết nghiên cứu 35

3.2Phân tích tài liệu và mô hình nghiên cứu đề xuất 36

3.3 Thiết kế nghiên cứu 39

3.4Phương pháp nghiên cứu: 39

3.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính: 39

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng: 40

3.4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu 41

3.5 Xác định nhân tố ảnh hưởng và hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu 43

3.5.1 Kết quả phỏng vấn các chuyên gia 44

3.5.2 Hiệu chính mô hình 46

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 47

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 48

4.1 Kết quả nghiên cứu 48

4.1.1 Thống kê mô tả về kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi 48

4.1.2 Các kiểm định độ tin cậy của thang đo: 49

4.1.3 Kiểm định mô hình phân tích nhân tố EFA 50

4.1.4 Ma trận tương quan của các nhân tố 53

4.1.5 Mô hình hồi quy bội: 54

4.2 Phân tích và bàn luận về thực trạng 56C KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 80

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

5.1 Kết luận 81

5.1.1 Nghiên cứu định tính: 81

5.1.2 Nghiên cứu định lượng: 81

Trang 7

5.2 Kiến nghị: 81

5.3 Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo 85

5.3.1 Những hạn chế của luận án: 85

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo: 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1.Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về những nhân tố tác động đến tính minh bạch

thông tin trên BCTC khu vực công .08

Bảng 1.2 Tổng hợp các nhận định về những tác động đến tính minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính khu vực công 11

Bảng 1.3 Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về các nhân tố tác động đến tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam 14

Bảng 1.4 Tổng hợp các nhân tố tác động đến tính minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính khu vực công 16

Bảng 3.1 Tổng hợp nhân tố từ các nghiên cứu trước 36

Bảng 3.2 Thống kê đối tượng khảo sát theo Đơn vị công tác 42

Bảng 3.3 Thống kê đối tượng khảo sát theo Lĩnh vực hoạt động 42

Bảng 3.4 Thống kê đối tượng khảo sát theo Vị trí công tác 43

Bảng 4.1 Tổng hợp kết quả thống kê mô tả 48

Bảng 4.2 Kết quả kiểm định thang đo các nhân tố 49

Bảng 4.3 Kết quả kiểm định KMO, Bartlett's Test và phương sai trích 50

Bảng 4.4 Tổng phương sai trích được giải thích 51

Bảng 4.5 Ma trận nhân tố xoay 52

Bảng 4.6 Ma trận tương quan của các nhân tố 53

Bảng 4.7 Tóm tắt mô hình hồi quy 54

Bảng 4.8 Hệ số hồi quy (Coefficients) của các nhân tố 54

Bảng 4.9 Hệ số hồi quy chuẩn hóa của các nhân tố 56

Bảng 4.10 Tổng hợp hệ thống báo cáo, hệ thống tài khoản của một số chế độ kế toán khu vực công 61

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1 Khung nghiên cứu của nghiên cứu 35

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu dự thảo các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam 38

Hình 3.3 Mô hình hồi quy chính thức các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam 46

Hình 4.1 Biểu đồ Scree Plot 51

Hình 4.2 Sơ đồ tổng hợp hệ số hồi quy 54

Hình 4.3 Khung pháp lý kế toán công Việt Nam 60

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 Chữ viết tắt tiếng Anh:

 IPSAS: International Public Sector Accounting Standard: Chuẩn mực kế toán công quốc

 CEO: Chief Executive Officer : Giám đốc Điều hành

 NPM: New Public Management: Mô hình “Quản lý công mới”

 PhD: Philosophiae Doctor: Tiến sĩ

 TABMIT: Treasury And Budget Management Information System: Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc

 TI: Transparency International: Tổ chức Minh bạch quốc tế

WB: World Bank: Ngân hàng thế giới

 WTO: World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới

2 Chữ viết tắt tiếng Việt:

 BCTC: Báo cáo tài chính

 BCĐTK: Bảng cân đối tài khoản

 BTC: Bộ tài chính

 CMKTC: Chuẩn mực kế toán công

 CMKTCQT: Chuẩn mực kế toán công quốc tế

 CNTT: Công nghệ thông tin

 HCSN: Hành chính sự nghiệp

 KVC : Khu vực công

 NSĐP: Ngân sách địa phương

 NSTW: Ngân sách trung ương

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa và phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay, có thể nói minh bạch thông tin tài chính là một yêu cầu cấp thiết không chỉ xuất phát từ quá trình hình thành các mối quan hệ kinh tế trong tiến trình hội nhập mà còn những đỏi hỏi nội tại từ nền kinh tế của mỗi quốc gia Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến nội dung này Minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính được hiểu là sự công bố Báo cáo tài chính công khai, kịp thời, đáng tin cậy từ hệ thống kế toán giúp người sử dụng đánh giá được tình hình tài chính để đề ra các quyết định có tính chiến lược mang lại hiệu quả cao cho hoạt động của tổ chức

Đối với khu vực công- bộ phận cơ bản trong hoạt động kinh tế mỗi quốc gia, giữ

vị trí then chốt trong toàn bộ nền kinh tế, đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương sáng về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và tuân thủ pháp luật Công khai minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng, một mặt thúc đẩy khả năng tiếp cận thị trường vốn của các tổ chức tài chính quốc tế, mặt khác

hỗ trợ Nhà nước trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN một cách hiệu quả Nắm vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhưng Khu vực công Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều bất cập, hàng loạt những sai phạm trong quản lý tài chính những vụ án tham ô, thất thoát đã giống lên hồi chuông cảnh báo về sự cần thiết nhìn nhận đánh giá minh bạch thông tin tài chính công để có những giải pháp thích hợp

Ngày nay, nhu cầu tiếp cận BCTC khu vực công của công chúng ngày càng cao xuất phát từ nhận thức là người nộp thuế, người chủ sở hữu; công chúng mong muốn thông tin trên BCTC phải đảm bảo tính minh bạch, hữu ích cho quá trình ra quyết định Theo đó, một số BCTC đã được công khai ra công chúng, quyền tiếp cận thông tin của người dân dần dần được thừa nhận Tuy nhiên, nhìn lại khu vực công trong thời gian qua, các hoạt động liên quan đến ngân sách và các quyết định mang tính chiến lược của nhà nước chính phủ và các đơn vị công đã xóa nhòa đi phần nào vai trò của người dân trong

xã hội Bên cạnh đó, những bất cập tồn tại của chế độ kế toán công hiện nay như báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam còn nhiều khác biệt so với thế giới, các quy định hiện tại về lĩnh vực kế toán công quá phức tạp và chưa có sự thống nhất,…là những nguyên nhân gây nên hạn chế về tính minh bạch thông tin Báo cáo tài chính khu vực công Việt

Trang 12

Nam Nhằm đảm bảo Việt Nam có khả năng cung cấp thông tin đầy đủ, tin cậy, có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh và được Quốc tế thừa nhận thì Việt Nam cần phải tiến hành cải cách hệ thống kế toán công, hoàn thiện và công bố một hệ thống chuẩn mực kế toán công theo định huớng Chuẩn mực kế toán công Quốc tế Hiện nay, có nhiều nghiên cứu tập trung vào vấn đề công khai minh bạch thông tin kế toán công, Báo cáo tài chính khu vực công, nhiều nghiên cứu tập trung nhận diện các nguyên nhân gây làm hạn chế tính minh bạch thông tin trên BCTC nhưng nghiên cứu tập trung vào việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch khu vực công còn hạn chế Vì những lý do trên,

tác giả chọn đề tài “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin

trên Báo cáo tài chính Khu vực Công Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công Việt Nam Do đó, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn tập trung vào hai mục tiêu:

2.1 Mục tiêu tổng quát: Nhận diện các nhân tố ảnh đến tính minh bạch thông tin

BCTC khu vực công Việt Nam

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nội dung nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:

Câu hỏi nghiên cứu 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin

trên BCTC khu vực công Việt Nam ?

Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của các nhân tố đến tính minh bạch thông

tin trên BCTC khu vực công Việt Nam?

Câu hỏi nghiên cứu 3: Để nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực

công Việt Nam thì cần thực hiện hiện giải pháp nào?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 13

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công Việt Nam và đề xuất một số chính sách góp phần tăng cường tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam.Tuy nhiên, bản thân khu vực công quá rộng, lĩnh vực hoạt động đa dạng và tính chất vận hành từng nghành nghề cũng khác nhau, vì thế tác giả chọn nghiên cứu các đơn vị hoạt động bằng nguồn kinh phí được tài trợ bởi NSNN trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và Tp Đà Nẵng điển hình là các đơn vị hành chính, sự nghiệp

5 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng kết hợp hỗn hợp phương pháp định tính và định lượng để giải quyết mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính giúp tác giả hệ thống hóa các nghiên cứu trước về xu hướng cải cách hệ thống kế toán công và minh bạch BCTC khu vực công ở một số quốc gia, tiến hành phỏng vấn các chuyên gia trong ngành nhằm khám phá ra các nhân tố thực sự tác động đến tính minh bạch trong bối cảnh Việt Nam, làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả xây dựng bảng khảo sát để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Trên cơ

sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp và chính sách phù hợp

6 Những đóng góp của luận văn

Luận văn xác định các nhân tố ảnh hưởng, đo lường và phân tích mức độ tác động của các nhân tố này đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công Việt Nam Thông qua việc nhận diện và kiểm định một số nhân tố ảnh hưởng, tác giả đã đưa ra một

số gợi ý về chính sách góp phần tăng cường tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, luận văn được bố cục theo 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 14

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Nghiên cứu những nhân tố tác động đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực Công

Cuốn sách “Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh” của S.Chiavo-Campo và cộng sự (2003), tác giả cho rằng tính minh bạch là một trong bốn nguyên tắc chủ đạo để hoạt động quản lý nhà nước tốt bao gồm: trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, tính dự đoán và sự tham gia Sự minh bạch trong khu vực công

được xem xét trên 2 khía cạnh: (1)Truyền thông công cộng có sự nổ lực từ chính phủ sử

dụng công nghệ mới để phổ biến các thông tin phù hợp liên quan đến hoạt động của mình Bên cạnh đó, minh bạch phải được cân bằng với yêu cầu giữ bí mật, cần xác định tiêu chí rõ ràng cụ thể để quyết định loại thông tin nào cần giữ bí mật và cũng phải được công bố rộng rãi bằng những văn bản pháp luật, thường là những thông tin liên quan đến

an ninh quốc phòng hoặc các chính sách đối ngoại.(2) Quyền công dân trong việc tiếp

cận thông tin của chính phủ: thường được thể hiện quan các văn bản luật về quyền tự do

thông tin, phức tạp thủ tục hành chính là trở ngại chính của quá trình tiếp cận thông tin

Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu White (1980), Archambault và cộng sự ( 2003) đã thực hiện một nghiên cứu về quá trình công bố công khai BCTC của các công ty thuộc khu vực tư Kết quả điều tra thực nghiệm các công ty đến từ 33 quốc gia thuộc khu vực Châu Mĩ, sử dụng phương pháp kiểm định F, tác giả cho rằng minh bạch BCTC và công

bố thông tin trên BCTC là một quá trình phức tạp, chịu sự ảnh hưởng bởi một tập hợp các nhân tố Mô hình các nhân tố tác động đến tiến trình công khai thông tin trên BCTC làm

cơ sở đánh giá tinh minh bạch như sau:

Trans = f( Culture + Political + Economic+ Financial + Operating) Trong đó:

- Nhân tố văn hóa (culture): xem xét 4 chiều văn hóa của Hofstede (1991) bao gồm:

khoảng cách quyền lực; chủ nghĩa cá nhân; né tránh rủi ro; chủ nghĩa nam tính Bên cạnh đó, tác giả xem xét đến trình độ giáo dục và tôn giáo

- Nhân tố hệ thống chính trị (political): quyền tự do tiếp cận BCTC công dân; hệ

thống pháp lý; vai trò phương tiện truyền thông

- Nhân tố kinh tế (economic): mức độ phát triển kinh tế, lạm phát; và thị trường vốn

- Nhân tố tình hình tài chính (financial): Quyền sở hữu; tình trạng niêm yết; cổ tức;

chất lượng kiểm toán; và đòn bẩy tài chính

Trang 15

- Nhân tố đặc điểm hoạt động tổ chức (Operating): quy mô tổ chức; lĩnh vực hoạt

động; kết quả tài chính

Fairbanks và cộng sự (2007) nghiên cứu vai trò của cơ quan truyền thông đến tính minh bạch ở Mỹ Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và đã xác định ba nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch là (i) Nhóm nhân tố cá nhân : bao gồm động

cơ của người công bố thông tin; trình độ của người nhận được thông tin.(ii) Nhóm nhân

tố tổ chức: quyền lực của người đứng đầu; sứ mệnh của tổ chức; và hệ thống chính trị (iii) Nhóm nhân tố nguồn lực: Thời gian, nhân sự, hệ thống CNTT, tài chính Để thông tin có chất lượng, nhà nước tốn nhiều nguồn lực hơn, có nhiều thời gian trong việc xử lý

và đây cũng là hệ quả tất yếu làm tăng chi phí

Yamada (2007) nghiên cứu về mục tiêu và vấn đề liên quan báo cáo tài chính KVC

ở Nhật bằng cách xem xét những nét tương đồng và khác biệt ở Mỹ Cả hai quốc gia đều cho rằng BCTC phục vụ cho nhu cầu giải trình và cung cấp thông tin minh bạch, hữu ích cho quá trình ra quyết định Tuy nhiên, ở Mỹ nhu cầu sử dụng thông tin BCTC khu vực công rất cao bởi họ cho rằng công dân là người cung cấp nguồn lực bằng khoản thuế đã nộp, vì vậy nhà nước phải có nghĩa vụ giải thích cho người dân về cách họ sử dụng các nguồn này Trong khi đó, với người Nhật, mục tiêu giải trình BCTC còn mờ nhạt bởi họ xem việc nộp thuế là nghĩa vụ thì dù có sử dụng dịch vụ công hay không họ vẫn phải nộp thuế và BCTT cung cấp thông tin ra quyết định thuộc về trách nhiệm của các cán bộ, lãnh đạo nhiều hơn là công chúng Tác giả cũng đề cập khía cạnh đạo đức, nguy cơ gian lận khi cán bộ tận dụng cơ hội khai thác quyền lực phục vụ lợi ích cá nhân, nhóm Nghiên cứu cho rằng mục tiêu BCTC sẽ quyết định nội dung BCTC; nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC không giống nhau ở hai quốc gia do mức độ nhận thức về người nộp thuế và cần đưa mục tiêu cung cấp thông tin đánh giá trách nhiệm giải trình làm mục tiêu cơ bản của BCTC KVC ở Nhật trong tương lai

Trong nghiên cứu với tên gọi “Tính hiệu quả báo cáo kiểm toán khu vực công ở Indonexia” được thực hiện bởi Dwiputrianti (2011) Tác giả cho rằng, hoạt động kiểm toán cung cấp sự đảm bảo về tính hiệu quả sử dụng nguồn lực, ngăn ngừa gian lận, lạm dụng và tham nhũng các nguồn quỹ và nguồn lực công Thông qua hoạt động kiểm toán,

ý kiến kiểm toán là tăng độ tin cậy và tính minh bạch của các thông tin trên báo cáo tài chính làm căn cứ để Nhà nước đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp và giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra các quyết định đúng đắn Phỏng vấn các cán bộ làm công tác kiểm toán, các thành viên nghị viện ở cấp TW và địa phương; thành viên hội đồng

Trang 16

quản trị… Nghiên cứu phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của báo cáo kiểm toán của Cơ quan Kiểm toán nhà nước Indonesia (BPK): (1) Tính độc lập và tự chủ của tổ chức kiểm toán (2) Tính chuyên nghiệp và toàn vẹn tổ chức kiểm toán: ngân sách

và nguồn lực hạn chế Hơn nữa, phúc lợi và mức lương thấp làm giảm đáng kể tính chuyên nghiệp và toàn vẹn của kiểm toán viên.(3) Chưa có quy định pháp luật về bảo vệ hoặc đảm bảo an ninh kiểm toán viên khi phát hiện và tố cáo gian lận

Bauhr và cộng sự (2012) thực hiện nghiên cứu ở Thụy Sĩ chỉ ra phương pháp mới

đo lường tính minh bạch và mối quan hệ với chất lượng chính phủ Cuộc khảo sát thực hiện bởi Viện chất lượng của Chính phủ, tiến hành bằng phương pháp định tính và định lượng sử dụng thang đo Likert khảo sát 52 quốc gia thu về 432 kết quả Bài viết phát hiện tính minh bạch có thể được đo lường thông qua 3 nhân tố : (i) Mức độ công khai của chính phủ: mức độ chính phủ sẳn lòng chia sẻ và sự sẵn có của thông tin (ii) Chính sách bảo vệ người thổi còi: hành vi bảo vệ người dám đứng ra chỉ trích những hành động gian lận, lạm dụng quyền lực, (iii) Tính công khai: sự sẵn sàng và năng lực nhân viên truyền thông, cạnh tranh và tự do báo chí tìm kím và phơi bày vấn nạn tham nhũng Nhiều tổ chức quốc tế, như WTO, OECD, WB, rất coi trọng tính minh bạch ở KVC vì lợi ích của

nó trong việc giảm tham nhũng, tạo thuận lợi cho thương mại và thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường tính dân chủ và trách nhiệm giải trình, và tổng thể dẫn đến chất lượng nhà nước hoạt động hiệu quả hơn

Ofoegbu (2014) nghiên cứu vận dụng quản lý công mới (NPM) và IPSASs lộ trình chuyển đổi từ tiền mặt sang dồn tích vào công cuộc cải cách kế toán công ở Nigeria Thực nghiệm cho thấy BCTC KVC Nigeria không đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình bởi mức độ lan tỏa các hành vi tham nhũng, văn hóa trách nhiệm của người đứng đầu còn hạn chế, ngân sách được lập trên cơ sở tiền mặt,… Phân tích dữ liệu được thu thập từ 100 người bao gồm kế toán viên, kiểm toán viên; được xử lý qua phần mềm SPSS bằng kiểm định Chi bình phương Kết quả nghiên cứu cho thấy vận dụng IPSAS trên cơ sở vận dụng kế toán dồn tích sẽ thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và nâng cao chất lượng thông tin BCTC trong khu vực công của Nigeria

Năm 2014, Dion Curry nghiên cứu về “Xu hướng cải cách kế toán công trong tương lai” dựa vào kết quả của một nhóm nhà nghiên cứu hành chính công đến từ 10 quốc gia Châu Âu, tác giả chỉ ra bối cảnh hành chính công với sự tác động của toàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế và sự lỗi thời mô hình quản lý công truyền thống, tạo sức ép cho nhà nước buộc phải chuyển mình theo hướng áp dụng mô hình quản lý công (NPM) Kết quả

Trang 17

nghiên cứu cho thấy các nước áp dụng mô hình quản lý công mới đều đã đạt được những thành công nhất định: (i) bộ máy nhà nước được thu gọn; (ii) hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước được nâng lên bằng việc đẩy mạnh phân cấp, tăng quyền cho chính địa phương; (iii) xây dựng Chính phủ điện tử, quản trị điện tử nhằm tăng cường sự tham gia của nhân dân trong quá trình hoạch định chính sách, tiếp cận thông tin một cách

dễ dàng chính xác và kịp thời;…Bài nghiên cứu đã phát hiện trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và niềm tin công chúng tăng lên khi có sự gắn kết giữa quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm Tuy nhiên, mô hình quản lý công mới đều có điểm phù hợp và không phù hợp cần gắn các đặc trưng của mô hình này với điều kiện thực tiễn hoàn cảnh cụ thể về chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, truyền thống, văn hoá, lịch sử của mỗi quốc gia

Trong một nghiên cứu của Roderick và cộng sự (2015) cho thấy những đặc tính của người đứng đầu và đặc điểm tổ chức tác động đáng kể đến mức độ công khai tình hình tài chính của các tổ chức phi chính phủ Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất, thang

đo Likert 5 cấp độ với số lượng mẫu 775 tổ chức phi lợi nhuận thuộc các tiểu bang Đông Bắc nước Mỹ, tác giả đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến quá trình công khai tình hình tài chính của các tổ chức phi chính phủ như sau:

DiscTrans = F (Education + Attitude + Perceived + TotalAssets + Plan + Budget + ITJobSkills + BODSupport + UrbanLocation) Trong đó:

- Những đặc tính người đứng đầu: trình độ học vấn (education); thái độ người đứng

đầu (Attitide):

- Những đặc điểm của tổ chức bị tác động: quy mô nguồn lực (TotalAssets); quy

trình tổ chức (Plan); ngân sách thực hiện (Budget); chuyên môn kỹ thuật (Job Skills; hỗ trợ của HĐQT (BOD Suppor); vị trí địa lý (UrbanLocation)

- Đặc điểm phương tiện truyền thông: Quan điểm tương thích (Perceived)

ljungholm (2015), nghiên cứu về sự tác động tính minh bạch đến việc nâng cao hiệu quả khu vực công Minh bạch là đặc điểm của một chính phủ có trách nhiệm, được thể hiện khả năng tiếp cận của người dân, và sự đơn giản trong quy trình tiếp cận Cá nhân có quyển thẩm vấn chính phủ về tình hình hoạt động và tham gia vào các quá trình chính trị

ở một xã hội dân chủ Ở khía cạnh trực tiếp minh bạch được xem xét qua tính hợp pháp trong quá trình hoạch định chính sách, về mặt gián tiếp bằng cách xem xét sự tham gia công dân Bằng cách đảm bảo việc công bố thông tin, nhà nước tiến tới đạt được những lợi ích của sự minh bạch trong quá trình xây dựng luật pháp Vai trò truyền thông và sự

Trang 18

tham gia của công dân là hai nhân tố được tác giả nhắc đến tác động đến tính minh bạch các hoạt động của chính phủ

• Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về những nhân tố tác động đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công

Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về những nhân tố tác động đến

tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực Công

Tên tác giả

Nơi công bố nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Ngân Hàng Phát Triển Châu Á

Nghiên cứu định tính

Minh bạch là một trong bốn nguyên tắc chủ đạo để hoạt động quản lý nhà nước tốt Nghiên cứu cho rằng có 2 nhân tố tác động đến tính minh bạch bao gồm:

(1) Truyền thông công cộng;

(2) Quyền công dân trong việc tiếp cận thông tin của chính phủ

Determinants Of Corporate Disclosure

The International Journal of Accounting

38 (2003) 173–

194

Nghiên cứu định lượng

Tác giả đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến tính minh bạch thông tin trên BCTC như sau:

Trans = f( Culture + Political + Economic+ Financial + Operating)

Journal of Public Affairs

J Public Affairs 7: 23–37 (2007) Published online

in Wiley InterScience

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu vai trò của cơ quan truyền thông đến tính minh bạch ở Mỹ và đã chỉ

ra ba nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch là (1) Nhóm nhân tố cá nhân

(2) Nhóm nhân tố tổ chức ( 3) Nhóm nhân tố nguồn lực:

Yasuhiro

Yamada

(2007)

Objectives of Financial Reporting and Their Problems

in Governmental Accounting

Government Auditing Review Volume14 (March 2007)

Nghiên cứu định tính

Trên cơ sở so sánh và đối chiếu nhu cầu tiếp cận và sử dụng thông tin trên BCTC khu vực công, kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Mục tiêu BCTC sẽ quyết định nội dung BCTC

- Mức độ nhận thức về người nộp thuế tác động đến nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC

The Quality Of Government Institute Working Paper Series 2012:16 December 2012 Issn 1653-8919

Nghiên cứu định tính và định lượng

Các tổ chức quốc tế rất xem trọng tính minh bạch ở KVC vì lợi ích của nó trong việc giảm tham nhũng, tăng cường tính dân chủ và trách nhiệm giải trình,…

Tính minh bạch được đo lường thông qua

3 nhân tố : (1) Mức độ công khai (2) Chính sách bảo vệ người thổi còi (3) Tính công khai

Septiana

Dwiputrianti

(2011)

Effectiveness of Public Sector Audit Reports in Indonesia

The Australian National University

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu khẳng định tính hữu hiệu của hoạt động kiểm toán và ý kiến kiểm toán viên đến tính đúng đắn, độ tin cậy, tính minh bạch BCTC KVC Indonesia

Trang 19

Grace N

Ofoegbu

(2014)

New Public Management and Accrual

Accounting Basis for Transparency and

Accountability in the Nigerian Public Sector

IOSR Journal of Business and Management Volume 16, Issue 7 Ver III (July 2014), PP 104-113

Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu cho thấy để thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và nâng cao chất lượng thông tin BCTC trong khu vực công của Nigeria cần phải cải cách theo hướng (1)áp dụng mô hình quản lý công mới (NPM) và (2) vận dụng IPSAS trên cơ sở kế toán dồn tích

Dion Curry

(2014)

Trends For The Future Of Public Sector Reform: A Critical Review

Of Future-Looking Research In Public Administration

The COCOPS project (Coordinating for Cohesion in the Public Sector

of the Future)

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu cho rằng mô hình quản lý công mới NPM có tác động tích cực đến tính minh bạch và trách nhiệm giải trình Bài viết khẳng định trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và niềm tin công chúng tăng lên khi có sự gắn kết giữa quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm

Journal of the Southern Association for Information Systems, 2015,

pp 1-16

Nghiên cứu định lượng

Các nhân tố tác động đến mức độ công khai và minh bạch BCTC được tác giả đề xuất qua mô hình

DiscTrans = F (Education + Attitude + Perceived + TotalAssets + Plan + Budget + ITJobSkills + BODSupport + UrbanLocation) Trong đó được phân thành 3 nhóm:

(1) Những đặc tính CEO (2) Những đặc điểm của tổ chức bị tác động:

(3) Đặc điểm phương tiện truyền thông

Contemporary Readings in Law and Social Justice Volume 7(1),

2015, pp 172–

178

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu về sự tác động tính minh bạch đến việc nâng cao hiệu quả khu vực công Hai nhân tố được tác giả nhắc đến tác động đến tính minh bạch các hoạt động của chính phủ là

(1) Vai trò truyền thông (2) Sự tham gia của công dân

(Nguồn Tác giả tự tập hợp) Tóm lại, các nghiên cứu trên tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:

(i) Công khai minh bạch báo cáo tài chính của nhà nước đối với các chủ thể: Đối

với nhà nước, minh bạch là đặc điểm của một chính phủ có trách nhiệm và nhà nước phải

có nghĩa vụ giải trình quá trình sử dụng các khoản thuế mà công chúng đã đóng góp (Yasuhiro Yamada, 2007; ljungholm, 2015) Đối với công dân, minh bạch được thể hiện khả năng tiếp cận BCTC nhà nước ( S.Chiavo-Campo và cộng sự, 2003) và sự tham gia thẩm vấn chính phủ về tình hình hoạt động và hoạch định chính sách ( ljungholm, 2015)

(ii) Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch BCTC khu vực công: đánh giá các

công trình nghiên cứu về tính minh bạch BCTC khu vực công S.Chiavo-Campo và cộng

sự (2003), tính minh bạch được xem xét 2 khía cạnh: hoạt động truyền thông và sức ép công chúng tiếp cận BCTC để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực mà người dân đã đóng góp (Yamada, 2007) Kế thừa nghiên cứu White (1988), Archambault và cộng sự (2003) đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến tính công khai minh bạch thông tin trên

Trang 20

BCTC: văn hóa; chính trị; kinh tế; tình hình tài chính; đặc điểm hoạt động tổ chức Một yếu tố quan trọng khác của tính minh bạch chính xuất hiện trong hầu hết các nghiên cứu

đó là con người Trong đó phải kể đến và vai trò và thái độ người đứng đầu tổ chức tác động rất lớn đến việc công bố thông tin, trong một tổ chức người đứng đầu lợi dụng quyền lực cản trở quyền tiếp cận BCTC KVC Bên cạnh đó, nhiều tác giả cũng đồng tình rằng trình độ giáo dục của nguồn nhân lực, thái độ tuân thủ nghiêm ngặt chuẩn mực nghề nghiệp và chuẩn mực đạo đức cũng ảnh hưởng đến tính minh bạch khi công bố thông tin trên BCTC (Archambault và cộng sự, 2003; Fairbanks và cộng sự , 2007; Bauhr và cộng

sự, 2012; Roderick và cộng sự, 2015) Ngoài ra, minh bạch BCTC còn bị tác động bởi kiểm toán nhà nước, ý kiến kiểm toán là căn cứ để Nhà nước đưa ra các biện pháp quản

lý phù hợp và giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra các quyết định Dwiputrianti (2011) Một nhân tố quan trọng khác là quy định pháp lý về bắt buộc công khai BCTC hoặc những quy định về công tác đảm bảo an ninh cho người làm công tác truyền thông, kiểm toán viên, chưa được làm tốt khi những sai phạm, gian lận bị tố cáo

và phơi bày sự thật (Bauhr và cộng sự, 2012; Dwiputrianti, 2011)

Tóm lại, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, đặc

biệt là kết quả và mô hình nghiên cứu về mức độ công bố công khai BCTC và tính minh bạch của hai tác giả bao gồm: Archambault và cộng sự (2003) và Roderick và cộng sự (2015) Mặc dù đối tượng nghiên cứu của hai công trình là các tổ chức phi lợi nhuận và khu vực tư, song có thể vận dụng để đánh giá tính minh bạch khu vực công Bởi bất kì một tổ chức nào quá trình công khai minh bạch BCTC là một việc làm tất yếu của một xã hội văn minh, dân chủ và khi vận dụng mô hình để nghiên cứu cho khu vực công luận văn sẽ điều chỉnh và vận dụng cho phù hợp với những đặc điểm khu vực công Việt Nam Nghiên cứu của Archambault và cộng sự ( 2003) cho rằng để có cơ sở đánh giá tính minh bạch BCTC thì điều kiện đặt ra là phải công bố công khai BCTC Từ đó, cần phải xem xét các nhân tố:

- Nhân tố văn hóa : Khoảng cách quyền lực; chủ nghĩa cá nhân; né tránh rủi ro;

chủ nghĩa nam tính; trình độ giáo dục và tôn giáo

- Nhân tố hệ thống chính trị: Quyền tự do tiếp cận BCTC công dân; hệ thống pháp

lý; vai trò phương tiện truyền thông

- Nhân tố kinh tế : Mức độ phát triển kinh tế, lạm phát; thị trường vốn

- Nhân tố tình hình tài chính : Quyền sở hữu; chất lượng kiểm toán

Trang 21

- Nhân tố đặc điểm hoạt động tổ chức : Quy mô tổ chức; lĩnh vực hoạt động; kết

quả tài chính

Nghiên cứu của Roderick và cộng sự (2015) chỉ ra 9 nhân tố ảnh hưởng đến quá trình công khai và minh bạch báo cáo tài chính Căn cứ nội dung, tác giả phân thành 5 nhóm nhân tố sau:

- Nhóm nhân tố văn hóa: Trình độ học vấn, thái độ người đứng đầu hỗ trợ của ban

lãnh đạo

- Nhóm nhân tố hệ thống pháp lý: Quy trình tổ chức

- Nhóm nhân tố chuyên môn – nghiệp vụ: Chuyên môn kỹ thuật

- Nhóm nhân tố tình hình tài chính: Ngân sách thực hiện

- Nhóm nhân tố hoạt động tổ chức: Quy mô nguồn lực; vị trí địa lý

Như vậy, nhóm các nhân tố tác động đến tính minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính khu vực công được hình thành như sau:

Bảng 1.2: Tổng hợp các nhận định về những tác động đến tính minh bạch thông tin

trên Báo cáo tài chính khu vực công

Tình hình tài chính

Nguyễn Đăng Huy (2008) thực hiện phân tích và đánh giá thực trạng kế toán công Việt Nam đã chỉ ra những khó khăn và hạn chế của hệ thống kế toán công hiện hành bao gồm: (1) Kế toán ngân sách chưa tập trung và thống nhất về tổ chức, phạm vi, nội dung

và phương pháp kế toán (2) Các quy định hiện tại của kế toán công khá phức tạp và quá tập trung vào chi tiết, thậm chí chồng chéo về nội dung (3) Sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng

và các nguồn lực, thêm vào đó là mức độ phức tạp của các yêu cầu về báo cáo tài chính (4) Việt Nam chưa xây dựng CMKTC (5) BCTC khu vực công Việt Nam hiện nay được lập trên cơ sở tiền mặt có điều chỉnh hoặc dồn tích có điều chỉnh không phù hợp để vận dụng IPSAS Nghiên cứu này đề xuất những cải cách để vận dụng IPSAS nhằm gia tăng tính minh bạch thông tin trên BCTC: (1) Nghiên cứu và tổ chức lại hệ thống Báo cáo tài

Trang 22

chính (2) Hệ thống và thống nhất các nguyên tắc kế toán và khái niệm cho kế toán công (3) Thiết lập Ủy ban đặc biệt để nghiên cứu IPSAS (4) Tham khảo ý kiến chuyên gia trong việc xây dựng lộ trình áp dụng IPSAS

Nghiên cứu về “Minh Bạch thông tin trong báo cáo tài chính lĩnh vực công”, Nguyễn Thị Thu Hiền (2009) sau khi xem xét, so sánh từng BCTC được lập theo chế độ

kế toán HCSN hiện hành và BCTC được lập theo IPSAS có thể kết luận rằng BCTC hiện nay chỉ là một bộ phận cấu thành để tổng hợp báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm phục vụ điều hành quản lý NS của Quốc hội mà chưa phải là BCTC của một đơn vị bị kiểm soát BCTC HCSN hiện nay chưa phục vụ cho việc đánh giá năng lực tài chính và kết quà kinh doanh của quốc gia trong từng năm tài chính Tác giả cho rằng cần phải thay đổi cách lập và trình bày BCTC khu vực công theo hướng dẫn của IPSAS đảm bảo cho BCTC khu vực công của Việt Nam cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định và cung cấp thông tin minh bạch về tình hình tài chính, kết quả hoạt động cho công chúng

Lê Thị Hồng Hoa (2009) với bài viết “ Minh bạch thông tin – yêu cầu thực tiễn và mức độ đáp ứng” cho thấy minh bạch thông tin luôn là một đòi hỏi bất kỳ một chủ thể nào trong xã hội Thực trạng cho thấy mức độ công khai, minh bạch thông tin trên BCTC của DNNN không đáp ứng được quá trình ra quyết định và trách nhiệm giải trình ví dụ khi những sự kiện bất lợi xảy ra luôn được lý giải theo cách có lợi cho phía chủ thể, chưa cung cấp đầy đủ kịp thời đã dẫn đến những quyết định không đáng có,…Tác giả đã đưa

ra bảy nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu minh bạch thông tin như: (1) Vẫn chưa thoát khỏi quan niệm “tốt khoe, xấu che”, (2) quan điểm bí mật trong kinh doanh bị lạm dụng, (3) cơ chế chính sách tạo điều kiện che dấu hoặc làm sai lệnh thông tin, (4) đặc tính chịu trách nhiệm và tâm lý ngại thay đổi, (5) chưa có chế tài xử lý những thông tin thiếu minh bạch, (6) chưa có một hệ thống chỉ tiêu kiểm chứng độ minh bạch thông tin, (7) sự yếu kém hoạt động kiểm toán

Báo cáo “Tính minh bạch của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam” thuộc chương trình tín dụng Quản lý kinh tế và Năng lực cạnh tranh (EMCC) thực hiện vào năm 2013 cho thấy thực trạng công khai thông tin ( tài chính và phi tài chính) của các DNNN ở VN đang gây thất vọng Thực tế mức độ công khai thông tin có sự khác nhau giữa các DNNN, nhưng nhìn chung chưa đảm bảo chất lượng, độ chính xác và kịp thời về dữ liệu khiến cho khả năng giám sát hiệu quả hoạt động chính phủ bị hạn chế Kết quả kiểm tra tình trạng Website của 98 DNNN T4/2013 cho thấy, chỉ có 7% thông tin về hiệu quả tài chính; 14 % các BCTC, BCKT thường niên; 33% các quyết định, nghị quyết lớn được

Trang 23

công bố Nguyên nhân tình trạng trên được cho là: (1) tính tuân thủ các yêu cầu pháp lý

về minh bạch còn yếu; (2) sức ép về cung cấp thông tin của các đơn vị này còn yếu; (3) văn bản hướng dẫn có tính phân tán cao và để tuân thủ có tới 10 văn bản quy phạm; (4) gánh nặng hành chính khi nổ lực tuân thủ pháp lý; (5) tính chồng chéo từ trách nhiệm phải cung cấp các thông tin khác nhau cho cơ quan quản lý; (6) các bộ, cơ quan ban nghành chưa đóng vai trò chủ động công khai thông tin; (7) mặc dù có công bố nhưng chất lượng lại có sự khác biệt Vì vậy, việc công khai thông tin các DNNN là một giải pháp nhằm tăng cường minh bạch khu vực công nói chung tại Việt Nam

“Nghiên cứu lý thuyết về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình để vận dụng vào KTC Việt Nam” trên cơ sở khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận, tìm hiểu quá trình cải cách của một số quốc gia (Singapore, Đan Mạch,…) Lê Thị Mỹ Hạnh (2014) đã phân tích 7 nhân tố ảnh hưởng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình KVC Việt Nam

đó là: (1) mối quan hệ giữa tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, (2) kiểm soát chất lượng thông tin, (3) chuyển tải và công bố thông tin, (4) bảo mật và khai thác thông tin, (5) quá trình tạo lập thông tin, (6) trình độ nhân viên qua việc sử dụng thông tin, (7) kế toán công Bên cạnh chỉ ra những bất cập, tác giả đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị để nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong kế toán công Việt Nam Đinh Trọng Hanh (2014), nghiên cứu về trách nhiệm của hoạt động kiểm toán đến tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Với tư cách là một cơ quan hoạt động trên nguyên tắc “độc lập và chỉ tuân theo luật pháp”; “trung thực, khách quan” hoạt động kiểm toán nhà nước với nhiệm vụ đánh giá và xác nhận độ tin cậy của các thông tin mà các đơn vị khu vực công cung cấp; phát hiện những sai phạm, yếu kém, tư vấn và kiến nghị các giải pháp thích hợp nhằm đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả và hiệu lực các nguồn lực và tài sản nhà nước Vì vậy, hoạt động kiểm toán nhà nước là cơ sở cho các đơn vị công phải công khai, minh bạch trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn lực nhà nước; cũng là điều kiện để dân giám sát đối với cơ quan, tổ chức Nhà nước

Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), tác giả đã phân tích và đánh giá những bất cập chế

độ kế toán công như: (1) tồn tại quá nhiều văn bản về quản lý tài chính và chế độ kế toán

áp dụng cho đơn vị HCSN (2) BCTC còn rườm rà, phức tạp, chưa tách bạch, chưa cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho người sử dụng (3) Mục tiêu BCTC chưa phù hợp với thông lệ quốc tế (4) Tồn tại song song hai cơ sở kế toán tiền mặt và kế toán dồn tích (5)

Cơ chế kiểm soát còn khá lỏng lẻo Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất hướng hoàn thiện nội dung phương pháp lập và trình bày BCTC khu vực công bao gồm: tách bạch BCTC

Trang 24

cho mục đích chung và mục đích đặc biệt, vận dụng IPSASs trên cơ sở dồn tích hướng đến mục đích minh bạch, giải trình và cung cấp thông tin hữu ích cho các quyết định

Trần Dạ Minh Hạnh (2015), trong nghiên cứu “Nâng cao tính minh bạch của thông tin BCTC đối với các trường Đại học và Cao đẳng công lập tại Việt Nam” đã cho thấy BCTC của các đơn vị này chưa đảm bảo đạt được theo quy định CMKTC Quốc tế Kết quả có được bằng phương pháp thống kê mô tả cho thấy: (1) 85% các BCTC không được công bố mà chỉ nộp lên cấp trên; (2) 60% phiếu có ý kiến không đồng ý mức độ dễ tiếp cận BCTC, (3) 85% việc minh bạch thông tin trên BCTC là khá cần thiết và rất cần thiết,…Giới hạn về khả năng tiếp cận và mức độ công khai thường xuyên đã nhấn mạnh

sự thiếu minh bạch của BCTC đối với các trường Đại học và Cao đẳng công lập tại Tp.HCM hiện nay Ngoài ra, tác giả cũng trình bày một số hạn chế và nguyên nhân dẫn đến không đảm bảo tính minh bạch đó là: (i) Chất lượng báo cáo tài chính (tính phù hợp, trung thực, có thể so sánh được, có thể kiểm chứng); (ii) Công khai và khả năng tiếp cận; (iii) Khung lý thuyết lập và trình bày BCTC phức tạp nhiều biểu mẫu nhưng không đảm bảo chất lượng thông tin công bố; (iv) Trình độ của bộ phận kế toán cùng giá trị đạo đức của kế toán viên chưa đề cao đúng mức; (v) Quy định sử dụng chứng từ còn khá bất cập; (vi)Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt đông chưa thực sự hữu hiệu (vii) Chưa đẩy mạnh vai trò minh bạch BCTC đối với những đơn vị sử dụng NSNN

Bảng 1.3 Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về các nhân tố tác động đến

tính minh bạch thông tin BCTC khu vực Công Việt Nam

Tên tác giả

(Năm) Tên đề tài Nơi công bố nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

49 – 52

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu tập trung 2 vấn đề chính:

(1) Phân tích và đánh giá thực trạng kế toán công Việt Nam Nghiên cứu đã chỉ ra những khó khăn, hạn chế, và đưa ra các biện pháp cho hệ thống kế toán công hiện hành

(2) Tác giả đề xuất các giải pháp: thiết lập

Ủy ban đặc biệt để nghiên cứu IPSAS;

Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 40, tháng 7/2009, trang 34-38

Nghiên cứu định tính

Xem xét nội dung từng BCTC hiện hành cho thấy BCTC hiện nay chưa thể hiện đầy đủ thông tin cho đối tượng sử dụng Tác giả cho rằng Việt Nam nên lập BCTC KVC theo hướng dẫn IPSAS để thông tin trên BCTC được minh bạch hơn và được Quốc tế thừa nhận

Trang 25

Lê Thị Hồng

Hoa (2009)

Minh Bạch Thông Tin – Yêu Cầu Thực Tiễn Và Mức

Độ Đáp Ứng

Tạp chí Đầu tư tài chính, số 38, tháng 5/2009, trang 38-42

Nghiên cứu định tính

Tác giả đã đưa ra bảy nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu minh bạch thông tin như: (1) Quan niệm “tốt khoe, xấu che”

(2) Quan điểm bí mật bị lạm dụng (3) Bất cập cơ chế chính sách (4) Trách nhiệm và tâm lý ngại thay đổi (5) Chế tài xử lý những thông tin thiếu minh bạch

(6) Hệ thống chỉ tiêu kiểm chứng độ minh bạch thông tin

(7) Hoạt động kiểm toán

Ngân hàng Thế Giới

Nghiên cứu định tính

Đánh giá thực trạng công khai thông tin có

sự khác biệt giữa DNNN Tác giả cũng đưa

ra một số nguyên nhân tình trạng trên được cho điển hình là mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp lý về minh bạch còn yếu; văn bản hướng dẫn có tính phân tán cao; tính chồng chéo từ trách nhiệm; Vì vậy, công khai BCTC làyếu tố đảm bảo tính minh bạch khu vực công tại Việt Nam

Đinh Trọng

Hanh

( 2014)

Vai Trò Đổi Mới Tổ Chức Thông Tin Tài Chính và Tài Sản Nhà Nước Trong Việc Nâng Cao Chất Lượng Kiểm Toán Của KTNN

Tài liệu hội thảo :Báo cáo tài chính nhà nước, Quảng Ninh, Bộ Tài chính, trang 85

- 91

Nghiên cứu định tính

Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động kiểm toán nhà nước là cơ sở cho các đơn vị công phải công khai, minh bạch trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn lực nhà nước cũng

là điều kiện để dân giám sát đối với cơ quan,

tổ chức Nhà nước

Lê Thị Mỹ

Hạnh (2014)

Nghiên cứu lý thuyết về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình để vận dụng vào

kế toán khu vực công Việt Nam

Đề tài khoa học và công nghệ cấp trường, Trường Đại học Kinh

tế TPHCM

Nghiên cứu định tính kết hợp định lượng

Nghiên cứu chỉ ra tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong khu vực công Việt Nam hiện liên quan đến 7 nhân tố:

(1) Mối quan hệ giữa tính minh bạch và trách nhiệm giải trình,

(2) Kiểm soát chất lượng thông tin, (3) Chuyển tải và công bố thông tin (4) Bảo mật và khai thác thông tin (5) Quá trình tạo lập thông tin (6) Trình độ sử dụng thông tin (7) Kế toán công

Nguyễn Thị

Thu Hiền

(2015)

Hoàn Thiện Báo Cáo Tài Chính KVC – Nghiên Cứu Cho Đơn Vị Hành Chính

Sự Nghiệp Việt Nam

Luận án Tiến

sĩ, trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu chỉ ra những bất cập chế độ kế toán công hiện nay, từ đó tác giả đề xuất các giải pháp để việc cải cách, đổi mới kế toán KVC Việt Nam, bao gồm: tách bạch BCTC cho mục đích chung và mục đích đặt biệt, vận dụng IPSASs trên cơ sở dồn tích hướng đến mục đích minh bạch, giải trình và cung cấp thông tin hữu ích cho các quyết định

Trần Dạ

Minh Hạnh

(2015)

Nâng Cao Tính Minh Bạch Của Thông Tin BCTC Đối Với Các Trường Đại Học Và Cao Đẳng Công Lập Tại Việt Nam

Luận văn Thạc

sĩ, trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Nghiên cứu định tính

Tác giả cũng trình bày một số nguyên dẫn đến không đảm bảo tính minh bạch đó là: Chất lượng báo cáo tài chính; công khai và khả năng tiếp cận; khung lý thuyết lập và trình bày BCTC phức tạp; trình độ của bộ phận kế toán cùng giá trị đạo đức của kế toán chưa được đề cao; quy định sử dụng chứng từ còn khá bất cập; hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt đông chưa thực sự hữu hiệu, chưa đẩy mạnh vai trò minh bạch BCTC đối với những đơn vị sử dụng NSNN

(Nguồn Tác giả tự tập hợp)

Trang 26

Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về những nhân tố tác động đến tính

minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công

(i) Thực trạng công khai và minh bạch BCTC khu vực công Việt Nam: tác giả Lê

Thị Hồng Hoa (2009) cho thấy hiện nay BCTC không đáp ứng được quá trình ra quyết

định và thực hiện trách nhiệm giải trình ví dụ khi những sự kiện bất lợi xảy ra luôn được

lý giải theo các có lợi cho phía chủ thể, không cung cấp đầy đủ kịp thời đã dẫn đến những

quyết định không đáng có,…Bên cạnh đó, mặc dù đã có sự cố gắng trong việc công bố

nhưng mức độ công khai thông tin có sự khác nhau giữa các đơn vị, chưa đảm bảo chất

lượng, độ chính xác và kịp thời về dữ liệu khiến cho khả năng giám sát hiệu quả hoạt

động chính phủ bị hạn chế

(ii) Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch BCTC khu vực công Việt Nam: Lê

Thị Hồng Hoa (2009), dựa trên nhu cầu sử dụng BCTC và thực hiện trách nhiệm giải

trình, tác giả nhu cầu thực tiễn về tính minh bạch: vẫn chưa thoát khỏi quan niệm “tốt

khoe, xấu che”; quan điểm bí mật trong kinh doanh bị lạm dụng; cơ chế chính sách tạo

điều kiện che dấu hoặc làm sai lệnh thông tin; đặc tính chịu trách nhiệm và tâm lý ngại

thay đổi; chưa có chế tài xử lý những thông tin thiếu minh bạch; chưa có một hệ thống

chỉ tiêu kiểm chứng độ minh bạch thông tin; sự yếu kém hoạt động kiểm toán Hoạt động

kiểm toán nhà nước là cơ sở cho các đơn vị công phải công khai, minh bạch trong quá

trình quản lý và sử dụng nguồn lực nhà nước (Đinh Trọng Hanh, 2014) Ngoài ra, để đảm

bảo tính minh bạch thông tin BCTC KVC thì điều kiện cần là phải xem xét ý thức trách

nhiệm, giá trị đạo đức của cán bộ khi công bố BCTC vì vậy trình độ và mức độ tuân thủ

các quy định pháp lý về công bố thông tin cần xem xét Ngoài ra, tính minh bạch còn

chịu ảnh hưởng bởi hệ thống kiểm soát nội bộ (Lê Thị Mỹ Hạnh 2014; Trần Dạ Minh

Hạnh, 2015); bất cập trong hệ thống BCTC; mục tiêu giải trình BCTC (Nguyễn Thị Thu

Hiền, 2009),…

Tóm lại, sau khi xem xét các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến tính

minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công Việt Nam, tác giả có cơ sở tổng hợp các

nhân tố liên quan đến vấn đề nghiên cứu:

Bảng 1.4: Tổng hợp các nhân tố tác động đến tính minh bạch thông tin trên

Báo cáo tài chính khu vực công

Trang 27

Nội dung các nhân tố Văn

hóa

Hệ thống chính trị

Hệ thống pháp lý

Kinh

tế

Chuyên môn – Nghiệp

vụ

Tình hình tài chính

Hoạt động

tổ chức

Thiếu quy định thống nhất cho hoạt động kế

Hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát

Xung đột lợi ích, BCTC phục vụ cho mục

Tồn tại song song hệ thống kế toán tiền mặt

Mục tiêu BCTC chỉ phục vụ cho mục đích

Quy định pháp luật về bảo vệ hoặc đảm bảo

Người thực thi nhiệm vụ thu nhập thấp x

Lợi dụng quyền lực hạn chế quyền tiếp cận

Hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát

Chưa có hệ thống kiểm chứng độ minh bạch

Trách nhiệm và chế tài cụ thể của từng bộ

Nhận thức về mô hình quản lý công mới

Quy định về kế toán nhà nước còn phức tạp,

Loại hình/ lĩnh vực hoạt động ( an ninh,

(Nguồn Tác giả tự tập hợp)

Trang 28

1.2 Xác định khoảng trống cần nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả

1.2.1 Xác định khoảng trống cần nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu trên thế giới và ở Việt Nam về tính minh bạch thông tin trên BCTC nói chung và khu vực công nói riêng, tác giả xác định các nhân tố tác động đến tính minh bạch thông tin trên BCTC: văn hóa, chính trị, pháp lý, kinh tế, tính hình tài chính, hoạt động tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ Tuy nhiên, mỗi quốc gia sẽ có những đặc thù khác nhau về thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,… kể cả nguồn nhân lực và những nhân tố này được tập hợp từ các nghiên cứu của nhiều quốc gia khác nhau thì sự tác động của từng nhóm nhân tố đến tính minh bạch thông tin trên BCTC có thể có kết quả khác nhau Vì vậy khi sử dụng để đánh giá tính minh bạch cần gắn các đặc trưng của mô hình này với điều kiện thực tiễn hoàn cảnh

cụ thể của mỗi quốc gia Bên cạnh đó, đối tượng mà hai mô hình tác giả kế thừa là khu vực tư và các tổ chức phi lợi nhuận; do đó luận văn sẽ điều chỉnh và vận dụng cho phù hợp với những đặc điểm của khu vực công Việt Nam

Tóm lại, từ khoảng trống của các nghiên cứu này kết hợp với kế thừa từ những

nghiên cứu trước, tác giả sẽ chắt lọc ra các nội dung phù hợp với đề tài nghiên cứu, sử dụng các phương pháp phù hợp để làm rõ mục tiêu nghiên cứu và trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam

1.2.2 Hướng nghiên cứu của tác giả

Trên quan điểm kế thừa và phát triển những nghiên cứu trước, hướng nghiên cứu của các giả như sau:

- Xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến

tính minh bạch thông tin trên BCTC KVC Việt Nam

- Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố

- Đề xuất các chính sách thích hợp để nâng cao tính minh bạch thông tin trên

BCTC KVC Việt Nam

Trang 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Quá trình nghiên cứu tổng quan về tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công, tác giả nhận thấy vấn đề công khai BCTC KVC được kỳ vọng là sẽ góp phần làm minh bạch hóa chi tiêu công và giúp người dân giám sát được việc sử dụng NSNN Một khi Báo cáo tài chính được công khai sẽ cho thấy một bức tranh đầy đủ về toàn bộ hoạt động của khu vực công và thực trạng nền tài chính công Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trước, tác giả sẽ chắt lọc ra các nội dung phù hợp với đề tài nghiên cứu, cân nhắc xem xét vận dụng trong điều kiện của KVC Việt Nam với những nét đặc thù về văn hóa, chính trị, pháp lý,…để hiệu chỉnh, xây dựng mô hình và phương pháp nghiên cứu phù hợp nhằm xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin BCTC KVC Việt Nam

Trang 30

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Lý thuyết nền nghiên cứu những nhân tố tác động đến tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công

2.1.1 Lý thuyết quản lý công mới (New Public Management – NPM)

Nội dung lý thuyết

Lý thuyết quản lý công mới được phát triển bởi Hood (1991) lý thuyết này ra đời bắt nguồn từ xu hướng đổi mới quản lý trong lĩnh vực công, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa vào đầu những năm 1980 bắt đầu từ Mỹ

và Anh sau đó áp dụng phổ biến tại nhiều quốc gia khác Nếu như mô hình quản lý công truyền thống (Traditional Public Management) được biết đến với những đặc điểm như phải tuân theo những quy tắc có sẵn một cách cứng nhắc, tổ chức quản lý theo thứ bậc, việc quản lý dựa trên các yếu tố đầu vào,…thì lý thuyết quản lý công mới (NPM) được xem là một cuộc cách mạng về quản lý khu vực công ( Cao Thị Cẩm Vân, 2016) Mô hình quản lý công mới đề cao sự cạnh tranh và tham gia đông đảo các thành phần xã hội vào hoạt động quản lý khu vực công nhằm theo đuổi các mục tiêu tăng hiệu quả, giảm lãng phí, tăng cường trách nhiệm giải trình và tính minh bạch bằng cách thiết lập các mục tiêu rõ ràng, thúc đẩy việc quản lý dựa trên đo lường thành quả đạt được Khắc phục được những hạn chế những tồn tại từ mô hình quản lý công truyền thống trước đây mô hình quản lý công mới chú trọng vào đẩy mạnh phân cấp trao quyền; quan lý theo kết quả đầu ra; nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên chức,… chống tình trạng quan liêu, tham nhũng, tập trung quyền lực Nội dung của lý thuyết này chính là (1) Cải cách quản

lý hành chính công; (2) Điều chỉnh mối quan hệ giữa trung ương và địa phương; (3) cải cách chế độ công vụ, công chức; (4) Tổ chức bộ máy hành chính hoạt động theo kết quả đầu ra (5) Tăng cường sự tham gia của nhân dân chống tình trạng quan liêu, tham nhũng, tăng cường tính công khai minh bạch Nhà nước trong quản lý và sử dụng nguồn lực công (Bùi Huy Khiên, 2012)

Ứng dụng nội dung lý thuyết vào đề tài nghiên cứu:

Nghiên cứu lý thuyết quản lý công mới trong mối liên hệ với tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công, có thể thấy rằng tình trạng quan liêu; sự cồng kềnh, chồng chéo trong quản lý của bộ máy chính quyền và hệ thống kế toán công; cơ chế tương tác giữa Nhà nước và người dân vẫn còn yếu,…của mô hình quản lý công truyền thống phần nào hạn chế quá trình công khai minh bạch BCTC khu vực công Việt Nam Một trong những điều kiện quan trọng dẫn đến sự thành công trong việc gia tăng tính minh bạch là thực

Trang 31

hiện cải cách kế toán công bằng việc vận dụng IPSAS cơ sở dồn tích trong việc lập và trình bày BCTC; tăng cường sự tham gia người dân trong hoạt động quản lý nhà nước; đẩy mạnh việc phân cấp quản lý tăng cường trách nhiệm giải trình của cán bộ trong thực thi công vụ; xây dựng một khuôn khổ pháp lý cần được thiết lập cho việc tuân thủ quy định nhằm đảm bảo tính minh bạch thông tin được trình bày trên BCTC; chú trọng đến kết quả đầu ra hơn là quá trình thông qua việc xây dựng các chỉ số đánh giá dựa trên kết quả đạt được; chính sách tuyển dụng được công khai và minh bạch đề bạt trên cơ sở cạnh tranh và năng lực; xây dựng và phát huy dân chủ trong xã hội bằng cách tạo điều kiện để công dân tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, chính xác và kịp thời,… Ưu điểm của mô hình quản lý công mới sẽ là nhân tố tích cực thúc đẩy nhanh tiến trình cải cách hệ thống

kế toán khu vực công nước ta hiện nay hướng đến việc nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình BCTC khu vực công Việt Nam

2.1.2 Lý thuyết Quỹ (Fund theory)

Nội dung lý thuyết

Lý thuyết Quỹ được phát triển bởi nhà kinh tế học William Vatter năm 1947 Lý thuyết quỹ chủ yếu được ứng dụng tại các cơ quan hành chính nhà nước hoặc các tổ chức không vì lợi nhuận Phương trình kế toán được thể hiện như sau:

Tổng tài sản = Tổng các giới hạn tài sản

Theo lý thuyết này, khái niệm “giới hạn tài sản” phản ánh giá trị của một nhóm tài sản bị giới hạn sử dụng cho các mục đích xác định Nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu được xem là các nghĩa vụ kinh tế, pháp lý áp đặt lên việc sử dụng tài sản (Vũ Hữu Đức, 2010) Nghiên cứu này cho rằng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong quản lý, Nhà nước phân chia các nhiệm vụ theo từng hoạt động tương ứng với các mục đích khác nhau Theo đó, nguồn lực sẽ được phân bổ theo từng hoạt động và BCTC được phản ánh độc lập từng quỹ để đánh giá được hiệu quả mỗi quỹ (Cao Thị Cẩm Vân, 2016)

Ứng dụng của lý thuyết vào đề tài nghiên cứu:

Vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu cho thấy, một thách thức lớn mà khu vực công phải đối mặt đó là nhu cầu sử dụng NSNN ngày càng nhiều trong khi NSNN bị giới hạn ở một mức độ nhất định Thuế là nguồn thu quan trọng nhất của NSNN và là tiền của nhân dân đóng góp, vì vậy yêu cầu đặt ra cho các đơn vị công là phải có nghĩa vụ sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích và phải công khai minh bạch trong giới hạn tài sản có được Do đó, để nâng có tình minh bạch tình hình sử dụng tài sản hiện có, nhà nước phải trách nhiệm quản lý quá trình hình thành, phân bổ và sử dụng một hiệu quả nguồn ngân

Trang 32

sách bằng cách xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp; hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính kế toán

2.1.3 Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision usefulness theory):

Nội dung lý thuyết

Lý thuyết thông tin hữu ích được phát triển bởi Giáo sư Staubus năm 1966, được xem là lý thuyết nền tảng để xây dựng các chuẩn mực kế toán quốc tế Lý thuyết nhấn mạnh các nhiệm vụ cơ bản của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp cho người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế Theo lý thuyết thông tin hữu ích, thông tin tài chính được thiết lập dựa trên các giả thiết (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2014):

 Luôn tồn tại sự bất cân đối về mặt thông tin giữa người lập BCTC và người sử dụng thông tin

 Nhu cầu người sử dụng thông tin kế toán là không được xác định trước và cần được xác định thông qua các dẫn chứng thực tế

 Việc đáp ứng thông tin của người sử dụng được thực hiện thông qua những bên có lợi ích liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp

 Tính hữu ích của thông tin được đánh giá trong mối tương quan lợi ích - chi phí khi thực hiện công việc kế toán

Theo lý thuyết này, rõ ràng luôn tồn tại sự mất cân đối về mặt thông tin giữa các đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức Dưới góc độ khu vực công, luôn tồn tại nhu cầu sử dụng thông tin từ chính phủ và các cơ quan quản lý khác; tuy nhiên, nếu các cơ quan Nhà nước lại không cung cấp đầy đủ hoặc thông tin cung cấp không chính xác, sai lệch hoặc sẽ ảnh hưởng đến công tác giám sát, quản lý và ra quyết định của đối tượng sử dụng BCTC như Quốc Hội, cơ quan quản lý và người dân Bên cạnh đó tính hữu ích có thể bị suy giảm nếu có áp lực về cân đối lợi ích – chi phí, tức là lợi ích mà thông tin mang lại ít nhất phải đủ bù đắp những tổn thất trong quá trình công bố ra bên ngoài

Ứng dụng nội dung lý thuyết vào đề tài nghiên cứu

Ứng dụng lý thuyết thông tin hữu ích trong nghiên cứu về tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công, có thể thấy rằng mục tiêu của Báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin hữu ích cho người sử dụng trong việc ra quyết định Bên cạnh đó, lý thuyết thông tin hữu ích có vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng thông tin mà Nhà nước công bố Ứng dụng lý thuyết thông tin hữu ích có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam không chỉ xét ý thức

Trang 33

trách nhiệm, tự nguyện công bố thông tin mà còn nhu cầu sử dụng thông tin cho quá trình

ra quyết định

2.1.4 Lý thuyết đại diện ( Agency theory)

Nội dung lý thuyết

Lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling năm 1976 Lý thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện Người đại diện được trao một số quyền quản lý nhất định đối với nguồn lực nhằm phục vụ lợi ích của chủ sở hữu

Lý thuyết đại diện cho rằng chủ sở hữu và người đại diện có xung đột về lợi ích xuất phát

từ mối quan tâm của hai đối tượng này không giống nhau Nếu chủ sở hữu và người quản

lý công ty đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ sở hữu Người đại diện thường có kiến thức chuyên môn hơn chủ sở hữu vì họ thực hiện những hoạt động kinh doanh hằng ngày Khi có kiến thức cao và có ưu thế hơn chủ sở hữu về thông tin họ càng dễ dàng hành động tư lợi một khi hoạt động giám sát không hiệu quả Hơn nữa việc giám sát các hành động của người đại diện cũng rất tốn kém, khó khăn, phức tạp, đó gọi là chi phí đại diện (Cao Thị Cẩm Vân, 2016)

Đối với khu vực công Việt Nam, trước hết phải khẳng định, chủ sở hữu là toàn dân

và nhà nước là những người đại diện Nhà nước thay mặt nhân dân trao quyền quản lý và

sử dụng NSNN cho đơn vị cấp dưới; đồng thời các đơn vị này phải có trách nhiệm sử dụng; phải công khai minh bạch và giải trình về các nguồn thu, chi phát sinh Tuy nhiên, các đơn vị này có thể vì lợi thế về thông tin hoặc vì lợi ích bản thân, họ có thể giải trình theo hướng có lợi nhằm hoàn thành trách nhiệm được giao hoặc họ sẽ cung cấp thông tin không chính xác, che giấu những hành vi tư lợi Trong khi đó, Nhà nước mong muốn nhận được thông tin minh bạch từ các đơn vị này để thực hiện chức năng giám sát, quản

lý và ra quyết định, vì thế xuất hiện tình trạng thông tin bất cân xứng giữa các chủ thể, Vấn đề đặt ra ở đây nhà nước cần phải có biện pháp nâng cao khả năng giám sát, gán trách nhiệm trong khi thực hiện công vụ để để cung cấp thông tin hữu ích thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình

Ứng dụng nội dung lý thuyết vào đề tài nghiên cứu

Ứng dụng lý thuyết đại diện trong nghiên cứu tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công, xét đến góc độ thực tế nguồn thu chính cùa NSNN là tiền thuế của nhân dân, nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của nhân dân Trách nhiệm của nhà nước là phải công khai minh bạch trong sử dụng tiền thuế Như vậy xung

Trang 34

đột lợi ích giữa chủ sở hữu và người đại diện có thể được giảm thiểu bằng cách tuân thủ các quy định công bố thông tin một cách đầy đủ và kịp thời Xây dựng cơ chế giám sát, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao chất lượng kiểm toán nhà nước; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về công khai; cải cách chính sách tiền lương,…nhằm hoài hòa, giảm xung đột lợi ích giữa các bên nâng cao hiệu quả trong công tác sử dụng và quản lý tài sản, thúc đẩy tiến trình công khai minh bạch hóa thông tin

2.2 Tổng quan về khu vực công, kế toán công, và báo cáo tài chính khu vực công

2.2.1.1 Định nghĩa về khu vực công

Tại Việt Nam, thuật ngữ “ khu vực nhà nước” thường được hiểu đồng nghĩa với “ khu vực công” là thuật ngữ không có sự rõ ràng về nghĩa, không được hiểu thống nhất ở mỗi quốc gia hoặc mỗi tổ chức quốc tế có những cách hiểu khác nhau (Trần Văn Thảo, 2014)

Theo Liên Hợp Quốc (2008), “Khu vực công bao gồm toàn thể các cơ quan của

Chính phủ và các công ty quốc doanh” Trong đó, toàn thể các cơ quan của Chính phủ để

chỉ các đơn vị được thành lập theo quy trình có thẩm quyền lập pháp, tư pháp, quyền điều hành

Theo Hiệp hội kiểm toán nội bộ Hoa kỳ (IIA, 2009) định nghĩa “Khu vực công là

bao gồm các cơ quan nhà nước và tất cả đều được kiểm soát công khai hoặc các đơn vị khác sử dụng quỹ công cung cấp hàng hóa dịch vụ công”

Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB), “Khu vực công đề cập

đến chính quyền Trung Ương, chính quyền khu vực (Bang, tỉnh, hạt), chính quyền địa phương (Thành phố, thị xã), và các tổ chức thuộc chính phủ (Cơ quan đại diện, Ủy Ban, Hội đồng và các doanh nghiệp nhà nước)”

Theo Ofordile (2013),” Khu vực công là khu vực tập hợp những gì thuộc sở hữu

nhà nước; thay mặt công chúng chính phủ được phép thành lập, điều hành và tài trợ vốn Trái với khu vực tư nhân, khu vực công cung cấp các dịch vụ nơi mà lợi nhuận không phải mục tiêu chính”

Tóm lại, qua các định nghĩa trên có thể hiểu Khu vực Công là một tập hợp bao gồm

khu vực chính phủ, các cơ quan đại diện chính phủ từ Trung ương đến địa phương; và các tập đoàn, doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của nhà nước do nhà nước tài trợ thực hiện các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội dưới sự chỉ đạo của nhà nước

2.2.1.2 Vai trò khu vực Công

Trang 35

Nhà kinh tế học Jay K.Rosengrad – Đại học Harvard cho rằng khu vực công bao gồm hai vai trò

a) Với vai trò chủ đạo: Các đơn vị công là những đơn vị nắm giữ những vị trí then

chốt của toàn bộ nền kinh tế Quốc gia, vì vậy các đơn vị này có khả năng điều phối hoạt động của các thành phần kinh tế khác, góp phần định hướng và phát triển kinh tế theo kế hoạch, mục tiêu, chiến lược đã đề ra Bên cạnh đó, thông tin được cung cấp từ khu vực công là cơ sở cho các quyết định liên quan đến các chính sách Quốc gia

b) Với vai trò tạo điều kiện: Các đơn vị công là những đơn vị được NSNN tài trợ

vốn, vì thế có khả năng đầu tư vào những lĩnh vực có vị trí quan trọng nhưng đòi hỏi vốn lớn mà thời gian thu hồi vốn lại chậm hoặc những chương trình, dự án quan trọng có tính chất bảo mật của Nhà nước Đây là lực lượng nòng cốt hình thành các trung tâm kinh tế và có vai trò xúc tác trong phát triển kinh tế, có khả năng can thiệp, điều tiết, hướng dẫn giúp đỡ và liên kết, tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế

2.2.2.1 Định nghĩa

Chính phủ (2013),“Kế toán khu vực công với vai trò là công cụ quản lý kinh tế

quan trọng có chức năng tạo lập hệ thống thông tin về kinh tế - tài chính – ngân sách phục vụ cho việc điều hành và quyết định kinh tế nhà nước cũng như mỗi đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cần thỏa mãn yêu cầu thông tin cho quản lý, điều hành và kiểm kê, kiểm soát các nguồn lực kinh tế tài chính của đất nước”

Theo R A Adams (2004), “Kế toán công là một quy trình ghi chép, truyền tải, tóm

tắt, phân tích, giải trình Báo cáo tài chính các đơn vị khu vực công và được thống kê một cách tổng hợp và chi tiết; liên quan các khoản thu – chi, các khoản công quỹ được giao phó”

Theo Phạm Văn Đăng (2005, trang 6): “Kế toán công là sự ghi nhận, xử lý và cung

cấp thông tin thực hiện bằng số liệu về hoạt động tài chính của ngân sách Nhà nước, nợ Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước bên cạnh ngân sách và tài sản Nhà nước khác; bằng hệ thống các phương pháp chứng từ, tài khoản, tính giá, tổng hợp – cân đối; dựa trên những nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ do Nhà nước quy định.”

Theo Đinh Trọng Hanh (2007, trang 94), “Kế toán công là tổng thể các quy định

pháp lý và các quy định có tính chất kỹ thuật để thực hiện việc thu thập, xử lý, ghi chép, kiểm tra và báo cáo về các nghiệp vụ tài chính đã được thực hiện của các đơn vị công.”

Trang 36

Tóm lại, qua các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu kế toán công thứ nhất là công

cụ thu thập, ghi nhận, xử lý, báo cáo và giải trình các thông tin bằng số liệu về toàn bộ tình hình và sự vận động các nguồn lực của nhà nước trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc, chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành do nhà nước quy định; thứ hai là phương tiện quản lý tài chính của nhà nước giúp nhà nước đưa ra các quyết định kinh tế, những biện pháp quản lý và điều hành nền kinh tế, tài chính hữu hiệu hơn

2.2.2.2 Vai trò của kế toán công

Theo Phạm Văn Đăng (2005), vai trò của kế toán công được thể hiện các chức năng thông tin và kiểm tra của nó đối với hoạt động kinh tế - tài chính của nhà nước Kế toán công có các vai trò khác nhau thông qua nguồn thông tin cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau:

a) Đối với Nhà nước

Với tư cách là một công cụ quản lý NSNN, kế toán công cung cấp các tài liệu về tình hình thu, chi NSNN; các khoản vay nợ trong và ngoài nước; tình hình và sự vận động của tài sản nhà nước Đây là nguồn thông tin không thể thiếu để phục vụ cho quá trình lập dự toán ngân sách Bên cạnh đó, kế toán công theo dõi việc chấp hành dự toán ngân sách và chịu trách nhiệm quyết toán ngân sách Nguồn thông tin cung cấp thông qua các báo cáo là dữ liệu quan trọng cho việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh tế tài chính của thời kỳ đã qua, làm cơ sở cho việc đề ra phương hướng và giải pháp cho hoạt động trong kỳ sắp tới

b) Đối với các đơn vị sử dụng kinh phí tài chính nhà nước

Với tư cách là công cụ phục vụ cho các quyết định của đơn vị sử dụng ngân sách, kế toán công thực hiện việc theo dõi tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của đơn vị sử dụng ngân sách, kế toán công đã trở thành một công cụ quan trọng nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí và tài sản của Nhà nước Thông tin từ kế toán công sẽ là

cơ sở cho việc lập dự toán NSNN của các năm tiếp theo

Bên cạnh đó, với công cụ để kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế - tài chính của Nhà nước, kế toán công báo cáo về tình hình thu, chi NSNN, tình hình vay và trả nợ cũng như việc quản lý và sử dụng tài sản của Nhà nước, tình hình công nợ của Chính phủ được phản ánh thông qua kế toán công, bên cạnh việc làm minh bạch tình hình sử dụng ngân sách, nó còn giúp kiểm soát việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước qua từng giai đoạn hoạt động Ngoài ra, dựa trên Báo cáo tài chính, giúp kiểm toán viên

Trang 37

đưa ra ý kiến trung thực hợp lý của các thông tin được cung cấp trên BCTC và kiểm tra việc tuân thủ của các đơn vị công

c) Đối với công chúng

Với công cụ kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế - tài chính nhà nước, kế toán công cung cấp thông tin quan trọng để chứng minh việc chấp hành ngân sách của đơn vị

sử dụng NSNN Đồng thời thông qua số liệu kế toán nhà nước cung cấp, cho người dân

có thể giám sát được các hoạt động của Chính phủ Công chúng cũng thấy được trách nhiệm của mình trong việc đóng góp cho NSNN

Tóm lại, thông tin do kế toán nhà nước cung cấp, đặc biệt là số liệu thu – chi NSNN, nợ nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực tài chính quốc gia Để được giúp đỡ về mặt tài chính, các Chính phủ tài trợ và tổ chức tài chính quốc tế đều yêu cầu các nước phải cung cấp đầy đủ, chính xác và minh bạch các số liệu này (TheoTS Phạm Văn Khoan, 2010, trang 34)

2.2.3 Tổng quan về Báo cáo tài chính khu vực công

2.2.3.1 Định nghĩa

Theo điều số 15 IPSAS 1 “ Trình bày Báo cáo tài chính”, “Báo cáo tài chính khu

vực công là các báo cáo được trình bày theo một cách có cấu trúc các thông tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của một đơn vị thuộc khu vực công Mục đích của BCTC là cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình tài chính, tình hình hoạt động và các luồng tiền của một đơn vị thuộc khu vực công nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin trong việc đưa ra các quyết định và nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật”

Theo đó, hệ thống Báo cáo tài chính khu vực công quy định trong IPSAS 1 bao gồm:

Báo cáo tình hình tài chính: Phản ánh toàn bộ thông tin về tình hình hiện có và

biến động so với kỳ trước của toàn bộ tài sản; nợ phải trả; nguồn vốn của Nhà nước tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo

Báo cáo kết quả hoạt động tài chính Phản ánh tình hình thu nhập, chi phí và kết

quả hoạt động tài chính của Nhà nước trong một năm tài chính

Báo cáo thay đổi về tài sản ròng / vốn chủ sở hữu: Phản ánh dưới hình thức giá

trị tình hình tăng, giảm; chênh lệch giữa tổng tài sản nhà nước và tổng nghĩa vụ

phải trả của nhà nước

Trang 38

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phản ánh tình hình lưu chuyển tiền tệ gồm các luồng

tiền thu vào, chi ra từ các hoạt động chủ yếu, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo; số dư tiền và tương đương tiền tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh thành

Thuyết minh báo cáo tài chính: Giải thích và bổ sung các thông tin về tình hình

tài chính, kết quả hoạt động tài chính, tình hình lưu chuyển tiền tệ nhà nước trong

kỳ báo cáo

2.2.3.2 Vai trò Báo cáo tài chính Khu vực công

Báo cáo tài chính khu vực công cung cấp thông tin về tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, nợ công, vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tài sản, nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước Như vậy BCTC khu vực công có hai vai trò: vai trò cung cấp thông tin và vai trò về trách nhiệm giải trình ( Lê Tuyết Nhung, 2010 trang 51):

a) Vai trò cung cấp thông tin: giúp cho người sử dụng đánh giá tình hình tài chính và

luồng tiền của đơn vị công Đánh giá việc tuân thủ với ngân sách của đơn vị công;

ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực

b) Vai trò trách nhiệm giải trình: cho phép chính phủ chứng minh trách nhiệm giải

trình của mình trong việc sử dụng các nguồn lực và quản lý tất cả các tài sản và nợ công trong báo cáo tài chính Chỉ ra cách thức chính phủ đã tài trợ cho các hoạt động của mình như thế nào và cách thức đáp ứng như cầu tiền mặt của chính phủ Cho phép người sử dụng đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của chính phủ thông qua việc tài trợ cho các hoạt động của mình trang trải khoản công nợ cũng như cam kết chi Chỉ ra thực trạng tài chính và những thay đổi về tình hình hoạt động của chính phủ Cung cấp những thông tin hữu ích cho việc đánh giá tình hình hoạt động của chính phủ trên khía cạnh cung cấp dịch vụ, tính hiệu quả và

những công việc đã hoàn thành của chính phủ

2.3 Tổng quát về tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công

2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Xét về lịch sử hình thành thì có lẻ khái niệm “ Tính minh bạch” xuất hiện lần đầu ở các nước phương Tây Ander Chydenius (1729-1803) là người khởi xướng mạnh mẽ phong trào “ Khai sáng ở Châu Âu” và phản đối học thuyết về bí mật nhà nước Ông quan niệm cho rằng chính phủ nên được công khai nhiều thông tin nhất có thể để công chúng có thể quan sát và nhà nước tiếp thu ý kiến người dân Năm 1766, Chydenius được

Trang 39

bầu vào Quốc Hội Thụy Điển, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên hành động bằng cách ban hành Luật tự do báo chí năm 1766

Ảnh hưởng bởi quan điểm Giác ngộ, năm 1776 Cuộc cách mạng diễn ra ở Mỹ lúc

đó, Luật tự do báo chí được yêu cầu bổ sung thêm các điều khoản liên quan đến khu vực công, điển hình nhà nước phải công khai về tình hình hoạt động ngân sách nhà nước Chính phủ công khai được coi là sự khởi đầu quan trọng của nền dân chủ đương đại và từ

đó là cơ sở hình thành Luật tự do thông tin Các quốc gia vùng Bắc Âu (Thụy Điển, Na

Uy, Đan Mạch, ) là những nước đầu tiên thông qua luật tự do thông tin Sau khi giành được độc lập Phần Lan thử nghiệm áp dụng luật này và chính thức ban hành năm 1951 Một bước ngoặc quan trọng trong việc tiếp cận thông tin của chính phủ đó là việc ban hành Đạo luật tự do Thông tin (FOIA) vào năm 1966 đã làm cho Mỹ là trở thành quốc gia đầu tiên đảm bảo quyền hợp pháp để yêu cầu thông tin của chính phủ” Sau đó được ban hành ở Đan Mạch và Na Uy vào năm 1970, Pháp và Hà Lan vào năm 1978,

Úc, Canada và New Zealand trong 1982, Hungary năm 1992, Ireland và Thái Lan năm

1997, Hàn Quốc năm 1998, Vương quốc Anh năm 2000, Nhật Bản và Mexico năm 2002,

Ấn Độ và Đức năm 2005 ( Metcalfe, 2014)

Tại Việt Nam, Quốc Hội đã ban hành Luật tiếp cận thông tin vào 06/04/2016 có hiệu lực 01/07/2018 là nền tảng xây dựng xã hội minh bạch Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin Luật cho phép người dân được phép đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin Trong khi đó cơ quan nhà nước phải công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ; kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin

2.3.2 Định nghĩa về tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực Công

Minh bạch từ lâu đã là đề tài được nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu Tác giả trình bày một số khái niệm về tính minh bạch thông tin:

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công bố 3 yêu cầu cốt lõi đảm bảo nguyên tắc minh bạch trong các hiệp ước thương mại quốc tế bao gồm: (i) công khai các thông tin về luật, quy định, chính sách có liên quan, (ii) thông báo cho các bên liên quan khi có

sự thay đổi về luật, quy định, (iii) đảm bảo rằng các luật và quy định được quản lý một

cách thống nhất, công bằng và hợp lý Định nghĩa có thể hiểu rằng “ Minh bạch có nghĩa

Trang 40

là làm cho thông tin có sẵn và các bên liên quan có thể dễ dàng tiếp cận, luật và các quy định được quản lý và thực hiện một cách công bằng và có thể đoán được.”

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), “Tính minh bạch là đặc điểm của các chính

phủ, công ty, tổ chức và cá nhân trong việc công khai các quy tắc, kế hoạch, quy trình ,hành động thông tin rõ ràng"

Chương trình phát triển LHQ, “Minh bạch là sự sẵn có và tự do tiếp cận thông tin

về các hoạt động chính trị và kinh tế của chính phủ, các thủ tục và quyết định”

Theo Cotterrell (1999), “Minh bạch là sự sẵn có của thông tin, khả năng công

chúng tham gia vào các quyết định chính trị và trách nhiệm giải trình của chính phủ đối với các phản hồi của công chúng.”

Theo Merriam-Webster ( 2015),“ Minh bạch nghĩa là “không có giả dối hoặc lừa

dối” có thể “dễ dàng phát hiện hoặc nhìn thấy qua” và “có thể hiểu”

Tóm lại, qua các định nghĩa trên ẩn chứa trong mỗi khái niệm minh bạch là công

khai, khả năng tiếp cận thông tin và thực hiện trách nhiệm giải trình Như vậy có thể hiểu, Minh bạch thông tin BCTC là việc công bố công khai khai đầy đủ, kịp thời những thông tin đã được lập và trình bày trên BCTC một cách trung thực ra bên ngoài trên cơ

sở tuân thủ các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành và đáp ứng được các mục tiêu BCTC

2.3.3 Vai trò minh bạch thông tin BCTC khu vực công

Mục tiêu BCTC KVC là cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng Theo Phạm Văn Khoan (2010), vai trò quan trọng của tính minh bạch trong quá trình thực hiện chức năng thôn tin và kiểm tra đối với các hoạt động kinh tế - tài chính nhà nước:

a) Đối với nhà nước: công khai minh bạch BCTC cung cấp thông tin về tình hình và

sự vận động của tài sản nhà nước Số liệu kế toán nhà nước là một trong những nguồn thông tin quan trọng để nhà nước phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh tế - tài chính thời kì đã qua là cơ sở đề ra phương hướng, giải pháp hợp trong

thời kì sắp tới

b) Đối với các đơn vị sử dụng kinh phí tài chính nhà nước: là phương tiện để quản

lý vốn, kinh phí, tài sản nhà nước trong đơn vị Đồng thời nó còn là công cụ cần thiết trong việc điều hành các hoạt động có liên quan đến quá trình sử dụng vốn,

tài sản nhà nước

c) Đối với công chúng: công khai minh bạch BCTC khu vực công là cơ sở quan

trọng để kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế - tài chính nhà nước; đặc biệt là các

Ngày đăng: 20/05/2018, 22:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2012. Thúc đẩy nền kinh tế thị trường: Vai trò của thông tin và minh bạch. Ngân hàng Thế Giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thúc đẩy nền kinh tế thị trường: Vai trò của thông tin và minh bạch
2. Bùi Văn Mai, 2007. Định hướng, giải pháp và lộ trình ban hành Chuẩn mực kế toán công Việt Nam phù hợp với Chuẩn mực kế toán công quốc tế. Hội thảo khoa học:Định hướng và lộ trình vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế vào Việt Nam.Hà Nội, Bộ Tài chính, trang 9 - 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng, giải pháp và lộ trình ban hành Chuẩn mực kế toán công Việt Nam phù hợp với Chuẩn mực kế toán công quốc tế
3. Bùi Huy Khiên (2012). Nghiên cứu mô hình quản lý công mới góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng hiệu lực, hiệu quả. Tạp chí Tổ chức nhà nước Số 10/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mô hình quản lý công mới góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng hiệu lực, hiệu quả
Tác giả: Bùi Huy Khiên
Năm: 2012
5. Cao Thị Cẩm Vân, 2016. Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Xây Dựng CMKTC Việt Nam Trong Điều Kiện Vận Dụng Kế Toán Công Quốc Tế. Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Xây Dựng CMKTC Việt Nam Trong Điều Kiện Vận Dụng Kế Toán Công Quốc Tế
7. Chúc Anh Tú, 2014. Giới thiệu khung lý thuyết về đạo đức nghề nghiệp dưới góc độ Chuẩn mực số 30 của kiểm toán nhà nước. Hội thảo Khoa học: Kế toán khu vực công tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Trường ĐH Kinh Kế Tp.HCM, trang 142-148 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu khung lý thuyết về đạo đức nghề nghiệp dưới góc độ Chuẩn mực số 30 của kiểm toán nhà nước
10. Lê Thị Hồng Hoa, 2009. Minh Bạch Thông Tin – Yêu Cầu Thực Tiễn Và Mức Độ Đáp Ứng. Tạp chí Đầu tư tài chính, số 38, tháng 5/2009, trang 38-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Minh Bạch Thông Tin – Yêu Cầu Thực Tiễn Và Mức Độ Đáp Ứng
11. Lê Tuyết Nhung, 2014. Các chế độ kế toán Nhà nước hiện hành và định hướng hoàn thiện nhằm phục vụ mục tiêu lập BCTC Nhà nước. Hội thảo BCTC Nhà nước, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Quảng Ninh, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các chế độ kế toán Nhà nước hiện hành và định hướng hoàn thiện nhằm phục vụ mục tiêu lập BCTC Nhà nước
15. Nguyễn Đăng Huy, 2008. Giải pháp cho kế toán công ở Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán số 1 (54), trang 49 – 51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp cho kế toán công ở Việt Nam
16. Nguyễn Phương Huyền, 2017. Hệ thống TABMIS: Công cụ quản lý ngân sách nhà nước hữu hiệu. Tạp chí Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống TABMIS: Công cụ quản lý ngân sách nhà nước hữu hiệu
17. Nguyễn Thị Hồng (2011). Về việc sử dụng công cụ giám sát tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Báo điện tử Đại biển Nhân dân.http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=127&ItemId=204666&GroupId=110 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc sử dụng công cụ giám sát tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng
Năm: 2011
18. Nguyễn Thị Thu Hiền, 2009. Minh Bạch Thông Tin Trong Báo Cáo Tài Chính Lĩnh Vực Công. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 40, tháng 7/2009, trang 34-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Minh Bạch Thông Tin Trong Báo Cáo Tài Chính Lĩnh Vực Công
19. Nguyễn Thị Thu Hiền, 2014. Hoàn thiện Báo cáo tài chính khu vực công – nghiên cứu cho đơn vị Hành chính Sự nghiệp Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện Báo cáo tài chính khu vực công – nghiên cứu cho đơn vị Hành chính Sự nghiệp Việt Nam
20. Ngô Văn Thứ, 2005. Giáo trình Thống kê thực hành. NXB Khoa học – Kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thống kê thực hành
Nhà XB: NXB Khoa học – Kỹ thuật Hà Nội
21. Phạm Văn Đăng, 2005. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Chuẩn mực kế toán công ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Chuẩn mực kế toán công ở Việt Nam
22. Phạm Văn Đăng, 2007. Nội dung cơ bản của Chuẩn mực kế toán công quốc tế và sự khác biệt với hệ thống kế toán Nhà nước Việt Nam. Hội thảo khoa học: Định hướng và lộ trình vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế vào Việt Nam.Hà Nội, Bộ Tài chính, trang 37 - 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội dung cơ bản của Chuẩn mực kế toán công quốc tế và sự khác biệt với hệ thống kế toán Nhà nước Việt Nam
23. Phạm Văn Khoan, 2010. Bản chất và các mối quan hệ của tài chính nhà nước có tác động đến kế toán nhà nước Việt Nam. Hội thảo Quốc tế: Mô hình tổng kế toán nhà nước, Bộ Tài chính, trang 26-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất và các mối quan hệ của tài chính nhà nước có tác động đến kế toán nhà nước Việt Nam
28. Trần Dạ Minh Hạnh, 2015. Nâng Cao Tính Minh Bạch Của Thông Tin BCTC Đối Với Các Trường Đại Học Và Cao Đẳng Công Lập Tại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng Cao Tính Minh Bạch Của Thông Tin BCTC Đối Với Các Trường Đại Học Và Cao Đẳng Công Lập Tại Việt Nam
29. Trần Văn Thảo, 2014. Bàn về bản chất khu vực công và kế toán khu vực công. Hội thảo Khoa học: Kế toán khu vực công tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Trường ĐH Kinh Kế Tp.HCM, trang 11 –21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về bản chất khu vực công và kế toán khu vực công
32. Quỹ Tiền tệ quốc tế, Phòng công tác Tài khóa, 2011. Cẩm nang về minh bạch tài khóa. 26. Dự án Tăng cường năng lực quyết định và giám sát ngân sách của các cơ quan dân cử Việt Nam, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang về minh bạch tài khóa. 26
33. Vũ Hữu Đức, 2010. Những vấn đề cơ bản của Lý thuyết kế toán. Nhà xuất bản lao động.B. Danh mục tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của Lý thuyết kế toán
Nhà XB: Nhà xuất bản lao động. B. Danh mục tài liệu tiếng Anh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w