1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phương pháp GD đạo đức cho HS

9 426 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 56,74 KB

Nội dung

Muốn vậy , người thầy làm công tác đức dục phải bảo đảm các nguyên tắc đức dục : - Phải có tính mục đích : Mọi hoạt động đức dục phải quán triệt, phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của nhà t

Trang 1

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO

ĐỨC CHO HỌC SINH THCS

**************

I/ Mở đầu:

Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh được thông qua hoạt động và giao lưu Nhà trường có nhiệm vụ đặt nền móng vững chắt định hướng cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục đích , mục tiêu đã xác định

Giáo dục đạo đức (đức dục) là một nội dung qua trọng trong giáo dục toàn diện của nhà trường Mục tiêu của đức dục ở bậc THCS là củng cố những thành quả đã được từ tiểu học Thấu suốt

5 điều Bác Hồ dạy cho thiếu niên Hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu của nhân cách xã hội chủ nghĩa

Đức dục cho học sinh lứa tuổi THCS bằng phương pháp nào?

Trong điều kiện môi trường xã hội hiện nay vẫn còn nhiều hiện tượng tiêu cực , còn có nhiều tác động xấu đếu đời sống tâm lí các em Tâm sinh

lí đặc trưng của lứa tuổi thiếu niên có nhiều biến đổi Việc đưa ra những phương pháp đức dục hợp

lí của người thầy sẽ có tác dụng định hướng, xây dựng môi trường cho các em rèn luyện

B/ Nội dung :

I/ Lí luận :

Trước hết phải nghĩ đến nhiệm vụ của quá trình đức dục đó là gì?

Đó là giáo dục cho học sinh những cơ sở của thế giới quan khoa học , tư tưởng chủ nghĩa xã hội , hiểu biết những quy luật cơ bản của sự phát triển xã hội Có lí tưởng , có niềm tin , có hành động cụ thể trong học tập , trong hoạt động tập thể để góp phần thực hiện lí tưởng của bản thân

Giáo dục cho các em thấm nhuần những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức , những thói quen ,

Trang 2

hành vi tốt để thể hiện phẩm chất đạo đức của mình

Giáo dục cho các em hiểu rõ những vấn đề chủ yếu trong sự đổi mới , phát triển kinh tế của xã hội , pháp luật của đất nước hiện nay Giáo dục những truyền thống tốt đẹp , lịch sử của đất nước , dân tộc

Xây dựng cho các em tính tích cực xã hội , tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội , đấu tranh chống lại những tư tưởng xấu , chống lại điều lạc hậu , thiếu văn hóa

Muốn vậy , người thầy làm công tác đức dục phải bảo đảm các nguyên tắc đức dục :

- Phải có tính mục đích : Mọi hoạt động đức dục phải quán triệt, phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của nhà trường , chuẩn bị cho thế hệ trẻ có đủ phẩm chất đạo đức cũng như kiến thức để làm người lao động mới Góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo trên cơ sở thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy

- Phải có phương thức để thực hiện : Trong học tập , lao động , và các hoạt động tập thể Đồng thời , phải xây dựng môi trường đức dục lành mạnh, phong phú

- Phải gương mẫu trong hành vi , lối sống , tập quán , ngôn ngữ , tôn trọng đối với học sinh Phải có yêu cầu cao để các em phấn đấu nổ lực vươn lên trong giới hạn cho phép

- Phải phát huy tính tích cực những mặt tốt , chuyển hóa dần mặt xấu ở hành vi đạo đức của các em Đặc biệt phải nắm vững đặc điểm cá biệt

Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường gia đình -xã hội

Nhà giáo có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp trong quá trình đức dục Bằng thuyết phục Bằng việc tổ chức hoạt động cho học sinh Bằng cách vận động, đánh giá hành vi học sinh

II/ Thực tiễn :

Trang 3

Trong điều kiện môi trường xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều hiện tượng tiêu cực tác động xấu đến đời sống tâm lí học sinh THCS như các luồn văn hoá không lành mạnh , trò chơi bạo lực , phim ảnh xã hội đen , các tệ nạn xã hội , thói ăn chơi đua đòi của một số thanh thiếu niên hư hỏng Do đó việc đức dục cho học sinh bậc THCS của người thầy đóng vai trò rất quan trọng Đòi hỏi nhà giáo phải nắm vững đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh , xu thế hội nhập của môi trường và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển đạo đức trẻ để định hướng môi trường rèn luyện Sử dụng các phương pháp đức dục phù hợp , hướng dẫn trẻ tiếp xúc tốt Đồng thời thầy cô giáo phải biết cải tạo và xây dựng môi trường hoạt động , làm trong sạch cũng như ngăn chặn ảnh hưởng xấu của môi trường đến sự phát triển nhân cách các em

Là một giáo viên phụ trách công tác thiếu niên , tôi luôn phải nắm được các nguyên tắc và phương pháp đức dục Cùng với các tiểu ban , đoàn thể trong và ngoài nhà trường , cùng với các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm trường , tôi đã huy động tương đối tốt và hợp lí các phương pháp đức dục góp một phần nâng cao phẩm chất đạo đức của học sinh trong trường Qua thực tiễn nhiều năm học , trong công tác , tôi rút ra một vài kinh nghiệm về phương pháp đức dục đối với học sinh THCS

1/ Trước hết phải nắm bắt rõ đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và đặc điểm đối tượng giáo dục Học sinh THCS là lứa tuổi “ ngập ngừng” bước vào ngưỡng cửa người lớn Tâm hồn các em trong sáng , dễ “ bắt chước “ người lớn Tuy nhiên trong hành động của các em vẫn còn là trẻ con , ngây thơ , “ ăn chưa no, lo chưa tới “ Tuỳ theo độ tuổi để có cách nhìn đúng về tâm sinh lí các em Cụ thể như ở độ tuổi 12, 13 ( lớp 6, 7) , tâm lí các em dễ bảo hơn và dễ làm theo sự phán quyết Vì vậy mọi hành động , việc làm mà nhà giáo đưa ra phải cụ thể , đúng đắn , khoa học , không nên lí giải nhiều Nhận thức các em dần phát triển đến độ tuổi 14, 15 ( lớp

Trang 4

8,9) , tâm sinh lí các em đang ở độ tuổi dậy thì Trong đời sống tình cảm các em đã xuất hiện những cảm xúc mới hơn , cao hơn Các em tò mò, thích tìm tòi hơn Các em gia nhập nhiều hoạt động Nhà giáo lúc này cần có sự ứng xử tế nhị và có những giải thích , định hướng về các mối quan hệ và môi trường sống rõ ràng hơn

Ví dụ : Một học sinh lớp 6 vi phạm lỗi không tập trung nghe giảng trong học bài mới Khi đã xác định được lỗi của học sinh đó , nhà giáo có thể phê bình ngay lỗi trước lớp thẳng thắn để mọi học sinh khác đều biết Nhưng là lỗi trên với một học sinh lớp 9 thì có thể không nên sử dụng phương pháp phê bình trực tiếp Có thể gọi tên em đó trong giờ học , yêu cầu em tập trung vào bài học Sau buổi học, thầy giáo có thể gặp riêng học sinh trên để hỏi rõ lý do và cũng có thể phân tích thêm cho em về lý do, tác hại của lỗi phạm, động viên em cố gắng khắc phục hơn

Nắm rõ đặc điểm , hoàn cảnh cuả học sinh cũng rất quan trọng, quyết định hiệu quả của đức dục Một nhà giáo muốn giáo dục cho học sinh theo những chuẩn mực đạo đức đã xác định của nhà trường cần nắm bắt được đặc điểm , hoàn cảnh lối sống , tập quán sinh hoạt, ngôn ngữ, môi trường sống của gia đình Nắm bắt được sở thích cơ bản (một số trường hợp cá biệt nếu có thể) và những nhóm bạn giao lưu, trình độ học vấn của các em Từ việc

làm này, người làm công tác đức dục có thể phân loại đối tượng để sử dụng phương cách đức dục hợp lý Việc làm này đòi hỏi nhà giáo phải có sự liên hệ phối hợp với nhiều thành phần như: Giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng, hoặc qua những em ở cùng địa phương, hoặc qua gia đình các em Đồng thời phải nỗ lực tìm hiểu, điều tra và có sự theo dõi trong thời gian tương đối dài để kết luận

Đầu năm học, tôi đã gặp giáo viên chủ nhiệm lớp 6 để nắm bắt lý lịch học sinh Lập danh sách những em cá biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc điểm gia đình có những biến động Tiếp tục

Trang 5

điều tra theo dõi giáo dục riêng Ở lớp 7, các em bắt đầu sinh hoạt phân nhóm bạn Để định hướng cho các em phát triển tốt trong giao lưu nhưng đồng thời cũng để hạn chế những hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong đời sống thiếu niên lớn tuổi, tôi đã “khoanh vùng”, theo dõi những nhóm có học sinh cá biệt, ngỗ nghịch, vi phạm Có biện pháp giáo dục đặc thù hơn, phù hợp hơn cho từng nhóm tính cách

2/ Hoà nhã, thương yêu, giúp đỡ các em về mọi mặt có thể được, thậm chí kể cả vật chất Có những trường hợp học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng các em vẫn cố gắng theo học Nếu không gần gũi động viên, giúp đỡ các em kịp thời có thể dẫn đến bỏ học giữa chừng hoặc có trường hợp chán nản, tự ti theo bạn bè xấu Bằng những sự vận động của bạn bè, giúp đỡ thương yêu, bằng những phần quà như sách vở bút mực, áo quần từ quỹ vì bạn nghèo vượt khó là niềm động viên lớn giúp các em vươn lên khỏi sự mặc cảm và hoàn cảnh Thực tế trong các năm học qua đã có nhiều học sinh vượt khó học tập, tu dưỡng đạo đức tốt Điển hình là trường hợp em Lê Văn Thuận Mẹ mất khi còn học lớp 6, cha bỏ nhà đi Thuận phải đi ở đợ kiếm tiền ăn học thậm chí nuôi cả em ruột Được sự động viên của thầy cô, sự thương yêu giúp đỡ của bạn bè, em Thuận đã cố gắng học và ngày càng tiến bộ Hiện nay em là học sinh lớp 9/2 của trường và là một học sinh tiên tiến , có đạo đức tốt Hoặc trường hợp em Nguyễn Tóan, bị dị tật bẩm sinh ( teo cơ chi dưới) gia đình thuộc diện nghèo đông con Cũng nhờ sự gần gũi thương yêu, giúp đỡ động viên của thầy cô và bạn bè mà Toán đã rất tiến bộ qua từng lớp Là học sinh giỏi của lớp 9 và nay là học sinh lớp 10

Chân thành tiếp thu ý kiến của các em, chuyện trò cùng các em như một người cha, người anh để cho các em có cơ hội bày tỏ tâm tư, nguyện

vọng, mong muốn Qua đó nhà giáo mới nắm bắt rõ đặc điểm tâm lý của từng đối tượng Tuy nhiên phải xây dựng được mối quan hệ thứ bậc cao thấp-thầy trò Phải nêu gương làm mẫu Đây là thước đo

Trang 6

nhân cách ngươiù thầy trong quá trình đức dục học sinh THCS

3/ Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp đức dục phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi Đúng lúc, đúng cách, đúng đối tượng

Thuyết phục các em qua giờ lên lớp, qua sinh hoạt buổi chào cờ, qua các lần nói chuyện tập trung hoặc gặp riêng từng em nếu cần thiết Qua đó truyền đạt cho các em được những khái niệm đạo đức cách mạng, cụ thể hoá những chuẩn mực đạo đức trong thực tế giúp các em hình dung các chuẩn mực đạo đức đó chuẩn xác hơn và cụ thể hoá hơn Khi thuyết phục cần dùng những vấn đề thực tế và những điền hình cá nhân , tập thể để làm phương tiện tác động vào ý thức, tình cảm của các em, gây nên sự xúc động khâm phục yêu mến và mong muốn noi theo Với những em các biệt cần phải bền bỉ vận động, kiên nhẫn đợi chờ sự chuyển biến nhưng phải khéo léo tế nhị, tránh gây mặc cảm

Kết hợp với nhà trường, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tạo ra các điều kiện , môi trường hoạt động cần thiết cho học sinh thực hiện có ý thức hành vi của mình trong nhiều hoàn cảnh hoạt động khác nhau Đức dục được thực hiện qua học tập, đặc biệt là các môn học nhân văn, Giáo dục công dân Đức dục qua lao động vệ sinh trường lớp Đức dục qua việc học và thực hiện nội quy nề nếp, qua các hoạt động tập thể của Đoàn , Đội, Câu lạc bộ chức năng

Bằng thực tế của sự kết hợp, chúng tôi đã tổ chức phong phú các hoạt động tập thể như: Văn nghệ học sinh, Hội thao thể dục thể thao Hội trại, hội thi nghi thức Đội, các hội thi đố vui để học, sinh hoạt tự quản, hoạt động từ thiện tình nghĩa, hoạt động của các nhóm , câu lạc bộ Trong các hoạt động trên phải truyền thụ được những kiến thức thực tế và kiến hành dụng để gây được hứng thú tìm hiểu Đây chính là việc xây dựng môi trường rèn luyện đạo đức, lôi kéo và thu hút học sinh vào hoạt động có định hướng Từ đây, các em

Trang 7

hình thành hành vi, thói quen đạo đức, khả năng rèn luyện mình trong xã hội và đời sống Việc tổ chức các hoạt động phải khoa học , có chương trình, có kế hoạch , và phương pháp cụ thể Phải bảo đảm tính vừa sức , thực tiễn , gây được hứng thú

4/ Thường xuyên đánh giá hành vi học sinh bằng khen thưởng , trách phạt Với phương cách này , phải kịp thời và khách quan Khen thưởng , trách phạt có thể trước lớp , dưới cờ hoặc có thể gặp riêng từng trường hợp đặc biệt để động viên , nhắc nhủ khi cần thiết Cần phê phán , xử phạt nghiêm minh những hành vi đi ngược yêu cầu đạo đức Đối tượng giáo dục phải sửa chữa sai lầm và được theo dỏi sự tiến bộ Trách phạt từ nhẹ đến nặng và đừng bao giờ có thành kiến với người phạm lỗi và phải tuỳ theo lứa tuổi , giới tính Nhà giáo nên hỏi trước lí do , nguyên nhân phạm lỗi để có hình thức trách phạt hợp lí Khen thưởng, trách phạt phải thẳng thắn , công bằng nhưng tế nhị

Ví dụ : Một học sinh nhặt được của rơi đem báo lại cho thầy cô giáo Giáo viên cần nêu gương em học sinh đó ngay trước tập thể Nếu có người xin nhận lại vật bị đánh rơi thì để cho em học sinh trên tận tay trao lại cho người mất

5/ Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục của nhà trường với gia đình để có sự thông tin hai chiều Nhà giáo phải trực tiếp tìm hiểu cơ bản về đặc điểm , hoàn cảnh của gia đình Từ đó sơ lược nắm được đạo đức, tập quán , phương cacïh giáo dục của gia đình mà có cách đức dục phù hợp Đặc biệt đối với những học sinh cá biệt , cần thường xuyên thăm hỏi , liên hệ với gia đình để kết hợp vừa nắm bắt đặc điểm đối tượng vừa có hướng phối hợp với gia đình , phụ huynh để định hướng giáo dục , theo dỏi quá trình phát triển nhân cách Phải xây dựng mối quan hệ gần gũi , thân thiện để tránh cho các em sự sợ hải , trốn tránh

Thực tế , những năm học qua , việc thực hiện nhiệm vụ đức dục đã đạt được những kết quả tốt Hành vi đạo đức , ý thức học tập , vốn hiểu biết xã hội , pháp luật , lòng tự hào về truyền

Trang 8

thống dân tộc , những thói quen học đường được nâng cao rõ rệt Kết quả của quá trình đức dục đạt được đã thể hiện qua kết quả học tập và phẩm chất đạo đức của học sinh Các em ngoan , vâng lời , lễ phép , có ý thức trách nhiệm , có tinh thần tập thể Vốn hiểu biết xã hội tương đối phong phú Chất lượng học tập đạt tỷ lệ khá giỏi cao Đã có nhiều học sinh cá biệt về đạo đức và những hành

vi đạo đức xấu như thiếu ý thức học tập , vi phạm nội quy , ngỗ nghịch , gây rối bạn bè , vô lễ nay đã trở thành học sinh ngoan Có em tiến bộ nhanh ( chỉ trong một năm học ) Có em cần thời gian rất dài Điển hình như em Trần Khánh Ly , vào năm học lớp 7 là một học sinh được xem là vô lễ , nghịch phá Qua giáo

dục bằng nhiều hình thức , sự nhận thức và tiến bộ của em Ly rất nhanh và rõ rệt ở lớp 8 Sang lớp

9 , em Ly đã tiến bộ rất nhiều , trở thành học sinh ngoan , học lực khá và được bạn bè yêu mến ( nay

em Ly đã là học sinh lớp 10) Trường hợp em Phan Văn Mão , nay là học sinh lớp 9/4 , cũng là một học sinh cá biệt từ lớp 7 , em tiếp nhận sự giáo dục tương đối chậm Đến giữa học kì I của năm học lớp 9 ,

em Mão mới có tiến bộ , và đến nay là một học sinh - đoàn viên gương mẫu Tất nhiên vẫn có học sinh tiếp thu sự giáo dục rất chậm

Kết quả sự rèn luyện đạo đức qua các năm học:(từ năm 2000 đến nay)

Năm học Tốt Khá Trung bình Yếu

2000-2001 53,5% 40,2% 6,3% 0

2001-2002 60% 35% 5% 0

2002-2003 70,4% 27,4% 3,2% 0 2003-2004 77,6% 20,7% 1,6% 0

2004- 200575,8% 22,9% 1,3% 0

Nhà trường đã thực sự là một môi trường tốt đẹp cho học sinh tiếp xúc và rèn luyện đạo đức

III/ Kết luận :

Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân được đúc kết từ nhiều năm là công tác giáo dục thiếu niên Đặc biệt là sự tiếp cận các em học

Trang 9

sinh THCS Việc sử dụng các phương pháp đức dục trên của bản thân đã đem lại hiệu quả khá mỹ mãn Tất nhiên , trong quá trình giáo dục đạo đức cho các

em , trên cơ sở những phương pháp vừa nêu , tôi còn phải linh động và rất khoa học trong việc “ tuỳ cơ , ứng biến” , đã sử dụng phối hợp nhiều phương cách khác hỗ trợ Có thể phương pháp đức dục của mỗi thầy cô giáo ở mỗi cương vị có khác nhau Có thể tuỳ cá nhân , môi trường giáo dục , đặc điểm học sinh , song tôi nghĩ , người làm công tác đức dục cần phải nắm vững các nguyên tắc của quá trình đức dục để có phương pháp rèn luyện hợp lí

Một vài kinh nghiệm của tôi , xin giới thiệu để mọi người cùng tham khảo Rất mong sự góp ý của quý thầy cô giáo

Lộc Điền , ngày 01 tháng 4 năm 2005

Người viết

Nguyễn Văn

Ngày đăng: 05/08/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w