1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài giảng Tự trích diễm thi tập

9 208 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 24,87 KB

Nội dung

Kỹ năng - Đây là văn bản cổ, để hiểu biết được tư tưởng của người viết cũng như cách trình bày tư tưởng đó, giáo viên GV cần đặt bài viết vào bối cảnh lịch sử cụ thể.. - Đặt bài viết tro

Trang 1

ĐỌC VĂN:

TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP”

Hoàng Đức Lương

I/ MỤC TIÊU BÀI ĐỌC

1 Kiến thức trọng tâm

Có hai kiến thức trọng tâm mà học sinh (HS) cần chú ý như sau:

- Thứ nhất là các nguyên nhân khiến cho thơ ca Việt Nam các thời đại trước TK

XV không được truyền lại đầy đủ Qua việc hiểu biết các nguyên nhân này, HS hiểu thêm những khó khăn và cố gắng to lớn của ông cha ta cho sự nghiêp xây dựng nền văn hóa dân tộc

- Thứ hai là niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương đối với nền

thơ ca dân tộc, ý thức độc lập thể hiện qua công việc sưu tầm gian khổ và cao đẹp này

2 Kỹ năng

- Đây là văn bản cổ, để hiểu biết được tư tưởng của người viết cũng như cách trình bày tư tưởng đó, giáo viên (GV) cần đặt bài viết vào bối cảnh lịch sử cụ thể

- Đặt bài viết trong bối cảnh lịch sử để hiểu được tư tưởng chính của tác giả

3 Thái độ, tư tưởng

- Giúp HS hiểu được niềm tự hào sâu sắc và có ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn hóa, văn học của tiền nhân

- Giúp HS có thái độ trân trọng và yêu quý di sản văn hóa, văn học

II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, thuyết giảng, gợi mở kết hợp với các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi

III/ CHUẨN BỊ

Trang 2

1 Chuẩn bị của GV

- Đọc SGK, SGV, thiết kế bài giảng

- Rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới

2 Chuẩn bị của HS

- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài và làm bài tập đầy đủ của tiết trước

- Đọc SGK, tìm hiểu và soạn bài Tựa “Trích diễm thi tập”

IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định tình hình lớp: 1 phút.

2 Kiểm tra bài cũ: 4 phút.

- Câu hỏi kiểm tra: “Nêu những cách làm cho văn bản thuyết minh có tính hấp

dẫn?”

3 Giảng bài mới: 40 phút.

Giới thiệu bài mới:

Sưu tầm, bảo tồn di sản văn hóa tinh thần của tổ tiên ông cha là một công việc rất quan trọngvà cần thiết nhưng cũng hết sức khó khăn, đặc biệt là ở những thế kỷ trước đây điều kiện sưu tầm rất hạn chế hoặc sau khi chiến tranh các di sản văn hóa tinh thần thường bị tàn phá nặng nề Tiến sĩ Hoàng Đức Lương là một trong những trí thức thời Lê ở thế kỷ 15 đã không tiếc công sức,

thời gian để làm công việc đó Sau khi hoàn thành “Trích diễm thi tập” ông lại

tự viết một bài tựa đặt ở đầu sách nói rõ quan điểm, mục đích sưu tầm, tâm sự của mình,… và giới thiệu sách với người đọc

Trang 3

i

gia

n

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

NỘI DUNG BÀI HỌC

8’ Hoạt động 1:

GV hướng dẫn HS tìm

hiểu chung về tác giả,

tác phẩm bằng phương

pháp nêu vấn đề, vấn

đáp, thuyết trình

GV gọi HS đọc tiểu

dẫn rồi đặt câu hỏi:

- Trình bày vài nét về

tác giả Hoàng Đức

Lương?

GV nghe HS trả lời và

bổ sung kiến thức

GV giới thiệu vài nét

về “Trích diễm thi

tập”.

GV sử dụng phương

pháp thông báo để giải

thích nhan đề và xuất

Hoạt Động 1:

HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

HS đọc dẫn

HS suy nghĩ trả lời

HS lắng nghe và ghi chép bài vào vở

I GIỚI THIỆU CHUNG

1 Tác giả

- Hoàng Đức Lương: chưa rõ năm sinh, năm mất

- Quê quán: huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên Trú quán tại Gia Lâm – Hà Nội

- Ông sống vào triều Lê và đỗ tiến sĩ năm Mậu Tuất (1478)

2 Tác phẩm

- “Trích diễm thi tập” là bộ

sưu tập thơ từ thời Trần đến thời Lê TK XV

- Là tập thơ gồm 6 quyển do Hoàng Đức Lương sưu tầm,

Trang 4

xứ của tập thơ.

Diễm: đẹp, hay

Thi: thơ

Tựa trích diễm thi tập:

tuyển tập những bài thơ

hay

GV đặt câu hỏi cho HS:

- Tựa là gì?

GV nghe HS trả lời

nhận xét và bổ sung

kiến thức

GV tiếp tục đặt câu hỏi:

- Thể loại của bài tựa

này là gì?

- Tìm bố cục của bài

HS suy nghĩ trả lời

HS trả lời

tuyển chọn và biên soạn, cuối tập là của HĐL, lời tựa cũng

do HĐL viết để trình bày lý do quá trình hình thành của tập sách

3 Tựa “Trích Diễm Thi Tập”.

- Là bài văn được đặt ở đầu tác phẩm tương tự như lời nói đầu, lời giới thiệu nhằm nêu lên những quan điểm của người viết về nhiều vần đề liên quan đến cuốn sách như lí do, phương pháp của sách, đặc điểm của sách

- Đặc điểm của bài tựa:

+ Bài tựa có thể là do tác giả

tự viết, cũng có thể do một ai

đó vì yêu mến, thích thú tác phẩm mà viết

+ Luôn đặt ở đầu tác phẩm, thường được viết sau khi tác phẩm hoàn thành Cuối bài thường ghi họ tên, chức danh người viết, ngày tháng, địa điểm khi viết bài tựa được gọi

là phần “lạc khoản”

- Bài tựa thuộc thể loại văn bản nghị luận kết hợp với tự sự

Trang 5

tựa?

Hoạt Động 2:

GV hướng dẫn cho HS

đọc hiểu văn bản

GV gọi HS đọc đoạn

văn bản

GV nhận xét cách đọc

của HS

GV đặt câu hỏi:

- Những nguyên nhân

khiến sáng tác thơ

văn của người xưa

không được lưu

truyền đầy đủ?

GV: nhận xét câu trả lời

của HS

Hoạt Động 2:

HS đọc hiểu văn bản

HS đọc đoạn văn

HS dựa vào đoạn văn bản trả lời

- Bài tựa được viết vào năm 1497

- Bố cục: được chia làm 3 phần

+ Phần : Từ đầu “không rách nát tan tành”: Tác giả

trình bày lí do làm sách

+ Phần 2: Tiếp “chê trách người xưa vậy”: Tác giả trình

bày quá trình hình thành tác phẩm nội dung và kết cấu tác phẩm

+ Phần 3: Lạc khoản

II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1 Đọc

2 Phân tích

a Phần 1: Những nguyên nhân khiến sáng tác thơ văn của người xưa khồn lưu truyền được ở đời:

- Có 6 lý do: 4 lý do chủ quan, 2

lý do khách quan

+ Lý do thứ 1: vì thơ hay nên

ít người am hiểu, chỉ có thi nhân mới thấy được cái hay

Trang 6

GV tiếp tục đặt câu hỏi:

- Từ các lý do trên

cho ta thấy tâm trạng

của tác giả như thế

nào?

- Tác giả trình bày rõ

những nguyên nhân

khi biên soạn “Trích

diễm thi tập” nhằm

mục đích gì?

GV đặt câu hỏi:

HS suy nghĩ trả lời

cái đẹp của thi ca

+ Lý do thứ 2: do con người ít

có thời gian dành cho thơ ca, người có học thì bận rộn chốn quan trường hoặc lân đận trong khoa cử ít để ý đến thi ca

+ Lý do thứ 3: có người quan

tâm đến thi ca nhưng không đủ năng lực và sự kiên trì

+ Lý do thứ 4: chính xác của

nhà nước, in ấn bị hạn chế Ngoài 4 lý do thuộc về chủ quan này còn nêu 2 lý do thuộc

về khách quan

+ Lý do thứ 5: do sự hủy hoại

của thời gian

+ Lý do thứ 6: chiến tranh hỏa

hoạn làm cho sách vở mất mát, mai một

- Tâm trạng của tác giả: cảm giác xót xa và thấy xót thương cho vốn văn hóa dân tộc Đó cũng là nguyên nhân thôi thúc HĐL biên soạn “Trích diễm thi tập”

- Tác giả muốn khẳng định việc sưu tầm biên soạn cuốn sách là

Trang 7

- Thái độ của tác giả

thể hiện như thế nào

qua phần 2?

GV nhận xét và bổ

sung ý kiến cho HS

- Để biên soạn “Trích

diễm thi tập” HĐL

đã phải tốn công sức

như thế nào?

GV tiếp tục đặt câu hỏi:

- Điều gì thôi thúc

HĐL vượt qua khó

khăn để biên soạn

tập thơ?

GV đặt câu hỏi:

- Phần lạc khoản có

những đặc điểm gì?

HS suy nghĩ trả lời

HS suy nghĩ trả lời

HS suy nghĩ trả lời

xuất phát từ sự đau xót trước thực trạng bảo tồn sách vở và thơ ca VN thời của ông, do đó việc sưu tầm biên soạn là met yêu cầu bức thiết của thực tế chứ không hoàn toàn do sở thích cá nhân

b Phần 2: Quá trình thành tác phẩm, nội dung và kết cấu của tác phẩm.

- Thái độ khiêm tốn thể hiện rõ qua lời lẽ tựa như phân trần,

giải thích “ tôi không tự lượng sức mình” Trách nhiệm nặng

nề mà tài hèn sức mọn, “số thơ thu lượm được cũng chỉ là một phần trong số muôn nghìn bài”.,“mạn phép phụ thêm những bài vụng về do tôi viết”

- Để biên soạn “Trích diễm thi tập” tác giả nhặt nhạnh, thu

lượm, tìm quanh hỏi khắp, chia xếp, tuyển chon, đặt tên, đưa thêm các bài thơ của mình vào cuối tác phẩm

- Nhu cầu bức thiết phải biên

soạn sách “ Trích diễm thi

Trang 8

Hoạt Động 3:

GV hướng dẫn HS

tổng kết.

- HS trả lời

Hoạt Động 3:

HS chú ý lắng nghe và ghi chép bài vào vở.

tập”:

+ Là vì một nước văn hiến xây dựng đã mấy trăm năm chẳng

lẽ không có quyển sách nào để làm căn bản

+ Muốn cho di sản thơ văn của ông cha khỏi bị thất lạc cần phải sưu tầm để bảo tồn di sản văn hóa dân tộc không phụ thuộc vào thơ văn Trung Quốc

c Phần 3: Lạc khoản

- Nó được đặt ở cuối bài tựa gồm:

+ Thời gian niên hiệu của vua (can chi)

+ Họ và tên nguyên quán, chức danh, bằng cấp và tên tự hiệu của người viết (nếu có)

III TỔNG KẾT

1 Nội dung:

Lòng yêu nước thể hiện ở thái

Trang 9

độ trân trọng di sản văn hóa của cha ông

2 Nghệ thuật

- Bài Tựa lập luận chặt chẽ, rõ

ràng, rành mạch, chấtnghị luận hòa quyện chất tự sự trữ tình Tác giả trình bày luận điểm logic xác thực mạch lạc, khúc chiết

- Đây là một trong những bài

văn Tựa hay nhất văn học Việt

Nam thời Trung đại

4 Củng cố - Dặn dò: (1 phút).

- Học sinh xem bài lại bài

- Chuẩn bị bài mới: Bài đọc thêm “HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA”

V RÚT KINH NGHIỆP, BỔ SUNG:

Bình Định, ngày….tháng…năm…

Ngày đăng: 18/05/2018, 15:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w