1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài thơ Tràng giang Ngữ văn 11

11 263 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 147,5 KB

Nội dung

Lời đề từ - “ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” + Cảnh: Trời rộng, sông dài + Tình: Bâng khuâng, nhớ → Cảm xúc chủ đạo của bài thơ => Lời đề từ đã thể hiện nỗi sầu và niềm cảm thông vớ

Trang 1

TRÀNG GIANG

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Về kiến thức

Giúp học sinh

- Cảm nhận được cái sầu của cái tôi cô đơn trước tạo vật thiên nhiên mênh mông hiu quạnh

- Cảm nhận được tấm lòng yêu quê hương đất nước thầm kín đượm trong nỗi sầu đó

- Nhận ra được yếu tố cổ điển trong một bài thơ mới

2 Về kĩ năng

- Kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm trữ tình

- Kĩ năng làm việc cá nhân sang tạo

3 Về thái độ

- Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước

- Đồng cảm với tấm lòng yêu quê hương của Huy Cận

- Trân trọng tài năng của nhà thơ Huy Cận

II PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp phân tích, so sánh, giảng văn, đàm thoại, gợi mở

- Phương pháp phân tích tổ chức tranh luận, đối thoại

III CHUẨN BỊ

1 Chuẩn bị của giáo viên

- Đọc SGK, SGV, TLTK

- Rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới

Trang 2

2 Chuẩn bị của học sinh

- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập đã được giao ở tiết trước

- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới

- Soạn bài theo hệ thống SGK

IV HOẠT ĐỘNG DẠY HỌ C

1 Ổn định tình hình lớp

2 Kiểm tra bài cũ: 5 phút

Câu hỏi kiểm tra: Đọc thuộc long bài thơ “ Vội vàng” và phân tích tâm trạng của

nhân vật trữ tình

3 Giảng bài mới: 38 phút

Giới thiệu bài:

Như chúng ta đã biết phong trào Thơ mới có rất nhiều các nhà thơ, mối nhà thơ mang một phong cách khác nhau Ở tiết trước chúng ta bắt gặp nhà thơ Xuân Diệu – nhà thơ của tình yêu, được mệnh danh là ông hoàng của thi ca Đến tiết này chúng ta tìm hiểu them một nhà thơ nữa đó là nhà thơ Huy Cận – nhà thơ với nỗi sầu thiên thu Không phải ngẫu nhiên ta nói ông buồn mà trong chính vần thơ của ông đã mang nỗi buồn đó Và ngay cả ông cũng phải thốt lên rằng:

Chàng Huy Cận khi xưa hay buồn lắm!

Nỗi nhớ thương không biết đã tan chưa?

Hay long chàng cứ tủi nắng sầu mưa

Cùng đất nước mà nặng buồn sông núi.

Trang 3

gian HĐ DẠY HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ HỌC NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1:

Hướng dấn HS tìm hiểu

về tác giả, tác phẩm bằng

phương pháp nêu câu hỏi

gợi mở, thông báo.

- Dựa vào SGK, giới thiệu

ngắn gọn những hiểu biết

của em về tác giả?

- Nêu xuất xứ cửa bài thơ?

- GV mời HS đọc bài

- Dựa vào bài thơ em nào

có thể chia bố cục và nêu

đại ý của từng phần?

Hoạt động 1:

Tìm hiểu chung

về tác giả, tác phẩm.

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS đọc bài

- HS trả lời

I Tìm hiểu chung

1 Tác giả

- Huy Cận ( 1919-2005) tên thật là Cù Huy Cận, xuất thân trong một nhà nho nghèo

- Quê: làng Ân Phú, huyện Hương Sơn ( nay thuộc xã Đức Ân, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh

- Bản thân: Là một trong những thi sĩ hang đầu của phong trào Thơ mới, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại

- Ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật

- Tác phẩm: “ Lửa thiêng” (1940), “ Đất nở hoa” (1960), “ Hai bàn tay em” (1967)

2 Tác phẩm

a Xuất xứ

Bài thơ được viết vào mùa thi năm 1939 in trong tập thơ “Lửa thiêng”

b Đọc

c Bố cục

- Bài thơ chia làm 2 phần:

+ Phần 1: 3 khổ thơ đầu → bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình + Phần 2: Khổ thơ cuối → tình yêu quê đất nước

Hoạt động 2:

GV hướng dẫn HS giải

nghĩa nhan đề và tìm

hiểu mối liên hệ giữa lời

đề từ và tâm trạng của

tác giả.

- “Tràng giang” có nghĩa

là gì? Tại sao tác giả

không viết “trường

giang” mà lại viết “tràng

giang” làm nhan đề của

bài thơ?

( GV gợi mở:

- Tràng giang có nghĩa là

sông dài

Hoạt động 2:

Tìm hiểu mối liên hệ

II Tìm hiểu văn bản

1 Nhan đề và lời đề từ

a Nhan đề

- Tràng giang: sông dài

- Nhà thơ sử dụng “ Tràng giang” mà không sử dụng “ Trường giang” vì “ Tràng giang” nó mở ra một không gian rộng hơn.

Trang 4

- Tác giả không viết

“trường giang” mà chọn

“ Tràng giang” bởi âm

ang trong tiếng “tràng” và

tiếng “ giang” là âm mở

gợi cảm giác con sông như

dài thêm, rộng thêm, mênh

mông thêm

- Lời đề từ cho ta thấy

những hình ảnh nào? Bên

cạnh đó thấy tâm trạng gì

của tác giả?

( GVBS: Câu đề từ không

phải là trang sức mà là

những gợi hứng, gợi ý với

việc trực tiếp hình thành

bài thơ)

2 Lời đề từ

- “ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” + Cảnh: Trời rộng, sông dài

+ Tình: Bâng khuâng, nhớ

→ Cảm xúc chủ đạo của bài thơ

=> Lời đề từ đã thể hiện nỗi sầu và niềm cảm thông với nỗi buồn sông núi Đứng trước sông Hồng nhà thơ nhớ về quê hương mình.

Hoạt động 3:

GV hướng dẫn HS phân

tích bài thơ theo bố cục

thông qua các phương

pháp: phân tích , giảng

bình, đàm thoại, gợi mở.

- Khổ thơ 1:

- Bức tranh thiên nhiên

được mở ra bằng những

hình ảnh nào?

( GV:

- Hình ảnh:

+ Sóng: Những con sóng

gợn hết lớp này đến lớp

khác như nỗi buồn của nhà

thơ âm thầm, da diết mà

khôn nguôi

+ Con thuyền: Trên một

dòng sông có một con

thuyền nhỏ, nó làm nổi bật

cái mênh mông hoang

vắng của dòng sông

+ Củi một cành khô: Gợi

lên số kiếp lênh đênh, trôi

nổi, than phận lạc loài giữa

dòng đời Những hình ảnh

Hoạt động 3 Phân tích bài thơ theo bố cục

- Khổ thơ 1:

- HS trả lời

2 Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình.

a Khổ thơ 1

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng

- Hình ảnh:

+ Sóng gợn: những đợt sóng lan tỏa khắp nơi

+ Con thuyền xuôi mái: con thuyền buông trôi theo dòng nước

+ Củi một cành khô: sự chìm nổi, lênh đênh giữa dòng nước mênh mông

→ Cảm giác về sự cô đơn, lẻ loi của con người trong trời đất

Trang 5

trong thơ văn cổ điển

thường là “tùng”, “trúc”,

“cúc”, “mai”, còn những

hình ảnh nhỏ nhặt, tầm

thường không được ưa

chuộng Nhưng đến với

Huy Cận thì ông không

phân biệt, đây chính là

điểm sang tạo của ông.)

- GV yêu cầu HS nhận xét

bức tranh thiên nhiên?

Những từ ngữ nào thể hiện

điều đó?

Gợi mở:

+ Bức tranh thiên nhiên có

đẹp không?

+ Bên cạnh bức tranh đẹp

ta còn thấy điều gì?

( GVBS:

- Lẽ thường thì thuyền và

nước là hai sự vật luôn gắn

liền với nhau Nhưng ở

đây, thuyền về để lại cho

nước nỗi sầu trăm ngả Nỗi

buồn đã được tăng cấp lên

thành nỗi sầu Bên cạnh đó

còn có cành củi khô nó

khắc sâu nỗi buồn hơn

- Hai câu thơ của Nguyễn

Du: “Cảnh nào cảnh

chẳng đeo sầu Người

buồn cảnh có vui đâu bao

giờ”)

- Bạn nào tìm ra các biện

pháp nghệ thuật trong khổ

thơ này?

- HS trả lời

- HS trả lời

- Bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng buồn

+ Từ ngữ: “buồn”, “thuyền về”, “nước lại”, “sầu”…

+ Cảnh không tự than mà buồn, có lẽ do người buồn nên nhìn cảnh vật cũng buồn

- Nghệ thuật:

+ Láy: “điệp điệp”, “song song”

+ Đối lập: “thuyền về” > < “nước lại” +Sử dụng hình thức đảo: “Củi một cành khô lạc mấy dòng”

→ Gợi nỗi buồn thương miên man da diết, đồng thời nhấn mạnh làm nổi bật sự nhỏ bé,

lẻ loi của sự vật giữa cái mênh mang của sông nước

=> Với cách sử dụng từ láy và nghệ thuật

Trang 6

đối uyển chuyển, linh hoạt, am điệu thơ nhịp nhàng, trầm buồn, vần gieo gián cách tạo nên bức tranh sông nước tràng giang mênh mông, bát ngát, mang đậm màu sắc cổ điển, gợi nỗi buồn menh mang trong long người, nỗi buồn của nhà thơ lan tỏa khắp sông nước, tâm hồn thi

sĩ đã nhập cảnh trọn vẹn.

Khổ thơ 2:

- GV cho HS đọc diễn cảm

đoạn thơ

- Ở 2 câu thơ đầu của khổ

thơ thứ 2 xuất hiện thêm

những hình ảnh nào?

( GV:

- Hình ảnh cồn nhỏ, lơ thơ,

lại thêm hình ảnh chợ

chiều tạo cho ta thấy cảnh

vật thưa thớt, vắng vẻ, cô

liêu

Riêng hình ảnh bến bờ thì

ta đã bắt gặp nhiều trong

thơ ca cổ điển Trong đoạn

trích của Chinh phụ ngâm

có câu:

Non Kỳ lặng lẽ trăng treo

Bến Phì gió thổi đìu hiu

mấy gò)

- Em hiểu thế nào vè câu

thơ: “ Đâu tiếng làng xa

vãn chợ chiều” ? Có âm

thanh hay không có âm

thanh?

( GV: Chợ là nơi mang

âm thanh, sự sống nhưng ở

đây lại là chợ chiều, hơn

nữa lại là chợ ciều đã vãn

mà tiếng thì mơ hồ, không

xác định nên nó lại làm

tăng thêm nỗi buồn cho

Khổ thơ 2:

- HS đọc bài

- HS trả lời

b Khổ 2: Cảnh cồn cát, chợ chiều

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu.

- Hai câu thơ:

“Lơ thơ cồn nhở gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

+ Những hình ảnh:

Cồn: “nhỏ”, “lơ thơ”

Chợ: “chợ chiều”

→ Bức tranh có thêm đất, thêm người nhưng không làm cảnh vật thêm vui hơn

+ Âm thanh: “tiếng làng xa vãn chợ chiều”

→ Âm thanh thì mơ hồ, mong manh không xác định Cảnh vật càng tăng thêm sự hoang vắng

Trang 7

bức tranh Ta thấy câu thơ

này có nét tương đồng với

câu thơ :

“Cá đâu đớp động dưới

chân bèo”

- Trong 2 câu thơ này tác

giả sử dụng biện pháp tu

từ nào?

- Những từ ngữ nào trong

hai câu thơ cuối cho ta

thấy không gian ở đây đặc

biệt?

- Tại sao tác giả dung “sâu

chót vót” mà không dùng

“cao chót vót”?

(GV: Nhà thơ sử dụng

“sâu chót vót” vì “sâu

chót vót” tạo ra một không

gian ba chiều đồng thời

qua hai câu thơ ta thấy

không gian như vụt lớn

hơn Câu thơ 7 chữ thì có

3 chữ vần bằng nằm giữa 4

vần trắc, dường như muốn

nhấn mạnh thêm không

gian vô tận giữa mặt đất

sâu thẳm và trời cao chót

vót Cái đẹp ở đây được

tác giả đã đặt ra hình ảnh

trong thế giới hài hòa nghệ

thuật tuyệt diệu: “nắng

xuống”-“trời lên” càng

cao rông, cảnh vật càng

thêm vắng lặng

-Em có nhận xét gì về khổ

thơ thứ 2?

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời

-HS nhận xét

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng biện pháp đảo: “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu”

+ Sử dụng từ láy: “Lơ thơ”, “đìu hiu”

→ Nghệ thuật đảo và sử dụng từ láy làm tăng thêm nỗi mênh mông xa vắng của không gian, càng khiến nỗi buồn lan tỏ rộng hơn

“Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu”

- Nắng xuống trời lên: từng vạt nắng trên cao chiếu xuống tạo nên khoảng sâu thăm thẳm, đồng thời đẩy bầu trời lên cao

- Sâu chót vót:

+ Sâu: độ hun hút + Chót vót: gợi độ cao vô tận

→Tạo không gian 3 chiều đó là chiều cao, rộng, sâu tạo nên vũ trụ vô biên, cái nhìn như xuyên vào vũ trụ

-“Sông dài trời rộng” >< “bến cô liêu”

Câu thơ thứ 4 cho ta thấy lại những hình ảnh đối lập nhau, đồng thời nhà thơ đã sử dụng lại những hình ảnh trong lời đề từ

→ Càng tạo sự vắng vẻ cô đơn hơn

=> Tác giả đã thêm đất, thêm người nhưng cảnh vật vẫn mênh mông, hiu

Trang 8

quạnh, vũ trụ vô biên.

-5

phút

Khổ thơ 3

Thơ Đường tả “Tràng

giang” chỉ qua một vài nét

chấm phá đơn sơ, bình

lặng, hiền hòa, không đi

sâu vào chi tiết:

Xanh um cổ thụ tròn xoe

tán

Trắng xóa tràng giang

trắng lặng tờ

Huy Cận miêu tả “Tràng

giang ” theo trường phái

phương Đông truyền

thống, nhưng “Tràng

giang” vẫn là bài thơ hiện

đại, không chỉ hiện đại ở

hình ảnh, thi liệu mà còn ở

cảm xúc của nhà thơ lãng

mạng Huy Cận đã soi

chiếc linh hồn của mình

trên sông nước Tràng

giang qua khổ thơ thứ 3

-Trong khổ thơ trên bức

tranh thiên nhiên được bổ

sung thêm những hình ảnh

nào?

- Em có nhận xét gì về bức

tranh thiên nhiên khi tác

giả đã thêm những hình

ảnh mới? Vì sao?

(GV:

- Hình ảnh:

+ Bèo: hình ảnh này có nét

tương đồng có với hình

ảnh “củi khô” ở khổ thơ 1

nhưng hình ảnh “củi khô”

nó mang đến cho ta cảm

giác lênh đênh trôi nổi còn

hình ảnh “Bèo dạt về đâu

hang nối hàng” ở đây nói

đến sự hụt hẫng, mất

Khổ thơ 3

-HS trả lời

-HS trả lời

c Cảnh sông nước, bãi bờ.

Bèo dạt về đâu hang nối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gởi chút niềm thân mật Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

- Bức tranh được bổ sung thêm những hình ảnh:

+ Bèo:“dạt”

+ Bờ xanh bãi vàng: lặng lẽ nối tiếp nhau

→ Cảnh vật nổi trôi vô định lại lặng lẽ hiu quanh đến tận cùng

Trang 9

phương hướng của nhà

thơ

+ Bờ xanh bãi vàng : thể

hiện sự hiêu quạnh, vắng

vẻ của không gian.)

-Trong khổ thơ thứ 3 tác

giả sử dụng biện pháp

nghệ thuật gì?

GV gợi ý: từ “không”:

(Sự kết hợp hình thức phủ

định “không cầu,không

đò” nhằm khẳng định

không có sự hiện diện của

con người

Lại một lần nữa nhà thơ

trơ trọi với cảnh vật Ở đây

không có sự giao hòa giữa

cảnh và người, nhà thơ

không chỉ buồn cảnh vật

mà còn buồn thế thái nhân

tình, khao khát tình người,

tình đời.)

- Bạn nào có thể nhận xét

về khổ thơ thứ 3?

(Nhà thơ Huy Cận từng

nói: “Tôi có nỗi buồn thế

hệ, nỗi buồn không tìm

thấy lối ra cho nên cứ kéo

dài triền miên” Ở 3 khổ

thơ trên là nỗi buồn sông

nước, nỗi buồn hiu quạnh,

nỗi buồn bơ vơ thì khổ thơ

cuối là nỗi nhớ nhà của

nhà thơ)

-HS trả lời

-HS trả lời

- Nghệ thuật phủ định:

+ Không cầu: không có sự than mật, gần gũi, cây cầu nối liền giữa hai miền không có

+ Không đò: con đò đưa khách chở niềm tin, hi vọng cũng có

→ đẩy sự cô đơn lên đến đỉnh điểm, khẳng định sự khao khát tình người, tình đời

Nhận xét: Nỗi buồn trước cảnh vật của nhà thơ luôn song hành và gắn chặt với nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cảnh thiên nhiên đất nước

Tóm lại: Ba khổ thơ trước cho ta thấy niềm tha thiết với thiên nhiên tạo vật Đó

là bức tranh thiên nhiên thấm đậm tình người, mang đậm nỗi buồn bang khuâng, nỗi bơ vơ của kiếp người và đằng sau nỗi buồn sông núi là nỗi buồn của người dân thuộc địa trước cảnh giang sơn bị mất chủ quyền.

8

phút

Hoạt động 4:

GV hướng dẫn HS tìm

hiểu tâm trạng của nhân

vật trữ tình thông qua

phương pháp phân tích,

giảng bình, đàm thoại,

gợi mở.

- Bạn nào có thể tìm hai

Hoạt động 4:

Tìm hiểu tâm trạng nhân vật trư tình.

- HS trả lời

3 Tình yêu quê hương

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ: bong chiều sa Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

- Hình ảnh: núi bạc >< cánh chim nhỏ

Trang 10

hình ảnh đối lập trong khổ

thơ thứ 4?

GVBS: Huy Cận lấy trong

bài thu hứng của Đỗ Phủ

có viết: “Mặt đất mây đùn

cửa ải xa” để viết câu thơ

“Lớp lớp mây cao đùn núi

bạc”

-Đằng sau bức tranh kì vĩ

đó còn ẩn giấu điều gì?

- Lòng tha thiết với quê

hương, đất nước được thể

hiện trong câu thơ nào?

- Hai câu thơ này làm

chúng ta lien tưởng đến

câu thơ Đường nào? Vì

sao?

GV:

Ta thấy sự giống nhau về

hình thức diễn đạt, tâm

trạng cũng đôi phần giống

nhau: nhớ nhà…Mỗi câu

thơ của Thôi Hiệu và Huy

Cận có những cái hay, cái

đẹp và cái buồn có khác

nhau Thôi Hiệu buồn còn

có duyên cớ, bởi nhìn

khói, nhìn hoàng hôn mà

thương nhớ quê hương Ở

Huy Cận, cái buồn trở lên

thường trực, không duyên

cớ, không có hoàng hôn,

không có khói bếp chiều

gợi nhớ, mà vẫn cứ đau

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS tra lời

+ Núi bạc: hết lớp mây này đùn nối tiếp lớp mây khác Bức tranh thiên nhiên đẹp hùng vĩ

+ Cánh chim nhỏ: cánh chim chiều là một thi liệu trong thơ cổ tuy gợi một chút hơi ấm cho cảnh nhưng cũng nhỏ bé mông lung

→ Bức tranh chiều tà đẹp hùng vĩ, êm ả và thơ mộng

- Ẩn giấu phía sau bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đó là sự bơ vơ, lạc lõng và niềm tha thiết với tạo vật thiên nhiên, với quê hương, đất nước

- Thể hiện qua 2 câu thơ:

Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

+ Lòng quê: tình yêu quê hương đất nước + Dợn dợn: những con sóng vời theo con nước lan tỏa ra → nghệ thuật sử dụng từ lấy

“dợn dơn” đã làm tăng thêm nỗi nhớ nhà

luôn thường trực trong ông và sẵn sang lan tỏa ra khắp nơi

- Hai câu thơ trên làm ta lien tưởng đến 2 câu thơ trong bài Hoàng Lạc Lâu của Thôi Hiệu Ta thấy khi xưa Thôi Hiệu nhìn trên sông thấy khói sóng nên nhớ nhà, nhớ quê hương

Nhật mộ hương quanh hà sứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu ( Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)

Đến với Huy Cận thì không có khói sóng

mà vẫn nhớ nhà, nhớ quê hương da diết

→ Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực, luôn ở trong tâm thức của nhà thơ

=> Đằng sau nỗi buồn, nỗi sầu trước không gian và vũ trụ là tâm sự của một trí thức bơ vơ, bế tắc trước cuộc đời.

Ngày đăng: 18/05/2018, 15:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w