1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của người dân tỉnh Đồng Tháp

27 672 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 422,88 KB

Nội dung

Nhận thức được những vấn đề cấp thiết trên, NCS chọn Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của người dân tỉnh Đồng Tháp làm luận án tiến sĩ của mình.. Mục đích nghiên cứu - Mục đích

Trang 1

Trần Văn Thành

LỄ HỘI GÒ THÁP TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN

CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Văn hóa dân gian

Mã số: 9229041

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội – 2018

Trang 2

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Chí Bền

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lễ hội Gò Tháp là một di sản văn hoá vô cùng quý giá của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng Đồng Tháp Mười nói chung Việc đi sâu nghiên cứu di sản văn hoá phi vật thể, lễ hội Gò Tháp để thấy

rõ vai trò của nó trong đời sống tinh thần người dân; qua đó phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị đã trở nên cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong hội nhập và phát triển đất nước ngày nay Nhận

thức được những vấn đề cấp thiết trên, NCS chọn Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của người dân tỉnh Đồng Tháp làm luận

án tiến sĩ của mình

2 Mục đích nghiên cứu

- Mục đích của luận án là nghiên cứu, làm rõ quá trình hình thành và phát triển lễ hội Gò Tháp trong tiến trình khai hoang mở mang bờ cõi của người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng Ðồng Tháp Mười nói riêng;

- Qua nghiên cứu lễ hội, nhằm biết được thái độ của người dân nơi đây đối với nhân vật thờ tự trong lễ hội này;

- Nghiên cứu lễ hội Gò Tháp để biết được vai trò của nó trong đời sống tinh thần của người dân Gò Tháp nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung;

- Biết được vai trò của Ban Hội hương và cơ quan quản lý Nhà nước đối với lễ hội này;

- Nhằm khai thác giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của cha ông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, phục vụ nhu cầu tâm linh trong đời sống văn hóa của người dân nơi đây;

- Tìm ra những mặt tích cực và hạn chế, từ đó đưa ra một số ý kiến nhằm phát huy và bảo tồn những giá trị của loại hình văn hóa dân gian này trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói chung;

Trang 4

- Luận án nghiên cứu, giải mã, mô tả chi tiết về lễ hội Gò Tháp đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay thành một công trình khoa học; cung cấp tư liệu cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm tới lễ hội này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, thuật ngữ nghiên cứu

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của người dân tỉnh Đồng Tháp trên địa bàn xã Tân Kiều, huyện Tháp

Mười, tỉnh Đồng Tháp Đề tài lấy di tích đền thờ Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều, miếu bà Chúa Xứ làm cơ sở chính Đồng thời, lấy lễ hội Gò Tháp vào rằm tháng 3 và rằm tháng 11 âm lịch đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay để nghiên cứu; tuy nhiên có liên hệ đến quá trình hình thành và phát triển lễ hội này từ xưa tới nay

3.2 Thuật ngữ nghiên cứu

Luận án sử dụng một số thuật ngữ nghiên cứu như: lễ hội, đời sống tinh thần; tính thiêng, tính thế tục

Thuật ngữ lễ hội: Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của

người dân tỉnh Đồng Tháp, là một hoạt động tâm linh, tín ngưỡng của người dân tỉnh Đồng Tháp, được tổ chức trên địa bàn Gò Tháp Người dân tổ chức lễ hội nhằm tưởng niệm các nhân vật đã có công đánh giặc giữ nước, giúp dân trong những ngày đầu mở mang bờ cõi, khai hoang lập nghiệp

Thuật ngữ đời sống tinh thần: Đời sống tinh thần đối lập với

đời sống vật chất, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với vật chất Đời sống tinh thần là hoạt động tinh thần, là kết quả phản ánh thực tiễn của con người, là nguồn động lực tích cực, quyết định đối với hoạt động sống của cá nhân và cộng đồng xã hội

Thuật ngữ tính thiêng, tính thế tục: Tính thiêng:Theo Đại từ điển Tiếng Việt: Thiêng có nghĩa: “1/ Có phép thuật kỳ lạ, khiến

Trang 5

người ta phải nể sợ, tôn kính 2/ Rất linh nghiệm, nói đến là thấy hiển hiện, là thấy có thật” Thế tục: 1/ Tập tục ở đời: ăn ở phải theo

thế tục 2/ Đời sống trần tục, phân biệt với đời sống tu hành

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Thống kê, phân loại qua các tư liệu liên quan

Trước khi tiến hành nghiên cứu đề tài Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của người dân tỉnh Đồng Tháp, NCS tiến hành

thu thập các tài liệu, các công trình liên quan đến đề tài đã được công bố; đọc, thống kê và phân tích dữ liệu, phân loại và thu thập các kết quả liên quan đến đề tài để nghiên cứu Các nguồn tài liệu thu thập từ các tác giả trong và ngoài nước phục vụ cho việc nghiên cứu có nội dung như: Các công trình, các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành viết về lễ hội Gò Tháp; các công trình văn hóa dân gian, các công trình và các bài báo nghiên cứu về lĩnh vực lễ hội, đình chùa, miếu, tín ngưỡng, phong tục tập quán, (về lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể) trong tỉnh Đồng Tháp, trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung

4.2 Điền dã, quan sát tham dự

Cùng với việc thu thập, phân tích và lựa chọn những vấn đề liên quan đến đề tài có trong tư liệu; tác giả đi tới địa bàn nơi tổ chức lễ hội để điền dã, tham dự - quan sát; quay phim, chụp ảnh; giúp luận án nhận diện rõ hơn về hiện trạng, quá trình thực hành nghi

lễ của người dân, của khách hành hương, của Bạn Hội hương và của các cơ quan chức năng nhà nước trong suốt mùa lễ hội diễn ra

4.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Trong những đợt đi tới địa bàn tổ chức lễ hội để điền dã, tham

dự lễ hội; gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn người dân, phỏng vấn khách hành hương, phỏng vấn Ban Quản lý Khu di tích và lễ hội qua các thời kỳ; phỏng vấn Ban lãnh đạo, những người làm công tác quản

Trang 6

lý văn hóa nói chung Những cuộc phỏng vấn sâu này là nguồn tư liệu hữu ích giúp luận án nhận diện rõ hơn về hiện trạng, quá trình hình thành và phát triển di tích, lễ hội tới giai đoạn ngày nay, và kế hoạch xây dựng, phát triển di tích, lễ hội trong tương lai Đồng thời giúp luận án nắm rõ hơn về mặt tâm linh, tín ngưỡng của người dân đối với lễ hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

4.4 Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Để phân tích, đánh giá toàn diện về lễ hội Gò Tháp, NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: Xã hội học, Nhân học văn hóa, Văn hóa dân gian trong quá trình hình thành và phát triển, gắn liền với lịch sử khai hoang mở mang bờ cõi của người Việt vùng Tây Nam Bộ

4.5 Miêu thuật – khảo tả

Trong quá trình đi điền dã, tham dự lễ hội; cùng với việc ghi chép những thông tin phỏng vấn của người dân; Luận án ghi chép, miêu thuật – khảo tả lại hiện trạng thực tế nơi đang diễn ra lễ hội,

về không gian tổ chức lễ hội; mô tả trình tự các bước thực hành lễ hội từ việc chuẩn bị của Ban Quản lý Khu di tích, Ban Hội hương, các cơ quan nhà nước khác và của người dân Tiếp theo, luận án miêu thuật các bước hành lễ khi thực hiện các nghi thức lễ bái từ lúc mở màn cho đến kết thúc lễ hội Luận án miêu thuật – khảo tả lại những hoạt động thực hành tín ngưỡng của người dân và khách hành hương trong quá trình đến thăm viếng, tham dự lễ hội từ lúc

mở màn cho đến lúc kết thúc lễ hội

5 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

5.1 Câu hỏi nghiên cứu

Tính thiêng, tính huyền thoại trong lễ hội của người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, lễ hội Gò Tháp này nói riêng, không được như ở Bắc Bộ, nhưng tại sao mỗi mùa lễ hội đến, lại thu hút

Trang 7

một lượng khách rất đông về đây tham dự lễ hội? Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu đến đề tài này hay chưa, và nếu có thì nghiên cứu ở mức độ nào? là những vấn đề đặt ra cần làm sáng rõ đối với lễ hội này trong giai đoạn hiện nay

5.2 Giả thuyết khoa học

Gắn liền với quá trình khai hoang mở mang bờ cõi của người Việt ở vùng Tây Nam Bộ, lễ hội Gò Tháp có tuổi đời tướng đối ngắn, quá trình thiêng hóa nhân vật thờ tự chưa trọn vẹn Người dân

tổ chức lễ hội, nhằm bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với nhân vật thờ tự đã có công giúp dân trong những ngày đầu khai hoang lập ấp Cho đến hiện nay, luận án là một công trình khoa học đầu tiên

nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của người dân tỉnh Đồng Tháp; cung cấp tư liệu cho các nhà

quản lý, các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm tới lính vực này dưới góc nhìn văn hóa dân gian

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận án là công trình nghiên cứu nhằm sáng tỏ thêm một số đặc trưng và giá trị văn hóa độc đáo của lễ hội Gò Tháp ở tỉnh Đồng Tháp dưới góc nhìn Văn hóa dân gian;

Góp phần lý giải sự tác động qua lại giữa các yếu tố địa lý, sinh thái với lịch sử tộc người trong quá trình định hình các tín ngưỡng dân gian ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tín ngưỡng người Việt qua góc nhìn văn hóa dân gian tại tỉnh Đồng Tháp; Thông qua đề tài nghiên cứu, giúp các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý thấy được những ưu điểm, khuyết điểm của di tích, lễ hội

Gò Tháp ở tỉnh Đồng Tháp Từ đó, xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức các hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của loại hình văn hóa dân gian này;

Làm sáng tỏ vấn đề hỗn dung giữa văn hóa gốc và văn hóa của

Trang 8

những người đi khai hoang mở mang bờ cõi, chịu sự tác động và có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa người Việt ở Nam Bộ nói chung, tỉnh Đồng Tháp nói riêng;

Thông qua đề tài, người đọc có khả năng nhận thức đầy đủ, khoa học về hệ thống lễ hội Gò Tháp, làm tư liệu tham khảo cho quá trình quy hoạch bảo tồn và khai thác văn hóa tỉnh Đồng Tháp nói chung

7 Cấu trúc của luận án

Luận án gồm hai phần, chính văn và phụ lục

Phần chính văn: Ngoài mở đầu (10 trang), kết luận (3 trang),

danh mục các công trình đã công bố (1 trang), tài liệu tham khảo (14 trang), nội dung luận án được trình bày trong 3 chương: Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài (36 trang); Chương 2 Tính thiêng và tính thế tục của

lễ hội Gò Tháp (37 trang); Chương 3 Chủ/khách thể của lễ hội Gò Tháp trong mối quan hệ với tính thiêng và tính thế tục (32 trang)

Phần phụ lục: Phụ lục 1 Bản đồ hành chính huyện Tháp Mười (1

trang); Phụ lục 2 Bản đồ khu di tích Gò Tháp (3 trang); Phụ lục 3 Bảng thống kê tiền công đức lễ hội từ năm 1992 đến nay (2 trang); Phụ lục 4 Một số bài văn tế (6 trang); Phụ lục 5 Ảnh di tích và lễ hội

Gò Tháp (22 trang); Phụ lục 6 Danh sách những người cung cấp thông tin cho luận án (2 trang); Phụ lục 7 Quy chế tổ chức hoạt động của BHH và BQL Khu di tích (30 trang); Phụ lục 8 Gỡ băng phỏng vấn sâu (29 trang)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Ngày nay, trên khắp mọi miền của Tổ quốc, đi tới đâu chúng

Trang 9

ta cũng dễ dàng được trải nghiệm với cuộc sống của người dân

thông qua lễ hội, được tổ chức với nhiều dạng thức, tên gọi, ý nghĩa

khác nhau Nhiều nhất là vào dịp đầu năm và thứ đến là dịp cuối

năm Mục đích của lễ hội chủ yếu nhằm tưởng niệm, tôn vinh nhân

vật có thật trong lịch sử, hoặc một sự kiện nào đó, hoặc qua các

truyền thuyết được nhân dân thêu dệt, hư cấu, nhằm gửi gắm niềm

tin tín ngưỡng của mình vào nhân vật ấy Có những lễ hội lên đến

hàng ngàn năm tuổi như ở Bắc Bộ và ít nhất cũng trên cả trăm năm

tuổi như ở Nam Bộ Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là dạng lễ

hội dân gian, hay lễ hội truyền thống , được hình thành dựa trên

cơ sở tín ngưỡng của người dân

Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của người dân tỉnh

Đồng Tháp thuộc dạng lễ hội dân gian Để nắm rõ về lễ hội này,

trước hết, luận án tiến hành nghiên cứu tổng quan tình hình như sau:

1.1.1 Tình hình nghiên cứu lễ hội của người Việt đồng bằng

sông Cửu Long

Các công trình: Gia Định thành thông chí; Văn hóa dân gian

người Việt ở Nam Bộ; Góp phần nghiên cứu văn hoá dân gian Việt

Nam; Lễ hội cổ truyền của người Việt – Cấu trúc & thành tố; Tục

thờ thần qua am miếu Nam Bộ viết về lễ hội Gò Tháp mới chỉ

xuất hiện một số bài viết ngắn hoặc một bài tạp chí khoa học

1.1.2 Tình hình nghiên cứu lễ hội Gò Tháp

Qua nghiên cứu phần tổng quan trên đây cho thấy, việc sưu

tầm, nghiên cứu lễ hội truyền thống vùng đồng bằng sông Cửu

Long nói chung, mà đặc biệt là lễ hội Gò Tháp đã trải qua một quá

trình nhất định Tuy đã có một số công trình sưu tầm nghiên cứu về

lĩnh vực văn hoá tại tỉnh Đồng Tháp nhìn chung còn ít, mới chỉ

xuất hiện ở dạng một số bài báo đăng trên tạp chí Do đó, nghiên

cứu sinh chọn đề tài Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của

Trang 10

người dân tỉnh Đồng Tháp làm luận án tiến sĩ của mình là hoàn

toàn mới và phù hợp với mục tiêu đề ra

1.2 Lễ hội Gò Tháp trong diện mạo lễ hội của người Việt vùng Tây Nam Bộ

Nằm trong dòng chảy lễ hội người Việt ở vùng Tây Nam Bộ,

lễ hội Gò Tháp có tuổi đời tương đối ngắn, gắn liền với quá trình khai hoang, mở mang bờ cõi của người Việt Lễ hội Gò Tháp là tên gọi chung cho nhiều lễ hội được tổ chức trong năm trên địa bàn Gò Tháp, thuộc ấp 1 xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

1.3 Cơ sở lý luận

1.3.1 Cấu trúc lễ hội

Nhằm nghiên cứu, làm rõ nội dung đề tài, luận án sử dụng

khung lý thuyết từ công trình Lễ hội cổ truyền của người Việt - Cấu trúc và thành tố của GS.TS Nguyễn Chí Bền, áp dụng vào nghiên

cứu thực tế lễ hội đang diễn ra tại Gò Tháp hiện nay

1.3.2 Sự hình thành và quá trình thiêng hóa nhân vật thờ tự 1.3.2.1 Lễ hội Gò Tháp vào rằm tháng 3 âm lịch

Lễ hội Gò Tháp vào rằm tháng 3 hay còn gọi là lễ hội bà Chúa

Xứ Gò Tháp diễn ra vào các ngày 13, 14, 15 và rạng sáng ngày 16 tháng 03 âl hàng năm (trước năm 2006 chỉ tổ chức từ ngày 15 đến rạng sáng 16) Đây không phải là ngày sinh, cũng không phải là ngày mất của bà, mà là dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn đối với

bà - Người đã có công khai phá, tạo dựng và cai quản vùng đất này Đồng thời, đây cũng là ngày lễ hạ điền – xuống giống; qua lễ hội, người dân cầu cho mưa thuận gió hòa, không có thiên tai, dịch bệnh, cầu cho vụ mùa bội thu hơn trước Lễ hội bà Chúa Xứ thuộc tâm linh, tín ngưỡng dân gian, và có trước lễ hội Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều; vào khoảng thế kỷ VI sau Công nguyên, nơi đây là một ngôi đền thờ Hindu giáo Tương truyền, đến thế kỷ 18, người

Trang 11

Việt từ Đàng Ngoài vào Gò Tháp khai hoang lập ấp, thấy nơi đây linh thiêng, ứng nghiệm nên họ thường tới thắp hương cầu khấn ơn trên phù hộ độ trì; đồng thời, tạ ơn những người đi trước đã có công khai phá tạo dựng nên vùng đất này Với sự linh thiêng đó, năm

1914, người dân nơi đây cùng nhau cất lên một cái miếu bằng vật liệu nhẹ để thờ cúng (đã bị sụp đổ trong chiến tranh) Từ đó đến nay, qua nhiều đợt di dời và bị chiến tranh tàn phá; việc thờ cúng miếu bà còn đơn lẻ, trong phạm vi một số hộ sống xung quanh Gò Tháp thực hiện Từ năm 1975 trở lại đây, việc thờ cúng tại miếu bà được người dân quan tâm và biết đến nhiều hơn Cùng với lễ hội Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều, lễ hội bà Chúa Xứ ngày một lớn mạnh, tầm ảnh hưởng không chỉ còn là làng, xã hay huyện, mà sức lan tỏa mạnh mẽ ra cả tỉnh Đồng Tháp, cả vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn, và cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long như hiện nay

1.3.2.2 Lễ hội Gò Tháp vào rằm tháng 11 âm lịch

Lễ hội Gò Tháp vào rằm tháng 11 hay còn gọi là lễ hội tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều diễn

ra vào các ngày 13, 14, 15 và rạng sáng ngày 16 tháng 11 âm lịch hàng năm Trước năm 1954, Khu di tích Gò Tháp dưới quyền thống trị của thực dân Pháp; để thủ tiêu tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, chúng cấm không cho bất cứ ai được thờ phụng các anh hùng đã lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại chúng Do đó

mà ngay cả trong ca dao Đồng Tháp mới có câu:

Ai về Đồng Tháp mà coi,

Mồ ông Thiên hộ trăng soi lạnh lùng

Tuy ngôi mộ trong câu ca dao là của Đốc binh Kiều nhưng có một thời gian người dân cứ nhầm tưởng đây là mộ của Thiện hộ Dương; song rất thực tế, vì trước 1954, mộ Đốc binh Kiều được đắp đất, chất đá vun thành nấm mồ và không ai dám quan tâm thắp

Trang 12

hương trông nom Tương truyền, trước năm 1954, người dân về đây khai hoang lập ấp, với sự linh thiêng được họ nghe qua các truyền thuyết dân gian kể lại, họ cùng nhau tập trung làm cái lều mái lá, lập bàn thờ để lễ bái

Sau năm 1954, để trấn an lòng dân, chính quyền của ông Ngô Đình Diệm cho xây ngôi mộ bằng xi măng trước khi xây dựng Tháp Mười tầng Cũng trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975, nhân dân quanh vùng Gò Tháp (khoảng trên - dưới 20 hộ) quyên góp tiền bạc, công sức cùng nhau đứng ra làm đám giỗ tưởng niệm ông Đốc binh Kiều

Từ năm 1993 về trước, kỳ lễ hội vào tháng 11 được tổ chức nhằm tưởng niệm vị anh hùng Đốc binh Kiều; từ năm 1993 đến năm 2005 lễ hội tổ chức tưởng niệm ông Đốc binh Kiều và đồng thời cúng ông Thiên hộ Dương Từ năm 2006 cho tới nay, được sự cho phép của BQL Khu di tích Gò Tháp, Ban Hội hương làm lễ thỉnh hai cái cốt (hai linh tượng) của hai ông về thờ và làm lễ hội chung cho hai ông Trong xã hội nông nghiệp, tính chu kỳ của lễ hội phụ thuộc vào vòng sản xuất cây trồng, và đây cũng là vòng thời tiết luân phiên mùa trong thời gian một năm Vì thế, cũng rất

dễ hiểu khi trong dân gian vẫn lưu truyền những câu chuyện về tính thiêng của thời gian mở hội Đó là ngày Ngài báo mộng cho dân biết để làm đám giỗ Từ sự tích này, trải qua nhiều lần lễ hội, dần dần trong tiềm thức của nhân dân đã hình thành một hình ảnh thiêng của thời gian mở hội

Như vậy, từ năm 1975 đến năm 2006, việc tổ chức lễ hội được thay đổi qua từng mốc thời gian nhất định Từ năm 2006 đến nay (11/2017), lễ hội Gò Tháp vào rằm tháng 11 chính thức được tổ chức tưởng niệm hai ông Thiên hộ Dương và Đốc binh Kiều, có sự kết hợp chặt chẽ giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp,

Trang 13

Bảo tàng Đồng Tháp, Ban Quản lý Khu di tích Gò Tháp, Ban Hội hương Gò Tháp, UBND huyện Tháp Mười, UBND xã Tân Kiều dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh Đồng Tháp Cuối tháng 5 năm 2016, UBND tỉnh Đồng Tháp trao quyền quản lý trực tiếp Khu

di tích Gò Tháp cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tháng 11 năm 2016, đền thờ ông Thiên hộ Dương được khánh thành; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, kết hợp các cơ quan ban ngành trong tỉnh, cùng Ban Quản lý Khu di tích Gò Tháp, Ban Hội hương

Gò Tháp, huyện Tháp Mười, xã Tân Kiều tổ chức lễ khánh thành, rước ông Thiên hộ Dương từ đền thờ Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều sang làm lễ an vị tại đền thờ mới và làm lễ hội tưởng niệm chung hai ông trong dịp này

Lễ hội Gò Tháp được tổ chức nhiền đợt/năm, nhằm tưởng niệm nhiều nhân vật khác nhau, nhưng chung quy, có hai dạng chính là nhân vật lịch sử và nhân vật được nhân dân hư cấu dựa trên truyền thuyết Quá trình hình thành trên đây cho thấy, tuổi đời của lễ hội tương đối ngắn, quá trình thiêng hóa nhân vật chưa trọn vẹn như ở Bắc Bộ Nhân vật Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều đã được người dân nơi đây thiêng hóa đồng thời cả ba quá trình như: lịch sử hóa, huyền thoại hóa qua các truyền thuyết, địa phương hóa qua các câu chuyện linh thiêng về hai ông Còn nhận vật bà Chúa

Xứ được người dân thiêng hóa qua truyền thuyết về những câu chuyện linh thiêng của Bà Điều đó cho thấy, tính thiêng của nhân vật thờ tự đã lan tỏa và dần ăn sâu vào tiềm thức của người dân Bởi vậy, hàng nằm, cứ vào mùa lễ hội, có hàng trăm ngàn lượt khách thập phương tới đây cầu nguyện, chiêm bái

Tiểu kết

Trong tất cả các công trình nghiên cứu về văn hóa Nam Bộ nói chung được đề cập qua phần tổng quan cho thấy, nghiên cứu về lễ

Ngày đăng: 18/05/2018, 15:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w