1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Người Dao Tuyển nói riêng và người Dao nói chung di cư đến Việt Nam khá sớm. Trên con đường di cư cũng như khi “cắm bản” tại vùng đất mới, người Dao Tuyển gặp nhiều khó khăn về điều kiện vật chất nhưng không vì thế mà họ đánh mất đi đời sống văn hóa tinh thần của mình. Trong nền văn hóa ấy, nổi bật lên là kho tàng dân ca nghi lễ phong phú về thể loại và đặc sắc về nội dung – một tài sản văn hóa phi vật thể vô giá của người Dao Tuyển. Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển không chỉ phản ánh phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tư tưởng, tình cảm mà còn mang nét bản sắc văn hóa đặc trưng riêng. Do vậy, nghiên cứu dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển đặt trong cơ tầng văn hóa tộc người Dao sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn đời sống văn hóa của tộc người này. 1.2. Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển chứa đựng trong nó văn hóa truyền thống của tộc người. Ở đó thế giới tâm linh (thế giới quan, vũ trụ quan) và triết lý nhân sinh quan được phản ánh rõ nét. Từ những bài dân ca nghi lễ được thực hành trong đời sống văn hóa ta thấy được đặc tính văn hóa cũng như những tâm tư, tình cảm của cộng đồng cư dân người Dao Tuyển. 1.3. Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển có vai trò quan trọng trong thực hành nghi lễ vòng đời đồng thời cũng phản ánh được đời sốngvật chất, đời sống tinh thần của đồng bào. Tuy nhiên cho đến nay, nó vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu đúng với tiềm năng và thực trạng vốn có. Do vậy, tìm hiểu dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển ở Việt Nam trong đời sống văn hóa chúng ta sẽ có một cái nhìn khái quát, toàn diện hơn về thể loại dân ca nghi lễ của tộc người này.
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÀN THỊ QUỲNH GIAO
DÂN CA NGHI LỄ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 62 22 01 25
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Huế
HÀ NỘI, 2017
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 8
1.1 Tình hình nghiên cứu 8
1.2 Cơ sở lý luận 18
1.3 Khái quát về người Dao Tuyển và dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển ở Việt Nam 27
Chương 2: DIỄN TRÌNH DIỄN XƯỚNG DÂN CA NGHI LỄ CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN 39
2.1 Dân ca trong nghi lễ cấp sắc 40
2.2 Dân ca trong nghi lễ đám cưới 50
2.3 Dân ca trong nghi lễ tang ma 60
Chương 3: SỰ PHẢN ÁNH THẾ GIỚI TÂM LINH VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI TRONG DÂN CA NGHI LỄ CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN 73
3.1 Dân ca nghi lễ phản ánh thế giới quan của người Dao Tuyển 73
3.2 Dân ca nghi lễ phản ánh vũ trụ quan của người Dao Tuyển 87
3.3 Dân ca nghi lễ phản ánh triết lý nhân sinh quan của người Dao Tuyển 99
Chương 4: CÁC YẾU TỐ NGHỆ THUẬT TRONG DÂN CA NGHI LỄ CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN 115
4.1 Nghệ thuật diễn xướng dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển 115
4.2 Ngôn ngữ trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển 130
4.3 Thể thơ trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển 140
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Người Dao Tuyển nói riêng và người Dao nói chung di cư đến Việt Nam khá sớm Trên con đường di cư cũng như khi “cắm bản” tại vùng đất mới, người Dao Tuyển gặp nhiều khó khăn về điều kiện vật chất nhưng không
vì thế mà họ đánh mất đi đời sống văn hóa tinh thần của mình Trong nền văn hóa ấy, nổi bật lên là kho tàng dân ca nghi lễ phong phú về thể loại và đặc sắc
về nội dung – một tài sản văn hóa phi vật thể vô giá của người Dao Tuyển Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển không chỉ phản ánh phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tư tưởng, tình cảm mà còn mang nét bản sắc văn hóa đặc trưng riêng Do vậy, nghiên cứu dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển đặt trong cơ tầng văn hóa tộc người Dao sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn đời sống văn hóa của tộc người này
1.2 Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển chứa đựng trong nó văn hóa truyền thống của tộc người Ở đó thế giới tâm linh (thế giới quan, vũ trụ quan)
và triết lý nhân sinh quan được phản ánh rõ nét Từ những bài dân ca nghi lễ được thực hành trong đời sống văn hóa ta thấy được đặc tính văn hóa cũng như những tâm tư, tình cảm của cộng đồng cư dân người Dao Tuyển
1.3 Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển có vai trò quan trọng trong thực hành nghi lễ vòng đời đồng thời cũng phản ánh được đời sốngvật chất, đời sống tinh thần của đồng bào Tuy nhiên cho đến nay, nó vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu đúng với tiềm năng và thực trạng vốn có Do vậy, tìm
hiểu dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển ở Việt Nam trong đời sống văn hóa
chúng ta sẽ có một cái nhìn khái quát, toàn diện hơn về thể loại dân ca nghi lễ của tộc người này
1.4 Người Dao Tuyển ở Việt Nam cư trú trên những địa bàn có điều kiện sinh tồn khác nhau Vì thế, ở mỗi địa phương người Dao Tuyển lại có những sắc thái văn hóa riêng, điều đó đã tạo nên tính đa dạng, phong phú trong nguồn mạch văn hóa Dao nói chung Việc sử dụng dân ca trong thực
Trang 4hành nghi lễ vừa thể hiện tính thống nhất trong đời sống tinh thần tộc người, vừa biểu hiện nét khác biệt của người Dao Tuyển so với các nhóm Dao khác Luận án nghiên cứu dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển ở Việt Nam nhằm góp phần chỉ ra những nét đặc thù và phổ quát của loại hình nghệ thuật này 1.5 Bản thân nghiên cứu sinh là một người mang dòng máu và tâm thức văn hóa của người Dao, sinh tồn trong môi trường văn hóa ấy nên có vốn hiểu biết nhất định về đời sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của dân tộc mình Khi tiến hành khảo sát, nghiên cứu về dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển, nghiên cứu sinh có điều kiện tiếp cận thực tế, sưu tầm, tìm hiểu các nghi lễ trong đời sống văn hóa của tộc người Do đó, trong đề tài nghiên cứu của luận
án, nghiên cứu sinh hy vọng sẽ trình bày được những hiểu biết của mình về dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển từ góc nhìn khoa học của một người trong cuộc
1.6 Mặc dù không mong muốn nhưng có một thực tế mà chúng ta vẫn phải thừa nhận, đó là sự mai một dần của các loại hình văn học dân gian đặc biệt là văn học dân gian của các tộc người thiểu số trong đời sống hiện đại Bởi vậy, nghiên cứu, tìm hiểu dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển ở Việt Nam cũng góp một phần vào việc giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Dao Tuyển ở Việt Nam
Từ các lý do đã trình bày trên, trong khuôn khổ một luận án Tiến sĩ,
chúng tôi chọn đề tài: “Dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình Chúng tôi hy vọng
luận án này có thể góp một tiếng nói khoa học trong việc nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian của người Dao Tuyển nói riêng và người Dao nói chung ở Việt Nam
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung phản ánh, phương thức phản ánh của dân ca nghi lễ người Dao Tuyển trong đời sống văn hóa tộc người
Trang 5(đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần) thông qua việc phân
tích, diễn giải các văn bản dân ca nghi lễ
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án tiến hành tập hợp, hệ thống, đối chiếu tư liệu trên các văn bản đã được công bố đồng thời điền dã, khảo sát thêm một số tư liệu mới, quan sát thực tế bối cảnh diễn xướng dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển
Luận án tập trung nghiên cứu nội dung phản ánh và phương thức phản của dân ca nghi lễ với tư cách là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ giữa bối cảnh diễn xướng với các lễ thức tín ngưỡng dân gian Bên cạnh đó, luận án cũng xem xét dân ca nghi lễ như một hiện tượng văn hóa dân gian mang tính nguyên hợp đồng thời dựa vào những đặc trưng văn hóa tộc người
để có cơ sở lý giải ý nghĩa cơ bản của một số hình ảnh nghệ thuật thẩm mĩ
Để từ đó làm nổi bật lên mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa văn hóa với dân
ca nghi lễ người Dao Tuyển
Trong luận án, ở một mức độ cho phép chúng tôi sẽ cố gắng so sánh dân
ca nghi lễ của người Dao Tuyển với dân ca nghi lễ của một số ngành Dao khác để tìm ra sự tương đồng và nét văn hóa đặc trưng của dân ca nghi lễ dân tộc Dao nói chung, nhằm làm rõ tính chuyên biệt và phổ quát của các loại hình dân ca nghi lễ người Dao Tuyển
Luận án, đặt dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển, với mong muốn làm rõ nội dung và nghệ thuật phản ánh của nó, để từ
đó góp phần khẳng định vai trò, vị trí, giá trị của loại hình dân ca này trong cộng đồng người Dao Tuyển nói riêng và người Dao nói chung ở Việt Nam
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những bài dân ca trong nghi lễ vòng đời của người Dao Tuyển, cụ thể là: dân ca trong nghi lễ cấp sắc, dân ca trong nghi lễ đám cưới và dân ca trong nghi lễ tang ma qua các công trình sưu tầm,
nghiên cứu đã được xuất bản
Trang 63.2 Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi một mặt căn cứ vào các thư tịch, văn bản dân ca nghi lễ đã
được tuyển chọn và giới thiệu, cụ thể: Lễ cưới người Dao Tuyển, xuất bản năm 2001; Thơ ca dân gian người Dao Tuyển xuất bản năm 2005; Thơ ca dân gian người Dao Tuyển (Song ngữ: Việt – Dao) xuất bản năm 2011; Đám cưới người Dao Tuyển xuất bản năm 2011; Những bài ca giáo lý xuất bản năm
2012 Mặt khác, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, điền dã sưu tầm, đối chiếu các bài dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển đã được xuất bản với các bài dân
ca nghi lễ trong thực tiễn sinh hoạt, thực hành nghi lễ của họ từ quá khứ tới hiện tại Việc khảo sát, đối chiếu dân ca trong thực tiễn sinh hoạt, thực hành nghi lễ của người Dao Tuyển được chúng tôi tiến hành trên các địa bàn tỉnh Lào Cai – địa phương có số lượng người Dao Tuyển sống tập trung đông nhất ở các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, Mường Khương… nơi văn hóa truyền thống của người Dao Tuyển còn được lưu giữ khá nguyên vẹn Tại địa bàn tỉnh Lào Cai, với điều kiện tự nhiên đặc thù của vùng núi cao, nhất là đối với các huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới là nơi cư trú lâu đời của người Dao Tuyển thì sự tác động của các yếu tố văn hóa ngoại lai đến đời sống kinh
tế, văn hóa của tộc người này diễn ra chậm hơn so với các khu vực khác Do vậy, các phong tục, tập quán, tín ngưỡng nơi đây ít bị biến đổi hơn so với các địa phương khác có người Dao Tuyển cư trú
Ngoài ra, trong quá trình điều tra, điền dã, chúng tôi cũng mở rộng phạm vi thực địa ra các địa phương khác như tỉnh Lai Châu, Yên Bái… đó là những tỉnh có người Dao Tuyển sinh sống với số lượng ít hơn và mật độ phân
bố thưa thớt hơn ở Lào Cai để có một cái nhìn toàn diện hơn về sự ảnh hưởng của dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của tộc người
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận
Ngoài phương pháp luận chung của nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi triển khai luận án trên
Trang 7Đặt dân ca nghi lễ trong bối cảnh diễn xướng folklore: Chúng tôi
không nghiên cứu dân ca nghi lễ như là một thành tố tồn tại độc lập mà đặt trong bối cảnh diễn xướng của tộc người để tìm hiểu dân ca nghi lễ trong mối quan hệ với các thành tố văn hóa khác Đồng thời đặt dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển trong bối cảnh diễn xướng để có những luận giải về đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần thông qua nội dung phản ánh và phương thức phản ánh
Vận dụng linh hoạt lý thuyết tính nguyên hợp ở phương diện chức năng của folklore: Cụ thể là trong luận án chúng tôi đặc biệt chú ý đến chức năng
thực hành – sinh hoạt của dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của tộc người Dao Tuyển Song do đặc thù của loại hình dân ca nghi lễ và cũng do sự quy định của mã ngành nghiên cứu nên trong luận án chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu tính chất thực hành – sinh hoạt của dân ca nghi lễ biểu hiện trực tiếp thông qua chủ thể diễn xướng, không gian, thời gian diễn xướng, ngôn ngữ, thể thơ trong các nghi lễ cấp sắc, đám cưới, tang ma
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận án này, chúng tôi chủ yếu áp dụng một
số phương pháp nghiên cứu như sau:
Phương pháp phân tích ngữ văn: Phương pháp này được chúng tôi
tiến hành thường xuyên và là phương pháp chủ đạo của luận án nhằm phát hiện ra đặc điểm cơ bản của dân ca nghi lễ người Dao Tuyển Đồng thời, tìm hiểu sâu hơn giá trị về nội dung và nghệ thuật của dân ca nghi lễ
Phương pháp so sánh lịch sử và so sánh loại hình: Các phương pháp
này được chúng tôi sử dụng nhằm so sánh đối chiếu dân ca nghi lễ các ngành Dao từ truyền thống đến hiện đại, trên cơ sở phân tích, tổng hợp nhằm tìm ra nét văn hóa đặc trưng của dân ca nghi lễ người Dao Tuyển
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Dân ca nghi lễ của người Dao
Tuyển ẩn chứa những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc, như: Tín ngưỡng, tôn giáo, tâm hồn, tình cảm, nghệ thuật… các giá trị ấy tồn tại trong tính nguyên hợp Để khám phá được những giá trị ấy khi triển khai luận án chúng
Trang 8tôi sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: lịch sử học, tâm lý học, dân tộc học, triết học, xã hội học… việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu liên ngành sẽ giúp khai mở các bình diện của dân ca nghi lễ một cách toàn diện và sâu sắc hơn
Phương pháp sưu tầm điền dã: Đây là một phương pháp quan trọng đối
với việc nghiên cứu dân ca nghi lễ như một sự kiện xã hội tổng thể Chúng tôi tiến hành sưu tầm điền dã, tham gia thực tế vào các nghi lễ để lắng nghe, quan sát, ghi chép lại những bài dân ca nghi lễ được thực hành trong nghi lễ hiện nay của người Dao Tuyển Từ đó, tìm hiểu và mô tả lại diễn trình, diễn xướng thực tế của dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của tộc người Đó cũng chính là chìa khóa, là phương thức giúp chúng tôi mở ra hướng thâm nhập sâu hơn đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của người Dao Tuyển thông qua các hình thức sinh hoạt của loại hình dân ca này
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất: Qua khảo sát của chúng tôi, cho đến thời điểm hiện tại chưa
có một công trình nghiên cứu nào đi sâu, tìm hiểu một cách hệ thống, khoa học về dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển Luận án
là công trình đầu tiên cung cấp một bức tranh cơ bản về diện mạo dân ca nghi
lễ của người Dao Tuyển ở Việt Nam theo từng tiểu loại đã và đang tồn tại trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển
Thứ hai: Từ các cuộc điều tra điền dã, chúng tôi có sự so sánh, đối chiếu
giữa các văn bản hóa của dân nghi lễ với các văn bản dân ca nghi lễ được thực hành trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển hiện nay Điều này, giúp chúng ta hiểu sâu hơn về đặc điểm, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cũng như quy luật sản sinh, diễn biến, lưu truyền của dân ca nghi lễ đặt trong bối cảnh văn hoá tộc người
Thứ ba: Bằng việc tiến hành khảo sát, giải mã dân ca trong đời sống
văn hóa của người Dao Tuyển, bước đầu chúng tôi hệ thống dân ca nghi lễ theo các loại hình nghi lễ như sau: dân ca trong nghi lễ cấp sắc, dân ca trong
Trang 9chúng tôi sẽ chỉ ra chức năng, ý nghĩa nội dung và giá trị nghệ thuật của từng tiểu loại dân ca nghi lễ ấy
Thứ tư: Đề tài cũng góp phần thực hiện chủ trương chính sách bảo tồn,
phát huy các di sản văn hóa truyền thống của các tộc người Việt Nam
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn Luận án cũng sẽ là tài liệu giúp cho các nhà nghiên cứu văn học, nghiên cứu văn hóa người Dao Tuyển và người Dao nói chung, có hướng tiếp cận mới với thể loại dân ca này cũng như có cách đánh giá, nhìn nhận mới về các giá trị của dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển nói riêng
và các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc nói chung
7 Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
của luận án gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và đối tượng nghiên cứu
Chương 2: Diễn trình diễn xướng dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển Chương 3: Sự phản ánh thế giới tâm linh và đời sống con người trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển
Chương 4: Các yếu tố nghệ thuật trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển
Trang 10Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về người Dao và dân ca nghi lễ Dao
Theo khảo sát của chúng tôi, tình hình nghiên cứu về người Dao và dân
ca nghi lễ Dao ở Việt Nam thời kỳ trước năm 1945 ít được các nhà nghiên cứu quan tâm đến Các công trình nghiên cứu về người Dao ở giai đoạn này gần như chỉ thiên về giới thiệu sơ lược nguồn gốc, địa bàn cư trú, trang phục… và không thấy xuất hiện một công trình nào nghiên cứu về dân ca nghi lễ Dao Căn cứ vào các thư tịch hiện còn lại chúng tôi thấy, việc ghi chép, tìm hiểu về lịch sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng của người Dao đã được các nhà Nho tiến hành từ thế kỷ XVIII Đầu tiên phải nhắc đến là trường
hợp nhà bác học Lê Quí Đôn, trong tác phẩm nổi tiếng Kiến văn tiểu lục
(1778) của mình, ông đã giới thiệu sơ lược về nguồn gốc, cuộc sống, cách ăn mặc của một nhóm người Man (Dao) ở Việt Nam [24] Mặc dù mới giới thiệu một cách sơ lược về nhóm người Man nhưng Lê Quí Đôn cũng đã đưa ra được những đặc điểm bên ngoài cơ bản nhất giúp chúng ta phân biệt được tộc người này với các tộc người thiểu số khác Người thứ hai phải kể đến là tiến sĩ
Hoàng Bình Chính trong cuốn Hưng hóa xứ phong thổ lục (1778), đây là cuốn
sách được viết theo thể loại địa chí, nhưng ở đó ông đã ghi chép và giới thiệu khái quát về trang phục, phong tục của người Dao ở Lào Cai [9] Người thứ
ba là nhà sử học Phạm Thận Duật trong năm 1856 ông viết tác phẩm Hưng Hóa ký lược, ở mục phong tục tập quán ông đã giới thiệu về phong tục, tập
quán của các dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam, trong đó ông dành nhiều trang viết
về dân tộc Dao [17] Có thể thấy, mặc dù đó chưa phải là các công trình chuyên biệt về tộc người Dao, nhưng các tác giả thời phong kiến của Việt Nam bước đầu đã có ý thức đề cập đến nguồn gốc, phong tục, tập quán của tộc người này một cách tương đối có hệ thống Điều đó chứng tỏ rằng, ngay từ thế kỷ XVIII, người Dao ở Việt Nam đã được quan tâm tìm hiểu, ghi chép
Trang 11Nhưng do nguồn tư liệu còn bị hạn chế nên hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu sơ lược về tên gọi, một vài nét đặc sắc
về phong tục, tập quán, trang phục của người Dao Nhưng đó là nguồn tư liệu đáng tin cậy để tìm hiểu về nguồn gốc, quá trình di cư, địa bàn cư trú của người Dao ở Việt Nam
Thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam, một số cha cố và sĩ quan Pháp đã có những tìm hiểu, ghi chép về người Dao nhằm hiểu hơn về tộc người này Những nghiên cứu ấy đã được công bố trên tạp chí Viễn Đông Bác Cổ (BEFEO) Chúng ta có thể kể đến một vài bài viết đáng chú ý thời kỳ này
như: Một cuộc công cán ở vùng người Mán từ tháng 10 năm 1901 đến cuối tháng giêng năm 1902 [5]; Mán Chàm hoặc Lam Diên (1906), Mán Tiểu Bản hay Đeo Tiền (1907), Mán Đại Bản hoặc Sừng (1908), Giản chí về người Mán Cao Lan [6], những bài viết này của tác giả A Bonifacy chỉ dừng lại ở
việc miêu tả về nhà cửa, trang phục, kinh tế, tổ chức xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng và văn học dân gian của nhóm Dao Lam Điền, Dao Đeo Tiền, Mán Cao Lan Trong những bài viết này mặc dù A Bonifacy có giới thiệu qua về thể loại văn học dân gian của các nhóm Dao nhưng không thấy đề cập đến thể loại dân ca nghi lễ Song các bài viết thời kỳ Pháp thuộc là một nguồn tư liệu quý, có giá trị tham khảo cho luận án của chúng tôi
Từ sau năm 1945: Tình hình nghiên cứu về người Dao và dân ca Dao có
sự khởi sắc hơn giai đoạn trước đó, song có thể thấy ở tất cả các hướng nghiên cứu chưa có công trình nghiên cứu sâu nào về dân ca nghi lễ của người Dao Song ở giai đoạn này các nhà nghiên cứu trong nước đã quan tâm hơn đến việc sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu thể loại dân ca Dao Trong số các công trình đã được tuyển chọn, giới thiệu, một số bài dân ca nghi lễ của dân tộc Dao (một số bài dân ca trong nghi lễ cấp sắc của người Dao Tiền, một
số bài dân ca nghi lễ đám cưới của người Dao Đỏ) xuất hiện trong các công trình đó Nhiều tác giả ở thời kỳ này đã đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ để tìm hiểu, nghiên cứu về dân tộc Dao Bước đầu các tác giả đã giới thiệu những làn điệu dân ca Dao đặc sắc, trữ tình đến với bạn đọc, đó là các tác giả:
Trang 12Mạc Đường, Trần Quốc Vượng, Triệu Hữu Lý, Bàn Tài Đoàn, Nguyễn Khắc Tụng, Bế Viết Đẳng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến, Ngô Đức Thịnh, Phạm Quang Hoan, Lý Hành Sơn, Trần Hữu Sơn… Căn cứ vào các công trình đã được xuất bản chúng tôi xin chia thành ba hướng nghiên cứu chính:
* Ở hướng nghiên cứu thứ nhất: Các công trình chủ yếu đề cập đến những
vấn đề khái quát, giới thiệu chung về nguồn gốc lịch sử, dân số, quá trình thiên
di, địa bàn cư trú… mức độ đậm nhạt khác nhau Nhà dân tộc học Mạc Đường
công bố một số bài báo khoa học về Dân tộc Mán sau này ông cho in trong cuốn Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (1959) [28, Tr.119 – 138], các bài viết của Mạc
Đường giới thiệu sơ lược về nguồn gốc lịch sử, dân số, đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa của người Dao ở Việt Nam Năm 1963 nhà sử học Trần Quốc Vượng
trong bài viết Qua nghiên cứu bình Hoàng Khoán điệp thử bàn về gốc tích người Dao (Mán) đăng tải trên tạp chí Dân tộc học[145, Tr.46- 51] đã trình bày lịch sử,
quá trình thiên di của người Dao đến Việt Nam Đây có thể coi là một trong những bài viết có giá trị học thuật cao, tác giả đã chỉ ra được nguồn gốc lịch sử của người Dao nói chung và người Dao ở Việt Nam nói riêng Đến năm 1971, nhóm tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nam Tiến cho
xuất bản cuốn Người Dao ở Việt Nam [19], đề cập một cách tổng quan về tộc
người Dao ở Việt Nam, như: dân số, địa vực cư trú, tên gọi, nguồn gốc; các hình thức kinh tế, sinh hoạt vật chất và sinh hoạt xã hội; một số tục lệ chủ yếu; tôn giáo, tín ngưỡng Năm 2010, tác giả Đỗ Quang Tụ, Nguyễn Liễn cho xuất bản
cuốn Người Dao trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam [131], đề cập đến nguồn
gốc và quá trình hình thành dân tộc Dao ở Việt Nam; các nhóm Dao; văn hóa
dân tộc Dao; quá trình đấu tranh bảo vệ tổ quốc và phát triển tộc người
* Ở hướng nghiên cứu thứ hai: Các nhà nghiên cứu đã công bố những
công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa dân tộc Dao, các công trình đó
đã khái quát được văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của người Dao từ truyền
thống đến hiện đại, có thể kể đến: Văn hóa truyền thống người Dao ở Hà Giang (1999) [36] của tác giả Phạm Quang Hoan và Hùng Đình Quý, cuốn
Trang 13hóa, xã hội của người Dao Năm 2011, tác giả Nguyễn Khắc Tụng xuất bản
cuốn Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam [135] Trong cuốn
sách này các tác giả đã miêu tả sâu các công đoạn làm ra một bộ trang phục truyền thống của 7 nhóm người Dao ở Việt Nam Từ việc giải mã các hoa văn trên trang phục của người Dao, các tác giả đã chỉ ra những đặc tính văn hóa riêng của từng nhóm Dao Cùng nghiên cứu về vấn đề trang phục của người
Dao, năm 2013 tác giả Phan Thị Phượng xuất bản cuốn Trang phục và nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Dao Đỏ ở Lào Cai [85] trong cuốn
sách đó tác giả đã phân tích được vai trò của người phụ nữ trong việc sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật tạo hoa văn trên vải thổ cẩm để làm ra bộ trang phục của người Dao Đỏ Ở phương diện văn hóa tinh thần, đã có một số công trình đi sâu vào nghiên cứu các phong tục, tập quán của người Dao, cụ thể: trong cuốn
Tập tục chu kỳ đời người của các tộc người ngôn ngữ H’Mông – Dao ở Việt Nam (2002) [54] tác giả Nguyễn Đức Lợi đã giới thiệu tới người đọc những
tập tục trong chu kỳ đời người thuộc nhóm ngôn ngữ H’Mông – Dao Qua đó, chúng ta biết được một số nghi lễ trong chu kỳ vòng đời của người Dao như: cấp sắc, cưới xin, tang ma… Năm 2011, tác giả Tẩn Kim Phu cho xuất bản
cuốn Nghi lễ trong việc cưới – việc tang của người Dao Khâu (ở Sìn Hồ, Lai Châu) [83] Cuốn sách bước đầu nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu những nghi
thức, ý nghĩa của việc thực hành các nghi lễ cưới, tang ma của người Dao Khâu Năm 2016, tác giả Chu Quang Cường bảo vệ thành công luận án tiến sĩ
Nhân học Hôn nhân của người Dao họ ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Luận án đã giới thiệu khái quát được về người Dao Họ, hôn nhân truyền thống, những biến đổi trong hôn nhân đặc biệt đưa ra được nhiều thông tin trong các lĩnh vực: quá trình lịch sử tộc người, sự giao thoa tiếp biến văn hóa giữa người Dao Họ với các tộc người khác; những biểu hiện sinh động của các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trong các nghi lễ liên quan đến hôn nhân; triết lý và thân phận con người, nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình và cộng đồng; giá trị văn hóa tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên với nhau [12]
Trang 14* Ở hướng nghiên cứu thứ ba: Đây là hướng nghiên cứu liên quan trực
tiếp đến đề tài luận án, chúng tôi dành sự quan tâm, khảo sát kỹ hơn cho những công trình nghiên cứu về thể loại văn học dân gian của dân tộc Dao Đây cũng là hướng nghiên cứu nhận được nhiều sự đầu tư với những công trình khá công phu, cụ thể:
Về truyện cổ, truyện thơ, tục ngữ - câu đố: Nhà nghiên cứu, sưu tầm Triệu Hữu Lý cho công bố Truyện Đặng Hành và Bàn Đại Hộ (1974) [56] trên tạp chí Dân tộc học, đây là truyện thơ viết theo lối cổ phong (7 chữ) của
người Dao, gồm 632 câu, ghi lại lịch sử chuyển cư của người Dao từ thế kỉ thứ 10 đến nay qua nhiều vùng đất khác nhau ở miền nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam Đến năm 1978 nhà sưu tầm Doãn Thanh xuất bản cuốn
Truyện cổ Dao [111], giới thiệu đến bạn đọc 72 truyện cổ, cuốn sách bao gồm
các câu chuyện thần thoại về nguồn gốc ra đời của tộc người; các truyện cổ tích lý giải vì sao người Dao ở nhà đất, không ở nhà sàn; nguồn gốc chữ viết
và tục cúng trời của người Dao có từ đâu?… Tác giả Doãn Thanh đã cung cấp những tư liệu quý đồng thời gợi mở cho việc khảo sát và tìm hiểu truyện cổ
của người Dao Hơn 20 năm sau, tác giả Trần Hữu Sơn cho ra mắt cuốn Tục ngữ, câu đố của dân tộc Dao (1999) [100], đây là cuốn sách được tác giả dày
công sưu tầm và dịch thuật, cuốn sách chia làm 2 phần: phần tục ngữ đã giới thiệu tới người đọc 396 câu tục ngữ về mùa vụ, thời tiết, quan hệ gia đình… trong dân gian; phần câu đố tác giả sưu tầm được 186 câu đố dân gian, các câu đố đó được bắt nguồn từ nhu cầu giải trí, thi tài, thử tài suy đoán của
người Dao Đỗ Quang Tụ và Nguyễn Liễn cho xuất bản cuốn Câu đố - Tục ngữ - Dân ca dân tộc Dao (2007) [132] Cuốn sách này được hai tác giả sưu
tầm và diễn giải một cách cẩn trọng bốn thể loại văn học dân gian, đó là: các câu đố dân gian được phân chia theo các chủ đề thiên nhiên, thực vật, động vật, dụng cụ lao động sinh hoạt, ngâm – vịnh đố, hát đối đáp đố giải trong hôn lễ; những câu thành ngữ châm ngôn bao gồm một số thành ngữ đời thường, một số thành ngữ biến hóa thành tục ngữ, thành ngữ rút ra từ sách dần biến
Trang 15thể loại này tác giả đã trình bày định nghĩa, nội dung, hình thức cấu trúc, ảnh hưởng qua lại giữa tục ngữ Dao và Kinh, Tày Ngoài ra hai tác giả còn phân loại tục ngữ theo các chủ đề như tục ngữ về thiên nhiên, môi trường, con người, gia đình, dòng họ, lao động sản xuất, mua bán, tình yêu, hôn nhân, tín ngưỡng, ứng xử xã hội, chống thói hư tật xấu; các khúc ca ngâm được hai tác giả sắp xếp theo các chủ đề như tình và cảnh, cộng đồng xã hội, tình yêu, hôn nhân, hôn lễ, hát ru Năm 2010, tác giả Trần Trí Dõi, Triệu Phúc Xuân, Triệu
Thị Nga xuất bản cuốn Tác phẩm Đặng Hành và Bàn Đại Hội [15], cuốn sách
này là một tài liệu quý đối với những nhà nghiên cứu về văn học dân gian Dao Cuốn sách được chia làm hai phần: phần đầu giới thiệu khái quát về
người Dao ở Thanh Hóa, giới thiệu về tác phẩm “Tằng S’hi thênh Piền Tạ Ụi”, đôi nét về ngôn ngữ Dao và việc phiên âm tác phẩm; phần hai giới thiệu tác phẩm “Đặng Hành và Bàn Đại Hội” nguyên bản chữ Nôm Dao và phiên
âm chữ Nôm Dao Hai năm sau (năm 2012), tác giả Tẩn Kim Phu cho xuất
bản cuốn Truyện thơ người Dao Khâu ở Sìn Hồ - Lai Châu [84] Đây là cuốn sách sưu tầm và giới thiệu được nội dung một số câu chuyện thơ của người
Dao Khâu trên địa bàn tỉnh Lai Châu Sách gồm hai phần: Phần một là giới thiệu về người Dao Khâu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; phần hai giới thiệu một số truyện thơ của người Dao Khâu bằng chữ Nôm Dao, phiên
âm chữ Dao và dịch nghĩa ra tiếng Việt Nhà nghiên cứu văn hóa người Dao
Bàn Tuấn Năng đã công bố cuốn Truyện cổ dân tộc Dao (2013), cuốn sách
giới thiệu đến bạn đọc 23 câu chuyện cổ bao gồm: nguồn gốc ra đời người Dao, sự tích ra đời của các loài vật, truyện kể về các phong tục tập quán của người Dao [60]
Về dân ca: Dân ca Dao đã được các nhà nghiên cứu, sưu tầm dành nhiều
công sức, giới thiệu đến bạn đọc Các nhà nghiên cứu Hồng Thao, Triệu Hữu
Lý lần lượt công bố những công trình dân ca có giá trị cao như: cuốn Dân ca Dao (1963) [113] của nhà nghiên cứu sưu tầm Hồng Thao, cuốn sách ghi chép lại những làn điệu Páo dung của người Dao trên mọi miền của tổ quốc,
qua đó giúp người đọc cảm nhận được những làn điệu dân ca trong trẻo của
Trang 16tộc người này Cuốn sách Dân ca Dao có thể coi là cuốn sách mở đường cho
việc sưu tầm, nghiên cứu tiếp theo về dân ca Dao Năm 1982, tác giả Triệu
Hữu Lý xuất bản cuốn Bàn Hộ - Trường ca dân tộc Dao [57], cuốn sách đã
ghi chép lại những câu ca, ca ngợi Bàn Hộ người được coi là ông tổ của người Dao, người đã có công đưa người Dao đến với vùng đất mới Những câu ca trong cuốn sách ngoài việc ngợi ca vị thần Bàn Hộ, người đã che chở cho cuộc sống, là điểm tựa tâm linh của người Dao chúng ta còn thấy xuất hiện những câu ca nói về thế giới tâm linh cũng như triết lý nhân sinh quan của người Dao Cho đến nay, các bài dân ca trong cuốn sách này vẫn được người Dao nói chung và người Dao Tuyển nói riêng sử dụng trong các nghi lễ cấp sắc, tang ma và trong hát Páo dung đầu xuân Đến năm 1990, Triệu Hữu Lý
tiếp tục cho ra mắt bạn đọc cuốn Dân ca Dao [58] Đây là công trình giới thiệu khá đầy đủ diện mạo dân ca Dao với 5 nhóm phân loại: Hát đối; Bài ca can chi; Tình thơ gửi; Những bài hát đám cưới; Lời răn lưu truyền Công
trình này đã được tác giả dày công sưu tầm và dịch thuật một cách công phu, cho nên đã đảm bảo được tính khoa học, truyền tải được nội dung của dân ca Dao từ tiếng Dao sang tiếng Việt/ Kinh song vẫn giữ được nhạc điệu và nhịp điệu của lời ca Có thể nói, cuốn sách này của ông đã trở thành nguồn tư liệu quí giá, phục vụ cho việc bảo tồn và nghiên cứu văn học dân gian của người
Dao Trong cuốn Dân ca các dân tộc thiểu số Việt Nam – tập 2 (1997) [129],
tác giả Hoàng Văn Trụ cũng tuyển chọn, giới thiệu đến bạn đọc một số bài dân ca trong nghi lễ cấp sắc của người Dao Tiền Mặc dù số lượng bài dân ca trong nghi lễ cấp sắc được giới thiệu rất hạn chế (03 bài), nhưng đây cũng là
tư liệu quý để chúng tôi đối sánh trong luận án Có thể khẳng định, các công trình sưu tầm, giới thiệu về thể loại dân ca đã giới thiệu tới bạn đọc được một
số làn điệu dân ca giao duyên, dân ca đám cưới, dân ca nghi lễ cấp sắc, các bài hát răn dạy của dân tộc Dao Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về dân ca nghi lễ cũng như dân ca giao
duyên của dân tộc Dao nói chung và người Dao Tuyển nói riêng
Trang 17Từ những công trình tập trung ở ba hướng nghiên cứu chính về người Dao ở Việt Nam như đã trình bày ở trên cho thấy: các nhà nghiên cứu đã đề cập sâu đến vấn đề nguồn gốc, lịch sử, tổ chức xã hội, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của tộc người Những nghiên cứu chuyên sâu ấy đã góp phần
làm rõ diện mạo, đặc điểm văn hóa và văn học truyền thống của người Dao
Nhìn từ quá trình sưu tầm, biên soạn và dịch thuật văn học dân gian của người Dao, chúng tôi nhận thấy nổi bật một số vấn đề như sau: Về thời gian, việc sưu tầm và nghiên cứu về người Dao được tiến hành khá sớm (từ năm 1778), song đến nay nhiều công trình vẫn chỉ tồn tại dưới dạng tư liệu, chưa được công bố trên các tạp chí chuyên ngành; Về số lượng, các ấn phẩm về người Dao, được in ấn xuất bản từ năm 1963 cho đến năm 2013 bao gồm 20
bộ sách về dân tộc học, văn học dân gian Dao nói chung và Dao Tuyển nói riêng Các công trình đã xuất bản về văn học dân gian giới thiệu đến bạn đọc được một số thể loại chính như: truyện cổ, truyện thơ, thơ ca dân gian, tục ngữ, câu đố Đây chính là nguồn tư liệu phong phú phục vụ cho việc tham khảo và sử dụng trong quá trình khảo sát, nghiên cứu của chúng tôi
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về người Dao Tuyển và dân ca nghi lễ Dao Tuyển
Đến nay, những công trình nghiên cứu chuyên biệt về người Dao Tuyển
hầu như vắng bóng ngoại trừ cuốn Nhà ở truyền thống của người Dao Tuyển
cấu trúc, quy trình, chức năng và sinh hoạt văn hóa trong ngôi nhà của người Dao Tuyển Lào Cai Những đặc trưng về nguồn gốc tộc người, quá trình thiên
di, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần… của người Dao Tuyển đã được đề cập ít nhiều trong các công trình nghiên cứu về người Dao nói chung Riêng
về dân ca của người Dao Tuyển, cho đến nay, Trần Hữu Sơn là tác giả có nhiều công trình nghiên cứu và sưu tầm: Đầu tiên là cuốn Lễ cưới người Dao Tuyển (2001) [101], cuốn sách được tác giả biên soạn thành ba phần: phần
một dẫn luận; phần hai người Dao Tuyển và lễ cưới; phần ba dân ca lễ cưới Đây là công trình đầu tiên tuyển chọn và giới thiệu đến người đọc những nghi thức chính trong lễ cưới của người Dao Tuyển và một số bài dân ca trong
Trang 18những nghi lễ ấy Cuốn thứ hai là cuốn Thơ ca dân gian người Dao Tuyển
(2005) [102], cuốn sách được tác giả biên soạn thành hai phần, một phần giới thiệu các loại hình thơ ca dân gian và những chuyên luận nghiên cứu về lịch
sử nghiên cứu thơ ca dân gian của người Dao ở Việt Nam và Trung Quốc, ở phần thứ hai tác giả giới thiệu một số bài dân ca được người Dao Tuyển sử dụng trong một số nghi lễ vòng đời như lễ đặt tên, cấp sắc, cưới xin, tang ma Đây là công trình đã để lại dấu ấn sâu đậm trong việc sưu tầm và tìm hiểu dân
ca của người Dao Tuyển Cuốn sách này được tác giả tái bản, bổ sung thêm
phần chữ Nôm Dao năm 2011, xuất bản dưới tên Thơ ca dân gian người Dao Tuyển (Song ngữ: Việt- Dao) [103] Khi tái bản, tác giả đã chia cuốn sách
thành bốn phần: Phần thứ nhất là nghiên cứu về người Dao Tuyển, quá trình nghiên cứu, sưu tầm và các loại hình thơ ca dân gian của người Dao Tuyển; phần thứ hai giới thiệu những bài thơ ca dân gian người Dao Tuyển bằng tiếng Việt; phần thứ ba giới thiệu những bài thơ ca dân gian người Dao Tuyển phiên âm ra chữ Dao; phần thứ tư giới thiệu những bài thơ ca dân gian người Dao Tuyển bằng chữ Nôm Dao Sau đó, tác giả Trần Hữu Sơn xuất bản cuốn
Đám cưới người Dao Tuyển (2011) [104] Cuốn sách đã giúp người đọc có
cách tiếp cận hoàn toàn mới về nghi lễ cưới hỏi của người Dao Tuyển: từ nghi thức, âm nhạc, ngôn từ đến nghệ thuật trang trí trong một đám cưới Bên cạnh đó cuốn sách còn giới thiệu toàn bộ 43 bài hát theo trình tự một lễ cưới của người Dao Tuyển ở Hà Giang và Lào Cai Đến năm 2009, Trần Hữu Sơn
công bố cuốn Những bài ca giáo lý [105], đây là một tài liệu đã được sưu tầm,
dịch thuật một cách bài bản Những bài ca giáo lý trong cuốn sách này thực chất là những bài cúng (những bài dân ca nghi lễ) được sử dụng trong nghi lễ cấp sắc của người Dao Tuyển Các bài ca này được hát lên trong nghi lễ cúng Tam Nguyên và Tam Thanh cũng như răn dạy người được cấp sắc phải sống đúng đạo lý làm người, để trở thành trò giỏi của Tam Nguyên, Tam Thanh Trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi cũng dành sự chú ý cho những công trình chưa được xuất bản, nghiên cứu về văn hóa và dân ca của người
Trang 1940 bài hát hội đầu xuân của người Dao Tuyển, đây là những bài hát giao duyên dịp đầu xuân của trai gái người Dao Tuyển nhưng đến nay tập bài hát này vẫn chỉ nằm dưới dạng bản thảo tại phòng tư liệu của sở văn hóa tỉnh Lào Cai Năm 2008, tác giả Phạm Vinh Quang đã bảo vệ thành công luận văn
Thạc sỹ tại trường Đại học sư phạm Thái Nguyên với đề tài Thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai [143] Ở luận văn này, tác giả đã nghiên cứu
và đánh giá một cách khái lược về nội dung và thi pháp thơ ca dân gian của nhóm Dao Tuyển Năm 2010, tác giả Phan Thị Hằng với luận văn thạc sỹ chuyên ngành lịch sử Việt Nam tại trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, đã
lựa chọn đề tài Lễ cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai [33], trong luận văn tác giả đã đưa ra được đặc trưng văn
hóa và những giá trị tiêu biểu của tộc người Dao Tuyển thông qua việc mô tả nghi lễ cấp sắc và tang ma
Như vậy, thông qua việc khảo sát tình hình nghiên cứu về tộc người và văn học dân gian người Dao Tuyển ở Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua, chúng tôi thấy còn tồn tại một số điểm như sau:
1 Cho đến nay chưa có một chuyên khảo chuyên biệt nào của các nhà nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu về lịch sử tộc người, quá trình thiên di và đời sống văn hóa cũng như dân ca nghi lễ của họ
2 Qua khảo sát, chúng tôi thấy các bộ sách dân ca của người Dao Tuyển
đã được xuất bản mới chỉ dừng lại ở việc sưu tầm, dịch thuật và biên soạn các bài dân ca nghi lễ của tộc người này Chưa có một tác giả nào có chuyên khảo chuyên biệt chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa dân ca nghi lễ với đời sống văn hóa của người Dao Tuyển
3 Những thể loại văn học dân gian khác của người Dao Tuyển như: tục ngữ, câu đố, truyện cổ tích, truyện cười chưa được sưu tầm và biên soạn thành công trình riêng Từ những công trình đã được xuất bản và những công trình chưa được xuất bản, luận án vừa kế thừa thành tựu vừa mở ra một vấn đề mới với hướng tiếp cận riêng, đó là đặt dân ca nghi lễ trong bối cảnh diễn xướng
Trang 20foklore để thấy được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong đời sống văn hóa tộc người
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Khái niệm
Ở đây chúng tôi xin làm rõ một số khái niệm liên quan đến nội dung
luận án như: dân ca, dân ca nghi lễ, đời sống văn hóa, văn hóa tộc người…
nhằm phục vụ tốt hơn cho việc tìm hiểu dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển
Khái niệm dân ca: Về thuật ngữ dân ca, ca dao, bộ sách Từ điển thuật ngữ văn học đã chỉ ra rằng: Theo nghĩa gốc của từ nguyên thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn
bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc
điệu Trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca [31, tr.31]
Về mặt thuật ngữ thì như vậy, còn để có một khái niệm chuẩn về dân ca thì quả thật không đơn giản Người Anh gọi dân ca là folk song (tạm dịch là bài hát dân gian), người Đức gọi dân ca là volkslied (tạm dịch là: bài ca của nhân dân), người Pháp gọi dân ca là chanson populaire (tạm dịch là: bài ca được hát trong dân gian) Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một
số khái niệm khác nhau về dân ca Tuy nhiên, chúng tôi thấy có hai khái niệm sau phản ánh đầy đủ hơn cả: khái niệm thứ nhất của nhà nghiên cứu Phan
Đăng Nhật, ông gọi:“Dân ca là một loại hình sáng tác dân gian chủ yếu có tính chất trữ tình dưới hình thức ngôn ngữ có vần điệu gắn với lời ca hát”
[62, Tr.106]; khái niệm thứ hai của nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn, ông
coi dân ca là: “những bài hát ngâm hay kể bằng văn vần, hoặc độc lập, hoặc kèm theo nhạc, điệu múa, trò chơi, hoặc tự một người thể hiện hay một tập thể cùng tham gia… Đó là những bài hát ngắn dăm bảy câu đến hàng trăm hàng ngàn câu cắt ra từng khúc, từng đoạn” [75, Tr.18] Hai khái niệm trên
đều đã chỉ ra được bản chất cơ bản nhất của dân ca, nhưng xét về ý nghĩa thì khái niệm thứ hai của tác giả Đặng Nghiêm Vạn có phần cụ thể, dễ đối chiếu với tình hình thực tế của dân ca nhất là dân ca các dân tộc thiểu số, vì vậy
Trang 21Khái niệm dân ca nghi lễ: Giáo sư Lê Chí Quế trong cuốn Văn học
dân gian Việt Nam cho rằng: ca dao, dân ca gắn với nghi lễ phong tục “là loại
hình ra đời sớm nhất trong loại hình trữ tình dân gian, lúc con người còn gửi gắm niềm tin lớn nhất vào các lực lượng siêu nhân, vào các lời ca khẩn nguyện, cầu phúc, cầu yên.” [88, tr.217]
Tác giả Đỗ Bình Trị trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (tập 1) cũng cho rằng: “Thời xưa, hoạt động lao động và sinh hoạt xã hội được quy
định và điều tiết bởi những lễ thức đặc biệt Những hành động lễ nghi này là
sự thực hiện tập thể một số hoạt động ma thuật, kèm theo ca hát, nhảy múa, đôi khi có cả trò diễn, v.v… nhằm tác động vào thế giới chung quanh, kể cả con người, với nguyện vọng được sống no đủ, yên vui, tránh được bệnh tật, mất mùa, dịch gia súc và các tai họa khác, hoặc với ý đồ gây hại cho kẻ thù địch Bản thân những lễ thức từ thời cổ truyền lại có thể ít biến đổi Chỉ có ý nghĩa ma thuật vốn có của chúng là thường trở nên mơ hồ dần hoặc bị quên lãng và bị hiểu khác đi Tất nhiên, những bài ca được diễn xướng kèm theo những nghi lễ ấy đều không còn nguyên vẹn….”[126, tr.148] Nhà nghiên cứu Trần Thị An định nghĩa dân ca nghi lễ như sau: “Dân ca nghi lễ là các lời hát của người thực hiện các hành vi nghi lễ trong các hoạt động nghi lễ như đám cưới, đám tang, đám cầu cúng, chúc tụng – những lời hát này đã trở thành một
bộ phận hữu cơ của các nghi lễ đó” [75, Tr.20]
Từ các định nghĩa trên, chúng tôi hiểu dân ca nghi lễ của người Dao
Tuyển là những bài dân ca mà ở đó cộng đồng cư dân gửi gắm niềm tin tâm linh của mình vào thế lực siêu nhiên để khẩn nguyện, cầu phúc, cầu yên, tránh được bệnh tật, mất mùa… Các bài ca ấy được diễn xướng trong suốt quá trình thực hiện nghi lễ và nó trở thành một bộ phận cơ hữu của những nghi lễ đó Qua khảo sát trong thư tịch của người Dao Tuyển và căn cứ vào
các định nghĩa nêu trên chúng tôi nhận thấy các bài dân ca được diễn xướng trong các nghi lễ cấp sắc, đám cưới, tang ma của người Dao Tuyển có đầy đủ các yếu tố trên, cho nên trong khi thực hiện đề tài, chúng tôi dùng thuật ngữ
“dân ca nghi lễ” để chỉ cả ba loại dân ca nghi lễ này
Trang 22Khái niệm về đời sống văn hóa: là thuật ngữ được sử dụng khá phổ
biến ở Việt Nam từ những năm 80, có nhiều định nghĩa khác nhau tuy nhiên chúng tôi quan tâm đến ba định nghĩa sau: thứ nhất theo tác giả Trần Độ thì
“phải hiểu đời sống văn hóa theo nghĩa rộng, không bó hẹp tính văn hóa vào một số lĩnh vực đời sống văn hóa nào đó mà coi đời sống văn hóa là một khái niệm rộng rãi, bao quát mọi mặt của đời sống xã hội: sản xuất, trao đổi, tiêu dùng, nhận thức, sáng tạo” [23, tr.24] Thứ hai là định nghĩa của GS.TS Hoàng Vinh, ông cho rằng “đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, mà đời sống xã hội là một phức thể của những hoạt động sống của con người, nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nó” Trong đó
“Nhu cầu vật chất được đáp ứng làm cho con người tồn tại như một sinh thể, còn nhu cầu tinh thần giúp cho con người tồn tại như một sinh thể xã hội, tức một nhân cách văn hóa” [142, tr.149] Thứ ba là định nghĩa của GS TS Đỗ Huy, ông cho rằng “đời sống văn hóa là hoạt động sản xuất của con người trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định Sản xuất của con người không chỉ duy nhất tạo ra cuộc sống cá nhân, còn tạo ra đời sống nhiều người khác Hoạt động sản xuất vật chất cũng như hoạt động sản xuất tinh thần đều tạo ra những mối quan hệ, ra các hình thức giao tiếp mới” [76, tr.15] Từ những định
nghĩa trên, chúng tôi hiểu: Đời sống văn hóa trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển là một cắt lắt trong đời sống chung của xã hội bao gồm đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần Đời sống văn hóa vật chất gồm có: đời sống sinh hoạt, đời sống mưu sinh, các nghề thủ công, thương nghiệp Đời sống văn hóa tinh thần gồm có: tín ngưỡng tôn giáo, nghệ thuật, phong tục tập quán, chữ viết, giải trí Đời sống văn hóa ấy không ngừng tác động, biến đổi theo tự nhiên, biến đổi theo sự phát triển của xã hội nhưng nó vẫn luôn đáp ứng được đời sống tinh thần và đời sống xã hội của tộc người
Khái niệm đời sống văn hóa mà chúng tôi sử dụng trong luận án là một thành
tố không thể thiếu trong đời sống chung của tộc người
Khái niệm về tộc người và văn hóa tộc người: “Tộc người (ethnie/
Trang 23hóa và ý thức tự giác cộng đồng” [123, tr.105]; “văn hoá tộc người là tổng thể các yếu tố văn hoá mang tính đặc thù tộc người, nó thực hiện chức năng cố kết tộc người và phân biệt tộc người này với tộc người kia Trong văn hoá tộc người, các yếu tố đầu tiên được nhận diện là ngôn ngữ, trang phục, các tín ngưỡng và nghi lễ, vốn văn học dân gian, tri thức dân gian về tự nhiên xã hội,
về bản thân con người và tri thức sản xuất, khẩu vị ăn uống, tâm lý dân tộc…” [146, tr.107] Điều đó cũng có nghĩa, diện mạo chính của văn hóa tộc người là văn hóa dân gian Nói tới văn hóa tộc người là nói tới một phạm vi rất rộng, đụng chạm tới toàn bộ các lĩnh vực của đời sống dân tộc, tuy nhiên với mỗi nền văn hóa bao giờ cũng chứa những sắc thái, bản sắc riêng Mà sắc thái và bản sắc thường là cái tàng ẩn, thậm chí rất trừu tượng Bản sắc văn hóa là tổng thể những tính chất, tính cách, đường nét, màu sắc văn hóa của mỗi dân tộc được hình thành và tồn tại bền vững trong tiến trình lịch sử, giúp cho văn hóa dân tộc giữ được tính duy nhất và thống nhất, phân biệt văn hóa của dân tộc đó với các dân tộc khác [37] Những khái niệm này được chúng tôi áp dụng khi nghiên cứu về sự biến đổi của nghi lễ cấp sắc, đám cưới, tang ma
Việc thống nhất cách hiểu về các khái niệm trên là cơ sở giúp khai mở những vấn đề nội tại trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển Trong đó, mỗi khái niệm sẽ được ứng dụng trong từng trường hợp cụ thể nhằm định hình những vấn đề nghiên cứu một cách khoa học và khách quan
1.2.2 Cơ sở lý luận
Đối với người Dao Tuyển dân ca nghi lễ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi ở đó phản ánh đầy đủ về thế giới tâm linh và đời sống của con người Khi những lời ca nghi lễ cất lên cũng là lúc tâm tư, tình cảm của họ hướng về thế giới siêu nhiên, hướng về thế giới tổ tiên để khẩn nguyện, cầu xin sự che chở của thần linh ban cho họ cuộc sống an lành, hạnh phúc nơi trần gian Vì vậy, khi tìm hiểu dân ca nghi lễ không thể tách rời chúng ra khỏi các nghi lễ và bối cảnh diễn xướng của nó Trên quan điểm ấy, luận án coi dân ca nghi lễ như một sự kiện xã hội tổng thể và đặt nó trong bối cảnh văn hóa tộc người Để khai mở được những lớp lang ẩn chứa sâu trong dân ca nghi lễ, chúng tôi sử
Trang 24dụng lý thuyết bối cảnh diễn xướng folklore làm cơ sở nghiên cứu dân ca nghi
lễ của người Dao Tuyển
Dân ca nghi lễ trong bối cảnh diễn xướng folklore: Như chúng tôi đã
trình bày ở trên, để hiểu chính xác về dân ca nghi lễ chúng ta phải đặt các lời
ca nghi lễ trong bối cảnh diễn xướng folklore Bối cảnh diễn xướng của dân
ca nghi lễ người Dao Tuyển không giống với bối cảnh diễn xướng của các làn điệu dân ca người Việt Nếu như bối cảnh diễn xướng của các làn điệu dân ca người Việt chỉ gắn liền với không gian sinh hoạt thì bối cảnh diễn xướng của dân ca nghi lễ người Dao Tuyển lại gắn với không gian văn hóa, không gian tâm linh của tộc người Nói như Barbara Kirshenblatt – Gimblett thì “Văn bản
cố nhiên là cực kỳ quan trọng, song nếu không có bối cảnh thì nó cũng vô hồn” [118, tr.663] Điều này hoàn toàn đúng bởi “ Theo một nghĩa nào đó, bối cảnh được nêu, nhưng nó được nêu mà không liên hệ tới từng văn bản Như vậy nó không phải thực sự là văn bản” [118, tr.508] Từ đó chúng ta thấy, nếu các bài dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển không được đặt vào những bối cảnh diễn xướng cụ thể thì các bài dân ca ấy không thể tồn tại được đến ngày nay Nói như vậy để chúng ta thấy được vai trò quan trọng của bối cảnh diễn xướng trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển, bởi nếu không có bối cảnh diễn xướng thì sẽ không có nghi lễ, hoặc nếu có thì sự hấp dẫn của các nghi lễ
có lẽ sẽ giảm đi đáng kể đồng thời cũng sẽ không tạo ra được dáng vẻ riêng cho từng nghi lễ Qua lý thuyết bối cảnh diễn xướng, luận án có cơ sở để phân tích, tìm hiểu vai trò, vị trí của các nghi lễ cấp sắc, cưới xin, tang ma của người Dao Tuyển, kể cả việc tìm hiểu vai trò của người thầy cúng (chủ thể diễn xướng) trong các nghi lễ ấy Đồng thời, thấy được những nét đẹp trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng, đời sống tâm linh… thông qua những nghi lễ
ấy của người Dao Tuyển xưa và nay
Thuật ngữ “bối cảnh diễn xướng” được bắt nguồn bởi hai thuật ngữ đó
là thuật ngữ “bối cảnh” và thuật ngữ “diễn xướng” Thuật ngữ “bối cảnh” được bắt nguồn từ tiếng La-tinh “textere”, nghĩa của nó là “hành động dệt”
Trang 25người Dao Tuyển, nó được “dệt” nên bởi ca từ và bối cảnh của một cuộc diễn xướng Mà bối cảnh diễn xướng ấy nó bao gồm: người nghe, người thực hành nghi lễ, chủ thể diễn xướng, những nền tảng kiến thức xã hội và văn hóa của người nghe lẫn người diễn xướng đan xen, hòa quyện với nhau tạo nên sự hấp dẫn riêng cho dân ca nghi lễ Trong một nghĩa rộng hơn, thì tất cả những gì đi cùng với văn bản, trong đó có “diễn xướng” được coi là “bối cảnh” Thuật ngữ “diễn xướng” (performance) được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học xã hội bởi tính phổ biến và cách tiếp cận khoa học của thuật ngữ này [38] Thuật ngữ này được “dùng để chuyển tải ý nghĩa kép của hành động mang tính nghệ thuật – một việc làm có tính folklore, và một sự kiện có tính nghệ thuật, thính giả và bối cảnh Cả hai cái đó đều là cơ bản đối với việc phát triển cách tiếp cận diễn xướng” [118, tr.744]
Nghiên cứu các văn bản folklore từ nghệ thuật diễn xướng được áp dụng rộng rãi từ những năm 70 của thế kỷ XX với nhiều công trình nghiên
cứu về folklore có giá trị như: Tiến tới những viễn cảnh mới về ngành folklore (Toward new perspectives in Folklore); Khám phá về dân tộc học lời nói
(Explorations in the Ethnography of Speaking); Folklore: diễn xướng và giao tiếp (Folklore: performance and communication) [39, tr.92] Qua những công trình nghiên cứu đó chúng ta có thể thấy, ban đầu các nhà nghiên cứu folklore mới chỉ tiếp cận văn bản văn học dân gian theo kiểu dân tộc học ngôn ngữ (ethnolinguistic model), sau đó họ tiếp cận văn bản theo xu hướng văn học, trường phái ngôn ngữ học Praha … nhưng chỉ đến khi các văn bản văn học dân gian được tiếp cận theo lý thuyết bối cảnh diễn xướng thì nó mới mang đến cho giới nghiên cứu folklore một cái nhìn mới mẻ, toàn diện và sống động hơn về các nội dung phản ánh trong văn bản văn học dân gian
Nhà nghiên cứu Richard Bauman trong công trình nghiên cứu Nghệ thuật ngôn từ truyền miệng như một hình thức diễn xướng đã nhấn mạnh: “Về
cơ bản, sự diễn xướng với tư cách một phương thức thông tin bằng miệng bao gồm cả giả thiết về trách nhiệm trước thính giả về một sự thể hiện năng lực truyền đạt Năng lực này nằm ở chỗ kiến thức và khả năng nói theo những
Trang 26cách thích hợp về mặt xã hội (…) Như vậy sự diễn xướng thu hút sự chú ý đặc biệt và nhận thức được nâng cao về hành động biểu đạt và cấp phép cho thính giả xem hành động biểu đạt và người thực hiện với một cường độ đặc biệt” [118, tr.744]
Khi chúng ta tiếp cận các văn bản dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển theo lý thuyết bối cảnh diễn xướng chính là nhằm làm sáng rõ hơn các đặc trưng cơ bản của một văn bản folklore Các bài dân ca nghi lễ “với tư cách một phương thức thông tin bằng miệng” nên thông qua các yếu tố diễn xướng (ca từ, ngữ cảnh, các lễ thức trong một nghi lễ cụ thể…) các bài dân ca nghi lễ
ấy sẽ có sự gắn kết chặt chẽ với nghi lễ Các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong văn bản dân ca nghi lễ giúp người nghe, người xem hình dung lại một cách trọn vẹn toàn bộ quá trình diễn xướng (không gian, thời gian, chủ thể diễn xướng, bài dân ca ấy được dùng để thực hành tín ngưỡng nào? Thực hành ra sao? …) trong một nghi lễ cụ thể Điều đó, góp phần làm nên sự khác biệt lớn giữa văn học dân gian và văn học viết
Trong khi tiến hành nghiên cứu dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển, chúng tôi nhận thấy nếu chỉ nghiên cứu chúng trên phương diện văn bản học
là chưa đủ bởi sẽ thiếu đi mặt rung cảm nghệ thuật và diễn xướng Để hiểu được một chỉnh thể nguyên hợp của văn hóa dân gian, thì việc tiếp cận văn bản dân ca nghi lễ đặt trong bối cảnh ngôn ngữ, hành vi giao tiếp, biểu đạt và diễn xướng của nó là một hướng nghiên cứu cần được xem xét và đánh giá một cách thỏa đáng Vì thế, nghiên cứu dân ca nghi lễ theo lý thuyết bối cảnh diễn xướng giúp chúng ta thấy được giá trị của dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa tộc người Các bài dân ca nghi lễ vừa là những tác phẩm nghệ thuật, vừa là những tri thức dân gian hướng dẫn những người Dao Tuyển thực hành nghi lễ vòng đời
Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển như một sự kiện xã hội tổng thể: Dân ca nghi lễ gắn liền với đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn
hóa tinh thần của người Dao Tuyển Vì thế, ngay từ khi sinh ra đến khi trở về
Trang 27đều có các bài dân ca thực hành nghi lễ “Sau khi đứa trẻ chào đời được 3 ngày, bà nội bế cháu từ nhà xuống sân vừa hát ru khuyên răn cháu… Khi đến tuổi nhi đồng, trẻ em vừa chơi vừa hát đồng dao Đến tuổi thanh niên họ hát
đối đáp “Páo dung” [104, tr.44] để giao duyên, không chỉ vậy những người
nam ở lứa tuổi này còn phải học hát những bài dân ca giáo lý để có được một trong một số những điều kiện quan trọng của nghi lễ cấp sắc Đến tuổi dựng
vợ, gả chồng trong lễ cưới của những nam thanh, nữ tú người Dao Tuyển “từ khi đoàn đón dâu đến đầu làng nhà gái cho đến lúc kết thúc lễ cưới, tiếng hát đều âm vang không dứt” [104, tr.42] Rồi khi mỗi người Dao Tuyển nhắm mắt xuôi tay đi về thế giới bên kia với tổ tiên, các bài dân ca cũng là tiếng lòng của con cháu, của cộng đồng làng bản đưa tiễn họ về nơi ở mới Từ đó chúng ta thấy, dân ca nghi lễ có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển, ở đấy thế giới quan, vũ trụ quan và triết lý nhân sinh quan của người Dao Tuyển được phơi bày một cách trọn vẹn qua những lời dân ca
Vì thế, khi nghiên cứu về dân ca nghi lễ của một tộc người, các nhà nghiên cứu luôn quan tâm đến tính tổng thể của dân ca, qua đó đánh giá được vai trò,
vị trí dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của tộc người ấy Đối với dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển nói riêng và người Dao nói chung nghiên cứu dân ca nghi lễ như một sự kiện xã hội tổng thể đang là một khoảng đất trống cần được các nhà nghiên cứu quan tâm hơn nữa Thông qua tính tổng thể của nghi lễ ở mỗi giai đoạn trong cuộc đời con người chúng ta có thể nắm bắt được, tâm tư, tình cảm, đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của tộc người Nếu coi những bài dân ca nghi lễ là đối tượng thẩm mỹ, những người diễn xướng dân ca là chủ thể thẩm mỹ thì chúng ta có thể khẳng định giữa đối tượng thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời Song trong khuôn khổ của một luận án ngữ văn, do quy định của mã ngành nên chúng tôi chỉ đi nghiên cứu tính tổng thể của dân ca nghi lễ trong các ca từ, nghệ thuật diễn xướng, nghệ thuật sử dụng ngôn từ, thể thơ… còn
về vũ điệu, nhạc khí, giai điệu… không là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong mã ngành này
Trang 28Theo khảo sát của chúng tôi, các bài dân ca nghi lễ được người Dao Tuyển được coi như là di sản văn hóa phi vật thể của tộc người, bởi quanhững lời ca phần nào phản ánh được thế giới quan, vũ trụ quan, triết lý nhân sinh quan của tộc người Chẳng hạn: Trong lễ cưới của người Dao Tuyển, các bài dân ca nghi lễ đám cưới đã phần nào phản ánh được quan niệm về tình yêu và phong tục hôn nhân của họ thông qua những lời hát đối đáp được nhà trai, nhà gái cất lên trong suốt các nghi thức cưới hỏi của họ; Rồi khi họ sinh con đẻ cái các bài dân ca trong nghi lễ đặt tên cho đứa trẻ lại được người bố hát lên để cầu xin Bà Mụ, các ma lành về phù hộ cho đứa trẻ hay ăn chóng lớn, thông minh khỏe mạnh; Đến khi đứa trẻ là con trai lên 10 tuổi các bài dân
ca trong nghi lễ cấp sắc lại được người cấp sắc và các thầy cúng hát lên để xin các Thánh, các Sư cấp cho họ âm binh, ấn tín để trở thành người con của Đạo giáo; Theo quy luật sinh – lão – bệnh – tử, khi người Dao Tuyển chết đi các bài tang ca lại tiễn đưa họ về thế giới bên kia với tổ tiên Thông qua những bài tang ca, người nghe, người đọc có thể hình dung ra đường đi của linh hồn về với tổ tiên để chờ ngày tái sinh… Với nhiều tộc người thiểu số, họ chỉ có những bài hát giao duyên, các bài dân ca đám cưới, các bài tang ca, gắn với
ba giai đoạn của cuộc đời (hát tìm vợ (chồng), hát đám cưới, hát khi chết) họ không có hát trong nghi lễ trưởng thành nên mảng dân ca trong nghi lễ này bị khuyết đi Bởi vậy, dân ca nghi lễ cấp sắc của người Dao Tuyển đã tạo ra nét khác biệt cơ bản với dân ca nghi lễ của nhiều dân tộc thiểu số khác Thông qua những bài dân ca nghi lễ cấp sắc người đàn ông Dao Tuyển được thế giới thần linh tiếp cho sức mạnh siêu nhiên, với sức mạnh được truyền dẫn đó họ
có thể giao tiếp được với thế giới thần linh, để từ đó họ sống có ý thức hơn, ít phạm vào những việc làm sai trái Đó chính là lí do mà các bài dân ca nghi lễ
đã luôn tồn tại và tiếp biến trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển
Trong những năm gần đây, khi nghiên cứu văn học dân gian các tộc người các nhà nghiên cứu thường đặt văn bản văn học dân gian trong bối cảnh văn hóa tộc người, điều này có thể lý giải như nhà nhân học M.Mauss đó là
Trang 29một sự kiện xã hội tổng thể của tộc người [59] Năm 1973, nhà nghiên cứu foklore D.K Wilgus trong bài viết “The Text is the Thing” [152, tr.241] (Văn bản chính là vấn đề) tại AFS, ông đã khẳng định những đóng góp to lớn của trường phái “Bối cảnh”, bởi theo ông nó có vai trò quan trọng trong việc đánh thức mối quan tâm của các nhà nghiên cứu và bước đầu đã trả folklore trở về với bối cảnh thực tế - môi trường diễn xướng sống động của nó Chính vì vậy, trong luận án này khi nghiên cứu các bài dân ca nghi lễ chúng tôi luôn đặt nó trong bối cảnh văn hóa tộc người và trải nghiệm, quan sát để hiểu dân ca nghi
lễ của tộc người Dao Tuyển một cách hoàn chỉnh hơn
1.3 Khái quát về người Dao Tuyển và dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển ở Việt Nam
1.3.1 Khái quát về người Dao Tuyển
Dao Tuyển là tên gọi của một bộ phận người Dao thuộc nhóm Dao Làn Tiẻn, đây là tên gọi mang tính địa phương của bộ phận người Dao này ở Lào Cai Ở Lai Châu người Dao Tuyển được gọi là Dao đầu bằng; ở Hà Giang người Dao Tuyển được gọi là Dao áo dài; ở Tuyên Quang tên Dao Chàm được dùng chỉ tới nhóm Dao Tuyển Theo ý kiến thống nhất của các nhà dân tộc học thì người Dao Tuyển có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc, di cư sang Việt Nam qua nhiều con đường khác nhau trong một khoảng thời gian dài Quá trình thiên di của người Dao Tuyển vào Việt Nam bằng hai tuyến đường chính Tuyến thứ nhất: Vào cuối triều đại nhà Minh (đầu thế kỷ XVII), người Dao Làn Tiẻn từ Quảng Đông vào Móng Cái (Quảng Ninh) qua Lục Ngạn Sông Đuống đến vùng Yên Bái ngược sông Chảy lên Lào Cai Tuyến thứ hai: Vào năm Mậu Thân đầu triều Thanh (1668), người Dao Tuyển đến Vân Nam ở hai vùng Vân Sơn và Mông Tự Năm Tân Dậu triều Thanh (1801) người Dao từ Mông Tự đến Kiến Thủy Hà Khẩu theo sông Hồng vào châu Thủy Vĩ (Lào Cai) và châu Kiến Tấn (Lai Châu) Việt Nam Như vậy đầu thế
kỷ XIX người Dao Tuyển (Làn Tiẻn) đã có mặt ở vùng sông Hồng Lào Cai Liên tiếp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, người Dao Tuyển có một số đợt
Trang 30thiên di đến vùng Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu), Bát Xát (Lào Cai) [103, tr.17]
Theo thống kê của Trần Hữu Sơn người Dao Tuyển cư trú rải rác chủ yếu ở bốn tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang và Lai Châu, với khoảng 45.000 người [102, tr.7], thì ở địa bàn Tỉnh Lào Cai có tới 31.325 người, chiếm gần 70% Như vậy, xét theo mức độ tập trung dân cư thì người Dao Tuyển sinh sống chủ yếu ở Lào Cai tại các huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, Cam Đường, Bắc Hà và Mường Khương Số lượng người Dao Tuyển còn lại phân bố đều ở các địa phương khác (hiện nay vẫn chưa có số liệu thống kê cụ thể, chính xác số lượng người Dao Tuyển ở mỗi địa phương) Dù sinh sống ở các vùng miền khác nhau nhưng người Dao Tuyển có chung cội nguồn lịch sử, ngôn ngữ Tuy nhiên ở mỗi vùng khác nhau người Dao Tuyển lại có những nét văn hóa riêng mà nguyên nhân là do điều kiện địa lý, môi trường sinh thái, giao lưu kinh tế, văn hóa với các dân tộc anh em khác trên cùng địa bàn sinh sống trong một thời gian dài
Người Dao Tuyển cư trú chủ yếu ở vùng núi phía Bắc vì thế họ có cách ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi họ sinh sống vô cùng đặc biệt Chính cách ứng xử đó đã tạo ra nét khác biệt cơ bản giữa tộc người Dao Tuyển với các tộc người khác Họ luôn coi môi trường tự nhiên như một người bạn thân thiết, thủy chung gắn bó, họ tôn trọng và bảo vệ tự nhiên theo cách riêng của mình Người Dao Tuyển định cư chủ yếu ở vùng lưng chừng núi, gần các nguồn nước nên họ có một hệ thống các luật tục để bảo vệ tự nhiên như: Luật tục bảo vệ nguồn nước, luật tục bảo vệ rừng, luật tục bảo vệ đất canh tác… Hệ thống các luật tục đó đều được dân bản thảo luận một cách dân chủ, khi đi vào đời sống nó trở thành công cụ quản lý bản, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi họ sinh sống Trong làng bản nếu ai vi phạm các luật tục đã đề
ra nhẹ thì bị phạt bằng bạc trắng, nặng thì cấm không cho người đó tham dự các nghi lễ chung của cộng đồng làng bản Người Dao Tuyển cư trú theo bản làng được gọi là “giẳng”, mỗi một “giẳng” có địa bàn cư trú và vùng đất canh
Trang 31không sống xen kẽ với các dân tộc khác Đứng đầu mỗi “giẳng” là già bản (giẳng châu), “giẳng châu” phải là người có đủ các điều kiện sau: người đứng đầu của dòng họ lớn nhất trong bản, làm ăn giỏi, có uy tín, nắm vững các luật tục, qui ước chung của bản đồng thời phải am hiểu pháp luật, để có thể đưa các chủ trương chính sách của Nhà nước tới mọi người dân trong thôn bản
Người Dao Tuyển từ xưa tới nay vẫn luôn nói với nhau là “người Dao ta”, họ quan niệm dù là người Dao Tuyển, Dao Đỏ hay Dao Tiền thì họ đều được sinh ra từ quả bí nên trong cách xưng hô giữa các nhóm Dao có sự tương đồng Khác với người Việt, người Dao Tuyển và các nhóm Dao khác phân biệt vai thứ, anh em bằng cách “ai nhìn thấy mặt trời trước” người đó là anh (chị), bất kể là con dì hay con chú, trong làng bản cũng như vậy Người Dao Tuyển có 5 họ chính là: Họ Bàn, họ Lý, họ Đặng, họ Triệu, họ Tráng, trong quá trình cộng cư, cộng sinh người Dao Tuyển hiện nay có tới 12 họ Tuy nhiên, mỗi họ lại có nhiều dòng họ khác nhau phụ thuộc vào hệ thống tên đệm (mỗi tên đệm tương ứng với một thế hệ), mỗi dòng họ chọn ra một trưởng họ Trưởng họ phải là am hiểu tôn giáo, tín ngưỡng, các luật tục của người Dao Tuyển, có trách nhiệm chỉ đạo các việc chung của dòng họ, có mối quan hệ tốt với các dòng họ khác trong bản Các thành viên trong dòng họ có trách nhiệm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi trong gia đình có công việc như: làm nhà, cưới xin, ma chay…
Trong mỗi gia đình người Dao Tuyển, người chồng giữ vị trí chủ gia đình, theo phong tục của họ nếu bố chết con trai trưởng sẽ thay thế vị trí chủ gia đình Người chủ gia đình có trách nhiệm phân công lao động, đảm nhiệm các công việc nặng nhọc Tuy nhiên người đàn ông Dao Tuyển phải trải qua
lễ cấp sắc mới được coi là trưởng thành, mới được làm thầy cúng, mới được tham gia vào các nghi lễ lớn của bản làng, mới được thực hiện các nghi lễ trong gia đình Nếu người chủ gia đình chưa được cấp sắc sẽ không được tham gia vào công việc của làng bản, các nghi lễ trong gia đình phải nhờ trưởng bản hoặc thầy cúng thực hiện Điều đó đồng nghĩa với việc họ không
Trang 32được bước chân vào không gian thiêng của thế giới thần linh và sẽ không nhận được sự che chở của thế giới thần linh cho bản thân và gia đình
Người Dao Tuyển quan niệm trời đất là do Cao Vương và Bình Vương
tạo ra Mặt đất rộng hơn bầu trời, nên Cao Vương đã tạo ra mặt trời “Mặt trời sớm sớm mọc phương Đông/ Rọi khắp mọi nơi rừng núi hồng/ Nhân loại dưới trần đều nom thấy/ Chung một mặt trời soi ấm thân/ Mặt trời chiếu khắp trên trái đất” [131, tr.32], mặt trời chiếu sáng trần gian nên mới có “nhân loài”,
“núi cao núi đối núi”, “ các thầy với các cô” Đặc biệt nét độc đáo trong
quan niệm về trời đất của người Dao Tuyển, họ cho rằng mặt trời xuất hiện, rồi con người và vạn vật trong trái đất mới xuất hiện Không giống như dân tộc Tày hoặc H’Mông trời và đất xuất hiện cùng một lúc, rồi mới đến con người Đặc biệt là sau khi con người xuất hiện, họ mới là người giúp Cao
Vương, Bình Vương cải tạo tự nhiên “Thánh nhân trồng được thái âm thụ/ Ở trong mặt trời cùng đi theo/ Rừng cây tre trúc thánh nhân gieo/ Trồng để trần gian giữ để dùng/ Thánh nhân trồng được cây trong trăng/ Cũng sánh mặt trời nghìn vạn thu” [57] Ngay từ buổi đầu sơ khai, con người cụ thể là chàng
“Sàng loọc choọc co co” người Dao đã góp sức giúp các bậc tạo hóa hoàn thiện thế giới Như vậy, theo quan niệm của người Dao Tuyển thì trời đất này sinh ra cũng phải qua lao động và cải tạo chứ không phải do lời phán truyền của các đấng tối cao mà thành Người Dao Tuyển quan niệm do vũ trụ nhỏ hơn mặt đất nên mặt đất nhiều nơi khô cằn không làm ăn được con người đã
bắt thần Sét làm mưa, “vạch đất thành dòng để nước chảy ra biển Trần gian
kể từ đó mới có sông, có biển” [60, tr.11], từ đó sông biển mới được tạo ra
Về nguồn gốc của dân tộc mình, người Dao Tuyển cho rằng dân tộc mình sinh ra từ một quả bí (cũng tương tự như bọc trứng trong truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ của người Việt) Từ quả bí – tức một khối thống nhất
đó – mới sinh ra các dòng họ rồi phân chia nhau sống ở khắp nơi “Từ những mảnh bí, hạt bí kia bỗng chốc hóa thành con người với những dòng họ khác nhau: Họ Bàn, họ Triệu, họ Hoàng, họ Đặng, họ Chu… Riêng cái cuống bí
Trang 33trong văn học dân gian của người Dao Tuyển, truyện cổ của tộc người Dao Tuyển có nhiều câu chuyện kể về nguồn gốc của đất trời, cỏ cây, loài người
như: Truyện Đặng Hành và Bàn Đại Hộ, Nguồn gốc người Dao, Sự tích hạt lúa …
Người Dao Tuyển quan niệm con người có hai phần là phần hồn và phần xác Nếu hồn rời khỏi cơ thể “lang thang” đi đâu đó thì con người sẽ bị đau ốm Khi bị ốm người Dao Tuyển làm lễ cúng để gọi hồn về với xác nhưng nếu gọi mãi mà hồn không về thì cái chết sẽ xảy ra với con người Với người Dao Tuyển chết là qui luật tự nhiên của vòng đời, người có ba hồn bẩy vía và cái chết chẳng qua là để hồn vía tìm về với đất tổ Dương Châu, được lên cõi Tiên, nơi đó người ta vẫn làm ăn sinh sống như ở trần gian và như thế
là linh hồn được về với tổ tiên Người Dao Tuyển quan niệm chết không phải
là hết mà chỉ là “Luân chuyển linh hồn thác kiếp sau” [103, tr.115] vì thế mà
linh hồn ấy tồn tại vĩnh viễn và luân chuyển trong vũ trụ ba tầng Điều này ảnh hưởng tới nghi lễ cúng tế của người Dao Tuyển vì hầu như các bài cúng
đều nhắc tới cuộc sống “Vui vẻ linh hồn” nơi cõi Tiên Người Dao Tuyển cho
rằng: Sống trên trần thế một ngày cũng là sống, chết là sự hóa kiếp để trở về với tổ tiên Có lẽ do nhận thức về sự sống và cái chết như vậy nên “Khi có người quá cố, con cháu phải mời người hát giỏi đến hát phụ họa cho tiếng khóc than Đồng thời, thầy cúng trong một số nghi lễ trở thành thầy hát, hát các bài nghi lễ Suốt các nghi lễ trong đám tang đều có người hát, người đọc
thơ” [104, tr.40] Điều này không xảy ra trong đám tang người Việt, còn tất cả
các nhóm Dao ở Việt Nam theo khảo sát của chúng tôi họ đều hát các bài dân
ca nghi lễ tang ma với tâm trạng vui vẻ để tiễn đưa hồn người chết về nơi ở mới Con cháu chỉ khóc than khi giúp người chết chuộc lỗi, trả hết nợ nơi cõi trần để sớm được đầu thai lại ở kiếp khác Bởi người Dao nói chung và người Dao Tuyển nói riêng quan niệm, nếu người sống khóc than khi làm ma cho người chết có nghĩa là người chết chưa làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình với con cháu khi còn sống, nên khi chết con cháu dùng những lời khóc
Trang 34than đó níu hồn người chết lại nơi cõi tạm để họ phải hoàn trả xong bổn phận
và trách nhiệm của mình
Lòng tin con người có thể xác và linh hồn hầu như có ở tất cả các tộc người nói chung và người Dao Tuyển nói riêng Cái chết luôn là một nỗi ám ảnh kinh hoàng và niềm tin linh hồn sẽ có một cuộc sống mới sau khi chết là một tín điều mang tính phổ quát của tất cả các tộc người, người ta luôn tin linh hồn cũng có số phận và thế giới sinh sống riêng “số phận của linh hồn người chết là ở lòng tin vào một thế giới riêng của các linh hồn (“thế giới bên kia”), nơi mà sau cái chết của thể xác, các linh hồn sẽ tới đó” [147, tr.235]
Cũng giống như các tộc người khác, người Dao Tuyển quan niệm: “Sinh, tử, nhân hồn tầm lưỡng cực/ Ngũ vận tuần hoàn với luân xe” (Có nghĩa là: “Sinh
ra là người ở thế giới cực dương/ Chết đi là hồn ở thế giới cực âm/ Con người như bánh xe quay vòng qua năm vận”) [103, tr.33], bởi vậy họ có
những thực hành nghi lễ làm ma cho người chết Người Dao Tuyển gọi chết là
tay, nghĩa là vĩnh biệt mọi người để về Dương Châu sum họp với tổ tiên Họ quan niệm con người có hai phần là phần là hòn (hồn) và pưng (xác) Trên
thực tế, quan niệm về linh hồn và thể xác xuất hiện ở hầu hết các nhóm Dao, chẳng hạn như người Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc Kạn cho rằng: “Đồng bào quan
niệm rằng hòn tức là hồn, là trung tâm của thể sống Tất cả mọi vật sống, trong đó có con người đều có hai phần không giống nhau là hòn và o bung
nghĩa là hồn và thực thể (hoặc thể xác) [131, tr.216], hoặc người Dao Thanh Phán ở tỉnh Quảng Ninh cũng đồng quan điểm “con người gồm hai phần: Thể xác và linh hồn”[131, tr.93] Nếu hồn rời khỏi cơ thể đi “lang thang” đâu đó thì con người sẽ bị đau ốm Khi bị ốm người Dao Tuyển thường làm lễ cúng
để gọi hồn về với xác “họ hết sức lo lắng về vấn đề linh hồn của họ, chỉ sợ rằng chúng sẽ đi lang thang, cách xa thể xác họ và bỏ mặc các chủ nhân của chúng phải chết” [50, tr.307] Người Dao Tuyển ý niệm rằng mỗi người sau khi chết đi đều có ba hồn: một hồn ở trong nhà cùng con cháu, một hồn nằm ngoài mộ, một hồn về đoàn tụ với tổ tiên ở Dương Châu Vì quan niệm con
Trang 35quấn ba cái thắt lưng Tập tục này theo chúng tôi có liên quan đến quan niệm
ba hồn bảy vía được đề cập đến trong cuốn Đạo giáo sinh tử kỳ thư của tác
giả Tống Đạo Nguyên, ba hồn được tác giả đề cập đến là: thiên hồn, địa hồn, mệnh hồn Hồn được tồn tại bên trong cơ thể mỗi con người, mà vía (phách) lại do hồn cai quản, chính vì thế mà hồn với vía luôn sóng đôi với nhau cai quản toàn bộ sự sống của mỗi con người [65]
Văn hóa tâm linh của người Dao Tuyển thể hiện rõ nhất qua tục cấp
sắc, cưới xin và tang ma, mỗi phong tục đều có những qui định nghiêm ngặt Trong lễ cấp sắc có quy định: trong gia đình anh làm lễ cấp sắc trước rồi mới đến em, nếu gia đình có người chết là đàn ông mà khi sống chưa được cấp sắc thì con cháu phải làm lễ cấp sắc cho người đã chết trước khi làm lễ cấp sắc cho mình Tộc người Dao Tuyển chịu ảnh hưởng của Đạo giáo vì thế khi người con trai được làm lễ cấp sắc là họ được đặt pháp danh theo Đạo giáo Pháp danh đó sẽ được sử dụng trong khi làm thầy, cúng cơm khi chết đi Dù người đàn ông người Dao Tuyển có sống đến 100 tuổi nhưng nếu chưa có tên pháp danh theo Đạo giáo thì họ vẫn bị coi là một đứa trẻ chưa trưởng thành về mặt thể xác và tâm hồn Bên cạnh đó, việc kết hôn của người Dao Tuyển cũng
có những qui định chặt chẽ, tạo thành những qui tắc trong hôn nhân, đó là: con cháu trong phạm vi sáu đời không được kết hôn, dựa vào hệ thống tên đệm của từng dòng họ; vợ chồng không được bỏ nhau Đám cưới cũng có các nghi thức bắt buộc như: lễ so tuổi, lễ dạm, lễ hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt Trong tang ma cũng có những quy tắc bắt buộc và nhiều nghi thức độc đáo
Do quan niệm con người có hai phần hồn và xác, nên trong lễ làm ma tươi người Dao Tuyển chia ra làm hai nghi, đó là: lễ trước khi đưa ma và trong khi đưa ma Các nghi thức trong chu kỳ vòng đời của người Dao Tuyển đều được diễn ra dưới sự chứng kiến của dân bản, đặc biệt trong các nghi lễ ấy dân bản không chỉ đến tham dự nghi lễ mà họ còn trực tiếp tham gia, giúp đỡ gia chủ
về lễ vật, lương thực, thực phẩm và phục vụ cho gia đình người tổ chức nghi
lễ cũng như các thầy cúng suốt quá trình diễn ra nghi lễ Chính vì vậy, dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển được xem như là một sự kiện xã hội tổng thể, ở
Trang 36đó chủ thể diễn xướng là người thầy cúng giỏi, am hiểu các nghi lễ, thuộc các bài dân ca nghi lễ và có uy tín trong cộng đồng Tất cả các thành viên trong cộng đồng đều được tham gia vào các nghi lễ với những vai trò khác nhau
1.3.2 Khái quát về dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển
Trong đề tài nghiên cứu của luận án, chúng tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu ba loại dân ca tiêu biểu trong nghi lễ vòng đời là dân ca nghi lễ cấp sắc, dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca nghi lễ tang ma Bởi đây là ba nghi
lễ lớn trong vòng đời của một người Dao Tuyển, còn nghi lễ đặt tên mặc dù được coi là nghi lễ đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của một con người nhưng nó chỉ là một nghi lễ nhỏ, không có sự tham góp của cả cộng đồng, chủ thể diễn xướng chỉ là cha đứa trẻ, hoặc ông nội Nghi lễ đặt tên người Dao Tuyển
không mời thầy cúng và chỉ sử dụng duy nhất một bài dân ca đó là bài La
jủng kẻng (Bài hát đặt tên) Chính vì vậy, trong khi nghiên cứu dân ca nghi lễ
chúng tôi chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu dân ca trong nghi lễ cấp sắc, đám cưới, tang ma, bởi các nghi lễ này có sử dụng nhiều bài dân ca (cấp sắc
22 bài, đám cưới 43 bài, đám ma 25 bài) Đặc biệt các bài dân ca trong ba nghi lễ này được sử dụng như một phương tiện truyền dẫn ý niệm của con người đến thế giới siêu nhiên và các nghi lễ ấy có sự tham góp của cả cộng đồng làng bản nơi người thụ lễ sinh sống Bên cạnh đó, ba nghi lễ này đã thể hiện được rõ đời sống văn hóa, đời sống tâm linh của tộc người Theo nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật thì dân ca của dân tộc thiểu số “là một loại hình sáng tác dân gian chủ yếu có tính chất trữ tình dưới hình thức ngôn ngữ có vần điệu gắn liền với ca hát” [62, tr.106], vì thế dân ca nghi lễ được người Dao Tuyển lưu truyền và sử dụng thường xuyên trong các nghi lễ của dân tộc mình Có vị thế đặc biệt trong văn hóa của người Dao Tuyển, dân ca nghi lễ như chìa khóa mở ra chức năng tâm linh, chức năng sinh hoạt văn hóa và
chức năng tình cảm, qua đó giúp chúng ta hiểu về tộc người Dao Tuyển
Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển cũng giống như dân ca nghi lễ của
Trang 37với nhau Thơ là lời của bài ca, vì vậy muốn có nhiều bài ca thì đồng bào phải sáng tác nhiều bài thơ” [19, tr.311], các bài dân ca ấy tùy theo đối tượng của
mỗi một cuộc hát mà có những nội dung khác nhau, chẳng hạn như: “Lô xây jủng” (hát ru); “Tỏn sa jủng” (hát đám cưới); “Ăy cỏi mần jủng” (hát đám tang); “Ăy đao jủng” (hát vui chơi – hát đồng dao); “Ăy tỳ oi jủng” (hát tình yêu); “Ăy quai jẳng jủng” (hát ngoài làng); “Ăy bù đỏm jủng” (hát ban đêm)
; “Ăy bù nọi chá jủng” (hát buổi sáng)” [103, tr.28] Trong các nội dung hát
ấy, chúng ta thấy nội dung hát “Dằm ja jủng” (các bài hát nghi lễ) của người
Dao Tuyển chiếm một vị trí đáng kể, như chúng tôi đã thống kê ở trên, trong nghi lễ chính có 83/ 90 bài dân ca được sử dụng trong các nghi lễ, còn 07 bài
dân ca như: Hiến hương, Hiến hoa, Hiến đèn, Hiến trà, Hiến cơm, Hát dâng trống, Hát dâng thanh la được sử dụng chung cho nghi lễ cấp sắc và tang ma
Nghi lễ đám cưới ngoài 43 bài dân ca được sử dụng trong các nghi lễ chính thì còn có tới 58 bài dân ca được ông mối hát đơn xin ma tổ tiên phù hộ cho việc xin dâu thành công, hát xin nghỉ trạm, hát xin được vào làng… Bên cạnh
đó một số truyện thơ của dân tộc như: Trường ca Bàn Hộ, Truyện Bàn Vương, Inh tòi dung (Hát Anh Đài), Ly hương ca, Cửu giang ca cũng được người
Dao Tuyển sử dụng trong các nghi lễ vòng đời Các bài ca ấy người Dao
Tuyển gọi là Có, bởi nội dung những bài dân ca nghi lễ (đồng thời là những
bài cúng) ấy đã “phản ánh quan niệm của người Dao về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc muôn vật, nguồn gốc loài người nói chung và nguồn gốc người Dao nói riêng” [20, tr.298], các bài “Dằm ja jủng” được người Dao Tuyển ghi chép trong các sách dạy hát (dạy cúng) bằng chữ Nôm Dao Các bài dân ca này được sử dụng trong hầu hết các nghi lễ vòng đời của người Dao Tuyển Khi nghiên cứu nội dung các bài dân ca ấy chúng ta thấy được tâm hồn, tình cảm, quá trình di cư gian nan vất vả cũng như “lịch sử đấu tranh, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh trong xã hội… trong quá trình vượt mọi nỗi đau khổ cùng tai họa, để tiến tới một chế độ xã hội tốt đẹp” [68, tr.33] của người Dao Tuyển, đồng thời thông qua đó người đọc, người nghe còn hình dung ra toàn bộ quá trình thực hành những nghi lễ đó
Trang 38Trong cuốn Dân ca Dao, nhà nghiên cứu Triệu Hữu Lý nhận định:
“Hát không phải là việc riêng của mấy người mà có khi cả bản, cả già trẻ đều đến nghe Những cuộc hát có khi kéo dài cả đêm Khi khách về, chủ phải hát tiễn đưa… Nhất là ở đám cưới thì cả ngày lẫn đêm, vừa ăn cơm vừa hát” [58, tr.4 – 5], thông qua nội dung các bài hát, chủ thể diễn xướng gửi gắm được tình cảm của mình, của cộng đồng đến với đối tượng tiếp nhận Các bài dân
ca nghi lễ có ý nghĩa quan trọng với cuộc đời mỗi người Dao Tuyển, bởi thông qua các bài ca người đọc, người nghe hiểu được những khát vọng, những mong muốn của con người với thế giới tự nhiên với thế giới thần linh Chọn dân ca nghi lễ làm đối tượng nghiên cứu để mở ra tâm hồn, tình cảm của tộc người là một hướng đi quen thuộc mà các nhà nghiên cứu folklore vẫn
áp dụng, song với việc tiếp cận văn bản dân ca nghi lễ của tộc người Dao Tuyển thì lại là một vấn đề không đơn giản Bởi muốn tiếp cận được dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển đòi hỏi người nghiên cứu phải tiếp cận được với văn bản dân ca nghi lễ bằng tiếng Nôm Dao, phải biết được ngữ cảnh, được trực tiếp tham gia vào nghi lễ, biết được chức năng thực hành của văn bản đó trong nghi lễ thì mới nhận biết được tâm tư, tình cảm mà đồng bào gửi gắm trong đó Vì như thế “chúng ta càng dễ xác định ranh giới và mô tả thế giới
mơ tưởng, các hình thức và ý nghĩa của nó” [16, tr.52] Như vậy, thông qua những văn bản dân ca được sưu tầm đến thời điểm này của người Dao Tuyển, cộng với những tư liệu chúng tôi thu thập được trong quá trình điền dã, thâm nhập nghi lễ, hy vọng sẽ là một điều kiện thuận lợi để tìm ra được những tâm
tư, tình cảm của đồng bào ẩn chứa sâu bên trong đó
Khi chọn dân ca nghi lễ để nghiên cứu, chúng tôi ý thức đây là một con
“Đường đi khó” (tên một bài thơ của Bàn Tài Đoàn), bởi các bài dân ca nghi
lễ phản ánh đậm nét văn hóa truyền thống của tộc người, hầu hết các bài dân
ca ấy ghi bằng chữ Nôm Dao mà ngày nay những người Dao trẻ như chúng tôi phần đông không đọc được Trên thực tế và trong quá trình thực địa, chúng tôi thấy các bài dân ca nghi lễ thường được các thầy cúng truyền lại cho học trò mình bằng phương pháp truyền miệng, bởi vậy mà các bài dân ca
Trang 39trong từng nghi lễ về cơ bản vẫn giữ nguyên tuy phần lời có sự “tam sao thất bản” Đứng trước tình hình đó, vào những năm 2006 đến 2009 tỉnh Lào Cai, nhờ sự tài trợ của quỹ Ford đã có chủ trương bảo tồn sách cổ và chữ Nôm Dao mà khoảng hơn 200 thanh niên người Dao Tuyển được học chữ Nôm Dao một cách bài bản Các văn bản dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển đã được tập hợp về sở Văn hóa Lào Cai lưu giữ và biên dịch Song số lượng các bài dân ca nghi lễ chưa được dịch ra tiếng Việt còn khá lớn, đó cũng chính là trở ngại trong việc tiếp cận, nghiên cứu dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển Ngày nay, theo xu hướng phát triển của xã hội người Dao Tuyển có những thay đổi lớn như: trang phục, nhà cửa, sinh hoạt xã hội… thì các nghi lễ và các bài dân ca nghi lễ chính là nơi còn bảo lưu được nhiều nét văn hóa truyền thống nhất của tộc người Đặc biệt là trong nghi lễ vòng đời, các bài dân ca nghi lễ hiện nay vẫn được người Dao Tuyển sử dụng để thực hành nghi lễ Chính điều ấy, đã khiến dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển được bảo lưu đến ngày nay
Dân ca nghi lễ còn có chức năng giải mã thế giới tâm linh của tộc người Dao Tuyển Người Dao Tuyển từ khi hình thành và phát triển đã trải qua nhiều thăng trầm, khi di cư đến Việt Nam người Dao Tuyển đã có ý thức tạo cho mình một bản sắc riêng không bị pha trộn với bản sắc văn hóa của các dân tộc khác Trong xu thế hội nhập với thế giới và đặc biệt hiện nay làn sóng văn hóa mới đang tràn vào nước ta ngày càng mạnh mẽ, các dân tộc đang cố gắng gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình Người Dao Tuyển hiện nay được coi là tộc người giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống bởi ở họ tính
cố kết cộng đồng và tinh thần tự tôn dân tộc cao Tất cả những điều đó đều được phản ánh trong dân ca nghi lễ mà chúng tôi sẽ triển khai ở những phần tiếp theo của luận án
Tiểu kết chương 1
Như vậy, từ những lát cắt về dân ca nghi lễ, về văn hóa tâm linh chúng ta có thể hình dung một cách khái quát về lịch sử cư trú, những đặc trưng cơ bản về văn hóa tộc người và dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển
Trang 40Những vấn đề đó mang tính chất tiền đề cho việc tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về nội dung phản ánh và nghệ thuật trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển Bên cạnh đó, việc trình bày tổng quan về lịch sử vấn đề nghiên cứu, khái niệm, thuật ngữ, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của luận án….cũng là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu từng vấn đề cụ thể trong quá trình khám phá dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển
Trên thực tế, kho tàng dân ca nghi lễ phong phú của người Dao Tuyển
từ lâu đã là đối tượng quan tâm của giới nghiên cứu folklore Trong một thế
kỷ qua các nhà sưu tầm và nghiên cứu đã rất nỗ lực, bước đầu giới thiệu rộng rãi một số loại hình dân ca của tộc người này đến với bạn đọc Tuy nhiên, việc nghiên cứu để giải mã những chức năng của dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa tộc người vẫn còn là khoảng trống cần được bù lấp Để lý giải, cắt nghĩa được những vấn đề đó và coi dân ca nghi lễ như là chìa khóa để mở
ra thế giới tâm hồn, thế giới tâm linh của tộc người chúng tôi đặt dân ca nghi
lễ trong bối cảnh diễn xướng folklore và trong mối quan hệ với văn hóa tộc người Để làm nổi bật được giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của dân ca nghi lễ luận án sử dụng lý thuyết bối cảnh diễn xướng folklore và tính nguyên hợp của văn học dân gian, đặc biệt là phương diện chức năng folklore để đi sâu nghiên cứu qua đó rút ra những điểm phù hợp của lý thuyết để ứng dụng làm sáng tỏ những mục tiêu nghiên cứu mà luận án đặt ra
Các phương pháp nghiên cứu trong luận án, được chúng tôi kết hợp với theo nguyên tắc bổ sung, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng bản sắc văn hóa tộc người, bản sắc ấy được thể hiện một cách trọn vẹn trong dân ca nghi lễ