1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Đánh giá tình hình thực hiện công tác đăng ký, cấp GCNQSD đất theo Quyết định 672QĐTTg ngày 28 tháng 4 năm 2006 của Thủ Tướng Chính Phủ tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

64 693 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 226,49 KB

Nội dung

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống. Đất rừng và rừng là nguồn tài nguyên quan trọng của con người và sự sống trên trái đất. Sự tồn tại của hành tinh chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên đất, tài nguyên rừng dùng để sản xuất ra của cải vật chất phục vụ con người. Đăng ký đất đai là một trong những nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai. Việc đăng ký nhà nước về đất đai có ý nghĩa: các quyền về đất đai được đảm bảo bởi Nhà nước liên quan đến tính tin cậy, sự nhất quán và tập trung, thống nhất của dữ liệu địa chính. Huyện Cao Phong là Huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Hòa Bình được tách từ Huyện Kỳ Sơn ra theo Nghị định số 95NĐCP từ tháng 122001 và chính thức đi vào hoạt động ngày 1532002. Huyện gồm 13 đơn vị hành chính có 1 thị trấn và 12 xã. Huyện Cao Phong là một Huyện có tiềm năng về đất lâm nghiệp khá dồi dào nhưng chưa được khai thác hiệu quả, trong những năm qua thực trạng xác định ranh giới và cấp GCNQSD đất cho đất lâm nghiệp vẫn còn nhiều vướng mắc. Một số văn bản luật được ban hành nhưng chưa triệt để hết được những vấn đề đó, tiêu biểu là NĐ số 021994NĐCP: Quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Để khắc phục tình trạng đó, thủ tướng chính phủ đã ban hành QĐ số 6722006QĐTTg: Về việc phê duyệt dự án thành lập bản đồ địa chính, cấp GCNQSD đất lâm nghiệp cho 8 tỉnh miền núi phía Bắc, Duyên hải Bắc Trung Bộ và 9 tỉnh Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ. Thực tế cho thấy trong thời gian qua, chính sách giao đất, khoán rừng đã đi vào cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân để người dân 6 yên tâm sản xuất cũng như việc đầu tư thâm canh vào diện tích đã được giao, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do những biến động về kinh tế xã hội và tình hình thực tế của mỗi địa phương, chính sách giao đất, khoán rừng có nơi có lúc chưa phát huy hết tác dụng và còn một số tồn tại. Vì vậy, việc quản lý đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng nảy sinh những thách thức mới đòi hỏi công tác giao đất, khoán rừng cần được sửa đổi bổ sung và hoàn thiện. Việc giao đất và cấp GCNQSD đất theo Nghị định 02NĐCP trước đây đã bộc lộ nhiều mặt tồn tại hạn chế như: không đúng diện tích, không đúng chủ sử dụng, sai hình thửa đặc biệt có tình trạng được giao đất mà không biết đất của mình ở đâu hoặc được cấp GCNQSD đất mà không đến cơ quan Nhà nước để lấy. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên và trong khuôn khổ thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại trường Đại học Lâm nghiệp, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Đánh giá tình hình thực hiện công tác đăng ký, cấp GCNQSD đất theo Quyết định 672QĐTTg ngày 28 tháng 4 năm 2006 của Thủ Tướng Chính Phủ tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, Viện

Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn và cô giáo hướng dẫn Trần Thu Hà em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện công tác đăng ký, cấp GCNQSD đất theo Quyết định 672/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2006 của Thủ Tướng Chính Phủ tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”.

Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn tận

tình của cô giáo Trần Thu Hà, sự giúp đỡ của lãnh đạo, các cán bộ Địa chính xã

huyện và toàn thể cán bộ Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện CaoPhong

Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thu Hà cô

giáo hướng dẫn khoa học cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ trường Đại học Lâmnghiệp, Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn

Em xin chân thành cảm ơn Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyệnCao Phong đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại phòng

Do trình độ và thời gian thực tập có hạn bước đầu làm quen với công việcthực tế Vì vậy báo cáo của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận sự đónggóp ý kiến của các thầy cô và các bạn bè để báo cáo của em được hoàn

chỉnh và sâu sắc hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Đống Quang Quế

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐĐCCS Bản đồ địa chính cơ sở

CMTND Chứng minh thư nhân dân

GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng

VPĐKQSD Văn phòng đăng kí quyền sử dụng

Trang 4

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu kinh tế

Sơ đồ 4.2 Trình tự cấp GCNQSD đất lâm nghiệp theo QĐ số

672/2006/QĐ-TTg

Sơ đồ 4.3 Trình tự thủ tục đăng ký cấp mới GCNQSD đất lâm nghiệp theo Nghị định 02/1994/NĐ – CP

Trang 5

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống

Đất rừng và rừng là nguồn tài nguyên quan trọng của con người và sựsống trên trái đất Sự tồn tại của hành tinh chúng ta phụ thuộc rất nhiều vàotài nguyên đất, tài nguyên rừng dùng để sản xuất ra của cải vật chất phục vụ con người

Đăng ký đất đai là một trong những nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai Việc đăng ký nhà nước về đất đai có ý nghĩa: các quyền vềđất đai được đảm bảo bởi Nhà nước liên quan đến tính tin cậy, sự nhất quán và tập trung, thống nhất của dữ liệu địa chính

Huyện Cao Phong là Huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Hòa Bình được tách từ Huyện Kỳ Sơn ra theo Nghị định số 95/NĐ-CP từ tháng 12/2001

và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/3/2002

Huyện gồm 13 đơn vị hành chính có 1 thị trấn và 12 xã Huyện Cao Phong là một Huyện có tiềm năng về đất lâm nghiệp khá dồi dào nhưng chưa được khai thác hiệu quả, trong những năm qua thực trạng xác định ranh giới và cấp GCNQSD đất cho đất lâm nghiệp vẫn còn nhiều vướng mắc Một số văn bản luật được ban hành nhưng chưa triệt để hết được những vấn đề đó, tiêu biểu

là NĐ số 02/1994/NĐ-CP: Quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộgia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp Để khắc phục tình trạng đó, thủ tướng chính phủ đã ban hành QĐ số 672/2006/QĐ-TTg:

Về việc phê duyệt dự án thành lập bản đồ địa chính, cấp GCNQSD đất lâm nghiệp cho 8 tỉnh miền núi phía Bắc, Duyên hải Bắc Trung Bộ và 9 tỉnh Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ

Thực tế cho thấy trong thời gian qua, chính sách giao đất, khoán rừng đã

đi vào cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân để người dân

Trang 6

yên tâm sản xuất cũng như việc đầu tư thâm canh vào diện tích đã được giao, tạoviệc làm nâng cao thu nhập cho người dân Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện,

do những biến động về kinh tế xã hội và tình hình thực tế của mỗi địa phương, chính sách giao đất, khoán rừng có nơi có lúc chưa phát huy hết tác dụng và còn một số tồn tại Vì vậy, việc quản lý đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng nảy sinh những thách thức mới đòi hỏi công tác giao đất, khoán rừng cần được sửa đổi bổ sung và hoàn thiện

Việc giao đất và cấp GCNQSD đất theo Nghị định 02/NĐ-CP trước đây đã bộc lộ nhiều mặt tồn tại hạn chế như: không đúng diện tích, không đúng chủ sử dụng, sai hình thửa đặc biệt có tình trạng được giao đất mà không biết đất của mình ở đâu hoặc được cấp GCNQSD đất mà không đến

cơ quan Nhà nước để lấy

Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên và trong khuôn khổ thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại trường Đại học Lâm nghiệp, tôi mạnh dạn chọn đề tài

“Đánh giá tình hình thực hiện công tác đăng ký, cấp GCNQSD đất theo Quyết định 672/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2006 của Thủ Tướng Chính Phủ tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất theo Quyết định 672/QĐ-TTg ngày 26/04/2006 của UBND huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký cấp

GCNQSD đất lâm nghiệp nói riêng và đất nói chung tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình trong tương lai

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Về không gian: huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Về thời gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu giai đoạn đặng ký và cấp

GCNQSD đất từ năm 2008 đến năm 2015

Trang 7

PHẦN 2.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Khái quát chung về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2.1.1.1 Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Khoản 20 Điều 4 luật đất đai 2003 quy định rõ: “ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”

Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định rõ:“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất" GCNQSDĐ được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại loại mẫu thống nhất trong cả nước Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài Nguyên và Môi trường phát hành

2.1.1.2 Vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có một vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai đặc biệt đối với nhà nước và người sử dụngđất Cụ thể như sau:

a Đối với người sử dụng đất

- GCNQSDĐ là giấy tờ thể hiện mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử dụng đất

Trang 8

- GCNQSDĐ là điều kiện để đất đai có thể tham gia vào thị trường bất động sản.

- GCNQSDĐ còn là điều kiện để người sử dụng đất được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình sử dụng đất

- Khuyến khích người sử dụng đất đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giúp người sử dụng đất yên tâm khi sản xuất kinh doanh trên mảnh đất có

GCNQSDĐ

- Hạn chế tình trạng cạnh tranh đất đai tại các địa phương, việc vi phạm pháp luật về đất đai của người dân

b Đối với nhà nước

- Thông qua công tác cấp GCNQSDĐ, nhà nước xác lập mối quan hệ pháp lý giữa nhà nước và chủ sử dụng đất

- Thông qua việc cấp GCNQSDĐ, giúp nhà nước nắm chắc được tình hình đất đai, biết rõ các thông tin chính xác về số lượng, đặc điểm hiện trạng và tình hình biến động trong quá trình sử dụng đất của người dân

- Từ việc nắm chắc tình hình đất đai nhà nước sẽ thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được hợp lý và phù hợp nhằm sử dụng đất bền vững

- Giúp nhà nước giám sát các giao dịch về đất đai

2.1.1.3 Quy định chung về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

a Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo Điều 3, thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014quy định về GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đãquy định rõ về mẫu GCNQSDĐ như sau:

- GCNQSDĐ gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màuhồng cánh sen(được gọi là phôi GCNQSDĐ) và trang in bổ sung nền trắng Mỗitrang có kích thước 190mm x 265mm Các trang bao gồm các nội dung theo quyđịnh như sau:

Trang 9

+ Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu

đỏ Mục “ I Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất” và số phát hành giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và

06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi củaBTNMT

+ Trang 2 in chữ màu đen gồm mục “II Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thử đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất và rừng trồng, CLN và ghi chú; ngày tháng năm đăng

kí GCNQSDĐ và cơ quan ký cấp GCNQSDĐ; số vào sổ cấp GCNQSDĐ;

+ Trang 3 in chữ đen gồm mục “III.Sơ đồ thử đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và mục “IV.Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận”

+ Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp GCNQSDĐ; mã vạch

+ Trang bổ sung GCNQSDĐ in chữ màu đen gồm dòng chữ “Trang bổ sung giấy chứng nhận’’ số hiệu thửa đất; số phát hành; số vào sổ cấp

GCNQSDĐ và mục “IV Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận” như trang 4 của GCNQSDĐ;

- Nội dung của GCN do VPĐKĐĐ hoặc chi nhánh VPĐKĐĐ hoặc

VPĐKQSDĐ tự in, viết khi chuẩn bị hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ hoặc xác nhận thay đổi vào GCNQSDĐ đã cấp

- Giấy chứng nhận do BTNMT phát hành theo một mấu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

b Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo điều 105 Luật đất đai 2013 quy định rõ thẩm quyền cấp GCNQSDĐ,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

Trang 10

- UBND cấp Tỉnh cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện sự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

- UBND cấp Huyện cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

- UBND cấp Tỉnh được ủy quyền cho cơ quan Tài Nguyên và Môi

Trường cùng cấp cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Đối với những trường hợp đã được cấp GCNQSDĐ, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sử hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trìnhxây dựng thì do cơ quan Tài Nguyên và Môi Trường thực hiện theo quy định của Chính phủ

c Đối tượng và điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo các điều 99, 100,101 và 102 Luật đất đai năm 2013 quy định rõ các trường hợp sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

* Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất và có giấy tờ về quyền sử dụng đất:

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định có một trong các loại giấy tờ sau thì được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

+ Những giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993

do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của

Trang 11

Nhà nước Việt Nam dân chủ dân chủ cộng hòa, chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ GCNQSDĐ tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc

có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993

+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất

+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận

là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993

+ Giấy tờ thanh lý, hóa giải nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộcchế độ cũ cấp cho người sử dụng đất

+ Các loại giấy tờ khác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của chính phủ

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong số các loại giấy tờ trên mà ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất

có chữ ký của các bên có liên quan nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp GCNQSDĐ

- Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo

về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp GCNQSDĐ

Trang 12

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến khi Luật Đất Đai năm 2013 có hiệu lực

mà chưa được cấp GCNQSDĐ thì được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất

- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, miếu, từ đường, nhà thờ họ, đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 điều 131 của Luật Đất đai năm 2013 và không có tranh chấp, được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận

là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất

* Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất:

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày luật 2013 có hiệu lực

mà không có các giấy tờ theo quy định tại điều 100 của Luật Đất Đai 2013, có

hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm

nghiệp, thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hôi khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, nay được UBND cấp xã xác nhận là người sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp

đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạchthì được cấp GCNQSDĐ

* Đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất:

- Tổ chức đang sử dụng đất được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất đối với phần diện tích đất sử dụng đúng mục đích

Trang 13

- Phần diện tích đất mà tổ chức đang sử dụng nhưng không được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được giải quyếtnhư sau:

+ Nhà nước thu hồi phần diện tích không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, cho mượn, cho thuê trái pháp luật, diện tích đất để bị lấn chiếm

+ Tổ chức phải bàn giao phần diện tích đã sử dụng làm đất ở cho UBND cấp huyện để quản lý; trường hợp đất ở phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được nhà nước và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì người sử dụng đất ở được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

+ Đối với tổ chức đang sử dụng đất thuộc trường hợp nhà nước cho thuê đất thì cơ quan quản lý đất đai cấp Tỉnh làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất trước khi cấp GCNQSDĐ

- Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được nhà nước cấp GCNQSDĐ, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Được nhà nước cho phép hoạt động

+ Không có tranh chấp

+ Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 07 năm 2004

d Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo điều 98,Luật đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

- GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một GCNQSDĐ chung cho các thửa đất đó

- Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài

Trang 14

sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 giấy chứng nhận; trừ trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một GCNQSDĐ và trao cho người đại diện.

- Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được nhận GCNQSDĐ sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Trường hợp người sử dụng đất không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trảtiền hàng năm thì được nhận GCNQSDĐ ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp

- Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả hai vợ chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào GCNQSDĐ, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người Trường hợp GCNQSDĐ là tài sản chungcủa cả vợ và chồng mà GCNQSDĐ đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang GCNQSDĐ mới để ghi cả họ, tên vợ và chồng nếu có yêu cầu

- Trường hợp chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so vớiranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với người sử dụng liền kề thì khi cấp lại hoặc cấp đổi giấy chứng nhận diệntích được xác định theo số liệu đo đạc thực tế Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có

- Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn được xem xét cấp GCNQSDĐ

2.1.2 Khái quát về rừng và thảm thưc vật rừng ở tỉnh Hòa Bình

2.1.2.1 Tiêu chí xác định rừng

Trang 15

Theo thông tư số 34/2009/TT – BNN & PTNT về việc quy định tiêu chí xác định rừng như sau:

Một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt được cả 3 tiêu chí sau:

a Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm thân gỗ, cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ rừng mới trồng và một số loài cây rừng ngập mặn ven biển), tre nứa,…có khả năng cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan

- Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới tái sinh sau khai thác rừng trồng có chiều cao trung bình trên 1,5 m đối với loài cây sinh trưởng chậm,trên 3,0 m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ từ 1.000 cây/ha trở lên được coi là rừng

- Các hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rải rác một số cây lâu năm là cây thân gỗ, tre nứa, cau dừa,… không được coi là rừng

b Độ tàn che của tán cây là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trởlên

c Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nếu là dải cây rừng phải có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên

- Cây rừng trên các diện tích tập trung dưới 0,5 ha hoặc dải rừng hẹp dưới

20 mét được gọi là cây phân tán

2.1.2.2 Phân loại rừng

Theo thông tư số 34/2009/TT – BNN & PTNT về việc quy định tiêu chí phân loại rừng Hiện nay, hệ thống phân loại rừng phục vụ cho công tác điều tra,kiểm kê, thống kê rừng, quy họach bảo vệ và phát triển rừng, quản lý tài nguyên rừng và xây dựng các chương trình, dự án lâm nghiệp được phân loại như sau:

a Phân loại rừng theo mục đích sử dụng

Trang 16

Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo

vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường

Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên,mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoahọc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, dulịch, kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường

Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường

b Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành

Rừng tự nhiên: là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh

Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm:

- Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng;

- Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có;

- Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác

Theo thời gian sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy từng loại cây trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau

c Phân loại rừng theo điều kiện lập địa

Trang 17

Rừng núi đất là rừng phát triển trên các đồi, núi đất.

Rừng núi đá là rừng phát triển trên núi đá, hoặc trên những diện tích đá lộ đầu không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt

Rừng ngập nước là rừng phát triển trên các diện tích thường xuyên ngập nước hoặc định kỳ ngập nước

- Rừng ngập mặn là rừng phát triển ven bờ biển và các cửa sông lớn có nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ

- Rừng trên đất phèn là rừng phát triển trên đất phèn, đặc trưng là rừng Tràm ở Nam Bộ

- Rừng ngập nước ngọt là rừng phát triển ở nơi có nước ngọt ngập thường xuyên hoặc định kỳ

Rừng trên đất cát là rừng trên các cồn cát, bãi cát

d Phân loại rừng theo loài cây

Rừng gỗ là rừng bao gồm chủ yếu các loài cây thân gỗ

- Rừng cây lá rộng: là rừng có cây lá rộng chiếm trên 75% số cây

+ Rừng lá rộng thường xanh: là rừng xanh quanh năm

+ Rừng lá rộng rụng lá: là rừng có các loài cây rụng lá toàn bộ theo mùa chiếm 75% số cây trở lên

+Rừng lá rộng nửa rụng lá: là rừng có các loài cây thường xanh và cây rụng lá theo mùa với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%

- Rừng cây lá kim: là rừng có cây lá kim chiếm trên 75% số cây

- Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim: là rừng có tỷ lệ hỗn giao theo

số cây của mỗi loại từ 25% đến 75%

Rừng tre nứa: là rừng chủ yếu gồm các loài cây thuộc họ tre nứa như: tre, mai, diễn, nứa, luồng, vầu, lô ô, le, mạy san, hóp, lùng, bương, giang, v.v…

Rừng cau dừa: là rừng có thành phần chính là các loại cau dừa

Trang 18

Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa:

- Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa: là rừng có cây gỗ chiếm > 50% độ tàn che

- Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ: là rừng có cây tre nứa chiếm > 50% độ tàn che

e Đất chưa có rừng

Đất có rừng trồng chưa thành rừng: là đất đã trồng rừng nhưng cây trồng

có chiều cao trung bình chưa đạt 1,5 m đối với các loài cây sinh trưởng chậm hay 3,0 m đối với các loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ < 1.000 cây/ha

Đất trống có cây gỗ tái sinh: là đất chưa có rừng quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp, thực vật che phủ gồm cây bụi, trảng cỏ, lau lách và cây gỗ tái sinh

có chiều cao 0,5 m trở lên đạt tối thiểu 500 cây/ha

Đất trống không có cây gỗ tái sinh: là đất chưa có rừng quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp gồm đất trống trọc, đất có cây bụi, trảng cỏ, lau lách, chuốirừng, chít, chè vè v.v…

Núi đá không cây: là núi đá trọc hoặc núi đá có cây nhưng chưa đạt tiêu chuẩn thành rừng

2.1.2.3 Khái quát về thảm thực vật rừng ở tỉnh Hòa Bình

Tỉnh Hòa Bình nằm phía tây Bắc Việt Nam có tổng cộng 10 huyện và 1 Thành Phố (thành phố Hòa Bình) với tổng diện tích tự nhiên là 469912.2 ha, diện tích có rừng là 208922.1 ha

Tại huyện Cao Phong, công tác cấp GCNQSD đất lâm nghiệp theo NĐ số 02/1994/ NĐ – CP và theo QĐ 672/ QĐ - TTg cho đất lâm nghiệp gồm:

- Đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng

- Đất chưa có rừng được qui hoạch để gây trồng rừng, khoanh nuôi, bảo

vệ thảm thực vật.

Trang 19

Bảng 2.1 Diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp năm 2011 của huyện Cao

Phong (ha)

(Nguồn: UBND huyện Cao Phong, 2016 )

Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện Cao Phong năm 2011 là

25.527,83 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 13.627,54 ha (chiếm 53,38%)

Có thể phân chia các xã của huyện Cao Phong thành 3 nhóm sau theo tiềm năng đất lâm nghiệp:

Diện tích đất tự nhiên (ha)

Diện tích đất lâm nghiệp (ha)

Tỷ lệ đất lâm nghiệp/đất tự nhiên

Trang 20

- Nhóm 1: Các xã có tiềm năng đất lâm nghiệp lớn, tỷ lệ đất lâm nghiệp

so với đất tự nhiên trên 50%, bao gồm: Bắc Phong, Bình Thanh, Nam Phong, Tân Phong, Tây Phong, Thung Nai, Xuân Phong, Yên Lập và Yên Thượng

- Nhóm 2: Các xã có tiềm năng đất lâm nghiệp trung bình, tỷ lệ đất lâm nghiệp so với đất tự nhiên dao động xung quanh 30%, bao gồm: Đông Phong, Dũng Phong và Thu Phong

- Nhóm 3: Không có tiềm năng đất lâm nghiệp: thị trấn Cao Phong

(2,07%)

Nếu tiếp cận theo hệ sinh thái thì rừng tỉnh Hòa Bình thuộc Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi Hệ thực vật vùng núi đá vôi mang tínhchất pha trộn của nhiều luồng thực vật nhưng đặc trưng cơ bản là luồng thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa, đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các luồng thực vật khác Phần lớn diện tích rừng của Hòa Bình là rừng tự nhiên, diện tích này chiếm đến 25% diện tích rừng của toàn tỉnh, trong đó diện tích rừng non phục hồi chiếm phần lớn diện tích rừng tự nhiên

2.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ

2.2.1 Các văn bản pháp luật trước luật đất đai 2003

- Luật Đất đai năm 1988 ban hành ngày 08/01/1988,

- Quyết định số 201/1989 /QĐ-ĐKTK ngày 14/07/1989 về việc ban hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Thông tư 302/ĐKTK ngày 28/10/1989 hướng dẫn thi hành quyết định vềviệc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Luật Đất đai năm 1993

- Quyết định số 201/QĐ- CP ngày 01/07/1986 về công tác quản lý đất đai trong cả nước

- Chỉ thị số 299/CT- TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện công tác đo đạc, ĐKĐĐ, thống kê đất đai, phân hạng đất

Trang 21

- Quyết định số 56/QĐ- ĐKTK ngày 05/11/1981 về việc điều tra đo đạc,

kê khai đăng ký và lập hồ sơ ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ để đáp ứng yêu cầu quản

lý đất đai

- Nghị định số 02/1994/NĐ-CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ về việc giao đất Lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích sản xuất lâm nghiệp

- Nghị định số 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị

- Quyết định số 499/QĐ - ĐC ngày 27/07/1995 của Tổng cục Địa chính quy định mẫu sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCNQSDĐ, sổ theo dõi biến độngđất đai

- Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ

về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp

- Nghị định số163/1999 /NĐ –CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giaođất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài

- Chỉ thị số 18/CT - TTg ngày 01/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh hoàn thành cấp GCNQSDĐ nông nghiệp, lâm

nghiệp, đất ở nông thôn

- Thông tư số 147/1999/TTNT-TCĐC-BTC ngày 21/07/1999 của liên Bộ tài chính và Tổng cụ địa chính hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo chỉ thị số 18/1999/CT-TTg

- Thông tư số 1990/2001/TT - TCĐC ngày 31/11/2001 hướng dẫn các thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính trong cả nước

2.2.2 Văn bản pháp lý từ luật đất đai 2003 đến trước Luật đất đai 2013

- Luật Đất đai 2003

- Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 29/02/2004 của Thủ Tướng chính phủ

về triển khai thi hành luật đất đai năm 2003

Trang 22

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai 2003.

- Quyết định số 24/2004/QĐ - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về GCNQSDĐ

- Thông tư số 29/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính

- Nghị định 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 Về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

- Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 Về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 Về thi hành Luật Bảo vệ

và Phát triển rừng

- Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

- Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ phát triển rừng

- Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp

và PTNT Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng

- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chi tiết thi hành Nghị định số

117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng

- Chỉ thị số 1685/CT-TTg, ngày 27/9/2011 của thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ

- Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản

Trang 23

- Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-

BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản

2.2.3 Văn bản pháp lý để cấp GCNQSDĐ từ luật đất đai 2013 đến nay

- Luật đất đai 2013

- Nghị định số 43 /2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

- Thông tư số 85/2014/TT-BTC ngày 30/6/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện

Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

- Nghị định số 40/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

- Nghị định số 75/2015/ND-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020

2.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trang 24

2.3.1 Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ Lâm nghiệp một số nước trên TG

Trên thế giới có rất nhiều quốc gia và ở mỗi quốc gia có một hĩnh thức sở hữu đất đai và các quan hệ đất đai riêng Điều đó phụ thuộc vào bản chất của từng Nhà nước và lợi ích của giai cấp thống trị của quốc gia đó

2.3.1.1 Tại Mỹ

Mỹ là một quốc gia phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý Đến nay, Mỹ đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính Nước Mỹ đã xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai và đưa vào lưu trữ trong máy tính, qua đó có khả năng cập nhập các thông tin về biến động đất đai một cách nhanh chóng và đầy đủ đến từng thửa đất GCNQSDĐ tại Mỹ sớm được hoàn thiện Đó cũng là một trong các điều kiện để thị trường bất động sản tại Mỹ phát triển ổn định (Phùng Thế Minh,2013).

2.3.1.2 Tại Pháp

Nước Pháp thiết lập được hệ thống thông tin, được nối mạng truy cập từ trung ương đến địa phương Đó là hệ thống tin học hoàn chỉnh phục vụ trong quản lý đất đai Nhờ hệ thống này mà họ có thể cập nhập các thông tin về biến động đất đai một cách nhanh chóng, thường xuyên và phù hợp Không những thế nó còn có thể cung cấp thông tin chính xác, kịp thời đến từng khu vực, từng thửa đất

Tuy nhiên, nước Pháp không tiến hành cấp GCNQSDĐ mà họ tiến hành quản lý đất đai bằng tư liệu đã được tin học hóa và tư liệu trên giấy, bao gồm: Các chứng thư bất động sản và sổ địa chính Ngoài ra, mỗi chủ sử dụng đất đượccấp một trích lục địa chính cho phép chứng thực chính xác của các dữ liệu địa chính đối với bất kỳ bất động sản nào cần đăng ký (Phùng Thế Minh, 2013).

2.3.1.3 Tại Thái Lan

Thái Lan đã tiến hành cấp GCNQSDĐ và được chia làm 3 loại:

Trang 25

- Đối với các chủ sử dụng mảnh đất không có giấy tờ thì được cấp bìa vàng.

- Đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp và mảnh đất không có tranh chấp thì được cấp bìa đỏ

- Đối với các chủ sử dụng đất sở hữu mảnh đất có nguồn gốc chưa rõ ràngcần xác minh lại thì được cấp bìa xanh

Tuy nhiên sau đó họ sẽ xem xét tất cả các trường hợp sổ bìa màu xanh, nếu xác minh mảnh đất được rõ ràng họ sẽ chuyển sang cấp bìa đỏ Đối với trường hợp bìa vàng thì nhà nước sẽ xem xét các quyết định xử lý cho phù hợp

và nếu hợp pháp thì sẽ chuyển sang cấp bìa đỏ (Phùng Thế Minh,2013).

2.3.2 Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ Lâm nghiệp tại Việt Nam

Theo thông báo số 204/TB-VPCP ngày 19 tháng 05 năm 2014 thông báo kết luận của phó thủ tướng đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, cả nước đã cấp được 41,6 triệu giấychứng nhận với tổng diện tích là 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích đất đang sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp GCN, trong đó 5 loại đất chính của cả nước đã cấp được 40,7 triệu GCN với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện tích cần cấp

Về đất lâm nghiệp: Cả nước đã cấp được 1,972 triệu giấy với diện tích 12,27 triệu ha, đạt 98,1% diện tích cần cấp Trong đó có 44 tỉnh đạt trên 85%, có

12 tỉnh cấp đạt dưới 85%

2.3.3 Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ Lâm nghiệp tỉnh Hòa Bình

Huyện Cao Phong rất quan tâm đến công tác cấp GCNQSD đất lâm

nghiệp cho các hộ gia đình cá nhân trong toàn huyện

Huyện Cao Phong có tổng diện tích đất tự nhiên theo kết quả thống kê hàng năm là 25.527,83 ha gồm: Đất nông nghiệp: 3.954,96 ha; Đất phi nông

Trang 26

nghiệp: 4.463,06 ha Trong 6 tháng đầu năm 2013 UBND huyện đã tổ chức trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân được đo đạc theo Quyết định 672 tại 4 xã: Dũng Phong, Nam Phong, Tân Phong và Đông Phong với số giấy chứng nhận 1.786 giấy, diện tích đã cấp 1.147,8 ha trong đó cấp đổi, cấp lại 717,9 ha, cấp mới 429,9 ha Đã ký 1.133 giấy chứng nhận với diện tích 1105,2 ha trong đó cấp đổi là 488 giấy với diện tích 256 ha, cấp mới 478 giấy với diện tích 204,9 ha sẽ tiếp tục giao cho hộ gia đình cá nhân trong tháng 8 năm 2103 (Nguồn: UBND huyện Cao Phong, 2016).

Trang 27

PHẦN III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác đăng ký, cấp GCNQSD đất lâm nghiệp tại huyện Cao Phong,tỉnh Hòa Bình

3.1.2 Vật liệu nghiên cứu

- Các văn bản pháp quy

- Báo cáo phát triển kinh tế xã hội của huyện

- Báo cáo khảo sát sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ tại huyện Cao Phong

và Đà Bắc – tỉnh Hòa Bình năm 2012

- Báo cáo kết quả kiểm kê rừng năm 2015 của huyện Cao Phong

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nhằm đặt được mục tiêu đề ra, đề tài thực hiện bốn nội dung cơ bản sau đây:3.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Cao Phong3.2.2 Quy trình thực hiện công các cấp GCNQSD đất lâm nghiệp theo

NĐ số 02/1994/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/01/1994 ban hành Bản quy định

về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp

3.2.3 Quy trình thực hiện công tác cấp GCNQSD đất lâm nghiệm theo

QĐ số 672/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/4/2006 về việc phêduyệt hai Dự án thành lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất lâm nghiệp cho 8 tỉnh miền núi phía Bắc, duyên hải Bắc Trung bộ và 9 tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ

3.2.4 Điểm mới trong công tác cấp GCNQSD đất lâm nghiệp theo QĐ số 672/2006/QĐ-TTg

3.2.5 Thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận theo theo

QĐ số 672/2006/QĐ-TTg

Trang 28

3.2.6 Đề xuất giải pháp góp phần hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSD đất lâm nghiêp

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu em chọn tại huyện Cao phong do đây là một trong những huyện đầu tiên thực hiện công tác đăng ký, cấp GCNQSD đất lâm nghiệptheo Quyết định 672/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2006 của Thủ Tướng Chính Phủ tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình và đạt được kết quả cao

3.3.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp

Đây là phương pháp sử dụng thông qua kế thừa tài liệu báo cáo công bố

về điều kiện tự nhiên như: lượng mưa, tài nguyên đất…

Thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề như:

- Báo cáo thống kê kiểm kê năm 2015

- Báo cáo phát triển kinh tế xã hội của huyện Cao Phong năm 2015

3.3.3 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để thực hiện nội dung số 2 và số 3 em sử dụng phương thu thập số liệu

sơ cấp nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từ điều tra nội nghiệp Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, điều tra phỏng vấn các hộ gia đình theo mẫu phiếu soạn sẵn Được thực hiện với 30 hộ trên địa bàn thị trấn và các xã Nội dung thông tin được thu thập bảng hỏi bao gồm: trình độ, tình hình sử dụng đất và diện tích đất lâm nghiệp được giao, các giấy tờ pháp lý có liên quan Thông qua đó có thể nhận định được tính hiệu quả của công tác đăng ký và cấp GCNQSD đất lâm nghiệp, thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ làm việc tại VPĐKQSD đất, sự hài lòng của người dân

3.3.4 Phương pháp chuyên gia

Đề tài tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý đất đai để có những nhận định rõ hơn về công tác cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp tại huyện Cao Phong Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp tại địa phương nghiên cứu

Trang 29

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN CAO PHONG

4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

- Huyện Cao Phong được thành lập theo Nghị định số 95/NĐ- CP của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/3/2002 Huyện được thànhlập trên cơ sở tách 13 xã, thị trấn từ huyện Kỳ Sơn ra

- Cao Phong là huyện miền núi nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Hòa Bình Phía Đông giáp huyện Kim Bôi; phía Tây giáp huyện Tân Lạc; Phía Bắc giáp huyện Đà Bắc và thành phố Hòa Bình; Phía Nam giáp huyện Lạc Sơn và huyện Tân Lạc Theo báo cáo khảo sát sản xuất lâm nghiệp tại huyện Cao Phong và ĐàBắc – tỉnh Hòa Bình thì Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 25.527,83 (ha) gồm 12 xã và 01 thị trấn Địa bàn huyện có khoảng 20 km đường quốc lộ 6A chạyqua, đây đường huyết mạch phục vụ lưu thông buôn bán hàng hóa ngoài ra còn cócác đường tỉnh lộ 12B; đường 435 với chiều dài trên 20 km; các đường giao thông liên xã và mạng lưới đường bê tông về các thôn xóm do nhà nước và nhân dân cùng làm trên 100 km, có hệ thống cảng thủy nội địa trên sông Đà thuận lợi cho lưu thông hàng hóa với các địa phương trong và ngoài tỉnh

- Huyện Cao Phong có điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi; khí hậu phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi và đặc biệt là các loại cây công nghiệp, cây ăn quả,cây có múi và huyện có vùng lòng hồ nên thuận tiện cho việc phát triển và nuôi trồng thủy sản

- Theo định hướng phát triển của tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 huyện Cao Phong là một huyện có vị trí chiến lược tạo đà phát triển cho các vùng lân cận của tỉnh trong đó đặc biệt phải nói đến thế mạnh cây cam và cây mía

Trang 30

4.1.1.2 Khí hậu, thủy văn

Khí hậu của huyện Cao Phong thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và

ẩm có mùa hè nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22-240C lượng mưa trung bình hàng năm cũng khá cao từ 1800-2200mm Nhìn chung khí hậu ở huyện Cao Phong mát mẻ, lượng mưa cao

và điều hòa hơn một số huyện khác trong tỉnh

4.1.1.3 Tài nguyên đất

Trên địa bàn huyện Cao Phong có nhiều loại đất khác nhau Ở vùng địa hình đồi núi có các loại đất: nâu vàng, đỏ vàng, nâu đỏ và mùn đỏ vàng Vùng địa hình thấp có các loại đất: phù sa, dốc tụ Nhìn chung, đa số các loại đất ở Cao Phong có độ phì cao, thích hợp cho việc trồng nhiều loại cây khác nhau, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả cũng như phát triển chăn nuôi

4.1.1.4 Tài nguyên nước

- Về nước mặt: trên địa bàn huyện có vùng hồ sông Đà và hàng chục con suối lớn nhỏ Tuy nhiên do địa chất của huyện nằm trong miền kastơ cộng với tình trạng phá rừng đầu nguồn nên vào mùa khô liên tục xảy ra tình trạng khan hiếm nước tưới phục vụ nông nghiệp

- Về nước ngầm: theo những số liệu đánh giá chung về nguồn nước vùng Tây Bắc cho thấy tiềm năng nước của huyện tương đối dồi dào Hiện nay các giếng ở các bản làng đang khai thác ở độ sâu 20 m

Trang 31

- Theo kết quả điều tra thăm dò gần đây, Cao Phong có một số loại

khoáng sản chính như: đất sét, cát, sỏi, quặng perit, quặng đồng, than

4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội

4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tăng trưởng kinh tế của huyện trong giai đoạn 2011 – 2016 là 12,2% kinh

tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao ( Nguồn: phòng TN & MT huyện Cao Phong).

Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2016 là:

- Ngành nông – lâm nghiệp là: 48%

- Ngành công nghiệp, TTCN, xây dựng là 27%

- Ngành dịch vụ, du lịch là: 25%

Ngành nông – lâm nghi p là ệp là

Ngành công nghi p, TTCN, ệp là

xây dựng Ngành dịch vụ, du lịch là

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu kinh tế

4.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Khu vực kinh tế nông nghiệp có bước phát triển khá nhờ có định hướng phát triển nông nghiệp đúng hướng, sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành và sự cần cù của nhân dân Đặc biệt Cao Phong có lợi thế điều kiện đất đai phát triển trồng cam, quýt có chất lượng cao, đã được người tiêu dùng biết đến

Trang 32

b) Khu vực công nghiệp, tiểu tủ công nghiệp, xây dựng cơ bản

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN năm 2016 đạt 122,4 tỷ đồng,

các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – TTCN ngày càng phát triển Việc thu hút đầu tư từ bên ngoài có bước chuyển biến, cụ thể là thu hút đầu tư xây dựng nhà máy luyện quặng đồng tại Yên Thượng

b) Khu vực kinh tế dịch vụ

Hoạt động thương mại, dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, cung ứngkịp thời các loại hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân Các loạihình thương mại dịch vụ trên địa bàn chủ yếu vẫn là kinh doanh buôn bán cácmặt hàng phục vụ tiêu dùng và phục vụ sản xuất nông nghiệp, kinh doanh nhànghỉ, dịch vụ ăn uống, xây dựng, dịch vụ vận tải hàng hoá và hành khách Tổngmức bán lẻ hàng hoá dịch vụ và kinh doanh dịch vụ năm 2016 đạt 285 tỷ đồng

(Nguồn: phòng TN & MT huyện Cao Phong)

4.1.2.3 Về thực trạng xã hội

Theo báo cáo phòng TN & MT huyện Cao Phong dân số trung bình toàn

huyện năm 2016 là 40.930 người/9.875 hộ, mật độ dân số bình quân 1.603 người/km2 Tổng thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 27,7 triệu đồng

4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Cao Phong.

4.1.3.1 Thuận lợi

- Luôn được Đảng, Chính phủ, tỉnh quan tâm ban hành các chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh miền núi và được nhân dân đồng tình ủng hộ

Ngày đăng: 17/05/2018, 09:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Nguyễn Bá Long (2007) Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai , Trường Đại học Lâm Nghiệp,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai
14. Nguyễn Bá Long (2008) Bài giảng Đăng ký và thống kê đất đai , Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ) Bài giảng Đăng ký và thống kê đất đai
1. Bộ tài nguyên và môi trường (2014) , Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về GCNQSD Đ , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Khác
2. Bộ tài nguyên và Môi trường (2014), Thông Tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính Khác
3. Báo cáo khảo sát sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ tại huyện Cao Phong và Đà Bắc – tỉnh Hòa Bình năm 2012 Khác
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 34/2009/TT – BNN &amp; PTNT về việc quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng Khác
5. Bộ tài nguyên và Môi trường, Bộ nội vụ, Bộ tài chính (2016), Thông tư số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở tài nguyên và Môi trường Khác
7. Chính phủ (1994), Nghị định số 02/NĐ-CP Quy định về việc giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp Khác
8. Chi cục Kiểm lâm huyện Cao Phong (2009), Bản đồ hiện trạng rừng năm 2005, Bản đồ hiện trạng rừng năm 2010 Khác
9. Chính phủ (2014), Nghị định số 43 /2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai Khác
12. Thủ tướng chính phủ (2006), Quyết định 672/2006/QĐ-TTg Về việc phê duyệt hai Dự án thành lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất lâm nghiệp cho 8 tỉnh miền núi phía Bắc, duyên hải Bắc Trung Bộ và 9 tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w