1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

69 469 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

MỤC LỤC Lời cảm ơn i Mục lục .ii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình viii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 2.1.1. Khái niệm về nông thôn, nông thôn mới 3 2.1.2. Mục tiêu, nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 4 2.1.3. Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới 6 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 7 2.2.1. Các mô hình xây dựng NTM ở một số nước trên thế giới 7 2.2.2. Xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam 8 2.2.3. Những kết luận rút ra từ việc nghiên cứu tổng quan 11 PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 12 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 12 3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 12 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 12 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 3.5.1. Nghiên cứu và phân tích tài liệu thứ cấp 12 3 3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu 13 3.5.3. Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu 14 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 15 4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ CHÀNG SƠN 15 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 15 4.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội 16 4.1.3. Hiện trạng sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ và sản xuất nông nghiệp 18 4.1.4. Cơ sở hạ tầng 19 4.2. THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NTM TẠI XÃ CHÀNG SƠN 20 4.2.1. Công tác quy hoạch NTM 20 4.2.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội 22 4.2.3. Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất 30 4.2.4. Phát triển văn hóa xã hội môi trường 34 4.2.5. Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị 38 4.2.6. Kết quả huy động và sử dụng nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại xã Chàng Sơn 39 4.2.7. Đánh giá chung kết quả đạt được 19 tiêu chí xây dựng NTM 41 4.2.8. Đánh giá sự tham gia của người dân vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã Chàng Sơn 42 4.3. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NTM TẠI ĐỊA PHƯƠNG 44 4.3.1. Thuận lợi trong quá trình thực hiện xây dựng chương trình NTM tại địa phương 44 4.3.2. Khó khăn trong quá trình thực hiện xây dựng chương trình NTM tại địa phương 44 4 4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NTM TẠI XÃ CHÀNG SƠN 45 4.4.1. Kế hoạch tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, tiêu chí xây dựng NTM tại xã Chàng Sơn giai đoạn 2017 2020 45 4.4.2. Giải pháp góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Chàng Sơn 48 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 5.1. KẾT LUẬN 52 5.2. KIẾN NGHỊ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC 56

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập tại trường, nhằm vận dụng tổng hợp những kiến thức

đã học vào thực tiễn cũng như đánh rèn luyện kỹ năng cho sinh viên, được sựđồng ý của Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn - Trường Đại học Lâmnghiệp, tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài:

“Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi cònnhận được nhiều sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân Nhân dịp này tôi xin gửi

lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Th.S Trịnh Hải Vân đã hướng dẫn nhiệt tình,

truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức quý báu cho tôi trong quá trình thựchiện khóa luận

Tôi xin cảm ơn sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các thầy cô trong ViệnQuản lý đất đai, Trường Đại học Lâm nghiệp

Qua đây, tôi cũng bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo và các banngành tại UBND xã Chàng Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôitrong quá trình thu thập tài liệu

Sau một thời gian làm việc nghiêm túc và khẩn trương đến nay bài khóaluận của tôi đã hoàn thành, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng và học hỏi, đisâu sát tìm hiểu thực tế song do thời gian và năng lực có hạn nên đề tài khôngthể tránh khỏi những thiếu xót nhất định Tôi rất mong được sự chỉ bảo của cácthầy cô giáo và đóng góp ý kiến của bạn bè để bài làm được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2017

Sinh viên

Phùng Thị Nhung

Trang 2

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Mục lục ii

Danh mục chữ viết tắt v

Danh mục bảng vi

Danh mục hình viii

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

2.1.1 Khái niệm về nông thôn, nông thôn mới 3

2.1.2 Mục tiêu, nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới4 2.1.3 Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới 6

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 7

2.2.1 Các mô hình xây dựng NTM ở một số nước trên thế giới 7

2.2.2 Xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam 8

2.2.3 Những kết luận rút ra từ việc nghiên cứu tổng quan 11

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 12

3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 12

3.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 12

3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 12

3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.5.1 Nghiên cứu và phân tích tài liệu thứ cấp 12

3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu 13

Trang 3

3.5.3 Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu 14

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 15

4.1 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ CHÀNG SƠN 15

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 15

4.1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội 16

4.1.3 Hiện trạng sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ và sản xuất nông nghiệp 18

4.1.4 Cơ sở hạ tầng 19

4.2 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NTM TẠI XÃ CHÀNG SƠN 20

4.2.1 Công tác quy hoạch NTM 20

4.2.2 Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 22

4.2.3 Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất 30

4.2.4 Phát triển văn hóa - xã hội - môi trường 34

4.2.5 Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị 38

4.2.6 Kết quả huy động và sử dụng nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại xã Chàng Sơn 39

4.2.7 Đánh giá chung kết quả đạt được 19 tiêu chí xây dựng NTM 41

4.2.8 Đánh giá sự tham gia của người dân vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã Chàng Sơn 42

4.3 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NTM TẠI ĐỊA PHƯƠNG 44

4.3.1 Thuận lợi trong quá trình thực hiện xây dựng chương trình NTM tại địa phương 44

4.3.2 Khó khăn trong quá trình thực hiện xây dựng chương trình NTM tại địa phương 44

4.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NTM TẠI XÃ CHÀNG SƠN 45

Trang 4

4.4.1 Kế hoạch tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, tiêu chí xây dựng NTM tại xã

Chàng Sơn giai đoạn 2017 - 2020 45

4.4.2 Giải pháp góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Chàng Sơn 48

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

5.1 KẾT LUẬN 52

5.2 KIẾN NGHỊ 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

PHỤ LỤC 56

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CN - TTCN và XD Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiêp và Xây dựng

QĐ - UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân

QĐ - TTg Quyết định - Thủ tướng

TT - BTC Thông tư - Bộ tài chính

UBMTTQ Ủy ban mặt trật tổ quốc

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Chàng Sơn 17

Bảng 4.2 Diện tích, sản lượng, năng suất của cây trồng nông nghiệp chính tại xã Chàng Sơn 18

Bảng 4.3 Thống kê số lượng vật nuôi tại xã Chàng Sơn 19

Bảng 4.4: Kết quả thực hiện tiêu chí quy hoạch tại xã Chàng Sơn 21

Bảng 4.5 Kết quả thực hiện tiêu chí giao thông tại xã Chàng Sơn 22

Bảng 4.6 Kết quả thực hiện tiêu chí thủy lợi tại xã Chàng Sơn 24

Bảng 4.7 Kết quả thực hiện tiêu chí điện tại xã Chàng Sơn 25

Bảng 4.8 Kết quả thực hiện tiêu chí trường học tại xã Chàng Sơn 25

Bảng 4.9 Kết quả thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa tại xã Chàng Sơn 26

Bảng 4.10 Kết quả thực hiện tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn tại xã Chàng Sơn 28

Bảng 4.11 Kết quả thực hiện tiêu chí thông tin và truyền thông tại xã Chàng Sơn 29

Bảng 4.12 Kết quả thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư tại xã Chàng Sơn 30

Bảng 4.13 Thống kê số lượng hộ nghèo của xã Chàng Sơn thời điểmtrước XDNTM và hiện nay 31

Bảng 4.14 Thống kê số lượng lao động theo ngành nghề tại xã Chàng Sơn 31

Bảng 4.15 Kết quả thực hiện phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất 32

tại xã Chàng Sơn 32

Bảng 4.16 Kết quả thực hiện văn hóa - xã hội tại xã Chàng Sơn 34

Bảng 4.17 Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm tại xã Chàng Sơn 36

Bảng 4.18 Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí hệ thống chính trị tại xã Chàng Sơn 38

Bảng 4.19 Vốn thực hiện xây dựng các hạng mục nông thôn mới 40

Bảng 4.20 Thực trạng huy động các nguồn vốn cho chương trình tại xã Chàng Sơn .40 Bảng 4.21 Kết quả phỏng vấn tham gia các cuộc họp tại thônvề xây dựng NTM 42

Trang 7

Bảng 4.22 Kết quả phỏng vấn về sự đóng góp của người dân trong chương trìnhxây dựng nông thôn mới 42Bảng 4.23 Đánh giá của người dân về chất lượng cơ sở hạ tầng 43Bảng 4.24 Kế hoạch tiếp tục thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại xã ChàngSơn giai đoạn 2017 - 2020 46

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Đường giao thông xã Chàng Sơn 23

Hình 4.2 Trường Tiểu học Chàng Sơn 26

Hình 4.3 Hội trường tại UBND xã Chàng Sơn 27

Hình 4.4 Nhà văn hóa thôn 1 xã Chàng Sơn 28

Hình 4.5 Khu chợ Thôn 5 xã Chàng Sơn 29

Hình 4.6 HTX Nông Nghiệp xã Chàng Sơn 33

Hình 4.7 Mô hình sản xuất lúa tại xã Chàng Sơn 34

Hình 4.8 Trạm y tế xã Chàng Sơn 36

Hình 4.9 UBND xã Chàng Sơn 39

Trang 9

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Nông thôn Việt Nam là khu vực rộng lớn và đông dân, luôn có vị trí chiếnlược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở

để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốcphòng, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái Sau 30năm thực hiện công cuộc đổi mới, thì nông nghiệp, nông thôn cũng đã đạt đượcnhững thành tựu khá to lớn Nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, áp dụng nhữngthành tựu khoa học kỹ thuật, kinh tế nông thôn có sự chuyển dịch theo hướngtăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, kết cấu kinh tế - hạ tầng được tăngcường, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới

Tuy nhiên, trong xu thế phát triển hiện nay thì chưa đáp ứng được yêu cầucủa công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi phải có sự đột phá trên tất cả các lĩnhvực: kinh tế, xã hội, môi trường… nhằm phát triển nông thôn bền vững, nângcao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nông thôn Vì vậy xây dựng nôngthôn mới được Đảng và Nhà nước Việt Nam cho là một trong những nhiệm vụquan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Do vậy, năm 2008 thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nôngnghiệp, nông dân, nông thôn” Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” vàQuyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010 và “Chương trình mục tiêu Quốcgia xây dựng nông thôn mới” nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thônmới trên cả nước Cùng với các địa phương khác, xã Chàng Sơn đã tiến hànhxây dựng mô hình nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng vàvăn minh

Thành phố Hà Nội tự hào là địa phương dẫn đầu cả nước về kết quả xâydựng NTM Sau 6 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, thành phố HàNội đã đem lại nhiều khởi sắc, kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống nông dânkhông ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vựcnông thôn tăng lên, môi trường sinh thái được quan tâm bảo vệ, hệ thống trườnghọc và thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp, thiết chế văn hóa ở nhiều nơi được

Trang 10

quan tâm đầu tư, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đượcnâng lên cả về chất và lượng, bản sắc văn hóa được chú trọng giữ gìn và pháthuy, hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố, an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội được giữ vững… Đây là kết quả đáng phấn khởi, tạo tiền đề quantrọng để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM trong giai đoạn tới.

Xã Chàng Sơn thuộc huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội Từ năm 2011

xã Chàng Sơn đã thực hiện chương trình nông thôn mới và đạt được một sốthành tựu đáng kể trong phát triển nông nghiệp ở địa phương, đời sống nhân dânngày càng được cải thiện, diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt, môi trường sốngđảm bảo hơn Hệ thống chính trị ở nông thôn có sự chuyển biến tích cực, dânchủ phát huy Trật tự an toàn xã hội được giữ vững Thế nhưng, cho đến nay xãmới chỉ đạt 15/19 tiêu chí, vì vậy vẫn cần tiếp tục nghiên cứu thực trạng và giảipháp góp phần thực hiện thành công xây dựng NTM Xuất phát từ thực tế đó tôi

thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

- Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới làm cơ sở đề xuất các giảipháp góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới tạiđịa phương

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại địa phương

- Đề xuất giải pháp thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thônmới tại địa phương

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới

- Về không gian: tại xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

- Về thời gian: đến tháng 12 năm 2016

Trang 11

PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Khái niệm về nông thôn, nông thôn mới

2.1.1.1 Khái niệm về nông thôn

- Hiện nay, vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và có nhiềuquan điểm khác nhau Có quan điểm cho rằng nông thôn được coi là khu vực địa

lý nơi đó cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệmôi trường tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp Một sốquan điểm khác cho rằng nông thôn có mật độ dân số thấp hơn thành thị… Theo

ý kiến phân tích của các nhà kinh tế và xã hội học có thể đưa ra khái niệm tổngquát về nông thôn như sau:

“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” [3]

2.1.1.2 Khái niệm về nông thôn mới

- Đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một khái niệm chuẩn về nông thônmới Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình NTM là kiểu mẫucộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại,đời sống vật chất dân cư nông thôn được nâng nên, song vẫn giữ những nét đặctrưng của Việt Nam trong cuộc sống văn hóa, tinh thần Mô hình nông thôn mớiđược quy định bởi các tiêu chí, tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển, có sự đổimới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao nhất trêncác lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; tiến bộ hơn so với mô hình cũ;chứa đựng được các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng chung trên cảnước

Có thể quan niệm: Nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống) ở tính tiên tiến về mọi mặt.[6]

Trang 12

2.2.1.3 Quan điểm nông thôn mới

Có nhiều quan điểm chung về xây dựng nông thôn mới được khái quát nhưsau:

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lượctrong sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện theohướng văn minh, hiện đại Vì vậy, xây dựng nông thôn mới cần được sự tậptrung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền,đoàn thể các cấp và sự tham gia tích cực, chủ động của toàn dân bảo đảm hoànthành các mục tiêu của đề án đề ra

Xây dựng nông thôn mới vừa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp nông thôn, vừa bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá truyềnthống, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng phát triển bền vững, có môitrường xanh, sạch, đẹp

Xây dựng nông thôn mới trên tinh thần phát huy nội lực của cộng đồng, ýchí tự chủ, tự lực, tự cường của nhân dân là chính, kết hợp với sự hỗ trợ của nhà

nước và phù hợp với điều kiện từng cơ sở

2.1.2 Mục tiêu, nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

2.1.2.1 Mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới nhằm đạt được các mục tiêu tổng thể về kinh tế,chính trị, văn hóa - xã hội

Để đạt được những mục tiêu này, quá trình xây dựng NTM phải được thựchiện trong mối quan hệ tác động qua lại, gắn kết với nhau tạo nên hệ thống hoànchỉnh

- Về kinh tế:

+ Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nền kinh tế thị trường, gắn nôngnghiệp với công nghiệp và dịch vụ Từng bước thực hiện công nghiệp hóa - hiệnđại hóa nông nghiệp nông thôn Hạn chế những rủi ro cho người nông dân, giảmbớt khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị

Trang 13

+ Xây dựng hợp tác xã đa ngành Đưa công nghệ kỹ thuật khoa học cao vàosản xuất nông nghiệp, phát triển các ngành nghề truyền thống của nông thôn.

- Về chính trị:

+ Phát huy dân chủ với tinh thần gắn hương ước truyền thống với pháp luật

để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng pháp luật, pháthuy tính tự chủ của làng xã

+ Tôn trọng hoạt động của đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì cộng đồng,đoàn thể xây dựng NTM

- Về văn hóa - xã hội:

+ Xây dựng xã hội nông thôn văn minh dân chủ mang đậm bản sắc văn hóadân tộc

- Về môi trường:

+ Xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trường - sinh thái Bảo vệ rừng đầunguồn, chống ô nhiễm môi trường để phát triển nông thôn bền vững

2.1.2.2 Nội dung chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Theo quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 về việc phêduyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -

2020, bao gồm các nội dung:

- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

- Chuyển dich cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

- Giảm nghèo và an sinh xã hội

- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nôngthôn

- Phát triển giáo dục, đào tạo ở nông thôn

- Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyển thông ở nông thôn

- Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn

- Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xãhội trên địa bàn

- Giữ vững an ninh trật tự xã hội nông thôn

Trang 14

Tóm lại xây dựng mô hình nông thôn mới tập trung phát triển kinh tế, vănhóa, nâng cao chất lượng đời sống người dân ở nông thôn, hướng đến mục tiêudân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

2.1.3 Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới

- Ngày 16/04/2009, thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định TTg kèm theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí Các tiêuchí này được phân chia thành 5 nhóm sau đây:

491/QĐ-+ Nhóm 1: Quy hoạch (01 tiêu chí): Tiêu chí số 1 - Quy hoạch và thực hiệnquy hoạch

+ Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội (08 tiêu chí): Tiêu chí số 2 - Giaothông; Tiêu chí số 3 - Thủy lợi; Tiêu chí số 4 - Điện; Tiêu chí số 5 - Trường học;Tiêu chí số 6 - Cơ sở vật chất văn hóa; Tiêu chí số 7 - Chợ nông thôn; Tiêu chí

số 8 - Bưu điện; Tiêu chí số 9 - Nhà ở dân cư

+ Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí): Tiêu chí số 10 - Thunhập; Tiêu chí số 11 - Hộ nghèo; Tiêu chí số 12 - Cơ cấu lao động; Tiêu chí số

13 - Hình thức tổ chức sản xuất

+ Nhóm 4: Văn hóa Xã hội Môi trường (04 tiêu chí): Tiêu chí số 14 giáo dục; Tiêu chí số 15 - Y tế; Tiêu chí số 16 - Văn hóa; Tiêu chí số 17 - Môitrường

-+ Nhóm 5: Hệ thống chính trị (02 tiêu chí): Tiêu chí số 18 - Hệ thống tổchức chính trị xã hội; Tiêu chí số 19 - An ninh, trật tự xã hội

- Ngày 17/10/2016, thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định -TTg, quyết định về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giaiđoạn 2016 - 2020 Quyết định 1980, có sự thay đổi tên và nội dung của các tiêuchí:

1980/QĐ Tiêu chí số 7 1980/QĐ Chợ nông thôn thành “cơ sở hạ tầng thương mại nôngthôn” Nội dung tiêu chí thay đổi thành xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bántrao đổi hàng hóa

- Tiêu chí số 8 - Bưu điện thành “thông tin và truyền thông” Nội dung tiêuchí có thêm xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn; xã có ứng dụngcông nghệ thông tin trong công tác quản lí và điều hành

Trang 15

Tiêu chí số 10 - thu nhập có nội dung thay đổi thành thu nhập bình quânđầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 đạt 50 triệu đồng trở lên.

Tiêu chí số 11 - Hộ nghèo có nội dung thay đổi thành tỷ lệ hộ nghèo đachiều giai đoạn 2016 - 2020 ≤ 2

- Tiêu chí số 12 - Cơ cấu lao động thành “lao động việc làm” Nội dungtiêu chí thay đổi thành tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động

có khả năng tham gia lao động

- Tiêu chí số 13 - Hình thức tổ chức sản xuất thành “tổ chức sản xuất” Nộidung tiêu chí có thêm xã có mô hình liên kết sản xuất gắn tiêu thụ nông sản chủlực đảm bảo bền vững

- Tiêu chí số 14 - Giáo dục thành “giáo dục và đào tạo”

- Tiêu chí số 15 - Y tế có thêm nội dung tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi bị suydinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi)

- Tiêu chí số 17 - Môi trường thành “môi trường và an toàn thực phẩm”.Nội dung tiêu chí có thêm tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạthợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch; tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảmbảo vệ sinh môi trường, tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thựcphẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm

- Tiêu chí số 18 - Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh thành “hệthống chính trị và tiếp cận pháp luật” Nội dung tiêu chí có thêm xã đạt chuẩntiếp cận pháp luật theo quy định, đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạolực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vựccủa gia đình và đời sống xã hội

- Tiêu chí số 19 - An ninh, trật tự xã hội thành “quốc phòng và an ninh”

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1 Các mô hình xây dựng NTM ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1 Xây dựng mô hình nông thôn mới ở Hàn Quốc

Chính phủ phát động phong trào Seamaul Udong (Làng mới) "Seamaul" là

mô hình xây dựng và phát triển làng mới được thực hiện và mở rộng ở HànQuốc vào đầu những năm 70 Mục tiêu chính của phong trào nhằm biến đổicộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới Tinh thần "Saemaul"

Trang 16

được xây dựng trên ba trụ cột là chuyên cần - tự giác - hợp tác Đây là những giátrị xuyên suốt quá trình phát triển nông thôn nói riêng, xã hội Hàn Quốc nóichung.

Đổi mới nông thôn theo tinh thần "Saemaul" là làm cho người dân có tinhthần tự nguyện, làm chủ, chịu trách nhiệm về cuộc sống và vận mệnh của bảnthân, nhận thức về phát triển cộng đồng phải dựa vào nỗ lực của cả tập thể…Với tinh thần đó, phong trào "Saemaul" đã giúp cộng đồng dân cư nông thôn ởHàn Quốc có bước phát triển vượt bậc, có cuộc sống tốt đẹp hơn, không chỉ

về vật chất mà cả tinh thần cho thế hệ mai sau

2.2.1.2 Xây dựng mô hình nông thôn mới ở Nhật Bản

Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật Bản) đãhình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu pháttriển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triểnchung của cả nước Nhật Bản Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển,Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ Sựthành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địaphương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trênthế giới

2.2.1.3 Xây dựng mô hình nông thôn mới ở Thái Lan

Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụngmột số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt độngtrong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ củatừng cá nhân và tập thể, tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giảiquyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp Chương trình điện khí hóa nông thôn vớiviệc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cảnước… Tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nôngnghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chếbiến nông sản

2.2.2 Xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam

2.2.2.1 Kết quả đạt được trong xây dựng NTM ở Việt Nam

- Qua 5 năm đầu triển khai Chương trình (2010 - 2015), mặc dù gặp nhiều

Trang 17

trọng Trong đó, tính đến hết tháng 11/2015, cả nước có 1.298 xã (14,5%) đượccông nhận đạt chuẩn NTM Đặc biệt số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên(xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã.Cũng tính hết tháng 11/2015, đã có 11 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chínhphủ ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM.

Đáng chú ý, mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đạt 24,4triệu đồng/năm (tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010) Đặc biệt, trong 5 năm cảnước đã huy động được khoảng 851.380 tỷ đồng đầu tư cho Chương trình.Trong đó, ngân sách nhà nước (bao gồm các chương trình, dự án khác) 266,785

tỷ đồng (31,34%), tín dụng 434.950 tỷ đồng (51%), doanh nghiệp 42.198 tỷđồng (4.9%), người dân và cộng đồng góp 107.447 tỷ đồng (12.62%)

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thừa nhận, sau 5 năm vẫn còn những hạnchế cần nhanh chóng khắc phục, đó là: Chương trình đạt được mục tiêu tới năm

2015 có 20 % xã đạt tiêu chí NTM như Nghị quyết Trung ương 7, Khóa X đã đề

ra (hiện mới đạt 14,5%) Trong khi đó, các xã mới chỉ tập trung cao phát triển cơ

sở hạ tầng, nhất là làm đường giao thôn nhưng các nội dung về phát triển sảnxuất gắn với tát cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệmôi trường chưa được quan tâm đúng mức Đặc biệt, nhiều địa phương đã chútrọng thực hiện các nội dung xây dựng NTM do cấp xã đảm nhận nhưng chưachú trọng đúng mức thực hiện các nội dung ở cấp thôn và hộ gia đình

- Thành phố Hà Nội tự hào là địa phương dẫn đầu cả nước về kết quả xâydựng NTM với 201/386 xã đạt chuẩn (chiếm 52,07%) vượt 12,07% so với kếhoạch đề ra đến năm 2015 Tổng nguồn vốn đã huy động đầu tư xây dựng chokhu vực nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 là 63.553 tỷ đồng trong đó nguồnngân sách nhà nước đầu tư là 52.661 tỷ đồng, nguồn vốn huy động ngoài ngânsách nhà nước là gần 11.000 tỷ đồng

Sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, thành phố HàNội đã gặt hái được nhiều kết quả đáng mừng, kinh tế tiếp tục phát triển, đờisống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầungười khu vực nông thôn đã tăng từ 14 triệu đồng (2011) lên 28,6 triệu đồng(2014) và hết năm 2015 ước đạt 33 triệu đồng/người/năm Đây là kết quả đángphấn khởi, tạo tiền đề quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM trong

Trang 18

giai đoạn tới.

2.2.2.2 Tình hình nghiên cứu về xây dựng NTM ở Việt Nam

Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về chương trình xây dựng NTMtại các địa phương trên cả nước Các nghiên cứu này là cơ sở giúp thực hiện tốtchương trình xây dựng NTM tại các địa phương Cụ thể:

Nguyễn Khắc Thảo (2011) nghiên cứu về “Giải pháp xây dựng NTM tại xãĐông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” đã đánh giá tình hìnhthực hiện xây dựng NTM tại xã Đông Phương Yên trên cơ sở đó định hướng xâydựng NTM giai đoạn 2011 - 2015, tác giả đã có đề xuất về hướng thực hiện từngtiêu chí và một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện các tiêu chí đưa ra [7]Đặng Đình Nam (2015) nghiên cứu về “Một số giải pháp đẩy mạnh thựchiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tam Dương, tình VĩnhPhúc” đã khái quát được tình hình thực hiện và kết quả xây dựng NTM tạihuyện Tam Dương trong giai đoạn 2011 - 2013, đồng thời cũng phân tích khá rõcác yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả thực hiện xây dựng NTM và cũng chỉ ranhững thuận lợi khó khăn thực hiện chương trình xây dựng NTM Trên cơ sở đótác giả đã đề xuất được 6 nhóm giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình xâydựng NTM trong những năm tới [5]

Đặng Thị Thơm (2014) nghiên cứu về “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnhtiến trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” đã phântích, đánh giá quá trình triển khai xây dựng NTM, đi sâu phân tích đánh giá kếtquả thực hiện NTM đồng thời đã đưa ra đánh giá chung về tiến trình xây dựngNTM trên địa bàn huyện Hoa Lư (thành công, tồn tại, nguyên nhân) Tác giả đã

có đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM trên địabàn huyện Hoa Lư, Ninh Bình [9]

Nguyễn Đức Thắng (2014) nghiên cứu về “Quy hoạch xây dựng NTM xãNam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội đến năm 2020” đãđánh giá được thực trạng xây dựng NTM xã Nam Phương Tiến, nội dung quyhoạch xây dựng NTM xã Nam Phương Tiến giai đoạn 2014 - 2020 Đặc biệt để

có cơ sở cho quy hoạch phát triển NTM tác giả đã tiến hành dự báo về các mặt:

dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế, dự báo dân số, số hộ trên cơ sở áp dụng cáccông thức có cơ sở khoa học [8]

Trang 19

2.2.3 Những kết luận rút ra từ việc nghiên cứu tổng quan

Các nước trên thế giới đã thực hiện xây dựng NTM từ rất lâu đời và đem

lại hiệu quả cao Để phát triển kinh tế một cách bền vững, có kết quả cao các

nước đi trước trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa họ đều chú trọngvào việc xây dựng và phát triển nông thôn, quan tâm đến vấn đề phát triển từngành nông nghiệp, đồng thời cũng rút ngắn được khoảng cách giữa thành thị vànông thôn, nâng cao đời sống có cuộc sống no đủ, xã hội văn minh Chính vìvậy, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra Chương trình xây dựng NTM để phát triểnđất nước

Các nghiên cứu của các tác giả về xây dựng NTM cũng đã tiếp cận đượccác vấn đề: tìm hiểu về thực trạng, đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTMđồng thời cũng đưa ra những giải pháp góp phần thực hiện thành công chươngtrình xây dựng NTM tại điểm nghiên cứu

Có rất nhiều các nghiên cứu liên quan đến chương trình Xây dựng NTM,nhưng đề tài thực trạng và giải pháp xây dựng NTM còn ít Ở huyện ThạchThất, xã Chàng Sơn chưa có nghiên cứu nào về thực trạng và giải pháp Vì vậy,nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng NTM tại xã Chàng Sơn là cầnthiết, sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn trong xây dựng NTM,đồng thời đưa ra những giải pháp giúp giải quyết những khó khăn vướng mắccòn tồn tại, góp phần thực hiện thành công xây dựng NTM ở địa phương

Trang 20

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài: từ ngày 9/01/2017 đến ngày13/5/2017

- Phạm vi thời gian số liệu được thu thập: từ năm 2010 đến năm 2016

3.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới

3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương

- Đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện chương trình xây dựng nôngthôn mới tại địa phương

- Phân tích thuận lợi, khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới tạiđịa phương

- Đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện thành công chương trình xâydựng nông thôn mới tại địa phương

3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1 Nghiên cứu và phân tích tài liệu thứ cấp

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã

- Đề án xây dựng nông thôn mới của xã

- Báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựngNTM của xã

- Phương hướng, giải pháp phát triển KT - XH của xã trong thời gian tới

- Các tài liệu khác có liên quan

Trang 21

3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng bộ công cụ và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham giacủa người dân (PRA) để thu thập các thông tin cần thiết, có liên quan đến nội

dung nghiên cứu như:

+ Phỏng vấn ban quản lý thôn: nhằm tìm hiểu thêm về mức độ đạt được cáctiêu chí trong chương trình xây dựng NTM tại địa phương

b Phỏng vấn hộ gia đình

- Mục đích: thu thập các thông tin chi tiết về sự tham gia của người dântrong các hoạt động xây dựng NTM; các mong muốn, kiến nghị của hộ gia đìnhtrong tương lai về việc tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng NTM

- Nội dung: phỏng vấn 30 hộ ở các thôn có thực hiện NTM

3.5.2.2 Thảo luận nhóm

- Nội dung: Tiến hành một cuộc thảo luận nhóm với cán bộ xã, cán bộ thôn,các hộ điển hình tham gia chương trình xây dựng NTM để:

+ Đánh giá mức độ đạt được các tiêu chí trong xây dựng NTM

+ Đánh giá mức độ tham gia của người dân vào chương trình xây dựngNTM tại địa phương

+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chương trình xây dựngNTM tại địa phương

Trang 22

3.5.3 Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu

- Số liệu định tính được phân tích và tổng hợp thành các bảng, biểu Số liệuđịnh lượng được xử lý bằng phần mềm Excel

Trang 23

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ CHÀNG SƠN

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Chàng Sơn nằm ở phía Đông Nam huyện Thạch Thất, cách trung tâmthành phố Hà Nội 30km về phía Tây Bắc, cách trung tâm huyện 3 km, xã có vịtrí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp xã Hương Ngải và Canh Nậu

- Phía Tây giáp xã Kim Quan, Cần Kiệm và thị trấn Liên Quan

- Phía Đông giáp xã Thạch Xá

- Tuyến đường tỉnh lộ 419 chạy qua xã đã tạo cho Chàng Sơn có một vị trírất thuận lợi về giao thông, về thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào và tiêuthụ sản phẩm, giao lưu văn hóa, du lịch với Hà Nội cũng như các địa phươngkhác trong và ngoài nước

4.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng

- Xã nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi Hòa Bình và đồng bằngSông Hồng Địa hình của xã mang đặc trưng của vùng nông thôn vùng đồngbằng Bắc Bộ Độ cao trung bình 2 - 3m dốc dần về phía Đông Nam Với địahình như vậy rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp và đầu tưxây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng

- Đất đai của xã chủ yếu là đất phù sa của hệ thống sông Hồng và từ lâukhông được bổ sung phù sa mới, phần lớn có thành phần cơ giới là thịt trungbình

4.1.1.3 Khí hậu, thủy văn

a Khí hậu

Xã Chàng Sơn có các đặc điểm khí hậu, thời tiết của vùng đồng bằng sôngHồng:

Trang 24

- Nhiệt độ bình quân năm 23,4oC, nhiệt độ trung bình hàng tháng cao nhất

là 28,80C (tháng 7), thấp nhất là 16,2oC (tháng 1)

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.700 - 1.800 mm, nhưng phân bốkhông đều giữa các tháng Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 với75% tổng lượng mưa, những tháng còn lại ít mưa (chỉ chiếm khoảng 25% tổnglượng mưa), đặc biệt là các tháng 11 và tháng 12 lượng mưa thấp

b Thủy văn

- Xã Chàng Sơn có hệ thống kênh mương tương đối hoàn chỉnh, tạo điềukiện tốt cho việc lấy nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân

4.1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1 Dân số, lao động việc làm và cơ cấu ngành nghề

a Dân số

- Xã Chàng Sơn có 7 thôn với tổng dân số toàn xã là 9.968, 2.506 hộ giađình

b Lao động việc làm và cơ cấu ngành nghề

- Toàn xã có 5.593 lao động làm việc trong các ngành kinh tế, trong đó:+ Nông nghiệp: 814 người, chiếm 14,55%

+ Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: 3.640 người, chiếm 65,08%

+ Thương mại - Dịch vụ - Du lịch: 1.139 người, chiếm 20,37%

- Số lao động qua đào tạo là 3.350 lao động, chiếm 59,9%; còn lại 2.243lao động chưa qua đào tạo, chiếm 40,1%

4.1.2.2 Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích theo ranh giới hành chính là là 263.78 ha, bao gồm 2 loại:đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp

Trang 25

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Chàng Sơn

TT Loại đất

Hiện trạng Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 263,78 100

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 6,10 2,31

- Đất trồng lúa chủ yếu là trồng BC 15, thiên ưu 8, các giống lúa thơm, lúanếp các loại…

- Đất nuôi trồng thủy sản chủ yếu nuôi cá mè, cá trắm, cá trôi…

- Đất phi nông nghiệp với 123,42 ha chiếm 46,79% tổng diện tích đất tựnhiên gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo…

- Đất ở tại nông thôn hiện là 35,89 ha chiếm 13,61% tổng diện tích đất tựnhiên của xã Diện tích đất ở hiện tại đã đáp ứng nhu cầu đất ở của người dân,phù hợp với tập quán sinh sống và sản xuất của người dân

- Qua hiện trạng sử dụng đất cho thấy, xã đã biết tận dụng được quỹ đất đểtăng cường đầu tư phát triển sản xuất giúp người dân cải thiện chất lượng nângcao đời sống cũng như đem lại kết quả trong năng suất, sản lượng cây trồng

Trang 26

4.1.3 Hiện trạng sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ và sản xuất nông nghiệp

4.1.3.1 Hiện trạng sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất TTCN - Xây dựng là ngành kinh tế chủ đạo, đã có sự phát triểnkhá, các mặt hàng truyền thống như: Hàng mộc làm nhà gỗ kẻ truyền, sản phẩm

đồ gỗ, hàng mây tre giang đan đã có uy tín trên thị trường, chất lượng sản phẩm

đồ gỗ khách hàng đánh giá cao, đã thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch

và đặt hàng tại địa phương

4.1.3.2 Hiện trạng kinh doanh, dịch vụ

- Thương mại - Dịch vụ làng nghề có sự phát triển, lượng hàng hoá giao dịchtăng so với cùng kỳ năm trước; mặt hàng chế biến lâm sản, sản phẩm đồ gỗ thuhút được nhiều khách hàng đáp ứng thị trường người tiêu dùng

- Dịch vụ phục vụ đời sống phát triển đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi vềpháp lý và vay vốn để doanh nghiệp, các hộ mở rộng kinh doanh, làm tốt công tácquản lý thị trường

4.1.3.3 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp

(Nguồn:Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết HĐND xã về nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế

- xã hội năm 2016 và kế hoạch nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm

2017)Kết quả bảng 4.2 cho thấy, cây trồng nông nghiệp là lúa Năng suất vụxuân đạt 62,44 tạ/ha, vụ mùa đạt 52,85 tạ/ha Nhìn chung, năng suất và sảnlượng vẫn ở mức khá

Trang 27

Nguyên nhân do điều kiện đất đai không có nhiều thuận lợi cho cây trồngphát triển, nguồn đầu tư về phân bón còn hạn chế, công tác phòng trừ sâu bệnhgặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó người dân còn so sánh sản xuất nông nghiệpvới làm nghề khác nên chưa quan tâm đến đầu tư phát triển sản xuất

b Chăn nuôi

Trong năm 2016, công tác chăn nuôi được giữ vững, tình trạng dịch bệnhkhông còn xảy ra trên địa bàn

Số lượng các loài vật nuôi được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.3 Thống kê số lượng vật nuôi tại xã Chàng Sơn

TT Vật nuôi Số lượng (Con)

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết HĐND xã về nhiệm vụ, mục tiêu kinh

tế - xã hội năm 2016 và kế hoạch nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm

2017)Kết quả bảng 4.3 cho thấy vật nuôi chủ yếu ở các thôn của xã Chàng SơnLợn, Gia cầm, Chó Các loại vật nuôi trên đều có giá trị kinh tế đã được các hộgia đình chăn nuôi

4.1.4.2 Thủy lợi

Toàn xã có 9,5 km kênh tưới đã kiên cố hóa 3 km chiếm 33,3%, 6 km kênhtiêu chưa được kiên cố hóa, 3,5 km kênh tưới tiêu kết hợp và chưa được kiên cốhóa

Trang 28

Hàng năm, HTX nông nghiệp đã tiến hành nạo vét các hệ thống kênhmương đảm bảo tốt cho việc tưới, tiêu phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp.

4.1.4.3 Giáo dục

Xã có trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia Nhiều năm qua, công tác giáodục trên địa bàn xã đã giữ được truyền thống, nhiều giáo viên và học sinh đã đạtđược những thành tích cao Các cấp học có chất lượng giảng dạy ngày càngđược quan tâm và nâng lên Số học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm đạt 99%, sốhọc sinh đỗ tốt nghiệp THPT, bổ túc, học nghề đạt 90%

4.1.4.4 Y tế

Công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều cố gắng, chất lượngkhám và chữa bệnh từng bước được nâng lên, không có các dịch bệnh xảy ratrên địa bàn Trạm có cơ sở vật chất tương đối ồn định và đã đạt chuẩn giai đoạn2

4.1.4.5 Văn hóa – xã hội

Công tác chính sách xã hội, văn hóa thông tin, thể dục thể thao luôn đượcquan tâm Thực hiện tốt việc chi trả cho các đối tượng chính sách xã hội, thườngxuyên tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ của địa phương và các ngày kỷ niệmlớn Phong trào xây dựng thôn văn hóa và gia đình văn hóa được giữ vững.Thường xuyên tham gia các giải bóng đá, thể dục thể thao của toàn huyện vàmột số phong trào khác

4.2 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NTM TẠI XÃ CHÀNG SƠN

4.2.1 Công tác quy hoạch NTM

Trong bộ tiêu chí xây dựng NTM gồm 19 tiêu chí thì công tác quy hoạchNTM được xếp là tiêu chí 1 Đây được coi là tiêu chí cần hoàn thành đầu tiên đểchuẩn bị cho các bước thực hiện tiếp theo Theo kế hoạch triển khai xây dựngNTM của xã Chàng Sơn, trong quý II năm 2012 phải hoàn thành quy hoạch xâydựng NTM bao gồm: quy hoạch không gian tổng thể toàn xã, quy hoạch sử dụngđất, quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng

Quá trình tổ chức thực hiện: xây dựng quy hoạch nông thôn mới với cáchlàm: UBND xã khái quát thực trạng cơ bản, dự kiến định hướng chiến lược phát

Trang 29

triển kinh tế xã hội của xã, đơn vị tư vấn tiếp thu, tổ chức thực hiện điều tra thựctrạng, dự thảo quy hoạch, sau đó đưa về nhân dân để thảo luận, bàn bạc đónggóp ý kiến, đặc biệt là các nội dung liên quan tại đơn vị mình Ban quản lý xãcùng đơn vị tư vấn tổng hợp và hoàn thiện; vấn đề kỹ thuật (như: vẽ bản đồ) đơn

vị tư vấn chủ động, còn lại được cả xã và tư vấn thực hiện; sau khi xin ý kiếncủa các cơ, quan chức năng, Chủ đầu tư (xã) và Tư vấn hoàn thiện, trình UBNDhuyện phê duyệt

Bảng 4.4: Kết quả thực hiện tiêu chí quy hoạch tại xã Chàng Sơn

Kết quả đến tháng 12/2016

1 Quy

hoạch

1.1 Có quy hoạch chung xây dựng

xã được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn

1.2 Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới xã Chàng Sơn năm 2016 và nhiệm vụ hoàn thành xã đạt NTM năm 2017)Kết quả bảng 4.4 cho thấy, theo đề án năm 2010 xã chưa đạt tiêu chí quyhoach, năm 2016 xã đã đạt tiêu chí quy hoạch

Các quy hoạch đã được phê duyệt:

- Quyết định số 210/QĐ - UBND ngày 01/3/2006 của UBND huyện ThạchThất phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Chàng Sơn

- Quyết định số 2514/QĐ - UBND ngày 13/06/2012 của UBND huyệnThạch Thất về việc phê duyệt đề án xây dựng Nông thôn mới xã Chàng Sơn,huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015

So với quy định của bộ tiêu chí: Đạt

4.2.2 Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Trong giai đoạn từ 2011 - 2016, xã Chàng Sơn đã quan tâm đầu tư nâng

Trang 30

cấp, cải tạo và xây dựng mới các công trình hạ tầng - xã hội đáp ứng nhu cầucủa nhân dân, góp phần thay đổi cơ bản tổng quan nông thôn xã Chàng Sơn Kếtquả thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội được thể hiện qua các bảngsau:

4.2.2.1 Kết quả đạt được tiêu chí số 2 - Giao thông

Bảng 4.5 Kết quả thực hiện tiêu chí giao thông tại xã Chàng Sơn

Kết quả đến tháng 12/2016

2 Giao

thông

2.1 Đường trục xã, liên xã và đường từ

trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa của Bộ giao thông vận tải, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm

2.2 Đường trục thôn, xóm, bản và đường liên thôn, xóm bản được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm

2.3 Đường ngõ, xóm sạch và không lầy

2.4 Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới xã Chàng Sơn năm 2016 và nhiệm vụ hoàn thành xã đạt NTM năm 2017)Kết quả bảng 4.5 cho thấy, hạng mục hạ tầng giao thông nhìn chung đã cơbản đáp ứng được nhu cầu của người dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn

Trục đường chính từ trung tâm xã đến huyện và các thôn đã được bê tông hóa,đảm bảo đi lại thuận tiện

Tổng chiều dài đường giao thông trong khu dân cư là 7.548m, trong đó có6.521 m bê tông xi măng, 837 m bằng gạch chỉ và 190 m là đường đất Các thônđều chú trọng công tác cứng hóa, bê tông hóa, đảm bảo các đường liên thôn không

bị lầy lội vào mùa mưa

Trang 31

Giao thông nội đồng tổng chiều dài 7.367 m, trong đó có 1.322 m là bê tông

xi măng, 2.000 m cấp phối đá dăm, 4.045 m là đường đất Việc cứng hóa hệ thốnggiao thông nội đồng là một trong những vấn đề được người dân quan tâm và mongmuốn thực hiện, vì vậy để đảm bảo thuận lợi cho việc sản xuất của người dân thìcác cấp ban ngành của xã cần chú trọng hơn nữa vào hạng mục công trình này

So với quy định của bộ tiêu chí: Đạt

Hình 4.1 Đường giao thông xã Chàng Sơn

Trang 32

4.2.2.2 Kết quả đạt được tiêu chí số 3 - Thủy lợi

Bảng 4.6 Kết quả thực hiện tiêu chí thủy lợi tại xã Chàng Sơn

Kết quả đến tháng 12/2016

cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới xã Chàng Sơn năm 2016 và nhiệm vụ hoàn thành xã đạt NTM năm 2017)Kết quả bảng 4.6 cho thấy, hệ thống thủy lợi của xã là một trong nhữnglĩnh vực được quan tâm

Hàng năm hợp tác xã nông nghiệp đã tiến hành nạo vét các hệ thống kênhmương đảm bảo tốt cho việc tưới, tiêu phục vụ tốt cho sản xuất Tại xã, thấyrằng hệ thống thủy lợi cũng đã được cải tạo, tuy nhiên mức độ thực hiện cònkhiêm tốn, đa phần hạng mục của công trình thủy lợi chỉ mới được cải tạo

Hệ thống thủy lợi đã chủ động được tưới tiêu cho sản xuất, nhưng tỷ lệkênh tưới mới chỉ kiên cố hóa được 33,33% Vì vậy trong những năm tới cần tậptrung thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương và nâng tỷ lệ kiên cố hóakênh mương lên thông qua dự án đầu tư

So với quy định của bộ tiêu chí: Đạt

Trang 33

4.2.2.3 Kết quả đạt được tiêu chí số 4 - Điện

Bảng 4.7 Kết quả thực hiện tiêu chí điện tại xã Chàng Sơn

Kết quả đến tháng 12/2016

4 Điện

4.2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn ≥ 99%

Đạt (100%) (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới xã Chàng Sơn năm 2016 và nhiệm vụ hoàn thành xã đạt NTM năm 2017)Kết quả bảng 4.7 cho thấy, hệ thống điện cũng được quan tâm cải tạo, củng

cố, nâng cấp cơ bản đảm bảo cung cấp điện phục vụ cho sản xuất, dân sinh nôngthôn Hệ thống điện đạt chuẩn, tỷ lệ số hộ sử dụng điện thường xuyên và an toànđạt 100%

Để duy trì được tiêu chí này vẫn cần phải tiếp tục đầu tư, nâng cấp lướiđiện nông thôn, lắp thêm trạm biến áp Trong giai đoạn 2011 - 2015 xã đã tiếnhành cải tạo và nâng cấp đường dây điện và hệ thống đường dây điện

So với quy định của bộ tiêu chí: Đạt

4.2.2.4 Kết quả đạt được tiêu chí số 5 - Trường học

Bảng 4.8 Kết quả thực hiện tiêu chí trường học tại xã Chàng Sơn

Kết quả đến tháng 12/2016

5 Trường

học

Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có

cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia

100% Chưa đạt

(33,33%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới xã Chàng Sơn năm 2016 và nhiệm vụ hoàn thành xã đạt NTM năm 2017)

Trang 34

Kết quả bảng 4.8 cho thấy, xã có 3 khối trường trong đó có trường Tiểuhọc đã có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn Quốc gia Trường THCS

và trường Mầm non chưa đạt chuẩn do còn thiếu một số phòng học và phòngchức năng

Đội ngũ cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đẩy đủ về số lượng,được nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận chính trị

So với quy định của bộ tiêu chí: Chưa đạt

Hình 4.2 Trường Tiểu học Chàng Sơn

4.2.2.5 Kết quả đạt được về tiêu chí số 6 - Cơ sở vật chất văn hóa

Bảng 4.9 Kết quả thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa

Kết quả đến tháng 12/2016

Ngày đăng: 17/05/2018, 09:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ NN&PTNT (2009), Thông tư số 54/2009/TT-BNN&PTNT về việc hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về NTM, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 54/2009/TT-BNN&PTNT về việc hướngdẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về NTM
Tác giả: Bộ NN&PTNT
Năm: 2009
2. Bộ NN&PTNT (2013), Thông tư số 41/2013/TT-BTNMT về việc hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về NTM, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 41/2013/TT-BTNMT về việc hướng dẫnthực hiện bộ tiêu chí quốc gia về NTM
Tác giả: Bộ NN&PTNT
Năm: 2013
3. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (2005), Giáo trình Phát triển nông thôn, Trường ĐHNN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phát triển nông thôn
Tác giả: Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà
Năm: 2005
5. Đặng Đình Nam (2015), Một số giải pháp đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ, Trường ĐHLN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp đẩy mạnh thực hiện chương trìnhxây dựng NTM trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả: Đặng Đình Nam
Năm: 2015
6. Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh (2008), Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay, Tạp chí cộng sản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình nông thôn mới ởnước ta hiện nay
Tác giả: Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh
Năm: 2008
7. Nguyễn Khắc Thảo (2011), Giải pháp xây dựng NTM tại xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Trường ĐHLN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp xây dựng NTM tại xã Đông PhươngYên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Khắc Thảo
Năm: 2011
8. Nguyễn Đức Thắng (2014), Quy hoạch xây dựng NTM xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội đến năm 2020, Luận văn thạc sỹ, Trường ĐHLN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch xây dựng NTM xã Nam Phương Tiến,huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội đến năm 2020
Tác giả: Nguyễn Đức Thắng
Năm: 2014
9. Đặng Thị Thơm (2014), Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ, Trường ĐHLN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiến trình xâydựng NTM trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Tác giả: Đặng Thị Thơm
Năm: 2014
10. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 củaThủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Chương trình mục tiêu Quốc gia xâydựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2009
15. UBND xã Chàng Sơn huyện Thạch Thất (2014), tiến độ thực hiện chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội và “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân” Sách, tạp chí
Tiêu đề: tiến độ thực hiện chươngtrình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội và “Phát triển nông nghiệp, xây dựngnông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân
Tác giả: UBND xã Chàng Sơn huyện Thạch Thất
Năm: 2014
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008, của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Khác
12. Thủ tướng chính phủ (2016), Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 Khác
13. UBND thành phố Hà Nội (2017), Quyết định 2072/ QĐ - UBND về việc ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 Khác
14. UBND xã Chàng Sơn huyện Thạch Thất, đề án xây dựng NTM xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 Khác
16. UBND xã Chàng Sơn huyện Thạch Thất (2015), tổng kết 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 Khác
17. UBND xã Chàng Sơn huyện Thạch Thất (2016), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết HĐND xã về nhiêm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2016 và kế hoạch, nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2017 Khác
18. UBND xã Chàng Sơn huyện Thạch Thất (2017), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới xã Chàng Sơn năm 2016 và nhiệm vụ hoàn thành xã đạt Nông thôn mới năm 2017 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w