1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dân Trực Thái

76 609 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 542 KB

Nội dung

MỤC LỤCLỜI CẢM ƠNiMỤC LỤCiiDANH MỤC BẢNGivDANH MỤC SƠ ĐỒvDANH MỤC VIẾT TẮTvPHẦN I. MỞ ĐẦU11.1 Tính cấp thiết của đề tài11.2 Mục tiêu nghiên cứu21.2.1 Mục tiêu chung22.2.2 Mục tiêu cụ thể22.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu22.3.1 Đối tượng nghiên cứu22.3.2 Phạm vi nghiên cứu2PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU32.1 Tổng quan tài liệu32.1.1 Cơ sở lý luận32.1.2 Hiệu quả hoạt động cho vay142.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay192.2 Phương pháp nghiên cứu262.2.1 Phương pháp thu thập số liệu262.2.2 Phương pháp phân tích26PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN273.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu273.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của QTDND Trực Thái273.1.2 Lĩnh vực kinh doanh283.1.3 Cơ cấu tổ chức283.1.4 Cơ cấu nguồn vốn303.2 Thực trạng hoạt động cho vay tại QTDND Trực Thái333.2.1 Quy trình tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân Trực Thái333.2.2 Thực trạng hoạt động cho vay453.2.3 Thực trạng về hiệu quả hoạt động cho vay tại QTDND Trực Thái493.3 Kết quả đạt được523.3.1 Kết quả đạt được523.3.2 Một số hạn chế543.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay tại QTDND Trực Thái553.3.4 Phương hướng, mục tiêu của Qũy năm 2015573.3.5 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại QTDND Trực Thái58PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ664.1 Kết luận664.2 Kiến nghị674.2.1 Đối với Nhà nước674.2.2 Đối với chính quyền địa phương674.2.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước68TÀI LIỆU THAM KHẢO69

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và rèn luyện dưới mái trường Học viện Nôngnghiệp Việt Nam, em đã nhận được sự quan tâm, dạy bảo và giúp đỡ của cácthầy cô giáo, sự động viên của gia đình và bạn bè

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Học viện NôngNghiệp Việt Nam cùng thầy cô của khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh trườngHọc viện Nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là ThS Hoàng Sỹ Thính trong thờigian qua đã giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ QTDND Trực Thái đã nhiệt tìnhgiúp đỡ em trong thời gian thực tập và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóaluận

Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè luôn bên cạnh và độngviên em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này

Cuối cùng em xin chúc thầy, cô sức khỏe và công tác tốt

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Sinh viên

Trần Thị Thương

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ v

DANH MỤC VIẾT TẮT v

PHẦN I.MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

2.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

2.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

2.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN II.TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1 Tổng quan tài liệu 3

2.1.1 Cơ sở lý luận 3

2.1.2 Hiệu quả hoạt động cho vay 14

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay 19

2.2 Phương pháp nghiên cứu 26

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 26

2.2.2 Phương pháp phân tích 26

PHẦN III.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 27

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của QTDND Trực Thái 27

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 28

3.1.3 Cơ cấu tổ chức 28

Trang 3

3.1.4 Cơ cấu nguồn vốn 30

3.2 Thực trạng hoạt động cho vay tại QTDND Trực Thái 33

3.2.1 Quy trình tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân Trực Thái 33

3.2.2 Thực trạng hoạt động cho vay 45

3.2.3 Thực trạng về hiệu quả hoạt động cho vay tại QTDND Trực Thái 49

3.3 Kết quả đạt được 52

3.3.1 Kết quả đạt được 52

3.3.2 Một số hạn chế 54

3.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay tại QTDND Trực Thái 55

3.3.4 Phương hướng, mục tiêu của Qũy năm 2015 57

3.3.5 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại QTDND Trực Thái 58

PHẦN IV.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

4.1 Kết luận 66

4.2 Kiến nghị 67

4.2.1 Đối với Nhà nước 67

4.2.2 Đối với chính quyền địa phương 67

4.2.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Cơ cấu lao động tại quỹ tín dụng theo trình độ học vấn năm2012 –2013 30Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn của QTDND Trực Thái giai đoạn 2012 – 2014 31Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của QTDND Trực Thái giai đoạn 2012 – 2014 32Bảng 3.4: Mức lãi suất tiền gửi và cho vay 44Bảng 3.5: Dư nợ cho vay tại QTDND Trực Thái giai đoạn 2012 – 2014 45Bảng 3.6: Doanh số cho vay theo ngành tại QTDND Trực Thái giai đoạn 2012 – 2014 46Bảng 3.7: Cơ cấu dư nợ của QTDND Trực Thái giai đoạn 2012 – 2014 47Bảng 3.8: Hệ số thu nợ của QTDND Trực Thái năm 2012 – 2014 49Bảng 3.9: Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ của QTDND Trực Thái năm 2012 – 2014.50Bảng 3.10: Hiệu quả sử dụng vốn huy động của QTDND Trực Tháinăm 2012 – 2014 51Bảng 3.11: Vòng quay vốn tín dụng của QTDND Trực Thái năm 2012 – 2014 52

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại QTDND Trực Thái 28

Sơ đồ 3.2: Quy trình cho vay của QTDND Trực Thái 35

Trang 7

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghị quyết 10/NQ-CP (24/4/2012) khẳng định phát triển nông nghiệp làmột trong những nhiệm vụ chủ yếu của Chính Phủ về chương trình thực hiệnchiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 Để hoàn thành nhiệm vụ chungcủa Đảng và Nhà nước đã đề ra trong tiến trình hội nhập, sự phát triển của thịtrường tài chính ở nông thôn là rất quan trọng, trong đó hoạt động tín dụng phảigiữ vai trò nòng cốt tạo vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn Trên báođiện tử của tạp chí Tài chính (17/12/2014), bài báo “Nông nghiệp rộng đườngtiếp cận vốn” khẳng định “Ðể giải quyết vấn đề vốn cho nông nghiệp, nông thôn

và nông dân, bên cạnh những chiến lược, chính sách phát triển nông nghiệp,nông thôn, tái cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu lao động, thì biện pháp trước mắt

có thể thực hiện ngay chính là tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho khu vựcnày thông qua xác lập cơ chế thực thi đơn giản và rõ ràng để rút ngắn khoảngcách giữa chính sách với thực tế triển khai”

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Nam Định nói chung, huyệnTrực Ninh nói riêng có rất nhiều chuyển biến tích cực, đời sống xã hội ngàycàng được nâng cao, năng lực sản xuất, kinh doanh và sức mạnh cạnh tranhcủa hàng hóa được nâng lên Các chỉ tiêu đóng góp cho sự phát triển kinh tế

xã hội của hệ thông Qũy tín dụng nhân dân ngày càng được khẳng định vaitrò quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp tích cực trong việc tạo vốn, hạnchế, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo, làm thay đổi cănbản bộ mặt kinh tế nông thôn

Trang 8

Bên cạnh những thuận lợi, công tác đầu tư mở rộng hoạt động tín dụng,trong suốt thời gian qua gặp không ít khó khăn trong hoạt động cho vay cũngnhư hoạt động kinh doanh Do những biến động bất thường của nền kinh tế và

sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dân Trực Thái”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dân TrựcThái, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Quỹ tíndụng nhân dân Trực Thái

- Đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng

2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động cho vay tại Qũy tín dụng nhân dân Trực Thái

Trang 9

PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan tài liệu

2.1.1 Cơ sở lý luận

2.1.1.1 Những vấn đề cơ bản về quỹ tín dụng

a Khái niệm Quỹ tín dụng nhân dân

QTDND cơ sở là tổ chức tín dụng hợp tác do các thành viên trong địa bàn

tự nguyện thành lập và hoạt động theo quy định của Nghị định 48/2001/NĐ-CPngày 13/8/2001 nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên

Nội dung của Nghị định 48/2001/NĐ-CP, Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ và cải thiện đời sống Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân phải bảo đảm

bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển.

Theo Luật Các Tổ chức tín dụng, Luật số 47/2010/QH12 (16/6/2010),

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống

b Hoạt động chủ yếu của Quỹ tín dụng nhân dân

Huy động vốn

QTDND cơ sở được nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn củathành viên và ngoài thành viên Đối với vốn huy động của thành viên bao gồm

Trang 10

vốn cổ phần xác lập và cổ phần thường xuyên Còn đối với nguồn vốn huy độngtiết kiệm, QTDND cơ sở được nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạncủa thành viên và người ngoài thành viên kể cả cá nhân và tổ chức kinh tế tongđịa bàn và ngoài địa bàn.

QTDND cơ sở được vay vốn của QTDND Trung ương, vay vốn của các

tổ chức tín dụng không phải là Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Ngânhàng Nhà nước như vốn tài trợ của các tổ chức, các nhân trong nước và nướcngoài, các nguồn vốn ủy thác cho vay,…

Cho vay

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao chokhách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhấtđịnh theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

Cho vay là một trong những hoạt động quan trọng nhất của QTDND cơ

sở, đem lại nguồn thu nhập chính cho QTDND cơ sở và cũng là hoạt động có rủi

ro tiềm ẩn cao Hoạt động cho vay an toàn, ôn định sẽ đảm bảo cho sự tồn tại vàphát triển của tổ chức tín dụng nói riêng và thúc đẩy nền kinh tế nói chung Vìvậy, mục tiêu của QTDND nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung khi chovay là phải đảm bảo an toàn nguồn vốn đồng thời đảm bảo khả năng sinh lời củanguồn vốn đó

2.1.1.2 Những vấn đề cơ bản về tín dụng

a Khái niệm tín dụng

Tín dụng theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại là “trên cơ sởlòng tin, nghĩa là người cho vay tin tưởng vào người đi vay sử dụng vốn có hiệuquả và hoàn trả đúng thời hạn cả vốn lẫn lãi”( Nghiệp vụ quỹ tín dụng nhândân,1997)

"Tín dụng" xuất phát từ gốc Latinh Creditium có nghĩa là một sự tintưởng tín nhiệm lẫn nhau, hay nói cách khác đó là lòng tin Theo ngôn ngữ dân

Trang 11

gian Việt Nam thì tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau trên cơ sở có hoàn trả

cả gốc và lãi

Theo Mác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từngười sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về vớimột lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu Theo quan điểm này, phạm trù tíndụng có ba nội dung chủ yếu đó là: tính chuyển nhượng tạm thời một lượng giátrị, tính thời hạn và tính hoàn trả

Như vậy, tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đivay thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng đựơc biểu hiện dưới hìnhthức tiền tệ hoặc hàng hoá Quá trình đó thể hiện qua ba giai đoạn sau:

-Thứ nhất: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay, ở giai đoạn này giátrị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay, ở đây chỉ có một bên nhận giátrị và cũng chỉ có một bên nhượng đi giá trị

-Thứ hai: sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất Người đi vaysau khi nhận được vốn tín dụng, họ được chuyển sử dụng giá trị đó để thoã mãnnhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của mình Tuy nhiên người đi vay chỉ được sửdụng trong một thời gian nhất định mà không được quyền sở hữu giá trị đó

- Thứ ba: đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng Saukhi vốn tín dụng đã hoàn thanh một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thìvốn tín dụng được người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay

Những hành vi tín dụng có thể được diễn ra trực tiếp giữa người thừa vốncần đầu tư với người cần vốn để sử dụng Nhưng thực tế hai người này khó cóthể phù hợp với nhau về quy mô, về thời gian nhàn rỗi và thời gian sử dụng vốn;hoặc cũng có thể phù hợp được thì phải tốn kém chi phí tìm kiếm, nên để thoãđược nhu cầu của hai người thì cần thiết phải có một người thứ ba đứng ra tậptrung được tất cả số vốn của những người tạm thời thừa, cần đầu tư kiếmlãi.Trên cơ sở số vốn tập trung được phân phối cho những người cần vốn để sửdụng dưới hình thức cho vay Người đó không ai khác chính là tổ chức tín dụng,

Trang 12

trong đó QTD cũng là người môi giới trên thị tài chính Việc các Ngân hàngthương mại tập trung vốn dưới hình thức huy động và phân phối vốn dưới hìnhthức cho vay gọi là tín dụng Thực hiện chức năng làm trung gian tín dụng trongnền kinh tế, QTD đã góp phần không nhỏ để giải quyết thoả đáng những bănkhoăn của người có vốn và đáp ứng tốt mọi nhu cầu của người cần vốn…( VănThị Phúc, 2013).

b Phân loại tín dụng

- Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

+ Tín dụng ngắn hạn: là tín dụng có thời hạn cho vay đến 1 năm Đáp ứngnhu cầu vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp về mua nguyên vật liệu, chi phí sản xuất Các khoản tín dụng này rất cótác dụng khi sử dụng làm vốn lưu động hay bổ sung vốn lưu động Đối hộ chănnuôi, trồng trọt quy mô nhỏ, nó giúp hộ mua giống, mua thức ăn, phân bón,…

+ Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn cho vay từ 1 năm đến 5năm Vay vốn để sửa chữa, khôi phục thay thể tài sản cố định hoặc cải tiến kỹthuật hợp lý hóa sản xuất, đổi mới quy trình công nghệ và xây dựng mới nhữngcông trình có thời hạn thu hồi vốn nhanh

+ Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn cho vay trên 5 năm Sửdụng vốn với những công trình quy mô lớn và thời hạn thu hồi vốn lâu

- Căn cứ vào đối tượng tín dụng

+ Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cung cấp nhằm hìnhthành vốn lưu động của doanh nghiệp.Loại tín dụng này được thực hiện chủ yếubằng hai hình thức cho vay bổ sung vốn tạm thời thiếu hụt và chiết khấu chứng

từ có giá

+ Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cung cấp để hình thànhvốn cố định của doanh nghiệp Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thứccho vay trung hạn và dài hạn

- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng

Trang 13

+ Tín dụng sản xuất và lưu động hàng hóa: Là loại tín dụng cung cấp chocác nhà tín dụng để tiến hành sản xuất kinh doanh.

+ Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứngnhu cầu tiêu dùng

- Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cho vay, có các loại tíndụng sau:

+ Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát

ra đều có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp,chiết khấu và bảo lãnh

+ Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vayphát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp Loại hình nàythường được áp dụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòngphẳng với ngân hàng, khách hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và

có uy tín đối với ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự ánsản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ

Ngoài ra để phân loại tín dụng người ta còn căn cứ vào:

- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng là cho vay bất động sản, chovay thương mại dịch vụ, cho vay nông nghiệp, cho vay tiêu dùng

- Căn cứ vào hình thái giá trị tín dụng là cho vay bằng tiền hay cho vaybằng tài sản

- Căn cứ vào mức lãi suất, người ta phân biệt tín dụng thương mại và tíndụng ưu đãi

- Căn cứ vào phương pháp hoàn trả có các hình thức cho vay trả góp, chovay phí trả góp và cho vay hoàn trả theo yêu cầu

- Căn cứ trên phương diện tổ chức

+ Tín dụng chính thức: Là hình thức huy động vốn và cho vay vốn thôngqua các tổ chức tín dụng tài chính tín dụng chính thống có đăng ký và hoạt độngcông khai theo luật hoặc chịu quản lý và giám sát của chính quyền Nhà nước các

Trang 14

cấp Các tổ chức tín dụng chính thống ở Việt Nam bao gồm: Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển Nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàngthương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng nước ngoài, Quỹ tíndụng nhân dân Tuy vậy, người dân ở nông thôn chủ yếu có 3 hình thức sau đây:Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội,Quỹ tín dụng nhân dân.

+ Tín dụng phi chính thống: là tín dụng do các tổ chức, cá nhân nằmngoài các tổ chức chính thức thực hiện Các tổ chức cung cấp này bao gồm giađình và ban bè, người cho vay, người buôn bán, những người cung cấp khác,những tổ chức quay vòng tiết kiệm hoặc tiền tiết kiệm, huy động vốn luânphiên(hụi, họ), bán trả góp và cả việc cầm cố tài sản

2.1.1.3 Hoạt động cho vay tại Qũy tín dụng

a Khái niệm

Hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh quan trọng của các tổ chức tíndụng nói chung và quỹ tín dụng nhân dân nói riêng, nó mang lại lợi nhuận chủyếu cho quỹ tín dụng Trong hoạt động này, quỹ tín dụng nhường quyền sử dụngvốn cho khách hàng trong khoảng thời gian nhất định và đảm bảo được hiệu quảkinh tế, thu hồi được vốn và lãi đúng hạn

Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng cấp cho khách hàng để mở rộng sảnxuất, chăn nuôi, kinh doanh nhỏ lẻ, tiêu dùng,…

b Các đặc trưng cơ bản của hoạt động cho vay

Dựa vào Hướng dẫn 44/CV-TDHT (18/2/2003) về thực hiện “quy chế chovay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” và Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN (3/2/2005) của thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc sửa đổi bổ sungmột số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối khách hàng , hoạtđộng cho vay của QTD có các đặc trưng sau:

Trang 15

 Thời hạn cho vay

Quỹ tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thờihạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốncho vay của Quỹ tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay

 Đối tượng cho vay

- Khách hàng vay tại tổ chức tín dụng là các tổ chức, cá nhân Việt Nam vànước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu

tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục

vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài Trường hợp khách hàng vay vốn đểthực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nướcngoài, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định riêng

- Những nhu cầu vốn không được áp dụng:

+ Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà phápluật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi;

+ Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luậtcấm;

+ Để đáp ứng các nhu cầu chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.+ Số tiền thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước;

+ Số tiền để trả gốc hoặc lãi vay của tổ chức tín dụng khác;

+ Số tiền để trả gốc hoặc lãi vay cho chính Quỹ tín dụng cho vay vốn;+ Số tiền để góp vốn vào Quỹ tín dụng;

+ Các khoản chi phí thuộc nguồn ngân sách cấp;

+ Các công trình xây dựng cơ bản, các công trình phúc lợi công cộng củađịa phương (Xây dựng đường xá, trụ sở Uỷ ban nhân dân, trường học, đườngdây tải điện, trạm xá, )

 Nguyên tắc cho vay

Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

Trang 16

- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợpđồng tín dụng.

- Phải bảo đảm tiền vay theo đúng quy định của Chính Phủ

 Điều kiện cho vay

Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ cácđiều kiện sau:

- Pháp nhân, cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện của hộ giađình, đại diện của tổ hợp tác, thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải cónăng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và cóhiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợpvới quy định của pháp luật

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chínhphủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 Thủ tục cho vay

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng vay vốn gửi cho Quỹ tín dụng Giấy

đề nghị vay vốn và các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn Khách hàngphải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tàiliệu gửi cho Quỹ tín dụng Cụ thể hồ sơ vay vốn bao gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn (Quỹ tín dụng lưu hồ sơ cho vay)

- Dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc phương ánphục vụ đời sống.(đối với những món vay yêu cầu phải có)

- Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị các tài sản làm bảo đảm

nợ vay (đối với những món vay có bảo đảm bằng tài sản)

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đến thời điểm xin vay (đối vớikhách hàng là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân)

Trang 17

 Thẩm định và quyết định cho vay

Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng quy định quyền phán quyết của Giám đốc

và quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phânđịnh rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyếtđịnh cho vay

Nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ phận có liên quan đến quá trình chovay:

+ Lập Báo cáo thẩm định (theo mẫu số 02/TD), trong đó nêu rõ đề xuất vềviệc cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định

Việc thẩm định đối với khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản thực hiệntheo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước

+ Thông báo cho khách hàng về quyết định cho vay hay không cho vaycủa Quỹ tín dụng sau khi có quyết định của Giám đốc

+ Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàngtrong việc hoàn trả nợ vay

- Giám đốc:

+ Có trách nhiệm xem xét Báo cáo thẩm định và toàn bộ hồ sơ do cán bộtín dụng trình lên Trường hợp cần thiết, Giám đốc có thể thẩm định lại hoặcgiao cho cán bộ tín dụng thẩm định tiếp những nội dung cần bổ sung

+ Quyết định cho vay hay không cho vay đối với những món vay thuộcquyền phán quyết của mình Đối với những món vay vượt quyền phán quyết thì

Trang 18

ghi rõ ý kiến của mình và trình Ban tín dụng hoặc Hội đồng quản trị xem xét,quyết định.

+ Ký duyệt hồ sơ cho vay và chuyển toàn bộ hồ sơ lại cho cán bộ tíndụng

+ Chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong trường hợp khách hàngkhông trả được nợ cho Quỹ tín dụng

 Phương thức cho vay

Quỹ tín dụng thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phươngthức cho vay:

- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và Quỹ tín dụng thựchiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng

- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, Quỹ tín dụng và khách hàng xác định vàthoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theonhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức cho vay này áp dụng vớikhách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, sản xuất, kinhdoanh ổn định

- Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước, điều kiện hoạt động kinh doanh của Quỹ tíndụng và đặc điểm của khách hàng vay

 Kiểm tra, giám sát vốn vay

Tổ chức tín dụng có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trìnhvay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng

Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình và thực hiện kiểm tra, giám sát quátrình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểmhoạt động của tổ chức tín dụng và tính chất của khoản vay, nhằm bảo đảm hiệuquả và khả năng thu hồi vốn vay, gửi quy trình kiểm tra giám sát vốn vay củakhách hàng cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Bao gồm các bước sau:

Trang 19

- Kiểm tra trước khi cho vay: là việc kiểm tra hồ sơ vay vốn, thẩm địnhcác điều kiện vay vốn của khách hàng theo quy định;

- Kiểm tra trong khi cho vay: là kiểm tra việc giải ngân theo tiến độ thựchiện của dự án đầu tư, phương án, mục đích sử dụng tiền vay, việc sử dụng vốnvay của khách hàng;

- Kiểm tra sau khi cho vay: là kiểm tra việc sử dụng tiền vay có đúng mụcđích xin vay hay không, hiệu quả sử dụng vốn vay, hiện trạng tài sản bảo đảmtiền vay (đối với món vay có tài sản bảo đảm)

c Các loại hình cho vay

Quỹ tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loạingắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển:

- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng;

- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 thángđến 60 tháng;

- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 thángtrở lên

d Vai trò của hoạt động cho vay

Vai trò của hoạt động cho vay được Lê Văn Chi(17/7/2013) nêu như sau:

- Đối với nền kinh tế

Cho vay góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế Do đặc điểm chovay là quy mô rộng, khách hàng đa dạng và mặt khác nó là hình thức kinh doanhchủ yếu của QTD Với vai trò trung gian tài chính, QTD đóng vai trò là cầu nốivốn cho nền kinh tế, giữa người thừa vốn và người cần vốn để đầu tư

Hoạt động cho vay không những giải quyết được nhu cầu vốn kinh doanh

mà còn góp phần mở rộng sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị, cảitiến khoa học kỹ thuật,…

- Vai trò đối với người đi vay:

Trang 20

Hoạt động cho vay của QTD có các kỳ hạn khác nhau với lãi suất linhhoạt vì thế khách hàng tùy ý lựa chọn kỳ hạn vay và thỏa thuận hình thức lãisuất vay phù hợp với mục tiêu của mình Mặt khác, việc vay vốn giúp kháchhàng tập trung được vốn đồng bộ, giảm chi phí huy động và chủ động trong việchoàn trả gốc và lãi suất theo hợp đồng Bên cạnh đó, việc thỏa thuận giữa QTD

và khách hàng khi hết hợp đồng cho vay tạo điều kiện cho khách hàng tiếp…như trợ giúp vốn, gia hạn hợp đồng

- Đối với quỹ tín dụng

Trong nền kinh tế thi trường, cho vay là chức năng kinh tế cơ bản củaQTD Hoạt động cho vay là hoạt động chứa nhiều tiềm ẩn rủi ro, nhưng nó lại làhoạt động chính của QTD Bên cạnh rủi ro tiềm ẩn thì QTD cho vay thu được lãisuất phù hợp với các khoản vay đó và đó cũng là thu nhập chính của QTD

2.1.2 Hiệu quả hoạt động cho vay

2.1.2.1 Quan niệm về hiệu quả cho vay

Như Đào Thị Phúc(18/7/2013) đã nêu chất lượng của một sản phẩm haymột dịch vụ đều được biểu hiện ở mức độ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng

và lợi ích về mặt tài chính cho người cung cấp Theo cách đó, trong hoạt độngtín dụng ngân hàng, chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả cho vay được thểhiện ở sự thoả mãn như cầu vay vốn của khách hàng, phù hợp với sự phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển củaQTD

Với mỗi bên tham gia vào hoạt động tín dụng thì chất lượng tín dụng lạiđược hiểu một cách khác nhau

- Đối với QTD : Hiệu quả cho vay thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạntín dụng phải phù hợp khả năng thực lực của bản thân Ngân hàng và đảm bảođược tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi

Trang 21

- Đối với khách hàng: Do nhu cầu vay vốn tín dụng của khách hàng là đểđầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nên chất lượng tín dụng đượcđánh giá theo tính chất phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với mứclãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục vay đơn giản, thuận lợi nhưng vẫn đảm bảonguyên tác tín dụng.

- Đối với nền kinh tế: Chất lượng tín dụng được đánh giá qua mức phục

vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm, khai thác cáckhả năng trong nền kinh tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng

- Đối với người đi vay:

Để đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh của kháchhàng, thúc đẩy sản xuất phát triển, bắng các nguồn vốn huy động từ trong xã hội

và thông qua các nghiệp vụ tín dụng, QTD đã cung cấp đủ vốn, đáp ứng kịp thờinhu cầu vốn góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế

- Đối với nền kinh tế:

Để phát triển nền kinh tế tăng thu nhập quốc dân tạo ra tích lũy từ mỗi cánhân, doanh nghiệp Nhà nước thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh sự phát triển của củacác ngành nghề trong nền kinh tế cần thiết phải có vốn, ngược lại nền kinh tếcàng phát triển càng tạo ra nhiều nguồn vốn Từ các nguồn vốn huy động, QTDthông qua các nghiệp vụ tín dụng đã cung cấp vốn cho mọi hoạt động cho quátrình sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế

Trang 22

- Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả cho vay

Hiệu quả cho vay là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh độ thích nghi củaQTD với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của mộtngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển Chính vì vậy, đểđánh giá được ngân hàng đó mạnh hay yếu thì phải đánh giá được chất lượng tíndụng Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, có chỉ tiêu mang tínhđịnh lượng có chỉ tiêu mang tính định tính Dựa vào Giáo trình Nguyên lý vànghiệp vụ ngân hàng thương mại của GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2013), có cácchỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng:

 Chỉ tiêu định tính

- Đảm bảo các nguyên tắc cho vay: Một khoản cho vay chỉ có thể coi là

có hiệu quả khi các nguyên tắc cho vay được tuân thủ triệt để: sử dụng vốn vayđúng mục đích và có hiệu quả, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn Việc tuân thủchặt chẽ các nguyên tắc cho vay vừa là điều kiện cần thiết vừa là sự biểu hiệncủa chất lượng một khoản vay Mục đích sử dụng vốn vay đã ký kết trong hợpđồng tín dụng được cả ngân hàng và khách hàng phân tích, đánh giá kỹ lưỡng cả

về hiệu quả, tính khả thi cũng như mức độ phù hợp với chính sách phát triểnkinh tế xã hội chung của ngành, của địa phương và của cả nước Do vậy việc sửdụng vốn vay đúng mục đích là một trong những điều kiện đảm bảo đạt đượccác mục tiêu đã đề ra ban đầu

- Đảm bảo các chính sách xã hội của Nhà nước trong cho vay: Một yêucầu đối với hoạt động cho vay của ngân hàng là phải đóng góp vào sự phát triểnkinh tế xã hội của vùng của ngành, địa phương và của cả nước Nó được biểuhiện ở sự ổn định của nền tài chính tiền tệ quốc gia, giúp nâng cao năng lực sảnxuất, năng lực công nghệ của khách hàng, giải quyết công ăn việc làm, tăng thunhập, nâng cao mức sống dân cư… Tuy nhiên khi đánh giá tiêu thức này cần căn

cứ vào từng trường hợp cụ thể trong từng thời kỳ chứ không có một tiêu chuẩnđánh giá cụ thể cho từng trường hợp

Trang 23

- Uy tín của QTD: Một ngân hàng có uy tín cao sẽ có khả năng thu hútđược nhiều khách hàng hơn, nếu một ngân hàng có đội ngũ khách hàng đôngđảo, làm ăn có uy tín thì đó là một trong những dấu hiệu chứng tỏ chất lượngcho vay của QTD đó

- Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng:Đối với khách hàng thì điềunày trước hết biểu hiện ở thủ tục đơn giản thuận tiện, cung cấp vốn nhanhchóng, kịp thời, an toàn.Ngoài việc đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu vốnQTD phải thực sự trở thành bạn của khách hàng, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khókhăn đối với khách hàng.Chẳng hạn, trong quá trình xét duyệt cho vay nếu thấyphương án vay vốn của doanh nghiệp có những điểm chưa hợp lý, không khả thithì thay vì từ chối cho vay QTD có thể góp ý, tư vấn cho khách hàng để họ xemxét lại một cách hợp lý

 Chỉ tiêu định lượng

Doanh số cho vay: Doanh số cho vay trong kỳ trong kỳ là tổng số tiền mà

QTD cho khách hàng vay thực tế trong kỳ hay bao gồm tất cả các khoản vayphát sinh trong năm tài chính Chỉ tiêu này cho biết giá trị khoản vay trong năm,thể hiện khả năng cho vay trong năm nhiều hay ít

Doanh số thu nợ: là tổng khoản nợ phát sinh trong kỳ hay các khoản thu

hồi vốn gốc mà khách hàng trả trong năm tài chính kể cả vốn thanh toán kết thúchợp đồng hoặc vốn khách hàng trả một phần

Dư nợ cho vay: là số tiền đang cho khách hàng vay tính đến thời điểm cụ

thể Đây là chỉ tiêu tích lũy thời gian

Dư nợ kỳ này= Dư nợ kỳ trước + DSCV trong kỳ - DSTN trong kỳ

Trang 24

Chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả thu nợ của QTD Phản ánh trong mộtthời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định, QTD sẽ thu về được bao nhiêuđồng vốn Hệ số này càng cao càng tốt.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Dư nợ quá hạn

Tỷ lệ thu nợ đến hạn = - x 100 (% )

Tổng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phảnánh khả năng quản lý tín dụng của QTD trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợcủa ngân hàng đối với các khoản vay

Chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tíndụng tại ngân hàng

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàngcàng kém , và ngược lại

 Hiệu quả sử dụng vốn huy động

Hiệu quả sử dụng vốn= Tổng dư nợ/ tổng nguồn vốn huy động

- Chỉ tiêu này phản ánh QTD cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốnhuy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thểhiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huyđộng hay chưa

- Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêunày lớn hơn 100% thì một mặt phản ánh tình hình cân đối giữa huy động vốn vàcho vay tốt, một mặt đánh giá khả năng huy động vốn của QTDchưa tốt Nếu chỉtiêu này nhỏ hơn 100%, một mặt phản ánh tình hình cho vay chưa tốt, một mặtphản ánh tình hình huy động vốn tốt

Trang 25

Vòng quay vốn tín dụng

Doanh số thu nợ Vòng quay vốn Tín dụng = - (vòng)

Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi

nợ của QTD là nhanh hay chậm Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt

và việc đầu tư càng được an toàn

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay diễn ra giữa hai chủ thể QTD và cá nhân, tổ chức, hộgia đình Bên cạnh đó, hoạt động cho vay nằm trong một môi trường được điềutiết tham gia của Nhà nước bởi các chính sách kinh tế vi mô, pháp luật,… lànhững điều kiện của nền kinh tế Do vậy, để có khoản vay có hiệu quả thì phải

có các điều kiện thuận lợi giữa các bên Theo Lê Thị Hồng Vân(6/8/2013) đãnêu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng:

 Nhân tố QTD

- Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của là một trong những chính sách trong chiến lượckinh doanh của doanh nghiệp Đó là yếu tố đầu tiên tác động dến việc cung ứngvốn cho nền kinh tế

Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạtđộng tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tíndụng Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoảnvay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện Các điềukhoản của chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhaunhư các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của ngân hàng Nhànước, khả năng về vốn của QTD và nhu cầu tín dụng của khách hàng Khi cácyếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo Đối với mỗi khách

Trang 26

hàng, QTD có thể đưa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp Ví dụ như vớicác khách hàng có uy tín với QTD thì QTD có thể cho vay không có tài sản đảmbảo, có hạn mức cao hơn, lãi suất ưu đãi hơn, còn đối với các khách hàng khác,việc có tài sản đảm bảo là cần thiết.

Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảokhả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủphương pháp, đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội.Điều đó cũng có nghĩa chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chínhsách tín dụng của QTD có đúng đắn hay không Bất cứ QTD nào muốn có chấtlượng tín dụng tốt cũng đều phải có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp vớithực tế của QTD cũng như của thị trường

Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho QTD nắm được diễn biếncủa khoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có những hành động điềuchỉnh can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra Việc lựa chọn

và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thốngphòng ngừa hữu hiệu, giảm rủi ro tín dụng, nói cách khác sẽ nâng cao chấtlượng tín dụng

Trang 27

Thu hồi và giải quyết nợ là khâu quyết định đến chất lượng tín dụng Sựnhạy bén của ngân hàng trong việc kịp thời phát hiện những biểu hiện bất lợixảy ra đối với khách hàng cũng như những biện pháp xử lý kịp thời, tư vấn chokhách hàng sẽ giảm thiểu được những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tácdụng tích cực đối với hoạt động tín dụng.

Đồng thời với các bước trong quy trình tín dụng là công tác thu thậpthông tin Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khảnăng phòng chống rủi ro tín dụng càng tốt Thông tin tín dụng có thể thu thậpđược từ rất nhiều nguồn: từ trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, từphòng thông tin tín dụng của các ngân hàng thương mại, qua báo chí, các tổchức nghề nghiệp, qua việc cán bộ tín dụng trực tiếp thu thập tại cơ sở sản xuấtkinh doanh của khách hàng, qua báo cáo tài chính của khách hàng

Quy trình tín dụng của QTD không mang tính cứng nhắc Đối với mỗikhách hàng khác nhau, ngân hàng có thể chủ động, linh hoạt,thực hiện các bướctrong quy trình tín dụng cho phù hợp Ví dụ như đối với các dự án lớn, bướcphân tích là rất quan trọng Thậm chí có trường hợp quá phức tạp, QTD phảithành lập tổ thẩm định riêng Đối với những món vay tiêu dùng, việc giám sátmục đích sử dụng vốn cần được chú trọng nhiều hơn

Trang 28

- Phẩm chất và trình độ cán bộ

Chất lượng đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành bại tronghoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nóiriêng Sỡ dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọikhâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng

Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinhthần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tíndụng Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công củacông tác tín dụng Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng,

có kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định được tínhchân thực của các báo cáo taì chính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo củakhách hàng (như sửa chữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tàisản thế chấp đi vay ở nhiều nơi ) từ đó phân tích được khả năng quản lý và nănglực thực sự của khách hàng để quyết định có cho vay hay không

Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môitrưòng kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thịtrường…dự đoán trước được những biến động có thể xẩy ra từ đó tư vấn lại chokhách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp

- Kiểm soát nội bộ

Thông qua kiểm soát nội bộ giúp cho nhà lãnh đạo QTD nắm được tìnhhình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, phát hiện những thuận lợi, khó khăn,sai trái từ đó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời

Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành những quy định, thể lệ,chính sách và mức độ phát hiện kịp thời các sai sót cũng nguyên nhân dẫn đếnnhững lệch lạc trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng

- Tình hình huy động vốn

Tình hình huy động vốn ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.Vốn huy độngngắn hạn là nguồn chủ yếu để cho vay ngắn hạn, vốn huy động trung dài hạn là

Trang 29

nguồn chủ yếu để cho vay trung dài hạn Vốn huy động càng lớn, QTD càng cókhả năng cho vay, mở rộng hoạt động tín dụng Nếu ở QTD không có sự phùhợp về kỳ hạn giữa nguồn huy động và cho vay mà không dự kiến được nguồn

bù đắp thì rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra

 Nhân tố khách hàng

Khách hàng là người lập phương án, dự án xin vay và sau khi được QTDchấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh Vìvậy, khách hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

- Sự trung thực của khách hàng

Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng củaQTD Nếu các doanh nghiệp vay vốn QTD không cung cấp các số liệu trungthực, vi phạm chế độ kế toán thống kê đã được ban hành thì sẽ gây khó khăn chongân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản

lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn

Nếu khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tượng kinhdoanh, không đúng với phương án, mục đích khi xin vay thì sẽ không trả được

nợ dúng hạn

Trang 30

- Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng

Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thái khácnhau: do thiên tai, hoả hoạn, do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, là nạnnhân của sự thay đổi chính sách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cắp…Ví dụnhư giá bán nguyên vật liệu tăng vọt nhưng giá bán sản phẩm không thay đổi sẽlàm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, ảnh hưởng đến việc trả nợ QTD Nếudoanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm lên thì sẽ bị khó khăn trong việc tiêu thụsản phẩm, khả năng thu hồi vốn chậm, dễ dàng vi phạm việc trả nợ QTD về mặtthời hạn

- Tài sản đảm bảo

Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng(có thể là tài sản đảm bảo hoặc tín chấp) Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều tài sảncủa các pháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sỡ hữu Tài sản cố địnhphần lớn là nhà xưởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ tiêu chuẩn thế chấp.Trong khi đó nhu cầu vay vốn QTD là rất lớn Như vậy nếu cho vay theo đúngchế độ thì hầu hết các doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay hoặc đượccho vay nhưng không đáng kể

 Nhân tố ngoài QTD

- Môi trường kinh tế

Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệbiện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt độngkinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnhvực còn lại Hoạt động của QTD có thể được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnhvực khác nhau của nền kinh tế Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh

tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của QTD- đặc biệt là hoạt động tíndụng

Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rấtlớn tới chất lượng tín dụng Một nền kinh tế ổn định tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ

Trang 31

tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lượng cao Tức là các doanh nghiệphoạt động trong một môi trường ổn định thì khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn,

từ đó mà có thể trả vốn và lãi cho QTD Ngược lại khi nền kinh tế biến động thìcác doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cũng thất thường ảnh hưởng đến thunhập của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của QTD

- Những nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước

Các chính sách của nhà nước ổn định hay không ổn định cũng tác độngđến chất lượng tín dụng Khi các chính sách này không ổn định sẽ gây khó khăncho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gây trở ngại chongân hàng khi thu hồi nợ và ngược lại

Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế.Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, hay thay đổi sẽ làm cho hoạt động kinhdoanh gặp khó khăn Ngược lại nếu nó phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạomột môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuậnlợi và đạt kết quả cao

- Môi trường xã hội

Quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lòng tin Nó là cầu nối giữangân hàng và khách hàng Đạo đức xã hội ảnh hưởng tói chất lượng tín dụng.Trong trường hợp đạo đức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ làmgiảm chất lượng tín dụng Hơn nữa trình độ dân trí chưa cao, kém hiểu biết vềhoạt động QTD cũng sẽ làm giảm chất lượng tín dụng

- Môi trường tự nhiên

Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên nhưthiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất…), hoả hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt độngsản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quanđến nông nghiệp, thuỷ sản, hải sản.Vì vậy khi môi trường tự nhiên không thuậnlợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảm chất lượng tín dụng củaQTD

Trang 32

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu trực tiếp từ Qũy tín dụng

- Tổng hợp các thông tin những tư liệu tín dụng tại Qũy tín dụng, sáchbáo, internet,…

- Phương pháp thu thập số liệu trên báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý,

sổ kế toán, báo cáo tài chính các năm 2012, 2013, 2014

2.2.2.1 Phương pháp thống kê kinh tế

Tiến hành điều tra và thu thập số liệu Tổng hợp và hệ thống hóa tài liệuchủ yếu bằng phương pháp phân tổ thống kê, phân tích tài liệu thu thập trên cơ

sở đánh giá mức động của hiện tượng, tình hình biến động của hiện tượng

2.2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, các bảng biểu số liệu vàdiễn tả bằng lời văn để phân tích thực trạng hoạt động cho vay và những biệnpháp QTD đã thực hiện trong thời gian qua

2.2.2.3 Phương pháp so sánh

Được sử dụng để so sánh mức độ đạt được của từng chỉ tiêu qua các nămthấy được sự tăng giảm của hiện tượng Từ đó, tìm ra nguyên nhân của hiệntượng tăng giảm đó

Trang 33

PHẦN III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của QTDND Trực Thái

Nam Định là một trong 14 tỉnh thí điểm thành lập quỹ TDND theo quyếtđịnh 390/Ttg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ về “triển khai đề án thíđiểm thành lập QTDND” với mục tiêu hình thành một hệ thống tín dụng nôngthôn để cung cấp các dịch vụ ngân hàng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng tự quản

lý, tự chịu trách nhiệm Thông qua việc huy động vốn và cho vay hệ thống quỹtín dụng nhân dân đã góp phần phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vựcnông nghiệp nông thôn, xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của nhân dân,hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi

Nhận thức vai trò, nhiệm vụ, tác dụng của QTDND trong sự nghiệp pháttriển chung của nền kinh tế đất nước và khu vực nông thôn nói riêng, QTDNDTrực Thái được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 31/12/1996.Tháng 7/2002 QTDND Trực Thái được cấp giấy phép kinh doanh và được đánhgiá là phát triển tương đối tốt và ổn định, an toàn Sau hơn 15 năm hoạt động vàphát triển, QTDND Trực Thái đã giải quyết nhiều lao động trong xã Trực Thái

và ngoài xã, tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống để xóa đói, giảm nghèo,hạn chế cho vay nặng lãi, bảo đảm an ninh nông thôn

Tên giao dịch: HTX TÍN DỤNG TRỰC THÁI

Địa chỉ: Xã Trực Thái, Huyện Trực Ninh, Nam Định

Giám đốc: Phạm Văn Phi

SĐT: (0350)3884057

Trang 34

+ Cho vay lưu vụ

+ Cho vay thực hiện nhu cầu đời sống

+ Cho vay tiêu dùng

3.1.3 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại QTDND Trực Thái

- Đại hội thành viên: là nơi có quyền quyết định cao nhất của QTDND,được tổ chức hàng năm để tổng kết hoạt động trong năm Là cơ quan cao nhất

có quyền thông qua điều lệ bầu ra hội đồng quản trị, ban kiểm soát,… và đề raphương hướng hoạt động kinh doanh vào năm tiếp theo

Đại hội thành viên

Hội đồng quản trịBan giám đốc

Ban kiểm soát

Trang 35

- Hội đồng quản trị: Do hội đồng thành viên bầu ra và hoạt động nhiệm kỳ

5 năm với số lượng thành viên là 3 người Tổ chức thực hiện các nghị quyết củaĐại hội thành viên, quyết định những vấn đề về tổ chức và hoạt động của quỹ vàchịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đại hội thành viên và trướcpháp luật

+ Chủ tịch hội đồng quản trị: là người đại diện cho Quỹ tín dụng nhândân trước pháp luật, là người tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng quản trị,triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng quản trị, phân công và theo dõicác thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nghị quyết Đại hội thành viên vàquyết định của Hội đồng quản trị, đôn đốc và giám sát việc điều hành của Giámđốc QTDND

- Ban kiểm soát: do Đại hội thành viên bầu trực tiếp, chịu trách nhiệmgiám sát và kiểm tra mọi hoạt động của QTDND về tài chính, kế toán, phân phốithu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ của Quỹ tín dụng nhân dân, sửdụng tài sản và các khoản hỗ trợ của Nhà nước, tiếp nhận và giải quyết khiếunại, tố cáo có liên quan đến hoạt động của quỹ,…

- Giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệmtrước Hội đồng quản trị điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyềnhạn được giao Quản lý phân công, sử dụng lao động của Qũy hiệu quả, hợp lý

Ký các báo cáo, văn bản, hợp đồng, chứng từ, trình Hội đồng quản trị các báocáo về tình hình và kết quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Chuẩn bị báocáo hoạt động, báo cáo quyết toán, dự kiến phân phối lợi nhuận, phương án xử

lý lỗ, phương án xử lý rủi ro (nếu có) và xây dựng phương hướng hoạt động củanăm tới để Hội đồng quản trị xem xét và trình Đại hội thành viên

- Tín dụng: là bộ phận chuyên môn trong QTDND được cơ cấu gồm 2người và là bộ phận chuyên tiếp xúc với khách hàng để thực hiện các hoạt độngcủa quỹ như huy động vốn, tín dụng,…

Trang 36

- Kế toán: gồm 2 người, 1 kế toán trưởng và 1 kế toán phụ trách tiền vay,trong đó nhiệm vụ được phân công cụ thể như sau:

+ Kế toán tiền vay: làm nhiệm vụ quản lý hồ sơ cho vay, theo dõi vàthanh toán việc thu nợ lãi và gốc vay với khách hàng, kiểm tra tính pháp lý của

hồ sơ vay vốn căn cứ vào hợp đồng, kế toán lập kế hoạch thu nợ hàng tháng,trình giám đốc để giao cho bộ phận tín dụng thực hiện nghiệp vụ thu nợ và giámsát tiến độ thu nợ kịp thời trình giám đốc để có biện pháp xử lý

+ Kế toán trưởng: phụ trách chuyên tiền gửi và các nhiệm vụ còn lại của

kế toán như quản lý thu chi, mở sổ sách hạch toán, thực hiện chế độ báo cáo,quản lý và lưu trữ hồ sơ chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật

- Thủ quỹ: gồm 1 người, quản lý thu chi, tiền tại quỹ hằng ngày Có tráchnhiệm thu tiền mặt hàng ngày tại quỹ, lập sổ nhật ký quỹ riêng, cuối ngày kiểmtra cộng sổ đối chiếu với bộ phận kế toán nhằm phát hiện sai sót, kịp thời để sửachữa

Bảng 3.1: Cơ cấu lao động tại quỹ tín dụng theo trình độ học vấn

3.14 Cơ cấu nguồn vốn

Trước những biến động kinh tế của năm 2012 đã ảnh hưởng ít nhiều lênhoạt động huy động vốn các tổ chức tín dụng trong đó có các quỹ tín dụng nhândân huy động vốn chủ yếu từ nguồn tiền nhàn rỗi của người dân sản xuất nôngnghiệp là chính

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn của QTDND Trực Thái giai đoạn 2012 – 2014

Trang 37

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Số tiền

CC (%)

Số tiền

CC (%)

Số tiền

CC (%) 13/12 14/13 BQC

Vốn điều lệ 1.680 7,37 2.191 7,68 2.336 7,37 130,42 106,63 117,92 Vốn huy

động 21.112 92,63 21.837 76,55 29.350 92,63 103,43 134,40 117,91

Tổng 22.792 100,00 28.528 100 31.686 100 125,17 111,07 117,91

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2012- 2014)

Qua bảng 3.2, ta thấy tổng nguồn vốn qua 3 năm có xu hướng tăng Năm

2013 tổng nguồn vốn tăng 125,17% so với năm 2012, lý do tổng nguồn vốn tăngcao như vậy là vốn điều lệ và quỹ của quỹ tăng 130,42% và vốn huy động từngười dân cũng tăng 103,43% Bên cạnh đó, nhu cầu cần vay vốn của người dâncao nên quỹ đã quyết định đi vay quỹ tín dụng khác để bổ sung nguồn vốn củaquỹ để giải quyết các khoản vay

Năm 2014, tuy quỹ phải trả khoản vay năm 2013 nhưng tổng nguồn vốntăng 111,07% so với năm 2013 trong đó vốn huy động và quỹ tăng 106,63%,vốn huy động tăng 134,4% Nguyên nhân chủ yếu năm 2014 giá vàng giảmmạnh, người dân có xu hướng gửi tiết kiệm

Nhìn chung qua 3 năm, tổng nguồn vốn tăng 117,91% trong đó vốn điều

lệ tăng 117,92%, vốn huy động tăng 117,91%

 Nguồn vốn huy động

Huy động vốn và cho vay là nghiệp vụ quan trọng đối với quỹ tíndụng, nó qua lại mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Để đáp ứng cáckhoản vay của khách hàng thì nguồn vốn của quỹ không thể đáp ứng hết được,quỹ cần huy động khoản tiền nhàn rỗi của người dân để bổ sung nguồn vốn làchủ yếu Nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn củaquỹ Nhìn bảng 3.2, năm 2012 và năm 2014 vốn huy động năm luôn chiếm hơn90% tổng nguồn vốn, nă 2013 do quỹ quyết định đi vay nên vốn huy động chỉ

Trang 38

chiếm 76,55% Để đạt đạt những thành tựu này, quỹ đã áp dụng nhiều chủtrương chính sách phù hợp Quỹ đạt được những thành tựu như sau:

Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của QTDND Trực Thái

CC (%)

Số tiền

CC (%) 13/12 14/13 BQC

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản kế toán năm 2012- 2014)

Nhìn bảng 3.3, vốn huy động chủ yếu của quỹ trong 3 năm qua là tiền gửi

có kì hạn dưới 12 tháng luôn chiếm trên 85% tổng nguồn vốn huy động, còn tiềngửi tiết kiệm trên 12 tháng chiếm hơn 10%, quỹ không có khoản tiền huy động

từ tiền gửi tiết kiệm không kì hạn Qua 3 năm, tiền gửi có kỳ hạn tăng 117,91%trong đó tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 117,39% và tiền gửi có kỳ hạntrên 12 tháng tăng 121,1% Cụ thể:

Năm 2013 tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng tăng 103,44% so với năm

2012 nhưng tiền gửi có kì hạn trên 12 lại giảm 4,34% Năm 2012 và năm 2013

do kinh tế trì trệ, sản xuất kinh doanh khó khăn nên người dân có xu hướng gửitiết kiệm, nhưng đồng thời người dân có xu hướng gửi trong thời hạn dưới 12tháng để xoay tiền nhanh chóng khi cần

Năm 2014, nguồn vốn huy động của quỹ tăng nhanh nguyên nhân chủ yếu

là giá vàng giảm mạnh, người dân có xu hướng gửi tiết kiệm hơn là đầu tư vàngtích trữ Tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng tăng 134,4%, có kì hạn trên 12 thángtăng 153,3% so với năm 2013

Ngày đăng: 14/12/2017, 22:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w