1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân cộng hòa- hải dương

52 1,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 540,5 KB

Nội dung

Vì vậy, việc nghiên cứu đưa ragiải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay là hết sức cần thiết không chỉvới QTD mà các NHTM Xuất phát từ yêu cầu đó, sau quá trình thực tập tại Quỹ tí

Trang 1

M ỤC LỤC C L C ỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I: 7

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 7

1.1 Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng 7

1.1.1 Khái niệm về quỹ tín dụng nhân dân 7

1.1.2 Khái niệm về hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng 8

1.1.3 Các đặc trưng cơ bản của hoạt động cho vay 8

1.1.4 Các loại hình cho vay 9

1.1.5 Vai trò của hoạt động cho vay 9

1.2 Chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân 11

1.2.1 Khái niệm về chất lượng hoạt động cho vay 11

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động cho vay 11

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay 13

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động cho vay của quỹ tín dụng 15

CHƯƠNG II: 19

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CỘNG HÒA 19

2.1 Khái quát về quỹ tín dụng nhân dân Cộng Hòa 19

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của QTDND Cộng Hòa 19

2.1.1.1 Lịch sử hình thành quỹ tín dụng Cộng Hoà 19

2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Quỹ tín dụng nhân dân Cộng Hòa 19

2.1.1.3 Lĩnh vực kinh doanh 20

2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức 21

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh QTDND Cộng Hòa năm 2008-2010 23

2.1.2.1 Tình hình nguồn vốn của QTD 23

2.1.2.2 Tình hình sử dụng vốn 27

2.2 Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay tại QTDND Cộng Hòa 31

2.3 Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay 39

2.3.1 Kết quả đạt được 39

Trang 2

2.3.2 Những hạn chế về chất lượng cho vay 40

CHƯƠNG III: 43

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CỘNG HÒA 43

3.1 Định hướng phát triển của quỹ tín dụng nhân dân Cộng Hòa trong những năm tới .43

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dân Cộng Hòa 44

3.3 Một số kiến nghị 49

KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 QTD : Quỹ tín dụng

2 QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân

3 Quỹ : Quỹ tín dụng nhân dân Cộng Hòa

4 NHNN : Ngân hàng nhà nước

5 NNNN&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

6 QTDTW : Quỹ tín dụng trung ương

7 ĐHTV : Đại hội thành viên

8 HĐQT : Hội đồng quản trị

9 BKS : Ban kiểm soát

10 NHTM : Ngân hàng thương mại

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức tại quỹ tín dụng 21

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn của QTD qua các năm 24

Bảng 2.2 Cơ cấu vốn huy động của QTD từ tiền gửi dân cư các năm qua: 25

Bảng 2.3 Nguồn vốn vay QTD TW 27

Bảng 2.4 Hoạt động cho vay tại Quỹ qua các năm 29

Bảng 2.5 Kết quả thu chi qua các năm 30

Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ của QTD Cộng Hoà qua các năm 33

Bảng 2.7 Mối tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn 36

Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ 37

Bảng 2.9 Thu nhập từ hoạt động cho vay 38

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Hải Dương nói chung và huyệnKim Thành nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống kinh tế xã hội ngàycàng được mở rộng nâng cao, năng lực sản xuất, kinh doanh và sức mạnh cạnhtranh của hàng hoá được nâng lên Đóng góp của hệ thống quỹ tín dụng nhân dântrên địa bàn tỉnh Hải Dương trong sự nghiệp phát triển chung này là rất đáng kể,với vai trò là người đi vay và người cho vay hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đã

có nhiều thay đổi tích cực phù hợp với với thực tiễn Quỹ tín dụng nhân dânCộng Hoà trong thời gian qua cũng đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chungcủa hệ thống và phát triển nền kinh tế

Bên cạnh những thuận lợi, công tác đầu tư mở rộng hoạt động tín dụng,trong thời gian qua gặp không ít khó khăn trong hoạt động cho vay cũng nhưhoạt động kinh doanh Do những thay đổi bất thường của nền cùng sự cạnh tranhngày càng gay gắt của các ngân hàng thương mại Vì vậy, việc nghiên cứu đưa ragiải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay là hết sức cần thiết không chỉvới QTD mà các NHTM

Xuất phát từ yêu cầu đó, sau quá trình thực tập tại Quỹ tín dụng Cộng

Hoà, em quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dân Cộng Hoà- Hải Dương” để làm chuyên đề

tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề được kết cấu làm 3 chương:Chương I: Lý luận chung về chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tíndụng nhân dân

Chương II: Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụngnhân dân Cộng Hoà

Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tíndụng nhân dân Cộng Hoà

Do thời gian tìm hiểu và khà năng trình độ còn hạn chế, thời gian thực tậpnghiên cứu vấn đề không nhiều nên chuyên đề của em không tránh khỏi những

Trang 6

thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý nhận xét của các thầy cô nhằm tạođiều kiện giúp em có thể sử chữa những sai sót, từ đó giúp em có được hiểu biếtđầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo- TS Cao Thị Ý Nhi, thầy cô giáo khoaNgân hàng tài chính trường đại học kinh tế quốc dân, cùng ban lãnh đạo Quỹ tíndụng nhân dân Cộng Hoà đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thựctập vừa qua

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 7

CHƯƠNG I:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI

QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

1.1 Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng

1.1.1 Khái niệm về quỹ tín dụng nhân dân

Nước ta một nước nông nghiệp nên nông nghiệp và nông thôn có vị tríchiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước Để thực hiệnCông nghiệp hóa- Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, Nhà nước đã có nhiều cốgắng mở rộng hoạt động của các NHTM và một số biện pháp hỗ trợ tín dụngkhác nhưng khu vực nông thôn vẫn thiếu vốn trầm trọng và người nông dân chưađược tiếp cận thường xuyên liên tục Thông qua hoạt động của QTDND cácthành viên có điều kiện thuận lợi để vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, giảiquyết vấn đề việc làm cho người nông dân, đồng thời thúc đầy việc khôi phục và

mở rộng các ngành nghè truyền thống và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpnông thôn

Hệ thống QTDND được thành lập vào 27/3/1993 theo quyết định số390/TTG của Thủ tướng chính phủ với mục tiêu hình thành một hệ thống tíndụng nông thôn đủ mạnh để cung cấp các dịch vụ ngân hàng trên cơ sở tựnguyện, bình đẳng, tự quản lý, tự chịu trách nhiệm Đồng thời, QTDND còn cónhiệm vụ quan trọng trong việc huy động và đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt độngsản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức hợp tác, hoạt động theo luậtcác tổ chức tín dụng và luật hợp tác xã, theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tựchịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, thực hiện mục tiêu chủ yếu làtương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh tập thể, giúp nhau thựchiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đờisống Đồng thời, quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo bù đắp chi phí và có tíchlũy để phát triển

QTD là mô hình gần gũi nhất với những địa phương có những cá nhân, hộnông dân cũng như doanh nghiệp nhỏ hoạt động trên địa bàn Tuy các dịch vụtrong quỹ không đa dạng như NHTM nhưng nó có thể đáp ứng được nhữngnghiệp vụ tín dụng của các địa phương cũng như hoạt động huy động vốn

Trang 8

Khái niệm về hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng

Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản của các tổ chức tín dụng và quỹ tíndụng nhân dân không nằm ngoài điều đó; nó là hoạt động mang lại lợi nhuận choyếu cho quỹ tín dụng Trong hoạt động này quỹ tín dụng nhường quyền sử dụngvốn cho khách hàng trong khoảng thời gian nhất định với những nguyên tắc vàđiều kiện nhất định về lãi suất, thời gian hoàn trả, tài sản đảm bảo…

Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng cấp cho khách hàng để mở rộng sảnxuất chăn nuôi, kinh doanh nhỏ lẻ, tiêu dùng

1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của hoạt động cho vay

- Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay được xác định phù hợp thời hạn thu hồi vốn của dự án, khảnăng trả nợ của khách hàng và tính chất của nguồn vốn vay

Tại quỹ tín dụng thì thời hạn cho vay chủ yếu dưới 12 tháng, trên 12 tháng rất

ít Bởi quỹ chủ yếu tài trợ cho dự án sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi theo mùa

vụ, kinh doanh nhỏ lẻ tại địa bàn xã

- Đối tượng cho vay

QTDND đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên, trừ những nhu cầu vayvốn sau đây không được áp dụng:

Để mua sắm hình thành tài sản pháp luật cấm

Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch trái pháp luậtĐáp ứng nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm

Số tiền thuế phải nộp, số tiền gốc, lãi vay của tổ chức tín dụng khác

Số tiền để góp vào quỹ tín dụng

Các khoản chi phí thuốc ngân sách cấp

Công trình xây dựng cơ bản, công trình phúc lợi công cộng của địaphương

- Nguyên tắc và điều kiện vay vốn

+ Khách hàng muốn vay vốn tại quỹ tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

- Phải hoàn trả tiền vay và lãi theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợpđồng tín dụng

- Phải đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ, Ngân hàng nhànước

Trang 9

+ Tổng dư nợ khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Quỹ tín dụngtrừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ nguồn ủy thác của Chính phủ vàkhoản cho vay cầm cố từ sổ tiền gửi do chính quỹ phát hành

+ Các thành viên vay vốn phải đảm bảo các điều kiện:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo quy định của pháp luật

- Có nhu cầu vay vốn phù hợp với chương trình phát triển kinh tế, xã hộiđịa phương

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có hiệu quả

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ

và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước

1.1.3 Các loại hình cho vay

Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cho vay đối các thành viên trong quỹ và các

hộ nghèo không phải là thành viên trong địa bàn hoạt động của quỹ tín dụngnhân dân cơ sở Việc cho vay thực hiện dưới 2 hình thức:

- Cho vay ngắn hạn ( dưới 12 tháng): là loại hình cho vay bổ sung vốn thiếuhụt về vốn lưu động cho khách hàng vay hoạt đôngj sản xuất kinh doanh

và vay tiêu dùng Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong quỹ tín dụng

- Cho vay trung và dài hạn: được thực hiện với các dự án đầu tư cơ bản, dự

án xây dụng hạ tầng, mua sắm tài sản cố định…

1.1.4 Vai trò của hoạt động cho vay

- Đối với cá nhân hộ gia đình

Bất kỳ hình thức sản xuất kinh doanh nào mà không cần đến vốn, và nhất

là trong nền kinh tế không ngừng vận động, nhu cầu con người ngày càng cao.Chính vì thế, sản xuất kinh doanh cũng phải mở rộng, thay đổi công nghệ để đạthiệu quả cao Những năm qua vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước cũng đã đếnvới tay người dân nhưng con số này vẫn còn hạn chế Do đó vốn chủ yếu dùng đểsản xuất kinh doanh chính là vốn vay Hoạt động cho vay đã là cầu nối dẫn vốn

từ quỹ tín dụng tới người co nhu cầu vốn

Hoạt động cho vay đã giúp những người nông dân có thêm vốn mạnh dạn

mở rộng sản xuất chăn nuôi, phát triển kinh tế Các giúp hộ kinh doanh có thêmvốn mở rộng và đầu tư kinh doanh có hiệu quả cao Trong những năm qua thìhoạt động cho vay không chỉ giúp cho việc sản xuất kinh doanh mà nó còn thỏa

Trang 10

mãn nhu cầu cải thiện đời sống đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của cuộc sống nhưxây sửa nhà, mua sắm phương tiện đi lại…

- Đối với nền kinh tế

Hoạt động cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế quốc dân, điềuhòa lượng cung cầu vốn cho nền kinh tế Hoạt động cho vay làm nhiệm vụ dẫnvốn từ nơi thừa tới nơi cần vốn; từ nhà tiết kiệm sang nhà đầu tư sản xuất kinhdoanh, phục vụ phát triển kinh tế

Do việc tập trung được vốn và điều hòa cung cầu vốn trong nền kinh tế,hoạt động cho vay góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng đầu tư pháttriển kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- nôngnghiệp- dịch vụ Các khoản cho vay đã cung cấp cho các ngành một lượng vốnphát triển có chiểu sâu, đầu tư trọng điểm, tập trung phục vụ sản xuất kinh doanhnhất là nông nghiệp Có được nguồn vốn cá nhân hộ gia đình đã có thêm độnglực để phát triển, tạo hiệu quả kinh tế bền vững lâu dài, góp phần thúc đẩy tốc độchuyển dịch cơ cấu kinh tế định hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa

Bên cạnh đó, các khoản vay có vai trò tạo nguồn vốn thực hiện xây dựngmới, hiện đại hóa sản xuất, mua sắm trang thiết bị thúc đẩy nền sản xuất tiêu thụtrong nước

Hoạt động cho vay tạo điều kiện phát triển kinh tế trong nước, ổn định lưuthong tiền tệ, là nhịp nối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau

- Đối với QTD

Hoạt động cho vay của QTD trong cơ chế thi trường, canh tranh gay gắtđòi hỏi cần được quan tâm bởi đây là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu choQTD Hơn nữa, đây là hoạt động mang tính cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chứctín dụng Trong những năm gần đây, nền kinh tế thi trường vận động trong điềukiện nền kinh tế mở với nhu cầu mở rộng quy mô, chính sách ưu đãi phát triểnnông nghiệp nông thôn, tiến tới đổi mới toàn bộ nền kinh tế đã cho thấy nhu cầuvốn là cấp thiết và quan trọng Nguồn vốn này tạo cho thành viên có vốn ổn địnhsản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, cải tiến trang thiết bị, phương pháp sảnxuất tạo ra năng suất cao Đây là điều kiện để quỹ tín dụng mở rộng phạm vi,điều kiện hoạt động của mình và ngày càng khẳng định vai trò và vị trí của mìnhtrong nền kinh tế

Mặt khác, hoạt động cho vay là cách thức khả thi để giải quyết nguồn vốnhuy động dư thừa tại quỹ, nói cách khác đó là việc dẫn vốn của quỹ tín dụng Vì

Trang 11

vậy, hoạt động cho vay phải được tăng cường để có thể tham gia nhiều hơn nữatrong công cuộc cộng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

1.2 Chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân

1.2.1 Khái niệm về chất lượng hoạt động cho vay

Trong bất kỳ nền kinh tế cạnh tranh nào cá nhân hay tổ chức kinh doanhnào muốn đứng vững thì phải cải thiện chất lượng kinh doanh là một tất yếu

Các tổ chức tín dụng nói chung và quỹ tín dụng nhân dân nói riêng cũng làmột tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế với mặt hàng đặc biệt là tiền tệ Chính

vì thế không lý do gi mà quỹ tín dụng lại không quan tâm đến chất lượng kinhdoanh của mình Một trong hoạt động cơ bản của quỹ tín dụng là hoạt động chovay Vậy chất lượng hoạt động cho vay là gì ?

Chất lượng hoạt động cho vay là sự thỏa mãn yêu cầu hợp lý, hợp phápcủa khách hàng Đồng thời, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội theo con đườngđổi mới đất nước và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của quỹ tín dụng Đơn giảnhơn đó chính là vốn cho khách hàng vay được đưa vào quá trình sản xuất kinhdoanh hợp lý tạo ra một số tiền lớn thông qua đó ngân hàng thu được cả gốc vàlãi đúng thời hạn, bù đắp được chi phí và có lợi nhuận

Chất lượng hoạt động cho vay được thể hiện qua nhiều tiêu chí khác nhaunhư: mức độ an toàn vốn, mức độ thích nghi của QTD với sự thay đổi của môitrường kinh tế, khả năng thu hút khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện Ngoài

ra, chất lượng tín dụng còn thể hiện qua hiệu quả hoạt động các dự án vay vốnsản xuất kinh doanh, tình trạng xóa đói giảm nghèo và tốc độ tăng trưởng kinh tế

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động cho vay

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang nền kinh

tế thi trường, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay sẽ mang lại nhiều lợi íchcho khách hàng, quỹ tín dụng và nền kinh tế

Đối với quỹ tín dụng:

Quỹ tín dụng là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, một mặt đáp ứngvốn cho nền kinh tế, mặt khác tìm kiếm lợi nhuận và mong muốn lợi nhuận ngàycàng tăng cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác Hoạt động cho vay củaquỹ tín dụng mang lại một khoản lợi nhuận hấp dẫn hơn nữa nó cũng là vũ khícạnh tranh có hiệu quả với các tổ chức tín dụng khác nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro.Các NHTM hay quỹ tín dụng nhân dân đều mong muốn quản lý được các khoảnvay của mình sao cho nó mang lại thu nhập lớn nhất và rủi ro thấp nhất Việc

Trang 12

nâng cao chất lượng hoạt động cho vay sẽ tạo ra khoản lợi nhuận ổn định giúpcho quỹ thực hiện mục tiêu mở rộng quy mô, thu hút khách hàng, tăng sức cạnhtranh trên thị trường Ngoài ra, đối với khách hàng đã vay vốn, sử dụng vốn tốthiệu quả sản xuất kinh doanh tăng sẽ lại có nhu cầu phát triển hơn nữa Từ đó lạitìm đến quỹ để hợp tác trong hợp đồng tín dụng mới

Chất lượng hoạt động cho vay tốt giúp quỹ tín dụng tạo thế mạnh, sứccạnh tranh, tạo thuận lợi cho sự tồn tại phát triển lâu dài, củng cố mối quan hệ xãhội Có thể nói việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay là sự cần thiết kháchquan vì sự tồn tại và phát triển

Đối với khách hàng vay vốn:

Khi được quỹ cho vay một số vốn làm ăn, mở rộng sản xuất kinh doanh đãđạt được kết quả như mong muốn Đó cũng chính là cơ sở để khách hàng tồn tại

và phát triển hơn nữa Trong công cuộc đổi mới công nghệ sản xuất, mở rộngquy mô giảm dần cái nghèo trong nông nghiệp thì khoản vốn để thực hiện điềunày rất khó Việc tiết kiệm thì cần phải có thời gian, mặt khác đã sản xuất nhỏ béthì tiết kiệm đến bao giờ, hơn nữa việc vay trong gia đình cũng hạn chế vì khôngphải ai cũng có khoản dư thừa cho vay Do vậy, việc đi vay vốn đã trở nên rấtquan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của người dân Nhưng cho vay với sốlượng như thế nào để phù hợp với nhu cầu là rất cần thiết, bởi nó còn liên quantới khả năng thu hồi nợ Chính vì thế việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vaygiúp cho khách hàng ngoài sự tin tưởng, còn là sự đáp ứng số vốn đủ kịp thời đểthúc đẩy sản xuất

Đối với nền kinh tế:

Hoạt động cho vay của NHTM hay quỹ tín dụng nếu có hiệu quả sẽ có tácđộng tốt tới mọi lĩnh vực kinh tế- chính trị- xã hội Phát triển hoạt động cho vay

sẽ giảm bớt đáng kể các khoản bao cấp từ ngân sách, góp phần giảm thâm hụtngân sách Chính quá trình phân phối lại tiền tệ này của tín dụng ngân hàng đãgóp phần bình ổn tỷ suất lợi nhuận trọng toàn bộ nền kinh tế

Việc cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế thì khối lượng hàng hoá tăng lên,giá cả hàng hoá giảm xuống, làm tăng sức cạnh tranh của thị trường Có thể nóihoạt động cho vay luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, luôn có mốiquan hệ chặt chẽ với lưu thông tiền tệ và được coi là con đường tốt nhất để đưatiền và lưu thông Qua đó còn có thể kiểm soát lượng tiền cung ứng, đảm bảo phù

Trang 13

hợp giữa lưu thông tiền tệ và lưu thông hàng hoá, góp phần kìm chế lạm phát,tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia.

Việc cung ứng vốn đủ, kịp thời đúng đối tượng cần khiến các cá nhân,doanh nghiệp có trách nhiệm hơn trong việc kinh doanh, sử dụng vốn hiệu quả,góp phần giảm bớt tình trạng vay nặng lãi

Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay góp phần tăng hiệu quả sản xuất

xã hội, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành, vùng trong nước, ổn định

và phát triển cân đối nền kinh tế

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay

Chất lượng tín dụng được thể hiện qua 2 hệ thống chỉ tiêu: Chỉ tiêu địnhtính và chỉ tiêu định lượng

Nhóm chỉ tiêu định tính

Xét trên góc độ QTD thì chỉ tiêu này được thể hiện ở khía cạnh sau:

- Chất lượng tín dụng được thể hiện thông qua khả năng đáp ứng tốt nhucầu của khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp vốn nhanh chóng, kịpthời, an toàn, kỳ hạn và phương thức thanh toán phù hợp với chu kỳ kinh doanhcủa khách hàng

- Với những QTD có lịch sử lâu đời, cơ sở vật chất trang thiết bị tốt, đồngthời đa dang hóa hình thức huy động vốn và dịch vụ khác và không ngừng ứngdụng dịch vụ mới, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp thân thiện Có tổng nguồn vốnhuy động lớn, ổn định, có lượng khách hàng vay vốn đông chứng tỏ ngân hànghay quỹ tín dụng có uy tín

- Chỉ tiêu định tính được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của nền kinh tếquốc dân, các dự vay vốn sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao Không nhữngthế chất lượng cho vay còn thể hiện ở tình trạng xóa đói giảm nghèo, sự lànhmạnh của nền kin tế, sự an toàn của hệ thống quỹ tín dụng

- Ngoài ra chất lượng tín dụng còn được thể hiện thông qua tình hình hoạtđộng kinh doanh của quỹ tín dụng, khả năng khai thác khách hàng tiềm năng trênđịa bàn

Trang 14

được thực trạng chất lượng hoạt động cho vay của quỹ tín dụng Xét trên góc độquỹ tín dụng các chỉ tiêu định lượng được sử dụng:

+ Doanh số cho vay

Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền mà quỹ tín dụng cho kháchhàng vay thực tế trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết giá trị khoản vay trong năm, thểhiện khả năng cho vay trong năm nhiều hay ít Qua đó đánh giá được uy tín chấtlượng của quỹ tín dụng

+ Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ là tổng khoản thu nợ phát sinh trong kỳ Chỉ tiêu nàyphản ánh tình hình thu nợ của quỹ tín dụng, thông qua đó đánh giá việc thẩmđịnh dự án đã đúng và hợp lý chưa, công tác thu nợ của quỹ có sát sao các khoản

nợ hay không

+ Dư nợ

= +

-Dư nợ cho vay là số tiền hiện đang cho khách hàng vay tính đến thời điểm

cụ thể Đây là chỉ tiêu tích lũy theo thời gian Vì vậy dư nợ càng lớn và dư nợ kỳsau tăng hơn kỳ trước là chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng thị phần cho vaycàng cao, chứng tỏ đội ngũ cán bộ tốt, sản phẩm dịch vụ đa dạng phong phú Chỉtiêu này thấp chứng tỏ quỹ tín dụng hoạt động kém, khả năng tiếp thị mở rộng thịtrường còn hạn chế

+ Sự cân đối giữa nguồn vốn huy động và dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ của nguồn vốn huy động với dư nợ;nguồn vốn huy động có đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn trong hoạt động chovay Nếu nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ thì quỹ phải xử lý như thế nào,

sử dụng bao nhiêu để cho vay và phải làm thế nào đủ vốn đáp ứng nhu cầu vay

Sự giải quyết này có hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cho vay củaquỹ

Dư nợ kỳ

này

Dư nợ kỳ trước

Doanh số cho vay trong kỳ

Doang số thu

nợ trong kỳ

Trang 15

+ Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng = Tổng doanh số thu nợ / dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong thời gian ngắn nhất vốn tín dụng quay đượcbao nhiêu vòng Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, vì nó phản ánh tốc độ luânchuyển vốn nhanh

+ Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = dự nợ quá hạn / tổng dư nợ cho vay

Thể hiện tỷ lệ nợ không thanh toán đúng hạn trên tổng dư nơ Chỉ tiêu nợquá hạn và tỷ lện nợ quá hạn không trực tiếp phản ánh việc mở rộng cho vay củaquỹ nhưng là chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá chất lượng mở rộng hoạt động chovay Hoạt động cho vay của quỹ phải đảm bảo an toàn và hiệu quả Tuy quỹ tíndụng xác định mục tiêu hoạt động của mình là mở rộng cho vay nhưng cũngkhông vì thế mà tiến hành mở rộng cho vay bẳng mọi giá, không thể chấp nhận

nợ quá hạn quá cao

Tỷ lệ nợ quá hạn đạt < 5% được coi là chất lượng tín dụng tốt ngược lạivượt quá 5% thì có dấu hiệu xấu, hoạt động cho vay của quỹ không an toàn, rủi

ro cao

+ Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = nợ xấu / tổng dư nợ cho vay

Thể hiện tỷ lệ nợ khó đòi trền tổng dư nợ tỷ lệ này càng cao thì tín dụngđạt hiệu quả thấp Tỷ lệ nợ xấu còn ảnh hưởng tới lợi nhuận của quỹ và nếu cónhiều nợ xấu sẽ có thể làm quỹ phá sản Các tổ chức tín dụng hay quỹ hết sứchạn chế con số này bởi nó làm ảnh hưởng tới chất lượng cho vay

+ Thu từ lãi cho vay/ tổng doanh thu

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời của quỹ do hoạt động cho vaymang lại Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động cho vay của quỹ tín

dụng

Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng là góp phần vàoviệc giảm thiểu rủi ro và góp phần đảm bảo an toàn tiền vay Để nâng cao chấtlượng hoạt động cho vay cần phải tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượngcho vay

1.2.4.1 Nhân tố chủ quan

- Thẩm định dự án

Trang 16

Thẩm định là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ thuật tính toán tốt.Nếu việc thẩm định không được tiến hành chặt chẽ thì khả năng xảy ra rủi ro đốivới quỹ là rất lớn và khoản cho vay chắc chắn có hiệu quả không cao

- Khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng

Hoạt động cho vay là một trong nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi cán bộ tín dụngphải nắm được đặc thù của mỗi ngành sản xuất kinh doanh Không những thế cán

bộ tín dụng phải am hiểu về pháp luật, thường xuyên nắm bắt thông tin thịtrường Để từ đó giúp cho công tác thẩm định dự án một cách tốt nhất, loại bỏđược khách hàng không tốt

- Chính sách cho vay của quỹ tín dụng

Đối với mỗi quỹ tín dụng thì trong mỗi giai đoạn có những chính sách pháttriển riêng phù hợp với quy định Chính sách tín dụng của quỹ tín dụng ảnhhưởng trực tiếp đến số lượng các khoản vay, quy mô từng khoản vay, các khoảnđảm bảo và nhiều yếu tố khác Chính sách tín dụng phụ thuộc khá nhiều vàochính sách chính phủ và cơ quan quản lý

- Chính sách lãi suất

Quỹ tín dụng cũng như NHTM là định chế tài chính trung gian thực hiện đivay để cho vay với lãi suất cao hơn Do đó, phải có lãi suất phù hợp làm cơ sởcho quỹ tín dụng nâng cao chất lượng tín dụng Bởi lãi suất huy động và lãi suấtcho vay không phải chỉ để bảo vệ lợi ích cho khách hàng,an toàn, bù đắp chi phí,mang lại lợi nhuận cho quỹ mà lãi suất đưa ra còn phụ thuộc vào mức lãi suất sànnhà nước quy định Và mức lãi suất sàn này sẽ thay đổi theo cung cầu thị trường

- Khả năng về nguồn vốn của quỹ tín dụng

Muốn cho vay thì cần phải có vốn Vốn chính là yếu tố quan trọng trong hoạtđộng của quỹ tín dụng nhưng cứ di vay cấp trên với lãi suất cao để cho vay thihiệu quả tín dụng không cao Do đó việc huy động vốn từ dân cư hay tổ chứckinh tế là một vấn đề quan trọng Đây là nguồn vốn rẻ, ổn định và vốn này sẽ quiđịnh hiệu quả tín dụng

1.2.4.2 Nhân tố khách quan

Nhân tố từ phía khách hàng

Khách hàng đến vay vốn đều phải tính đến hiệu quả sử dụng vốn vay Nếu

họ thực hiện có hiệu quả dự án và có lợi nhuận thì có thể làm tăng hiệu quảkhoản vay Tuy nhiên trong giai đoạn hoạt động kinh doanh đã mắc phải nhữngsai sót dẫn đến thiệt hại cho bản thân họ và thiệt hại tới quỹ tín dụng Quỹ tín

Trang 17

dụng chỉ có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách thẩm định chặt chẽ dự án, quản lý sátsao việc thực hiện, nắm bắt kịp thời các thông tin để đưa ra những quyết địnhchính xác.

Nhân tố từ phía môi trường

Cho dù quỹ tín dụng thực hiện tốt các yêu cầu khi cung cấp và khách hàng

có đủ khả năng về đạo đức và dự án vay vốn thì khoản vay này cũng có thể cóhiệu quả thấp Đó là do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường một trong số đó là;

- Môi trường kinh tế

Sự biến động bất thường của nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làmhiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng và khách hàng biến động theo chiều hướngtương tự Nền kinh tế có thể bị ảnh hưởng của khủng hoảng nền kinh tế thế giới,hay gặp khó khăn do phải thiên tai gây ra Làm cho suy thoái kinh tế, biến động

tỷ giá, lạm phát tăng cao…

- Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý lỏng lẻo,không chặt chẽ, nhiều khe hở và bất cập sẽ tạo

cơ hội cho những khách hàng có đạo đức không tốt lừa đảo Quỹ tín dụng, và làmcho khách hàng trung thực e dè không dám mạnh dạn đầu tư phát triển do đó làmgiảm hiệu quả tín dụng

- Môi trường chính trị xã hội

Sự ổn định của môi trường chính trị xã hội trong và ngoài nước là một căn cứquan trọng để quỹ tín dụng cũng như khách hàng đưa ra các quyết định pháttriển Nếu môi trường này ổn định thì khách hàng yên tâm thực hiện mở rộng đầu

tư và khi đó nhu cầu về vốn cũng tăng lên, hiệu quả đầu tư cũng tăng Ngược lại,nếu môi trường bất ổn định thì các nhà đầu tư sẽ không dám mạo hiểm vay vốnđầu tư, hiệu quả đầu tư trước đó giảm dẫn đến hiệu quả tín dụng thấp

- Sự quản lý vĩ mô của các cơ quan nhà nước

Thể hiện ở sự ổn định và hợp lý, phù hợp của đường lối, chính sách các quyđịnh thể lệ của nhà nước và các cơ quan chứng năng sẽ tạo thành hành lang pháp

lý thuận lợi cho hoạt động của nhà nước cũng như khách hàng đó là điểu kiện đểQuỹ tín dụng nghiên cứu hoạt động tín dụng

- Sự không theo kịp đà phát triển của xã hội cũng làm ảnh hưởng tới hiệuquả tín dụng, như những bất cập trong trình độ chuyên môn và công nghệ

Như vậy, hiệu quả tín dụng của quỹ tín dụng phụ thuộc rất nhiều yếu tố

Có những yếu tố do bản thân quỹ tín dụng, cũng có nhân tố thuộc về phía khách

Trang 18

hàng và môi truờng nằm ngoài sự kiểm soát của cả hai bên Việc nghiên cứu nắm

rõ vai trò và cơ chế tác động của từng nhân tố sẽ giúp Quỹ tín dụng co biện phápthích hợp để nghiên cứu hoạt động cho vay

Trang 19

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ TÍN

DỤNG NHÂN DÂN CỘNG HÒA 2.1 Khái quát về quỹ tín dụng nhân dân Cộng Hòa

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của QTDND Cộng Hòa

2.1.1.1 Lịch sử hình thành quỹ tín dụng Cộng Hoà

Như chúng ta đã biết hệ thống QTDND được thành lập vào ngày 27/03/1993theo quyết định số 390/TTG của Thủ tướng chính Phủ với mục tiêu hình thànhmột hệ thống tín dụng nông thôn đủ mạnh để cung cấp các dịch vụ ngân hàngtrên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tự quản lý, tự chịu trách nhiệm Đồng thời,QTDND còn có nhiệm vụ quan trọng trong việc huy động và đáp ứng nhu cầuvốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng trong lĩnh vực nôngnghiệp và nông thôn

Nhận thức được vai trò, nhiệm vụ, tác dụng của QTDND trong sự phát triểnchung của nền kinh tế đất nước, QTDND Cộng Hòa được thành lập theo quyếtđịnh số 037NQ/QĐ ngày 17/7/1994 của Giám đốc NHNN tỉnh Hải Dương vàkhai trương hoạt động ngày 15/8/1995 Sau 15 năm hoạt động và phát triểnQTDND Cộng Hòa luôn là bạn đồng hành của nhân dân xã Cộng Hòa trên conđường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần đắc lựcvào việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương

Tên đầy đủ: Quỹ tín dụng nhân dân Cộng Hòa

Trụ sở làm việc: QL 5A- Lai Khê- Cộng Hòa- Kim Thành- Hải Dương

Giám đốc điều hành: Nguyễn Đức Dinh

Quỹ tín dụng có pháp nhân, có vốn điều lệ và có bảng tổng kết tài sản, có condấu riêng, hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm trước thành viên vàpháp luật về hoạt động của mình

Trang 20

Nội dụng hoạt động:

Huy động tiền gửi nhàn rỗi của các thành viên và cá nhân trên địa bàn

Cho vay ngắn hạn và trung hạn phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp,kinh doanh cá thể, tiêu dùng trên địa bàn xã Cộng Hòa

Bảo toàn và phát triển vốn huy động của quỹ tín dụng

Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của nhà nước giao

Chịu trách nhiệm hoàn trả tiền gửi, tiền vay và các khoản nợ khác đúng kỳhạn Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ khác bằng toàn bộ vốn

và tài sản thuộc quyền sở hữu của quỹ tín dụng

Nộp thuế theo pháp luật

Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật và điều lệ của hiệphội liên minh quỹ tín dụng nhân dân

Chăm lo giáo dục- đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công nhânviên

Cung cấp thông tin đển mọi thành viên tích cực tham gia xây dựng và quản lýquỹ tín dụng

Đảm bảo quyền lợi các thành viên và thực hiện cam kết kinh tế đối với cácthành viên

Thực hiện hợp đồng lao động, tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người laođộng

Trang 21

+ Cho vay vốn để sản xuất kinh doanh

+ Cho vay lưu vụ

+ Cho vay thực hiện nhu cầu phục vụ đời sống

+ Cho vay tiêu dung

2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức hoạt động của Quỹ gồm:

Hội đồng quản trị gồm: - Chủ tịch hội đồng quản trị

- Giám đốc

- Ủy viên HĐQT

Ban kiểm soát gồm: - Kiểm soát trưởng

- Ủy viên BKSBan điều hành: - Kế toán trưởng

- Cán bộ thẩm định

- Thủ quỹ

Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức tại quỹ tín dụng

ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

Trang 22

- Đại hôị thành viên mỗi năm họp một lần vào ngày cuối năm để tổng kếthoạt động trong năm và bầu ra hội đồng quản trị và giám đốc … cho nhiệm kỳvào năm hoạt động tiếp theo

- Hội đồng quản trị tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên,quyết định những vấn đề về tổ chức hoạt động của quỹ HĐQT chịu trách nhiệm

về các quyết định ( bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh, số lượng lao động, cơcấu tổ chức và các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn…) của mình trước HĐTV vàtrước pháp luật

+ Chủ tịch hội đồng quản trị: là người đại diện cho quỹ trước pháp luật.Chủ tịch hội đồng quản trị đồng thời là người tổ chức thực hiện nhiệm vụ của hộiđồng quản trị quy định, triệu tập và chủ trì các phiên họp của HĐQT, phân công

và theo dõi các thành viên thực hiện nghị quyết Đại hội thành viên và quyết địnhcủa HĐQT Đồng thời đôn đốc giám sát việc điều hành của giảm đốc diều hành.+ Giám đốc: do HĐQT bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước HĐQTđiều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao Chịutrách nhiệm điều hành mọi hoạt động của quỹ theo đúng pháp luật, điều lệ vànghị quyết ĐHTV và nghị quyết hội đông quản trị Giám đốc ký các báo cáo vănbản, hợp đồng chứng từ, trình hội đồng quản trị các báo cáo về tình hình kết quảhoạt động của Quỹ Đồng thời chuẩn bị các báo cáo hoạt động, báo cáo quyếttoán, dự kiến phân phối lợi nhuận, phương án xử lý lỗ, phương án xử lý rủi ro vàxây dựng phương hướng hoạt động sắp tới để HĐQT xem xét và trình ĐHTV

- Ban kiểm soát thực hiện kiểm soát thường xuyên các hoạt động của quỹ vềmọi mặt theo 10 nội dụng kiểm soát như: kiểm soát chứng từ kế toán, hồ sơ tíndụng, chấp hành chế độ tài chính, chấp hành pháp luật, các chính sách và lãi suất,việc ra các chỉ thị nghị quyết có đúng dắn hay không, chế độ báo cáo thống kê…Hàng quý, ban kiểm soát xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm soát nội bộ, tổnghợp để báo cáo, đánh giá công tác kiểm soát trong quý về những ưu, nhược điểmtrong công tác quản trị điều hành

+ Kiểm soát trưởng: là người đứng đầu trong ban kiểm soát, đánh giá mọihoạt động của quỹ theo pháp luật và điều lệ

+ Ủy viên ban kiểm soát: là người kiểm soát các hoạt động của công nhânviên trong quỹ một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống để báo cáo lênkiểm soát trưởng, giúp kiểm soát trưởng có thể nắm giữ mọi hoạt động một cách

Trang 23

tổng quát Đồng thời kiểm soát viên phải chịu mọi trách nhiệm trước báo cáo củamình.

- Ban điền hành được họp mỗi tháng một lần để triển khai và đánh giá kếtquả hoạt động kinh doanh trong tháng về khả năng huy động vốn, vay vốn, dư nợcho vay, nợ quá hạn, tình hình thu chi tài chính, những khó khăn thuận lợi trongviệc thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị trong tháng, đồng thời xây dựngchương trình hoạt động kinh doanh trong tháng tới

+ Kế toán trưởng: là người giúp giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện côngtác kế toán, chịu trách nhiệm và quản lý tài chính, giám sát thực hiện chế độ tiềnlương, tiền thưởng của công nhân viên trong quỹ, giám sát nguồn tiền ra, vàocủa quỹ; mở sổ theo dõi việc sử dụng nguồn vốn của quỹ Tổ chức lập chứng từ,báo cáo theo nghị quyết của NHNN, phân tích thu chi lỗ lãi Đề xuất các biệnpháp hạch toán và giám sát xây dựng chế độ quản lý kịp thời Chịu trách nhiệmtrước giám đốc về kết quả tài chính, ký chứng từ hạch toán từng hạng mục; chịutrách nhiệm trước pháp luật về công tác hạch toán, kế toán do nhà nước quy định.+ Cán bộ thẩm định: tiếp xúc với khách hàng để huy động vốn, cho vay sảnxuất kinh doanh một cách có hiệu quả

+ Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý tiền tại quỹ, tình hình thu chi tồn quỹ Đảmbảo thu đúng thu đủ, chi đúng theo lệnh chi và kiểm soát tiền mặt Có tráchnhiệm thu tiền mặt hàng ngày tại quỹ, lập sổ nhật ký quỹ riêng, cuối ngày kiêmtra cộng sổ đối chiếu với bộ phận kế toán nhằm phát hiện sai sót kịp thời để sửachữa

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh QTDND Cộng Hòa năm 2008-2010

Trước hạn chế về phạm vi hoạt động cùng với những biến động trên thịtrường tiền tệ, sự điều hành chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khóa củaNHNN lúc thắt chặt, lúc nới lỏng trong những năm qua Là một quỹ tín dụng cơ

sở hoạt động chủ yếu trên địa bàn xã không thể tránh khỏi những thiếu sót trongviệc vừa thực hiện quy định của nhà nước và đảm bảo hoạt động kinh doanh củaquỹ Song với sự quyết tâm của cán bộ thành viên trong quỹ, QTD Cộng Hòa đãđạt được kêt quả tốt trong thời gian qua

2.1.2.1 Tình hình nguồn vốn của QTD

Trong những năm qua trước diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới, khókhăn nội tại của kinh tế Việt Nam, biến động thị trường hoạt động ngân hàng nói

Trang 24

chung Quỹ tín dụng nói riêng đã gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn

để đảm bảo kinh doanh

Cơ cấu nguồn vốn trong những năm qua:

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn của QTD qua các năm

( Nguồn: Bảng cân đối tài khoản kế toán năm 2008-2010)

Qua bảng 2.1 cho ta cái nhìn tổng thể về tổng nguồn vốn của quỹ trongthời gian qua Nhìn chung trong những năm qua tình hình nguồn vốn của quỹ có

sự tăng lên rõ rệt Riêng năm 2009 vốn huy động tăng cao do Quỹ đã xử lý đượcmón vay của ông Lê ( nguyên giám đốc cũ của QTD) Cũng như năm này mứcvay QTD TW tăng cao so với năm 2008 là do năm 2009 chịu ảnh hưởng của biếnđộng thị trường, giá cả tăng cao tiếp đó là dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt.Khó khăn tiếp khó khăn nhu cầu về vốn để khắc phục khó khăn đã tăng Do vậy,Quỹ đã phải huy động nhiều vốn để đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho hộ sản xuấtkinh doanh

Trong tổng nguồn vốn của Quỹ thì nguồn vốn huy động là nguồn vốnchiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn kinh doanh của quỹ cũng chính lànguồn vốn kinh doanh chủ yếu, tiếp sau là nguốn vốn vay các tổ chức tín dụng

a Nguồn vốn huy động

QTD huy động vốn từ tiền nhàn rỗi của dân cư trên địa bàn xã và các xãlân cận chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn là không đáng kể.Tuy phải cạnh tranh với NHNN & PTNT chi nhánh Lai khê trên địa bàn, nhưng

Trang 25

với sự chủ trương của ban lãnh đạo cùng uy tín tạo lập, chính sách lãi suất phù

hợp hoạt động huy động đã đạt kết quả như sau:

Bảng 2.2 Cơ cấu vốn huy động của QTD từ tiền gửi dân cư các năm qua:

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền Tỷ lệ

Số tiền Tỷ lệ

Tổng vốn

huy động 5.568,3 100% 7.147 100% 9.268 100% 1578.7 28.35% 2121 29.68%1.Tiền gửi CKH 5.568 99.95% 7.147 100% 9.268 100% 1579 28.36% 2121 29.68

1.1 Tiền Gửi

dưới 12 tháng 4.683 84.11% 5.590 78.21% 8.119 87.60% 907 19.37% 2529 45.24% 1.2 Tiền Gửi

2.Tiền gửi tiết

kiệm KKH 0.3 0.05% 0 0 -0.3

( Nguồn: Bảng cân đối tài khoản kế toán 2008-2010)

Qua bảng 2.2 Ngốn vốn huy động từ tiền gửi dân cư tại QTD Cộng Hòa2008-2010 ta thấy Những năm qua kết quả huy động vốn của QTD đã đạt kết

quả đáng khích lệ, có chiều hướng tăng dần qua các năm Tổng nguồn vốn huy

động qua các năm tăng cao, nếu như năm 2008 tổng nguồn vốn huy động đạt

5568.3 triệu đồng, bước sang năm 2009 đạt 7147 triệu đồng tăng so với 2008 là

1578.7 triệu đồng với tỷ lệ tăng 28.35%, đạt kết quả này là do năm 2008 chịu ảnh

hưởng chung của khủng hoảng tài chính thế giới, mức lãi suất thường xuyên thay

đổi, lạm phát tăng cao, cùng với đó hàng loạt ngân hành cạnh tranh nhau về lãi

suất nhằm thu hút vốn Sang năm 2009, với chính sách kích cầu của chính phủ đã

làm giảm thiểu lạm phát, nền kinh tế phục hồi dần nên nguồn vốn huy động đã

tăng lên Năm 2010 là năm nền kinh tế phục hồi và đi vào ổn định, với các chính

sách hỗ trợ nhà nước con số này tăng cao đạt 9268 triệu đồng tăng so với 2009 là

2121 triệu đồng với tỷ lệ tăng 29.68%

Trang 26

Trong cơ cấu vốn huy động, mức độ tăng chủ yếu ở khoản tiền gửi có kỳhạn dưới 12 tháng: năm 2008 là 4683 triệu đồng chiếm tỷ trọng 84.11% tổng sốvốn huy động, năm 2009 đạt 5590 triệu đồng tăng 907 triệu đồng tỷ lệ tăng19.37%, đến năm 2010 đạt con số cao 8119 triệu đồng chiếm tỷ trọng 87.60%trong tổng nguồn vốn tăng 2529 triệu đồng với tỷ lệ tăng 45.24% Còn khoảntiền gửi trên 12 tháng có xu hướng tăng nhưng tăng nhẹ và có xu thế giảm, nhưnăm 2010 giảm so với 2009 số tiền 408 triêu đồng với tỷ lệ giảm 26.20%

Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là do đa số đây là khoản tiền nhàn rỗitrong dân cư, họ gửi chủ yếu để hưởng lãi Hơn nữa, trong những năm qua lãisuất luôn biến động, nhu cầu cần vốn của các tổ chức tín dụng cũng như quỹ tăngnên lãi suất kỳ hạn ngắn thường cao hơn với kỳ hạn dài Mặt khác, thời gian qua

uy tín, nghiệp vụ của QTD tăng, chính sách lãi suất phù hợp đảm bảo sức cạnhtrạnh với NHTM cùng địa bàn, đã làm tăng niềm tin nhân dân đối với quỹ và đãkhai thác được tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong khu vực Điều này chứng tỏ QTDCộng Hòa ngày càng lớn mạnh mở rộng phạm vị huy động tăng độ tín nhiệmtrong lòng dân Nhưng bên cạnh đó QTD cần có chính sách tốt hơn để huy độngđược lượng tiền gửi dài hạn để có nguồn vốn ổn định đảm bảo nguồn vốn kinhdoanh hay chính là đảm bảo đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng trong nhândân

Nếu như nguồn vốn huy động được mở rộng trong giai đoạn 2008-2010 làcon số tốt, có tốc độ tăng đều thể hiện được uy tín của Quỹ trong thời gian qua.Thì đến năm 2011, một lần nữa kết quả huy động vốn trong quý I đã khẳng địnhthêm vị thế của Quỹ trên địa bàn Với tổng số tiền gửi tính đến 31/03/2011 là

10269 triệu đồng tăng 23.12% so với cùng kỳ năm 2010, tổng số người gửi tạiquỹ là 379 sổ

b Nguồn vốn đi vay

Những năm qua Quỹ đã huy động được một lượng vốn từ dân cư đủ lớn

để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh Tuy nhiên, trong thời kỳ CNH, HĐH đấtnước nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm cải thiện đời sống.Hơn nữa, xã Cộng Hòa là một trong xã phát triển kinh doanh buôn bán nhỏ, vìvậy nhu cầu vốn của người dân ngày càng cao Chính vì vậy, để đảm bảo thựchiện hoạt động tín dụng liên tục lâu dài ngoài việc huy động từ dân cư, QTD còntiến hành vay Quỹ tín dụng trung ương

Tình hình vay quỹ tín dụng trung ương qua các năm như sau:

Ngày đăng: 04/11/2014, 10:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức tại quỹ tín dụng - giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân cộng hòa- hải dương
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức tại quỹ tín dụng (Trang 20)
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn của QTD qua các năm - giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân cộng hòa- hải dương
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn của QTD qua các năm (Trang 23)
Bảng 2.2 Cơ cấu vốn huy động của QTD từ tiền gửi dân cư các năm qua: - giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân cộng hòa- hải dương
Bảng 2.2 Cơ cấu vốn huy động của QTD từ tiền gửi dân cư các năm qua: (Trang 24)
Bảng 2.3 Nguồn vốn vay QTD TW - giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân cộng hòa- hải dương
Bảng 2.3 Nguồn vốn vay QTD TW (Trang 26)
Bảng 2.4 Hoạt động cho vay tại Quỹ qua các năm - giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân cộng hòa- hải dương
Bảng 2.4 Hoạt động cho vay tại Quỹ qua các năm (Trang 28)
Bảng 2.5 Kết quả thu chi qua các năm - giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân cộng hòa- hải dương
Bảng 2.5 Kết quả thu chi qua các năm (Trang 29)
Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ của QTD Cộng Hoà qua các năm - giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân cộng hòa- hải dương
Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ của QTD Cộng Hoà qua các năm (Trang 32)
Bảng 2.7  Mối tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn - giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân cộng hòa- hải dương
Bảng 2.7 Mối tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn (Trang 35)
Bảng 2.8  Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ - giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân cộng hòa- hải dương
Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ (Trang 36)
Bảng 2.9 Thu nhập từ hoạt động cho vay - giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân cộng hòa- hải dương
Bảng 2.9 Thu nhập từ hoạt động cho vay (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w